Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật cho các khu công nghiệp đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 80 trang )

MỤC LỤC


TÓM TẮT…………………………………………………………………… trang
1
Phần 1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………… ……
3
Phần II. NỘI DUNG

Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Các khái niệm cơ bản …………………………………………………………
6
1.2. Phát triển nguồn nhân lực và Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp….……………
6
1.2.1 Khái niệm cơ bản……………………………………………… …………
6
1.2.2 Vai trò chiến lược của nguồn nhân lực quốc gia ……………… …………
6
1.3. Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp …………………………………… ……….
6
1.3.1 Khái niệm ……………………………………………………………………
7
1.3.2 Phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp …………………………………
9
1.3.3 Khái niệm cơ bản về lao động kỹ thuật, đào tạo

lao động kỹ thuật và chuyển dòch cơ cấu lao động……………… ………
9
1.4. Các quan điểm về lý luận giáo dục hiện đại ……………………………
13


1.5. Phương pháp dự báo nhu cầu nguồn nhân lực ……………………………….
17
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ……………………………
19
1.6.1 Sự phát triển của dân số …………………………………………………….
19
1.6.2 Sự phát triển khoa học công nghệ …………………………………………
19
1.6.3 Thò trường lao động…………………………………………………………
21
Chương 2. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG HIỆN NAY Ở TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Đồng Nai……… ……………………….
22
2.1.1 Vò trí đòa lý kinh tế ………………………………… ……………………
22
2.1.2 Dân số ……………………………………………… ……………………
24
2.1.3 Lao động và nguồn nhân lực ………………………… …………………
25
2.1.4 Giáo dục - đào tạo ……………………………………… ………………
27
2.1.5 Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ………………………… ……………
29
2.1.6 Tổng quan về các KCN Đồng Nai ………………………… ………………
29
2.1.7 Phân lọai, đặc điểm và đònh hướng phát triển của các ngành công nghiệp
Đồng Nai………………………………………………………………


30
2.2. Phân tích tực trạng nguồn lao động và công tác đào

lao động kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai ………………………………………
35
2.2.1. Mạng lưới dạy nghề ………………………………………………………
35
2.2.1.1. Các cơ sở dạy nghề chính quy ……………………………………………
35
2.2.1.2. Các cơ sở dạy nghề phi chính qui ………………………………………
37
2.2.1.3. Các hình thức dạy nghề theo chương trình mục tiêu……………………
38
2.2.2. Thực trạng năng lực các cơ sở đào tạo…………………………………
38
2.2.2.1 Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo lao động kỹ thuật………….
38
2.2.2.2 Đội ngũ giáo viên………………………………………………………….
42
2.2.2.3 Chương trình và giáo trình giảng dạy…………………………………
43
2.2.2.4 Qui mô đào tạo……………………………………………………………
45
2.2.2.5 Nghề đào tạo……………………………………………………………….
45
2.2.3 Nhận xét……………………………………………………………………
49
2.3. Hiện trạng sử dụng lao động qua đào tạo của các khu công nghiệp………
50

2.3.1 Hiện trạng sử dụng lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật…
50
2.3.2 Hiện trạng sử dụng lao động phân theo nhóm tuổi ………………………
51
2.3.3 Hiện trạng sử dụng lao động phân theo nguồn xuất sứ lao động…………
52
2.4 Thực trạng tuyển dụng lao động……………………………………………
54
2.5. Nhận xét và đánh giá………………………………………………………….
54
Chương III. DỰ BÁO LAO ĐỘNG KỸ THUẬT VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI

3.1. Căn cứ dự báo…………………………………………………………………
56
3.2. Dự báo nhu cầu lao động trong các KCN đến năm 2010…………………….
57
3.2.1. Phương án 1………………………………………………………………….
57
3.2.2 phương án 2…………………………………………………………………
60
3.2.3. Tổng kết dự báo nhu cầu lao động cho các KCN đến năm 2010…………
62
3.2.4. Dự báo lao động và nhu cầu bổ sung LĐ theo các ngành công nghiệp…
63
3.3. Dự báo nhu cầu đào tạo và cơ cấu đào tạo LĐKT

cho các KCN đến năm 2010….…………………….…………………………
65

3.4. Dự báo nhu cầu đào tạo và đào tạo lại LĐKT trong các KCN đến 2010
67
3.4.1. Xác đònh cơ cấu và tỉ lệ đào tạo lại………………………………………
67
3.4.2. Dự báo số lượng đào tạo lại………………………………………………
68
3.4.3 tổng hợp dự báo nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật………………………
69
3.5. Các giải pháp………………………………………………………………….
71
3.5.1 Nhóm giải pháp về chính sách………………………………………………
72
3.5.2 Nhóm giải pháp đào tạo…………………………… ………………………
77
3.5.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ……………………………… ……………………
78
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Tóm tắt công trình nghiên cứu…………………………………………………
81
2. Tự đánh giá……………………………………………………………………
82
3. Hướng phát triển của đề tài……………………………………………………
82
4. Kết luận………………………………………………………………………….
83
5. Kiến nghò………………………………………………………………………
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….
88

CÁC BẢNG PHỤ LỤC……………………………………………………………



1
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tập trung
phát triển và xây dựng các ngành kinh tế để nhanh chóng trở thành một đất nước giàu mạnh,
hòa nhập cùng sự phát triển của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Trong những
năm qua, Đồng Nai là một trong những tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm các tỉnh
phía Nam, trong đó đóng góp của công nghiệp Đồng Nai vào GDP của tỉnh là rất lớn. Vì
vậy, giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu c

a các khu công nghi

p Đồng Nai
là vấn đề quan trọng và cũng chính là nội dung được trình bày trong luận văn “Khảo sát
thực trạng, đề xuất giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật cho các khu công nghiệp Đồng
Nai”

Cấu trúc của luận văn bao gồm:
Phần I. Mở đầu: Nêu rõ lý do, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nghiên cứu, giới hạn nội
dung và đóng góp mới của đề tài.

Phần II. Nội dung: Bao gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận.
Chương 2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo và sử dụng lao động kỹ
thuật hiện nay ở Đồng Nai.
Chương 3. Dự báo lao động kỹ thuật và đề ra giải pháp đào tạo đáp ứng cho các khu

công nghiệp Đồng Nai.

Phần III. Kết luận và kiến nghò: Một số kết luận, kiến nghò và đề xuất hướng phát triển của
đề tài.
Do điều kiện thời gian và quy mô thực hiện luận văn, việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở
mức khảo sát để đánh giá thực trạng đào tạo, sử dụng lao động kỹ thuật, dựa trên cơ sở đó
dự báo nhu cầu và đề ra các giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật cho công nghiệp Đồng Nai
đến năm 2010.
Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ làm sáng tỏ thêm về phương pháp luận trong dự báo
và đề ra các giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật; là tiền đề cho các tham khảo xây dựng kế
hoạch đào tạo lao động kỹ thuật gắn với sử dụng để đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho
các KCN Đồng Nai. Góp phần vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh
Đồng Nai.
2

ABTRACT
Our country is at the stage of speeding up the process of modernization and
industrialization, focusing and building the economical branches to soon become a powerful
and prosperous country ,with a view to integrate into the development of the developed
countries in the region and in the world. For many years, Dong Nai is one of the important
southern provinces with the higher speed of economical development than the average of
the country. From the above points of view and considerations, the researcher decides to
choose the theme:
“Investigate the real situations, put forward solutions to training technical workers for Dong
Nai industrial zones”

THE STRUCTURE OF THE DISSERTATION

PREFACE: The contents include the reasons for the collection of the topic, the purpose,
the mission, the researching methods and the limitations of topic.


CONTENT
Chapter I. Present and analyze the fundamental issues about the theory and practice of the
theme.

Chapter II.
Survey, analyze and estimate the real situations of training and employment of
skilled workers nowadays.

Chapter III. Base on the quantity and structure, put forward the solutions to training that
meet the requirements of Dong Nai industrial zones.

