Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

phân tích tập thơ góc sân và khoảng trời của trần đăng khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.32 KB, 14 trang )

Góc sân và khoảng trời là tập thơ của Trần Đăng Khoa được xuất bản lần đầu tiên
năm 1968 khi tác giả mới 10 tuổi.
Đôi lời của tác giả
Tôi tự coi đây là tập tuyển với những dấu ấn thực khó quên của tuổi thơ tôi, trong những
năm tháng đánh giặc gian khổ và hào hùng. Làng tôi là một trạm nghỉ chân trên đường đi
B của các trung đoàn đồng bằng Bắc bộ, trong suốt thời chống Mỹ sau khi huấn luyện ở
núi rừng Yên Tử. Hàng ngàn chú bộ đội đã lần lượt rải chiếu ngủ trên nền đất nhà tôi, đã
mắc võng nằm trong vườn cây nhà tôi. Các chú nghe thơ tôi, chép thơ tôi vào sổ tay và
mang nó ra mặt trận. Sự tiếp xúc có phần ngẫu nhiên đó đã dậy tôi một cách nghiêm túc
phải viết như thế nào. Đấy là điều lý giải vì sao thơ tôi đã có mặt từ những năm chiến
tranh.
Bài thơ nào cũng gợi cho tôi những kỷ niệm mà tôi đã đôi lần nói tới trong các dịp xuất
bản trước. Có bài khá quen thuộc với bạn đọc, nhưng tôi đã phải chia tay, bởi tôi nghĩ nó
đã hoàn thành nhiệm vụ ở thời điểm mà nó ra đời. Tôi hy vọng phần chắt lọc lại lần này
sẽ là một chân dung trọn vẹn của tôi, những năm tôi còn là một chú học trò.
Trong tập thơ, có bài tôi viết trong lúc sát hạch, nghĩa là các cô chú đến chơi, vây quanh
rồi ra đề cho tôi làm, như bài Bên sông Kinh Thầy, Sao không về Vàng ơi?. Có bài tôi
viết nhanh, theo những thông tin và yêu cầu của báo Văn nghệ, như bài Lời một bạn gái
12 tuổi. Có bài tôi viết để thay một bức thư trả lời, như bài Thơ vui. Bác Mạnh Sinh, 75
tuổi, ở số nhà 12 phố Đông Kinh, thị xã Lạng Sơn, không hiểu nghe tin đâu, tưởng tôi đã
chết, bác bèn gửi về nhà tôi hai câu đối và 5 bài thơ khóc rất cảm động. Khi đó tôi chưa
biết cũng đã có một trường hợp tương tự xảy ra từ hàng chục năm trước.
Con bướm vàng là bài thơ dầu tiên tôi viết vào tháng 2-1966, khi tôi 8 tuổi, đang học ở
học kỳ II lớp 1 trường làng. Suốt 10 năm học phổ thông, tôi đã được đăng báo in sách
khoảng trên 200 bài và 4 trường ca.
Đã hơn 30 năm trôi qua, bây giờ đọc lại, tôi vẫn thấy như còn hiện ra trước mắt những
cảnh vật, những con người mà tôi quen thuộc, yêu mến.
Mọi cố gắng đều khó vượt qua sự hạn chế của chính bản thân mình. Tuổi học trò và
những năm gian khổ chiến tranh đều đã qua đi. Nhưng tập thơ này nếu còn neo giữ lại
được một chút gì, dù chỉ một chút thôi, trong lòng bạn đọc hôm nay, thì đối với tôi đã là
niềm an ủi to lớn lắm rồi.


Ao nhà mùa hạn
Đám ma bác giun
Đánh tam cúc
Đánh thức trầu
Đêm Côn Sơn
Đêm thu
Đất
Đất trời sáng lắm hôm nay
Đập cửa Diêm Vương
Đồng chiều
Đồng quê
Đi tàu hoả
Đường năm
Đường sang nhà bạn
Ảnh Bác
Ở ngoại ô thành phố
Ở nhà chú Xuân Diệu
Ò ó o
Bà và cháu
Bàn chân thầy giáo
Bãi Cháy
Bên sông Kinh Thầy
Bến đò
Buổi sáng nhà em
Cái sân
Cánh đồng làng Điền Trì
Câu cá
Cây đa
Cây đa làng
Cây bàng

