Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại trường chính trị Hoàng Đình Giong, tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Anh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.89 KB, 96 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN NGỌC ANH




NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN
CHƢƠNG TRÌNH BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
TẠI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
TỈNH CAO BẰNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC












THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN NGỌC ANH



NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN
CHƢƠNG TRÌNH BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
TẠI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG
TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH. Nguyễn Văn Hộ





THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
công bố của các tổ chức và cá nhân được tham khảo và sử dụng đúng quy định. Các
kết quả trình bày trong đề tài là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công
trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn





Nguyễn Ngọc Anh














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo cô giáo Khoa
Tâm lý - giáo dục và Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Chính trị Hoàng Đình
Giong tỉnh Cao Bằng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.


Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn






Nguyễn Ngọc Anh









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Giả thuyết khoa học 4
6. Phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
8. Cấu trúc của luận văn 4

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN CHƢƠNG TRÌNH BỒI
DƢỠNG CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TẠI CÁC TRƢỜNG CHÍNH
TRỊ CẤP TỈNH 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2. Một số khái niệm liên quan tới đề tài 6
1.2.1. Khái niệm bồi dưỡng 6
1.2.2. Khái niệm chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục 7
1.2.3. Khái niệm cán bộ cơ sở 12
1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp
cơ sở ở Trường Chính trị 18
1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trường Chính trị 18
1.3.2. Hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở ở trường
chính trị cấp tỉnh 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Kết luận chương 1 23
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CHƢƠNG TRÌNH BỒI
DƢỠNG CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TẠI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ
HOÀNG ĐÌNH GIONG TỈNH CAO BẰNG 24
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của trường Chính trị tỉnh
Cao Bằng 24
2.1.1. Quá trình hình thành 24
2.1.2. Quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng CBCS 25
2.1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức nhà trường 26
2.1.4. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng 27
2.2. Thực trạng hoàn thiện chương trình bồi dưỡng của trường Chính trị tỉnh
Cao Bằng 28
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và GV về hoàn thiện
chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp cơ sở 28

2.2.2. Thực trạng về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCS của Tỉnh Cao Bằng32
2.2.3. Thực trạng bổ sung nội dung chương trình bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại
trường chính trị tỉnh Cao Bằng 36
2.2.4. Thực trạng hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ bồi dưỡng39
2.2.5. Quản lý công tác giảng dạy hệ bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở 41
2.2.6. Tổ chức, quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng bồi dưỡng 45
Kết luận chương 2 57
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CHƢƠNG TRÌNH BỒI
DƢỠNG CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ TẠI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH CAO BẰNG 59
3.1. Những nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp 59
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống 59
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp 59
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp 60
3.2. Những biện pháp hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại
trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng 60
3.2.1. Hoàn thiện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCS 61
3.2.2. Hoàn thiện nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng ở trường
Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng 63
3.2.3. Tăng cường quản lý việc hoàn thiện PPDH 68
3.2.4. Hoàn thiện việc đánh giá kết quả học tập của học viên 69
3.2.5. Gắn kết nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và NCKH 71
3.2.6. Hoàn thiện quy chế làm việc 73
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 77
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp 77
Kết luận chương 3 80

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81
1. Kết luận 81
2. Khuyến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CB - CC : Cán bộ, công chức
CB - GV : Cán bộ, giáo viên
CBCS : Cán bộ cơ sở
CCCT : Cao cấp chính trị
CNCT : Cử nhân chính trị
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CV : Chuyên viên
ĐHKTCT : Đại học kinh tế chính trị
ĐT : Đào tạo
DV : Dân vận
HVCTQG : Học viện Chính trị Quốc Gia
HVHCQG : Học viện Hành chính quốc gia
KH - TT - TL : Khoa học - Thông tin - tư liệu
LLCS : Lý luận cơ sở
NN - PL : Nhà nước - pháp luật

