Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng trong nước mặt quanh thị xã phúc yên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 73 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước có vai trò vô cùng quý giá đối với con người cũng như bất cứ
sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng
không phải vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi
trường vừa là nguyên liệu cho các quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
và dịch vụ… Nhưng hiện nay nguồn nước này
đang
bị ô nhiễm trầm trọng do
nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt
động
sản xuất và ý thức
của con
ng
ườ
i.
Ô nhiễm môi trường nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con
người. Thực tế, con người trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa và tăng
dân số quá nhanh đã làm cho môi trường nước ngày càng ô nhiễm trầm trọng
hơn, không chỉ ở những thành phố lớn mà cả ở những vùng nông thôn đang
phát triển.
Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang từng ngày thay da đổi thịt
với hàng loạt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị được xây
dựng giữa các trục đường nhựa, đường bêtông rộng lớn, hiện đại.
Trên trục đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận thị xã hầu như lúc nào
cũng tấp nập các xe tải hạng nặng qua lại, chuyên chở những sản phẩm công
nghiệp có giá trị lớn như ôtô, xe máy, linh kiện của nhà máy Toyota, Honda
từ Phúc Yên để đưa về các tỉnh, thành phố khác tiêu thụ.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng,
không chỉ ô nhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về tài nguyên đất, tài


nguyên nước và hậu quả mà chúng mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi
mặt đối với cuộc sống con người
1
Trong những năm gần đây, các khu công nghiệp, các nhà máy lớn trên
địa bàn Thị xã Phúc Yên như nhà máy Toyota, Honda, nhà máy Viglacera ….
càng đuợc quan tâm và ưu tiên phát triển, đi cùng với sự phát triển đó là tình
trạng ô nhiễm môi trường quanh khu vực sản xuất sinh hoạt của người dân,
đặc là môi trường nước.
Việc môi trường nước bị ô nhiễm các kim loại nặng như Cu, Cd, Pb,
Mn ,… cũng đã tác động không nhỏ tới sức khỏe con người: tăng nguy cơ gây
ung thư, rối loạn trao đổi chất và suy giảm sức khỏe.
Vì vậy, việc phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm các kim loại nặng
trong môi trường nước để đề ra biện pháp hạn chế ô nhiễm là rất cần thiết. Có
rất nhiều phương pháp xác định hàm lượng các kim loại nặng như phương
pháp phổ hấp thụ nguyên tử, phương pháp trắc quang, phương pháp cực phổ,
phương pháp điện phân, phương pháp sắc kí. Trong đó, phương pháp phổ hấp
thụ nguyên tử là một phương pháp hiện đại, có độ chính xác cao, độ nhạy và
độ chọn lọc cao, thích hợp để xác định vi lượng các nguyên tố.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài:
“Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng trong nước mặt quanh thị
xã Phúc Yên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm xác định hàm lượng các kim loại Cu, Pb, Cd, Mn
trong nước quanh Thị xã Phúc Yên ở gần một số nhà máy như nhà máy
Toyota, Nhà máy Honda, Nhà máy gạch Viglacera Từ kết quả phân tích,
so sánh với quy chuẩn Việt Nam để đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng
trong nước, đưa ra khuyến cáo để có biện pháp xử lí nguồn gây ô nhiễm.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tham khảo điều kiện tối ưu xác định hàm lượng các kim loại Cu, Pb,
Cd, Mn bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (GF-AAS)

2
và dựng đường chuẩn để đánh giá hàm lượng các kim loại trên trong nước
mặt.
Xác định hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Mn trong nước mặt
quanh Thị xã Phúc Yên ở gần một số nhà máy như nhà máy Toyota, Nhà máy
Honda, Nhà máy gạch Viglacera thời gian từ tháng 1 năm 2015 đến tháng
5 năm 2015 nơi các nhà máy xả thải ra môi trường và đánh giá mức độ ô
nhiễm bởi các kim loại đó.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tham khảo các điều kiện thực nghiệm xác định hàm lượng các kim
loại nặng Cu, Pb, Cd, Mn bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không
ngọn lửa (GF-AAS)
- Xác định hàm lượng các kim loại nặng bằng phương pháp phổ hấp thụ
nguyên tử (AAS).
- Đánh giá sai số, độ lặp và khoảng tin cậy của phép đo.
- Sử dụng các đường chuẩn để xác định hàm lượng các kim loại nặng
như đồng, chì, cadimi, mangan, trong mẫu phân tích.
- Từ kết quả phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước ở
một số sông hồ quanh Thị xã Phúc Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử là một trong những
phương pháp hiện đại, có độ nhạy, độ chính xác cao, phù hợp với việc xác
định vi lượng các nguyên tố kim loại nặng trong nước và các đối tượng khác.
Khi sử dụng phương pháp này trong nhiều trường hợp không cần phải làm
giàu nguyên tố cần xác định trước khi phân tích nên tốn ít mẫu và thời gian.
Phương pháp này còn cho phép xác định đồng thời nhiều nguyên tố.
3
6. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý thuyết, đề tài góp phần nghiên cứu lí thuyết cho việc phân
tích xác định vi lượng các nguyên tố trong nước bằng phương pháp phổ hấp

