Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ý tưởng kinh doanh các sản phẩm phân bón sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.64 KB, 12 trang )

Sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ cây nguyên liệu giấy
Phân bón hữu cơ vi sinh từ vỏ cây nguyên liệu giấy được Công ty Cổ phần Công đoàn
Bãi Bằng (Phú Thọ) ứng dụng thành công đã đem lại hiệu quả bước đầu cho sản xuất
nông sản an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Đây là nội dung của Dự án “Mô hình sản xuất và ứng dụng sản phẩm phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ vi sinh vật để sản xuất nông sản an toàn tại tỉnh Phú
Thọ” thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công
nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi".
. Để sản xuất phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ vi sinh vật Công ty tận dụng nguồn
nguyên liệu có sẵn tại địa phương đó là vỏ các cây nguyên liệu giấy.
Quy trình tiến hành như sau, vỏ cây nguyên liệu giấy được nghiền, làm vụn đạt kích
thước không vượt quá 0,2mm. Để điều chỉnh PH của nguyên liệu, Công ty bổ sung 3%
vôi bột, độ ẩm của nguyên liệu đạt từ 28-30%. Sau đó tiến hành phối trộn nguyên liệu và
men ủ vi sinh vật; ủ nguyên liệu; kiểm tra độ an toàn của cơ chất; chuẩn bị chế phẩm vi
sinh vật chức năng đậm đặc; phối trộn; sàng nghiền để cho ra sản phẩm phân bón hữu cơ
vi sinh đạt chất lượng.
Sau khi sản xuất thành công, dự án tiến hành khảo nghiệm hiệu lực phân hữu cơ vi sinh
trên cây trồng là rau ăn lá ngắn ngày như su hào, bắp cải, súp lơ, đậu ăn quả, cà chua, dưa
chuột; và được triển khai tại các xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao), An Đạo (huyện Phù Ninh),
Tân Đức (thành phố Việt Trì) sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật thay thế toàn bộ phân
chuồng và giảm 15% phân vô cơ.
Trong 2 năm thực hiện, dự án đã sản xuất 271,9 tấn rau các loại; tiêu thụ được sản phẩm
thông qua các cửa hàng rau an toàn của các hợp tác xã tại thành phố Việt Trì.
Dự án cũng đã sản xuất 1.000kg chế phẩm vi sinh vật xử lý chất hữu cơ và 500 tấn phân
hữu cơ vi sinh chức năng đạt yêu cầu, phục vụ mô hình thí điểm của dự án. Ngoài ra,
phân hữu cơ vi sinh còn được bón cho các cây trồng khác như lúa, cây lâm nghiệp tại địa
phương và được đánh giá cao về chất lượng.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ, sản phẩm phân bón hữu cơ
vi sinh có chức năng cải tạo đất, làm cho đất trở nên màu mỡ, tơi xốp hơn. Dùng phân
hữu cơ vi sinh, các cây trồng trong mô hình cho năng suất cao và ổn định đạt 17,5-32,4
tấn/ha.