QTDH : Quá trình dạy học
TCCT : Trung cấp chính trị
TCHC : Trung cấp hành chính
TCPV : Trung cấp phụ vận
XDĐ : Xây dựng Đảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tóm tắt sự khác biệt giữa đào tạo và bồi dưỡng 7
Bảng 2.1. Số năm công tác của cán bộ - giảng viên Nhà trường 27
Bảng 2.2. Thu thập ý kiến cán bộ, giảng viên về bổ sung nội dung chương trình 30
Bảng 2.3. Phỏng vấn nhu cầu của người học tại huyện Thông Nông - Hạ Lang 31
Bảng 2.4. Bảng ý kiến của Học viên sau khoá bồi dưỡng về kiến thức QLNN 44
Bảng 2.5. Kết quả xin ý kiến tại 03 lớp dạy học thí điểm ứng dụng phương
pháp mới 49





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã đề ra
các chủ trương, chính sách đổi mới giáo dục, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng

đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng công cuộc
CNH - HĐH đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Phát
triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [14,108-109].
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định:
"Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền
tảng và động lực thúc đẩy CNH - HĐH đất nước"[15, 94].
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định:
“ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý là khâu then chốt”.
Muốn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước hết phải chú
trọng đến phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực trước hết phụ thuộc
vào chất lượng giáo dục. Đối với đội ngũ CBCS yêu cầu nâng cao trình độ và năng
lực là một đòi hỏi khách quan. Vì đội ngũ này có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh
đã dạy: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém” [12].
Xã, Phường, Thị trấn là cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền bốn cấp của Nhà
nước, là nơi trực tiếp thực thi các văn bản pháp luật của Nhà nước và phát huy dân
chủ trong nhân dân. Cấp xã, phường, thị trấn có một vai trò rất quan trọng trong đời
sống chính trị của xã hội, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cấp xã là gần gũi nhân
dân, là nền tảng của hành chính”. Đội ngũ CBCS công tác ở cấp xã là những người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
gần dân, sát dân, trực tiếp giải quyết các công việc và chăm lo đời sống vật chất tinh

thần cho nhân dân. Với vị trí, vai trò to lớn đó, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà
nước ta đã không ngừng quan tâm đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của đội ngũ cán bộ cơ sở. Hiện nay, đội ngũ CBCS của tỉnh Cao Bằng đã đủ về
số lượng, song về chất lượng còn có một số vấn đề phải quan tâm như: trình độ học
vấn; trình độ lý luận chính trị; kiến thức và nghiệp vụ quản lý nhà nước. Những vấn
đề này còn nhiều bất cập, yếu kém, chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra và đòi hỏi
một sự quan tâm thỏa đáng đối với cấp quản lý cơ sở. Nguyên nhân của tình trạng đó
là do hạn chế về năng lực, trình độ quản lý, chế độ chính sách chưa kịp thời và phù
hợp. Để khắc phục những hạn chế đó Trung ương Đảng đã ra NQTW 5 Khoá IX về:
“Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn”. Tuy
nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế - xã hội, đội ngũ cán bộ, công
chức của ta còn bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế, NQTW 3 Khoá VIII đã chỉ rõ: Đội
ngũ cán bộ, công chức tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng vừa thừa
vừa thiếu. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng yêu cầu và
nhiệm vụ mới. Cho nên xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ CBCS nói riêng
có phẩm chất, năng lực là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCS tại trường Chính trị
tỉnh Cao Bằng được tiến hành thường xuyên và đạt những thành tích đáng kể, đã tạo
ra chất lượng mới cho đội ngũ CBCS: mặt bằng kiến thức lý luận chính trị, quản lý
Nhà nước, quản lý kinh tế, công tác vận động quần chúng của cán bộ, cấp uỷ, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đa số CBCS
phát huy tác dụng tốt, biết làm việc và làm việc có hiệu quả, luôn hoàn thành nhiệm
vụ được phân công. Có 93,2% số cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng phát huy tác dụng
tốt và nhiều người được đề bạt, giữ chức vụ cao hơn. Đội ngũ cán bộ cơ sở đã góp
phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa
phương trong toàn tỉnh.
Tuy vậy, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Trường Chính trị
tỉnh Cao Bằng còn chưa cao. Sự vận dụng kiến thức đã học ở nhà trường vào thực
tiễn của một số CBCS sau khi đào tạo, bồi dưỡng còn gượng ép, hình thức chưa thuần
thục; năng lực tổ chức chỉ đạo thực tiễn, khả năng vận dụng kiến thức vào hoạt động