thụ nguyên tử, một trong những phương pháp hiện đại và có độ chính xác cao.
Về mặt thực tiễn, ứng dụng quy trình phân tích đã nghiên cứu để đánh
giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong nước mặt quanh Thị xã Phúc Yên,
một vùng kinh tế và dân cư đang phát triển nhanh của cả nước. Từ đó nhận
thức cụ thể được thực trạng nước bị ô nhiễm, để đặt ra yêu cầu phải có quy
trình xử lý nước để hạn chế ô nhiễm.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. NGUỒN GỐC VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG
TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC[1,2,4,5,6]
4
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3.
Một số kim loại nặng có thể cần thiết cho sinh vật, chúng được xem là nguyên
tố vi lượng. Một số không cần thiết cho sự sống, khi đi vào cơ thể sinh vật có
thể không gây độc hại gì. Kim loại nặng gây độc hại với môi trường và cơ thể
sinh vật khi hàm lượng của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Ngoài xuất hiện trong tự nhiên dưới dạng quặng ra.Các kim loại còn xuất
hiện trong sản phẩm, chất thải của các ngành công nghiệp, sản xuất, giao
thông và đời sống. Cụ thể như:
Các kim loại nặng được thải vào không khí thông qua bụi lò của các nhà máy
luyện kim, bụi khoáng của các ngành công nghiệp xây dựng, khí thải của các
phương tiện giao thông chủ yếu chứa các hợp chất độc hại của chì, khói bụi
của các ngành công nghiệp khai khoáng…
Môi trường nhiễm độc kim loại nặng nhiều nhất phải kể đến môi trường nước,
Kim loại nặng thông qua nước thải của các nhà máy luyện kim, hóa chất,
nước thải của các quá trình mạ, rửa ngâm trong các bể chứa có đồng, nước
thải của các ngành công nghiệp khai khoáng, nước thải các quá trình lọc hóa
dầu
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào
môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý

hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động
tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích
luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ
lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi
trường liên quan khác. Ðể hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện
pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có
nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải
5
1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC NGUYÊN TỐ ĐỒNG, CHÌ,
CADIMI, MANGAN [1,19,21,22,38,43]
Đồng, chì, cadimi, mangan đều là các nguyên tố khá phổ biến trong tự
nhiên.Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chúng là các nguyên tố
thuộc nhóm IB, IVA, IIB, VIIB của các chu kì 4,6,5,4
Bảng 2.1 Tóm tắt một số đặc điểm đặc trưng của đồng, chì, cadimi,mangan
Đặc điểm Cu Pb Cd Mn
Số thứ tự 29 82 48 25
Khối lượng
nguyên tử
63.546 207,200 112,411 54,938
Cấu hình
electron
[Ar]
3d
10
4s
1
[Xe]
4f
14
5d

10
6s
2
6p
2
[Kr]
4d
10
4s
2
[Ar]
3d
5
4s
2
Bán kính
nguyên tử
1,28A
0
1,75 A
0
1,56 A
0
1,30 A
0
Khối lượng
riêng (g/cm
3
)
8,94 11,34 8,63 7,4

Nhiệt độ nóng
chảy (
0
C)
1083 327 321 1244
Nhiệt độ sôi(
0
C) 2543 1737 767 1244
Trong tự nhiên chúng tồn tại chủ yếu dưới dạng quặng
Đồng là một nguyên tố khá phổ biến trong tự nhiên (khoảng 2% khối
lượng vỏ trái đất), tồn tại cả hai dạng đơn chất và hợp chất, nhưng chủ yếu là
dạng hợp chất. Các hợp chất chứa đồng là quặng cancosin (Cu
2
S), cancopirit
(CuFeS
2
), malachit (Cu(OH)
2
CO
3
)…Đồng có 11 đồng vị
58
Cu đến
68
Cu, chủ
yếu là hai đồng vị thiên nhiên
63
Cu (69,1%) và
65
Cu (30,9%).

Chì là một nguyên tố khá phổ biến nhưng không phổ biến bằng đồng.
Trong tự nhiên, chì có tồn tại ở dạng kim loại nhưng ít gặp, thường tìm thấy
chì ở dạng quặng cùng với kẽm, bạc và phổ biến nhất là đồng. Khoáng chì
6
chủ yếu nhất là galena PbS (trong đó chiếm 86.6% về khối lượng), ngoài ra
còn có các quặng khác như cerrusslite (PbCO
3
), anglesite (PbSO
4
).
Chì có bốn đồng vị bền là
202
Pb,
204
Pb,
207
Pb và
208
Pb. Chì là sản phẩm
cuối cùng của quá trình phân rã phóng xạ của các nguyên tố nặng hơn như
thori và urani.
Cadimi là một kim loại khá hiếm trong tự nhiên, không tồn tại ở dạng
đơn chất mà trong các loại quặng. Quặng chứa cadimi là quặng Greenockit
(CdS). Cadimi thường tồn tại trong quặng kẽm, được sản xuất từ phụ phẩm
của quá trình khai thác, nấu chảy, tinh luyện quặng sunfua kẽm. Đây là một
kim loại chuyển tiếp có 6 đồng vị trong tự nhiên, nhưng có hai đồng vị phổ
biến nhất là
112
Cd (24,07%) và
114

Cd (28,86%).
Mangan chiếm khoảng 1000 ppm (0,1%) trong vỏ Trái Đất, đứng hàng
thứ 12 về mức độ phổ biến của các nguyên tố. Đất chứa 7–9000 ppm mangan
với hàm lượng trung bình 440 ppm. Nước biển chỉ chứa 10 ppm mangan và
trong khí quyển là 0,01 µg/m
3
.[43]
Mangan có mặt chủ yếu trong pyrolusit (MnO
2
), braunit,(Mn
2+
Mn
3+
6
)(SiO
12
),
psilomelan(Ba,H
2
O)
2
Mn
5
O
10
,và ít hơn trong rhodochrosit (MnCO
3
).Quặng mangan
quan trọng nhất là pyrolusit (MnO
2

