Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Dự phòng bệnh lý mạch vành ở phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.47 KB, 17 trang )

HƯỚNG DẪN DỰ PHÒNG
BỆNH LÝ MẠCH VÀNH Ở
PHỤ NỮ NĂM 2010
Chủ biên: Gs.Ts. Phạm Gia Khải
Tham gia biên soạn: Ts. Phạm Mạnh Hùng,
Ths. Phạm Trần Linh, Ths. Phan Đình Phong
Tình hình bệnh lý tim mạch ở phụ nữ trên Thế giới
Trên toàn thế giới bệnh lý tim mạch đã vượt xa các bệnh nhiễm khuẩn
nói chung và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Mỗi năm có tới 17,2 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch.
Phụ nữ đang ngày càng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh lý tim
mạch: bệnh lý mạch vành, tăng huyết áp,…
Tại Hoa kỳ nguyên chính gây tử vong ở nữ giới là bệnh lý tim mạch
chiếm tới 34,8%.
Tại Trung Quốc tỷ lệ bệnh suất ở nữ giới cũng có xu hướng gia tăng ở
nữ giới. Tỷ lệ rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp ở phụ nữ từ 35 đến 74
tuổi là 53% và 25%.

Tuổi thọ càng ngày càng được cải thiện, nền kinh tế công
nghiệp hoá toàn diện thì gánh nặng bệnh lý tim mạch ở phụ nữ
cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
So sánh nguyên nhân tử vong theo giới
tại Hoa Kỳ năm 2010
Tỷ lệ bệnh ở Trung Quốc
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2


1.4
1.6
35-44
45-54
55-64
65-74
Nữ
Nam
Tình hình bệnh lý tim mạch ở phụ nữ
Việt Nam
Điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp 8 tỉnh thành trong
toàn quốc: Tỷ lệ THA ở nam và nữ là 39,3% và 60,7%.
Nghiên cứu về NMCT ở phụ nữ tại Viện Tim mạch thấy
rằng: trong trường hợp nhồi máu cơ tim thì tỷ lệ bệnh nhân
có sốc tim ở nữ giới cao hơn ở nam giới (13,3% và 10,7%).
 Chỉ số tiên lượng nặng ở nữ giới cũng cao hơn ở nam
giới (TIMI score 7,45 và 6,32).
Phân độ Killip ở bệnh nhân NMCT
Phân độ Killip
NMCT nữ
(n=135)
NMCT nam
(n=270)
P
n
%
n
%
1
53

39,3
160
59,3
<0,01
2
48
35,6
63
23,3
3
16
11,9
18
6,7
4
18
13,3
29
10,4
Tiên lượng NMCT ở hai giới
Giới
TIMI score
TRI score
Nữ
7,45 2,62
38,97 18,32
Nam
6,32 2,69
33,08 18,35
P

<0,01
<0,05
Phân loại yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ
Nguy cơ cao:
Tiền sử bệnh lý động mạch vành.
Đột quỵ.
Bệnh lý động mạch ngoại biên.
Phình động mạch chủ bụng.
Suy thận mãn.
Đái tháo đường type 2.
Phân loại yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ
Nguy cơ trung bình: ≥ 1 yếu tố nguy cơ của tim mạch.
Hút thuốc lá, thuốc lào.
Lối sống ít vận động.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn quá mặn,…
Béo phì, đặc biệt là béo bụng.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (nam < 55
tuổi và nữ < 65 tuổi).
Tăng huyết áp.
Rối loạn mỡ máu.
Bằng chứng cận lâm sàng bệnh mạch máu
Hội chứng chuyển hoá.
Khả năng gắng sức hạn chế hoặc nhịp tim bất thường trong
và sau khi làm nghiệm pháp gắng sức.
Hướng dẫn dự phòng bệnh
lý mạch vành ở phụ nữ
Thay đổi lối sống tích cực
Không hút thuốc lá: (Chỉ định loại I).
Tăng cường tập luyện: tập luyện mức độ vừa như đi bộ nhanh ít
nhất 30 phút mỗi ngày.