CONCLUSION AND RECOMMENDATION

In view of the limited time and the scale of the theme, the study is just at the level of
surveying to estimate the real situations of training and employment of skilled workers.
From which, the theme forecasts the needs and give solutions to the training of skilled
workers for Dong Nai industrial zone till 2010. So the theme doesn’t keep in close touch
with the plan of building labor force.

The result of this study will clear the theory and give solutions to the training
program. It will be the premise for the reference of building the plan which closely connects
with the needs of Dong Nai industrial zones. It also contributes to the process of
industrialization and modernization of Dong Nai province.




3


1.

Lí do chọn đề tài
Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tập trung
phát triển và xây dựng các ngành kinh tế để nhanh chóng trở thành một quốc gia giàu
mạnh, hòa nhập cùng sự phát triển của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Theo
Nghò quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, trong chiến lược phát triển đất nước, lấy việc phát
triển nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Mục tiêu
công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, chỉ thực hiện được khi nguồn nhân lực được
đào tạo và sử dụng tốt, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong hiện tại cũng
như trong tương lai, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của từng đòa phương; mới
đảm bảo sự phát triển ổn đònh và bền vững của đất nước.
Nghò quyết đã nêu: “…Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng
dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành
kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao. Gắn việc hình thành các khu công nghiệp, khu
công nghệ cao với hệ thống các trường đào tạo nghề. Phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ
thống trường dạy nghề trên đòa bàn cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng,
linh hoạt, năng động”. (Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX, NXB Chính trò
Quốc gia, trang 293).
Trong lónh vực đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ
thuật đáp ứng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đang phát triển một cách nhanh
chóng ở nước ta. Vì vậy ngành giáo dục Việt Nam mà đặc biệt là hệ thống đào tạo lao động
kỹ thuật phải có sự đònh hướng, có kế hoạch để đào tạo và phát triển theo nhu cầu, cơ cấu
ngành nghề phải phù hợp, kòp thời thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế –
xã hội, đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua, Đồng Nai là một trong những tỉnh nằm trong khu vực kinh tế
trọng điểm các tỉnh phía Nam; có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với bình quân cả nước;
tăng GDP qua các năm: năm 2001- 11,1%; năm 2002- 12,2%; năm 2003 tăng 13,17%.
Trong đó đóng góp của công nghiệp Đồng Nai vào GDP của tỉnh là rất lớn và tăng
đều hàng năm; năm 1995, 38,75%; năm 2000, 52,1%; năm 2001, 53,4%; năm 2002, 55,3%

và năm 2003 là 56,2%. Giá trò sản xuất công nghiệp năm 2003 thực hiện hơn 66.889,651 tỷ
đồng, đạt 102,4% kế hoạch năm và tăng 20% so với năm 2002;
Ngoài ra còn tạo ra nhiều việc làm để giải quyết nhu cầu lao động cho đòa phương,
năm 2004 có 278.242 người đang làm việc trong các khu công nghiệp Đồng Nai;
Có thể nói Đồng Nai là một trong những đòa phương có quy mô và tốc độ phát triển
KCN mạnh nhất cả nước; hiện có 15 KCN đang hoạt động với tổng diện tích đất 4.571 ha.
Trong quy hoạch phát triển KCN đến năm 2010, Đồng Nai có tổng số 23 KCN, với tổng
diện tích đất quy hoạch lên đến 8.119 ha.
Nhưng việc đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp
chưa được quan tâm đúng mức; chưa có công trình nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ
thống về đào tạo lao động kỹ thuật;
4
Chưa có đề tài khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng cho sự
phát triển của công nghiệp Đồng Nai. Để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong
quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đồng thời góp phần đưa Đồng Nai trở thành
tỉnh Công nghiệp hóa vào năm 2010.
Khảo sát thực trạng sử dụng lao động kỹ thuật để phân tích, đánh giá và đề xuất các
giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng cho công nghiệp Đồng Nai; rất cần thiết và có
ý nghóa thực tiễn.
Từ những quan điểm và những nhận đònh trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Khảo
sát thực trạng, đề xuất giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật cho các khu công nghiệp Đồng
Nai”.

2. Mục đích nghiên cứu
Xác đònh nhu cầu, cơ cấu và đề xuất các giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật cho các
khu công nghiệp Đồng Nai phù hợp về số lượng và cơ cấu để gắn giữa đào tạo và nhu cầu
sử dụng.

3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng đào tạo và sử dụng lao động kỹ thuật; nhu cầu, cơ cấu và các giải pháp

đào tạo lao động kỹ thuật cho các KCN Đồng Nai giai đoạn 2005-2010.

4. Khách thể nghiên cứu
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.
-
Ban Giám đốc hoặc Ban Giám hiệu các cơ sở đào tạo.
- Đội ngũ giáo viên của các cơ sở đào tạo.
- Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Lao động TB-XH tỉnh Đồng Nai (Phòng giáo dục
chuyên nghiệp và phòng dạy nghề).
- Người lao động đang làm việc tại các Khu công nghiệp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo lao động kỹ thuật trong các cơ sở đào tạo hiện
nay trên đòa bàn tỉnh Đồng Nai.
• Khảo sát thực tiễn nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo ở các khu công nghiệp.
• Dự báo lao động và nhu cầu lao động kỹ thuật cho các Khu công nghiệp.
• Đề xuất những giải pháp về hoạt động đào tạo lao động kỹ thuật của các cơ sở đào
tạo trong tỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các khu công nghiệp.
5
6. Phương pháp nghiên cứu
Đây là dạng đề tài nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai, người nghiên cứu
sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
• Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, qua các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu
đã công bố, sách-báo, các văn bản pháp qui… để phân tích và chọn lọc để vận dụng
vào đề tài.

Phương pháp điều tra – khảo sát, với công cụ là những phiếu khảo sát gián tiếp đối
tượng nghiên cứu để thu thập thông tin cần thiết thực hiện đề tài.
• Phương pháp nghiên cứu sản phẩm đối tượng, tìm hiểu về kết quả hoạt động của đối
tượng nghiên cứu về những kết quả mà họ đạt được trong quá trình phát triển.
• Phương pháp chuyên gia, qua trao đổi trực tiếp với đối tượng nghiên cứu là các

chuyên gia có kinh nghiệm thực tế có liên quan đến lónh vực nghiên cứu của đề tài
với các câu hỏi đã được soạn trước.
Các số liệu thu thập được, được xử lí bằng phương pháp thống kê với sự hỗ trợ của
máy tính.

7. Giới hạn đề tài
Do qui mô của đề tài và thời gian nghiên cứu có hạn nên người nghiên cứu giới hạn
đề tài trong phạm vi nghiên cứu như sau :
• Những nhóm nghề: Kỹ thuật công nghiệp thuộc hệ thống Giáo dục nghề nghiệp.
• Thời gian dự báo từ nay đến 2010.














6
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
• Nghiên cứu (research), dùng tri thức để xem xét, tìm hiểu để nắm vững vấn đề, giải
quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới. Cụ thể là giải quyết những vấn đề
được đặt ra trong đề tài này.
• Thực trạng (real situation), tình trạng có thật trong xã hội, tại đòa phương mà đề tài đề

cập tới; Khảo sát thực trạng, xem xét cụ thể để tìm hiểu tình trạng có thật trong xã
hội, tại đòa phương mà đề tài đề cập tới.
• Giải pháp (solution), các phương pháp để giải quyết một, hoặc nhiều vấn đề cụ thể
xảy ra trong thực tế nghiên cứu của đề tài.