Cây bàng mùa đông
Cây dừa
Cây xoan
Cô Thị Mầu
Côn Sơn
Cầu Cầm
Cháu đi
Cháu làm bà còng
Chọc ếch
Chớm thu
Con bướm vàng
Con cò trắng muốt
Con chim hay hót
Con gà liếp nhiếp
Con mắt
Con trâu đen lông mượt
Cơn giông
Dặn em
Em dâng cô một vòng hoa
Em gặp Bác Hồ
Em lớn lên rồi
Góc sân và khoảng trời
Gửi theo các chú bộ đội
Ghi ở bờ ao
Ghi chép về ngọn đèn dầu
Giông bão
Hà Nội
Hà Nội có Bác Hồ
Hạ Long
Hạt gạo làng ta

Họp báo "Chim hoạ mi"
Hỏi đường
Hoa bưởi
Hoa duối
Hoa lựu
Hương đồng
Hương nhãn
Kính tặng chú Tố Hữu
Kẹo hồng kẹo xanh
Kể cho bé nghe
Khi mùa thu sang
Khi mẹ vắng nhà
Lời của than
Lời một bạn gái mười hai tuổi
Mang biển về quê
Mùa đông và cây sầu đông
Mùa xuân - mùa hè
Mặt bão
Mẹ ốm
Mưa
Nói với con gà mái
Nửa đêm tỉnh giấc
Ngôi đền Bãi Cháy
Ngắm hoa
Nghe thầy đọc thơ
Nhận thư anh
Nhớ bạn
Nhớ và nghĩ
Sao không về Vàng ơi?
Sương muối

Tháng ba
Thôn xóm vào mùa
Thả diều
Thầy giáo đi bộ đội
Thơ vui
Tiếng đàn bầu và đêm trăng
Tiếng chim chích choè
Tiếng nói
Tiếng võng kêu
Trông trăng
Trận địa bỏ không
Trăng sáng sân nhà em
Trăng ơi từ đâu đến
Trong sương sớm
Về thăm cô Bưởi
Vườn cải
Vườn em
Đặc sắc ngôn ngữ và nhạc điệu trong tập : “ Góc sân và
khoảng trời .”
1. Cả ngàn năm trung cổ, văn học nhân loại nói chung và văn học Việt Nam nói
riêng ở trạng thái lớn nhỏ, già trẻ bất phân, trẻ em chưa có bộ phận văn học viết
riêng cho mình. Từ khi xuất hiện loại Sách hồng của văn chương Tự lực văn
đoàn cho đến nay, ta đã có một nền văn học thiếu nhi tương đối dày dặn với các
tên tuổi như Thạch Lam, Khái Hưng, Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Xuân
Quỳnh… Trong số những tên tuổi lớn ấy, Trần Đăng Khoa với tập thơ thời nhỏ –
tập Góc sân và khoảng trời – đã chiếm một vị trí xứng đáng trong bộ phận văn học
cho thiếu nhi của dân tộc.
Thơ Khoa hay không phải ở nội dung phản ánh hiện thực. Dù giới hạn một cách
khiêm tốn trong góc sân và khoảng trời của riêng Khoa, nhưng tập thơ đã dàn trải ra đủ
các loại đề tài, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn như đồ vật, loài vật, người thân, cho đến

