Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

thơ Trần Đăng Khoa - tập Góc sân và khoảng trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.43 KB, 20 trang )


Ẩn tiểu sử tác giả
Trần Ðăng Khoa nổi tiếng là thần đồng thơ từ năm lên tám tuổi với những bài thơ giản dị, ngộ
nghĩnh viết về những điều quanh mình. Gần đây, anh lại gặt hái được thành công trong lĩnh vực
phê bình khi viết chân dung văn học bằng một giọng văn hài hước nhưng thâm thúy.
Tiểu sử
Trần Ðăng Khoa, sinh ngày 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải
Dương. Hiện ở Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).
Trần Ðăng Khoa tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới
mang tên M.Gorki (CHLB Nga), từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân. Hiện là
biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.
Nổi tiếng là "thần đồng" thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở Nhà xuất bản
Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ còn viết phê bình văn học.
Tác phẩm chính
Từ góc sân nhà em (thơ, 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976... tái bản lần
thứ 20 năm 1995); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970); Khúc hát người anh hùng (trường ca,
1974); Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973); Trường ca Giông bão (thơ, 1983); Bên cửa sổ máy
bay (thơ, 1986); Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 2, 1983); Chân dung và đối thoại (1998); và nhiều
tập khác được dịch in ở nước ngoài.
Tự bạch
"Trần Ðăng Khoa là con thứ ba trong một gia đình nông dân ở bên bờ sông Kinh Thầy. Thuở
nhỏ, y từng ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp và suốt đời làm thơ về làng quê, cảnh quê,
những vui buồn của người dân quê ở nơi xóm mạc. Nhưng rồi, cũng như nhiều thợ cày trong
làng, y lên đường nhập ngũ vào những tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và trở
thành nhà thơ khoác áo lính.
Ðối với Trần Ðăng Khoa, thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Suốt đời, y luôn có ý thức
vươn tới loại thơ đó. Tuy nhiên, theo lời y, để làm được điều ấy một phần còn do ông giời.
Nhưng phần ấy là bao nhiêu? Ông giời ở đâu? Tính khí ông ta thế nào, thì suốt đời y không thể
1
hiểu nổi?
Bài thơ đầu tiên của y được in báo Văn nghệ vào tháng 5-1966. Khi đó, y tám tuổi, đang học ở


học kỳ II lớp một trường làng. Bấy giờ, người làm thơ còn ít. Trẻ con làm thơ lại càng ít, nên tự
dưng, y thành của hiếm, thành đặc sản. Nhiều người tò mò vượt hàng trăm cây số bom đạn,
lặn lội đến nhà y, chỉ để xem y như xem... ma quỷ hiện hình. Không ít người còn bắt y xòe tay,
ngó đường chỉ, vạch tóc xem xoáy đầu rồi lặng lẽ ra đi với gương mặt rất bí hiểm.
Bây giờ y đã già và dứt khoát không phải kẻ đắc đạo. Vậy mà y vẫn phải còng lưng, ỳ ạch vác
cây thánh giá của cái tuổi trẻ con.
Những năm gần đây, ngoài làm thơ, y còn viết báo, viết bình luận văn chương và chân dung
văn học. Ðề tài y quan tâm là các nhà văn và những vấn đề của văn học Việt Nam đương đại.
Ngoài những trang viết, mà ở đấy phần nhiều y dồn hết tâm lực, còn ngoài đời, y là tay nhạt
nhẽo và tầm phào. Y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là gã vô tích sự".
Nhận định
Trần Ðăng Khoa, tác giả của nhiều bài thơ hay mà bản thân tôi đã hai lần viết bài giới thiệu và
bình luận, là nhà thơ 10 tuổi năm 1968, mà tôi đã sung sướng hướng dẫn đoàn truyền hình
Pháp về quay phim "Thế giới nhỏ của em Khoa" tại xã Quốc Tuấn - Hải Hưng; tôi còn là người
đầu tiên dịch thơ Trần Ðăng Khoa ra tiếng Pháp, đưa cho nữ đồng chí Madeleine Riffaud. Chị
Riffaud về đăng lên báo Nhân đạo (Humanité) của Ðảng Cộng sản Pháp; sau đó tôi lại dịch cả
một tập thơ Khoa ra Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần Ðăng Khoa, dịch ra nhiều tiếng trên thế
giới. Tôi lại giới thiệu và giúp đỡ nhà thơ Cuba Félix Pi la Rodriguez dịch ra tiếng Tây Ban Nha,
và tôi đã bình hai bài thơ Mưa và Em kể chuyện này ở rất nhiều nơi trên miền bắc, ở Sài Gòn và
các thành thị phía nam (1975-1976).
(Xuân Diệu - Công việc làm thơ, 1984)
Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, chúng ta thấy rất rõ điều này: Thơ Trần Ðăng Khoa chủ yếu viết bằng
tình cảm, bằng lòng yêu thương... Yêu thương từ cây cỏ đến loài vật, từ người thân trong nhà
đến bà con trong làng. Từ Bác Hồ kính yêu đến các thầy cô giáo các bạn bè cùng lớp..., các anh
bộ đội, các cô bác công nhân đào than...
Một trong những yếu tố giúp cho Trần Ðăng Khoa có được những cái riêng, từ những quan sát
nhỏ đến những tình cảm, những ý nghĩ lớn, đó là sức liên tưởng phong phú và mạnh mẽ của
em...
(Phạm Hổ - Ðọc thơ Trần Ðăng Khoa, 1995)
Có lẽ còn lâu mới lại có được một thần đồng tám tuổi lại thành một nhà thơ để lại được sự