1.2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ GIÁO DỤC KỸ THUẬT NGHỀ NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm
a. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là tổng số những người trong độ tuổi đang lao
động hoặc đang cần có việc làm. Những người này có thể được người khác sử dụng sức lao
động hoặc tự tổ chức lao động để tạo ra sản phẩm vật chất phục vụ cho chính họ và cho xã
hội.

b. Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực (human resource
development): Theo nghóa hẹp, đó là quá trình đào tạo và đào tạo lại (training and
retraining) hoặc trang bò bổ sung những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho người lao
động để họ hoàn thành nhiệm vụ lao động. Ngày nay, trên quan điểm rộng hơn, phát triển
nguồn nhân lực bao gồm 3 mặt: phát triển sinh thể, phát triển nhân cách (kiến thức, kỹ năng
và thái độ) và xây dựng môi trường thuận lợi.
Hình 1.1. Sơ đồ biểu thò các thành tố của phát triển nguồn nhân lực

1.2.2 Vai trò chiến lược của nguồn nhân lực quốc gia

Một quốc gia muốn phát triển về mọi mặt cần phải có ba yếu tố quan trọng là tài
nguyên thiên nhiên, khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực của quốc gia; trong đó nguồn
nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, không chỉ
Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển sinh thể

♦ Sức khỏe.

♦ Nuôi dưỡng.
♦ Dân số.
♦ Nước và vệ sinh.
Phát triển nhân cách

♦ Kiến thức.

Kỹ năng.

Thái độ.
Xây dựng môi trường
Xã hội

♦ Sử dụng lao động.

Hệ thống pháp luật.
♦ Tự do dân chủ.
♦ Cộng đồng…
7
riêng ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới cũng đều quan tâm một cách triệt để vào
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho quốc gia mình. Vai trò của nguồn nhân lực
đối với sự phát triển kinh tế – xã hội thể hiện qua hai mặt:
-Với tư cách là người lao động: con người tạo ra sản phẩm bằng sức lao động, óc sáng
tạo và tay nghề, trong đó khả năng trí tuệ và thể lực là yếu tố cơ bản nhất và là yếu tố
quyết đònh cho nền phát triển sản xuất xã hội. Trong bất kỳ giai đoạn lòch sử nào, trình độ
sản xuất nào thì nhân tố con người đều đóng vai trò quyết đònh cho sự phát triển kinh tế –
xã hội của một dân tộc.
-Với tư cách là người tiêu dùng: con người sử dụng các sản phẩm, tiếp thu kho tàng
văn hóa, lòch sử của nhân loại và dân tộc. Nhu cầu tiêu dùng là nguồn gốc của động lực
phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và qui mô thích hợp để có thể sử dụng hiệu
quả nhằm mục đích phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia là vấn đề hết sức cần thiết và
mang tính chiến lược lâu dài.
Trước tầm quan trọng như vậy, Nghò quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã chỉ rõ: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm, khắc phục
những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo…”
Như vậy, “cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành
quốc sách hàng đầu”. Trong đó đào tạo nguồn nhân lực cần phải làm rõ ba vấn đề sau:
• Kết cấu nền, tạo nguồn nhân lực cho tương lai đất nước; đó chính là sức khỏe và tri
thức văn hóa phỗ cập từ vỡ lòng cho đến tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông; truyền
thống văn hóa và trình độ dân trí. Kết cấu nền quyết đònh tính ổn đònh của chất lượng
nguồn nhân lực.

Nhân lực có tri thức, trong đó bao gồm nhân lực có tri thức quản lý xã hội, quản lý
doanh nghiệp; nhân lực có tri thức văn hóa, khoa học và công nghệ luôn luôn là lực
lượng dẫn đường cho toàn xã hội phát triển.
• Nhân lực có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật là lực lượng có thể tham gia ngay vào sản
xuất và trực tiếp làm ra của cải vật chất.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, hiệu quả đạt được về mặt phát triển nguồn
nhân lực chòu ảnh hưởng rất lớn vào các nhân tố sau: đó là sự phát triển dân số, sự phát triển
về khoa học và công nghệ, thò trường lao động trong nước và trên thế giới và yếu tố thứ tư là
thành quả của hệ thống giáo dục và đào tạo đặc biệt là hệ thống giáo dục kỹ thuật – nghề
nghiệp.
Như vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tựu trung là làm gia tăng giá trò con
người: Giá trò tinh thần, đạo đức, thể chất, vật chất. Cụ thể hơn, con người được xem như một
tài nguyên, một nguồn lực, cho nên sự phát triển con người hoặc phát triển nguồn nhân lực
trở thành một lónh vực hết sức cần thiết trong hệ thống các loại nguồn lực như vật lực, tài
lực, nhân lực. Trong đó, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm.
8

1.3 GIÁO DỤC KỸ THUẬT – NGHỀ NGHIỆP
1.3.1. Khái niệm

Giáo dục nghề nghiệp (Vocational Education), là một loại hình giáo dục nhằm phát
triển những kỹ năng, khả năng hiểu biết, thái độ, thói quen làm việc và biết đònh lượng giá
trò. Chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp bao gồm những kiến thức và thông tin cần
thiết để người lao động gia nhập và thăng tiến trong nghề nghiệp trên cơ sở hữu dụng và năng
suất. Giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận của chương trình giáo dục toàn diện góp phần đào
tạo những công nhân tốt bằng cách phát triển cho họ những năng lực về thể chất, xã hội, văn
hóa, đạo đức và kinh tế.

Theo luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam năm 1998:
• Hệ thống giáo dục nghề nghiệp bao gồm Trung học chuyên nghiệp và tất cả loại
hình Dạy nghề (chính quy và không chính quy) – gọi chung là hệ thống đào tạo
dưới Đại học và thuộc ngành nghề chuyên môn.
• Trung học chuyên nghiệp

được thực hiện từ ba đến bốn năm đối với học sinh có
bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và từ môït đến hai năm đối với học sinh có bằng tốt
nghiệp trung học phổ thông.
• Dạy nghề dành cho người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần
học; được thực hiện từ một năm trở xuống đối với chương trình dạy nghề ngắn hạn,
từ một đến ba năm đối với các chương trình dạy nghề dài hạn.

• Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: gồm Trường Trung học chuyên nghiệp, Trường Dạy
nghề, Trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (gọi là cơ sở dạy nghề). Cơ sở dạy nghề
có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh dòch vụ, cơ sở
giáo dục khác.
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp (Industrial Arts Education): Giảng dạy thực hành tại
xưởng, không có tính chất chuyên nghiệp, để cung cấp những kinh nghiệm về giáo dục phổ

thông liên quan tới các mặt công nghiệp và kỹ thuật của đời sống, hướng dẫn học sinh trong
các lónh vực sản xuất, tiêu thụ và giải trí thông qua những kinh nghiệm thực tế với những
nguyên vật liệu và hàng hóa. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp cũng là những kinh nghiệm để
thăm dò và đònh hướng cho học sinh phổ thông chọn nghề.
1.3.2. Phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong
quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn lao động có kỹ thuật, nhân viên trong các tổ
chức tăng nhanh cùng với việc mở rộng hợp tác quốc tế, sự cạnh tranh, phát triển công nghệ
tiên tiến và những áp lực kinh tế xã hội, giáo dục nghề nghiệp được xem như là một yếu tố
cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của xã hội. Ngày nay, chất lượng của nguồn
nhân lực đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới. Thực
tế đã chứng minh rằng, đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so
với việc đầu tư đổi mới trang bò kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh
9
doanh. Điều đó cũng đã giải thích vì sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của các nước phát
triển đều chú trọng hàng đầu đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư cho
giáo dục và đào tạo là đầu tư có lợi nhất để phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng đóng vai
trò chính trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Đào
tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật thích ứng với sự phát triển khoa học và công nghệ trên thế
giới, có năng lực lao động thực tiễn, sáng tạo trong sản xuất.

1.3.3 Lao động kỹ thuật, đào tạo lao động kỹ thuật và chuyển dòch cơ cấu lao động
Đề án nghiên cứu tổng thể về giáo dục – đào tạo và phân tích nguồn nhân lực Việt
Nam (VIE/89/022) do UNESCO, UNDP và Bộ Giáo dục & Đào tạo thực hiện đã đưa ra khái
niệm “lao động kỹ thuật” và cho rằng lao động kỹ thuật là lao động qua đào tạo được cấp
bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất.