cuộc sống sản xuất và đấu tranh trong những năm chống Mỹ, cả tình cảm đối với Đảng
và Bác Hồ vĩ đại. Không có gì chắc chắn để nói rằng đề tài rộng thơ mới có tầm vóc lớn.
Sức mạnh của thơ Khoa, nói như Xuân Diệu: “chính tâm hồn bên trong của con người
qui tụ cảnh vật bên ngoài vào quanh một cái trục, biến vật vô tri thành ra xúc cảm, tình
cảm”[1]. Cần phải nói thêm rằng, cái hay của thơ Khoa nằm ở khả năng trực giác đến kỳ
lạ được biểu đạt qua một thế giới ngôn từ lung linh, sống động và nhạc điệu đa âm, đa
sắc.
2.1. Trần Đăng Khoa thuộc số hiếm những trẻ thơ làm thơ biết trọng chữ. Trừ đôi
lúc ứng khẩu theo cảm tính, Khoa ý thức rất đầy đủ khả năng biểu đạt của ngôn từ . Khi
đăng bài Thôn xóm vào mùa, người biên tập sửa câu thơ:Thóc mặc áo vàng óng/ thở hí
hóp trên sân thành: Thóc mặc áo vàng óng/ nhảy nhót mãi trên sân. Khoa thắc mắc :
“Sao lại chữa của em? Hết ngày mùa thì làm sao thóc nhảy nhót được mãi. Em nói thở hí
hóp kia mà!”[2]. Đúng là “hí hóp” mới bộc lộ được cái thần hồn của hạt thóc vừa được
tuốt trên sân. Sự sống còn đang động cựa trước khi vào cõi yên tĩnh trong nhà kho hợp
tác. Người biên tập thời ấy còn ngớ ngẩn hơn khi sữa chữ trong bài Hạt gạo làng ta. Câu
thơ: Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi đắng cay đối lập ở cấu tứ: trong cái hạt gạo của bữa ăn hàng
ngày như có âm vang miên man của lời hát ru dân gian nửa vui, nửa buồn, nửa ngọt ngào,
nửa cay đắng mà người mẹ thân yêu vẫn hát cho Khoa nghe: Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần . Thế mà lại bị sửa: Có lời mẹ hát/ Ngọt bùi hôm
nay. Ý thơ trở thành hời hợt nông cạn, đành là do sự chi phối của ý đồ chính trị hiện thời
nhưng không khéo thành sự vô ơn, thiếu hiểu biết về công việc đồng áng. Khoa nói : “đó
là câu thơ của bác biên tập, không phải thơ tôi”[2]. Với ý thức về ngôn từ thơ như thế,
phần lớn trong tập thơ, câu chữ nào Khoa dùng cũng có một sức nặng ở tầm văn hoá
thẩm mỹ cao.
2.1.1. Ấn tượng nhất ở thơ Khoa là nghệ thuật sử dụng và sáng tạo từ láy. Thơ
cho thiếu nhi nói chung, từ láy xuất hiện nhiều làm cho thế giới thơ trở nên lung linh
sống động. Nhưng dùng từ láy đến đậm đặc, phong phú và đầy sáng tạo có lẽ Khoa được
xếp vào hàng số một. Trong tập Góc sân và khoảng trời, có tới 306 từ /105 bài (so với cả
tậpNhững bài thơ em yêu của những nhà thơ lớn tuổi chỉ có 159 từ/100 bài [3]). Điều
đáng lưu ý là số lượng từ láy ấy không hề lặp lại.

Từ láy trong thơ Khoa có khả năng tượng hình, tượng thanh sống động, ấn
tượng: Tiếng gà/ Khát khát/ Tiếng chó/ Khau khau/ Tiếng gọi nhau/ Ơi ới… Cả đất trời
buổi sáng như rung lên nhịp rung của sự sống mới bởi hàng loạt các từ láy tượng thanh
liên hoàn: À uôm… ếch nói ao chuôm/ Rì rào gió nói trong vườn rộng rênh/ Âu âu chó
nói đêm thanh/ Tẻ te gà nói sáng banh ra rồi/ Vi vu gió nói mây trôi/ Thào thào trời nói
xa vời mặt trăng. Giá như thiếu các từ láy “à uôm”, “rì rào”, “âu âu”, “tẻ te”, “vi vu”,
“thào thào”, thì dù có viết: ếch nói, gió nói, chó nói, gà nói, trời nói… không gian đất
trời vẫn cứ tĩnh tại, vô hồn. Các từ láy ấy không chỉ diễn tả chính xác đặc điểm tự nhiên
của từng loài vật, hiện tượng mà còn bộc lộ cái hồn của chúng. Vạn vật đang nói chuyện
bằng thứ ngôn ngữ huyền bí mà Khoa nghe được bằng trực giác hồn nhiên của mình.
2.1.2 Thơ Khoa đi tìm cái linh hồn ảo diệu của thiên nhiên, tạo vật qua sự sống
của chính con người. Cho nên, ngôn ngữ thơ bao giờ cũng có một độ mở liên tưởng với
các hình thức tu từ: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, tượng trưng… rất bất ngờ.
Nhiều bài nhân cách hoá toàn phần như Mưa, Đánh thức trầu, Buổi sáng nhà
em, Đám ma bác Giun,… Vạn vật được nhìn qua con mắt tinh tế của sinh hoạt làng quê,
tâm lý đời thường: Mụ gà cục tát như điên. Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi,
của phong tục tập quán: Đám ma đi đến là dài. Qua những vườn chuối vườn khoai vườn
cà… Có những hình ảnh xuất thần, ngộ nghĩnh, dễ thương: Hàng bưởi/ Đu đưa/ bế lũ
con/ Đầu tròn trọc lóc… Hếch cái mũi trâu cười/ Nhe cả hàm răng sún… Có những nhân
hoá đạt đến mức trí tuệ, kết tinh thành những biểu trưng: Đứng canh trời đất bao la/ Mà
dừa đủng đỉnh như là đứng chơi, … Ông trời mặc áo giáp đen/ Ra trận…, Ao trường vẫn
nở hoa sen/ Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu… Giữa người và vật cứ như có một sợi dây
vô hình trong mối tương giao xúc cảm. Cây dừa không còn là dừa nữa mà mang vóc dáng
người lính canh giữ cho đất trời bình yên. Mưa đâu chỉ là mưa mà là huyền thoại về cuộc
chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Chú dế mèn bên bờ tre vuốt râu biểu đạt đúng cái
thần thái ung dung đĩnh đạc của con người Việt Nam trong chiến tranh.
So sánh trong thơ Trần Đăng Khoa khá đặc sắc làm nhiều nhà thơ lớn phải thán
phục. Xuân Diệu rất cảm khái với hình ảnh này: Trăng ơi từ đâu đến/ Hay biển xanh diệu
kỳ/ Trăng tròn như mắt cá/ Không bao giờ chớp mi. Nhà thơ từng viết về biển và trăng
rất hay này phải thừa nhận rằng Khoa đã chạm đến tận cùng cái huyền bí của tự nhiên.

