Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Ứng dụng phương pháp dạy kỹ năng nói tiếng anh theo hướng tương tác cho sinh viên trường cao đẳng nghề bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 132 trang )

iv
TịMăTTăLUNăVĔN
Phương pháp giảng dạy đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo. Dạy học là quá trình trợ giúp người học chiếm lĩnh nội dung và kiến
thức. Theo PPDH truyền thống, dạy học thường được xem là quá trình truyền thụ
kiến thức từ thầy sang trò theo lối ghi - chép; tuy nhiên với thời kỳ hội nhập quốc tế
buộc người lao động phải linh hoạt, sáng tạo và có khả năng giải quyết các vấn đề
phức hợp trong những tình huống thay đổi. Với việc ứng dụng phương pháp giảng
dạy theo định hướng tương tác là một sự thay đổi mới mang lại hiệu quả cao trong
giảng dạy.
Dạy và học ngoại ngữ được xem là một quá trình khám phá, trong đó người
học luôn đóng vai trò chủ động, tiếp nhận kiến thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp cho
những mục đích giao tiếp cụ thể. Do vậy, người dạy cần vận dụng và phát huy triệt
để mọi phương tiện để thúc đẩy các hoạt động giao tiếp nhằm nâng cao khả năng
ngôn ngữ, gây được sự hứng thú trong học tập, khích thích khả năng tư duy buộc
người học phải nổ lực để có thể chuyển biến thành ngôn ngữ của chính mình.
Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản và đầu tiên của nhà
trường và cũng là nhiệm vụ trực tiếp của mỗi cá nhân giáo viên. Từ những lý do
trên, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài: “ng dụng phương pháp dạy kỹ
năng Nói tiếng Anh theo hướng tương tác cho sinh viên tại trường Cao đẳng
Nghề Bạc Liêu”
* Nội dung của luận văn gồm những phần chính sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy kỹ năng Nói tiếng Anh theo định hướng tương tác
Chương 2: Thực trạng tổ chức dạy và học kỹ năng Nói tiếng Anh tại trường Cao
đẳng Nghề Bạc Liêu
Chương 3:Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả phương pháp giảng dạy
Cuối cùng là kết luận và kiến nghị



v


ABSTRACT
Teaching method plays an important role in enhancing the quality of
teaching. Teaching is a learning process that helps learners to keep content and
knowledge. Learning a language is the process of identifying knowledge and
training skills. According to traditional teaching methods, learning a language is
often considered as a passive process transmission knowledge from teacher to
learners by write and copy; however, international intergration the labor must be
creativity, flexibility, and be able to solve complex problems in many changing
situations. With the applicaton of communicative approach in teaching English
Skills is a new change in teaching.
Teaching and learning foreign languages are seen as a discovery process
now, in which learner has always play an active role, receiving the knowledge and
using language appropriate for the specific purpose of communication. In this way,
teacher is only the guider and assist students as they needed. Therefore, teachers
need to use and fully utilized every means to promote communication activities,
improve language skills and make exciting learning, stimulate the learners more
active in thinking and attempt them brainstorming to be able to move into their own
language.
To raise the quality of teaching is the first basic task of the school, as well as
the direct task of every teacher. From the above reasons, the researchers carried out
the subject : “Applicaton of Communicative Approach in teaching English Skills
to Bac Liêu Vocational College Students.
The contents of the thesis includes the following main sections:
Chapter 1: Rationale of communicative approach in teaching English Skills
Chapter 2: The real situation of teaching and learning organization English
speaking skill at Bạc Liêu Vocational College
Chapter 3: Experimenting pedagogy and assess the effectiveness of this method
Finally, conclusions and recommendations.

vi



Trang
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt iv
Mục lục vi
Danh mục từ viết tắt ix
Danh mục các sơ đồ x
Danh mục hình vẽ x
Danh mục các bảng biểu x
PHNăMăĐU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Giả thuyết nghiên cứu 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Cấu trúc luận văn 4
PHNăNIăDUNG
CHNGă 1:ă Că Să Lụă LUNă Vă DYă Kă NĔNGă NịIă TING ANH
THEO ĐNH HNGăTNGăTÁCă
1.1 Tổng quan 6
1.1.1 Các khái niệm 6
1.1.2 Kỹ năng lời nói 10
1.1.3 Sản sinh và tiếp nhận lời nói 12
1.2 Một số phương pháp dạy học tiếng Anh 15
1.3 Dạy học theo định hướng tương tác 18
1.4 Một số phương pháp dạy học tương tác 22

MCăLC

vii
1.4.1 Phương pháp nêu vấn đề 22
1.4.2 Phương pháp dạy học bằng tình huống 23
1.4.3 Phương pháp thảo luận 24
1.4.4 Phương pháp vấn đáp đàm thoại 30
1.4.5 Phương pháp dạy học trực quan 35
1.5 Các lý thuyết học tập 39
1.5.1 Thuyết hành vi 39
1.5.2 Thuyết nhận thức 40
1.5.3 Thuyết kiến tạo 40
1.6 Tổ chức quá trình dạy học 40
1.6.1 Dạy học theo hướng lấy người dạy làm trung tâm 40
1.6.2 Dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm 41
1.6.3 So sánh đặc trưng của PPDH truyền thống và PPDH hiện đại 42
1.7 Kết luận chương 1 43
CHNGă 2:ă THCă TRNGă Tă CHCă DYă VÀă HCă Kă NĔNGă NịIă
TINGăANHăTIăTRNGăCAOăĐNGăNGHăBCăLIÊU
2.1 Giới thiệu sơ lược về trường Cao đẳng Nghề Bạc Liêu 45
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 45
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường 47
2.1.3 Chuyên ngành đào tạo tại trường 48
2.2 Giới thiệu về môn Anh văn căn bản 49
2.2.1 Vị trí, chức năng và đối tượng môn học 49
2.2.2 Chương trình môn học Anh văn căn bản 50
2.2.3 Thực trạng dạy Anh văn căn bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu 50
2.2.4 Yêu cầu chung khi giảng dạy môn Anh văn căn bản 51
2.3 Khảo sát thực trạng dạy và học kỹ năng Nói tiếng Anh tại trường Cao đẳng nghề
Bạc Liêu 53

