CÔNG NGHỆ
HƯỚNG DẪN HỌC
6
(SÁCH THỬ NGHIỆM)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM
2
LỜI NÓI ĐẦU
Mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực
nghiệm đối với lớp 6 từ năm học 2014
-
2015 với mục tiêu là đổi mới đồng bộ các hoạt động sư
phạm trong nhà trường; bảo đảm cho học sinh được tự quản, tự tin trong học tập, chiếm lĩnh được
kiến thức, kĩ năng qua tự học và hoạt động tập thể; phù hợp với mục tiêu đổi mới và điều kiện về
năng lực đội ngũ giáo viên, thiết bị giáo dục của hầu hết các trường học Việt Nam; đồng thời có giải
pháp thu hút các gia đình và cộng đồng tích cực tham gia cùng nhà trường thực hiện chức năng
giáo dục.
Thay cho sách giáo khoa hiện hành, học sinh học theo mô hình trường học mới sử dụng sách
Hướng dẫn học được thiết kế dựa trên chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng
tích hợp. Bộ sách gồm 8 môn học: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên (tích hợp Vật lí, Hoá học, Sinh
học); Khoa học xã hội (tích hợp Lịch sử, Địa lí), Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Hoạt động
giáo dục (tích hợp Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật). Mỗi bài học trong sách Hướng dẫn học được biên
soạn theo chủ đề tích hợp để có thể tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực của học sinh theo các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với các hoạt động: "Khởi động", "Hình thành kiến thức",
"Luyện tập", "Vận dụng", "Tìm tòi, mở rộng". Hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học cần được
thực hiện một cách linh hoạt ở trong lớp, ngoài lớp, ở nhà và cộng đồng. Các hoạt động học của học
sinh được tổ chức trên lớp, cùng với các hoạt động học ở ngoài lớp học tạo thành chuỗi hoạt động
học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng.
Hoạt động "Vận dụng" và "Tìm tòi, mở rộng" là các hoạt động chủ yếu giao cho học sinh thực
hiện ở ngoài lớp học, không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp. Vì vậy nội dung các hoạt động này
trong tài liệu Hướng dẫn học có thể là cung cấp thông tin bổ sung; nêu những yêu cầu, định hướng
và gợi ý về phương pháp thực hiện; mô tả sản phẩm học tập phải hoàn thành để học sinh tự phát
hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn giúp vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được trong bài học và
tìm tòi, mở rộng theo sở thích, sở trường, hứng thú của mình. Các hoạt động này hết sức cần thiết
và quan trọng, giúp cho việc phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, cần phải tổ chức thực
hiện đầy đủ và hiệu quả nhưng không yêu cầu tất cả học sinh thực hiện như nhau, sản phẩm học
tập của mỗi học sinh trong các hoạt động này cũng không giống nhau.
Trong quá trình biên soạn và triển khai thực nghiệm, các tác giả đã tiếp thu nhiều ý kiến phản
hồi và đã hết sức cố gắng chỉnh sửa, hoàn thiện bộ sách. Tuy nhiên, bộ sách chắc chắn không tránh
khỏi những điểm còn hạn chế, thiếu sót cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung. Các tác giả bộ sách
trân trọng cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp của đông đảo giáo viên, học sinh,
cha mẹ học sinh và những người quan tâm để bộ sách ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.
CÁC TÁC GIẢ
3
Bài 1.
NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Phần I.
NHÀ Ở
MỤC TIÊU
-
Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người.
-
Phân biệt được một số kiểu nhà ở thông thường ở nước ta.
-
Kể tên được một số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các yêu cầu
đối với các khu vực chính của nhà ở.
-
Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp.
Liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau:
1. Trong cuộc sống, con người thường phải chịu ảnh hưởng của các hiện tượng
thiên nhiên như: mưa, nắng, giông, bão, lốc xoáy, lũ lụt, gió rét, tuyết, mưa đá,
thuỷ triều, núi lửa,… Theo em, nhà ở giúp con người tránh được những ảnh hưởng
nào trong những hiện tượng thiên nhiên nêu trên?
2. Kể tên các hoạt động chính diễn ra thường ngày trong gia đình em.
3. Kể tên các khu vực chính trong nhà ở của gia đình em.
4. Điền tên các khu vực chính trong nhà ở tương ứng với hoạt động cho trong bảng
sau (theo mẫu).