Ngoài ra, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau an toàn của
mô hình đều dưới ngưỡng cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sản
xuất thành công phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp người nông dân tỉnh Phú Thọ hướng tới sản
xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh
Tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế, người dân địa phương đã được
chuyển giao kỹ thuật của dự án xây dựng mô hình sản xuất nông sản bằng phân hữu cơ vi
sinh.
Trước đây, phần lớn hộ dân ở vùng rừng đệm sinh sống bằng khai thác rừng bất hợp pháp
vì có ít đất sản xuất; hơn nữa đất chỉ canh tác được một vụ do thiếu nước nên năng suất
thấp Việc áp dụng kỹ thuật để xây dựng mô hình nông lâm kết hợp đã góp phần tạo sinh
kế bền vững cho cộng đồng vùng rừng đệm.
Theo anh Phạm Quang Sanh - điều phối viên dự án, việc chuyển giao kỹ thuật đã giúp
người dân địa phương tự làm được phân hữu cơ vi sinh tại chỗ từ phế thải trong nông
nghiệp như vỏ trấu, phân chuồng, cành cây, cỏ Phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất, hạn
chế sử dụng hóa chất nên tiết kiệm được chi phí.
Sản xuất các loại nông sản như rau, lúa, củ, quả từ phân hữu cơ vi sinh sẽ tạo ra sản phẩm
an toàn và tăng thêm thu nhập. Nhờ vậy, hàng trăm hộ dân ở vùng rừng đệm thuộc các
huyện Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới đã có thu nhập cao và ổn định từ mô hình sản xuất
nông sản bằng phân hữu cơ vi sinh.
Ngoài ra, nhiều hộ dân còn được phổ biến kỹ thuật để làm bếp đun cải tiến tiết kiệm
nhiên liệu, qua đó đã hạn chế vào rừng chặt cây làm củi; kỹ thuật xây dựng công trình khí
sinh học cho gia trại, trang trại chăn nuôi; các kỹ thuật xây dựng mô hình trồng nấm, tre
lấy măng, cây ăn quả, cải tạo vườn tạp, cây đa mục đích cũng đã cho hiệu quả cao
Bên cạnh đó, dự án đang xây dựng các mô hình phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ rừng
như trồng xen cây ăn quả và cây bản địa để cải tạo vườn tạp cho 450 hộ dân với diện tích
hơn 80 ha; hướng dẫn kỹ thuật trồng mới gần 900ha rừng đặc dụng, khoanh nuôi, tái sinh
rừng tự nhiên cho hơn 3.000ha.
Dự án cũng phối hợp xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng như Làng du
lịch sinh thái bản Hạ Long (Phong Điền); du lịch sinh thái kết hợp cộng đồng ở Thác Mơ,

Thác Trượt, Nhà Rông - xã Thượng Nhật, vườn sưu tập cây thuốc ở huyện Nam Đông
góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng; tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho
cộng đồng dân cư vùng rừng đệm.
Tuy nhiên, để xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả ở vùng rừng đệm,
biện pháp tuyên truyền nâng cao hiểu biết bảo tồn đa dạng rừng của người dân cần được
nâng cao song hành với việc tổ chức tập huấn bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phổ biến
kỹ thuật xây dựng mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất phân vi sinh từ bã thải sắn
Do chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên bã thải sắn thường được sử dụng làm phân bón
hữu cơ cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu bón trực tiếp thì không mang lại hiệu quả cao, lại
gây mùi hôi khó chịu nên một số nghiên cứu hiện đang tìm cách tái chế nguồn bã thải sau
chế biến tinh bột sắn thành phân bón hữu cơ bằng cách sử dụng vi sinh vật.
.
Sử dụng bã thải sắn để sản xuất phân vi sinh
vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa giúp giảm thiểu ô
Hai tác giả đã sử dụng chế phẩm vi sinh vật do Bộ môn Vi sinh Môi trường, Viện Môi
trường Nông nghiệp cung cấp (thành phần chính gồm xạ khuẩn, nấm men, vi khuẩn với
hoạt tính phân giải xenlulozơ, tinh bột và phân giải phốt phát khó tan), sau đó cho ủ cùng
bã thải sắn theo phương pháp ủ compost có bổ sung thêm các nguyên liệu phụ như rỉ mật,
ure, kali, super lân, vôi bột.
Kết quả cho thấy, sau 45 ngày ủ, bã thải có màu nâu, tơi xốp, không có mùi; độ pH trung
bình; hàm lượng chất hữu cơ giảm xuống hơn 50% và không phát hiện thấy có các vi
sinh vật gây bệnh. Đặc biệt, kiểm tra độ hoai, tính an toàn đối với cây trồng của sản phẩm
thì thấy bã thải đã hoai và đảm bảo an toàn đối với cây trồng – Tạp chí Khoa học Đất số
36/2011 cho biết.
Trên thực tế, phương pháp sản xuất phân vi sinh từ chất thải sản xuất tinh bột sắn cũng đã
được một số đơn vị áp dụng khá thành công, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa giúp hạn
chế ô nhiễm môi trường.
Rác thành phân hữu cơ nhờ chế phẩm vi sinh
Một loại chế phẩm vi sinh mới dùng để xử lý phế thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đã