). Các quặng quan trọng khác thường có sự phân
bố liên quan đến các quặng sắt. Các nguồn trên đất liền lớn nhưng phân bố không
đồng đều. [43]
Mangan là kim loại trắng xám giống sắt, nó là kim loại cứng, rất giòn khó
nóng chảy, dễ bị oxi hoá bởi các tác nhân oxi hoá như phi kim, nước, axit,
không khí ẩm….Mn là kim loại chỉ có từ tính sau khi qua xử lý đặc biệt,
manganvà các ion phổ biển của nó có tính chất thuận từ.
1.3 ỨNG DỤNG CỦA ĐỒNG, CHÌ, CACDIMI, MANGAN
7
1.3.1 Ứng dụng của đồng
Ở dạng đơn chất, đồng kim loại dạng tấm có màu đỏ đặc trưng ,dạng
vụn có màu đỏ gạch. Đồng có nhiệt độ nóng chảy 1083
0
C, nhiệt độ sôi
2543
0
C, độ cứng là 3, khối lượng riêng 8,94g/cm
3
, độ dẫn điện 5,7. Do có
những tính chất trên nên đồng là kim loại dẻo, dai, dễ kéo sợi và dễ dát mỏng,
dẫn điện tốt,vì vậy nó được sử dụng rộng dãi trong sản xuất các sản
phẩm:Dây điện, đúc tượng,que hàn đồng, tay nắm của các đồ vật khác trong
xây dựng nhà cửa, cuộn từ nam châm điện, đặc biệt là động cơ điện….
Đồng là kim loại quan trọng trong công nghiệp và kĩ thuật. Hơn 50% lượng
đồng khai thác hàng năm được dùng làm dây dẫn điện, 30% chế tạo các hợp
kim.Các hợp kim của đồng có ứng dụng rộng rãi. Hợp kim với cadimi làm
tăng độ bền, không làm giảm độ dẫn điện nên làm dây dẫn điện tốt. Hợp kim
với Sn, Al, Pb, Be (bronzo) có độ bền cơ học cao, tính đàn hồi tốt dùng chế
tạo các chi tiết động cơ máy bay, tàu thủy, lò xo cao cấp…[2,10,14]
1.3.2 Ứng dụng của chì

Ứng dụng lớn nhất của chì là dùng trong công nghiệp sản xuất acquy,
ngoài ra chì còn dùng để chế tạo que hàn, trang trí, pha trộn men gốm sứ,
muối của chì được dùng tạo chất nhuộm trắng trong sơn, chì dùng làm chất ổn
định trong nhựa PVC, làm tấm ngăn chống phóng xạ hạt nhân [21]
Trong công nghiệp kỹ thuật điện, chì được sử dụng làm vỏ bọc dây cáp
rất bền chặt và dẻo dai.Một lượng chì khá lớn được dùng để làm que hàn, để
bảo vệ thiết bị khỏi sự ăn mòn, các nhà máy hóa chất và các xí nghiệp luyện
kim màu người ta mạ chì (một lớp rất mỏng) lên mặt các buồng và tháp để
sản xuất axit sunfuric, các ống dẫn, các bể tẩy rửa và các bể điện phân.Trong
8
nhiều máy móc và hợp kim có thể gặp các để làm bi gồm chì và các nguyên tố
khác
Trước kia chì được sử dụng để làm các đoạn ống và các chi tiết khác
của đường ống dẫn nước. Người HiLạp cổ sử dụng chì để bọc tàu thuyền, để
bảo vệ đáy thuyền và các đinh thuyền bằng sắt khỏi bị han gỉ [38].
Trong xăng dầu, để giảm khả năng cháy nổ chì được thêm vào dưới
dạng tetraankyl như Pb(C
2
H
5
)
4,
Pb(CH
3
)
4
cùng với 1,1-đibroetan hoặc 1,2
đicloetan [13].
1.3.3 Ứng dụng của cadimi
Khoảng 3/4 cadimi sản xuất ra được sử dụng trong các loại pin (đặc

biệt là pin Ni-Cd) và phần lớn trong 1/4 còn lại sử dụng chủ yếu trong
các chất màu, lớp sơn phủ, các tấm mạ kim và làm chất ổn định cho plastic.
Ngoài ra một lượng lớn Cd trên thế giới được dùng để mạ thép vì độ
bền đẹp hơn mạ kẽm.
113
Cd có khả năng bắt notron tốt nên dùng làm thanh
điều chỉnh notron trong lò phản ứng nguyên tử. Cadimi dùng chế tạo các tế
bào quang điện nhạy với tia tử ngoại, vì thế nó được dùng trong các thiết bị
đo điện(pin chuẩn Weston).Cd còn dùng làm xúc tác cho các phản ứng hữu
cơ. CdSO
4
dùng làm thuốc diệt nấm….
1.3.4 Ứng dụng của Mn
Mangan có vai trò quan trọng trong sản xuất thép vì có tác dụng khử
lưu huỳnh, khử ôxi, và mang những đặc tính của hợp kim. Luyện thép và cả
luyện sắt sử dụng nhiều mangan nhất( chiếm khoảng 85-90% tổng nhu cầu).
9
Trong những mục đích khác, Mn là thành phần chủ yếu trong việc sản
xuất thép không rỉ với chi phí thấp, và có trong hợp kim nhôm.Một lượng lớn
Mn được dùng để điều chế hợp kim fero –mangan( 60-90% Mn và 40-10%
Fe) khi khử hỗn hợp Fe và quặng mangan. Loại hợp kim này rất bền và cứng,
thường được dùng làm các ổ bi, các bộ phận máy nghiền, làm đường day xe
lửa. Người ta dùng hợp kim của mangan để điều chế trực tiếp gang trắng
trong lò cao.Hợp kim bronzo-mangan (95% Cu và 5%Mn) có độ bền cơ học
cao.Mn còn được thêm vào dầu hỏa để giảm tiếng nổ lọc cọc cho động cơ
[21].
Mangan đioxit được sử dụng trong pin khô, hoặc làm chất xúc tác.
Mangan được dùng để tẩy màu thủy tinh (loại bỏ màu xanh lục do sắt tạo ra)
hoặc tạo màu tím cho thủy tinh. Mangan oxit là một chất nhuộm màu nâu,
dùng để chế tạo sơn, và là thành phần của màu nâu đen tự nhiên. Kali