2.3.1 Khảo sát thực trạng dạy và học kỹ năng Nói tiếng Anh 53
2.3.2 Một số kết quả khảo sát 54
viii
2.3.2.1 Kết quả khảo sát lấy ý kiến của giáo viên 55
2.3.2.2 Kết quả khảo sát lấy ý kiến của sinh viên 56
2.4 Các giải pháp 58
2.5 Kiểm tra, đánh giá người học 61
2.6 Kết luận chương 2 64
CHNGă 3:ă THCă NGHIMă Să PHM,ă ĐÁNHă GIÁă HIUă QUă
PHNGăPHÁPăGINGăDY
3.1 Mục đích thực nghiệm 65
3.2 Nội dung thực nghiệm 65
3.3 Thiết kế và chọn mẫu khảo sát 66
3.4 Tổ chức thực nghiệm 66
3.5 Kết quả thực nghiệm xử lý số liệu 68
3.5.1. Kết quả định tính về tính tích cực học tập của SV 68
3.5.2. Kết quả định lượng điểm kiểm tra của sinh viên lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm 73
3.5.3. Kết quả tổng hợp từ phiếu đánh giá nhận xét của giáo viên dự giờ 77
3.6 Kết luận chương 3 80
PHNăKTăLUNăKINăNGH
1. Kết luận 82
1.1. Kết luận chung về đề tài 82
1.2. Đánh giá đề tài 83
1.3. Những đóng góp của đề tài 83
1.4. Hướng phát triển của đề tài 85
2. Kiến nghị 85
TÀIăLIUăTHAMăKHO 87
PHăLC




ix




Chữ viết tắt Nội dung đầy đ

SV Sinh viên
GV Giáo viên
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương tiện dạy học
LLDH Lý luận dạy học
KML Kỹ thuật máy lạnh
CNO Công nghệ ôtô
ĐCN Điện công nghiệp
TN Thực nghiệm
ĐC Đối chứng
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh








DANHăMCăTăVITăTT


x
DANHăMCăCÁCăSăĐă
1. Sơ đồ 1.1 Phương tiện giao tiếp của Nguyễn Quang 12
2. Sơ đồ 1.2 Mô hình tiếp nhận lời nói của M.Halle & K.N Stevens 14
3. Sơ đồ 1.3 Mô hình ba thành tố hình thành PPDH của giáo viên 16
4. Sơ đồ 1.4 Cơ sở khoa học của dạy học trực quan 36
DANHăMCăCÁCăHỊNH
1. Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện khối lượng nội dung môn học 58
2. Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích kỹ năng nói T.Anh 59
3. Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện các PP ứng dụng trong dạy kỹ năng Nói T.A 60
4. Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn mức độ yêu thích 70
5. Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện không khí tổ chức lớp học 71
6. Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện mức độ Nói lưu loát 72
7. Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện khả năng trình bày trước tập thể của SV 73
8. Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện khả năng hỏi và trả lời câu hỏi 74
9. Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện khả năng vận dụng kiến thức 75
10. Hình 3.7 Biểu đồ phân phối tần số lớp ĐC và TN 77
DANHăMCăCÁCăBNGăBIUă
1. Bảng 3.1 Mức độ yêu thích kỹ năng Nói 70
2. Bảng 3.2 Kết quả quan sát không khí lớp học 71
3. Bảng 3.3 Khả năng Nói lưu loát tiếng Anh 71
4. Bảng 3.4 PTDH được ứng dụng trong giảng dạy kỹ năng Nói T.A 72
5. Bảng 3.5 Khả năng trình bày trước tập thể 73
6. Bảng 3.6 Khả năng hỏi và trả lời câu hỏi 74
7. Bảng 3.7 Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 74
8. Bảng 3.8 Thống kê điểm số cu
̉
a lớp ĐC và lớp TN 76
9. Bảng 3.9 Kết quả điểm số của lớp đối chứng và lớp thực nghệm 76

10. Bảng 3.10 Bảng nhận xét của GV sau khi dự giờ lớp ĐC và lớp TN 79


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LýădoăchọnăđătƠiă
Cùng với sự toàn cầu hóa, tiếng Anh ngày càng khẳng định tầm quan trọng trên
toàn thế giới. Ngày nay, Tiếng Anh được xem như một môn ngoại ngữ không thể
thiếu, nó còn là phương tiện đặc biệt hữu ích phục vụ cho việc giao tiếp, trao đổi
kinh tế, văn hoá…v.v trên toàn thế giới.
Việc dạy học tiếng Anh trong những năm gần đây là một nhu cầu tất yếu mang
tính chiến lược quốc gia. Tiếng Anh không còn là môn học cần khuyến khích mà đã
trở thành môn học bắt buộc trong các trường học chuyên nghiệp. Bộ cũng khuyến
khích giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến giúp sinh viên hứng
thú hơn với việc học tiếng Anh.
Trong Nghị quyết TW 2, Khoá VIII, BCH Trung ương Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã đề ra nhiệm vụ : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối
truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình
dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhất là sinh viên đại
học. Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn
dân nhất là trong thanh niên” [18,41]
Đổi mới PPGD nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủ động,
sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (SV). Giúp SV nhạy bén
với cái mới và quan tâm đến đổi mới để phát triển, gắn lý thuyết với thực hành biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đổi mới phương pháp còn hướng SV
tích cực tham gia các hoạt động xã hội của trường, lớp. Giáo viên (GV) là người giữ
vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình dạy học, còn
người học giữ vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập và tham gia nghiên

cứu khoa học.
Trong quá trình học tiếng Anh, người học luôn gặp phải những khó khăn liên
quan đến cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong bốn kỹ năng đó, người học
thường gặp nhiều khó khăn với kỹ năng Nói. Có nhiều nguyên nhân làm người học