được Viện Công nghệ môi trường (Viện KH - CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất
thành công.
Cụ thể, Viện đã phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật ưa nhiệt bao gồm 30 chủng
xạ khuẩn ưa nhiệt thuộc nhóm xạ khuẩn Streptomyces và 20 chủng vi khuẩn ưa nhiệt
thuộc giống Bacillus. Các xạ khuẩn và vi khuẩn này có ưu điểm là sinh enzym (men)có
tác dụng phân hủy mạnh các chất hữu cơ trong chất thải như rác thải sinh hoạt, rơm rạ, bả
rong riềng than bùn, phân gia súc, gia cầm… ở nhiệt độ cao (từ 50 - 60 độ C trở lên)
thành phân bón hữu cơ.
Trong một gam chế phẩm có chứa hàng chục tỷ tế bào vi sinh vật hữu hiệu. Tất cả các
chủng vi sinh vật tuyển chọn dùng để sản xuất các chế phẩm vi sinh vật đều đã được
nghiên cứu kỹ các đặc điểm sinh học để khẳng định được chúng không độc hại cho con
người, vật nuôi và môi trường.
Cà chua phát triển tốt nhờ phân bón hữu cơ sản xuất từ rác.
Cách ủ phế thải thành phân cũng rất đơn giản. Chỉ cần hòa đều 1kg chế phẩm vi sinh vào
30 lít nước, sau đó cứ một lớp phế thải dày 30-50cm thì tưới từ 2-3 lít dung dịch chế
phẩm. Dùng nilon hoặc đắp đất để phủ kín đống ủ. Nếu đống ủ khô thì phải tưới thêm
nước.
Chế phẩm vi sinh vật do Viện Công nghệ môi trường nghiên cứu đã được đưa vào thử
nghiệm đầu tiên ở nhà Nhà máy Chế biến phế thải đô thị Cầu Diễn (Hà Nội). Kết quả cho
thấy nếu sử dụng công nghệ thông thường của nhà máy thì thời gian xử lý kéo dài khoảng
45 ngày và có mùi hôi thối bốc ra từ bể ủ.
Nhưng khi bổ sung thêm 30 kg chế phẩm vi sinh vật cho một bể xử lý dung tích 150m3
rác thì thời gian xử lý hiếu khí là 30 ngày và không có mùi hôi bốc lên. Như vậy với việc
bổ sung chế phẩm vi sinh vật đã tiết kiệm được 1/3 thời gian xử lý hiếu khí và đồng thời
cũng tiết kiệm được năng lượng.
Sau khi xử lý phế thải bằng vi sinh vật đã tạo ra được sản phẩm phân hữu cơ sạch, an
toàn. Các loại rau, củ, quả như cà chua, cà rốt, bắp cải, đậu tương sinh trưởng nhanh,
năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn (so với cây trồng đối chứng chỉ bón
đơn thuần bằng phân hóa học hoặc phân tươi không qua ủ), không có ký sinh trùng gây
bệnh như giun, sán…

Hiện nay, chế phẩm vi sinh vật đang tiếp tục được áp dụng tại nhà máy xử lý rác thải sinh
hoạt Việt Trì, Vĩnh Phúc và Nhà máy xử lý rác Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước).
TS. Tăng Thị Chính, trưởng phòng vi sinh vật môi trường (viện Công nghệ môi trường)
cho biết, tới đây, chế phẩm vi sinh sẽ được triển khai rộng rãi hơn ra nhiều tỉnh, thành
phố khác trong cả nước.
Nông dân tự sản xuất phân vi sinh từ vỏ hạt cà phê
Ông Nguyễn Thế Tiền, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết,
gần đây nông dân trong huyện đã tự làm chủ được quy trình ủ phân vi sinh từ phụ phế
phẩm vỏ cà phê. Từ đó, góp phần tăng độ phì cho đất, tăng năng suất cây trồng, giảm bớt
đầu tư, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Lâm Đồng có nhiều huyện chuyên canh cây cà phê như Di Linh, Lâm Hà… Những năm
trước, sau mùa thu hoạch có một lượng rất lớn phụ phế phẩm là vỏ cà phê, nhưng chủ yếu
bị vứt bỏ ra môi trường hoặc đem đốt. Một số ít được tái sử dụng như đem bỏ vào gốc cà
phê hoặc trộn chung với một số loại phân chuồng rồi đem bón cho cây…
Người dân phơi cà phê
Chính vì vậy, việc không xử lý vỏ cà phê đúng cách đã góp phần gây lãng phí, ô nhiễm
môi trường và phát tán mầm bệnh cho vụ càphê năm sau.
Huyện Di Linh phối hợp với Viện Nông Lâm nghiệp Trung ương và một số trường đại
học chuyên ngành mở 150 lớp, mỗi lớp học 50 người, chuyển giao ứng dụng khoa học ủ
men vi sinh từ vỏ cà phê cho nông dân. Kết thúc khóa học, nông dân trực tiếp làm tại hộ
gia đình.
Sau khoảng 3 tháng, nông dân áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật ủ vỏ cà phê, kết hợp
với sử dụng đúng loại men vi sinh có chất lượng tốt, sẽ cho một loại phân hữu cơ sinh
học có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn phân chuồng loại tốt: lượng Kali gấp ba
lần và lượng lân gấp 1,5 lần. Với 1 tấn vỏ cà phê kết hợp với phân chuồng và một số loại
phân khác, nông dân có thể tự sản xuất ra 5m3 phân vi sinh.
Đến nay, nông dân đã phổ biến, nhân rộng ra toàn huyện nhiều mô hình làm phân từ vỏ
cà phê phát huy hiệu quả, nhất là các mô hình ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số… Hiện nhiều địa phương, nhà máy trong tỉnh Lâm Đồng cũng đã áp
dụng biện pháp này.