pemangannat là chất ôxi hóa mạnh, dùng làm chất tẩy uế trong hóa học và y
khoa. Photphat hóa mangan là phương pháp chống rỉ và ăn mòn cho thép.Nó
thường hay được dùng để sản xuất tiền xu.Những loại tiền xu duy nhất có sử
dụng mangan là đồng xu niken “thời chiến”.Hiện nay, không có giải pháp
công nghệ thực tế nào có thể thay thế mangan bằng chất liệu khác hay sử
dụng các trầm tích trong nước hoặc các công nghệ làm giàu khác để giảm
hoàn toàn sự phụ thuộc của Hoa kỳ vào các quốc gia khác đối với quặng Mn
1.4 HOẠT TÍNH SINH HÓA CỦA Cu, Pb, Cd, Mn [2,13,19]
1.4.1 Hoạt tính sinh hóa của Cu
Đồng là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể thực vật và động vật.
Đồng có trong thành phần của một số enzim, hợp chất của đồng cần cho sự
tổng hợp hemoglobin và photpholipit, nếu thiếu thì có thể gây nên bệnh thiếu
máu.
10
Hàng ngày, cơ thể có thể hấp thụ lượng đồng vào khoảng 0,033 đến
0,05mg/kg thông qua thức ăn và tập trung chủ yếu ở cơ, gan xương. Nếu nồng
độ đồng quá cao, có thể ảnh hưởng đến mùi vị và dinh dưỡng của thức ăn,
kích thích sự oxi hóa của dầu mỡ, chóng ôi thiu, đẩy nhanh quá trình phá hủy
vitamin. Ăn phải lượng lớn muối đồng có thể gây ngộ độc cấp tính, hiện
tượng nôn nhiều.
Hàm lượng đồng cao trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên bệnh
Wilson, gây nên tổn thương não và gan do đồng bị giữ lại không tiết ra bởi
gan vào trong mật.
1.4.2 Hoạt tính sinh hóa của Pb
Chì là một nguyên tố vi lượng trong cơ thể, có vai trò quan trọng với sự
sinh trưởng và phát triển của con người và động vật.
Tuy nhiên, khi tồn tại với nồng độ cao thì chì lại là một chất rất độc. Chì
gây ức chế một số emzym quan trọng của quá trình tổng hợp máu, không tạo
được hồng cầu. Hàm lượng chì trong máu > 0,3ppm ngăn cản quá trình sử
dụng oxi để oxi hóa glucozơ cung cấp năng lượng cho hoạt động sống gây

nên hiện tượng mệt mỏi.
Tiếp xúc lâu ngày với chì và các hợp chất của chì có thể gây bệnh về thận,
những cơn đau bất thường giống như đau bụng, phụ nữ mạng thai có thể bị
sẩy thai, nam giới cũng bị giảm khả năng sinh sản. Đối với trẻ em, chì làm
giảm khả năng nhận thức, ảnh hưởng tới quá trình học tập.
Chì tích tụ ở mô mềm và trong xương, nhưng tác hại chủ yếu của chì vẫn
là rối loạn máu và tổn thương hệ thần kinh, hệ miễn dịch.
1.4.3 Hoạt tính sinh hóa của Cd
Cadimi là một nguyên tố không có lợi gì cho cơ thể con người và sinh vật.
Nguyên tố này và các hợp chất của cadimi là những chất cực độc, thậm chí
11
với nồng độ rất thấp. Chúng can thiệp vào các phản ứng của các enzim chứa
kẽm. Tuy giống kẽm nhưng cadimi không thể thay thế vai trò sinh học của
kẽm, mà nó còn can thiệp vào quá trình sinh học có chứa Ca và Mg.
Khi hít thở phải bụi chứa cadimi thì dẫn đến ảnh hưởng tới hệ hô hấp và
thận, có thể dẫn tới tử vong (thường là do hỏng thận). Nếu nuốt phải một
lượng cadimi thì có thể phát sinh ngộ độc tức thì, dẫn tới tổn thương về gan,
thận. Các hơp chất của cadimi còn là một trong những nguyên nhân gây ung
thư. Cadimi ngoài việc gây tổn thương cho thận, nó còn gây nên bệnh loãng
xương, nhuyễn xương. Phụ nữ có thai mà bị ảnh hưởng bởi cadimi thì tăng
nguy cơ dị dạng cho thai nhi.
Trẻ em khi bị ngộ độc cadimi có triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, ói mửa,
thiếu máu, mất vị giác, rối loạn chức năng thận. Hiện nay chỉ có thuốc trị
được triệu chứng mà chưa có thuốc đặc trị.
1.4.4 Hoạt tính sinh hóa của mangan
Cơ thể người trưởng thành chứa từ 10 – 20 mg Mn, phần lớp tập trung
trong xương, gan và thận. Lượng Mn trong máu vào khoảng 10 g/l, tập
trung ở hồng cầu. Huyết tương có chứa từ 0,6-4 g/l. Các cơ bắp nhận được
Mn từ máu và giữ khoảng 35% tổng số Mn của cơ thể [36].
Do có tác dụng kích thích sự hoạt động của một số enzyn, hoặc kiềm