Câu thơ:Ngoài thềm rơi cái lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng được nhiều
người ca tụng ở khả năng thẩm âm “siêu phàm” của Khoa. Thực ra, chẳng có gì siêu
phàm trong cái âm thanh gọi là “rất mỏng” ấy. Cách so sánh này hay ở chỗ, dù là liên
tưởng đồng loại (rơi mỏng… như rơi nghiêng…) nhưng vẫn có một độ lệch nhất định về
mặt tu từ : chuyển hoáâm thanh sang hình dáng trong tưởng tượng, lấy hình dáng
“mỏng”, “nghiêng” của chiếc lá rơi để gợi tả âm thanh. Nó là thứ âm thanh mơ hồ, âm
thanh trong cõi vô thanh. Không phải nghe bằng thính giác nữa mà “thấy” qua “con mắt
của trái tim”. Nhà thơ lắng nghe lòng mình qua một thứ âm thanh vọng lại từ trong ký ức
sâu thẳm. Cách so sánh này lạ, ít thấy ở thi ca truyền thống.
Trần Đăng Khoa có những ẩn dụ bất ngờ: Nét chữ chênh vênh nắng gió. Chữ
cũng động cựa như núi đồi trắc trở. Hơn nữa, đó còn là cái “chênh vênh” trong nỗi nhớ
nhung khắc khoải của người anh trong nắng gió nơi đất khách quê người. Xem chữ trong
thư mà thấy cả một không gian của nỗi nhớ nhung, không gian viễn cách. Những ẩn dụ
này đã chuyển sang nghĩa tượng trưng: Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận,… Nền trời
rừng rực ráng treo/ Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay. Xuất hiện hình ảnh của
Thánh Gióng trong huyền thoại qua một bức tranh thiên nhiên hoành tráng. Bức tranh
bình minh trên biển cả được Khoa chấm phá vài nét có vẻ ngẫu nhiên nhưng lại tạo ra sự
liên tưởng kỳ thú: Không gian / Phơi bụng cá/ Phương Đông/ Xoè hồng… . Biển như con
cá khổng lồ ưỡn bụng đón bình minh. Không biết Khoa có nghĩ đến chàng Long Vương
đón Nữ Thần Mặt Trời không? Một cảnh tượng hùng vỹ mang vẻ đẹp nguyên sơ của
huyền thoại. Trực giác trong thơ Khoa phải chăng có nguồn gốc từ trong những mẫu thần
thoại xa xăm. Sự xuất thần của trạng thái vô thức nhiều khi có khả năng sản sinh ngôn
ngữ giàu có hơn là sự nỗ lực của ý thức.
2.2. Nói đến thơ Khoa không thể không nói đến đặc sắc của nhạc điệu. Nhà thơ
Phạm Hổ có nhận xét, thơ Trần Đăng Khoa với tập Góc sân và khoảng trời “có sự phong
phú trong nhạc điệu, mỗi bài thơ, có một nhạc điệu riêng, âm sắc riêng”[4]. Nhạc điệu là
cấp độ siêu ngôn ngữ, thế giới âm thanh của ký hiệu ngôn từ. Nhạc điệu góp phần tạo
hình, tạo nghĩa cho tác phẩm thơ.
Nhạc điệu có cơ sở từ cấu trúc của thể thơ. Ấn tượng nhất là thể thơ nhịp ngắn 2,
3 hoặc 4, 5 chữ. So với toàn tập, Khoa dùng lối thơ này không nhiều (24/105 bài) nhưng

