iv
TÓM TẮT
Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra yêu cầu trong việc đổi mới trong kiểm tra đánh
giá là phải:” Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học
tập của học sinh”. Cùng với yêu cầu trong việc kiểm tra đánh giá cho môn cơ sở dữ
liệu là phải bao quát được toàn bộ nội dung của tất cả các chương. Trong các hình thức
kiểm tra đánh giá thì trắc nghiệm khách quan đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Vì vậy,
người nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng ngân hàng câu
hỏi trắc nghiệm môn cơ sở dữ liệu cho trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức”
Đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị
Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, khách
thể, đối tượng nghiên cứu, giới hạn đề tài, giả thuyết nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn cơ
sở dữ liệu.
Chương 3: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn cơ sở dữ liệu cho trường
cao đẳng công nghệ Thủ Đức.
Kết luận và kiến nghị:
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã đạt được kết quả sau:
− Biên soạn được 310 câu trắc nghiệm cho môn cơ sở dữ liệu. Sau khi thực hiện
quá trình thử nghiệm và phân tích, kết quả đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi
gồm 290 câu thuộc 2 dạng câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết và 4 lựa chọn.
− Người nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để phân tích và đánh giá các câu
hỏi trắc nghiệm.
− Xác định những nội dung liên quan đến đề tài sẽ được tiếp tục thực hiện và phát
triển.
v
ABTRACT
The deparment of education and training makes requirements for the testing and
evaluating the learning outcome of students which bases on this standard “Students’
studying result is tested and evaluated fairly and objectively”. Along with the
requirements of the evaluation of database management subject is to cover the entire
contents of all the chapters. Among all testing forms, Objective test responds to these
requirements. So “Building test question bank in database mangement subject for Thu
Duc College of Technology” was chosen.
The topic consists of three parts: the opening, the content and the conclusion and
recommendations
The Opening: the reasons for selecting the topic, the studying objective, the studying
tasks, the object of research, the target of research, the boundary of the topic, the
supposition of research and the methods of research.
The content : including 3 chapters
Chapter 1: Theorical basis for building test question bank
Chapter 2: Practical basis for building up the test question bank in database
mangement subject for Thu Duc college of technology.
Chapter 3: Building test question bank in database mangement subject for Thu
Duc college of technology.
The conclusion and recommendations: After the study period, subjects achieved the
following results:
− Composing 310 test questions . After testing and analysing, 290 questions in
2 form are stored in question bank.
− Using SPSS software to analyze and evaluate the multiple-choice questions.
− Identify the content related to the subject will be further developed and
implemented.
vi
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.
Lý do chọn đề tài 1
1.1.
Lý do khách quan 1
1.2.
Lý do chủ quan 2
2.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
2.1. Đối tượng nghiên cứu 3
2.2.
Khách thể nghiên cứu 3
3.
Mục tiêu – Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1.
Mục tiêu nghiên cứu 3
3.2.
Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Giả thuyết nghiên cứu 4
5.
Phạm vi nghiên cứu 4
6.
Phương pháp nghiên cứu 4
6.1.
Nghiên cứu lý luận 4
6.2.
Nghiên cứu thực tiễn 4
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM 5
1.1
Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1
Trên thế giới 5
1.1.2
Tại Việt Nam 6
1.1.3
Những nghiên cứu về trắc nghiệm có liên quan đến đề tài 7
1.2 Khái niệm trắc nghiệm khách quan 8
1.2.1
Khái niệm chung về trắc nghiệm (TEST) 8
1.2.2
Trắc nghiệm khách quan 9
vii
1.2.3 Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 9
1.3
Mục đích sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 10
1.3.1
Sử dụng trong giảng dạy 10
1.3.2
Sử dụng trong học tập 11
1.3.3
Sử dụng để kiểm tra đánh giá 11
1.4
Các hình thức và nguyên tắc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan 12
1.4.1
Loại câu trắc nghiệm đúng – sai 12
1.4.2
Loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn 16
1.4.3
Loại câu ghép hợp. 19
1.4.4
Loại câu điền khuyết. 20
1.5
Phân tích câu trắc nghiệm 22
1.5.1
Độ khó của câu trắc nghiệm 23
1.5.2
Độ phân biệt (phân cách) của câu trắc nghiệm 25
1.6
Độ tin cậy và độ giá trị của bài trắc nghiệm 27
1.6.1
Độ tin cậy. 27
1.6.2
Độ giá trị 27
1.7
Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm 29
1.7.1
Mục tiêu dạy học 30
1.7.2
Phân tích nội dung môn học 33
1.7.3
Lập dàn bài trắc nghiệm 34
1.7.4
Soạn các câu trắc nghiệm 36
1.7.5
Lấy ý kiến tham khảo về các câu trắc nghiệm 36
1.7.6
Tổ chức thử nghiệm, phân tích câu trắc nghiệm 36
1.7.7
Chỉnh sửa, bổ sung và lưu trữ 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM MÔN CƠ SỞ DỮ LIỆU 39
viii
2.1. Giới thiệu trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức 39
2.2.
