Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

HƯỚNG dẫn TRIỂN KHAI xây DỰNG mô HÌNH PHÒNG CHỐNG bạo lực GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.29 KB, 10 trang )

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ HÌNH:
I. Lý do xây dựng mô hình phòng chống bạo lực gia đình:
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua vào ngày
21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Đây là đạo luật quan
trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể chế hóa chủ trương và đường lối của
Đảng và Nhà nước về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình. Việc thi hành
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của tất cả các cấp, các
ngành, của từng gia đình và toàn xã hội, nhằm góp phần củng cố và xây dựng
gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, nhân dân và chuẩn bị
các điều kiện tổ chức triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình một cách
đồng bộ và hiệu quả, ngày 30 tháng 5 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 16/2008/CT-Ttg “Về việc tổ chức triển khai thi hành Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình”.
Với trách nhiệm là cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về
phòng chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao 7
nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng và thực hiện thí điểm
các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình.
Năm 2008, Mô hình phòng chống bạo lực gia đình sẽ được triển khai
tại tất cả các tỉnh/ thành phố trên toàn quốc với những hoạt động cơ bản nhằm
hướng tới giảm thiểu phòng chống bạo lực gia đình từ nhận thức cho tới hành
vi của các gia đình và cộng đồng. Bên cạnh chú trọng tập huấn cung cấp và
nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp và người dân về bạo lực gia đình và
1
phòng chống bạo lực gia đình, mô hình còn cung cấp những hoạt động can
thiệp chính như:
- Xây dựng Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững – là nơi sinh
hoạt, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sống, giáo dục đời sống gia đình và


qua đó phát hiện những trường hợp bạo lực gia đình để tư vấn hỗ trợ ngăn
ngừa bạo lực gia đình.
- Nhóm phòng chống bạo lực gia đình là một điểm mới của mô
hình phòng, chống bạo lực gia đình gồm công an viên, thành viên Hội Phụ nữ,
Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên do Bí thư chi bộ
hoặc trưởng thôn làm nhóm trường có nhiệm vụ giải tỏa, can thiệp các vụ việc
bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn. Nhóm do Ủy ban Nhân dân xã thành lập
và ban hành quy chế hoạt động.
- Xây dựng đường dây nóng thông tin về các vụ việc bạo lực gia
đình, củng cố tổ hòa giải trên địa bàn.
Mô hình sẽ được triển khai tại các tỉnh/ thành phố trong 3 năm, từ
tháng 7/2008 đến hết 31/12/2010 và có đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ để phát
hiện và điều chỉnh các hoạt động phù hợp với địa bàn và tổng kết kinh
nghiệm.
II. Mục tiêu:
Xây dựng mô hình phòng chống bạo lực gia đình trên toàn quốc nhằm
góp phần thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng và tăng
cường hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương.
III. Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Cơ quan thực hiện:
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/ thành phố.
+ Phòng Văn hóa - Thông tin của huyện triển khai mô hình
2
+ Chính quyền, các ban ngành đoàn thể, cán bộ văn hóa – thông tin tại xã
triển khai mô hình.
IV. Địa bàn thực hiện:
Các tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Mỗi tỉnh chọn 1 huyện, mỗi huyện
chọn 1 xã để triển khai mô hình.
V. Các hoạt động chính:

1. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
và chuyên viên phụ trách công tác gia đình thuộc Sở của các tỉnh/ thành phố
trên toàn quốc: Vụ Gia đình chịu trách nhiệm.
2. Tập huấn cho đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai mô
hình tại địa phương, Ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền
vững, thành viên nhóm phòng chống bạo lực gia đình, thành viên tổ hòa giải
tại địa bàn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/ thành phố chịu trách
nhiệm.
3. Cung cấp tủ sách và tài liệu cho các Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền
vững.
4. Xây dựng và triển khai hoạt động các Câu lạc bộ: Mỗi xã xây dựng 05
Câu lạc bộ, mỗi CLB có từ 20 – 30 gia đình tham gia, duy trì sinh hoạt hàng
tháng với các chủ đề được lựa chọn, có quy chế hoạt động và Ban chủ nhiệm.
5. Xây dựng và triển khai hoạt động của các nhóm Phòng chống bạo lực
gia đình: Mỗi xã xây dựng 05 nhóm Phòng chống bạo lực gia đình (tại địa bàn
xây dựng Câu lạc bộ). Mỗi nhóm có từ 3 – 5 thành viên, là đại diện của các
ban ngành đoàn thể của xã như Công an viên, nhân viên y tế thôn bản, cán bộ
Hội phụ nữ …
6. Xây dựng và duy trì đường dây nóng thông tin về các vụ việc bạo lực gia
đình tại xã.
7. Triển khai các đợt đánh giá, giám sát hoạt động.
B. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔ HÌNH PCBLGĐ:
3
1. Khảo sát đánh giá, thu thập thông tin:
- Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, thực trạng BLGĐ ở địa
bàn.
- Cấp uỷ và chính quyền cơ sở, sự phối kết hợp của các tổ chức chính
trị xã hội, các ban ngành, đoàn thể
2. Lựa chọn địa bàn triển khai:
- Sở VHTTDL chủ động lựa chọn (Ưu tiên địa bàn có BLGĐ nghiêm

trọng, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế khó khăn).
- Trao đổi với lãnh đạo Đảng, chính quyền thống nhất chủ trương, xây
dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm triển khai các hoạt động cụ thể.
3. Thành lập Ban chỉ đạo:
* Thành lập Ban chỉ đạo mô hình phòng chống bạo lực gia đình tại
cấp xã với số lượng từ 7 đến 9 thành viên.
- Thành lập tại mỗi xã triển khai đề án 01 Ban chỉ đạo bao gồm: trưởng
ban là Phó chủ tịch UBND. Phó ban thường trực là cán bộ văn hóa thông tin.
Các thành viên là đại diện các ban ngành đoàn thể: Mặt trận tổ quốc, Hội Phụ
nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,
ngành Công an, ngành Y tế, ngành Tư pháp. Tại một số địa bàn có đồng bào
dân tộc ít người, vùng có đồng bào theo đạo có thể bổ sung thêm thành phần
Hội đồng già làng trưởng bản, đại diện các chức sắc tôn giáo . Tuy nhiên các
thành phần này có thể thay đổi, bổ sung tuỳ theo tình hình thực tế của từng
địa phương.
- Về quyết định thành lập: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo các cấp do Uỷ
ban nhân dân xã ban hành.
- Về quy chế hoạt động: Xây dựng quy chế hoạt động cho Ban chỉ đạo với sự
phân công nhiệm vụ rõ ràng, quy chế do Uỷ ban Nhân dân xã ban hành kèm
theo quyết định thành lập Ban chỉ đạo.
* Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
4
- Xây dựng kế hoạch hoạt động mô hình.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.
- Thực hiện công tác thu thập thông tin, báo cáo cho Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
- Đảm bảo chế độ kiểm tra, giám sát các hoạt động tại cơ sở.
- Xử lý các vấn đề phát sinh ở cơ sở, điều chỉnh các hoạt động phù hợp
với sự thay đổi của tình hình.
2. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nội dung phòng chống bạo lực gia

đình:
1. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức
1.1 Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lãnh đạo các cấp ủy,
chính quyền, đoàn thể.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho cấp ủy, chính quyền
xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật PCBLGĐ và các
văn bản liên quan đến nội dung PCBLGĐ
- Tổ chức Hội nghị, Hội thảo quán triệt nội dung cơ bản của Luật và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đối với
lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban, ngành đoàn thể từ tỉnh, huyện, xã.
1.2 Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho gia đình, cộng, đặc biệt là
nhóm có nguy cơ cao gây BLG Đ
- Tuyên truyền, vận động các gia đình trên địa bàn, chú ý nhóm các gia
đình thường xuyên có mâu thuẫn tham gia sinh hoạt CLBGĐPTBV.
- Tăng thời lượng các buổi truyền thanh trên hệ thống loa đài ở xã, phường.
2. Tổ chức các hoạt động giáo dục nội dung PCBLGĐ
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch:
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng như Đài phát thanh,
truyền hình, báo chí để xây dựng kế hoạch tuyên truyền thường xuyên về
5
phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục với
nội dung phòng chống bạo lực gia đình.
- Xây dựng các tiểu phẩm văn hoá văn nghệ, thơ, ca khúc để tuyên
truyền phòng chống bạo lực gia đình.
- Tổ chức các buổi toạ đàm, nói chuyện chuyên đề với nội dung phòng
chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới, xây dựng gia đình "no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" nhân các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình
Việt Nam 28/6 và ngày Thế giới chống sự phân biệt đối xử với phụ nữ 25/11
hằng năm.
- Xây dựng và sản xuất những sản phẩm truyền thông phong phú đa