bài nào cùng thuộc hàng xuất sắc. Âm điệu réo rắt, rộn ràng của lối thơ ấy như ảnh hưởng
từ những khúc đồng dao trong trò chơi tuổi nhỏ của Khoa. Nhiều nhất và thành công nhất
là thể lục bát (46/105 bài). Âm điệu thơ miên man, lắng sâu. Những lời hát ru dân gian
có lẽ đã thấm vào máu thịt của Khoa từ thuở lọt lòng. Các giai điệu truyền thống chính là
cái nôi tạo nên một thế giới âm thanh giàu tiết tấu của tập “Góc sân và khoảng trời”.
2.2.1 Nhạc điệu trong thơ Khoa không chỉ là giai điệu của tâm hồn mà còn có
khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Bài Mưa là một kiệt tác về âm thanh. Âm hưởng
chung của bài thơ vừa mang cái hồn nhiên, khoẻ khoắn của đồng dao, vừa có tiết tấu khác
hẳn. Nó phá vỡ mọi cấu trúc đơn điệu của đồng dao, mở ra một thế giới thanh âm phức
hợp nhiều bè, khi trầm khi bổng, lúc nhặt lúc khoan, lúc mạnh lúc nhẹ, khi tắt khi vang.
Bản nhạc của cơn mưa được phân làm hai đoản khúc: “Sắp mưa” và “Mưa”. Đoản khúc
một, cơn giông kéo đến, giai điệu âm thanh vừa nhịp nhàng vừa hối hả. Có cái nhịp
nhàng khoan thai của nhịp hai mô tả những tín hiệu chuyển đổi đầu tiên của thời tiết:
“Mối trẻ/ Bay cao/ Mối già/ Bay thấp…” Có cái hối hả dồn dập của những nhịp ba, nhịp
bốn đan xen với nhịp một, nhịp hai biểu đạt cơn giông ập đến vội vàng: Gà con/ Rối rít
tìm nơi/ Ẩn nấp/ Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận/ Muôn nghìn cây mía/ Múa gươm/
Kiến/ Hành quân/ Đầy đường/ Lá khô/ Gió cuốn/ Bụi bay/ Cuồn cuộn/ Cỏ gà rung tai/
Nghe/ Bụi tre/ Tần ngần/ Gỡ tóc/ Hàng bưởi/ Đu đưa/ Bế lũ con/ Đầu tròn/ Trọc lóc/
Chớp/ Rạch ngang trời/ Khô khốc/ Sấm/ Ghé xuống sân/ Khanh khách/ Cười… Lưu ý các
câu thơ nhịp một : “Kiến”/ “Nghe”/ “Chớp”/ “Sấm”/ “Cười”… làm giãn nhịp thơ, hơi
thơ như sững lại, một thoáng ngỡ ngàng trước những biến đổi bất ngờ của cơn giông.
Đoản khúc hai, cơn mưa ập đến, giai điệu âm thanh nhanh hơn, vang hơn. Hai chữ
“Mưa”, “Mưa” rơi thành hai nhịp một. Mưa nặng hạt. Tiếp theo là câu thơ năm chữ: Ù ù
như xay lúa, nhịp năm, mưa xoáy trong cơn gió, ào ạt trong không gian. Không phải là
cơn mưa mùa đông, mưa dầm, đều hạt như câu thơ của Tố Hữu: Nỗi niềm chi rứa Huế
ơi/ mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên mà là cơn giông bất chợt cuối mùa hè. Giai điệu
rất bất thường: Lộp bộp/ Lộp bộp/ Rơi/ Rơi/. Đất trời/ Mù trắng nước/ Mưa chéo mặt
sân/ Sủi bọt… Bài thơ phá vỡ toàn bộ luật bằng trắc, vần điệu của thơ cách luật (mà chủ
yếu dùng vần lưng rất linh hoạt của thơ ca dân gian), vừa có hài âm vừa có nghịch âm, rất
tự do phóng khoáng. Độ cao: vừa trầm vừa bổng, Âm sắc: vừa tắt vừa vang, vừa trong