Giới thiệu môn cơ sở dữ liệu 46
2.2.1.
Vai trò, vị trí của môn cơ sở dữ liệu 46
2.2.2.
Mục tiêu của môn cơ sở dữ liệu 47
2.2.3.
Đề cương chi tiết môn học 47
2.3.
Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá môn cơ sở dữ liệu ở trường cao đẳng
công nghệ Thủ Đức 49
2.3.1.
Mục tiêu khảo sát 49
2.3.2.
Phương pháp khảo sát 49
2.3.3.
Đối tượng khảo sát 49
2.3.4.
Quy trình khảo sát 50
2.3.5.
Kết quả khảo sát 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58
Chương 3: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM MÔN CƠ SỞ
DỮ LIỆU CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC 59
3.1.
Một số định hướng cơ bản cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
môn cơ sở dữ liệu 59
3.1.1.
Tính khoa học 59
3.1.2.
Tính phát triển toàn diện người học 59
3.1.3.
Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành 59
3.1.4.
Đảm bảo yêu cầu phân hóa và đạt hiệu quả cao 60
3.2.
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 60
3.2.1.
Phân tích nội dung môn học 60
3.2.2.
Mục tiêu kiểm tra đánh giá 63
3.2.3.
Lập dàn bài trắc nghiệm 69
3.2.4.
Biên soạn các câu trắc nghiệm 73
3.2.5. Lấy ý kiến về các câu trắc nghiệm 74
ix
3.3. Tổ chức thử nghiệm, phân tích câu trắc nghiệm 78
3.3.1.
Mục đích thử nghiệm 78
3.3.2.
Cách thức tiến hành 78
3.3.3.
Chọn mẫu 83
3.4.
Phân tích kết quả thử nghiệm 84
3.4.1.
Phân tích câu trắc nghiệm 84
3.4.1.1.
Độ khó của các câu trắc nghiệm 84
3.4.1.2.
Độ phân cách của các câu trắc nghiệm 92
3.4.1.3.
Điều chỉnh câu hỏi chưa phù hợp 98
3.4.2.
Kiểm chứng kết quả thử nghiệm 100
3.5.
Lập ngân hàng câu hỏi cho môn học 104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 1.1: Cách tính độ phân cách (phân biệt) của câu hỏi trắc nghiệm. 26
Bảng 1.2: Dàn bài trắc nghiệm Môn:…………………… 35
Bảng 2.1: Mức độ áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá 50
Bảng 2.2: Mức độ áp dụng các hình thức câu trắc nghiệm trong đề thi TNKQ 52
Bảng 2.3: Mức độ quan trọng của việc áp dụng TNKQ vào môn CSDL 53
Bảng 2.4: Mức độ sẵn sàng áp dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ vào KTDG môn CSDL 56
Bảng 3.1: Nội dung và mục tiêu chi tiết từng chương 61
Bảng 3.2: Bảng xác định mục tiêu KTDG theo thang mức độ nhận thức của Bloom 64
Bảng 3.3: Bảng quy định hai chiều về nội dung cần kiểm tra đánh giá 72
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp số lượng câu hỏi đưa vào ngân hàng 73
Bảng 3.5: Tổng hợp ý kiến của giáo viên về các câu hỏi trắc nghiệm 75
Bảng 3.6: Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho đề kiểm tra hết chương 1 (đề 1) 79
Bảng 3.7: Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho đề kiểm tra hết chương 2 (đề 1) 79
Bảng 3.8: Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho đề kiểm tra hết chương 3 (đề 1) 80
Bảng 3.9: Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho đề kiểm tra hết chương 4, chương 5
(đề 1) 81
Bảng 3.10: Bảng số lượng câu hỏi và điểm số cho đề kiểm tra hết chương 6 (đề 1) 82
Bảng 3.11 : Bảng trọng số đề thử nghiệm tổng hợp 82
Bảng 3.12 : Bảng phân bố đề thử nghiệm theo chương 83
Bảng 3.13: Bảng thống kê số sinh viên tham gia và số sinh viên làm đúng đề A 85
Bảng 3.14: Độ khó của các câu trắc nghiệm đề A 87
Bảng 3.15 : Phân bố tần số các câu trắc nghiệm theo độ khó 88
Bảng 3.16 : Phân loại các câu trắc nghiệm theo độ khó 89
Bảng 3.17 : Độ phân cách của các câu trắc nghiệm đề A 93
xi
Bảng 3.18 : Phân bố tần số các câu trắc nghiệm theo độ phân cách 94
Bảng 3.19 : Phân loại các câu trắc nghiệm theo độ phân cách 95
Bảng 3.20: Phân tích các câu trắc nghiệm có độ phân cách kém và nội dung cần chỉnh
sửa 98
Bảng 3.21: Kết quả thi của 2 nhóm 101
Bảng 3.22: Phân phối xác suất. 101
Bảng 3.23: Phân phối tần suất hội tụ 101
Bảng 3.22: Tổng trung bình nhóm 1 102
Bảng 3.23: Tổng trung bình nhóm 2 103
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức 39
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. 43
Hình 2.3. Mức độ áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá 51
Hình 2.4: Mức độ áp dụng các hình thức câu trắc nghiệm trong đề thi TNKQ 52