Hiệu quả lớn từ một “sáng chế nhỏ” của nông dân
“Sáng chế nhỏ” là cách nói khiêm tốn của anh Vũ Đình Phúc, nông dân sản xuất giỏi ở
phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng về chiếc máy sản xuất phân vi sinh từ rác
thải trồng rau, hoa… ở vùng chuyên canh rau hoa hàng đầu Việt Nam - thành phố Đà Lạt.
Anh Phúc bên sản phẩm phân bón hữu cơ
do máy tạo ra.
Sáng chế của anh đã được Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng trao giải
nhì về sáng tạo khoa học kỹ thuật và chọn tham gia giải thưởng toàn quốc vào tháng Năm
tới.
Anh Vũ Đình Phúc cho biết từ thực tiễn trồng rau, hoa của gia đình cũng như của nông
dân Đà Lạt cho thấy nhu cầu về phân bón hữu cơ là rất lớn; cùng đó, vấn đề giữ gìn môi
trường tự nhiên Đà Lạt trong sạch trong quá trình trồng rau, hoa cũng là điều cần đặc biệt
quan tâm. Từ suy nghĩ đó, anh đã mày mò, sáng chế được chiếc máy chế biến rác thải
thành phân vi sinh để phục vụ việc trồng rau hoa.
Bắt đầu nghiên cứu từ năm 2006, chiếc máy tự chế đầu tiên của anh ra đời với công suất
khá nhỏ, chỉ chế biến được 3m3/giờ và chưa hoàn thiện cả về quy trình vận hành của máy
cũng như sản phẩm phân vi sinh được sản xuất từ chiếc máy này. Anh tiếp tục cải tiến và
đến nay, máy sản xuất phân bón vi sinh từ rác thải đã hoàn chỉnh.
Với 2 bộ phận chính là môtơ và cối xay, cùng với một băng chuyền, chiếc máy có thể
nghiền nhỏ, trộn đều các loại phế phẩm và một số phụ liệu nông nghiệp để dùng làm
phân hữu cơ. Máy có 3 tầng: tầng cắt thô rác thải, tầng xay nhuyễn và tầng nghiền mịn,
hoàn thiện sản phẩm. Công suất máy lên 10m3/giờ. Giá thành sản xuất mỗi máy này
khoảng 35 triệu đồng.
Theo tính toán thực tế của anh Vũ Đình Phúc, hiệu quả kinh tế từ việc chế biến, sử dụng
phân vi sinh này là rất lớn. Trước tiên là phân vi sinh rất phù hợp, tốt cho việc trồng rau,
hoa, làm tăng năng suất cây trồng so với bón một số loại phân khác. Nếu sử dụng phân vi
sinh này thay cho các loại phân hữu cơ khác, bình quân mỗi hécta tiết kiệm khoảng 70
triệu đồng/năm. Với mức này, chỉ cần khoảng 50% diện tích rau, hoa ở Đà Lạt sử dụng
phân vi sinh thay thế cho các loại phân khác, lợi ích về kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng
mỗi năm.

