Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật cho các công ty may trên địa bàn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 188 trang )


iv
TÓM TT LUN VĔN

Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm góp phần nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài có đủ năng lực để phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, giáo dục nghề nghiệp đóng một
vai trò hết sức to lớn, với mục tiêu sau khi ra trường người học phải thành thạo các
kỹ năng, lĩnh hội kiến thức, có khả năng tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm từ
nghề đã học. Một trong những thành tố quan trọng của giáo dục nghề nghiệp là “
chương trình đào tạo ” với mục tiêu khi xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của xã
hội, địa phương, cơ sở vật chất, đồng thời phù hợp với nhiều đối tượng.
Trên cơ sở đó, “ Chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật cho các công ty
may trên địa bàn Tỉnh An Giang ” được xây dựng với những nội dung như sau:
- Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình bồi dưỡng “ Cán bộ kỹ thuật ”.
- Cơ sở thực tiễn về xây dựng chương trình bồi dưỡng “ Cán bộ kỹ thuật ”. (
Khảo sát thực trạng nghề, khảo sát nhu cầu nghề, phân tích nghề theo phương pháp
DACUM ).
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng “ Cán bộ kỹ thuật ”. ( Thiết kế đề cương
chương trình chi tiết, thiết kế minh họa một mô-đun, khảo sát ý kiến đánh giá
chương trình ).
- Cuối cùng là kết luận và kiến nghị ( Tóm tắt kết quả của đề tài nghiên cứu,
giá trị đóng góp của đề tài, một số kiến nghị ).
Giáo dục nghề nghiệp luôn quan tâm đến mục tiêu đào tạo và phải chú trọng
hơn về đối tượng người học, nhất là trong điều kiện biến động của kinh tế-xã hội.
Một chương trình bồi dưỡng ngắn hạn theo cấu trúc mô-đun, không tốn kém nhiều
về thời gian cũng như chi phí cho người học mà giải quyết được nhu cầu cấp thiết
về nghề nghiệp của người học. Đó là những vấn đề mà “ Chương trình bồi dưỡng
cán bộ kỹ thuật ” đã cân nhắc trong quá trình xây dựng chương trình.

v


SUMMARY OF THESIS

In the point of view that mentions the role of education as the priority
national policy for improving the intellectual standards of people, developing
human, fostering talents that serves in the industrialization and modernization
process of the country. In among them, Vocational Training has the significant role
that aims to the learers to master the skills, comprehend the knowledge, to be able to
get a job or start up their own business. The one of the most important factors of
Vocational Training is the Curriculum Development that matches to the social and
local training need, facilities of institutions, different type of learner′s conpetence.
On that basic, “ Curriculum Development Training Technology Cadre for
the Garment Industry in the An Giang province area ” is developed that includes
with the content of:
- Literature reviews on Curriculum Development Training “Technology
Cadre”.
- Practical background on Curriculum Development Training “Technology
Cadre”. ( Occupational research, Training need analysis, DACUM job analysis ).
- Curriculum Development Training Technology Cadre ( Program detail
design, detail module design for illustration, Data collection research on Curriculum
evaluation ).
- Conclusion and recommendation ( Summary of research results, the
contributions of study, Recommendation ).
Vocational Training is always focused on the learning objectives and
learner′s center, especially in recent social economic fluctuation. A time saving and
low cost curriculum for short-term training that satisfise the training need of the
labor. Those are what “Curriculum Development Training Technology Cadre”
mentions during the Curriculum development process.

vi
DANH MỤC CH VIT TT


Ch vit tt Ch vit đy đủ
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
SVTC Dự án tăng cường các trung tâm dạy nghề
LĐTB-XH Lao động thương binh và xã hội
DN Dạy nghề
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TTLĐ Thị trường lao động
KHKT Khoa học kỹ thuật
MKH Mô đun kỹ năng hành nghề
CNKT Công nhân kỹ thuật
GD&ĐT Giáo dục đào tạo
THCS Trung học cơ sở
CĐ Cao đẳng
XTTM Xúc tiến thương mại
KCN Khu công nghiệp
UBND y ban nhân dân
MTQG Mục tiêu quốc gia
XKLĐ Xuất khẩu lao động
GTVL Giới thiệu việc làm
KTNC Kỹ thuật nữ công
TCN KT-KT Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật
TKTT Thiết kế thời trang
LT-TH Lý thuyết- Thực hành
TTDN Trung tâm dạy nghề

vii
MỤC LỤC
Trang tựa TRANG

Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân i
Lời cam đoan ii
Cảm tạ iii
Tóm tắt iv
Danh mục các chữ viết tắt vi
Mục lục vii
Danh mục các sơ đồ, bảng, biểu đồ, hình ảnh x
PHN M ĐU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
4. Giả thuyết nghiên cứu 4
5. Nhiệm vụ của đề
tài nghiên cứu 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu 5
8. Những giá trị đóng góp của luận văn 6
PHN NI DUNG
CHNG I: C S LÝ LUN V XÂY DNG CHNG TRÌNH BI
DNG “ CÁN B K THUT ”
I. Một số khái niệm cơ bản 9
II. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chương trình 13
1. Xu hướng tiếp cận chương trình trên thế giới 13
2. Các mô hình xây d
ựng chương trình tiêu biểu trên thế giới 14
3. Chương trình đào tạo theo cấu trúc mô-đun 17