vừa đục. Cường độ, trường độ: lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc nhẹ, lúc nhặt lúc khoan.
Toàn bộ tiết tấu của bài thơ cứ như một bản giao hưởng nhiều bè, tạo hình một cách ấn
tượng cơn giông đầu mùa. Người đọc nghe cả tiếng nói phức điệu của đất trời qua âm
thanh của gió, lốc, xoáy, tạt, rơi, sấm, chớp… trong cái huyền bí của vũ trụ. Âm điệu của
cơn mưa còn là bản giao hưởng hùng tráng của những huyền thoại về chiến tranh: Muôn
nghìn cây mía/ Múa gươm/. Kiến/ Hành quân/ Đầy đường… Ông trời/ Mặc aó giáp đen/
Ra trận và cả sức mạnh của con người Việt Nam: Bố em đi cày về/ Đội sấm/ Đội chớp/
Đội cả trời mưa…
Tiếng trống làng là khúc nhạc chào buổi sớm mai. Mở đầu bằng nốt nhạc trầm
hùng : Tùng, tùng, tùng của tiếng trống. Nhưng nổi bật giữa những nốt đệm trầm hùng ấy
là những âm thanh bay bổng vút lên từ những thanh trắc và thanh không: Tiếng trống
hát/ Âm vang… Tiếng gà/ Khát khát./ Tiếng chó/ Khau khau/. Tiếng gọi nhau/ Ơi ới/
… Hay nhất vẫn là đoạn mà bề mặt ngôn từ không có một âm thanh thực nào, chỉ có
không gian: Không gian/ Phơi bụng cá/ Phương Đông/ Xoè hồng/ Nan quạt… Hàng loạt
các âm “ông” làm cho người đọc cảm thấy không gian như được uốn cong lên, phình ra
để chứa đựng một sự sống viên mãn tràn trề. Hai chữ “xoè hồng” với âm điệu rất hay gợi
lên cái độ mở bất ngờ của chiếc quạt- ánh sáng mặt trời toả ra từ đường biên của biển cả.
2.2.2. Viết theo âm điệu lục bát, Khoa có những bài thơ, câu thơ xuất thần. Hoa
cau là bài thơ hay về nhạc điệu:
Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo may
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau
Hai cặp lục bát thật êm, thật nhẹ nhàng, như cái hơi thở của mùa thu. Cặp lục bát mở đầu
là một hợp âm mà âm chủ là thanh bằng, chỉ có hai âm át trắc xen giữa: “ếch”, “hạt”.
Hai thứ âm thanh nổi lên: tiếng ếch và hạt mưa. Thanh bằng nhiều, giai điệu trầm như
tiếng ếch lào rào trong đêm. Ba âm “ưa” (lưa, thưa, mưa) nửa khép nửa mở tiếp liền
nhau tạo hình những sợi mưa đan trong màn đêm. Mưa chỉ “lưa thưa”, không nặng hạt,
nhưng kéo dài cả đêm. Cặp lục bát thứ hai là một hợp âm với nhiều âm xát và rung (trời,
trở, sáng, ra, rụng), nghe như hai thứ âm thanh cọ vào nhau: gió heo may thổi luồn qua

những sợi mưa, lùa vào buồng cau đang nở, hoa cau tuôn xuống vại nước. Cả một thế
giới của thanh, sắc, hương ùa vào tâm hồn rộng mở của bé Khoa trong một đêm thu yên
tĩnh mơ màng.
“Đêm Côn Sơn” xứng đáng là cái “kỳ thanh linh linh nhiên“ trong không gian ẩn dật của
đại thi hào Nguyễn Trãi. Bài thơ mở đầu bằng một hợp âm mơ màng, thánh thót:
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các thanh âm trầm và bổng, khép và mở, tắt và
vang giữa hai câu lục bát. Tiếng chim thánh thót đâu đó được dựng lên bằng hai âm trắc
“vách núi” giữa câu rồi lắng xuống bởi thanh huyền ở chữ “dần” cuối câu. Cái âm vực
thấp dần ấy bắc cầu sang tiếng suối trầm đục “rì rầm” ở câu bát, nhưng không tắt hẳn mà
vang ra bởi âm tiết mở “xa” ở cuối câu. Đêm rất yên tĩnh. Từ đó, một thanh âm đột ngột
rơi xuống cõi thinh không:
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Cái vô hình trở thành hữu hình. Vô thanh mà vẫn hữu thanh. Một nốt lặng trong
cái tư thế “nghĩ gì” của “ông bụt ngồi nghiêm”. Tiếng động của ngoại cảnh chuyển thành
thanh âm của nội tâm:
Ngang trời kêu một tiếng chuông
Rừng xưa nổi gió, suối tuôn ào ào.
Sự cân đối giữa hai thanh không và phụ âm vang: “ngang” và “chuông” ở hai đầu câu
lục làm cho các âm thanh của tiếng chuông như nối liền hai cực của không gian. Không
gian nới giãn ở cõi vô cùng. Nhịp 4/4 đột ngột ở câu bát làm hơi thơ mạnh, khí thơ cuộn
lại, cùng với các âm “o” tròn tạo hình cơn lốc của thời gian từ quá khứ ùa về hiện tại.
Hồn Nguyễn Trãi xưa như hiện về hoà nhập cùng với hào khí của thời đại hôm nay.
Riêng câu cuối là một hợp âm độc lập:
Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya…
Hùng khí của thời đại cách mạng vang lên nhưng không phá vỡ không khí trầm tư suy
tưởng của toàn bài. Khoa tách câu thơ này thành một khổ thơ riêng sau một nốt lặng.
Nòng pháo kia không mang lại cái sôi động của cuộc chiến mà yên bình mộng mơ giữa