Nổi bật hơn một số sáng chế khác của các kỹ sư chân đất đó là lợi ích về mặt môi trường.
Lâu nay, rác thải từ trồng rau, hoa - nhất là các loại rau họ Thập tự luôn là vấn nạn ở Đà
Lạt. Lượng rác thải lớn (chủ yếu xả ra từ việc cắt tỉa rau thành phẩm) thường bị người
trồng rau bỏ ra trên bờ cho tự phân hủy đã gây ô nhiễm nhiều mặt. Chính quyền và các cơ
quan chức năng thường xuyên khuyến cáo, nhắc nhở việc xử lý để giữ vệ sinh môi trường
song do thói quen cũng như để “tiết kiệm” chi phí nên nhiều nông dân trồng rau, hoa vẫn
không thực hiện.
Với việc sử dụng rác thải nông nghiệp, chiếc máy chế biến phân vi sinh của anh Vũ Đình
Phúc hứa hẹn góp phần làm sạch môi trường“chất thải nông nghiệp” ở Đà Lạt. Cùng đó,
phân vi sinh từ rác thải này sử dụng vào trồng rau, hoa thay thế cho một số loại phân
khác, nhất là phân xác mắm (chất bã còn lại từ các loại cá biển sau khi sản xuất nước
mắm), vốn được người trồng rau ở Đà Lạt sử dụng nhiều thập niên qua, làm đất trồng rau
bị trơ, không thấm nước…
Anh Phúc cho biết đến nay anh đã sản xuất và bán được 21 máy do mình sáng chế, trong
đó nông dân ở nhiều tỉnh như Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận… và tận Bắc
Giang đến mua. Từ sáng chế của anh, Hội nông dân Đà Lạt đã triển khai các mô hình tổ
nông dân tự quản bảo vệ môi trường. Hiện có 8 tổ với hơn 100 hộ nông dân tự nguyện
tham gia. Hoạt động chính của các tổ tự quản này là tuyên truyền về bảo vệ môi trường
trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương, hướng dẫn cách thức thu gom, phân loại và
xử lý chất thải để tái chế thành phân hữu cơ, tiến hành thu gom tất cả lượng rác rau, hoa
của nông dân mang đến bán cho các cơ sở chế biến phân vi sinh trên địa bàn…
Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Lâm Đồng, để có thể
giúp nông dân tự thu gom phế phẩm nông nghiệp, chế biến phân vi sinh theo mô hình của
anh Vũ Đình Phúc cần tuyên truyền rộng mô hình này ở các vùng chuyên canh rau, hoa
lớn của Lâm Đồng để nông dân thấy rõ hơn những lợi ích thiết thực, cụ thể mà họ sẽ có
được khi sử dụng máy chế biến phân vi sinh này.
Đồng thời, với các nguồn kinh phí của chương trình khuyến công, khuyến nông…, địa
phương nên có chính sách hỗ trợ để sản xuất máy hàng loạt và nhất là hỗ trợ nông dân
mua máy để làm các “mô hình điểm” tại các vùng chuyên canh rau, hoa…
Với việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng sản phẩm của mình vào trồng rau, hoa trên

diện tích 1,5ha của gia đình, anh Vũ Đình Phúc cho biết mỗi năm, sau khi trừ mọi chi phí,
gia đình anh đạt mức lợi nhuận ròng từ trồng rau, hoa lên đến hơn một tỷ đồng. Anh còn
tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương bình quân 3,2 triệu đồng/tháng
và tạo thêm việc làm cho hơn 100 lao động khi vào thời vụ gieo trồng, thu hoạch.
Biến rơm thành phân bón, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng
Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý các phế thải từ
nông nghiệp được coi là hướng đi đúng, đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp bền vững
trong bối cảnh đồng ruộng đang có nguy cơ bị ô nhiễm và “ngộ độc” do người dân lạm
dụng các loại phân bón hóa học cho cây trồng.
Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ
Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, 70% dân số làm nông nghiệp và lúa là cây trồng
chính, do vậy lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm.
Lượng rơm rạ dư thừa được nông dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay trên đồng ruộng đã
làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái đồng ruộng, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
Vì vậy, đề góp phần giảm thiểu ô nhiễm đề tài nghiên cứu: “Chế phẩm vi sinh (Fito-Biomix
RR) để xử lý rơm rạ và quy trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ nhờ sử dụng chế phẩm
này” đã được ứng dụng và Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc
quyền giải pháp hữu ích số 956 cho tác giả Lê Văn Tri - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần
Công nghệ sinh học Hà Nội.
Đề tài gồm nhiều dự án nghiên cứu, thử nghiệm thành công tại nhiều địa phương khác
nhau như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội đem lại
hiệu quả kinh tế rõ rệt, được các chuyên gia nông nghiệp và bà con nông dân đánh giá
cao.
Quy trình biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ được thực hiện thông qua các bước, rơm rạ
tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt
dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có.
Người nông dân sẽ không phải bỏ tiền mua phân hóa học khi
có phân bón hữu cơ được tạo ra từ chính rơm rạ sau thu hoạch.
Sau đó, tiến hành ủ rơm rạ bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm
bảo nhiệt độ ủ từ 45-50 độ C. Sau 10 đến 15 ngày tiến hành ngày kiểm tra và đảo trộn.