chế tác dụng của một số chất khác như canxi, Mn tham gia vào nhiều hoạt
động sinh hóa của cơ thể và là nguyên tố cần thiết có liên quan tới sự sinh
sản, sự phát triển của xương, cảm giác giữ thăng bằng, sự hoạt động của
não, sự tổng hợp của cholesterol, việc điều chỉnh lồng độ glucose trong
máu, sự đông máu (phối hợp với Vitamin K)…
Giống như đồng, Mn tham gia vào cấu tạo của một số tế bào có tác
dụng chống oxy hóa. Nhưng nếu tế bào này có dư, chúng lại có tác dụng
ngược lại, làm cho các tế bào có liên quan mau bị lão hóa.
12
Trong nước, ở hàm lượng nhỏ (dưới 0,1 mg/l) thì mangan có lợi cho
sức khỏe. Tuy nhiên nếu mangan có hàm lượng cao (từ 1 – 5 mg/l) sẽ ảnh
hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể. Thường chỉ có hiện tượng
cơ thể bị ngộ độc vì thừa mangan, đa số trường hợp do làm việc ở nơi khai
thác (mỏ Mn) hoặc sử dụng Mn làm nguyên liệu ở các nhà máy hóa chất.
Người công nhân bị nhiễm Mn qua đường hô hấp, làm tổn hại phổi, hệ
thống thần kinh [ ].
Tiêu chuẩn WHO quy định nước uống có hàm lượng mn không quá
0,1mg/l. Trong nước thải nhỏ hơn 1 mg/l [34].
1.5 THỊ XÃ PHÚC YÊN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TẠI ĐÂY[40,41,43]
1.5.1 Giới thiệu về Thị xã Phúc Yên
Phúc Yên là một thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc . Là đô thị cửa ngõ của
tỉnh Vĩnh Phúc, Phúc Yên được xác định như là một trong những đô thị vệ
tinh của Vùng thủ đô Hà Nội; là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thể dục thể
thao và đào tạo, là trung tâm kinh tế công nghiệp- dịch vụ, trung tâm khoa học
kỹ thuật và công nghệ, giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển công
nghiệp và thương mại - du lịch của tỉnh, góp phần kết nối giao lưu phát triển
kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội.
Địa giới hành chính thị xã Phúc Yên:
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên

Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên và Phía Nam, Đông giáp với Thủ đô Hà
Nội.
Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông
Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30 Km. Thị xã Phúc Yên có
chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe,
xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên.
13
Hình 1.1 Vị Trí Thị xã Phúc Yên nhìn từ vệ tinh
Phúc Yên có hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ có các tuyến Quốc
lộ 2, Quốc lộ 23, đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai đi qua; có đường sắt Hà
Nội – Lào Cai, giáp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tạo điều kiện cho Phúc
Yên tiềm lực, lợi thế để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế,
văn hoá.
Thị xã Phúc Yên còn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ
tương đối hoàn chỉnh.
1.5.2 Hiện trạng ô nhiễm nước tại Thị xã Phúc yên
Thị xã Phúc Yên là trọng điểm kinh kế là đầu tàu kinh tế của tỉnh Vĩnh
Phúc, bao gồm các ngành nghề chính : Công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe
máy,ô tô, công nghiệp lắp ráp cơ khí, điện tử, sản xuất gạch ốp lát, chế biến
thực phẩm, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng…
Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã luôn ở
mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công- nông nghiệp và dịch
vụ, đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp. Hàng loạt các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng và mở rộng. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá thì vấn đề
ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, không chỉ ô nhiễm về không khí
14
mà còn ô nhiễm về tài nguyên đất, tài nguyên nước và hậu quả mà chúng
mang lại là ảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống con người.
Hình 1.2 Hình ảnh ô nhiễm và xả nước thải ra sông tại Thị xã Phúc Yên

Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ các nhà máy quanh Thị xã
trong những năm gần đây đang ở mức báo động, đặc biệt là tình trạng ô
nhiễm môi trường quanh khu vực sản xuất sinh hoạt của người dân.
Một số nhà máy lớn như Honda cũng có hệ thống xử lý nước thải tuy
nhiên một năm chỉ xử lý 2 lần do kinh phí lớn và còn hạn chế.Chính vì vậy
mà nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.
Trong cụm công nghiệp, người dân không chỉ làm việc mà còn ăn ở và
sinh hoạt hàng ngày. Nước sử dụng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt thải
ra gây ô nhiễm môi trường, gây độc cho vi sinh vật, cây trồng, vật nuôi, nhất
là sức khỏe của con người.
15
Tình trạng xả thẳng nước thải công nghiệp ra môi trường đang làm suy
thoái môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, sinh hoạt của
người dân, cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân làm cho
tình trạng bệnh tật gia tăng, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản giảm sút.
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG Cu, Pb, Cd, Cr
1.6.1. Các phương pháp phân tích hóa học
1.6.1.1. Phương pháp phân tích khối lượng [7,8,31]
Phân tích khối lượng là phương pháp dựa trên việc tách cấu tử xác định
dưới dạng hợp chất ít tan bằng thuốc thử đặc trưng.Từ đó chuyển dạng kết tủa
thành dạng cân, dựa vào khối lượng dạng cân tính hàm lượng cấu tử trong
mẫu phân tích.
Các mẫu phân tích được xử lý và đưa về dạng dung dịch đồng thể. Lấy
một thể tích mẫu xác định rồi kết tủa chất cần phân tích dưới dạng hợp chất
khó tan. Sau đó tiến hành lọc, rửa kết tủa, sấy đến khối lượng không đổi rồi
mang cân. Từ đó xác định được hàm lượng các nguyên tố cần phân tích.
Các nguyên tố Cu, Pb, Cd, Mn được xác định thông qua các hợp chất
của chúng như sau:
- Xác định Cu dưới dạng kết tủa CuS
- Xác định Pb dưới dạng kết tủa PbSO