Người lao động được xếp vào loại lao động kỹ thuật nếu hội đủ 2 yếu tố (hoặc điều kiện):

Được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất;
− Được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo.
Lao động kỹ thuật theo quan niệm này cũng không đồng nghóa với “lao động giản
đơn” và “lao động lành nghề”, mặt khác cũng không tính số có thể được đào tạo, mà không
được cấp bằng hoặc chứng chỉ. Nghóa là chỉ bao gồm lao động được đào tạo và được cấp
bằng hoặc chứng chỉ.
Tuy nhiên, lao động kỹ thuật theo khái niệm của dự án VIE/89/022 xét về tính chất
lao động bao gồm 2 loại:
− Lao động kỹ thuật thực hành
− Lao động chuyên môn (quản lý, nghiên cứu và chuyên gia) mang tính chất hàn lâm.
Theo người nghiên cứu, khái niệm lao động kỹ thuật giới hạn ở loại lao động theo
hướng kỹ thuật thực hành. Đó là loại lao động được đào tạo, được cấp bằng hoặc chứng chỉ
của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp quốc dân thống nhất để có năng lực
thực hiện các công việc phức tạp, tạo ra sản phẩm hàng hoá và dòch vụ phục vụ quốc kế dân
sinh.
Khái niệm này sẽ phân biệt rõ 2 hệ thống con của hệ thống giáo dục quốc dân thống
Một là hệ thống đào tạo nghề nghiệp có nhiệm vụ đào tạo lao động kỹ thuật, lao động
này là lao động thực hành gắn với lao động sản xuất và dòch vụ và hai là hệ thống đào tạo
cao đẳng, đại học, sau đại học có nhiệm vụ đào tạo lao động chuyên môn mang tính chất
hàn lâm gắn với công việc quản lý, nghiên cứu khoa học và lao động chuyên gia (xem sơ đồ
sau).


10
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại lao động kỹ thuật




















− Lao động đã từng tham gia các khoá đào tạo, các trường đào tạo nhưng chưa
được cấp bằng/ chứng chỉ cũng không xếp họ vào lao động qua đào tạo (lao động chuyên
NHÂN VIÊN KỸ THUẬT
TỔNG SỐ DÂN
DÂN SỐ TỪ 15
T
TRỞ LÊN DÂN SỐ DƯỚI 15
T

DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ TÍCH CỰC (LLLĐ)
DÂN SỐ KHÔNG HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ TÍCH CỰC
LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO

LAO ĐỘNG KHÔNG QUA ĐÀO TẠO
CÓ BẰNG/ CHỨNG CHỈ
KHÔNG CÓ BẰNG/ CHỨNG CHỈ
LAO ĐỘNG CHUYÊN MÔN (HỆ
HÀN LÂM). Thuộc giáo dục CĐ,
ĐH, sau ĐH

LAO ĐỘNG KỸ THUẬT (HỆ THỰC
HÀNH). Thuộc giáo dục Nghề nghiệp
CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ TRÌNH ĐỘ CAO
11
môn hoặc lao động kỹ thuật) vì có thể họ chưa hoàn thành chương trình đào tạo hoặc không
qua được các kỳ thi để được cấp bằng/ chứng chỉ và như vậy, họ chưa đạt được chuẩn tối
thiểu để xếp vào loại lao động qua đào tạo (lao động chuyên môn hoặc kỹ thuật).
− Lao động chuyên môn theo luật Giáo Dục và Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010, thuộc ô giáo dục cao đẳng, đại học, sau đại học (cách xác đònh hệ thống giáo dục
hiện nay là cắt theo chiều ngang, nên chỉ có nghóa là tiêu thức để xếp loại), được đào tạo
theo Hàn lâm, coi trọng lý thuyết, nhẹ thực hành, nếu muốn làm công vòêc của lao động kỹ
thuật thực hành, cần phải qua chương trình đào tạo liên thông để bổ sung hoặc nâng cao kỹ
năng thực hành
.
− Lao động Kỹ thuật theo Luật giáo dục và Chiến lược phát triển giáo dục 2001-
2010 thuộc ô giáo dục nghề nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại giáo dục nghề nghiệp có thể
phát triển đào tạo cao đẳng và đại học kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ nhưng vẫn coi trọng
thực hành, phần lý thuyết chỉ ở mức nhất đònh cần thiết. Nếu lao động kỹ thuật muốn chuyển
sang lao động chuyên môn, họ phải qua chương trình đào tạo liên thông để bổ sung kiến thức
về lý thuyết.
Đào tạo lao động kỹ thuật là quá trình hoạt động đào tạo có mục đích, có tổ chức và
có kế hoạch trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nhằm hình thành và phát triển kiến

thức, kỹ năng, nhân cách cho mỗi cá nhân người lao động ở các cấp trình độ để có thể hành
nghề làm công việc phức tạp với năng suất và hiệu quả cao, đồng thời có năng lực thích ứng
với sự biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ trong thực tế.
Đào tạo lao động kỹ thuật luôn luôn gắn với cơ cấu lao động nhằm hình thành cơ cấu
lao động mới phù hợp với nền kinh tế hiện đại. Cơ cấu lao động ở đây được hiểu là sự phân
chia lực lượng lao động theo những tiêu thức nào đó, thành các tỷ lệ nhất đònh, phản ánh mối
quan hệ của nó trong tổng thể.
Cơ cấu lao động được xem xét dưới 2 góc độ khác nhau: cơ cấu lao động xét từ góc
độ nguồn, tức là mặt “cung lao động” và cơ cấu lao động xét từ góc độ phân công lao động
xã hội, tức là mặt “cầu lao động”. Giữa cơ cấu cung lao động và cơ cấu cầu lao động có
quan hệ mật thiết với nhau, song cơ cấu cầu lao động liên quan trực tiếp đến chuyển dòch cơ
cấu lao động trong mối quan hệ với chuyển dòch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu lao động luôn luôn ở trạng thái động trong không gian và thời gian. Trong
kinh tế thò trường, sự chuyển hoá từ cơ cấu lao động này sang cơ cấu lao động khác phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau và do đó kết quả chuyển dòch có
thể là tích cực hoặc tiêu cực. Tuy nhiên, ở tầm vó mô, mục tiêu chuyển dòch cơ cấu lao động
một mặt phải đảm bảo tính khách quan, mặt khác phải đem lại kết quả tích cực.
Vì vậy, khái niệm chuyển dòch cơ cấu theo quan niệm này được hiểu là quá trình biến
đổi, chuyển hóa khách quan, có tính chất quy luật từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động
mới, tiến bộ hơn, phù hợp với quá trình và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đất nước từng
thời kỳ.

12
1.4. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ LÝ LUẬN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI
Trong những năm gần đây, để đáp ứng những nhu cầu mới của xã hội hiện đại với
những biến đổi về chính trò, kinh tế, văn hóa – xã hội và khoa học công nghệ… do đó đã xuất
hiện nhiều quan điểm mới về một nền giáo dục hiện đại và có ảnh hưởng sâu sắc đến quá
trình phát triển giáo dục ở nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Nhà trường ngày nay, được chuyển từ hệ thống khép kín, độc lập trong xã hội sang
hệ thống mở, hòa nhập tích cực với các biến đổi của đời sống xã hội. Nhà trường ngày nay

