Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 68 trang )


ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THUYẾT MINH TÓM TẮT

DANANG UPI
11.6.2015

SỞ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG

Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt i

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch chung 1
1.1 Đồ án quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 1
1.2 Những chủ trương, chính sách tác động đến định hướng chiến lược phát
triển thành phố 1
1.3 Những động lực mới phát triển Thành phố 1
2 Các căn cứ thiết kế điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến
năm 2030 3
3 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN THỨ II 4
PHÂN TÍCH TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG 4
1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến đô thị 4
1.1 Thuận lợi 4


1.2 Khó khăn 5
2 Thực trạng phát triển đô thị 5
2.1 Tình hình thực hiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020 theo Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17/6/2002 5
2.1.1 Về quy hoạch 5
2.1.2 Về đầu tư phát triển đô thị: 6
2.2 Tình hình sử dụng đất đô thị thành phố Đà Nẵng 10
2.3 Đánh giá thực hiện quy hoạch chung 11
2.4 Một số nội dung chính cần điều chỉnh, bổ sung trong chiến lược phát
triển bền vững của Thành Phố đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 14
2.4.1 Những vấn đề cần giải quyết 14
2.4.2 Nội dung chính cần điều chỉnh, bổ sung trong chiến lược phát triển
bền vững của Thành Phố 15
2.4.3 Quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan 15
PHẦN THỨ III 16
CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 16
1 ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 16
1.1 Đánh giá chung mối quan hệ vùng: 16
1.2 Cơ sở kinh tế - kỹ thuật: 16
2 TÍNH CHẤT ĐÔ THỊ 17
3 QUY MÔ DÂN SỐ: 17
3.1 Tình hình dân số 17
3.1.1 Tổng quan 17
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt ii

3.1.2 Tổng quan về tăng trưởng dân số 19
3.1.3 Di cư 21
3.2 Đánh giá các kịch bản tăng trưởng 23
3.2.1 Kịch bản tăng trưởng không

gian
23
3.2.2 Chiến lược tăng trưởng đề xuất 27
4 QUY MÔ ĐẤT ĐAI XÂY DỰNG ĐÔ THỊ: 29
PHẦN THỨ IV 32
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ 32
1 PHƢƠNG ÁN Ý TƢỞNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN 32
1.1 Các phương án ý tưởng 32
1.2 Lựa chọn phương án 32
2 ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU
CHỨC NĂNG 32
2.1 Cơ cấu tổ chức không gian 32
2.2 Quy hoạch phát triển không gian đô thị đến năm 2030 33
2.2.1 Về dân dụng 33
2.2.2 Các trung tâm chuyên ngành 34
2.2.3 Về Công nghiệp kho tàng 35
2.2.4 Định hướng phát triển về nhà ở 36
2.3 Giải pháp kiến trúc 36
3 ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT:
36
3.1 Chuẩn bị kỹ thuật 36
3.1.1 Nền xây dựng 36
3.1.2 Thoát nước mưa 37
3.2 Giao thông 38
3.2.1 Giao thông đối ngoại 38
3.2.2 Giao thông đô thị 40
3.2.3 Quy hoạch hệ thống giao thông công cộng 41
3.2.4 Giao thông tĩnh 45
3.2.5 Các nút giao thông 46
3.2.6 Phố đi bộ 47

3.2.7 Hệ thống các cầu qua sông 47
3.3 Cấp điện 47
3.4 Cấp nước 51
3.4.1 Tiêu chuẩn dùng nước 51
3.4.2 Giải pháp cấp nước 53
3.5 Thoát nước thải 55
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt iii

3.6 Vệ sinh môi trường 55
3.6.1 Thu gom rác thải và xử lý chất thải rắn 55
3.6.2 Nghĩa trang 56
4 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG CHIẾN LƢỢC: 56
4.1 Dự báo tác động xấu đối vối môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự
án 56
4.2 Phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường 57
4.2.1 Bảo vệ môi trường đô thị 57
4.2.2 Bảo vệ môi trường khu công nghiệp 57
4.2.3 Bảo vệ môi trường nông thôn - làng quê 57
4.2.4 Môi trường vùng ven biển 58
PHẦN THỨ V 59
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU 59
1 Quy hoạch xây dựng đợt đầu (2020) 59
1.1 Hạ tầng giao thông 59
1.2 Cấp nước 59
1.3 Thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn 59
1.4 Cấp điện 60
1.5 Hạ tầng du lịch thương mại 60
1.6 Khu công nghiệp 60
1.7 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 60

1.8 Giáo dục đào tạo 61
1.9 Văn hóa, thể thao 61
2 Tầm nhìn 2050 61
PHẦN THỨ VI 63
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị 63

Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: So sánh sử dụng đất đô thị Tp. Đà NẵngError! Bookmark not
defined.
Bảng 2: Các chỉ số và dự báo dân số chính 20
Bảng 3: Quy mô dân số theo Kịch bản 1 25
Bảng 4: Phân bổ dân số theo Kịch bản 3 27
Bảng 5: Đánh giá nhanh các kịch bản tăng trưởng không gian 28
Bảng 6: Tổng hợp cân bằng đất xây dựng thành phố Đà Nẵng 31
Bảng 7: Bảng tổng hợp tiêu chuẩn dùng nước 51



DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Tăng trưởng dân số tại thành phố Đà Nẵng thời kỳ 1995-2020 20
Hình 2: Sự di cư của người dân từ thành phố Đà Nẵng đến các vùng khác
năm 2008 23


Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch chung
1.1 Đồ án quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 465/QĐ-TTg
ngày 17/6/2002, đến nay đã thực hiện hơn 10 năm, theo Luật xây dựng đã đến
thời điểm cần phải được rà soát, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đất nước. Thời hạn điều chỉnh quy
hoạch chung lần này được xác định đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
1.2 Những chủ trương, chính sách tác động đến định hướng chiến lược phát
triển thành phố
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.
Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị đã định hướng xây dựng Đà Nẵng
"trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội
của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch
vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận
tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân
hàng; một trong những trung tâm văn hóa - thể thao; giáo dục - đào tạo và khoa
học công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về
quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước".
Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
Nghị định 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 về quản lý độ cao chướng
ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam;
1.3 Những động lực mới phát triển Thành phố
Quyết định số 542/QĐ-TTg ngày 13/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng - thành phố Đà Nẵng giai
đoạn đến năm 2015 và định hướng đến 2025. Sân bay Đà Nẵng đã được đầu tư
nâng cấp thành sân bay Quốc tế.
Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2008 của Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng V/v phê duyệt đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành
phố môi trường".
Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khẳng định: “Phấn
đấu đến năm 2020, Đà Nẵng trở thành một thành phố hấp dẫn và đáng sống”, cụ
thể:
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 2

 Phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng có quy mô dân số không vượt quá 2
triệu người, trở thành một thành phố có môi trường đô thị văn minh và
giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao,
làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân
thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống;
 Năm hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội của Đà
Nẵng là:
 Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và thương
mại;
 Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ
thông tin;
 Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại;
 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và thực thi các chính
sách xã hội giàu tính nhân văn;
 Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao.
Quyết định 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v
thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đang triển khai xây dựng

Các dự án đầu tư quy hoạch lớn làm thay đổi bố cục không gian, định
hướng phát triển đô thị so với quy hoạch chung được duyệt năm 2002:
 Đường Nguyễn Văn Linh nối dài ra biển – Cầu Rồng;
 Đường nối từ cầu Thuận Phước, khu đô thị sân Golf Đa Phước, khu đô
thị vịnh Mân Quang ra biển;
 Sân Golf Vinacapital 300ha tại Hòa Hải;
 Sân Golf 550ha tại Hòa Phong – Hòa Phú;
 Sân Golf tại chân núi Bà Nà;
 Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung tại Hòa Liên;
 Làng đại học mới tại Hòa Phú, Hòa Nhơn, Hòa Liên
 QH lấn biển cuối trục 2 – KĐT Tây Bắc, quy mô 50 - 70ha; QH lấn biển
khu vực đầu tuyến đường Hoàng Sa, quy mô 100 ha;
 Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Làng Vân 1.100 ha;
 Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, Đồng Nò;
 Khu du lịch đẳng cấp quốc tế Bà Nà Hills;
 Khu du lịch cao cấp Intercontinential tại Bãi Bắc – Bán đảo Sơn Trà

Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh so với dự báo, tỷ lệ nhập cư có thể tăng
nhanh, theo ước tính trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho thấy tỉ lệ
nhập cư khoảng 2.67% đến năm 2015, tăng lên 3.9% vào các năm từ 2015 đến
2020, những con số này vượt số liệu dự đoán chính thức trước đây.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 3

Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội tăng nhanh so với dự báo.
2 Các căn cứ thiết kế điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến
năm 2030
Nghị quyết đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng,
nhiệm kỳ 2010-2015.
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về

“Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.
Các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt.
Theo thời hạn quy định của luật xây dựng.
Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 23/06/2009 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến
năm 2025.
Công văn số 2658/VPCP-KTN của Văn phòng Chính phủ ngày 03/4/2013
thống nhất thời hạn điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm
2030, tầm nhìn 2050.
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Đà
Nẵng với diện tích: 1.285,4km
2

Phạm vi nghiên cứu dán tiếp: bao gồm những khu vực có ảnh hưởng trực
tiếp đến không gian phát triển kinh tế, trong mối liên quan vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung – Tây Nguyên.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 4