4
hoặc PbCrO
4
- Xác định Cd dưới dạng kết tủa CdSO
4
, CdNH
4
SO
4
- Xác định Mn dưới dạng kết tủa MnO
2
Phương pháp này khá đơn giản nhưng lại dễ mắc sai số trong khi
cân, thời gian phân tích kéo dài. Mặt khác, ngoài kết tủa của nguyên tố
16
phân tích còn kết có thể có kết tủa của rất nhiều nguyên tố khác trong
mẫu, phải khống chế pH phù hợp để kết tủa được hoàn toàn chất phân
tích. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ xác định được hàm lượng
lớn các kim loại, không phân tích được lượng vết.
1.6.1.2. Phương pháp phân tích thể tích [7,8,31]
Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích thể tích là thêm dần dung
dịch thuốc thử B đã biết chính xác nồng độ(dung dịch chuẩn) vào dung dịch
cần xác định(dung dịch cần chuẩn)A đến khi lượng thuốc thử B tác dụng vừa
đủ với lượng chất cần xác định A.
Phương pháp này rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi để xác định các
kim loại vì nhanh và đơn giản. Tuy nhiên phương pháp này chỉ chính xác với
nồng độ khoảng 10
-3
M, tức là cũng không thể xác định được lượng vết, lại có
thể mắc nhiều sai số và độ chọn lọc thấp.
• Xác định hàm lượng nguyên tố đồng:

- Chuẩn độ oxi hóa – khử:
Khử Cu
2+
về Cu
+
bằng dung dịch iotua trong môi trường pH =4 – 5 ,
chuẩn độ iot sinh ra bằng dung dịch natrithiosunphat, chỉ thị hồ tinh bột:
2Cu
2+
+ 5I
-
2CuI + I
3

I
3

+ 2S
2
O
3
2−
S
4
O
6
2−
+ 3I

- Chuẩn độ tạo phức:

17
Sử dụng dung dịch EDTA có nồng độ xác định, đệm amoni, pH = 8,
chỉ thị murexit. Phản ứng chuẩn độ kết thúc khi dung dịch chuyển từ màu
vàng (cỏ úa) sang màu tím hoa cà. Các phản ứng lần lượt xảy ra như sau:
Cu
2+
+ 4NH
3
Cu(NH
3
)
4
2+
(xanh thẫm)
Cu(NH
3
)
4
2+
+ H
4
In
-
Cu(H
2
In)
-
(vàng) + 2NH
4
+

+ 2NH
3

Cu(NH
3
)
4
2+
+ H
2
Y
2-
CuY
2-
+ 2NH
4
+
+ 2NH
3
Cu(H
2
In)
-
(vàng) + H
2
Y
2-
CuY
2-
+ H

3
In
2-
(tím) + H
+
• Xác định hàm lượng nguyên tố chì: Chuẩn độ tạo phức theo hai
cách:
- Chuẩn độ trực tiếp Pb
2+
bằng EDTA, chỉ thị eriocrom đen T, môi
trường trung tính hoặc kiềm yếu. Chú ý, do Pb
2+
dễ bị thủy phân nên trước khi
chuẩn độ cho Pb
2+
tạo phức kém bền với tactrat hoặc trietnolamin. Kết thúc
chuẩn độ khi dung dịch chuyển từ đỏ sang xanh.
- Chuẩn độ thay thế: tận dụng tính chất bền của phức PbY
2-
hơn so với
phức ZnY
2-
trong môi trường đệm amoni, Pb
2+
đẩy được Zn
2+
ra khỏi phức
ZnY
2-
. Sau đó chuẩn độ Zn

2+
bằng EDTA, chỉ thị murexit, dừng chuẩn độ khi
dung dịch chuyển từ màu đỏ nho sang màu xanh:
Pb
2+
+ ZnY
2-
PbY
2-
+ Zn
2+
Zn
2+
+ H
2
In ZnIn + 2H
+
Zn
2+
+ H
2
Y
2-
ZnY
2-
+ 2H
+
ZnIn (đỏ nho) + H
2
Y

2-
ZnY
2-
+ H
2
In (xanh)
• Xác định hàm lượng nguyên tố Cadimi: Cũng dùng phương pháp chuẩn
độ tạo phức với EDTA ở pH = 5, chỉ thị xylen da cam (H
6
F), dung dịch
đệm urotrophin. Kết thúc quá trình chuẩn độ khi dung dịch chuyển từ
màu đỏ sang màu vàng:
H
4
F
2-
(vàng) + Cd
2+
H
4
FCd (đỏ)
Cd
2+
+ H
2
Y
2-
CdY
2-
+ 2H

+
18
H
4
FCd (đỏ) + H
2
Y
2-
Cd
2+
+ H
6
F (vàng)
• Xác định hàm lượng nguyên tố Mangan:
- Chuẩn độ oxi hóa – khử MnO
4
-

với dung dịch asenit trong môi
trường axit
2 MnO
4
-
+ 5 AsO
3
3-
+ 6 H
+
→ 2 Mn
2+

+ 5 AsO
4
3-
+ 3 H
2
O
- Chuẩn độ oxi hóa – khử MnO
4
-

với dung dịch muối Mo
MnO
4
-
+ 5 Fe
2+
+ 8 H
+
→ Mn
2+
+ 5 Fe
3+
+ 4 H
2
O
1.6.2. Các phương pháp phân tích công cụ
1.6.2.1. Các phương pháp phân tích điện hóa [23,25,26,28,29]
Các phương pháp phân tích điện hóa là các phương pháp dựa trên ứng
dụng của các quá trình điện hóa đó là các quy luật, hiện tượng có liên quan
đến phản ứng điện hóa xảy ra trên ranh giới tiếp xúc giữa các cực, dung dịch