thực tế, điều hành các hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế. Nội dung chương trình và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đội ngũ cán bộ
cơ sở. Còn có nội dung học tập chưa hợp lý, chưa phù hợp với đối tượng, chưa gắn
với thực tiễn. Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập còn yếu và thiếu. Đội
ngũ giảng viên còn nhiều bất cập, chất lượng đội ngũ chưa đồng bộ, trình độ chuyên
môn còn nhiều hạn chế, chưa ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Kiến thức thực tiễn
còn hạn chế, có mặt còn lạc hậu so với tình hình. Phương pháp giảng dạy chưa được
đổi mới mạnh mẽ, giảng dạy chưa gắn sát với thực tiễn, chủ yếu truyền thụ kiến thức
một chiều, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học viên. Giảng viên chưa
được tạo điều kiện tiếp cận và sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy. Đội
ngũ giảng viên còn thiếu, cơ cấu lại chưa hợp lý. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân quan trọng thuộc về công tác quản lý. Nhận thức được điều đó,
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ
cấp cơ sở tại trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng” .
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về chương trình và đánh giá thực trạng việc thực hiện
chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại trường Chính trị Hoàng Đình Giong, từ
đó đề xuất những biện pháp hoàn thiện chương trình nhằm nâng cao chất lượng, bồi
dưỡng cán bộ cơ sở của Nhà trường.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: xây dựng hệ thống biện pháp hoàn thiện chương trình
bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển chương trình bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại trường Chính trị
cấp tỉnh
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ cơ sở ở trường Chính trị.
4.2. Đánh giá thực trạng hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ cơ sở của
trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng
4.3. Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện chương trình, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ cơ sở tại trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
5. Giả thuyết khoa học
Nghiên cứu hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại trường
Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng có một vai trò quan trọng. Đề xuất được
các biện pháp hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở phù hợp với điều
kiện của nhà trường và phù hợp với việc học tập nghiên cứu của học viên là người
dân tộc thiểu số thì sẽ giúp cho học viên có hứng thú học tập và kết quả học tập
nghiên cứu và áp dụng thực tiễn sau quá trình học tại nhà trường sẽ đạt kết quả cao,
phát triển toàn diện các phẩm chất, năng lực sẵn có ở từng đối tượng học viên
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về thực trạng chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở để bổ
sung, hoàn thiện chương trình bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở theo nhu cầu của
người học( xã, phường, thị trấn)
- Các số liệu thu thập từ năm 2011 - 2013
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu Luật Giáo dục, các Văn
kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu sách, tài liệu và báo
cáo khoa học trong nước và nước ngoài có liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra xã hội học,
lấy ý kiến; trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia; sử dụng phần mềm phân tích
thống kê, tổng hợp, đánh giá, bình luận và tổng kết kinh nghiệm.

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phần phụ lục. Luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoàn thiện phát triển chương trình bồi dưỡng cán
bộ cấp cơ sở tại các trường chính trị cấp Tỉnh;
Chƣơng 2: Thực trạng hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại
Trường chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng;
Chƣơng 3: Các biện pháp hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại
Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN
CHƢƠNG TRÌNH BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ
TẠI CÁC TRƢỜNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở ngoài nước: Có thể kể đến các tác giả Paul Herky, Ken Blanc Hard trong tài
liệu “Quản lý nguồn nhân lực đã xác định các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn
nhân lực”; công trình của tác giả I.K Davies Objectives in curriculum design; của j.D
McNeil: Curiculum: A comprehensive introduction. Tài liệu của The VAT - Các tập
bài giảng mẫu về thiết kế chương đào tạo, Hà Nội (1999- 2000) và ngay từ năm 60
của thế kỷ XX, ở các nước tư bản phát triển như Đức, Mỹ, Anh,…. đã quan tâm đến
vấn đề quản lý và phát triển chương trình đào tạo. Nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội, do
đặc điểm, yêu cầu về nguôn lực ở mỗi nước có khác nên không chỉ có lĩnh vực về
phát triển chương trình đào tạo mà cả phương pháp hình thức, quy mô đào tạo nghề
cũng khác nhau, song có đặc điểm chung là đều chú trọng đến sự phát triển kiến thức,
kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.
Trong nước vấn đề phát triển chương tình đào tạo được nhiều nhà khoa học
quan tâm như các tác giả Nguyễn Thị Kim Dung, Phạm Hồng Quang “ Phát triển