2

nhận thấy khó khăn, một trong những nguyên nhân đó là trong quá trình học tiếng
Anh ở trung học cơ sở, trung học phổ thông, hay học tiếng Anh ở các trường
chuyên nghiệp kỹ năng Nói thường không được chú trọng. Trong khi đó kỹ năng
Nói đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong môi trường năng động như ngày nay. Kỹ
năng Nói (Speaking skill) được xem là kỹ năng khó rèn luyện trong bốn kỹ năng
ngôn ngữ. Vì vậy, phát triển và cải thiện kỹ năng Nói tiếng Anh cho sinh viên ở các
trường Nghề là thực sự cần thiết.
Việc rèn luyện cho người học kỹ năng giao tiếp được xem là mục tiêu cơ bản
trong tiến trình dạy học ngôn ngữ trong đó cả bốn kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
đều được đặc biệt chú trọng. Nghe nói không còn là kỹ năng ngôn ngữ thụ động đòi
hỏi kỹ năng tiếp nhận (receptive skill) như một số giáo viên quan niệm trước đây.
Nghe nói trở thành kỹ năng chủ động, trong đó người học đóng vai trò tích cực của
người tham dự vào thông tin được nghe, xử lý thông tin, hiểu và giải mã được thông
tin để cuối cùng phản hồi lại với thông tin đó, đúng như tiến trình gồm bốn thao tác:
cảm nhận - hiểu - đánh giá - phản hồi. Chỉ khi nào người nghe có thể phản hồi được
thông tin thì quá trình giao tiếp mới đạt được kết quả mong muốn. Kỹ năng nói bị
hạn chế có thể làm hỏng tiến trình giao tiếp. Vì vậy, kỹ năng nói (Speaking Skill)
được xem là yếu tố cơ bản của quá trình giao tiếp.
Thực tế cho thấy rằng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ở bất kỳ ngành học nào,
nếu trong tay cầm chắc một chuyên môn vững vàng song song với việc có khả năng
giao tiếp, sử dụng tiếng Anh lưu loát sẽ giúp sinh viên đó giành được ưu thế vượt
trội trong các kỳ tuyển dụng. Thậm chí ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
nếu sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh thì điều đó cũng giúp họ tiếp cận với

các nền khoa học và văn minh thế giới, cập nhật và mở rộng các kiến thức ngoài bài
giảng, tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học một cách nhanh chóng, hơn hẳn
những sinh viên không sử dụng được tiếng Anh. Nhưng các sinh viên ở nước ta
hiện nay đã đáp ứng đòi hỏi đó như thế nào? Công tác giảng dạy và học tập tiếng
Anh hiện nay tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu vẫn chưa có được bước tiến, bộc
lộ nhiều hạn chế, chưa vận dụng những phương pháp mới, áp dụng phương pháp

3

dạy học chưa thật sự hiệu quả; chưa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm giúp
người học có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Trình độ tiếng Anh nói chung và kỹ
năng giao tiếp của các sinh viên trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu nói riêng không
cao .
Là một người làm công tác giáo dục, người nghiên cứu luôn cố gắng cải thiện
tình trạng học tập của sinh viên cũng như luôn tìm tòi phát huy và khắc phục những
ưu nhược điểm trong bộ môn giảng dạy của mình, đồng thời ứng dụng một cách
hiệu quả nhất các phương pháp dạy học nhằm cải thiện kỹ năng Nói tiếng Anh của
các sinh viên, ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Để trang bị cho sinh viên vốn ngôn ngữ và kỹ năng nhằm sử dụng được khi
giao tiếp, người dạy cần phải tổ chức, xây dựng và tạo điều kiện môi trường ngôn
ngữ nhằm khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động Nói trên lớp một cách
tự nhiên và có hiệu quả.
Với mục tiêu trên người nghiên cứu chọn đề tài “ng dụng phương pháp dạy
kỹ năng nói tiếng Anh theo hướng tương tác cho sinh viên tại trường Cao Đẳng
Nghề Bạc Liêu.”
2. McătiêuăvƠănhimăvănghiênăcuă
+ Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát thực trạng và thực nghiệm phương pháp giảng dạy, đề tài
đề xuất ứng dụng một số phương pháp dạy học theo định hướng tương tác phù hợp
với kỹ năng Nói tiếng Anh cho sinh viên tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu.

+ Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về PPDH ngoại ngữ và dạy học theo định hướng
tương tác.
- Khảo sát thực trạng dạy và học kỹ năng Nói tiếng Anh tại trường Cao đẳng
Nghề Bạc Liêu.
- ng dụng một số phương pháp giảng dạy theo định hướng tương tác nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá, kiểm chứng phương pháp đã đề xuất.