đêm khuya yên tĩnh. Bài thơ đẹp ở vẻ đẹp trầm ngâm đầy suy tư ấy.
Câu lục bát sau hay ở cách ngắt nhịp:
Chị nhìn lá rụng, cành trơ
Đắng cay nhớ ổ chuối khô. Gió lùa…
Ở bề mặt ngôn từ, đoạn thơ tái hiện quá khứ khổ đau của một người con gái ở đợ. Có cái
nghèo nàn của ổ chuối khô, cái xơ xác của mái lều nơi chị nằm. Ý nghèo. Chưa thành
thơ. Nếu không có nhạc điệu, đấy chẳng qua là văn xuôi có vần. Phải đọc lên bằng âm
vang của nhạc điệu theo đúng nhịp, phách của nó mới thấy hết những nỗi niềm chìm lắng
ở bên trong. Câu lục ngắt nhịp 4/2: Chị nhìn lá rụng, / cành trơ. Nhịp 4 đầu nhanh, lá
rụng ào xuống. Nhịp hai sau chậm, kéo dài ra. Cành trơ thật là trơ. Chơ vơ một thân phận
cô đơn, bẽ bàng. Câu bát thứ hai ngắt nhịp 3/3/2 : Đắng cay nhớ/ ổ chuối khô/. Gió lùa.
Nếu đọc theo nhịp thông thường của thể lục bát, gió vẫn có đấy, nhưng chỉ thoảng qua.
Đọc đúng nhịp như trên, giọng thơ nghẹn lại ở chữ “nhớ”, hơi thơ đứt quãng, nỗi đau
cuộn lên. Riêng “gió lùa” một nhịp, gió như kéo dài từng sợi luồn qua ổ chuối nơi chị
nằm, gió buốt qua da thịt, tái tê một nỗi niềm.
Không thể quên câu lục bát hay nhất trong cuộc đời làm thơ của Trần Đăng Khoa : câu
thơ viết về mẹ khi “Mẹ ốm” :
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại vịn giường tập đi
Khoa mượn thành ngữ “đi gió về sương” của dân gian nhưng thay đổi bằng cách biến âm
“đi gió đi sương”. Giữa “đi” và“về” trong trường hợp này chỉ là một, nhưng thay âm
vực thấp “về” thành âm vực cao “đi”, câu lục mang âm hưởng nhẹ tênh. Vốn thành ngữ
“đi gió về sương” chỉ sự lam lũ cực nhọc. Khoa viết thành “đi gió đi sương” gợi cảm giác
như mẹ Khoa thời trẻ coi chuyện lam lũ gió sương thật nhẹ nhàng. Mà ai thời trẻ chẳng
thế. Nếu thật sự nặng nề mẹ Khoa đã không tồn tại đến bây giờ. Nhưng cũng chính vì thế
mà buổi xế chiều mẹ mới thấm thía bao nhiêu nặng nhọc: Nắng mưa từ những ngày xưa.
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Lưu ý sự phối âm tương phản rõ nét giữa hai câu lục
và câu bát: câu lục nhẹ thênh, câu bát trĩu nặng. Một cái gì đó nhói lên từ bước chân đau
của mẹ. Thời trẻ như bay trong sương gió, đến già phải tập đi. Cái nghịch lý của một đời
người! Mẹ ốm mẹ thành trẻ con, còn Khoa cũng từ đó mà trưởng thành.