chương trình đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý”, trần Quốc Thành vv… Các
Nghiên cứu về chương trình đào tạo, chương trình môn học như “ Chương trình đào
tạo và phát triển chương trình đào tạo’’ của tác giả Nguyễn Đức Chính (2007), tác giả
Trần Khánh Đức viết bài “ Phát triển chương trình đào tạo giáo viên trong nền giáo
dục hiện đại”… cũng đề cập đến các tiêu chí và các yêu cầu đối với việc cấu trúc nội
dung, phân bổ thời lượng chương trình đào tạo cho phù hợp. Nghiên cứu chương
trình đã trở thành một chủ đề thiết yếu trong hệ thống khoa học giáo dục. Lý thuyết
về chương trình, phát triển chương trình được áp dụng có hiệu quả các chương trình
đào tạo, các hệ bậc đào tạo. Đăc trưng của chương trình giáo dục luôn đổi mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Gần đây có một số luận văn tập trung nghiên cứu về chương trình và quản lý
chương trình đào tạo ở trường Cao đẳng và các trường Đại học.
Nghiên cứu về hoàn thiện chương trình bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại trường
chính trị cấp tỉnh thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, tác giả chọn đề tài
nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Một số khái niệm liên quan tới đề tài
1.2.1. Khái niệm bồi dưỡng
Theo nghĩa Hán - Việt:
+ Bồi: là vun bón, nghĩa bóng là dưỡng dục nhân tài
+ Dưỡng : Nghĩa là nuôi lớn
Như vậy, bồi dưỡng có nghĩa là trang bị thêm cho người học những tri thức và
kĩ năng cơ bản để họ làm việc hoặc lao động đạt kết quả cao hơn sau khoá bồi dưỡng.
Theo Unesco, bồi dưỡng: có nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Bồi dưỡng được hiểu "làm cho tốt hơn,
giỏi hơn. Bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ".
Theo tác giả Mạc Văn Trang: Bồi dưỡng, bồi bổ làm tăng thêm trình độ hiện
có về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để làm tốt hơn việc đang làm.
Trong bài Quản lí nhân sự trong giáo dục đào tạo có nêu: "Bồi dưỡng là nâng

cao trình độ về kiến thức và kĩ năng lên một bước mới"
Như vậy, bồi dưỡng với mục đích bổ sung cập nhật các kiến thức mới có tính
bổ trợ cho việc thực thi công việc tiếp thu các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trong hoạt động Quản lí hành
chính Nhà nước hoặc một nhóm kiến thức quản lí chuyên môn nghiệp vụ (Quản lý
hành chính Nhà nước), về lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, về công tác của các
ngành, đoàn thể nhằm khắc phục những thiếu hụt về trình độ chuyên môn, những hạn
chế về năng lực quản lí và khả năng làm việc.Vì vậy thời gian bồi dưỡng ngắn hơn so
với đào tạo (1 - 2 tuần, 1 - 3 tháng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Bảng 1.1: Tóm tắt sự khác biệt giữa đào tạo và bồi dƣỡng
Tên mục
Đào tạo
Bồi dƣỡng
Giống nhau
- Đều thực hiện hoạt động dạy và học
- Người học được trang bị tri thức, kỹ năng và thái độ, có
khả năng vận dụng sau khóa học
Khác nhau
Bắt đầu học cái mới
Tiếp tục cái cũ và nâng
cao hơn
Mục đích
Có một nghề chuyên môn
Tiếp tục nghề và làm
việc tốt hơn
Thời gian
Dài hạn