Hình 2.5: Mức độ quan trọng của việc áp dụng TNKQ vào môn CSDL 54
Hình 2.6: Mức độ lựa chọn ưu tiên số một 55
Hình 2.7: Mức độ sẵn sàng áp dụng ngân hàng câu hỏi TNKQ vào KTDG môn CSDL
56
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố độ khó của các câu trắc nghiệm 91
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố độ phân cách của các câu trắc nghiệm 97
xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNKQ
Trắc nghiệm khách quan
CSDL
Cơ sở dữ liệu
KTDG
Kiểm tra đánh giá
ĐH
Đại học
GD
Giáo dục
GT-ĐT
Giáo dục đào tạo
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
QLGD
Quản lý giáo dục
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nước ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hướng tới nền kinh tế tri thức với nhiều thuận lợi và những khó
khăn, thách thức cần phải vượt qua. Nhân tố quyết định cho thắng lợi là “Con người
Việt Nam phát triển toàn diện“ và nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao. Để
thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng
sản Việt Nam lần thứ IX đã chỉ rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý
giáo dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá,… ”.
Hiện nay, hệ thống giáo dục nước ta đã và đang được cải cách, đổi mới, từng
bước hiện đại hóa nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực có đủ chuyên môn và phẩm chất đạo
đức đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việc đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra đã có tác động
đến việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Do đó, để
thực hiện kết luận số 51-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6, ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", chỉ thị số 895/CT-BGDĐT ban hành ngày 12/3/2013
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu: “Các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp,
cao đẳng và đại học rà soát và đánh giá tác động của chuẩn đầu ra đối với việc đổi
mới chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, thi kiểm tra đánh giá và cải thiện các
điều kiện đảm bảo chất lượng trong nhà trường”.
2
Kiểm tra đánh giá là một bộ phận chủ yếu trong quy trình đào tạo. Qua việc kiểm
tra đánh giá, chúng ta không những thẩm định được chất lượng của sản phẩm đào tạo
mà nó còn tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với quy trình đào tạo, phương pháp
đào tạo, thái độ học tập và giảng dạy. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo,
cùng với việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp,…việc nghiên
cứu đổi mới và phát triển các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đảm bảo
tính khoa học, tính thống nhất, khách quan và công bằng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình đào tạo, cần phải được quan tâm và phát triển. Kiểm tra đánh giá
trong giáo dục có giá trị không chỉ cho người dạy, người học mà còn cả nhà quản lý.
Đây là khâu cơ bản và then chốt để nâng cao chất lượng dạy học. Do đó, Bộ Giáo dục
và đào tạo cũng đưa ra các yêu cầu khi đổi mới đánh giá kết quả học là phải “Hướng
tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh “.
Trong các hình thức kiểm tra đánh giá thì hình thức trắc nghiệm đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của Bộ GD-ĐT. Đề trắc nghiệm không những đảm bảo các yếu tố công bằng
và khách quan mà còn phủ kín được toàn bộ nội dung của môn học. Hiện nay, TNKQ
đã được áp dụng cho nhiều môn học trong các kỳ thi trung học và đại học nhẳm đánh
giá khách quan kết quả học tập của học sinh.
1.2. Lý do chủ quan
Hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ngành CNTT tại trường Cao đẳng công
nghệ Thủ Đức đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tại khoa CNTT của trường Cao đẳng
công nghệ Thủ Đức, hình thức trắc nghiệm đang được triển khai và áp dụng cho một số
môn như: mạng căn bản, vẽ trang trí, tin học căn bản, hệ điều hành Linux Điều này
cho thấy hiện nay nhu cầu về việc kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm đang
là yêu cầu cấp thiết.