không những truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm xã hội mà còn có tác dụng trực tiếp trong
việc hình thành và phát triển những thái độ, khả năng cần thiết để nắm vững, phát triển và
đặc biệt là sử dụng những kiến thức đó vào trong thực tiễn.
Mối quan hệ giữa người dạy và người học,
có những biến đổi cơ bản trong những
thập kỷ qua. Mối quan hệ này chuyển dần từ quyền uy của người dạy và phụ thuộc của
người học sang mối quan hệ tương tác, hỗ trợ nhau trong khi vẫn tôn trọng truyền thống tôn
sư trọng đạo. Trong mối quan hệ này người thầy luôn đóng vai trò chủ đạo với chức năng cơ
bản là tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy – học và người học có vò trí trung
tâm tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình học tập. Những đặc điểm tâm –
sinh – lý, nhu cầu, lợi ích và khả năng của người học được quan tâm thích đáng trong quá
trình dạy học có nghóa là làm cho người học phát huy tính tự chủ, tích cực trong quá trình
học tập và có nhiều cơ hội sáng tạo, thể hiện năng lực, hiểu biết của mình nhiều hơn, thích
ứng với môi trường đào tạo và môi trường lao động tương lai.
Yêu cầu bồi dưỡng ý thức độc lập, sáng tạo, năng lực tự học của người học với các
phương pháp dạy học tích cực có ý nghóa hết sức quan trọng, chúng ta hãy so sánh sự khác
biệt theo bảng sau
Bảng 1.1. So sánh sự khác biệt về quá trình dạy học giữa mô hình dạy học truyền thống
và dạy học hiện đại
Các nhân tố trong
quá trình dạy học
Mô hình dạy học truyền thống Mô hình dạy học hiện đại
1. Mục tiêu đào tạo
Nặng tính áp đặt, đồng loạt theo
khuôn mẫu, cứng nhắc. Chú
trọng kiến thức sách vở, hàn
lâm, thói quen thụ động, thừa
hành.
Chú trọng tổ hợp kiến thức, kỹ
năng và thái độ, nhu cầu, lợi ích,

khả năng của người học và người
sử dụng lao động. Mục tiêu linh
hoạt, đào tạo nhân lực đa năng.
2. Về nội dung dạy
học
Theo lôgic nội dung khoa học
các môn học, nặng về hệ thống
khái niệm, lý thuyết hàn lâm và
kỹ năng thừa hành. Cách biệt lý
thuyết với thực hành. Đơn kênh
thông tin.
Hệ thống các kiến thức, kỹ năng
cơ bản, thực tiễn, năng lực hành
nghề. Nội dung dạy học theo
hướng tích hợp, mềm dẻo, liên
thông các loại hình đào tạo. Đa
kênh thông tin.
3. Về phương pháp
dạy học
Nặng về thuyết trình, giảng giải
đơn thuần. Học sinh chủ yếu tiếp
thu thụ độn
g
,
g
hi nhớ. Độc thoại.
Phát huy tính tích cực, độc lập,
sáng kiến và kinh nghiệm, phát
hu
y

vốn sốn
g
của học sinh. Tăn
g

13
Giáo viên là trung tâm của hoạt
động dạy học.
cường các phương pháp thực
hành, thí nghiệm, thực tế. Người
học là trung tâm của hoạt động
dạy học.
4. Về hình thức
tổ chức
Chủ yếu dạy tập trung toàn lớp.
Đơn hình thức.
Chú trọng theo nhóm và cá nhân
hóa. Đa hình thức. Học trong
hành động.
5. Về đánh giá
Giáo viên độc quyền, đánh giá
chủ quan, tự luận.
Nặng về yêu cầu khả năng ghi
nhớ, thuộc lòng.

Giáo viên và học sinh cùng đánh
giá khách quan, trắc nghiệm.
Chú trọng năng lực vận dụng kiến
thức, kỹ năng và sáng tạo.


Xây dựng mô hình nhân cách nghề nghiệp, chúng ta đều biết rằng những đặc trưng
nhân cách của một nhóm người trong xã hội hay của từng cá nhân được bộc lộ trong hoạt
động, trong đời sống và trong lao động nghề nghiệp. Với tư cách là một hoạt động chủ đạo,
hoạt động nghề nghiệp thực tiễn không chỉ góp phần quyết đònh đến sự hình thành và phát
triển nhân cách nghề nghiệp mà chính thông qua hoạt động này những đặc trưng nhân cách
nghề mới được bộc lộ một cách rõ ràng và đầy đủ (cả những mặt tiêu cực hoặc tích cực, cả
những xu hướng phát triển hoặc suy thoái nhân cách). Chính vì vậy mô hình hoạt động nghề
nghiệp là cơ sở chủ yếu để xây dựng mô hình nhân cách nghề nghiệp và đương nhiên, mô
hình nhân cách nghề nghiệp cũng phản ảnh những đặc tính của cộng đồng con người Việt
Nam nói chung. Điều quan trọng là, nếu như trước đây trong mô hình cấu trúc hoạt động
nghề nghiệp phản ảnh chủ yếu những hoạt động nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ lao
động cụ thể hoặc theo qui trình lao động nghề nghiệp tương ứng với từng loại hình lao động,
thì đến nay cần thiết phải dự tính đến các loại hình lao động sáng tạo trong lao động nghề
nghiệp bên cạnh các loại hình hoạt động thừa hành.

Hình 1.3. Sơ đồ quy trình xây dựng mô hình nhân cách nghề nghiệp.


Mô hình hoạt động
nghề nghiệp
Mô hình nhân cách
nghề nghiệp
Mô hình đào tạo nghề
nghiệp
Nhu cầu nhân lực lao
động xã hội
Mô hình chung về con
người Việt Nam
Cơ sở lý luận chung về
giáo dục

nghề nghiệp
14
Trong quá trình xây dựng mô hình nhân cách nghề nghiệp, một vấn đề được đặt ra là
lựa chọn loại hình cấu trúc nào của nhân cách cho thích hợp với các yêu cầu của công tác
hướng nghiệp và đào tạo nghề nghiệp. Hiện nay có hai loại hình cấu trúc đáng chú ý sau:
một là loại hình cấu trúc theo các bộ phận cấu thành về phẩm chất và năng lực (đức và tài),
thích ứng với các loại hình lao động trong mô hình hoạt động nghề nghiệp. Hai là, loại hình
cấu trúc bao gồm 4 cấu trúc nhỏ: một là cấu trúc xu hướng bao gồm niềm tin, lý tưởng,
nguyện vọng, thái độ; hai là cấu trúc kinh nghiệm bao gồm các thành phần về kiến thức,
hiểu biết, kinh nghiệm thực tế cuộc sống và lao động; ba là các đặc điểm tâm lý về tính
cách, khí chất ; bốn là, những đặc trưng sinh học về sức khỏe, thể trạng, lứa tuổi. Các cấu
trúc nhỏ nêu trên tạo thành một mô hình cấu trúc nhân cách hoàn chỉnh và được phản ánh
khá đầy đủ về đặc trưng, trình độ phát triển nhân cách ở bên trong của mỗi cá nhân, còn loại
hình cấu trúc thứ nhất (phẩm chất – năng lực) phản ảnh những đặc trưng tổng hợp, những giá
trò nhân cách được thể hiện tổ hợp bên ngoài của mỗi cá nhân được tập thể hay xã hội thừa
nhận thông qua quá trình sống và lao động nghề nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây
dựng mô hình nhân cách nghề nghiệp theo hướng kết hợp hai loại hình cấu trúc nêu trên
trong một mô hình nhân cách nghề nghiệp thống nhất là con đường hợp lý. Mô hình thống
nhất sẽ đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng mô hình đào tạo cho từng loại hình lao động nghề
nghiệp trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở nước ta. Việc nghiên cứu quá trình vận động
và phát triển của nhân cách nghề nghiệp thích ứng với nhiều giai đoạn (tiền nghề nghiệp,
đào tạo nghề và giai đoạn phát triển nghề nghiệp) có ý nghóa rất quan trọng trong quá trình
nghiên cứu bảo đảm tính kế thừa, khả năng liên thông hợp lý các bậc đào tạo và các loại
hình đào tạo theo quan điểm xây dựng hệ thống giáo dục liên tục.
Xây dựng mô hình nhân cách nghề nghiệp làm cơ sở để nghiên cứu và xây dựng mô
hình đào tạo thích ứng. Vấn đề xây dựng mô hình mới về đào tạo nghề nghiệp đã được đặt
ra và nghiên cứu ở nước ta trong một vài năm gần đây và việc nghiên cứu triển khai ứng
dụng trong thực tiễn giáo dục nghề nghiệp là một xu hướng đang chú ý.
Hiểu một cách chung nhất, xây dựng mô hình đào tạo nghề nghiệp là quá trình hình
thành một phương thức, nội dung, quy trình đào tạo hợp lý và liên tục trong một thời gian

nhất đònh để đạt được mục tiêu đào tạo, hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp.
Trong quá trình này có các giai đoạn liên quan chặt chẽ với nhau từ công tác hướng nghiệp,
tuyển sinh đến quá trình đào tạo, kiểm tra và đánh giá sự thích ứng và phát triển nghề
nghiệp.
Vấn đề nghiên cứu nhân cách nghề nghiệp là một vấn đề phức tạp và mới được
nghiên cứu trong lónh vực giáo dục nghề nghiệp ở nước ta trong thời gian gần đây. Giải
quyết tốt các khía cạnh khác nhau của vấn đề nhân cách nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận
lợi không chỉ cho các yêu cầu nghiên cứu về chiến lược đào tạo nhân lực của nước ta trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động
lực phát triển kinh tế – xã hội, mà còn góp phần tích cực vào quá trình nghiên cứu và tìm
kiếm các phương thức đào tạo mới thích hợp với điều kiện thực tiễn, nâng cao chất lượng
công tác giáo dục và đào tạo nghề nghiệp ở nước ta.