4

3.ăăGiăthuytănghiênăcu
Nếu ứng dụng phương pháp dạy kỹ năng Nói theo định hướng tương tác sẽ
cải thiện kỹ năng Nói tiếng Anh của sinh viên, nâng cao chất lượng học tập và khả
năng giao tiếp; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo ở người học, tạo điều kiện
thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường đáp ứng nguồn nhân lực
và nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
4. ĐiătngăvƠăkháchăthănghiênăcuă
+ Đối tượng nghiên cứu : Phương pháp dạy kỹ năng Nói tiếng Anh theo
định hướng tương tác.
+ Khách thể nghiên cứu : Nội dung chương trình học kỹ năng Nói thuộc bộ
môn Anh văn căn bản hệ trung cấp tại trường Cao đẳng Nghề Bạc Liêu.
5. Phngăphápănghiênăcuă
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : nhằm làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: để thu thập thông tin,
khảo sát thực trạng dạy và học kỹ năng Nói tiếng Anh tại trường Cao đẳng Nghề
Bạc Liêu với đối tượng là giáo viên tham gia giảng dạy và sinh viên đang học tại
trường.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Người nghiên cứu sẽ tiến hành thực

nghiệm sư phạm nhằm so sánh kết quả tiếp thu bài của sinh viên cũng như để kiểm
chứng hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp dạy học theo định hướng tương tác
vào thực tiễn.
- Phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu: để xác định hiệu quả của phương pháp
giảng dạy, rút ra kết luận về giả thuyết nghiên cứu.
6. Cuătrúcălunăvĕnă
* Phần mở đầu
* Phần nội dung
 Chương 1 : Cơ sở lý luận về dạy kỹ năng Nói tiếng Anh theo định hướng
tương tác

5

- Cơ sở lý luận về dạy học theo định hướng tương tác người học
- Một số phương pháp dạy học tương tác: PP nêu vấn đề, PP đóng vai, PP
trò chơi, PPDH bằng tình huống, PP thảo luận, PP vấn đáp-đàm thoại,
PPDH trực quan.
- Các lý thuyết học tập : Thuyết nhận thức, thuyết hành vi, thuyết kiến tạo
 Chương 2 : Thực trạng tổ chức dạy và học kỹ năng Nói tiếng Anh tại trường
Cao đẳng Nghề Bạc Liêu
- Sơ lược về trường Cao đẳng Nghề Bạc Liêu
- Khảo sát thực trạng lấy ý kiến của giáo viên và sinh viên về dạy và học
kỹ năng Nói tiếng Anh tại trường.
 Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả phương pháp giảng dạy
Bao gồm: Mục đích thực nghiệm, nội dung thực nghiệm, tổ chức thực
nghiệm và đánh giá hiệu quả của phương pháp đề xuất
* Kết luận - Kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục






6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY KỸ NĂNG NÓI
TIẾNG ANH THEO ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG TÁC
1.1 Tngăquan
1.1.1 Cácăkháiănim
Theo GS. Nguyễn Quang:“Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình người
học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân
cách (năng lực, phẩm chất)”. “Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh
khái niệm khoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên”
[4,11]
Dyăhọc: Dạy học được xác định như một nổ lực để giúp một người nào đó
có được, hoặc thay đổi một kỹ năng, kiến thức và các ý tưởng. Nói cách khác,
nhiệm vụ của người giáo viên là tạo ra hoặc gây ảnh hưởng để có thể dẫn tới một sự
thay đổi về hành vi mong muốn. [ Nguyễn Hữu Châu (2005)]
Niădungădyăhọc:ăLà một bộ phận được chọn lọc trong nền văn hoá của
dân tộc và nhân loại; đó là những hệ thống tri thức, những cách thức hoạt động,
những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và những tiêu chuẩn về thái độ đối với thế
giới, con người phù hợp về mặt sư phạm nhằm hình thành và phát triển nhân cách
người học.
Tngătác: Theo nhà tâm lý học Piaget tương tác là sự tác động vào người
học làm cho người học có khả năng thực hiện một hành động hay làm được một
việc gì đó năng động hơn, linh hoạt hơn, trong đó người học được đặt vào tình
huống để suy nghĩ và giải quyết các vấn đề, từ đó hình thành và phát triển hoạt động
học tập của họ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Ngoiăng: là một ngôn ngữ cụ thể được tạo ra để thoả mãn nhu cầu giao

tiếp và nhu cầu nhận thức bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của người
học.


7
Phngăpháp: Phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Methods” có
nghĩa là “con đường”. Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc, những yêu cầu mà
con người phải thực hiện trong khi vươn tới mục đích của mình, phương pháp có
nghĩa là con đường, là cách thức để đạt được những mục tiêu nhất định.
Phngăphápădyăhọcă(PPDH): Phương pháp dạy học là cách thức làm việc
của người dạy và người học, nhờ đó mà người học nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực nhận thức.
- Theo TS. Lưu Xuân Mới: “Phương pháp giảng dạy là tổng hợp các cách
thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giảng viên và sinh viên nhằm thực
hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”.
- Theo nhà giáo dục học Xcatkin: “Phương pháp giảng dạy là hệ thống
những hoạt động có mục đích của giáo viên và hoạt động nhận thức có tổ chức của
sinh viên nhằm lĩnh hội tốt nội dung trí dục và đức dục”.
- Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải
quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (IK.
Babanxki, 1983).
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò
nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng
các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của người học
và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo (I.D.Dverev,1980)
- Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường, là phương hướng hành
động để giải quyết vấn đề nhận thức của người học nhằm đạt được mục tiêu dạy
học.
Đặcăđimăcaăphngăphápădyăhọcăă
- Phương pháp được quy định bởi mục đích của công việc (mục đích khác

nhau thì phương thức thực hiện cũng khác nhau)
- Phương pháp được cụ thể hoá bởi nội dung. Nội dung công việc quy định
cụ thể việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác.