Môn cơ sở dữ liệu là một trong những môn học chung cho sinh viên năm nhất
ngành CNTT, cung cấp kiến thức cơ bản về việc thiết kế và sử dụng một cơ sở dữ liệu
3
làm nền tảng để các em có thể học tốt các môn chuyên ngành. Đây là môn học với khá
nhiều nội dung bao gồm cả lý thuyết và bài tập ứng dụng nên đòi hỏi khi kiểm tra đánh
giá phải bao quát hết được toàn bộ chương trình, do đó hình thức trắc nghiệm khách
quan là hình thức kiểm tra đánh giá tốt nhất cho môn học này.
Nhận thức được tầm quan trọng của hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm
khách quan trong kiểm tra đánh giá và yêu cầu phải xây dựng một ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan theo đúng quy trình, được thử nghiệm và đánh giá một cách
cẩn thận. Đó cũng là lý do để người nghiên cứu thực hiện đề tài “Xây dựng ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm cho môn cơ sở dữ liệu tại trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức“.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn cơ sở dữ liệu.
2.2. Khách thể nghiên cứu
− Nội dung dạy học môn cơ sở dữ liệu.
− Mục tiêu dạy học của môn cơ sở dữ liệu.
− Giáo viên đang tham gia giảng dạy môn cơ sở dữ liệu và sinh viên ngành
công nghệ thông tin trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức.
3. Mục tiêu – Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn “Cơ sở dữ liệu” tại trường Cao
đẳng công nghệ Thủ Đức.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
− Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm; Quy trình xây dựng ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm.
4
− Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá môn Cơ sở dữ liệu tại trường Cao
đẳng công nghệ Thủ Đức, xác định nguyên nhân của thực trạng.
− Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn cơ sở dữ liệu tại trường
Cao đẳng công nghệ Thủ Đức.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu sừ dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của môn cơ sở dữ liệu do người
nghiên cứu xây dựng vào việc đánh giá sinh viên khoa CNTT tại trường Cao đẳng
công nghệ Thủ Đức thì sẽ nâng cao tính chính xác và hiệu quả khi đánh giá kết quả
học tập của sinh viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường cao
đẳng công nghệ Thủ Đức.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên người nghiên cứu xin giới hạn đề tài là “Xây
dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho môn Cơ sở dữ liệu tại trường Cao đẳng công
nghệ Thủ Đức”. Đồng thời người nghiên cứu xin giới hạn biên soạn khoảng 300 câu
hỏi trắc nghiệm lựa chọn và điền khuyết đưa vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho
môn Cơ sở dữ liệu của sinh viên ngành Công nghệ thông tin trường Cao đẳng công
nghệ Thủ Đức.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu các văn bản pháp lý.
+ Các tài liệu là cơ sở lý luận về xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
môn Cơ sở dữ liệu.
+ Các tài liệu liên quan.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
+ Khảo sát.
+ Khảo sát kết quả.
+ Phân tích kiểm nghiệm các câu trắc nghiệm.
5
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC
XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới, khoa học đo lường đã ra đời khoảng một thế kỷ ở châu Âu,
cho đến nay đã phát triển hết sức mạnh mẽ và có nhiều thành công trong lĩnh vực
đo lường, đánh giá trong giáo dục. Ở châu Âu và đặc biệt là Mỹ, lĩnh vực khoa
học này phát triển mạnh từ thời kỳ trước và sau chiến tranh thế giới thứ 2 với
nhiều dấu mốc quan trọng như trắc nghiệm trí tuệ Stanford-Binet xuất bản năm
1916, bộ trắc nghiệm thành quả học tập tổng hợp đầu tiên Stanford Achievement
Test ra đời vào năm 1923. Với việc chấm bài trắc nghiệm bằng máy của IBM
năm 1935, việc thành lập NCME vào thập niên 1950 và ra đời ETS (dịch vụ trắc
nghiệm giáo dục) năm 1947 ngành công nghiệp trắc nghiệm đã hình thành ở Mỹ.
Từ đó đến nay khoa học về đo lường tâm lý và giáo dục đã phát triển liên tục,
những phê bình, đóng góp đối với khoa học này xuất hiện thường xuyên làm cho
nó tự điều chỉnh và phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, trên những thành tựu của
IRT và ngôn ngữ học máy tính công nghệ E-RATE chấm tự động các bài luận
tiếng anh nhờ máy tính của ETS đã được triển khai nhờ mạng Internet trong năm
vùa qua. Trong các kỳ thi tuyển sinh đại học mà dựa vào kết quả của các kỳ thi do
các công ty ngoài Nhà nước tổ chức để xét tuyển. Có hai dịch vụ hỗ trợ TTĐH ở
Hoa Kỳ là SAT (Scholastic Achievement Test) do công ty ETS (Educational
Testing Services) tổ chức, và ACT (American College Test) do chương trình
ACT (American College Testing Program) triển khai.