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
4
Hoạt động Khu vực chính trong nhà ở
1 Tiếp khách Phòng khách hoặc nơi tiếp khách
2 Thờ cúng
3 Ngủ, nghỉ
4 Ăn uống
5 Nấu ăn
6 Tắm, giặt
7 Vệ sinh
8 Để xe
9 Chứa đồ đạc
10 Nuôi gà, vịt, trâu, bò,
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCB.
1. Vai trò của nhà ở đối với con người
a) Em hãy đọc nội dung sau để hoàn thành nhiệm vụ bên dưới:
b) Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau đây:
• Nhà ở giúp con người tránh được những ảnh hưởng xấu nào của thiên nhiên?
• Hình ảnh nào nói về con người phải chịu cảnh “màn trời, chiếu đất”?
• Hình ảnh nào nói về việc nhà ở đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người?
Nhà ở là nơi cư trú và sinh hoạt của con người, bảo vệ con người tránh được
những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội; là nơi đáp ứng các nhu cầu của con
người về vật chất và tinh thần.
5
-
Nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động cá nhân.
-
Tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận và thống nhất kết quả của nhóm.
-
Mỗi nhóm cử một đại diện báo cáo trước lớp kết quả hoạt động của nhóm.
-
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
Hình 1. Một số hình ảnh về vai trò của nhà ở đối với con người
A B
C
D
E
F
G
H
K
J
I
6
2. Một số kiểu nhà ở
a) Em hãy đọc nội dung sau để hoàn thành nhiệm vụ bên dưới:
Nhà ở là nơi cư trú và sinh hoạt của con người. Nhà ở có nhiều kiểu: theo vật
liệu xây dựng có nhà xây, nhà tranh, nhà ngói, nhà sàn, nhà bè, ; theo cấu trúc và
quy mô có nhà chung cư, nhà tập thể, nhà biệt thự, ; theo bố trí các khu vực có nhà
chính (để thờ cúng, tiếp khách, ngủ, học tập, ) và nhà phụ (để nấu ăn, ăn uống, để
dụng cụ lao động, ).
A
C
E
B
D
F
7
G H
Hình 2. Một số hình ảnh về nhà ở
b) Quan sát hình 2, trả lời các câu hỏi và làm bài tập sau:
• Gọi tên các kiểu nhà ở được nêu trong hình 2.
• Ghép mỗi chữ cái trong cột Hình ảnh với một tên gọi kiểu nhà ở trong cột
Kiểu nhà ở thành từng cặp cho phù hợp.
Hình ảnh Kiểu nhà ở
A Nhà sàn ở vùng cao
B Nhà biệt thự ở thành thị
C Nhà ở ven sông
D Nhà mái ngói ở nông thôn
E Nhà ở thành thị
F Nhà chung cư
G Nhà mái tranh ở nông thôn
H Nhà trên ao, đầm
-
Nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động cá nhân.
-
Tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận và thống nhất kết quả của nhóm.
8
3. Các khu vực chính của nhà ở
a) Em hãy đọc nội dung rồi trả lời các câu hỏi sau:
Do nhu cầu của con người, nhà ở thường được cấu trúc bao gồm một số khu
vực như: nơi tiếp khách, nơi sinh hoạt chung, nơi ngủ, nơi học tập, nơi nấu ăn, nơi
ăn uống, nơi tắm giặt, nơi vệ sinh, nơi làm kho, nơi chăn nuôi, nơi để xe, Tuỳ thuộc
điều kiện cụ thể của từng gia đình, phong tục tập quán của địa phương mà số lượng
khu vực và sự bố trí chúng trong nhà ở có thể khác nhau.
• Trong nhà ở thông thường phải có ít nhất những khu vực nào?
• Ngoài các khu vực nêu trên, nhà em còn có thêm khu vực khác nào nữa (ví dụ
khu tập thể dục, khu sản xuất, vườn cây, )?
• Ở nhà em, các khu vực được bố trí như thế nào?
b) Quan sát hình ảnh một số khu vực của nhà ở trong hình 3 và trả lời câu hỏi sau:
Hình 3. Một số khu vực trong nhà ở
Tên gọi và vai trò của khu vực trong mỗi hình ảnh đó là gì?