8
- Thể hiện qua tính tối ưu và tính đa dạng. Tính đa dạng được thể hiện ở chỗ
có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện mục tiêu hoạt động. Chủ thể hoạt
động luôn phải đối mặt với việc lựa chọn, xác định rõ phương pháp nào là tốt nhất,
sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất. Điều
đó nói lên tính tối ưu của phương pháp.
Phngăphápădyăhọcăngoiăng: Phương pháp dạy học ngoại ngữ là cấu
trúc logic của cách thức, phương thức hoạt động/hành động.
Trong dạy học ngoại ngữ nói riêng cũng như trong dạy học nói chung, có ba
yếu tố chính: một là người học, hai là môn học, ba là người dạy. Là một trường hợp
cụ thể của dạy học, ba yếu tố đó trong dạy học ngoại ngữ được hiểu cụ thể là người
học ngoại ngữ, môn học ngoại ngữ, và người dạy ngoại ngữ. Đây là ba yếu tố cơ
bản nhất cấu thành dạy học ngoại ngữ. Bất kỳ một định nghĩa nào muốn đầy đủ và
đúng đắn về dạy học ngoại ngữ cũng phải bao gồm được ba yếu tố trên. Không đủ
ba yếu tố trên thì không có dạy học ngoại ngữ.
Bản chất tâm lý học dạy học ngoại ngữ ở đây được lý giải việc người học
nhận thức (nắm vững) nội dung môn học ngoại ngữ như thế nào? Sự nhận thức này
diễn ra theo qui luật nào? Bản chất của ngoại ngữ là gì? Và người dạy có vai trò,
chức năng như thế nào ở đây, từ đó làm cơ sở để đề ra phương hướng, mục tiêu, đối
tượng, nội dung, và phương pháp dạy học ngoại ngữ thích hợp trong dạy học ngoại
ngữ.
Đặcătrngăcaăhotăđngădyăhọcăngoiăng: Gồm 5 thành phần
1) Đối tượng
2) Động cơ
3) Mục đích

4) Phương tiện
5) Điều kiện



Hotăđngă
dyăhọcă
ngoiăng
Điuă
kin
Đngă
c
Mcă
đích
Điă
tng
Phngă
tin


9
a/ Điătng: chính là ngoại ngữ, hay ngôn ngữ cụ thể được dạy. Ngôn ngữ
được hiểu như đối tượng môn học chính là những tri thức về sự vật hiện tượng, về
mối quan hệ giữa chúng với nhau, về bản tính và về hình thức tồn tại của bản tính
đó; cũng như các khả năng vận dụng chúng vào đời sống, là đối tượng của các khoa
học tự nhiên, xã hội và tư duy khi các khoa học này được đưa vào nhà trường
giảng dạy thì đối tượng đó trở thành đối tượng của hoạt động dạy học các môn học
tương ứng.
b/ăĐngăc:ălà việc tổ chức để người học lĩnh hội được các thao tác ngôn
ngữ và các thao tác lời nói trong hoạt động lời nói ngoại ngữ và đưa chúng vào dạng

hoạt động để giao tiếp và nhận thức.
Thật vậy, dạy học ngoại ngữ trước tiên phải hình thành, gây động cơ học tập
cho người học. Nhu cầu và động cơ luôn gắn bó mật thiết với nhau đến mức không
thể tách rời ra được, chúng tạo thành một khối thống nhất, một môi trường động cơ
– nhu cầu. Khi người học có hứng thú với môn học thì động cơ bắt đầu có liên
quan đến nhu cầu giao tiếp (động cơ đích thực); vì vậy, cần phải tạo ra các điều kiện
kích thích hứng thú học tập ngoại ngữ như làm cho người học ý thức được đầy đủ
sự cần thiết phải nắm được ngoại ngữ như phương tiện giao tiếp. Các điều kiện như:
xây dựng chương trình học tập ngoại ngữ hợp lý, tạo tình huống lời nói
c/ăMcăđích:ăMục đích của dạy học ngoại ngữ là làm cho người học nắm
được ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp để có thể nói, nghe, đọc, viết, dịch
và nghĩ bằng ngoại ngữ trong giao tiếp ngoại ngữ và trong nhận thức; để từ đó hình
thành kỷ năng, kỷ xảo lời nói ngoại ngữ.
d/ăPhngătin:ăPhương tiện hoạt động dạy học ngoại ngữ cơ bản nhất là
các hoạt động học ngoại ngữ. Hoạt động này cũng giống các hoạt động khác như
hoạt động phân tích, hoạt động mô hình hoá, hoạt động khái quát hoá, cụ thể hoá
nhưng chúng được thực hiện trên đối tượng là các đơn vị ngôn ngữ và lời nói ngoại
ngữ (hay phương tiện bên trong của hoạt động dạy học ngoại ngữ) và phương tiện
bên ngoài với vai trò chuyển mục đích của hoạt động dạy ngoại ngữ sang hoạt động
học ngoại ngữ đó là ngôn ngữ chung của thầy và trò. Đặc biệt trong giai đoạn đầu,