Ngắn hạn
Giá trị pháp lý
Được cấp bằng
Được cấp chứng chỉ
Bồi dưỡng cán bộ, công chức giữ một vai trò quan trọng vì trang bị và cập
nhật kiến thức để sau khi bồi dưỡng người cán bộ, công chức có thể nâng cao chất
lượng thực thi công tác của mình.
Các quá trình đào tạo, bồi dưỡng luôn được tiếp nối, đan xen và bổ sung cho
nhau, nhằm bảo đảm cho sự phát triển nghề nghiệp của con người, phát triển nguồn
nhân lực cho xã hội.
1.2.2. Khái niệm chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục
1.2.2.1. Khái niệm chương trình giáo dục
Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001. Khái niệm chương
trình giáo dục được hiểu là: Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu
cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và
thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy
định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng
tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo.
Theo Wentling (1993): Chương trình giáo dục (Program of Training) là một
bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khoá đào tạo) cho biết toàn bộ nội
dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khoá đào tạo, phác
thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và
cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo
một thời gian biểu chặt chẽ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Theo Tyler (1949) cho rằng : "Chương trình đào tạo về cấu trúc phải có 4 phần
cơ bản:
1. Mục tiêu đào tạo

2. Nội dung đào tạo
3. Phương pháp hay quy trình đào tạo
4. Cách đánh giá kết quả đào tạo
Văn bản chương trình giáo dục phổ thông của Hàn quốc (The School
Curriculum of the Republic of Korea) bao gồm 4 thành phần cơ bản sau:
1. Định hướng thiết kế chương trình
2. Mục tiêu giáo dục của các bậc, cấp học phổ thông
3. Các môn, phần học và phân phối thời gian (nội dung, kế hoạch dạy học)
4. Chỉ dẫn về tổ chức thực hiện và đánh giá chương trình
Trên cơ sở chương trình giáo dục chung ( hoặc chương trình khung ) được quy
định bởi các cơ quan quản lý giáo dục các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng các
chương trình chi tiết hay còn gọi là chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo
(Curriculum) là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá đào tạo phản
ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm
tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học,
phần học, chương, mục và bài giảng. Chương trình đào tạo do các cơ sở đào tạo xây
dựng trên cơ sở chương trình đào tạo đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, chương trình đào tạo hay chương trình giảng dạy không chỉ phản ánh
nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần
của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động
đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo.
Theo Luật giáo dục 2005 chương trình giáo dục được quy định theo điều 6
Chương I là: ”Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến
thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ
chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở
mỗi lớp, mỗi cấp học hay trình độ đào tạo”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Theo các bậc học loại hình giáo dục Luật giáo dục 2005 cũng quy định chương

trình giáo dục cụ thể như:
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả
giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông ”.
” Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp ,
quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề
nghiệp, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết
quả giáo dục đối với các môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề
nghiệp; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác”.
Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp bao gồm cơ cấu nội
dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực
hành, thực tập đối với từng ngành nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung,
trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo của mình (Điều 35 -
Luật Giáo dục 2005)
"Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục
đối với các môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm
liên thông với các chương trình giáo dục khác." (Điều 41-Luật GD 2005).
Chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình
độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời lượng đào tạo, tỷ lệ phân bổ
thời gian giữa các môn học, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương
trình khung, trường cao đẳng, trường đại học xác định chương trình đào tạo của
trường mình (Điều 41 - Luật Giáo dục 2005).
Thông thường các cơ quan quản lý đào tạo ( Bộ Giáo dục & Dào tạo; Tổng cục
Dạy nghề) ban hành chương trình khung. Chương trình khung là bản thiết kế phản
ảnh cấu trúc tổng thể về thời lượng và các thành phần, nội dung đào tạo cơ bản (cốt
lõi) của chương trình đào tạo là cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo cho
từng ngành/nghề cụ thể. Có thể hiểu chương trình khung là khung chương trình cộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
với phần nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo. Ví dụ theo Quyết định số 21/
2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 6/6/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Chưong trình khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp trong đó có nêu rõ quy định
nội dung tổng thể các hoạt động giáo dục của một khoá học thành một hệ thống hoàn
chỉnh và phân bố hợp lý thời gian theo quy định của Luật giáo dục nhằm đáp ứng yêu
cầu chất lượng và mục tiêu giáo dục.
1.2.2.2. Khái niệm phát triển chương trình đào tạo và hoàn thiện chương trình đào
tạo, bồi dưỡng
Liên quan đến chương trình đào tạo có các khái niệm thiết kế chương trình đào
tạo (curriculum design) và phát triển chương trình đào tạo (curriculum development).
Thiết kế chương trình đào tạo theo nghĩa hẹp là một công đoạn của việc phát triển
chương trình đào tạo. Tuy nhiên, người ta thường hiểu thuật ngữ thiết kế chương trình
đào tạo theo nghĩa rộng đồng nhất với thuật ngữ phát triển chương trình đào tạo.
Phát triển chương trình đào tạo có thể được xem như như một quá trình hoà
quyện vào trong quá trình đào tạo, bao gồm 5 bước:
- Phân tích tình hình;
- Xác định mục đích chung và mục tiêu (aims and obectives);
- Thiết kế (design);
- Thực thi (implementation);
- Đánh giá (evaluation).