viii
III. Quy trình xây dựng chương trình 26

IV. Kết luận chương I 29
CHNG II: THC TRNG V SỐ LỢNG, TRÌNH Đ CÁN B K
THUT VÀ CHNG TRÌNH ĐÀO TO CÁN B K THUT HIN CÓ
I. Tổng quan về tình hình lao động và đào tạo nghề ở nước ta 30
1. Về lực lượng lao động 30
2. Về hệ thống đào tạo nghề 31
II. Tổng quan về ngành dệt may ở nước ta 33
1. Th
ực trạng ngành dệt may nước ta 33
2. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may 34
3. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may 34
III. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực tỉnh An Giang 35
1. Giới thiệu về tỉnh An Giang 35
2. Tình hình nhiệm vụ chung của các trường THCN
và DN trong tỉnh An Giang 38
3. Chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về Dạy nghề-Giải quyết việc làm- Xuất khẩu
lao động năm 2010 41
4. Giới thiệu về khoa kỹ thuật n
ữ công trường Cao đẳng nghề An Giang 45
IV. Thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng, về chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật
hiện có 47
1. Khảo sát doanh nghiệp 47
2. Khảo sát giáo viên 58
3. Khảo sát cán bộ kỹ thuật 69
V. Kết luận chương II 77
CHNG III: XÂY DNG CHNG TRÌNH BI DNG
“CÁN B K THUT ”CHO CÁC CÔNG TY
MAY TRÊN ĐA BÀN TNH AN GIANG

ix

I. Phân tích nghề theo Dacum 79
1. Báo cáo tiến trình Dacum 79
2. Hình ảnh minh họa tại buổi hội thảo 80
3. Biểu đồ phân tích nghề Dacum 81
II. Thiết kế nội dung cho chương trình 84
1. Cấu trúc mô-đun 84
2. Nội dung từng mô-đun 87
III. Đề cương chương trình 89
1. Thông tin chương trình 89
2. Thông tin mô-đun 91
IV. Đánh giá về chương trình 100
1. Cách thực hiện 100
2. Cách chọn mẫu 100
3. Nội dung tiến trình thực hiện 100
4. Kết quả khảo sát ý kiến đóng góp của các chuyên gia 101
V. Kết luận chương III 106
KT LUN-KIN NGH 108
1. KT LUN 108
2. NHNG GIÁ TR ĐÓNG GÓP CA Đ TÀI 109
2.1. Tính mới của đề tài 109
2.2. Tính khoa học 109
2.3. Hiệu quả kinh tế-xã hội 110
2.4. Hướng phát triển của đề tài 110
3. Đ XUT 111
TÀI LIU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

x
DANH MỤC CÁC S Đ, BẢNG, BIU Đ,
HÌNH ẢNH



1. S đ

Sơ đồ 1-1: Mô hình ISD 15
Sơ đồ 1-2: Mô hình TTS 16
Sơ đồ 1-3: Mô đun đơn vị tích hợp 18
Sơ đồ 1-4: Mô đun đơn vị thuần túy 19
Sơ đồ 1-5: Mô hình bồi dưỡng nâng cao trình độ 24
Sơ đồ 1-6: Mô hình đào tạo kép 24
Sơ đồ 1-7: Mô hình đào tạo kết hợp 25
Sơ đồ 1-8: Mô hình đào tạo hai giai đoạn 26
Sơ đồ 1-9: Mô hình đào tạo lại 27
S
ơ đồ 1-10: Quy trình chung xây dựng chương trình 27
Sơ đồ 1-11: Quy trình xây dựng chương trình theo 6 bước 28
Sơ đồ 3.1: Cấu trúc mô đun 86

2. Bng

Bảng 2.1: Nhu cầu đào tạo lao động dệt may giai đoạn 2008-2020 36
Bảng 2.2: Phân bổ chỉ tiêu giải quyết việc làm 44
Bảng 2.3: Phân bổ chỉ tiêu cho các cơ sở dạy nghề 45

3. Biu đ

Biểu đồ 2.1: Mô tả trình độ cán bộ kỹ thuật 49
Bi
ểu đồ 2.2: Mô tả khả năng chuyên môn 50
Biểu đồ 2.3: Mô tả hình thức bồi dưỡng chuyên môn 51

Biểu đồ 2.4: Mô tả chất lượng dạy nghề may và TKTT tại các cơ sở 52
Biểu đồ 2.5: Mô tả hướng bồi dưỡng công nghệ mới 53
Biểu đồ 2.6: Mô tả phân loại thiết bị hiện có tại các công ty may 54
Biểu đồ 2.7: Mô tả nơi bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật 55
Biểu đồ
2.8: Mô tả thời gian bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật 56
Biểu đồ 2.9: Mô tả thời lượng giữa lý thuyết và thực hành 57
Biểu đồ 2.10: Mô tả nhu cầu tuyển dụng 58
Biểu đồ 2.11: Mô tả lĩnh vực giảng dạy của giáo viên 60
Biểu đồ 2.12: Mô tả trình độ chuyên môn của giáo viên 61
Biểu đồ 2.13: Mô tả thâm niên giảng dạy 62
Biểu đồ 2.14: Mô tả trang thiết bị tại trường 63
Biể
u đồ 2.15: Mô tả nội dung chương trình đang giảng dạy 64