10
dạy học ngoại ngữ với tư cách là phương tiện cần phải hình thành dần dần, phải
theo quy luật chuyển dần từ mục đích sang phương tiện dạy học; sử dụng ngôn ngữ
tình huống, phải dùng nhiều cử chỉ, điệu bộ và có khi cả tiếng mẹ đẻ nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất.
e/ăĐiuăkin:ăTheo V.A.Archionov (1969) cho rằng điều kiện của hoạt động
dạy học ngoại ngữ bao gồm:
- Đặc điểm của người thầy: trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy,

thái độ đối với người học, cách tổ chức hoạt động học tập
- Đặc điểm của người học: những khả năng đã có, thái độ đối với môn học,
phương pháp học tập
- Môi trường: môi trường tiếng, nhu cầu xã hội.
- Tài liệu học tập và các phương tiện kỹ thuật khác.
Phngăphápădyăhọcătheoăđnhăhngătngătác:ă là một cách dạy học
linh hoạt nhằm nhấn mạnh vào việc học để giao tiếp thông qua sự tương tác bằng
ngôn ngữ. Người học được đặt vào tình huống cụ thể để giải quyết vấn đề gắn liền
với nhu cầu và gần gũi với cuộc sống. Trong cách dạy này người học là chủ thể hoạt
động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tác động qua lại
giữa người dạy và người học. Kết quả là sự nổ lực của chính người học để đạt được
thành quả trong học tập. Dạy học tương tác không chỉ là cơ hội để người học có ý
thức tự học, có trách nhiệm với việc học của mình mà còn là điều kiện tốt khuyến
khích sinh viên tham gia xây dựng bài, sáng tạo trong cách suy nghĩ và ngày càng
độc lập hơn trong quá trình học tập.
1.1.2 Kănĕngănói
Kỹ năng nói là sự giao tiếp hay chính là giao tiếp hoạt động. Kỹ năng nói
khác với các kỹ năng khác như đọc, viết, nghe ở chỗ đó là sự kết hợp của nhiều yếu
tố, nhiều thành phần kết hợp lại để phát ra lời nói. Kỹ năng nói là một dạng kỹ năng
đặc biệt của con người; nó không phải là cái được di truyền và cũng không phải là
bẩm sinh. Kỹ năng nói được hình thành và phát triển trong quá trình nắm vững và


11
thực hiện hành động giao tiếp và nhận thức. Kỹ năng nói được coi là mặt biểu hiện
năng lực, trí tuệ của con người. (Platonov - 1963)
Kỹ năng nói rất đa dạng và phong phú. Có nhiều cách để thể hiện ngôn ngữ
cần diễn đạt. Với những người thường thì người nói sử dụng lời nói để diễn đạt ý
tưởng và nguyện vọng của mình (speaking skill); với những người khiếm khuyết về
ngôn ngữ thì họ sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể như chân tay, ánh mắt để diễn đạt ý

(body language). Điều này cho thấy dạy học kỹ năng nói ngoại ngữ chính là dạy học
hoạt động/hành động lời nói ngoại ngữ làm cho người học có được cách thức,
phương thức, trình độ thực hiện hành động lời nói ngoại ngữ. Quá trình này diễn ra
bằng việc rèn luyện khả năng tư duy và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ
ở người học.
Để đánh giá cuộc giao tiếp thành công cần dựa vào nhiều yếu tố:
- Phản xạ xử lý và giải quyết tình huống một cách nhanh chóng và khéo kéo.
- Sử dụng ngôn ngữ lưu loát, ngôn ngữ cơ thể và các giác quan biểu cảm để
thể hiện ý muốn diễn đạt.
- Khả năng chuyển tải nội dung đến người nghe.
- Khi đặt câu hỏi cần đúng, chính xác, chân thành, tôn trọng người đối diện,
câu hỏi phải ngắn gọn, tránh gây sự khó chịu trong vấn đề đặt câu hỏi cho người đối
diện, tránh đặt câu hỏi dạng mệnh lệnh, nên khơi gợi hướng phát triển vấn đề để
người được hỏi lẫn người hỏi cảm thấy không bị áp lực.
Một người được xem có kỹ năng nói tốt nghĩa là người đó có khả năng phản
xạ tốt trong mọi trường hợp và xử lý tình huống nhanh chóng. Dạy học nhóm cũng
là cơ hội để các sinh viên tự rèn luyện khả năng phản xạ có điều kiện, tự khắc phục
những nhược điểm của chính mình.







12












1.1.3 SnăsinhăvƠătipănhnăliănóiă
Snăsinhăliă nói:ăTheo quan điểm của L.X Vygotsky và nhiều nhà tâm lý
học khác như A.A.Leonchiev, A.R.Luria, I.A.Dimnha hoạt động sản sinh lời nói là
một hoạt động đặc biệt, hoạt động hình thành và thể hiện ý của mình (nói, viết,
nghĩ) và của người khác (nghe, đọc, dịch). Hoạt động này gắn với các phương tiện
của một ngôn ngữ xác định, nó được thể hiện nhờ các phương tiện của một ngôn
ngữ cụ thể.
Hoạt động sản sinh lời nói chịu sự chi phối của động cơ của hoạt động
chung, nhưng vẫn có mục đích và cấu tạo riêng. Mục đích chung của hoạt động sản
sinh lời nói là nhận thức hiện thực và giao tiếp giữa những con người với nhau. Cấu
Giaoătip
Giaoătipăphiăngônăng
Cận ngôn ngữ
Ngoại ngôn ngữ
- Nhãn giao
- Vẻ mặt
- Cử chỉ
- Dáng điệu
- Hành vi
- Quần áo
- Đồ trang sức
- Phụ kiện
- Trang điểm

- Hương nhân tạo
- Hoa,quà
- Địa điểm
- Khoảng cách giao tiếp
- Thời gian giao tiếp
- Ánh sáng
- Màu sắc
-Nhiệt độ
Giaoătipăngônăng
Nội ngôn
- Từ vựng
- Các quy tắcngữ pháp
- Các quy tắc ngữ âm
- Các quy tắc sử dụng
ngôn ngữ và kỹ năng
tương tác.