6
Cả SAT và ACT thường tổ chức thi mỗi năm 4 lần, cho các học sinh ở
những năm cuối bậc phổ thông trung học. Hiện nay hàng năm có khoảng 1,8 triệu
thí sinh thi SAT và 1,6 triệu thí sinh thi ACT.
1.1.2 Tại Việt Nam
Trước năm 1975, ở Miền Nam nước ta đã có một vài người được đào tạo về
khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục từ các nước phương Tây. Vào năm
1974, kỳ thi tú tài lần đầu tiên được tổ chức ở Miền Nam bằng phương pháp
TNKQ. Những năm sau 1975, ở miền Bắc có một số cán bộ nghiên cứu về khoa
học đo lường trong tâm lý. Đến năm 1993, Bộ GD-ĐT đã mời một số chuyên gia
nước ngoài phổ biến về khoa học này, đồng thời cử một số cán bộ ra nước ngoài
học tập. Từ đó một số trường đại học có tổ chức các nhóm nghiên cứu áp dụng
các phương pháp đo lường trong giáo dục để thiết kế các công cụ đánh giá, soạn
thảo các phần mềm hỗ trợ, mua máy quét quang học chuyên dụng (OMR) để
chấm thi. Kỳ thi tuyển đại học thí điểm được tổ chức tại trường đại học Đà Lạt
vào tháng 7 năm 1996 bằng phương pháp TNKQ. Kỳ thi này có 7200 thí sinh dự
tuyển, 2 loại đề TNKQ và tự luận được sử dụng để thí sinh tự chọn. Có khoảng
70% lượt thí sinh chọn đề TNKQ, bài thi được chấm bằng máy Opscan-7.
Từ năm 1997 các hoạt động đổi mới phương pháp đo lường và đánh giá
trong giáo dục lắng xuống. Cho đến mùa thi tuyển đại học năm 2002, Bộ GD-ĐT
đã tổ chức kỳ thi tuyển đại học theo hình “3 chung”. Năm 2002, Bộ GD-ĐT đã
quan tâm tới việc thành lập “Phòng kiểm định chất lượng chất lượng đào tạo”
nằm trong Vụ Đại học. Ngày 18/7/2003, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng
giáo dục được thành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP. Quyết định thành lập
Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đánh dấu một thời kỳ mới của sự
phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt
Nam.
7
Năm 2005, Bộ GD-ĐT quyết định sẽ dùng phương pháp TNKQ để làm đề
thi một số môn trong kỳ tuyển sinh đại học. Đồng thời dần đưa phương pháp
TNKQ vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các cấp học, ngành
học. Đến nay đã sử dụng đề thi TNKQ trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển
sinh đại học cho các môn thi Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Riêng đối với
môn Toán, Bộ GD-ĐT dự định triển khai dùng đề thi TNKQ trong hai kỳ thi tốt
nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2008, nhưng còn nhiều ý kiến của các
chuyên gia cho rằng, câu hỏi TNKQ không đo lường hết mức độ nhận thức của
học sinh, hơn nữa vì chưa thật sự chuẩn bị tốt nên việc sử dụng đề thi TNKQ môn
Toán trong hai kỳ thi này bị dừng lại.
1.1.3 Những nghiên cứu về trắc nghiệm có liên quan đến đề tài
Những năm đầu của thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
GD và khoa học QLGD ở Việt Nam, vấn đề KTDG bằng trắc nghiệm khách quan
cũng được đề cập nhiều trong một số sách, các bài báo về GD, QLGD cụ thể như:
“Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm” của Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ đại
học; “Viết và phân tích trắc nghiệm giáo dục” của tác giả Huỳnh Huynh; Tác giả
Dương Thiệu Tống với “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập”; Tác giả
Phan Trọng Ngọ ở tác phẩm “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
bàn về khái niệm đánh giá, mối quan hệ của đánh giá và mục tiêu học tập, các
phương pháp đánh giá”; Tác phẩm “Đánh giá trong giáo dục” của Trần Thị Tuyết
Oanh đề cập đến những vấn đề cơ bản về KT-ĐG bằng trắc nghiệm khách quan
một cách hệ thống”. GS.TSKH Lâm Quang Thiệp cũng viết khá nhiều sách, tạp
chí như bài “Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập ở các trường đại học
nước ta” và quyển “Trắc nghiệm và ứng dụng” cuốn sách phổ cập cho những
người làm giáo dục, phổ biến rộng rãi về khoa học đo lường trong giáo dục bằng
trắc nghiệm khách quan.