15
Hình 1.4. Sơ đồ mô hình cấu trúc nhân cách nghề nghiệp
















1.5. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC
Phương pháp dự báo là tập hợp các thao tác và thủ pháp tư duy khoa học, các kinh
nghiệm thực tiễn, cho phép đưa ra các tiên đoán, phán đoán có độ tin cậy nhất đònh về trạng
thái khả dó trong tương lai của đối tượng dự báo.
Có nhiều phương pháp và cách thức dự báo rất phong phú, việc phân loại các phương
pháp dự báo có ý nghóa khoa học và thực tiễn rất quan trọng.
Trên cơ sở phân tích các dữ liệu quá khứ và hiện tại, các mối liên hệ bên trong và bên
ngoài của dự báo. Tuỳ thuộc vào những nhiệm vụ dự báo cụ thể, chúng ta có thể lựa chọn
những phương pháp dự báo thích hợp để có thể có được độ tin cậy cao về tương lai của đối
tượng dự báo.

1.5.1 Phương pháp dự báo bằng mô hình hoá thống kê
Không phải hiện tượng kinh tế – xã hội nào cũng có thể mô tả thông qua một mô hình
cụ thể. Trong các phương pháp mô hình hóa thì mô hình hóa thống kê toán học được quan
tâm và áp dụng nhiều nhất. Đây là công cụ chủ yếu chủ yếu để phân tích và dự báo sự phát
triển kinh tế – xã hội trên xã hội trên cơ sở các số liệu thống kê về quá khứ và hiện tại, tiến
hành xây dựng các mô hình toán kinh kế nhằm miêu tả các đặc trưng nổi bật, xu hướng vận
động và phát triển của hiện tượng kinh tế – xã hội. Từ đó, xác đònh được các số liệu dự báo
cho sự vận động và phát triển của hiện tượng trong tương lai, giúp cho các nhà quản lý
nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển làm cơ sở cho việc ban hành các quyết đònh
quản lý.
Xu hướng
nghề nghiệp
Kinh nghiệm
nghề nghiệp
Đặc điểm tâm lý
nghề nghiệp
Đặc trưng
sinh học

Phẩm chất nghề
nghiệp
(Đức)
Năng lực nghề
nghiệp
(Tài)
Mô hình nhân cách
nghề nghiệp
16

1.5.2 Phương pháp dự báo ngoại suy theo dãy số thời gian và hồi quy tuyến tính
Phương pháp này được sử dụng thông dụng trong các dự báo đònh lượng dùng để dự
báo sự tồn tại, vận động và phát triển của một chỉ tiêu kinh tế – xã hội đặc trưng hoặc một
hiện tượng kinh tế – xã hội nào đó trên cơ sở chỉ tiêu đó được mô tả bằng dãy số biến đổi
theo thời gian. Trong đó phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Chỉ tiêu kinh tế – xã hội được đặc trưng bằng bằng chuỗi thời gian phải biến đổi liên
tục hoặc gần với liên tục, không có sự đột biến trong quá trình thay đổi;
- Chuỗi thời gian phải đủ dài để có thể nhận đònh đúng quy luật hay xu thế biến đổi của
nó. Độ lệch so với với hàm số mô tả xu thế phát triển phảo tương đối ổn đònh.
- Hệ số điều hòa càng xa càng nhỏ dần, tức là độ tác động của nhân tố mới mạnh hơn
các nhân tố cũ.
- Phương trình đường hồi qui có dạng:
y = ax + b;


Theo phương pháp này, kết quả dự báo là biểu diễn cặp điểm (x;y) ở trên một đồ thò
phân tán, các điểm biểu diễn trên đồ thò có khuynh hướng xếp theo một đường thẳng. Giả sử
có thể kẻ được một đường thẳng xuyên qua hầu hết các điểm này. Đường thẳng đó được gọi
là đường thẳng hồi quy. Hiện tượng các điểm phân tán trên mặt phẳng có khuynh hướng hội
tụ về một đường thẳng xuyên qua các điểm tìm được, tuy nhiên chỉ có một đường thẳng hoà

hợp nhất.
Cách tìm đường hồi qui tuyến tính là tính tổng bình phương các cực tiểu: gọi y
i
là số
thực tương ứng với x
i
trong mỗi cặp x,y; y
i
là trò số có được do suy ra từ phương trình đường
hồi quy y = ax + b ứng với mỗi trò số x
i
.
Trong đó a và b là các hệ số được tính theo công thức hồi quy tuyến tính như sau:

a =
∑∑





22
)( ttN
tyytN
và b =
N
tay






1.5.3 Phương pháp dự báo theo quan hệ tỉ lệ
Trong phương pháp này áp dụng hàm toán học về mối quan hệ giữa tốc độ tăng
trưởng kinh tế và tốc độ tăng nhu cầu lao động. Nếu biết tỷ lệ tăng trưởng kinh tế r
o

tỷ lệ
tăng lao động r
e
và số lượng lao động năm kỳ E
i
, thì nhu cầu lao động trong năm cuối kỳ t
được dự báo qua công thức:

E
t
= E
i
x (1 + r
ei
)
t
= E
i
x (1 +
n
i
r
o

)
t

Trong đó: n
i
=

r
e
/r
o
là hệ số co dãn về lao động.
Đại lượng n chỉ ra rằng khi thay đổi 1% giá trò tổng sản lượng thì cần thiết phải thay đổi n%
về lao động sử dụng.
17

1.5.4 Phương pháp dự báo theo đònh mức phát triển
Phương pháp này được ứng dụng từ lâu trong hoạt động quản lý nhà nước và trong
việc ban hành các quyết đònh quản lý liên quan đến các hiện tượng kinh tế – xã hội. Đây là
phương pháp dự báo dựa trên các đònh mức được Nhà nước, các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành
ban hành và quy đònh trong các văn kiện, bằng văn bản làm cột mốc cho sự đònh hướng và
phát triển kinh tế – xã hội cho từng giai đoạn. Về nguyên lý, trong các văn kiện này có các
chuyên gia tham gia các hoạt động dự báo và đưa ra các đònh mức, họ là những người có
chuyên môn sâu, kinh nghiệm rộng trên lónh vực cần nghiên cứu giúp các nhà quản lý trong
việc ban hành các văn kiện quyết đònh. Tuy nhiên việc chọn lựa, xử lý các đònh mức phát
triển cần phải vận dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, cũng như cần phân tích đánh giá
thêm những yếu tố bên ngoài có thể tác động đến phương án ưu tiên, kèm theo những điều
kiện có thể làm cho phương án khả thi.