Kể tên những đồ vật chủ yếu trong các khu vực đó.
9
c) Ghép mỗi mục ở cột Khu vực với một mục trong cột Yêu cầu chủ yếu trong
bảng sau thành từng cặp cho phù hợp.
Khu vực Yêu cầu chủ yếu
1) Nơi thờ cúng
a) Sạch sẽ, thoáng mát
2) Nơi tiếp khách b) Kín đáo, sạch sẽ, tiện cho việc cấp và thoát nước
3) Nơi ngủ, nghỉ c) Sáng sủa, sạch sẽ, tiện cho việc cấp và thoát nước
4) Nơi học tập d) Kín đáo, sạch sẽ, có thể xa nhà ở, cuối hướng gió
5) Nơi ăn uống e) Riêng biệt, yên tĩnh
6) Nơi nấu ăn f) Rộng rãi, thoáng mát, đẹp, trung tâm
7) Nơi tắm giặt g) Yên tĩnh, kín đáo, sáng sủa
8) Nơi vệ sinh h) Xa nhà ở, cuối hướng gió
9) Nơi làm kho i) Trang trọng
10) Nơi chăn nuôi j) Kín đáo, chắc chắn, an toàn
-
Nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động cá nhân.
-
Tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận và thống nhất kết quả của nhóm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬPC.
a) Em hãy đọc đoạn thông tin sau để hoàn thành nhiệm vụ bên dưới:
10
Thông thường nhà ở nông thôn có hai khu: khu chính và khu phụ.
- Khu chính thường được gọi là nhà hoặc nhà trên. Trong khu chính thường có
nhiều gian, bố trí khác nhau, chẳng hạn: nơi thờ cúng và tiếp khách ở gian giữa,
các gian bên bố trí nơi ngủ, nơi học tập, nơi để tủ đựng quần áo và các đồ đạc
khác,
- Khu phụ thường được gọi là bếp, nhà dưới hoặc nhà ngang (vì được bố trí
vuông góc với nhà trên). Trong khu phụ thường bố trí nơi nấu ăn, kho để dụng cụ
lao động,…
Còn nơi chăn nuôi và vệ sinh thường được bố trí xa nhà, cuối hướng gió.
Nhà sàn ở vùng cao thường bố trí nơi thờ cúng, tiếp khách, nấu ăn, ngủ nghỉ, học
tập, ở trên sàn; dưới sàn thường để trống hoặc làm kho chứa dụng cụ lao động.
Hiện nay, có nhiều nhà ở nông thôn và vùng cao cũng được xây dựng theo
kiểu nhà ở thành thị.
b) Làm bài tập (phiếu bài tập ở góc học tập của lớp).
PHIẾU BÀI TẬP
Trong nhà ở, một vài khu vực có thể được bố trí chung trong cùng một khu vực.
Hãy ghép các khu vực trong nhà ở cho dưới đây thành từng nhóm sao cho phù hợp
nhất. Ví dụ : Nơi thờ cúng (A) ghép với nơi tiếp khách (B).
A. Nơi thờ cúng F. Nơi học tập
B. Nơi tiếp khách G. Nơi tắm giặt
C. Nơi ngủ, nghỉ H. Nơi làm kho
D. Nơi nấu ăn I. Nơi vệ sinh
E. Nơi ăn uống J. Nơi chăn nuôi
Trao đổi với bạn về kết quả làm phiếu bài tập.
c) Nhóm thảo luận xem nếu cần ghép ba khu vực trong nhà ở với nhau thì đó
là những khu vực nào và có khu vực nào không thể ghép chung được với các khu
vực khác.
11
d) Nhóm thảo luận biện pháp phân chia khu vực trong điều kiện nhà ở chỉ có một
hoặc hai phòng. Khi đó, có những khu vực nào không thể bố trí trong nhà ở được.
Gợi ý: Có thể dùng vách ngăn bằng gỗ mỏng, rèm, tủ đứng,… để chia khu vực
tạm thời.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNGD.
1. Hãy quan sát những khu vực trong nhà ở của gia đình em và một số gia đình xung
quanh nơi em ở. Từ đó rút ra nhận xét về việc bố trí các khu vực đó.