8
Hiện nay cũng có rất nhiều luận văn thạc sĩ thực hiện về đề tài xây dựng
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm như: luận văn “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm môn Công nghệ lớp 10” của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh; “Xây dựng ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán đại số tuyến tính cho sinh viên khối không
chuyên của Cổ Tồn Minh Đăng; Hoàng Thị Hằng với “Xây dựng ngân hàng câu
hỏi trắc nghiệm đánh giá kiến thức và ngân hàng đề thi kỹ năng cho nghề dệt may
thổ cẩm theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề”; “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm môn Vật lý lớp 11” của Lê Thị Linh; …
Những đề tài xây dựng ngân hàng câu hỏi thuộc lĩnh vực CNTT như: “Xây
dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm cho môn học Vi xử lý - Vi điều khiển”
của Nguyễn Tuấn Anh – ĐH Thái Nguyên; “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm môn kỹ thuật vi xử lý trường trung học kỹ thuật thực hành” của Trần Thị
Quỳnh Như…
1.2 Khái niệm trắc nghiệm khách quan
1.2.1 Khái niệm chung về trắc nghiệm (TEST)
Trắc nghiệm (test) theo tiếng Anh là “thử”. “phép thử”, “sát hạch”. Theo
nghĩa chữ Hán, “trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” là “suy xét, chứng thực”.
[18, Tr 13]
Có khá nhiều định nghĩa về trắc nghiệm của các nhà Tâm lý học và Giáo
dục học. Theo GS. Dương Thiệu Tống: Trắc nghiệm là một dụng cụ hay phương
thức hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái (Behavior) để trả lời cho
câu hỏi “Thành tích của cá nhân như thế nào, so sánh với những người khác hay
so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ học tập dự kiến”. [18, Tr 364]
Trong giáo trình “Đánh giá và đo lường kết quả học tập”, tác giả Trần Thị
Tuyết Oanh đã trích dẫn định nghĩa của Gronlund như sau: Trắc nghiệm là một
9
công cụ hay một quy trình có hệ thống nhằm đo lường mức độ mà cá nhân đạt
được trong một lĩnh vực cụ thể. [15, Tr 61]
Theo GS. Trần Bá Hoành: Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp
đo để tham dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh (chú ý, tưởng tượng,
ghi nhớ, thông minh, năng khiếu ) hoặc để kiểm tra, đánh giá một số kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh. [5, Tr 36]
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu “trắc nghiệm” là một công cụ được sử
dụng để đo lường thành tích đạt được của cá nhân trong một lĩnh vực học tập cụ
thể nào đó. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, trắc nghiệm được sử dụng để đánh
giá kết quả học tập hay năng lực của học sinh sau một khóa học, môn học hoặc
một thời gian học,…
1.2.2 Trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan được biểu đạt bằng hệ thống các câu hỏi. Người trả
lời được chọn câu trả lời đúng hoặc tốt nhất trong số các câu trả lời cho một câu
hỏi. Người chấm căn cứ vào hệ thống cho điểm khách quan để đánh giá, không
phụ thuộc vào chủ quan của người chấm.
Ngày nay, việc nâng cao tính khách quan cho quá trình kiểm tra, đánh giá;
mang lại kết quả chính xác, công bằng và giảm thiểu được những tiêu cực trong
quá trình tổ chức thi cử đang ngày càng được nhiều người quan tâm, ủng hộ.
1.2.3 Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
Theo Millman (1984): Ngân hàng câu hỏi thi là một tập hợp các câu hỏi thi
nào đó để dễ sử dụng để tổ hợp thành đề thi.
Theo Choppin (1981): Ngân hàng câu hỏi thi là tập hợp các câu hỏi được tổ
chức và phân loại theo nội dung và được xác định các đặc tính độ khó, độ tin cậy,
tính giá trị…
10
Theo Lâm Quang Thiệp: ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là tập hợp một số
lượng tương đối lớn các câu hỏi trắc nghiệm, trong đó mỗi câu hỏi đã được định
cỡ, tức là được gắn với các phần nội dung xác định và các tham số xác định (độ
khó, độ phân biệt). [18,Tr44]
Trong thực tế, quan niệm về ngân hàng câu hỏi có thể khác nhau tùy theo
mục đích sử dụng và mức độ làm chủ khoa học đo lường trong giáo dục. Nhưng
hầu như tất cả đều thừa nhận rằng các câu hỏi được lưu giữ trong ngân hàng câu
hỏi thì phải là những câu hỏi tốt.