xi
Biểu đồ 2.16: Mô tả chương trình ngắn hạn hiện có 65
Biểu đồ 2.17: Mô tả sự cần thiết của khóa học 66
Biểu đồ 2.18: Mô tả nơi bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật 67
Biểu đồ 2.19: Mô tả thời gian bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật 68
Biểu đồ 2.20: Mô tả thời lượng giữa lý thuyết và thực hành 69
Biểu đồ 2.21: Mô tả trình độ cán bộ kỹ
thuật 71
Biểu đồ 2.22: Mô tả mức độ đáp ứng yêu cầu công việc 72
Biểu đồ 2.23: Mô tả công nghệ được thực tập nhiều nhất 73
Biểu đồ 2.24: Mô tả phân loại thiết bị hiện có 74
Biểu đồ 2.25: Mô tả công việc được giao 75
Biểu đồ 2.26: Mô tả nhu cầu bồi dưỡng về công nghệ mới 76
Biểu đồ 2.27: Mô tả công nghệ cần bồi dưỡng 77
Biểu đồ DACUM phân tích nghề “ Cán bộ kỹ thuật ” 84

Biểu đồ 3.1: Mô tả trình độ giáo viên và cán bộ quản lý 102
Biểu đồ 3.2: Mô tả số năm công tác 102
Biểu đồ 3.3: Mô tả cấu trúc chương trình 103
Biểu đồ 3.4: Mô tả mục tiêu chương trình 103
Biểu đồ 3.5: Mô tả mục tiêu của các mô đun 104
Biểu đồ 3.6: Mô tả mức độ các công việc của mô đun 104
Biểu đồ 3.7: Mô tả thời lượng củ
a các mô đun 105
Biểu đồ 3.8: Mô tả tính thiết thực của chương trình 106

4. Hình nh

Hình 3.1: Người nghiên cứu, thông hoạt viên và các chuyên gia trong
lĩnh vực nghề may và TKTT sau buổi hội thảo DACUM 81

Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 1

PHN M ĐU
I- LÍ DO CHN Đ TÀI
“ Theo luật dạy nghề năm 2007, mục tiêu của dạy nghề là đào tạo
nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề
tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật,
tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi
tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Mặt khác, theo thông báo kết luận của Bộ chính trị năm 2009 về việc
tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 2 ( khóa VIII ), phương hướng phát triển
giáo dục và đào tạo đến 2020 có kết luận: “ Hệ thống giáo dục thiếu đồng bộ, chưa

liên thông, mất cân đối giữa các cấp học, ngành học, cơ cấu, trình độ, ngành nghề,
vùng, miền. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống về truyền thống văn hóa, lịch
sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên
chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp; giáo dục phổ thông chỉ
mới quan tâm nhiều đến “dạy chữ” , chưa quan tâm đúng mức về “ dạy người ”, kỹ
năng sống và “ dạy nghề” cho thanh thiếu niên.
Chương trình, giáo trình, phương pháp chậm đổi mới, chậm hiện đại
hóa; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, chưa
chú trọng phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên; thi cử
còn nặng nề, tốn kém.”
Bên cạnh đó, một số mục tiêu của giáo dục Việt Nam giai đoạn 2008-
2020 cũng đã nêu lên giáo dục nghề nghiệp có những bước chuyển mới:
“ Tạo bước đột phá về dạy nghề, phấn đấu tăng mạnh tỉ lệ lao động
qua đào tạo, tỉ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo đạt 70% vào năm 2020 từ
trình độ sơ cấp đến trình độ trung cấp và cao đẳng.
Một hệ thống giáo dục được tái cấu trúc với phân luồng và liên thông
mạnh mẽ. Giáo dục nghề nghiệp được tiếp tục phát triển để có đủ khả năng tiếp
nhận 10% năm 2010, 20% năm 2015 và 30% năm 2020 số học sinh tốt nghiệp trung
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 2

học cơ sở vào học một ngành, nghề và có thể học tiếp trình độ cao hơn khi có điều
kiện, đến năm 2020 có khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
được học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cùng với việc nhanh chóng mở rộng đào tạo nghề ngắn hạn đại trà,
đặc biệt là ở nông thôn để đáp ứng cơ cấu kinh tế mới của nước ta trong quá trình
CNH, HĐH, một hệ thống đào tạo nhân lực có trình độ từ công nhân kỹ thuật đến
kỹ thuật viên đạt chuẩn quốc tế đối với một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất
nước”.

“Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng
lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản xuống dưới 50% vào năm 2010, tăng tỉ trọng
lao động công nghiệp, xây dựng và đặc biệt là lao động ở khu vực dịch vụ trong
tổng lao động xã hội.
Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, khuyến khích các
doanh nghiệp phát triển ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Chú trọng đào tạo
nghề, tạo việc làm cho nông dân , nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi
do đô thị hóa, công nghiệp hóa. Phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống của người
lao động ở các khu công nghiệp. Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao
động, tăng tỉ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo , quản lý chặt chẽ và bảo vệ
quyền lợi chính đáng của người lao động”.
Như vậy, bắt đầu từ định hướng phát triển kinh tế xã hội, sự khẳng
định vai trò của nguồn nhân lực trong xã hội. Những năm gần đây, kế hoạch đào tạo
và phát triển nghề nghiệp cho con người đang là chương trình mục tiêu trong hệ
thống giáo dục nghề nghiệp.
Để thực hiện các nhiệm vụ này và khắc phục những yếu kém nêu trên,
theo thông báo kết luận của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung
ương 2 ( khóa VIII ), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 có
kết luận cũng đã nhấn mạnh: “Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người,
dạy chữ và dạy nghề”.

Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 3

“Phát triển quy mô hợp lý cả giáo dục đại trà và mũi nhọn, xây dựng xã hội học tập,
tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời. Đẩy mạnh công tác đào tạo
nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng mạng lưới cơ sở
dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Triển khai tích cực các
chương trình đào tạo nghề cho học sinh dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn,

vùng sâu, vùng xa. Kết hợp chặt chẽ việc đào tạo nghề với việc bồi dưỡng, phổ biến
kiến thức kỹ thuật cho nông dân. Sớm điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về
trình độ đào tạo, ngành nghề, dân tộc, vùng, miền”.
Do vậy, Trường Cao đẳng nghề An Giang trong thời gian qua đã
không ngừng phát triển nhiều ngành nghề mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động, góp phần giải quyết phần nào công ăn, việc làm cho mọi tầng lớp trong xã
hội.
“Theo luật giáo dục thì trường Cao đẳng nghề thuộc phạm vi giáo dục
nghề nghiệp, với mục tiêu cụ thể là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức
kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động
có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh.”
 An Giang, hiện nay các công ty may đang khan hiếm một đội ngũ
quản lý có trình độ và năng lực trong khâu sản xuất sản phẩm, bởi vì trong quá trình
may sản phẩm, hàng có đạt chất lượng, năng suất lao động có cao, thời gian hàng ra
chuyền có được rút ngắn, phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ kỹ thuật, mà đa phần đội
ngũ kỹ thuật ở các công ty may là những công nhân làm việc lâu năm, có kinh
nghiệm được đề bạt, họ chưa hề được đào tạo một cách bài bản qua trường lớp,
cho nên trong quá trình đảm nhận vị trí mới đã không tránh khỏi lúng túng và họ
vẫn chưa biết cách sắp xếp công việc một cách khoa học theo yêu cầu ngày càng
cao của các doanh nghiệp.
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 4

Trước thực tế đó, người nghiên cứu đã chọn đề tài “ Xây dựng chương
trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật cho các công ty may trên địa bàn Tỉnh An Giang”
nhằm góp phần giúp các công ty may giải quyết những khó khăn về bài toán kỹ

thuật cùng với việc giúp cho cán bộ kỹ thuật phát huy tối đa vai trò của mình trong
công việc và một khi đã nắm vững kiến thức chuyên môn thì chắc chắn rằng họ
luôn tự tin khi giải quyết công việc để từ đó có thể hội nhập theo xu hướng phát
triển ngày càng cao của xã hội.
II- MỤC TIÊU NGHIÊN CU
Xây dựng được chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật cho các công
ty may trên địa bàn Tỉnh An Giang.
III- ĐỐI TỢNG VÀ KHÁCH TH NGHIÊN CU
- Đối tượng nghiên cứu: Chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật.
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động của cán bộ kỹ thuật ở các công ty
may trên địa bàn Tỉnh An Giang.
IV- GIẢ THUYT NGHIÊN CU
Đa số cán bộ kỹ thuật chưa được đào tạo, từ đó dẫn đến những bất cập
trong công tác hoạt động, kiểm tra, quản lý tại phân xưởng may. Chương trình bồi
dưỡng cán bộ kỹ thuật được xây dựng sẽ góp phần nâng cao năng lực cho những
người làm ở vị trí này.
V- NHIM VỤ NGHIÊN CU
1- Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2- Nghiên cứu làm rõ thực trạng về số lượng và trình độ của cán bộ kỹ
thuật; về chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật hiện có ở các công ty may trên địa
bàn Tỉnh An Giang.
3- Xây dựng chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật cho các công ty
may trên địa bàn Tỉnh An Giang.



Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 5


VI- GII HN NGHIÊN CU
Trong điều kiện thực tế nghiên cứu, luận văn chỉ thực hiện một số
nội dung trong phạm vi sau:
- Khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật ở các công ty may
trong Tỉnh An Giang.
- Khảo sát chương trình đào tạo nghề may và thiết kế thời trang tại
các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh An Giang.
- Xây dựng đề cương chương trình “bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật”
không qua thực nghiệm. Trong đó phát triển đề cương chi tiết một module gồm các
công việc có liên quan đến cán bộ kỹ thuật.
VII- PHNG PHÁP NGHIÊN CU
1. Phưng pháp nghiên cu lý lun:
- Tìm hiểu cơ sở pháp lý của đề tài, các mô hình xây dựng chương trình
đào tạo nghề tiêu biểu và phương pháp tiếp cận theo mô-đun.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập tư li
ệu để xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài.
2. Phưng pháp nghiên cu thc tin:
- Phương pháp điều tra khảo sát nhằm làm rõ thực trạng về số lượng và
trình độ của cán bộ kỹ thuật và chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật hiện có ở
các công ty may trên địa bàn Tỉnh An Giang thông qua các bảng câu hỏi với mẫu:
+ 140 cán bộ kỹ thuật
+ 20 cán bộ quản lý
+ 30 giáo viên
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của đội ngũ kỹ thuật ở các
công ty may.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua một số chương trình đào
tạo về lĩnh vực may và thiết kế thời trang để tham khảo, tổng hợp ý tưởng.
3. Phưng pháp thng kê toán hc đn gin:
Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả khảo sát.

Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 6

4. Phưng pháp chuyên gia:
Xin ý kiến của chuyên gia bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp.
5. Hi tho chuyên đ:
Hội thảo phân tích nghề “Cán bộ kỹ thuật”
VIII. NHNG GIÁ TR ĐÓNG GÓP CA LUN VĔN
- Tính lý luận: Đề xuất chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật với hệ
thống xây dựng trên cơ sở phân tích các hoạt động mang tính lý luận thực tiễn qua
phương pháp phân tích nghề.
- Tính hiệu quả kinh tế xã hội: Góp phần nâng cao kỹ năng, năng lực hoạt
động của đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế: Các kết quả nghiên cứu của
đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật cho các trường
nghề, các trung tâm dạy nghề lân cận.
IX. CU TRÚC LUN VĔN
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần, phần nội dung có 3 chương.
A. PHN M ĐU
1. L ý do chọn đề tài
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu
5. Giới hạn nghiên cứu
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Những giá trị đóng góp của luận văn
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn


HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 7

B. PHN NI DUNG
CHNG 1: C S LÝ LUN V XÂY DNG CHNG TRÌNH BI
DNG CÁN B K THUT
1. Các khái niệm cơ bản
2.Tổng quan về xây dựng chương trình
3.Đào tạo nghề theo mô-đun
4.Kết luận chương 1
CHNG 2: THC TRNG V SỐ LỢNG, TRÌNH Đ CÁN B K
THUT VÀ CHNG TRÌNH ĐÀO TO CÁN B K THUT HIN CÓ
1. Tổng quan về tình hình lao động và đào tạo nghề ở nước ta
2. Tổng quan về ngành dệt may ở nước ta
3. Tình hình đào tạo nguồn nhân lực Tỉnh An Giang
4. Giới thiệu về khoa kỹ thuật nữ công trường cao đẳng nghề An Giang
5. Thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật ở các công ty may trên địa
bàn Tỉnh An Giang
6. Thực trạng về chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật trình ở các cơ sở dạy
nghề trên địa bàn Tỉnh An Giang
7. Kết luận chương 2
CHNG 3: XÂY DNG CHNG TRÌNH BI DNG CÁN B K
THUT CHO CÁC CÔNG TY MAY TRÊN ĐA BÀN TNH AN GIANG
1. Phân tích nghề theo Dacum
2. Thiết kế nội dung cho chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật
3. Đề cương chương trình bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật
4. Đánh giá về chương trình
5. Kết luận chương 3
C. PHN KT LUN - KIN NGH
1. Kết luận

2. Hướng phát triển của đề tài
3. Kiến nghị
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 8




PHN NI DUNG
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 9

CHNG I:
C S LÝ LUN V XÂY DNG CHNG TRÌNH BI DNG
“ CÁN B K THUT”
I. MT SỐ KHÁI NIM C BẢN
1. Nguồn nhân lực (Human resource)
1

• Theo Từ điển thuật ngữ của Liên xô (trước đây): “Nguồn nhân lực là toàn bộ
những người lao động dưới dạng tích cực (đang lao động) và tiềm tàng (có
khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động)
• Theo Tổng cục thống kê Việt Nam: “Nguồn nhân lực gồm những người đủ
15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong
gia đình, không có nhu cầu làm việc, những người thuộc các tình trạng khác
như nghỉ hưu trước tuổi.”
2. Phát triển nguồn nhân lực ( Human resource development)

• Nghĩa hẹp: đó là quá trình giáo dục, đào tạo và đào tạo lại, trang bị hoặc bổ
sung thêm những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để mỗi con người có
cơ hội tìm việc làm, hoặc hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ mà họ đang làm.
• Theo lý thuyết về Tư bản Người ( Huaman Capitial Theory): Khái niệm phát
triển nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố sử dụng nhân lực một cách đúng
đắn, tạo môi trường lao động phù hợp và thuận lợi để mỗi con người lao
động có hiệu quả.
• Theo Gary Becker và R. Nonan: “Phát triển nguồ
n nhân lực là làm cho con
người trở thành tài sản có giá trị hơn trong sự nỗ lực chung để cùng nhau
chung sống và làm việc”




1
đđĐào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế- Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha, sách đã dẫn trang 14
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 10

Tóm lại có thể nêu khái niệm về phát triển nguồn nhân lực như sau: “Phát
triển nguồn nhân lực là phát triển nhân cách, sinh thế/thể lực, đồng thời tạo
dựng một môi trờng xã hội thuận lợi, gìn giữ một môi trờng sinh thái bền
vững cho con ngời phát triển để cùng nhau lao động và chung sống, nhằm đạt
mục tiêu phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội và phục vụ cho con
ngời.”
2


3. Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nớc
Nhiệm vụ cơ bản là phải cung cấp Lao động Kỹ thuật để đáp ứng cho các
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy hệ thống đào tạo phải thường xuyên bám
sát nhu cầu của thị trường lao động, nắm bắt kịp thời được sự thay đổi cơ cấu ngành
nghề và trình độ đào tạo của đội ngũ nhân lực để đáp ứng yêu cầu của cả nước, từng
vùng, miền trong quá trình CNH, HĐH.
4. Giáo dục không chính quy:
Phương thức giáo dục giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt
đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn,
chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích
nghi với đời sống xã hội. Nội dung giáo dục không chính quy phải đảm bảo tính
thiết thực giúp người học, học nâng cao hiểu biết, nâng cao khả năng lao động, sản
xuất, công tác và chất lượng cuộc sống
3

5. Bồi dỡng:
Trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện
năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể.
4

6. Nghề
5

Là nghề nghiệp trong phạm vi hẹp, cụ thể và chuyên sâu.



2
đđĐào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế- Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha, sách đã dẫn trang 16

3
Từ điển giáo dục học Nxb từ điển Bách Khoa trang 136
4
Từ điển giáo dục học Nxb từ điển Bách Khoa trang 30
5
, Sổ tay xây dựng chương trình SVTC- trang 10
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 11

7. Phân tích nghề
6

Một tiến trình nhằm xác định các nhiệm vụ và công việc mà một công nhân
lành nghề phải thực hiện được trong nghề nghiệp của mình.
8. Mô đun
7

Tập hợp một số công việc có liên quan với nhau nhằm cung cấp một số kiến
thức và kỹ năng để người học có thể hành nghề ngay trong một lĩnh vực chuyên
môn hẹp của nghề hoặc một vị trí nhất định của sản xuất.
9. Nhiệm vụ
8

Một trong những hoạt động hoặc nhóm công việc chủ yếu nằm trong một
nghề. Một nhóm các công việc tương tự hoặc có liên quan được sắp xếp một cách
thuận tiện hoặc tùy ý .
10. Công việc
9


Một bộ phận cụ thể quan sát được của một việc làm, bản thân đã hoàn tất (có
một khởi điểm và một kết thúc xác định), có thể chia nhỏ thành 2 hay nhiều bước và
được thực hiện trong một khoảng thời gian qui định, đến khi hoàn tất sẽ duới dạng
một sản phẩm, một dịch vụ hoặc một quyết định.
11. Phân tích công việc
10

Phương pháp phân tích để xác định các bước cần diễn ra để thực hiện được
công việc đó, các kiến thức có liên quan mà người thợ cần biết và các tiêu chuẩn mà
giới sản xuất đòi hỏi cho việc thực hiện công việc.
12. DACUM
11

Đây là một phương pháp phân tích nghề, qua đó một tiểu ban gồm các
chuyên gia lành nghề được tập hợp và dẫn dắt bởi một thông hoạt viên đã được đào
tạo để cùng nhau xác định cụ thể và chi tiết các nhiệm vụ và công việc mà các công
nhân lành nghề phải thực hiện trong nghề nghiệp của họ.


6
Sổ tay xây dựng chương trình SVTC- trang 10
7
Sổ tay xây dựng chương trình SVTC- trang 10
8
Sổ tay xây dựng chương trình SVTC- trang 10
9
Sổ tay xây dựng chương trình SVTC- trang 10
10
Sổ tay xây dựng chương trình SVTC- trang 10
11

Sổ tay xây dựng chương trình SVTC- trang 10
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 12

13. Tiêu chí
12

Tiêu chuẩn đòi hỏi ở người công nhân nhằm đạt tới việc thực hiện thành thạo
một mục tiêu công việc.
14. Tiêu chuẩn thực hiện
13

Các tiêu chí được áp dụng trong một nghề dùng để xác định xem một công
việc đã được thực hiện một cách thỏa đáng hay chưa.
15. Chơng trình
Thuật ngữ chương trình học - Curriculum xuất phát từ tiếng Latin là currere,
có nghĩa là dạy, điều hành một khóa học. Từ đó theo định nghĩa truyền thống thì
chương trình học có nghĩa là một khóa học (course of study).
Tuy nhiên có rất nhiều quan niệm khác nhau về chương trình học.
• “Một nhóm có hệ thống các khóa học hoặc trình tự các môn học đòi hỏi sự
tốt nghiệp hay chứng nhận trong một lĩnh vực học tập, ví dụ như chương trình khoa
học xã hội, chương trình giáo dục thể chất…”
14

• “Như một kế hoạch nhằm cung cấp tập hợp các cơ hội học tập cho mọi
người để họ được thụ hưởng nền giáo dục đó”
15
. Tất cả các chương trình học, dù là
được thiết kế theo cách nào, đều bao gồm những yếu tố xác định. Một chương trình

học thường có một tuyên bố về các mục đích và mục tiêu cụ thể: Nó chỉ ra một số
lựa chọn và cấu trúc của nội dung; hoặc ám chỉ hoặc biểu lộ các kiểu học tập và
giảng dạy nhất định do các mục tiêu đòi hỏi chúng hoặc do cơ cấu nội dung yêu cầu
chúng. Cuối cùng nó bao gồm cả một hệ thống đánh giá kết quả.
• “Một chương trình học là một kế hoạch cho học tập”
16