Việt Nam là đất nước sản sinh không ít những đứa trẻ biết làm thơ. Tương truyền, thời
xưa đã từng có những thần đồng thi ca như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Hiền, Lê Quý Đôn… Gần đây là Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Bá Dậu, Phan Thị Vàng
Anh… Nhưng để thành một nhà thơ thực sự với những thành công xuất sắc ngay từ thời
thơ ấu, có lẽ chỉ có mỗi mình Trần Đăng Khoa. Góc sân và khoảng trời là tập thơ nhỏ
nhắn nhưng trong đó chứa đựng bao nhiêu vẻ đẹp lớn lao của nghệ thuật. Cả đời làm văn
chương của mình, đến lúc, ông Trần Đăng Khoa hiện tại phải nghiêng mình kính phục
em bé Khoa ở góc sân và khoảng trời ngày trước.
H t g o làng taạ ạ
H t g o làng taạ ạ
Có v phù saị
C a sông Kinh Th yủ ầ
Có h ng sen th mươ ơ
Trong h n c yồ ướ đầ
Có l i m hátờ ẹ
Ng t bùi ng cay ọ đắ
H t g o làng taạ ạ
Có bão tháng b yả
Có m a tháng baư
Gi t m hôi saọ ồ
Nh ng tr a tháng sáuữ ư
N c nh ai n uướ ư ấ
Ch t c cá cế ả ờ
Cua ngoi lên bờ
M em xu ng c y ẹ ố ấ
H t g o làng taạ ạ
Nh ng n m bom Mữ ă ỹ
Trút trên mái nhà
Nh ng n m cây súngữ ă
Theo ng i i xaườ đ

Nh ng n m b ng nữ ă ă đạ
Vàng nh lúa ngư đồ
Bát c m mùa g tơ ặ
Th m hào giao thông ơ
H t g o làng taạ ạ
Có công các b nạ
S m nào ch ng h nớ ố ạ
V c m mi ng gàuụ ẻ ệ
Tr a nào b t sâuư ắ
Lúa cao rát m tặ
Chi u nào gánh phânề
Quang trành qu t tế đấ
H t g o làng taạ ạ
G i ra ti n tuy nử ề ế
G i v ph ng xaử ề ươ
Em vui em hát
H t vàng làng ta ạ
Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu
biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một
cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.
" Hạt gạo làng ta.
Có vị phù sa,
Của sông Kinh Thầy.
Có hương sen thơm,
Trong hồ nước đầy…"

Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính
khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết
hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe
được, cảm nhận được " vị phù sa". " hương sen thơm" trong hạt gạo. Và hơn

thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:
"Có lời mẹ hát,
Ngọt ngào hôm nay. "
Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:
" Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."
Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn
trong bài thơ này , Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:

" Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu"

Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc
nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt
gạo , mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:
"Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ.
Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy. "
Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng
cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên
ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức "chết cả cá
cờ" thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì
sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc
sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ
thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.
Nước óng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có

con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:
"Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ. "
" Cua ngoi lên bờ" không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì
không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến
sửng sốt:
" Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy…"
Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh
trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để
làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.
Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết.
Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước
tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của
mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn
người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:
"Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn,
Vàng hơn lúa đồng.
Bát cơm mùa gặt,
Thơm hào giao thông…"
Băng đạn vàng như lúa đồng, có lẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng
là câu thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người nông dân miền
Bắc trong những năm đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự
so sánh độc đáo, mới lạ và chính xác. Phải sống trong những năm tháng ấy
mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt với những băng đạn vàng rực,
cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc.

Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những
năm đánh Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh
có sức rung động. Câu thơ:'
"Bát cơm mùa gặt,
Thơm hào giao thông…."

Vừa nói lên được hoàn cảnh vừa nêu được khí thế đất nước của ngày ấy.
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì,
xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà
báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn
Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ
Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông
giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tiểu sử
Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông
đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của
ông: Từ góc sân nhà em(tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời)
được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến
nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi
sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Ông cũng được biết đến nhiều với câu truyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị
đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta
rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời
bấy giờ là Tố Hữu.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp
10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691
Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung
quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân
chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được
cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa

học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội.
Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân
Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức
Phó Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng Ban Văn học Nghệ
thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành
lập Hệ phát thanh có hình VOVTV, ông được phân công làm Giám đốc đầu
tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao
cho ông Vũ Hải - Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm. Hiện nay, ông là
Phó Bí thư Đảng Ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.
Tác phẩm
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ"
của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời
về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên
tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác
giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:
• Từ góc sân nhà em, 1968.
• Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được
dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
• Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
• Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
• Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản
Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến
phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần
I để tái bản.
• Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
• Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.
Giải thưởng
Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các
năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà
nước (năm 2000).

Gia đình
Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác
giả các tập thơ "Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn
bầu của kẻ vô danh" , từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng
Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với hai cụ thân
sinh của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang,
hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

×