2. Đề xuất ý tưởng bố trí lại một vài khu vực trong nhà ở của gia đình em sao cho
khoa học và hợp lí hơn. Trao đổi, bàn bạc với gia đình về ý tưởng của em và cách
thực hiện.
1. Trao đổi với người thân, bạn bè để trả lời các câu hỏi sau:
a) Vì sao người dân ở vùng cao thường làm nhà ở kiểu nhà sàn?
b) Em hiểu câu: “An cư, lạc nghiệp” như thế nào?
2. Tuỳ theo địa bàn dân cư của học sinh, giáo viên chia lớp ra một số nhóm. Mỗi nhóm
cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra sơ đồ thiết kế bố trí khu vực trong nhà ở.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNGE.
12
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCB.
Bài 2.
BỐ TRÍ ĐỒ ĐẠC TRONG NHÀ Ở
MỤC TIÊU
-
Biết được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí và có tính thẩm mĩ.
-
Đề xuất được phương án sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà hợp lí, có tính thẩm mĩ.
-
Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp.
Liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau:
1. Em hãy xác định kiểu nhà của gia đình em đang ở.
2. Xác định kiểu nhà mà họ hàng của em (ông bà, bác, cô, dì, chú,…) đang sinh
sống và cách bố trí các khu sinh hoạt trong nhà đó.
3. Gia đình em phân chia ngôi nhà thành các khu vực nào? Kể tên một số đồ đạc
chủ yếu thường được sử dụng trong từng khu vực đó.
1. Đồ đạc trong nhà ở
Em hãy đọc nội dung sau để làm bài tập:
Đồ đạc là vật do con người tạo ra để sử dụng trong sinh hoạt, hoạt động hàng
ngày. Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, điều kiện phát triển kinh tế,
văn hoá, khoa học công nghệ mà đồ đạc trong nhà ở thay đổi, phát triển với
13
số lượng, chủng loại, kiểu dáng, chất lượng khác nhau. Tuỳ theo từng vùng miền,
từng gia đình mà trong nhà ở thường có một số đồ đạc chủ yếu. Ví dụ:
-
Nơi thờ cúng có: bàn thờ hoặc tủ thờ, bát hương, lọ cắm hoa, đèn,
-
Nơi tiếp khách có: bàn, ghế, ấm chén, phích, đèn, quạt, ti vi,
-
Nơi ngủ, nghỉ có: giường, tủ, gương, đèn, quạt,
-
Nơi nấu ăn có: bếp, xoong nồi, bát đĩa, dao, thớt, chạn,
-
Nơi ăn uống có: bàn ăn, ghế, đèn, quạt,
-
Nơi tắm giặt có: vòi nước, thùng, chậu, đèn, gương,
-
Góc học tập có: bàn học, giá sách, đèn, quạt, hộp bút, cặp sách,
Điền tên các loại đồ đạc chủ yếu thường sử dụng của gia đình vào chỗ chấm theo
từng khu vực của nhà ở cho trong các sơ đồ sau (số lượng đồ đạc trong từng khu vực
có thể không cần phải đủ 8).
PHÒNG THỜ
PHÒNG KHÁCH
PHÒNG BẾP
PHÒNG NGỦ
14
Một số loại đồ đạc chủ yếu trong các khu vực của nhà ở
NHÀ VỆ SINH
GÓC HỌC TẬP
Dù nhà ở rộng hay hẹp, nhiều phòng hay ít phòng, nhà xây hay nhà mái
tranh, thì vẫn cần phải sắp xếp đồ đạc hợp lí, tạo nên sự thoải mái, thuận tiện
cho sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi của mọi thành viên trong gia đình để nhà ở thực
sự là tổ ấm gia đình.
Sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí là cách sắp xếp đồ đạc có trật tự,
gọn gàng, giúp cho việc sử dụng và vệ sinh chúng được thuận tiện, tạo cảm giác
thoải mái cho mọi thành viên trong gia đình. Đồng thời, sắp xếp đồ đạc phải cân
đối, hài hoà để tạo ra thẩm mĩ chung cho căn nhà.