phân tích hoặc tính chất điện hóa của dung dịch tạo nên môi trường giữa các
điện cực.
Các phương pháp phân tích điện hóa được chia thành hai nhóm:
* Nhóm các phương pháp dựa trên quá trình điện cực ( thường là phản
ứng oxi – hóa khử của chất điện hoạt và điện cực).
Các phương pháp thuộc nhóm này rất phong phú. Nhóm này được chia
thành hai phân nhóm nhỏ:
- Phân nhóm các phương pháp trong đó phản ứng điện cực ở trạng
thái cân bằng (dòng bằng không)
- Phân nhóm các phương pháp dựa trên sự điện phân (dòng khác
không).
* Nhóm các phương pháp không dùng các phản ứng điện cực
Đây là các phương pháp cổ điển có giới hạn phát hiện được khá cao
nhưng lại có nhược điểm chủ yếu là độ chọn lọc rất kém. Do đó các
phương pháp này ít được sử dụng trong thực tiễn phân tích.
19
Hiện nay, một số phương pháp phân tích điện hóa hiện đại có độ nhạy
cao được ứng dụng rộng rãi là:
- Các phương pháp điện thế dùng các điện cực chọn lọc ion.
- Các phương pháp cực phổ hiện đại, đặc biệt là cực phổ xung và
xung vi phân.
- Các phương pháp điện hóa hòa tan.
1.6.2.2. Các phương pháp phân tích sắc ký [26,31,39]
Sắc ký là quá trình tách dựa trên sự phân bố liên tục của các cấu tử chất
phân tích lên hai hai pha: một pha thường đứng yên, có khả năng hấp thu chất
phân tích gọi là pha tĩnh, một pha di chuyển qua pha tĩnh được gọi là pha
động; do các cấu tử chất phân tích có ái lực khác nhau với pha tĩnh, chúng di
chuyển với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau.
Phương pháp sắc ký được sử dụng rộng rãi để phân tích cả hợp chất
hữu cơ và vô cơ. Do đó, hệ thống kĩ thuật của phương pháp sắc ký vô cùng

phong phú: kĩ thuật sắc ký khí, lỏng. Trong đó sắc ký khí gồm có sắc ký khí –
rắn, khí – lỏng; sắc ký lỏng gồm sắc ký lỏng hiệu năng cao – HPLC, sắc kí
lỏng phẳng.
Hiện nay, các kĩ thuật sắc ký khí và lỏng đã được ghép nối với kĩ thuật
khối phổ - MS, tạo nên những máy đo hoàn chỉnh, LC- MS và GC-MS, do
tích hợp được hai khả năng tách và nhận biết tốt trên cùng một máy đo. Với
các kĩ thuật này, phương pháp sắc ký có thể nhận biết được nhiều chất trong
mẫu với độ nhạy cực kì cao, phân tích các chất với nồng độ cỡ ppb và ppt.
Ngoài hai phương pháp trên, phương pháp sắc ký điện di mao quản
được ra đời và phát triển vào cuối thế kỉ XX là một tiến bộ lớn trong khoa
học. Phương pháp này có hiệu quả phân tách rất cao trong khi chi phí thấp.
Ngoài hai ưu điểm này, phương pháp sắc ký điện di mao quản còn có thể áp
dụng cho hầu hết các loại chất phân tích, từ ion đến không ion, từ khối lượng
20
nhỏ tới khối lượng lớn. Đây chính là một lợi thế mà ngày nay kĩ thuật này
được áp dụng rộng rãi.
1.6.2.3. Các phương pháp phân tích quang học [26;29]
a) Phương pháp phân tích trắc quang
Cơ sở khoa học của phương pháp là dựa trên khả năng tạo phức màu
của cấu tử phân tích với một thuốc thử nào đó. Đo độ hấp thụ quang của phức
màu từ đó tính được nồng độ chất phân tích.
Phương pháp này tuân theo định luật hợp nhất Buge Lambe –Bee:
A= εlC
A: Độ hấp thụ quang
ε: hệ số hấp thụ nguyên tử (mol
-1
.l.cm
-1
)
l: Bề dày cuvet (cm)

C: Nồng độ chất màu
Phương pháp này có độ nhạy, độ chính xác và độ chọn lọc khá cao nên
được dùng để xác định hàm lượng bé, trung bình và lớn của các nguyên tố
trong nhiều đối tượng phân tích. Ngoài ra, đây là một phương pháp phân tích
nhanh, thuận lợi, thiết bị đơn giản và dễ tự động hóa nên được dùng rộng rãi
trong nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm nhà
máy…
Yếu tố quyết định độ nhạy, độ chính xác, độ chọn lọc và thời gian phân
tích của phương pháp này chính là phản ứng hóa học tạo ra hợp chất màu.
b) Các phương pháp phân tích quang phổ
Đây là nhóm các phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong hóa học
phân tích. Để xác định hàm lượng các kim loại trong các mẫu phân tích,
thường dùng hai phương pháp: phương pháp phổ phát xạ nguyên tử (AES) và
phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
21
Hai phương pháp phổ này đều dựa trên sự chuyển mức năng lượng của các
eletron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố cần phân tích, từ thấp lên cao (phổ
hấp thụ) hoặc từ cao xuống thấp (phổ phát xạ).
Chúng đều có độ nhạy cao (cỡ ppb), độ chọn lọc, độ chính xác cao, tốn ít
mẫu và tốc độ phân tích nhanh, do đó được dùng trong nhiều lĩnh vực để xác
định lượng vết kim loại. Hiện nay có thể phân tích được khoảng 40 – 60
nguyên tố bằng phương pháp này.
1.7. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ [15, 16,18]
Ở trạng thái cơ bản, các nguyên tử tồn tại bền vững và có năng lượng
nhỏ nhất, nguyên tử không phát cũng không thu năng lượng (bức xạ).
Khi chuyển các nguyên tử về trạng thái hơi tự do ở mức năng lượng cơ
bản và chiếu vào đám hơi nguyên tử một chùm tia sáng đơn sắc λ có năng
lượng thích hợp (thường là bức xạ có bước sóng đúng bằng bước sóng mà
nguyên tử phát ra trong quá trình phát xạ), nguyên tử sẽ hấp thụ năng lượng
của tia sáng λ và nhảy lên mức năng lượng cao hơn (trạng thái kích thích).