1.3 Mục đích sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Theo tác giả Lê Đức Ngọc, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng với ba
mục đích chính là để giảng dạy, để học tập và để kiểm tra đánh giá. [12, Tr 123]
1.3.1 Sử dụng trong giảng dạy
Đổi mới phương pháp dạy học: Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm được xây
dựng dựa trên việc xác định các mục tiêu và phân tích nội dung học tập một cách
chuẩn mực. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ lựa chọn các phương pháp dạy học phù
hợp với từng mục tiêu và nội dung học tập đã xác định. Vậy nên, ngân hàng câu
hỏi trắc nghiệm có tác dụng định hướng quá trình dạy học, tránh dạy tủ và học tủ.
Chuẩn hóa kiến thức môn học: Việc kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng và
là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Việc dạy định hướng, theo ngân
hàng câu hỏi sẽ cho kết quả tiếp thu môn học như nhau, tránh dạy tùy tiện, bớt
chương trình hay sai sót trong quá trình truyền thụ. Bên cạnh đó, thông qua kết
quả trắc nghiệm, giáo viên sẽ biết nội dung học tập nào được giảng dạy chưa đạt
yêu cầu để nghiên cứu thay đổi hoặc điều chỉnh các phương pháp dạy học hiệu
quả hơn.
Dạy nhận thức và tư duy bậc cao: Quá trình phân tích, đánh giá, thảo luận
và tư duy cho các câu hỏi trắc nghiệm tại lớp đã góp phần dạy nhận thức và tư
11
duy bậc cao cho học sinh, rèn luyện kỹ năng tự định hướng và các kỹ năng của
thế kỷ 21.
Như vậy, thông qua ngân hàng câu hỏi, giáo viên sẽ tự điều chỉnh phương
pháp dạy học, định hướng và chuẩn hóa kiến thức cần giảng dạy và rèn luyện tư
duy bậc cao cho học sinh.
1.3.2 Sử dụng trong học tập
Ngoài mục đích sử dụng để giảng dạy, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm còn
được sử dụng để học tập.
Ngân hàng câu hỏi bám sát mục tiêu, nội dung của môn học vì thế nó mang
tính định hướng cho quá trình học tập của học sinh, giúp học sinh xác định kiến
thức chuẩn của môn học cần phải nắm vững.
Khuyến khích học sinh tự học: Thông quan ngân hàng câu hỏi, học sinh có
thể chủ động tìm kiếm các tài liệu hoặc tham khảo ý kiến với người khác để thu
thập kiến thức, tự kiểm tra kiến thức của mình.
Học sinh có thể lập kế hoạch học tập cho riêng mình: Tổ chức học nhóm,
học phụ đạo trao đổi lẫn nhau để nhằm giải quyết các vấn đề từ các câu hỏi trong
ngân hàng câu hỏi.
Như vậy, thông quan ngân hàng câu hỏi, học sinh sẽ định hướng được
chương trình, nội dung cần học. Qua đó, học sinh cũng tự kiểm tra đánh giá kiến
thức, mức độ tiếp thu của bản thân từ đó tự điều chỉnh kế hoạch học tập.
1.3.3 Sử dụng để kiểm tra đánh giá
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm là công cụ đo lường được mức độ nhận thức
trong môn học của học sinh.
Kết quả trắc nghiệm giúp nhà trường đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ và chất lượng giảng dạy của giáo viên và công khai kết quả học tập của học
sinh.
12
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sử dụng trong đánh giá còn nhằm mục địch
hạn chế tiêu cực trong thi cử và đánh giá. Sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
để kiểm tra, đánh giá giúp công việc chấm bài của các giáo viên trở nên đơn giản,
nhanh chóng, chính xác, khách quan và công bằng.
Như vậy, việc sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan không
những là dụng cụ đo lường nhằm đánh giá khách quan thành quả học tập của học
sinh mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập,
nó giúp giáo viên cũng như học sinh định hướng được mục tiêu trong từng quá
trình giảng dạy.
1.4 Các hình thức và nguyên tắc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Hiện nay, có nhiều tài liệu viết về trắc nghiệm đã đề cập một cách rất kỹ lưỡng
về hình thức, cấu trúc, ưu, nhược điểm và nguyên tắc soạn thảo các câu hỏi trắc
nghiệm khách quan. Nhưng thường được sử dụng nhiều nhất trong kiểm tra, đánh giá,
đó là: 1) loại câu trắc nghiệm đúng - sai, 2) loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, 3)
loại câu ghép hợp (xứng hợp) và 4) loại câu điền khuyết.