Các đặc tính của ngôn
thanh:
+ Cao độ
+ Cường độ
+ Tốc độ
- Các loại ngôn thanh
(dày, mỏng, đậm )
- Các yếu tố xen ngôn
thanh
- Im lặng
Ngôn
ngữ
cơ thể

Ngôn
ngữ
vật thể
Ngôn ngữ
môi
trường
Sơ đồ 1.1 - Phương tiện giao tiếp ca Nguyễn Quang -


13
tạo của hoạt động sản sinh lời nói bao gồm các hoạt động lời nói, các mục đích lời
nói cụ thể và các phương thức, phương tiện thực hiện xác định.
Tipănhnăliănóiă
Kháiănimăchung:ăTiếp nhận lời nói ở đây được dùng để chỉ chung các hoạt
động đọc hiểu và nghe hiểu lời nói và với nghĩa không chỉ là những quá trình tri
giác lời nói, mà còn là những hoạt động tư duy, hoạt động trí tuệ phức tạp để thấy
được ý và động cơ từ nghĩa ngôn ngữ của người nói hay người viết.
Tiếp nhận ngôn ngữ là một vấn đề phức tạp có những điểm còn chưa rõ chưa
được thống nhất. Tuy nhiên, chỉ khi nào nắm vững được ngôn ngữ thì mới thực hiện
được việc tiếp nhận lời nói. Để dạy người học tiếp nhận lời nói ngoại ngữ không thể
không dạy cho họ nắm vững các kiến thức ngôn ngữ của ngoại ngữ đó.














14









Sơ đồ 1.2 Mô hình tiếp nhận lời nói ca M.Halle v̀ K.N Stevens


Các quy
luật sản
sinh

Kiểm
tra
Phân
tích sơ
bộ ngữ
âm
Đối chi
u với
chuẩn

C
(cụ
thể)
i
m)
nhớ
Bộ máy phân
tích quang phổ
Trình tự
ngữ âm
Các số liệu của
những lần phân
tích trước
Tín hiệu
lời nói
Trình tự
ngữ âm
Các số liệu
của những lần
phân tích
trước
Tín hiệu
lời nói
Đối
chiếu
với
chuấn
Kiểm
tra
Phân

tích sơ
bộ ngữ
âm
Cơ chế
ghi
nhớ
Các quy
luật sản
sinh
Cấu trúc
sản sinh
lời nói


15
1.2ăMtăsăphngăphápădyăhọcătingăAnh
+ Phương pháp nghe - nhìn (Audio Lingual Method): nhằm tạo cho người
học khả năng hoạt động lời nói, tiếp nhận và phản hồi lại lời nói của người khác; tạo
ra ngôn ngữ lời nói của riêng mình trong giao tiếp. Đảm bảo giao tiếp là chủ đạo;
khẩu ngữ đi trước một bước; đảm bảo tính khái quát, đúng chức năng hoạt động của
lới nói, kết hợp giữa nghe-nhìn.
+ Phương trực tiếp (Direct Method): Dùng tiếng nói sinh động trong đời
sống sinh hoạt hàng ngày làm đối tượng chiếm lĩnh chủ yếu (thường được gọi là
học sinh ngữ) chứ không là các văn bản viết như trước đây. Cụ thể: Tạo tình huống
trong học tập bằng các đồ dùng và thao tác trực quan để giải thích ý nghĩa của từ
ngữ và nội dung câu. Nghĩa của từ mới và cụm từ được giải thích thông qua ngữ
cảnh thật. Bắt chước tiếng nói tự nhiên của người nước ngoài. Tăng cường luyện tập
thực hành, tránh giải thích lý thuyết dài dòng.
+ Phương pháp ngữ pháp - phiên dịch (Grammar-Translation Method): Giới
thiệu một cách có hệ thống toàn bộ ngữ pháp gắn liền với những thí dụ minh hoạ

cho các hiện tượng ngữ pháp mới, theo từng đơn vị bài học và được kết thúc bằng
những bài tập đọc nhằm rèn luyện và củng cố những kiến thức cần thiết. Phân tích
ngữ nghĩa, cấu trúc, cú pháp câu của bài đọc trích dẫn nhằm đạt yêu cầu dịch đúng,
hiểu đúng nội dung bài khoá, đọc dịch đúng văn bản ngoại ngữ; diễn đạt được nội
dung sang tiếng nước ngoài dưới dạng viết dịch.
+ Phương pháp từ ngữ - phiên dịch (Vocabulary-Translation Method): u
điểm của phương pháp này là tận dụng trí nhớ một cách máy móc để ghi nhớ một
vốn từ đơn lẻ và rất cần thiết cho việc đọc văn bản; tuy nhiên, hạn chế ở đây là
không vận dụng được trong giao tiếp một cách tự nhiên và nhanh chóng.
+ Phương pháp chương trình hoá (Task-Based Method): Mục đích dạy-học
nói chung và từng phần được xác định rõ ràng, cụ thể xắp xếp hợp lý thuận tiện và
theo con đường ngắn nhất để giải quyết từng nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích đã
đề ra.