Một kiểu bố trí gian nhà chính ở Bắc Bộ Một kiểu bố trí gian nhà chính ở Nam Bộ
2. Sắp xếp đồ đạc trong nhà ở hợp lí
a) Em hãy đọc nội dung sau, quan sát hình ảnh một số khu vực trong nhà ở cho
trên hình 4 để trả lời các câu hỏi:
15
Một kiểu bố trí phòng khách
Một kiểu bố trí góc học tập
Một kiểu nhà tắm kết hợp nhà vệ sinh
Một kiểu bố trí khu sinh hoạt chung nhà ở vùng cao
Một kiểu bố trí phòng bếp
Một kiểu bố trí bếp của nhà ở vùng cao
Hình 4. Một số hình ảnh về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở
• Trình bày sự khác biệt về việc bố trí, sắp xếp đồ đạc trong các kiểu nhà: nhà ở
thành phố, nhà ở nông thôn, nhà ở vùng cao.
• Việc sắp xếp đồ đạc phụ thuộc vào các yếu tố nào?
• Việc sắp xếp đồ đạc cần thoả mãn các yêu cầu nào? Đưa ra các yêu cầu đối với
việc sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực sinh hoạt.
16
-
Đạidiệncácnhómbáocáokếtquảthảoluậncủanhómmình;
-
Giáoviênhướngdẫncảlớprútranhữngđiểmchínhvềsựbốtrí,sắpxếp
đồđạctrongcáckhuvựcchínhcủanhàở.
b)Đọcđoạnvănsauđểtrảlờicâuhỏi:
• Emhãynêuưuđiểmcủanhữngđồvậtcónhiềucôngdụngtrongđoạnvănở
phầnb.
c)Làmbàitậpsau:
Chọnmộttrongcáctừ/cụmtừcấu trúc, thuận tiện, sử dụng, vùng miền, quét dọn,
nhu cầu, diện tích, sở thích, hợp lí, thoải máiđểđiềnvàochỗchấm( )chothíchhợp.
• Việcsắpxếpđồđạctronggiađìnhphụthuộcvào:đặcđiểmcủatừng (1) ;
(2) và (3) củangôinhà; (4) và (5) củamỗigiađình.
• Đồđạctronggiađìnhcầnđượcsắpxếpmộtcách (6) đểtạosự (7) ,
(8) trongsinhhoạthàngngày,giúpchoviệc (9) , (10) được
dễdàng.
-
Nghecácthànhviêntrongnhómbáocáokếtquảhoạtđộngcánhân.
-
Tổnghợpcácýkiếncánhân,thảoluậnvàthốngnhấtkếtquảcủanhóm.
Đểbốtrí,sắpxếpđồđạctrongnhàởđượchợplí,khimuasắmđồđạccầnlựa
chọnsaochophùhợpvớiđiềukiệnvàsởthíchcủagiađình.Lựachọnđồđạcphù
hợpsẽtạođiềukiệnchoviệcbốtrí,sắpxếphợplí,tạonênsựthuậntiện,thoải
máitrongsinhhoạthàngngày,dễlauchùi,quétdọn.Vớinhữngnhàởcódiện
tíchnhỏ,chậtchộivàítphòngnênlưuýđếnnhữngđồđạccónhiềucôngdụng
nhưtủtường,tủgiường,bìnhphong,màngió,giườnggấp,giásáchtreotường,
17
-
Nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động cá nhân.
-
Tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận và thống nhất kết quả của nhóm.
-
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm bài tập;
-
Giáo viên hướng dẫn cả lớp phân tích, nhận xét, đánh giá để xác định kết quả
đúng của bài tập.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP C.
1. Đánh dấu (x) vào cột Nên/Không nên trong bảng sau về việc sắp xếp hợp lí đồ
đạc trong nhà ở.
Sắp xếp đồ đạc trong nhà Nên Không nên
1 Kê giường gần cửa ra vào
2 Kê giường gần cửa sổ
3 Kê tủ chắn cửa sổ
4 Kê ti vi đối diện với cửa
5 Kê ti vi trong phòng khách
6 Đặt bàn thờ trong phòng bếp
7 Kê bàn học trong phòng khách
8 Kê bàn học gần cửa sổ
18
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S tương ứng với mỗi câu mô tả về bố trí khu vực của nhà ở
trong bảng sau.
Nội dung Đúng/Sai
1 Ở nước ta, trong nhà ở thường có bố trí nơi thờ cúng.