1.4.1 Loại câu trắc nghiệm đúng – sai.
Loại câu trắc nghiệm đúng – sai được trình bày dưới dạng câu khẳng định
gồm một hoặc nhiều mệnh đề và học sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng
(Đ) hay Sai (S). Câu trắc nghiệm đúng – sai thường có hai dạng:
- Dạng có thân chung: Câu hỏi gồm một phần thân chung và các ý trả lời.
Người học phải xem xét các ý trả lời, so sánh với nội dung của phần thân
chung để xác định câu nào đúng, câu nào sai.
Phần thân chung: có thể là một cụm từ hoặc một vấn đề mang tính lý thuyết.
13
Câu trả lời: thường có 5 câu cho phần thân chung, hoặc cũng có khi nhiều
hơn. Những câu trả lời có thể đúng, cũng có thể là sai; câu trả lời thường là
những ý có liên quan trực tiếp và giúp làm rõ phần thân chung.
Trắc nghiệm đúng/ sai dạng có thân chung thường có cấu trúc như sau:
Hãy đánh dấu (X) vào cột Đ (đúng) hoặc cột S (sai) phù hợp trong các ý sau:
Ph
ầ
n thân chung
(là một cụm từ hoặc một
vấn đề mang tính lý thuyết)
Đ S
a. Câu trả lời 1
b. Câu trả lời 2
c. Câu trả lời 3
d. Câu trả lời 4
e. Câu trả lời 5
- Dạng không có thân chung: Ở dạng này, câu hỏi đúng/sai được viết dưới
dạng một câu hoàn chỉnh, thường là câu có tính khẳng định. Người trả lời lựa
chọn đáp án phù hợp với câu hỏi được nêu ra. Ví dụ:
Hãy khoan tròn vào chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các câu thích hợp
sau:
14
1) Khi lựa chọn phương pháp dạy học, giáo viên phải căn cứ
vào mục tiêu và nội dung học tập
Đ S
2) Để nhanh chóng chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân nên dùng
những loại thuốc mới nhất tuy có đắt tiền
Đ S
Ở cả hai dạng trên của câu trắc nghiệm đúng/ sai, đối với câu đúng phải là
câu có toàn bộ nội dung phù hợp với tri thức khoa học, trong câu trắc nghiệm chỉ
cần có một chi tiết không phù hợp với tri thức khoa học thì toàn bộ câu trắc
nghiệm được đánh giá là sai.
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
− Đây là dạng câu hỏi trả lời nhanh nên có thể hỏi trên diện rộng của
chương trình, thích hợp để trắc nghiệm kiến thức về các sự kiện.
− Dễ soạn thảo đối với giáo viên và không mất thời gian để tìm cách
“đánh lạc” người học vì vậy có thể viết với số lượng lớn câu hỏi bao phủ
chương trình.
− Học viên không phải viết câu trả lời nên kết quả hoàn toàn đúng so với
đáp án, khi chấm điểm nhanh và rất dễ thống nhất.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của dạng câu hỏi đúng sai là học viên có thể “đoán
mò” mà vẫn có khả năng đúng 50%, khả năng phân biệt học sinh giỏi và học
sinh kém thấp. Chính nhược điểm này đã hạn chế tính giá trị của phương
pháp.
15
Quy tắc biên soạn
− Không chép nguyên văn những câu hỏi từ sách giáo khoa hoặc giáo
trình, vì làm như vậy chỉ khuyến khích học thuộc lòng một cách máy móc.
− Nội dung các câu phát biểu phải được dựa trên cơ sở khoa học, tính
đúng hay sai phải chắc chắn, không tùy thuộc vào quan niệm riêng của từng
cá nhân.
− Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất, tránh những
câu phức tạp, bao gồm quá nhiều chi tiết.
− Tránh dùng những từ tiết lộ kết quả. Chẳng hạn những từ: “tất cả”,
“không bao giờ”, “không một ai”, “không thể nào”, những từ này thường có
ở những câu sai, những từ: “thường thường”, “đôi khi”, “một số”, “có khi”,
bộc lộ một sự dè dặt nào đó, nên thường hay được sử dụng với các câu đúng.
Học sinh có nhiều kinh nghiệm có thể khám phá ra điều này một cách dễ
dàng.
− Tránh dùng các câu ở thể phủ định, nhất là thể phủ định kép.
− Trong bài thi, số câu đúng và số câu sai nên gần bằng nhau.
− Tránh làm cho một câu trở nên sai vì một chi tiết vụn vặt hoặc một ý
tưởng nhằm đánh lạc học sinh.
Cách cho điểm
Có hai phương pháp chấm điểm thường được áp dụng:
− Phương pháp thứ nhất là chấm mỗi câu trả lời đúng 1 điểm và không kể
đến câu làm sai hoặc không làm:
Điểm số = Số câu đúng.