Phụ hồi chức năng giảm yếu tố nguy cơ tim mạch. (Chỉ định loại I).
Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn có chứa nhiều rau xanh và trái
cây, ăn nhiều cá tươi.
Hạn chế sử dụng mỡ động vật và acid béo bão hoà. Giảm lượng
muối ăn hàng ngày.
Không uống rượu, bia quá 1ly/ngày. (Chỉ định loại I).
Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì BMI từ 18,5 – 22,9kg/m2 và vòng
eo < 80cm. (Chỉ định loại I).
Cung cấp thêm Omega 3: bổ sung thêm mỗi ngày 850 – 1000mg.
(Chỉ định loại IIb).
Tránh căng thẳng tinh thần, stress,…
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Tăng huyết áp: điều trị huyết áp tối ưu < 120/80mmHg (Chỉ định
loại I).
Thuốc điều trị Tăng huyết áp được lựa chọn hàng đầu là nhóm
thuốc lợi tiểu Thiazide, chẹn Beta giao cảm, ức chế men chuyển,
chẹn thụ thể AT1, (Chỉ định loại I).
Kiểm soát mỡ và cholesterol máu: Phụ nữ nên giữ lượng mỡ
trong máu ổn định: LDL-C <100mg/dl; HDL-C >50mg/dl;
triglyceride <150mg/dl. (Chỉ định loại I).
Kiểm soát đường máu: Dùng thuốc hạ đường máu kết hợp thay
đổi lối sống lành mạnh, mục tiêu đạt HbA1C <7%.
Thuốc điều trị
Aspirin: liều thấp 75-325mg/ngày cho bệnh nhân có nguy cơ cao
(không có chống chỉ định dùng aspirin). (Chỉ định loại I). Những phụ
nữ <65 tuổi, không có yếu tố nguy cơ thì không cần thiết điều trị dự
phòng tắc mạch bằng aspirin. (Chỉ định loại IIb).
Nhóm chẹn Bêta: Nên dùng cho bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim,
hội chứng mạch vành cấp, suy giảm chức năng thất trái. (Chỉ định
loại I).

Nhóm ƯCMC/Chẹn AT1: Nên dùng cho bệnh nhân sau NMCT
(nếu không có chống chỉ định), đặc biệt ở phụ nữ có bằng chứng
lâm sàng suy tim, phân số tống máu ≤40%, hay có đái tháo đường.
Kháng Aldosterone: Nên dùng cho bệnh nhân sau NMCT có triệu
chứng suy tim với phân số tống máu giảm ≤40% (Không dùng khi có
chống chỉ định như: suy thận, tăng Kali máu. (Chỉ định loại I).
Thuốc điều trị
Không dùng các thuốc dự phòng bệnh mạch vành ở
phụ nữ:
Hormon liệu pháp trong giai đoạn tiền mãn kinh không
dùng để phòng bệnh lý tim mạch tiên phát hay thứ phát.
(Chỉ định loại III).
Các thuốc chống hình thành gốc tự do như: Vitamin E, C,
beta carotene,… không dùng để phòng bệnh lý tim mạch
tiên phát hay thứ phát. (Chỉ định loại III).
Acid Folic: kết hợp với B6 hay B12 hoặc đơn độc không
nên dùng để dự phòng bệnh lý tim mạch tiên phát hay thứ
phát. (Chỉ định loại III).
Không dùng Aspirin dự phòng NMCT cho phụ nữ khoẻ
mạnh < 65 tuổi
Tài liệu tham khảo:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ
nhồi máu cơ tim cấp ở nữ giới. Lê Thị Thanh Hằng – Luận án
Tiến sĩ năm 2010.
2. American Heart Association Guideline: Evidence-Based
Guidelines for Cardiovascular Disease Prevention in Women:
2007 update.
3. European Society of Cardiology: European guidelines on
cardiovascular disease prevention in clinical practice:

executive summary.
4. NCHS and NHLBI: Women and Cardiovascular Diseases –
Statistics.
5. Sangiorgi G, Rumberger J et all: Arterial calcification and not
lumen stenosis is highly correlated with atherosclerotic plaque
in humans. JACC Vol 31, 1998 126-33.
6. Christian RC, Harrington S et all: Estrogen status correlates
with the calcium content of coronary atherosclerotic plaque in
women. Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism Vol
87, No3, 2002, 1062-1067.

×