1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC

1.6.1 Sự phát triển của dân số
Dân số là cơ sở hình thành nên lực lượng lao động; dân số thường xuyên biến đổi do ba
quá trình luôn luôn tác động là:
- Quá trình sinh sản
- Quá trình tử vong
- Quá trình di dân hoặc chuyển cư
Nếu quá trình sinh sản tăng nhanh hơn quá trình tử vong thì dân số tăng và do đó lực
lượng lao động tăng thêm không những về lượng mà cả về chất. Vì số lượng lao động trẻ
tăng, nên nếu nền sản xuất kòp thời có việc làm cho lực lượng này thì kinh tế sẽ phát triển.
Ngược lại, nếu nền kinh tế chưa phát triển mà dân số tăng nhanh sẽ trở thành gánh nặng cho
xã hội.
Nước ta có một dân số trẻ, tuy nhiên, chất lượng dân số và nguồn lực là một vấn đề
quan trọng. Hiện nay đội ngũ lao động nước ta chỉ mới có khoảng 20% được qua đào tạo; do
đó năng suất lao động thấp, ít có cơ hội tìm việc làm và tỉ lệ thất nghiệp cao.

1.6.2 Sự phát triển khoa học công nghệ
Ngày nay hệ thống công nghệ mới đã làm cho nhiều ngành công nghiệp phát triển với
tốc độ cao, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào hầu
hết các nghề và hoạt động xã hội.
Cách mạng công nghệ đang làm thay đổi tính chất và nội dung lao động nghề nghiệp
của người lao động. Cách mạng công nghệ đã dẫn tới việc sử dụng những công cụ, phương
tiện hiện đại, phức tạp, nên đã tăng dần tính chất lao động trí óc, giảm dần các nhóm lao
18
động chân tay. Việc phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao trong nội
dung lao động của mỗi ngành đòi hỏi người lao động ngày nay chẳng những phải đổi mới tri
thức và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, mà còn phải nâng cao trình độ văn hóa.
Cách mạng công nghệ làm thay đổi cấu trúc của đội ngũ lao động. Khi công nghệ mới
xâm nhập vào sản xuất, nó tất yếu đòi hỏi thay đổi cấu trúc, thành phần của nguồn nhân lực
thích ứng với sản xuất; nghóa là phải tạo ra một tỉ lệ người lao động có chuyên môn và trình
độ phù hợp với trình độ phát triển của công nghệ.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra cấu trúc về trình độ lao động:

Ở các nước phát triển thường có trình độ:
Công nhân bán lành nghề: 10% tổng số lao động.
Công nhân lành nghề: 18% tổng số lao động.
Các nhà kỹ thuật và công nghệ gia: 36% tổng số lao động.
Các nhà quản lý: 22% tổng số lao động.
Các nhà nghiên cứu phát minh: 14% tổng số lao động.
Còn ở các nước đang phát triển:
Lao động giản đơn và bán lành nghề: 60% tổng số lao động.
Công nhân lành nghề: 22% tổng số lao động.
Các nhà kỹ thuật và công nghệ gia: 9% tổng số lao động.
Các nhà quản lý: 6,5% tổng số lao động.
Các nhà nghiên cứu phát minh: 2,5% tổng số lao động.
Mặt khác, khi nền sản xuất đi vào công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp và thủ công
sẽ được thay thế bằng máy móc. Do đó, lực lượng lao động sẽ biến đổi theo ngành nghề: lực
lượng nông dân sẽ giảm và đội ngũ lao động công nghiệp tăng lên. Xu hướng chung của sự
dòch chuyển cấu trúc nguồn nhân lực để phục vụ cho công nghiệp hóa là tăng dần hàm lượng
chất xám lẫn kỹ năng thực hành cao và chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang công
nghiệp và dòch vụ.
Cách mạng công nghệ đã từng bước “quốc tế hóa” một số lónh sản xuất và tạo ra sự
cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng và giá thành.
Cách mạng khoa học – công nghệ dẫn đến sự thay đổi nghề của người lao động, đồng
thời cũng tạo ra những nhu cầu mới và góp phần cải tiến cuộc sống vật chất và tinh thần
ngày càng cao của nhân dân lao động.
1.6.3 Thò trường lao động
Nguồn nhân lực chỉ thực sự có giá trò thông qua thò trường lao động. Người lao động và
người sử dụng lao động là hai thành tố tạo thành thò trường lao động trên quan hệ cung cầu.
Thò trường lao động chia làm hai loại:
19

- Thò trường lao động chính quy:

đặc trưng bởi các hợp đồng giữa người lao động với
những đơn vò sử dụng người lao động thông qua các quy đònh về tiền lương, tiền công,
thuế, có đăng ký và chòu sự thanh tra của nhà nước.
- Thò trường lao động không chính quy: đặc trưng bởi sự thỏa thuận giữa người lao động
và người sử dụng lao động không đóng thuế và không chòu sự thanh tra của nhà nước.
Các loại hình lao động trong thò trường lao động:
- Lao động phổ thông đơn giản: là những người được sử dụng cho những công việc làm
giản đơn, không cần qua đào tạo nghề.
- Lao động phổ thông bán lành nghề: là những người được sử dụng cho những công việc
không phức tạp, có tính phụ trợ, thường dạng này được đào tạo nghề ngắn hạn từ 3
đến 6 tháng.
- Công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ: là những người trực tiếp vận hành thành
thạo các thiết bò, phương tiện để thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất hoặc thực
hiện các công việc nghiệp vụ chuyên môn. Để hoàn thành những công việc này, họ
phải có những kỹ năng nhất đònh.
- Kỹ thuật viên: là những người có trách nhiệm thực hiện những thao tác và quyết đònh
kỹ thuật. Đó là những người vừa phải có những kỹ năng thực hành vừa phải có những
kiến thức về chuyên môn kỹ thuật.
- Kỹ sư: là những người có trách nhiệm quyết đònh những vấn đề kỹ thuật chủ yếu,
quan trọng trong sản xuất, họ phải có những kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng
trong công việc vững vàng.
- Công nghệ gia: là những người có trách nhiệm quyết đònh các vấn đề công nghệ để
chỉ đạo sản xuất, cải tiến công nghệ. Họ là những người vừa phải có kiến thức về
chuyên môn kỹ thuật vững vàng, vừa phải có kinh nghiệm trong công nghệ sản xuất.
- Nhà khoa học: là những người có trách nhiệm nghiên cứu, cải tiến, sáng chế và áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Họ là những người cần phải có
trình độ, khả năng về chuyên môn kỹ thuật cao, có kinh nghiệm nghiên cứu và có học
vò khoa học.










20
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI
2.1.1 Vò trí đòa lý kinh tế
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng động lực tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Nam,
thuộc Đông Nam Bộ. Với diện tích tự nhiên là 5.866,4 km
2
(bằng 1,76%) diện tích tự nhiên
cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông nam bộ).
Tọa độ đòa lý tỉnh Đồng Nai : Từ 10
o
22’30” đến 10
0
36’ vó độ Bắc và từ 106
0
04’15”
đến 107
0
10’ kinh độ Đông.
Đồng Nai được chia thành 9 đơn vò hành chính cấp huyện và thành phố trực thuộc tỉnh,
bao gồm 165 xã, phường, thò trấn.
Thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trò, kinh tế, văn hóa của tỉnh; nằm cách trung

tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km về phía Đông - Bắc theo quốc lộ 1A. Diện tích tự nhiên
154,73 km
2
, chia thành 23 xã, phường; có 4 khu công nghiệp lớn là: KCN Biên Hòa 1, KCN
Biên Hòa 2, KCN AMATA, KCN LOTECO có sân bay quân sự Biên Hòa và các trục lộ
chính là: 1A, 1K, 51.
Tân Phú là huyện miền núi giáp với 2 tỉnh Lân Đồng và Bình Phước, cách trung tâm
thành phố Biên Hòa 90 km về phía Đông – Bắc; diện tích tự nhiên là 781,13 km
2
, chia thành
17 xã, thò trấn. Có vườn quốc gia Nam Cát Tiên diện tích 37,674 ha.
Đònh Quán là huyện miền núi chạy dọc theo quốc lộ 20, cách trung tâm thành phố
Biên Hòa 70 km về phía Đông – Bắc, diện tích tự nhiên 962,91 km
2
chia thành 13 xã và 1 thò
trấn.
Xuân lộc
là huyện miền núi chạy dọc theo quốc lộ 1 A, giáp với 2 tỉnh Bình thuận và
Bà Ròa – Vũng Tàu, cách trung tâm thành phố Biên Hòa 80 km về phía Đông; diện tích tự
nhiên là 947,9 km
2
, chia thành 21 xã, 1 thò trấn.
Long Khánh nằm trên trục quốc lộ 1A và 56, giáp với tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu, cách
trung tâm thành phố Biên hòa 56 km về phía Đông; diện tích tự nhiên là 497,75 km
2
, chia
thành 17 xã, 1 thò trấn.
Thống Nhất nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố Biên Hòa, diện tích tự nhiên là
506,43 km
2