2 Phòng ngủ nên bố trí ở nơi riêng biệt và yên tĩnh.
3 Khu vệ sinh bố trí trước nhà và đầu hướng gió.
4 Nhà chật chội thì không thể sắp xếp đồ đạc hợp lí.
5 Chỗ ngủ, nghỉ cần bố trí gần bếp hoặc kết hợp trong bếp.
6 Nhà càng chật chội càng phải bố trí các khu vực thật hợp lí.
7 Nhà tắm có thể kết hợp với nhà vệ sinh.
8 Bàn học có thể bố trí trong phòng ngủ.
3. Hãy quan sát bản vẽ trong hình 5 và thảo luận về một số vấn đề sau:
Hình 5. Sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ
1
2
5
6
4
3
Cửa sổ
1. Giường
2. Tủ đầu giường
3. Tủ quần áo
4. Bàn học
5. Ghế
6. Giá sách
4m
2,5m
Cửa
sổ
Cửa ra vào
19
a) Sắp xếp 6 đồ đạc trong phòng sao cho đảm bảo được sự hợp lí, thoáng mát và
tiện lợi trong sinh hoạt và học tập.
b) Với căn phòng này, nếu cửa ra vào được đặt ở giữa cạnh 4m hoặc giữa cạnh
2,5m thì sắp xếp đồ đạc như thế nào là hợp lí?
4. Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy khổ lớn tượng trưng cho mặt bằng của phòng
khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh và một số miếng bìa nhỏ
tượng trưng cho những đồ dùng chủ yếu thường được sử dụng ở những nơi đó.
Các nhóm thảo luận, bố trí các miếng bìa tượng trưng cho đồ dùng chủ yếu trong
nhà một cách hợp lí.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNGD.
1. Liên hệ từ cuộc sống gia đình và với những hiểu biết trong thực tiễn, hãy điền
tên các loại đồ đạc chủ yếu trong các khu vực của nhà em ở trong bảng dưới đây
(theo mẫu).
STT Khu vực chính Đồ đạc chủ yếu
1 Nơi tiếp khách Bàn, ghế, tủ, ti vi
2 Nơi thờ cúng Bàn thờ hoặc tủ thờ
3 Nơi ngủ, nghỉ Giường, tủ, bàn trang điểm hoặc gương
4 Nơi học tập
5 Nơi nấu ăn
6 Nơi ăn uống
7 Nơi tắm giặt
8 Nơi làm kho
20
1. Tham khảo trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng về cách sắp xếp,
bố trí đồ đạc trong nhà ở.
2. Trao đổi với bạn bè để:
a) Xác định kiểu nhà đặc thù ở địa phương em.
b) Đề xuất một số ý kiến về việc sắp xếp đồ đạc hợp lí trong loại nhà đó.
3. Viết báo cáo thu hoạch về những điều em và bạn đã làm được.
4. Cùng với bố mẹ và người thân trong gia đình tìm ra những điểm chưa hợp lí trong
việc sắp xếp và bố trí lại đồ đạc của gia đình mình hợp lí hơn.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNGE.
2. Xem xét về sự hợp lí trong việc bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của mình. Nếu
thấy chưa hợp lí thì em hãy đề xuất phương án điều chỉnh, sắp xếp lại.
21
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Bài 3.
GIỮ GÌN VỆ SINH NHÀ Ở
MỤC TIÊU
-
Trình bày được ý nghĩa về sự sạch sẽ, ngăn nắp của nhà ở.
-
Trình bày được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
-
Đề xuất và thực hiện được những công việc cần phải làm để giữ gìn nhà ở của
gia đình luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
-
Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp.
Liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
2. Tác hại của việc không giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp như thế nào?
3. Hãy cho biết cảm nghĩ của em khi:
a) Đến một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp.
b) Đến một ngôi nhà lộn xộn, thiếu vệ sinh.
4. Làm thế nào để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
-
Nghe các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động cá nhân.
-
Tổng hợp các ý kiến cá nhân, thảo luận và thống nhất kết quả của nhóm.
22
Hình 6. Những hình ảnh về việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
G
ED F
H
CA B
1. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
a) Quan sát các hình ảnh trong hình 6 và trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCB.