Điều này làm cho rơm rạ vụn thêm do tác động cơ học, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ
của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ diễn ra
nhanh chóng và triệt để.
Trong quá trình ủ phát hiện chỗ nào chưa đảm bảo độ ẩm thì tưới bổ sung thêm để cho
nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 đến 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu
cơ.
Theo tác giả, chất lượng rơm rạ sau 30 ngày ủ với chế phẩm Fito-Biomix RR đã phân hủy
tốt, đã chuyển sang màu nâu, vi khuẩn, nấm mốc phát triển tốt, rơm rạ phân hủy được
khoảng 80-85%.
Đống ủ rơm rạ được bổ sung men vi sinh vật và dinh dưỡng, sau 30 ngày, hàm lượng
cacbon tổng số giảm, hàm lượng đạm, lân hữu hiệu, mật độ các vi sinh vật đều tăng. Sau
quá trình ủ, phân hữu cơ từ rơm rạ được sử dụng bón ngay cho vụ kế tiếp hoặc bảo quản
để sử dụng cho vụ sau.
Chất giải độc cho đồng ruộng
Theo nhận định của các nhà khoa học, sau mỗi vụ thu hoạch 1ha lúa sẽ thu được 6 tấn
rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất đi hơn 5,5 triệu đồng, trong khi cùng khối lượng rơm rạ ấy
nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 400kg phân hữu cơ.
Thạc sỹ Lê Văn Tri, chủ nhiệm đề tài cho biết, khi ứng dụng loại phân hữu cơ này bón
cho cây lúa, ngô lượng phân hóa học giảm từ 20-30%, năng suất cây trồng tăng từ 10-
15% góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và gia tăng giá trị kinh tế cho bà con nông dân.
Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước (khoảng 45 triệu tấn) được xử lý sẽ
đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ, người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học
(NPK) là 200.000 tấn đạm, 190.000 tấn lân và 460.000 tấn kali, như vậy, sẽ tiết kiệm
được gần 11.000 tỷ đồng.
Bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại, việc sử dụng các chế phẩm sinh học như Fito-Biomix
RR để xử lý rơm rạ thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng sẽ tận dụng sản phẩm dư thừa
sau thu hoạch nhằm bổ sung phân hữu cơ tại chỗ, tiết kiệm chi phí và tạo thói quen cho
người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất và
nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
Trong quá phát triển nông nghiệp bền vững, phân bón hữu cơ được coi như là một nhân

tố đi đầu giúp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải tạo độ màu mỡ đất đai. Hơn
nữa xu hướng chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ gần như không còn, vì vậy nhu cầu về
phân bón hữu cơ từ rơm rạ là rất lớn.
Hiện, nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất xây dựng kế hoạch dài hạn để tận dụng lượng
rơm, rạ thừa sau thu hoạch sản xuất phân bón hữu cơ trả lại cho đất những gì mà cây
trồng đã lấy đi, cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn trong đất, tăng độ tơi xốp của đất, ổn
định độ pH, làm cho đất ngày càng tốt để canh tác lúa, giảm sâu bệnh, không sử dụng các
loại thuốc trừ sâu bệnh độc hại, tạo ra sản phẩm gạo an toàn.
Việc làm này cần được triển khai nhân rộng tại nhiều địa phương trên cả nước, kết hợp
các hình thức nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tuyên truyền sâu rộng để thay đổi thói
quen sử dụng phân bón hóa học trong canh tác của người dân, tận dụng các nguồn
nguyên liệu sẵn có vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường và sinh
thái đồng ruộng.

×