nghiệp trong nền thơ Việt Nam như Trần Ðăng Khoa.
Thơ Khoa gắn với cái vườn, ngôi nhà, cánh đồng và làng xóm quanh Khoa. Nay mai làng hóa
phố, hoặc thành những trang trại lớn, thơ Trần Ðăng Khoa còn giá trị biết mấy...
2
Sau này Trần Ðăng Khoa chuyển sang viết chân dung. Tập Chân dung và đối thoại của Khoa
cũng là một tác phẩm góp vào văn nghiệp của thần đồng xưa. Nhưng thơ Thần đồng thì mọi
người vẫn rất dễ nhất trí, yêu thích, và tự hào, mến phục.
Thật sung sướng cho một nhà thơ được mãi mãi hồn nhiên và đẹp với một hồn thơ thời tám,
chín tuổi...
(Ngô Văn Phú)
Góc sân và khoảng trời là tập thơ của Trần Đăng Khoa được xuất bản lần đầu tiên năm
1968 khi tác giả mới 10 tuổi.
Một số bài thơ nổi tiếng trong tập thơ này là:
• Con bướm vàng
• Trăng sáng sân nhà em
• Ò Ó O ...
• Khi mẹ vắng nhà
• Trăng ơi... Từ đâu đến?
• Kể cho bé nghe
• Hạt gạo làng ta
• Lời của than
• Thơ vui
Trong bản in lần thứ 23, đoạn "Đôi lời của tác giả" đề ngày là tháng 11 năm 1996, Trần
Đăng Khoa đã viết:
"...Làng tôi là một trạm nghỉ chân trên đường đi B của các trung đoàn đồng bằng Bắc bộ,
trong suốt thời chống Mỹ sau khi huấn luyện ở núi rừng Yên Tử. Hàng ngàn chú bộ đội đã
lần lượt rải chiếu ngủ trên nền đất nhà tôi, đã mắc võng nằm trong vườn cây nhà tôi. Các
chú nghe thơ tôi, chép thơ tôi vào sổ tay và mang nó ra mặt trận. Sự tiếp xúc có phần ngẫu
nhiên đó đã dậy tôi một cách nghiêm túc phải viết như thế nào. Đấy là điều lý giải vì sao
thơ tôi đã có mặt từ những năm chiến tranh..."

"...Trong tập thơ, có bài tôi viết trong lúc sát hạch, nghĩa là các cô chú đến chơi, vây
quanh rồi ra đề cho tôi làm, như bài Bên sông Kinh Thầy, Sao không về Vàng ơi? Có bài
tôi viết nhanh, theo những thông tin và yêu cầu của báo Văn nghệ, như bài Lời một bạn
gái 12 tuổi. Có bài tôi viết để thay một bức thư trả lời, như bài Thơ vui."
"Con bướm vàng là bài thơ đầu tiên tôi viết vào tháng 2, 1966, khi tôi 8 tuổi, đang học ở
học kỳ II lớp 1 trường làng. Suốt 10 năm học phổ thông, tôi đã được đăng báo in sách
khoảng trên 200 bài thơ và 4 trường ca."
3
Ảnh Bác (Trần Đăng Khoa, Việt Nam)
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.
*
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em...
Ò ó o (Trần Đăng Khoa, Việt Nam)
Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng

Nhọn hoắt
Giục buồng chuối
Thơm lừng
Trứng cuốc
Giục hạt đậu
Nảy mầm
Giục bông lúa
Uốn câu
Giục con trâu
Ra đồng
Giục đàn sao
Trên trời
Chạy trốn.
Gọi ông trời
Nhô lên
Rửa mặt
Ơi bốn bề
Bát ngát
Tiếng gà
ò ... ó... o...
ò ... ó...
o...
Chọc ếch
Em đi chọc ếch chiều nay
Giỏ không thoắt đã đựng đầy tiếng kêu
Râm ran suốt cả trời chiều
Tiện mồm, em cũng hát theo một bài.
1966