• Em có nhận xét gì về sự đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp của nhà ở trong các hình ảnh này?
• Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lộn xộn, thiếu vệ sinh của nhà ở là do thiên
nhiên, con người hay điều kiện kinh phí?
23
b) Ghép mỗi Đặc điểm với một nội dung Kết quả ở bảng sau thành từng cặp cho
phù hợp.
Đặc điểm Kết quả
1) Sạch sẽ
a) Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ
2) Ngăn nắp b) Khó tìm đồ đạc
3) Rộng rãi c) Đảm bảo sức khoẻ con người
4) Chật chội d) Dễ bố trí đồ đạc
5) Lộn xộn e) Cần bố trí đồ đạc hợp lí
6) Thiếu vệ sinh f) Tìm đồ đạc nhanh, thuận tiện
c) Em hãy đọc nội dung sau và làm bài tập:
Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp giúp cho mọi thành viên trong gia đình sống thoải
mái, giữ được sức khoẻ tốt, đồng thời làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở. Giữ gìn nhà ở
sạch sẽ, ngăn nắp là việc làm thường xuyên của mỗi thành viên trong gia đình.
Dọn dẹp nhà ở thường xuyên sẽ đảm bảo vệ sinh nhà ở và mỗi lần dọn dẹp sẽ tốn
ít thời gian, công sức hơn.
Mỗi người cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp: giữ vệ sinh cá nhân; gấp chăn,
màn gọn gàng sau khi ngủ dậy; các đồ vật, dụng cụ sau khi sử dụng phải để đúng
nơi quy định; không khạc nhổ bừa bãi, không vứt rác bừa bãi,
Mọi người phải tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở tuỳ theo sức khoẻ và
tuổi tác như: quét dọn sạch sẽ trong phòng ở và xung quanh nhà; lau nhà, lau bụi
trên đồ đạc; đổ rác đúng nơi quy định,
24
Chọn một trong các từ/cụm từ sức khoẻ, chăm sóc, sạch đẹp, tiết kiệm, vẻ đẹp,
môi trường để điền vào chỗ chấm ( ) cho thích hợp:
• Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là ngôi nhà có (1) sống luôn luôn (2) ,
thuận tiện và khẳng định có sự (3) giữ gìn bởi con người.
• Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để: đảm bảo (4) cho các thành viên
trong gia đình, (5) thời gian khi tìm vật dụng và làm tăng (6) của
nhà ở.
d) Đọc nội dung dưới đây để trả lời câu hỏi:
Đi học về, Nam vứt vội cặp sách lên giường, cởi quần áo dài vắt lên thành ghế,
lục tìm đôi giày để đi chơi đá bóng với các bạn cùng xóm. Tìm một hồi vẫn không thấy,
Nam hỏi mẹ. Mẹ Nam chỉ cho Nam chỗ để đôi giày rồi khuyên nhủ: “Con phải để
các thứ đúng nơi, đúng chỗ để nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp. Khi cần lấy thứ gì đó sẽ
tìm được ngay, mà khách hoặc bạn bè đến chơi cũng đỡ cười con”. Nam trả lời mẹ:
“Ôi dào, con vội lắm! Khi nào nhà sắp có khách, con chỉ dọn một loáng là lại sạch
sẽ, gọn gàng, đẹp mắt thôi mà”.
• Quan điểm của Nam về việc dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp là gì? Quan điểm này
đúng hay sai?
• Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ có những ưu điểm, thuận lợi gì?
• Nhà ở bừa bộn, mất vệ sinh có những nhược điểm, tác hại gì?
e) Thảo luận và rút ra các kết luận về:
• Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
• Tại sao cần phải giữ cho nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp?
25
2. Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp
a) Quan sát hình 7 và trả lời các câu hỏi sau:
A
C
B
D
Hình 7. Một số hình ảnh về vệ sinh trường học
• Hãy kể những việc mà học sinh nên làm để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch sẽ,
ngăn nắp.
• Hãy kể những việc mà học sinh không nên làm để giữ gìn trường, lớp sạch sẽ,
ngăn nắp.
b) Thảo luận về các chủ đề sau:
• Học sinh nên làm những việc gì để trường, lớp luôn sạch đẹp?
• Học sinh không nên làm những việc gì khiến trường, lớp bị bẩn, mất vệ sinh?