Phổ được sinh ra trong quá trình này là phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
.
1.7.1.Nguyên tắc của phương pháp
Phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là phương pháp dựa trên nguyên lý hấp
thu của hơi nguyên tử. Người ta cho chiếu vào đám hơi nguyên tử một năng
lượng bức xạ đặc trưng của riêng nguyên tử đó. Sau đó đo cường độ còn lại
của bức xạ đặc trưng này sau khi đã bị đám hơi nguyên tử hấp thụ, sẽ tính ra
được nồng độ nguyên tố có trong mẫu đem phân tích
Muốn đo phổ hấp thụ nguyên tử để xác định hàm lượng của một
nguyên tố chúng ta phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Xử lí mẫu, chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu ( rắn hoặc
lỏng) về dạng dung dich đồng thể.
22
- Hóa hơi dung dịch mẫu, để có đám hơi (khí) của các chất mẫu.
- Nguyên tử hóa đám hơi, tạo ra môi trường của các nguyên tử tự do.
Đây là bước rất quan trọng, vì chỉ khi nguyên tử ở trạng thái tự do
thì chúng mới có thể hấp thụ được năng lượng của bức xạ. Do đó,
phải sử dụng các nguồn năng lượng có nhiệt độ cao như ngọn lửa
đèn khí, lò graphit hoặc dùng kĩ thuật hóa hơi lạnh để đảm bảo
nguyên tử hóa hoàn toàn đám hơi mẫu phân tích, mang lại kết quả
phân tích tốt và ổn định.
- Chiếu chùm tia đơn sắc vào đám hơi nguyên tử tự do để sinh phổ
AAS (chùm tia phát xạ của chính nguyên tố cần phân tích). Các loại
nguồn đơn sắc thường được dùng là đèn catot rỗng (HCL), đèn
phóng điện không điện cực (EDL), ngoài ra còn dùng nguồn liên tục
biến điệu, đen hơi Hg áp suất cao.
- Hệ thống máy quang phổ thu phổ AAS, phân tích dải phổ này, chọn
một λ để đo A
λ
và ghi lại A

λ
.
1.7.2 Phép định lượng của phương pháp
Sự phụ thuộc của cường độ vạch phổ hấp thụ nguyên tử của một
nguyên tố vào nồng độ của nguyên tố đó trong dung dịch mẫu phân tích được
nghiên cứu thấy rằng, trong một khoảng nồng độ C nhất định của nguyên tố
trong mẫu phân tích, cường độ vạch phổ hấp thụ và số nguyên tử N của
nguyên tố đó trong đám hơi nguyên tử tuân theo định luật Lambe-Bia:
A
λ
= k.N.l
Trong đó:
-A
λ
: Cường độ hấp thụ của vạch phổ
23
- k: Hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hấp
thụ và hệ số hấp thụ nguyên tử của nguyên tố.
- l: là bề dày của lớp hấp thụ (cm)
-N: là số nguyên tử của nguyên tố trong đám hơi nguyên tử
Nếu gọi Clà nồng độ của chất phân tích có trong mẫu đem đo phổ thì
mối quan hện giữa N và C được biểu diễn:
N: =k
a
.C
b
Trong đó:
- b là hằng số bản chất, phụ thuộc vào nồng độ C, tính hấp thụ
của nguyên tử đó.
- k

a
là hằng số thực nghiệm, phụ thuộc vào tất cả các điều kiện
nguyên tử hóa hơi và hóa mẫu.
Khi đó phương trình trở thành: A
λ
= k k
a
.C
b
.l , với K= k k
a
gọi là hằng
số thực nghiệm phụ thuộc vào tất cả các điều kiện thực nghiệm để hóa hơi và
nguyên tử hóa mẫu.
Như vậy ta có phương trình cơ sở của phép định lượng các nguyên tố
theo phổ hấp thụ nguyên tử của nó là: A
λ
= K C
b

(coi l=1).Đường biểu diễn
mối quan hệ thể hiện ở hình 1.3
24
C
0
Vùng tuyến tính b = 1
Vùng không tuyến tính b < 1
Hình 3: Sự phụ thuộc của A
λ
vào C

Khi b=1 phương trình phụ thuộc trở thành: A
λ
= K C thì mối quan hệ
giữa A
λ
và C là tuyến tính theo phương trình có dạng y=a.x .Khoảng nồng độ
này được gọi là khoảng tuyến tính của phép đo.
1.7.3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp GF-AAS
1.7.3.1. Ưu điểm
Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử có độ nhạy và độ chọn lọc cao. Hiện nay
đã có khoảng 60 nguyên tố được xác định bằng phương pháp này với độ nhạy
n10
-7
%. Do đó có thể xác định lượng vết các kim loại trong các mẫu y học,
sinh học, nông nhiệp, nước, kiểm tra hóa chất có độ tinh khiết cao.
Do có độ nhạy cao nên trong nhiều trường hợp không phải làm giàu các
nguyên tố cần xác định trước khi phân tích nên tốn ít mẫu, ít thời gian, không
phải dùng nhiều hóa chất tinh khiết, đắt tiền.
Với hệ thống hoàn toàn tự động, có thể phân tích hàng loạt mẫu trong
khoảng thời gian ngắn, xử lí số liệu nhanh và mang lại kết quả có độ chính
xác cao.
1.7.3.2. Nhược điểm
Hệ thống máy GF-AAS tương đối đắt tiền nên nhiều cơ sở không có đủ
điều kiện để xây dựng phòng thí nghiệm và mua thiết bị này.
25

×