Hình 1.2. Các bước phát triển chương trình đào tạo
III - Thiết
kế CTĐT
II - Xác
định MT

IV - Thực
thi CTĐT
I - Phân
tích tình
hình
V - Đánh
giá CTĐT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Hơn nữa, quá trình này cần phải được hiểu như là một quá trình liên tục và
khép kín, do đó 5 bước nêu trên không phải được sắp xếp thẳng hàng mà phải được
xếp theo một vòng tròn (xem Hình 1).
Cách sắp xếp như trên cho thấy rõ đây là một quá trình liên tục để hoàn thiện
và không ngừng phát triển chương trình đào tạo, khâu nọ ảnh hưởng trực tiếp đến
khâu kia, không thể tách rời từng khâu riêng rẽ hoặc không xem xét đến tác động hữu
cơ của các khâu khác. Chẳng hạn, khi bắt đầu thiết kế một chương trình đào tạo cho
một khoá học nào đó người ta thường phải đánh giá chương trình đào tạo hiện hành
(khâu đánh giá chương trình đào tạo), sau đó kết hợp với việc phân tích tình hình cụ
thể - các điều kiện dạy và học trong và ngoài trường, nhu cầu đào tạo của người học
và của xã hội v v (khâu phân tích tình hình) để đưa ra mục tiêu đào tạo của khoá
học. Tiếp đến, trên cơ sở của mục tiêu đào tạo mới xác định nội dung đào tạo, lựa
chọn các phương pháp giảng dạy, phương tiện hỗ trợ giảng dạy, phương pháp kiểm
tra, thi thích hợp để đánh giá kết quả học tập. Tiếp đến cần tiến hành thử nghiệm
(tryout) chương trình đào tạo ở qui mô nhỏ xem nó có thực sự đạt yêu cầu hay cần
phải điều chỉnh gì thêm nữa. Toàn bộ công đoạn trên được xem như giai đoạn thiết kế
chương trình đào tạo. Kết quả của giai đoạn thiết kế chương trình đào tạo sẽ là một
bản chương trình đào tạo cụ thể, nó cho biết mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo,
phương pháp đào tạo, các điều kiện và phương tiện hỗ trợ đào tạo, phương pháp
kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như việc phân phối thời gian đào tạo.