4

Cái sân
Em thường rải cái nong
Ra góc sân ngồi học
Những đêm có trăng mọc
Em chơi cho đến khuya
Thường là xỉa cá mè
Hay làm mèo đuổi chuột
Những lúc mưa sậm hột
Em bắt cái vòi cau
Chảy vào giữa chum sâu
Khi trời râm em vẽ
Vẽ cô tiên lặng lẽ
Rải hoa trên bầu trời
Thế là bao đồng lúa
Cứ chín vàng, vàng tươi...
2-1966
Đám ma bác giun (Trần Đăng Khoa, Việt Nam)
Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau
Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...
1967

Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa, Việt Nam)
Trẩu trẩu trầu trầu
Mày làm chúa tao
Tao làm chúa mày
Tao không hái ngày
Thì tao hái đêm

(Câu hát của bà em)
Đi ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó
Muốn có mấy lá trầu
Tao không phải ai đâu
Đánh thức mày để hái
Trầu ơi, hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu...
Đã dậy chưa hả trầu ?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!
1966
5
Buổi sáng nhà em
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Cu chuối đứng vỗ tay cười vui sao!
Chị tre chải tóc bờ ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
1967

Cánh đồng làng Điền Trì
Cánh đồng làng Điền Trì
Sớm nay sao mà rộng
Sương tan trên mũi súng
Trên sừng trâu cong veo
Nơi này mấy bác cày
Đầu nghiêng nghiêng chiếc nón
Tiếng trâu và tiếng người
Vang ruộng dài lõm bõm
Nơi kia là mấy chị
Thì thòm tát gầu dai
Nước reo theo lòng máng
Bọt tung trắng hoa nhài
Nơi ấy mấy cô cấy
Ngửa tay phía mặt trời
Mạ bén hàng đứng thẳng

Hồn nhiên trong tiếng cười
Còn em, em kéo xe
Chở phân ra lót ruộng
Ái chà, con cà cuống
Bỏ ngay vào ống bơ!
Cây đa
Làng em có cây đa
Bên mương nước giữa đồng
Lá xanh dòng nước bạc
Biển lúa vàng mênh mông
Cây đa gọi gió đến
Cây đa vẫy chim về
Đa mỗi ngày một lớn
Và nuôi thêm nhiều ve
Dưới bóng đa, con trâu
Thong thả nhai hương lúa
Đủng đỉnh đàn bò về
Lông hồng như đốm lửa
Trưa nắng lóe trên đầu
Các bác làm nghỉ mát
Vòm đa rì rào xanh
Ve kêu, muôn lá quạt...
6
Cây bàng
Cây bàng lá nõn xanh ngời
Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiu
Đường xa gánh nặng sớm chiều
Kê cái đòn gánh bao nhiêu người ngồi
Đêm qua em ngủ đi rồi
Thấy bàng bỗng lớn, tốt tươi lạ thường

Thấy cả Bác Hồ về làng
Cũng ngồi ở gốc cây bàng của em... 1966
Cây dừa
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
1967
Con chim hay hót

Con chim nó đỗ cành tre
Bay ra cành chè nó hót hay hay
Hót rằng cây phi lao này
Mấy anh bộ đội trồng ngày ra đi
Phi lao mới nói rầm rì
Rằng anh bộ đội mai kia lại về
Con chim nó đỗ cành tre
Bay ra cành chè nó hót hay hay...
2-1966


7
Dặn em

(Tặng Giang, 4 tuổi)
Mẹ cha bận việc ngày đêm
Anh còn đi học, mình em ở nhà
Dặn em đừng có chơi xa
Máy bay Mỹ bắn không ra kịp hầm
Đừng ra ao cá trước sân
Đuổi con bươm bướm, trượt chân, ngã nhào
Đừng đi bêu nắng, nhức đầu
Đừng vầy nghịch đất, mắt đau, lấm người
Ốm đau là mất đi chơi
Làm cho bố mẹ mất vui trong lòng
Mẹ cha bận việc ngày đêm
Anh ngồi trong lớp, lo em ở nhà.
1966
Nửa đêm tỉnh giấc
(Kính tặng chú Huy Cận)
Nửa đêm em tỉnh giấc
Bước ra hè em nghe
Nghe tiếng sương đọng mật
Đọng mật trên cành tre
Nghe ri rỉ tiếng sâu
Nó đang thở cuối tường
Nghe rì rầm rặng duối
Há miệng đòi uống sương
Nghe hàng chuối vườn em
Gió giở mình trăn trở
Chuột chạy giàn bí đỏ

Loáng vỡ ánh trăng vàng
Cây cau nó bức quá
8

×