dạng, có nội dung nêu gương những cá nhân, gia đình điển hình và những vụ
việc còn tồn tại trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình
- Xây dựng hệ thống pano, ápphích cố định với những thông điệp về
phòng chống bạo lực gia đình tại các địa bàn đông dân cư, nơi công cộng.
- Tổ chức các hội thi tuyên truyền viên, báo cáo viên giỏi về phòng
chống bạo lực gia đình.
3. Hoạt động tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực phòng chống bạo lực gia
đình:
* Về đối tượng tham gia tập huấn:
+ Giảng viên tuyến tỉnh: do Bộ VHTTDL tập huấn theo kế hoạch tập huấn
hàng năm.
+ Tuyến huyện/xã: Do giảng viên tuyến tỉnh tập huấn cho Ban chỉ đạo, Ban
chủ nhiệm Câu lạc bộ, thành viên nhóm phòng chống bạo lực gia đình, tổ hoà
giải, ban ngành đoàn thể tại các xã triển khai mô hình.
* Về thời gian tập huấn: số đợt tập huấn tuỳ theo vào điều kiện thực tế và nhu
cầu của từng địa phương nhưng chỉ nên tập trung trong từ 2 đến 3 ngày/ đợt.
6
- Về tài liệu giảng dạy: Sử dụng bộ tài liệu do Bộ biên soạn và cung cấp cho
mô hình phòng chống bạo lực gia đình và những tài liệu của các ban ngành,
đoàn thể có liên quan.
- Về phương pháp giảng dạy: Sử dụng phương pháp cùng tham gia, lấy người
học làm trung tâm, chú trọng vào việc người học có được những kiến thức kỹ
năng phòng chống bạo lực gia đình sau tập huấn. Cách trình bày cần ngắn
gọn, thuyết phục, sinh động, có các bài tập tình huống, đóng vai, bám sát nội
dung tài liệu và căn cứ theo đặc điểm của người học để có cách trình bày phù
hợp.
- Về kinh phí: theo các chế độ tài chính hiện hành, lớp tập huấn do Trung
ương tổ chức sẽ sử dụng kinh phí TW, lớp tập huấn tại cơ sở do tỉnh tổ chức
sử dụng nguồn kinh phí địa phương.
4. Xây dựng và triển khai hoạt động của nhóm phòng chống bạo lực gia

đình:
- Thành lập các nhóm phòng chống bạo lực gia đình với từ 3 đến 5
thành viên như sau: trưởng thôn/ấp, công an viên, thành viên tổ tự quản, cán
bộ Hội Phụ nữ, cán bộ Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, nhân viên y tá
thôn bản.
- Uỷ ban Nhân dân xã ra quyết định thành lập Nhóm phòng chống bạo
lực gia đình đồng thời ban hành quy chế hoạt động của nhóm phòng chống
bạo lực gia đình đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý.
- Thiết lập đường dây nóng để đảm bảo việc thông tin liên lạc giữa nạn
nhân và các thành viên nhóm phòng chống bạo lực gia đình khi có vụ việc
xảy ra. Đường dây nóng này sẽ sử dụng số điện thoại của công an xã hoặc qua
số điện thoại của lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân xã.
5. Phối hợp với ngành Tư pháp để lồng ghép nội dung phòng chống
bạo lực gia đình vào công tác hoà giải:
7
- Tiếp tục nâng cao kỹ năng hoà giải cho các thành viên tổ hoà giải,
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ: phối hợp với ngành Tư pháp tổ chức các lớp tập
huấn chuyên sâu về kỹ năng tư vấn, hoà giải, đồng thời lồng ghép nội dung
phòng chống bạo lực gia đình vào các lớp này.
- Về kinh phí hoạt động cho tổ hoà giải: theo chế độ hiện hành.
- Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa tổ hoà giải với nhóm phòng
chống bạo lực gia đình trong việc ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình
và can thiệp các vụ việc bạo lực gia đình.
6. Thành lập và duy trì hoạt động của Câu lạc bộ Gia đình phát triển
bền vững:
- Xây dựng Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình tại các địa bàn
dân cư theo các cụm dân cư hoặc theo thôn, xóm, đội sản xuất với số lượng
thành viên từ 20 đến không quá 50 gia đình.
- Thành viên Câu lạc bộ: là những gia đình có nhu cầu tham gia sinh
hoạt để giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình

no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Các thành viên của gia đình đều có thể
tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ, không giới hạn độ tuổi, giới tính, nghề
nghiệp
- Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ: có từ 3 đến 5 thành viên bao gồm Chủ
nhiệm, Phó chủ nhiệm và thư ký. Đây là những người có năng khiếu và khả
năng vận động quần chúng nhân dân, nhiệt tình và năng động trong công tác
xã hội tại địa phương, có năng lực tổ chức và quản lý,
- Uỷ ban Nhân dân xã/ phường ra quyết định thành lập Câu lạc bộ,
đồng thời bàn hành quy chế điều hành và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ với sự
phân công, phân nhiệm giữa các thành viên.
- Địa điểm sinh hoạt: linh hoạt tuỳ theo thực tế từng địa bàn triển khai,
có thể tại trụ sở nhà văn hoá xã/phường, nhà thành viên Ban chủ nhiệm hoặc
nhà các thành viên Câu lạc bộ.
8
- Nội dung sinh hoạt: tham khảo bộ tài liệu gồm các chuyên đề dùng
trong sinh hoạt Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, tài liệu giáo dục đời
sống gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên soạn.
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ
Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững do giảng viên tỉnh
giảng dạy theo nội dung tài liệu của Bộ.
7. Huy động nguồn lực:
- Phát huy tính tự chủ, năng động của các Câu lạc bộ trong việc xây
dựng quỹ tương trợ và nguồn vốn cho vay cho các thành viên có hoàn cảnh
kinh tế khó khăn.
- Ban chỉ đạo xã tích cực phối hợp với lãnh đạo chính quyền địa
phương tăng cường việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực từ các đơn vị, cá
nhân trong địa bàn để hỗ trợ cho các gia đình nghèo được vay với lãi suất
thấp.
8. Tăng cường vai trò chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và sự tham gia, phối
hợp của chính quyền, ban ngành đoàn thể:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương chủ động tham mưu
để đưa nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào các văn bản, nghị quyết
của các cấp uỷ Đảng và chính quyền.
- Ban chỉ đạo xã chủ động tham mưu để đưa nội dung công tác phòng
chống bạo lực gia đình vào việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cũng như đánh
giá hoạt động của báo cáo công tác và phương hướng hoạt động trong năm tại
địa phương.
9. Chế độ thông tin, báo cáo, giám sát:
- Nhóm phòng chống bạo lực gia đình và Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ
phòng chống bạo lực gia đình chủ động thu thập thông tin và xây dựng báo
cáo hoạt động theo từng quý, gửi lên Ban chỉ đạo cấp xã.
9
- Ban chỉ đạo cấp xã theo dõi, tổng hợp thông tin chung và gửi báo cáo
hoạt động theo từng quý đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố.
- Ban chỉ đạo cấp tỉnh thu thập thông tin và gửi báo cáo hoạt động theo
định kỳ 6 tháng cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong trường hợp nảy sinh những vấn đề đột xuất cần có sự thông tin
và báo cáo kịp thời giữa cơ sở với Ban chỉ đạo xã, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch
kiểm tra giám sát hoạt động của mô hình theo định kỳ quý, 6 tháng và năm.
10. Đảm bảo tính bền vững của mô hình:
- Để hoạt động của mô hình có hiệu quả, cần huy động tối đa sự quan
tâm, lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành
đoàn thể tại tỉnh/thành phố cũng như tại các địa bàn đối với công tác phòng
chống bạo lực gia đình.
- Tăng cường sự phối kết hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh/thành phố và các ban ngành trong việc tổ chức các hoạt động.
- Các hoạt động được xây dựng và triển khai dựa trên cơ sở nhu cầu và
nguyện vọng của người dân.

- Thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát và điều chỉnh các hoạt động
trong quá trình triển khai mô hình.
10

×