Sau khi thiết kế xong chương trình đào tạo có thể đưa nó vào thực thi
(implementation), tiếp đến là khâu đánh giá (evaluation). Tuy nhiên, việc đánh giá
chương trình đào tạo không phải chỉ chờ đến giai đoạn cuối cùng này mà cần được
thực hiện trong mọi khâu. Chẳng hạn, ngay trong khi thực thi có thể chương trình sẽ
tự bộc lộ những nhược điểm của nó, hay qua ý kiến đóng góp của người học, người
dạy có thể biết phải hoàn thiện nó như thế nào. Sau đó khi khoá đào tạo kết thúc (thực
thi xong một chu kỳ đào tạo) thì việc đánh giá tổng kết cả một chu kỳ này phải được
đề ra. Người dạy, người xây dựng và quản lí chương trình đào tạo phải luôn tự đánh
giá chương trình đào tạo ở mọi khâu qua mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khoá học để rồi
vào năm học mới kết hợp với khâu phân tích tình hình, điều kiện mới sẽ lại hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
thiện hoặc xây dựng lại mục tiêu đào tạo. Rồi dựa trên mục tiêu đào tạo mới, tình
hình mới lại thiết kế lại hoặc hoàn chỉnh hơn chương trình đào tạo. Cứ như vậy
chương trình đào tạo sẽ liên tục được hoàn thiện và phát triển không ngừng cùng với
quá trình đào tạo.
Như vậy, khái niệm “phát triển chương trình đào tạo” xem việc xây dựng
chương trình là một quá trình chứ không phải là một trạng thái hoặc một giai đoạn
tách biệt của quá trình đào tạo. Đặc điểm của cách nhìn nhận này là luôn phải tìm
kiếm các thông tin phản hồi ở tất cả các khâu về chương trình đào tạo để kịp thời điều
chỉnh từng khâu của quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình nhằm không
ngừng đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo của xã hội.
Với quan điểm của phát triển chương trình đào tạo, ngoài yêu cầu quan trọng là
người xây dựng chương trình cần phải có cái nhìn tổng thể bao quát toàn bộ quá trình
đào tạo, cần lưu ý đảm bảo độ mềm dẻo cao khi soạn thảo chương trình: phải để cho
người trực tiếp điều phối thực thi chương trình và người dạy có được quyền chủ động
điều chỉnh trong phạm vi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được
mục tiêu đề ra.
Hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng được coi là một quá trình nhà

quản lý không ngừng phản hồi thông tin về chương trình và thông tin về việc tổ chức
quá trình đào tạo, bồi dưỡng để phát triển chương trình cho phù hợp với yêu cầu và
thực tế đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
1.2.3. Khái niệm cán bộ cơ sở
* Khái niệm "Cán bộ":
+ Trong "Đại từ điển tiếng Việt" của Nguyễn Như ý chủ biên, xuất bản năm
1999, "Cán bộ" được định nghĩa là:
"1. Người làm việc trong cơ quan nhà nước ;
2. Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ
trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
- Trong Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng của Viện ngôn ngữ học đưa ra khái
niệm "Cán bộ" như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
"1. Người làm công tác có nghiệp vụ, chuyên môn trong cơ quan Nhà nước;
2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt
với người thường không có chức vụ.
Hai định nghĩa này so với định nghĩa trong một số từ điển khác có sự phát
triển và hợp lí hơn. Dù cách dùng, cách hiểu trong các trường hợp, các lĩnh vực có
khác nhau, nhưng về cơ bản từ "cán bộ" bao hàm nghĩa chính của nó là nòng cốt, là
chỉ huy. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ nội hàm của khái niệm "cán bộ" .
- Thứ nhất, Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn không chỉ
trong cơ quan Nhà nước mà cả ở hệ thống chính trị. Với đặc trưng này, cán bộ khác
với nhân viên thường được hình thành qua con đường đào tạo là nhà trường.
- Thứ hai, Cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ
chức của cả hệ thống chính trị. Với đặc trưng này thì cán bộ sẽ phân biệt với người
không có chức vụ. Bộ phận Cán bộ này được hình thành thường thông qua con đường
bầu cử dân chủ hoặc đề bạt bổ nhiệm.
- Thứ ba, nói đến cán bộ là nói đến con người và người cán bộ phải được đặt