, chia thành 24 xã, 1 thò trấn; có 3 khu công nghiệp lớn là Sông Mây, Hố Nai, Bàu
Xéo.
Vónh Cửu
nằm dọc theo phía Bắc tỉnh giáp với 2 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và sát
với sân bay Biên Hòa ; diện tích tự nhiên là 1073,18 km
2
, chia thành 11 xã, 1 thò trấn. Vónh
Cửu có 3 lâm trường: Hiếu Liêm, Mã Đà, Vónh An; có thủy điện Trò An và khu công nghiệp
Thạnh Phú.
Long Thành là cửa ngõ phía Đông – Nam của thành phố Biên Hòa, giáp với tỉnh Bà
Ròa – Vũng Tàu, diện tích tự nhiên là 538,3 km
2
, chia thành 18 xã, 1 thò trấn; có 2 khu công
nghiệp là Gò Dầu và Tam Phước, tương lai sẽ có đường cao tốc nối với thành phố Hồ Chí
Minh và Giầu Dây; có dự án sân bay quốc tế Bình Sơn.
Nhơn Trạch cách trung tâm thành phố Biên Hòa 40 km về phía Nam, giáp với thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu, diện tích tự nhiên là 409,17 km
2
; chia thành 12
21
xã; có 2 khu công nghiệp là Nhơn Trạch và Phước Khánh; tương lai sẽ xây dựng thành một
thành phố công nghiệp hiện đại, có đường cao tốc nối với Thành phố Hồ Chí Minh và Bà
Ròa – Vũng Tàu.
Là một tỉnh có 3 huyện miền núi nhưng đòa hình khá bằng phẳng, chỉ có 8% diện tích
đất có độ dốc trung bình trên 15
0
; 82,9% có độ dốc nhỏ hơn 8
o
. Độ cao trung bình so với mặt
nước biển dưới 100 m và giảm dần từ Đông – Bắc xuống Tây – Nam, có thể chia thành 4

dạng tiêu biểu: Núi thấp, đồi gò, bậc thềm và đồng bằng; trong đó đòa hình đồi gò là đặc
trưng của tỉnh. Với đặc trưng đòa hình nói trên, Đồng Nai rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng đô thò, khu công nghiệp và dòch vụ.
Đồng Nai có đòa giới hành chính tiếp giáp với 6 tỉnh thành phố đó là:
- Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
- Nam giáp Bà Ròa – Vũng Tàu
- Đông giáp tỉnh Bình Thuận và Đông – Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
- Tây – Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước.
Có vò trí hết sức quan trọng, nằm ngay cạnh Thành phố Hồ chí Minh – một trung tâm
kinh tế lớn của cả phía Nam; lại nằm trên đầu nút giao thông quan trọng của cả khu vực với
bên ngoài. Đồng Nai được xem là một khu vực “bản lề chiến lược” tiếp giáp giữa trung du
và đồng bằng, Nam cao nguyên và duyên hải, là cửa ngõ của trục động lực phát triển vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam – Tp. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Ròa-Vũng Tàu – Bình
Dương, giữ vai trò trọng yếu trong một vùng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và an ninh
quốc phòng.
Đồng Nai có hệ thống giao thông khá thuận lợi vì có nhiều tuyến giao thông quốc gia
đi qua như: quốc lộ 1, quốc lộ 20, quốc lộ 51, đã được nâng cấp, có nhiều tuyến đường liên
tỉnh; Đồng Nai có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, nối liền với các đòa phương khác trong
cả nước, có sân bay quân sự Biên Hòa, có hệ thống cảng Gò Dầu, Phú Mỹ, cùng với cảng
Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; tạo thành một mạng lưới giao thông thuận tiện cho
hoạt động kinh tế trong vùng và cả nước. Đồng Nai là đòa bàn trọng yếu về kinh tế và cả về
chính trò và quốc phòng an ninh, có vò trí quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, Đồng Nai đã tận dụng được những lợi thế so sánh của vùng và của
tỉnh trong công cuộc đổi mới và đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhất là giai đoạn từ
năm 1995 đến nay.
2.1.2 Dân số
Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/04/1999, dân số toàn tỉnh có 1.989.541
người; trong đó, nam: 993,039 người; nữ: 996.502 người.
Giai đoạn 1991-2000, dân số toàn tỉnh ước tính tăng bình quân 2.22%/năm; trong đó,

giai đoạn 1991 – 1995 tăng bình quân 2.38%/năm và giai đoạn 1996 – 2000 tăng
2.05%/năm, phản ánh sự nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ tăng tự nhiên và khống chế luồng di
dân.
22
Theo tài liệu tổng điều tra dân số tháng 4 năm 1999, dân số thành thò là 612.500
người, chiếm tỷ lệ 30.60 % dân số toàn tỉnh; cao hơn mức bình quân chung cả nước (23,5%).
Năm 2000, dân số trung bình toàn tỉnh là 2.042.000 người; trong đó dân số thành thò khoảng
628.400 người chiếm khoảng 30.78 % dân số toàn tỉnh, dân số nông thôn khoảng 1.471.494
người, chiếm 69.00 % dân số toàn tỉnh.
Dự báo đến năm 2005 dân số trung bình toàn tỉnh là 2.2039.364 người, trong đó dân
số thành thò 856.000 người, đạt 38.64 % so với dân số toàn tỉnh; đến năm 2010 dân số toàn
tỉnh 2.374.000 người, trong dân dân số thành thò 1.192.000 người, đạt 50.21 % so với dân số
toàn tỉnh.
Từ năm 1986 – 1990 tốc độ tăng dân số rất nhanh, tăng bình quân mỗi năm là 4,02%;
thời kỳ 1996 – 2000, tốc độ tăng dân số đã giảm xuống và còn 1,45 %; đến năm 2002, tỷ lệ
tăng dân số là 1,38%.
Bảng 2.1. DỰ BÁO DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2010
Chỉ tiêu ĐVT
1990 1995 2000 2002 2005 2010
Tổng dân số Người 1.660.840 1.843.702 2.039.364 2.113.937 2.215.000 2.374.000
Dân số thành thò Người 442.776 542.198 626.424 655.988 856.000 1.192.000
% So với dân số % 30,6 29,4 30,78 31 38,64 50,21
Dân số nông thôn Người 1.218.064 1.301.504 1.412.940 1.457.949 1.359.000 1.182.000
% So với dân số % 69,4 70,6 69,22 69 61,36 49,47
(nguồn Cục Thống kê Đồng Nai)
Biểu đồ 2.1. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DÂN SỐ ĐỒNG NAI
0
500,000
1,000,000
1,500,000

2,000,000
2,500,000
1990 1995 2000 2002 2005 2010
Đvt: người
Tổng dân số
Dân số thành thò
Dân số nông thôn

Đồng Nai là một trong 11 tỉnh trọng điểm thu hút dân cư tự do đến làm ăn sinh sống,
hầu hết là những vùng miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải miền
Trung và các vùng khác trên đất nước, gồm nhiều dân tộc nhưng chủ yếu là người kinh.
Di dân đến Đồng Nai theo nhiều hình thức khác nhau: di dân theo kế hoạch do nhà
nước tổ chức, di dân tự do. Những năm gần đây do sản xuất công nghiệp phát triển, nhiều
nhà máy xí nghiệp được đầu tư đã thu hút nhiều nhiều lao động từ nhiều đòa phương đến
phần lớn là dân cư trong độ tuổi lao động và độ tuổi sinh đẻ nên dự báo tình hình dân số
Đồng Nai sẽ tăng vọt trong những năm tới.

×