Trong phạm vi luận văn này thì Chương trình học có thể hiểu như một kế
hoạch hay một chương trình bao gồm những kinh nghiệm của người học có được
dưới sự hướng dẫn của nhà trường. Chương trình học có thể là một bài học, một


12
Sổ tay xây dựng chương trình SVTC- trang 10
13
T Sổ tay xây dựng chương trình SVTC- trang 10
14
Từ điển giáo dục do Carter V.Good biên tập (New Yor: McGraw-Hill,1973) trang 157
15
J.Gaylen Saylor, William M. Alexander và Arthur J.Lewis, kế hoạch Xây dựng chương trình cho việc dạy
và học tốt hơn (New York: Holt, Rinehart và Winston, 1981), trang 8.
16
Hild Taba, Xây dựng chương trình: Lí thuyết và Thực hành (New York:Harcourt Brace Jovanovich, 1962)
t.11
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 13

khóa học hay toàn bộ chương trình học của nhà trường - và có thể diễn ra bên ngoài
lớp học hay bên ngoài nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

II. C S LÝ LUN CA VIC XÂY DNG CHNG TRÌNH
Để đảm bảo chương trình đào tạo hay bồi dưỡng đạt yêu cầu ngoài nội dung,
phương pháp và cách thức tổ chức đào tạo hay bồi dưỡng, người biên soạn chương
trình còn cần phải nghiên cứu các quan điểm tiêp cận, các mô hình cũng như các
phương pháp xây dựng chương trình khác nhau để chọn ra hướng đi phù hợp nhất
và hiệu quả nhất đối với chương trình sẽ được xây dựng; đồng thời phải tuân thủ
theo một quy trình nhất định.
1. Xu hướng tip cn chưng trình trên th giới
17

Theo quan điểm của của các nước thì trên thế giới hiện đang có 3 cách tiếp
cận chương trình:
1.1 Tiếp cận theo các chơng trình chuẩn
Cách tiếp cận này dựa vào thời gian chuẩn, khối lượng kiến thức chuẩn, khả
năng tay nghề chuẩn để xây dựng chương trình. Mục tiêu của chương trình là nội
dung kiến thức và khả năng tay nghề. Cách đánh giá kết quả học tập c
ủa cách tiếp
cận này là xác định lượng kiến thức hoặc kỹ năng nghề mà người học hấp thụ được.
Nhược điểm của cách tiếp cận này là tính cập nhật kém, không gắn liền được nhu
cầu của thị trường lao động. Do vậy, người học ra trường dù có kết quả học tập tốt
cũng khó có thể đáp ứng ngay được với công việc mà người sử dụng lao động đòi
hỏi, mà thường phải đào tạo lại. Chính vì những lý do trên mà nhiều quốc gia và các
trường học trên thế giới không dùng phương pháp tiếp cận này để xây dựng chương
trình nữa.


17
Nguyễn Đình Bảng và Trương Hoành Sơn, bài giảng khóa học phát triển chương trình (Ban đào tạo nghề
văn phòng Lao động quốc tế GENEVA) trang 1.
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn


HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 14

1.2 Tiếp cận các chơng trình theo định hớng phát triển
Cách tiếp cận này, chương trình luôn bám sát các bước tiến của công nghệ
và trang thiết bị. Mục tiêu và nội dung chương trình được đề ra trên cơ sở các trang
thiết bị, công nghệ, yêu cầu của người sử dụng lao động, và nhu cầu của người học.
u điểm là tính cập nhật cao và luôn theo sát được các bước tiến của những tiến bộ
khoa học kỹ thuật; tuy nhiên, nhược điểm của nó là phải đầu tư trang thiết bị, phải
có dự báo tốt nhu cầu về thị trường lao động, và phải có một đội ngũ cán bộ giảng
dạy và cán bộ quản lý đào tạo dày dạn kinh nghiệm.
1.3 Tiếp cận các chơng trình gắn với nhu cầu thị trờng lao động
Với cách tiếp cận này, chương trình phải có mục tiêu và nội dung phù hợp
với thị trường lao động. Do TTLĐ rất đa dạng và luôn biến đổi nên mục tiêu đào tạo
và cấu trúc nội dung của chương trình phải rất linh hoạt để luôn đáp ứng được yêu
cầu của thị trường lao động cũng như sự tiến bộ của KHKT. Các kiến thức và kỹ
năng có thể sử dụng ngay được sau khi học xong chương trình. Chương trình loại
này có thể
cùng một lúc tồn tại ở nhiều cấp độ:
- Chương trình nghề diện hẹp bậc thấp
- Chương trình nghề diện hẹp bậc cao
- Chương trình nghề diện vừa bậc cao
- Chương trình nghề diện rộng bậc cao
Tuỳ theo mức độ yêu cầu đối với nghề của thị trường lao động và nhu cầu
của người sử dụng lao động cũng như trình độ, nhu cầu của người học mà xác định
mục tiêu và nội dung của chương trình.
2. Các mô hình xây dng chưng trình tiêu biu trên th giới
2.1. Mô hình phát triển hệ thống giáo dỡng (System Development Model – ISD)
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn


HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 15




























YÊU CU

ĐÀO T

O
Phân tích Thit k Trin Khai Thc thi Kim tra

La chn
công vic và
chc nĕng
Xây dng
các bin
pháp thc
hin công
vic
Phân tích
các giáo
trình hin


La chn
cách sp xp
tình hung
dy hc
Trin khai
các mc
tiêu dy hc

Trin khai
công c
kim tra
Mô t trình

đ ban đu
của hc
viên
Xác đnh
cu trúc &
hiu qu
tài liu
hc tp
Đnh rõ các
hot đng
hc tp
Đnh rõ các
k hoch và
h thng
phân phi,
qun lý dy
h

c

Kho sát và
la chn
tài liu


Trin khai
Đánh giá
kt qu
Thc thi
k hoch

qun lý


Điu khin
dy hc

Đánh giá
ni ti


Đánh giá
Bên ngoài
Phân tích
Công vic

Hình 1-1: Mô hình ISD
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 16

2.2. Mô hình Hệ thống công nghệ đào tạo (Training Technology System – TTS)
Mô hình Hệ thống công nghệ đào tạo được xây dựng bởi Richard Swanson
(1987). Mô hình này tập trung giải quyết những vấn đề về đào tạo trong lĩnh vực
sản xuất và kinh doanh (Sơ đồ1.1)
Hệ thống này bao gồm 5 giai đoạn chính là: Phân tích (Analyze), Thiết kế
(Design), Xây dựng (Develop), Thực hiện (Implement) và Hiệu chỉnh (Control).

















1. PHÂN TÍCH 2. THIT K 3. TRIN KHAI 4. THC HIN 5. KIM TRA








Đánh giá
nhu cu
và đ
xut
Chp
thun đ
xut đào
to
Phân

tích tng
quát
công vic
Chp
thun
phân
tích
Thit k
chưng
trình
Thit k
bài hc
Biên
son tài
liu đào
to
Th
nghim
chưng
trình
Lp k
hoch
qun lý
chưng
tr
ì
nh
Tin
hành
đào to

Đánh
giá quá
trình
Đánh
giá hiu
qu đào
to
Chp
thun
đào to
tip tc

Theo
dõi
Hình 1-2: Mô hình TTS
Phân
tích c
th
công vic
Thit k
giáo án
Luận văn thạc sĩ GVHD: Hoàng Tâm Sơn

HVTH: Huỳnh Ngọc Nga 17

Theo Thạc sĩ Châu Kim Lang thì mô hình ISD làm cơ sở chung cho việc xây
dựng mọi chương trình đào tạo nghề, còn mô hình TTS thường áp dụng cho biên
soạn chương trình nghề dài hạn với xây dựng chương trình hoàn chỉnh gồm nhiều
môn học
18

. Đối với việc biên soạn chương trình ngắn hạn nhất là trong phạm vi luận
văn này việc thiết kế chương chương trình có phần đơn giản hơn vì chỉ gồm nội
dung dạy nghề theo cấu trúc môđun nên vận dụng 2 mô hình trên có phần đơn giản
hơn. Trước hết cần tìm hiểu về chương trình có cấu trúc mođun.
3. Chưng trình đào to theo cu trúc Mođun
19

Đào tạo theo MOĐUN đã được các nhà giáo dục và đào tạo trên thế giới
khai thác trong đào tạo nghề có hiệu quả, đã thực hiện ở tất cả các cấp học, các đối
tượng đặc biệt là đối với công nhân và nhân viên kỹ thuật. Loại hình đào tạo có
cấu trúc theo các MOĐUN ra đời vào nửa cuối thế kỷ 19, bắt đầu ở trường đại học
Havard (Hoa Kỳ). Xuất phát từ quan niệm xem người học làm trung tâm của quá
trình đào tạo và đòi hỏi việc tổ chức giảng dạy phải sao cho mỗi học viên có thể tìm
được cách học thích hợp nhất cho mình, cũng như tư tưởng cho rằng trường học
phải nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
Trên cơ sở đó, năm 1872 viện đại học Havard đã quyết định thay thế hệ thống
chương trình đào tạo cứng, gắn các lớp học cố định bằng hệ thống chương trình
mềm dẻo cấu thành bởi các mođun mà mỗi học viên có thể lựa chọn rộng rãi riêng
cho mình.
3.1. Chơng trình đợc cấu tạo bởi các mođun đơn vị tích hợp:
Các mođun đơn vị của chương trình là những khối tích hợp các kiến thức và kỹ
năng nhằm đạt được những mục tiêu xác định của mođun đó. Chính vì vậy mà giao
diện của mođun này rất phức tạp, vấn đề lắp ghép các mođun đơn vị này với nhau
để tạo thành một chương trình hoàn chỉnh thường gặp khó khăn, tốn nhiều thời gian
và công sức. Mặc khác cũng rất khó đảm bảo tính logic và tính hệ thống cho


18
Châu Kim Lang-Thiết kế và quản lý chương trình đào tạo nghề theo phương pháp Mess trang 8
19

Nguyễn Đình Bảng và Trương Hoành Sơn, bài giảng khóa học phát triển chương trình (Ban đào tạo nghề
văn phòng Lao động quốc tế GENEVA) trang 6.

×