trong các mối quan hệ xác định:
+ Cán bộ quan hệ với đường lối và nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ nhất định.
+ Cán bộ quan hệ với tổ chức và cơ chế chính sách.
+ Cán bộ quan hệ với thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân; như
vậy, có thể quan niệm một cách chung nhất về cán bộ như sau:
1. Cán bộ là người làm công tác chuyên môn trong một cơ quan, một tổ chức
của hệ thống chính trị.
2. Cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một tổ chức lãnh đạo, quản
lí để tổ chức và phối hợp hành động của thành viên trong một nhóm, một tập đoàn
người nhằm giải quyết tốt mối quan hệ công tác và đạt mục tiêu đã đề ra.
* Khái niệm cán bộ cơ sở:
Xã, phường, thị trấn là một trong 4 cấp lãnh đạo và quản lí trong hệ thống chính
trị. Đội ngũ cán bộ giữ các vị trí chủ chốt của tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền và hoạt
động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn gọi là đội ngũ cán bộ cơ sở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Tại quyết định số 74/2001/QĐ- TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê
duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005. Trong
khoản C điều 1 đã quy định: "Cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cán bộ cơ
sở cấp xã)", trong thực tế gọi là cán bộ cơ sở.
Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn
chúng ta có thể khái quát đội ngũ CBCS bao gồm các đối tượng (cán bộ chuyên trách
cấp xã, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách cấp xã), trong 3 đối tượng
trên thì 2 đối tượng cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã được gọi chung là cán
bộ, công chức cấp xã, còn cán bộ không chuyên trách không thuộc đối tượng này.
Điều đó dựa vào căn cứ sau:
Trong Pháp lệnh CB,CC sửa đổi, bổ sung năm 2003 qui định có 8 đối tượng
được xác định là cán bộ, công chức trong đó có qui định cán bộ, công chức cơ sở tại
khoản (g) và khoản (h) thuộc Điều 1 như sau:

g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư; người đứng
đầu tổ chức Chính trị- Xã hội xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp
vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Ngoài ra trong các Nghị định của Chính phủ (số 114/2003/NĐ- CP ngày 10
tháng 10 năm 2003 và số 121/2003/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2003), còn qui
định cụ thể về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã bao gồm :
(1) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi
chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư đảng uỷ, Thường trực đảng uỷ (nơi không có Phó Bí thư
chuyên trách công tác Đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng uỷ
cấp xã);
b) Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội
cựu chiến binh.
(2). Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm có các
chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính qui);
b) Chỉ huy trưởng quân sự;
c) Văn phòng - Thống kê;
d) Địa chính - Xây dựng;
đ) Tài chính - Kế toán;
e) Tư pháp - Hộ tịch;

g) Văn hoá - Xã hội.
(3). Cán bộ không chuyên trách cấp xã bao gồm:
a) Trưởng Ban Tổ chức đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đảng, Trưởng Ban
Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng Đảng uỷ;
b) Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính qui);
c) Phó Chỉ huy trưởng quân sự;
d) Cán bộ kế hoạch - giao thông - thuỷ lợi - nông, lâm, ngư nghiệp;
đ) Cán bộ lao động - thương binh và xã hội;
e) Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em;
g) Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ;
h) Cán bộ phụ trách đài truyền thanh;
i) Cán bộ quản lý nhà văn hoá;
k) Phó chủ tịch uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Phó các đoàn thể cấp xã;
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông
dân, Hội Cựu chiến binh;
i) Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Về quyền lợi chế độ, mặc dù đều là CBCS, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã thì được hưởng chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
phí, chế độ đào tạo, bồi dưỡng…, còn đội ngũ cán bộ không chuyên trách chỉ được
hưởng chế độ phụ cấp và chế độ về đào tạo, bồi dưỡng, không có các chế độ về bảo
hiểm như CB,CC cấp xã.
* Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng:
Cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách ở xã, khi
được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì được hưởng chế độ như cán bộ, công chức ở cấp
trên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đối với cán bộ thuộc các xã vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo thì được cấp toàn bộ chi phí học tập, ăn ở, đi lại.
* Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã:

(1). Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
(2). Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân.
Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ
luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được
nhân dân tín nhiệm;
(3). Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực
và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Để nâng cao hiệu lực hoạt động của xã, phường, thị trấn, đội ngũ CBCS không
những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, mà còn cần phải có tri thức,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó phụ
thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lí luận chính trị chuyên môn
nghiệp vụ - nhiệm vụ của cán bộ, giảng viên trường Chính trị tỉnh Cao Bằng.
* Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở
Vốn quý nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là đội ngũ cán bộ. Cán bộ là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của sự
nghiệp cách mạng. Đảng ta luôn coi cán bộ có vai trò quyết định đối với sự nghiệp
cách mạng. NQHN TW3 (khoá VII) chỉ rõ: "Cán bộ hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến
trình đổi mới. Cán bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị

×