16
Tài liệu dạy và học, các hoạt động của thầy và trò đựơc chia thành từng phần
học ứng với phương pháp chương trình hoá.
Sử dụng hệ thống thiết bị dạy học điện tử, các tài liệu giáo khoa đã chương
trình hoá một cách đồng bộ và thường xuyên và không tách rời quá trình dạy học.
Mối liên hệ hai chiều giữa thầy và trò được xác lập và duy trì thường xuyên
đảm bảo cho quá trình dạy học được điều khiển và điều chỉnh sát với mục tiêu của
hoạt động theo chương trình.
Phương pháp dạy học tiếng Anh theo quan điểm của Rodgers & Jack
Richards [22,3] được chia thành ba phần là tiếp cận, thiết kế, và thủ tục thể hiện qua
sơ đồ sau:










Sơ đồ 1.3 Mô hình ba th̀nh tố hình th̀nh phương pháp dạy học ca giáo viên
a) Tiếp cận (Approach)
Học ngôn ngữ thứ hai thật sự là một lĩnh vực khoa học mới và chưa có câu
trả lời rõ ràng cho câu hỏi này. Có thể người học giỏi ngoại ngữ chỉ bằng cách lặp đi
lặp lại các từ, cụm từ hay một câu hoặc sinh viên nên lắng nghe các bài đọc trên báo
đài rồi cố gắng hiểu ý nghĩa ngay cả lúc cấu trúc văn phạm không luôn được sử
dụng đúng? Cái gì là quan trọng nhất khi bắt đầu học các kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết? Người học nên học tốt các kỹ năng ngay trong lớp học hay ở bên ngoài lớp
học và bằng những phương pháp nào? Họ phải luôn thoải mái hay suy nghĩ về vấn
đề mình học?
THăTCă(Procedure)
Cách thức giáo viên điều
hành lớp học
THITăKă(Design)
Cách thức giáo viên thiết kế bài giảng,
vai trò của giáo viên, học viên, tài liệu
học tập
TIPăCNă(Approach)
Giáo viên suy nghĩ về bản chất của
ngôn ngữ và việc học ngôn ngữ


17
b) Thiết kế (Design)
Thiết kế trong phương pháp dạy học phải bao gồm trách nhiệm của người

dạy, người học và tổ chức lớp học. Thiết kế cần trả lời các câu hỏi sau:
 Mục tiêu chung của dạy học là gì?
 Nội dung môn học được sắp xếp như thế nào?
 Vai trò của người dạy và người học?
 Vai trò của tài liệu giảng dạy?
 Những hoạt động nào được sử dụng trong bài giảng?
c) Th tục ( Procedure)
Thủ tục là kỹ thuật và hoạt động được sử dụng trong lớp học dựa trên cơ sở
trật tự thời gian. Tiếp cận và thiết kế được áp dụng trong trình tự của hệ phương
pháp. Thủ tục có liên hệ trực tiếp đến lớp học và cần đặt ra những câu hỏi sau:
 Trình tự các hoạt động được tiến hành trong lớp như thế nào? Hoạt động
nào tiến hành trước, hoạt động nào tiến hành sau?
 Mức độ thay đổi các hoạt động diễn ra thế nào? Những hoạt động có thể
kéo dài trong 30-40 phút hoặc ngắn hơn từ 5-10 phút.
 Xác định các hoạt động ra sao? Giáo viên có thể cho toàn bộ lớp làm việc
với nhau hoặc phân công việc cho từng sinh viên làm việc độc lập, hoặc phân thành
từng nhóm nhỏ nhằm kích thích tính tranh đua trong học tập để hoàn thành tốt bài
tập.
 Quá trình phản hồi của giáo viên ra sao? Một vài giáo viên có thể sửa
đúng mọi lỗi mà sinh viên mắc phải; người khác thì có thể để sinh viên tự sửa đúng
lỗi. Tuy nhiên một số giáo viên khác có thể bỏ qua những lỗi của sinh viên. Phản
hồi và làm đúng có thể dẫn đến tích cực hoặc tiêu cực. Nó có thể được viết hoặc
được phát biểu thành lời.
Tóm lại, các hoạt động của lớp học cần dựa trên sự thiết kế và tiếp cận vừa
đủ. Người dạy cần phải cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp để mang lại
thành công trong bài giảng.



18

1.3 Dyăhọcătheoăđnhăhng tngătácă
- Tương tác: Là sự tác động vào người học làm cho người học có khả năng
thực hiện một hành động hay làm được một việc gì đó năng động hơn, linh hoạt
hơn, phát triển và nâng cao tính tích cực của người học, hình thành và phát triển
hoạt động học tập của họ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Dạy học thông qua tương tác nhằm tạo nên mối quan hệ tương tác giữa trò
với trò, giữa thầy với trò, sự bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên và tạo nên
môi trường học tập an toàn. Thầy nêu ra nội dung vấn đề, đóng vai trò là người thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn, khơi gợi và điều khiển hoạt động, còn việc giải quyết vấn
đề đó như thế nào là việc của trò, chính trò tự mình tìm cách giải quyết vấn đề và
qua đó rút ra cho mình những tri thức mình cần, chứ không phải thụ động tiếp thu
những kiến thức mà thầy áp đặt. Trong môi trường đó mỗi cá nhân được phép thể
hiện tối đa khả năng nhận thức và kinh nghiệm của mình một cách tự tin và thoải
mái bởi cảm giác an toàn. Học tập hợp tác theo nhóm còn phát triển cho người học
kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và lãnh đạo. Thông qua thảo luận, tranh luận
trong nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ. Sinh viên không chỉ
có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau. Kiến thức mà người học thu
được là sự đóng góp của nhiều người. Đồng thời qua học tập hợp tác, các kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lắng nghe tích cực, ý thức tổ chức, tinh thần
tương trợ được rèn luyện và phát triển. Người thầy phải là người “cầm cân nảy
mực”, sáng suốt trong việc điều khiển, định hướng cho lớp học cũng như các cuộc
thảo luận, đồng thời trong các hình thức kiểm tra và đánh giá. Người thầy không
những phải đáp ứng về kiến thức mà còn về phương pháp lãnh đạo, tổ chức, điều
hành,… Thông qua đó hình thành ở sinh viên những phẩm chất của người lao động
mới.






GV


ND


SV

×