PHẦN THỨ II
PHÂN TÍCH TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG

1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đô thị
1.1 Thuận lợi
- Về vị trí địa lý:
Là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ
Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn
Là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các

nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á
thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng biển
Tiên Sa.
Nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế
trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát
triển nhanh chóng và bền vững.
- Về địa hình địa mạo:
Có bờ biển dài, cảnh quan thiên nhiên đẹp
- Về khí hậu:
Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, chế độ nhiệt ít chênh lệch giữa
mùa hè và mùa Đông, ở mức khoảng 3-5C, hệ sinh thái đa dạng
- Về thuỷ văn:
Hệ thống sông: Sông Hàn là hợp lưu của sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện;
Sông Cu Đê là hợp lưu của 3 con sông: sông Nam, sông Bắc và sông Trường
Định, bắt nguồn phía Tây Nam đèo Hải Vân; Sông Túy Loan: gồm 2 nhánh, một
nhánh bắt nguồn từ núi Bà Nà, nhánh còn lại bắt nguồn từ Đại Lộc có tên là
sông Yên.
Vùng ven sông có cảnh quan đẹp để phát triển dịch vụ du lịch vui chơi giải
trí và là nguồn cung cấp nước cho thành phố
- Về địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, địa chất khoáng sản:
Nền đất xây dựng ổn định, cường độ chịu tải của nền đất tốt
Các tính chất lý hóa của nước ngầm không ảnh hưởng đến chất lượng công
trình xây dựng
Khoáng sản Thành phố Đà Nẵng có nhiều đá cẩm thạch ở Non nước - Ngũ
Hành Sơn, cát thạch anh ở Hòa Khánh, cát thủy tinh ở Nam Ô, than bùn ở Bàu
Tràm, Bàu Sấu, Hòa Tiến, nhóm vật liệu xây dựng ở Hòa Mỹ và Hòa Tiến
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 5

1.2 Khó khăn

- Về vị trí địa lý:
Chịu ảnh hưởng liên tục của gió bão, thủy triều và nguy cơ sóng thần.
- Về địa hình địa mạo:
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700m-1.500m, độ
dốc lớn (>40%).
- Về khí hậu:
Khí hậu của Đà Nẵng khắc nghiệt, mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt và
đến muộn hơn các tỉnh phía Bắc 2 tháng. Mùa khô hạn kéo dài trong 6 tháng gây
nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, mức nước các dòng sông xuống thấp, nước
mặn xâm nhập sâu vào các dòng sông, ảnh hưởng lớn đến vị trí lấy nước cấp cho
Thành phố.
Mưa, bão gây úng lụt, xói lở bờ biển, nước mặn xâm thực.
- Về thuỷ văn:
Các dòng sông chảy qua Đà Nẵng đều mang các đặc tính của vùng duyên
hải miền Trung, độ dài ngắn, độ dốc lớn, dao động mực nước và lưu lượng nước
đều lớn, nghèo phù sa. Mùa mưa, nước sông lên cao nhanh gây lũ lụt cho vùng
hạ lưu nhưng thời gian lũ ngắn chỉ kéo dài trong 1 vài ngày. Mùa khô nguồn
sinh thủy thu hẹp, mực nước sông xuống thấp gây mặn cho toàn vùng hạ lưu
sông, thời gian mặn kéo dài khoảng 1 tháng.
Biển Đà Nẵng chịu chế độ bán nhật triều mỗi ngày lên xuống 2 lần, biên độ
dao động khoảng 0,6m
- Về địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, địa chất khoáng sản.
Khu vực Non Nước có cát chảy và Carster nằm trong đới xung yếu
2 Thực trạng phát triển đô thị
Chưa thể sánh được với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh về tiềm lực
kinh tế và quy mô đô thị nhưng môi trường sống ở Đà Nẵng lại được đánh giá
cao hơn. Mỗi khi có dịp đến thành phố miền Trung này, người Hà Nội hay thành
phố Hồ Chí Minh đều xuýt xoa, ước mong thành phố của họ cũng được như thế:
không kẹt xe, không khí trong lành và không gian yên bình.
2.1 Tình hình thực hiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà

Nẵng đến năm 2020 theo Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17/6/2002
2.1.1 Về quy hoạch
Cơ bản đã và đang triển khai theo đúng đồ án Quy hoạch chung đã được
phê duyệt, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số điều chỉnh nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển năng động của thành phố: tuyến đường Nguyến Văn Linh
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 6

nối dài, Khu Công nghệ cao Thành phố 1.100 ha và KCN CNTT 130 ha, Khu đô
thị sân golf lấn biển Đa Phước, Chuyển đổi chức năng Khu sân vận động Chi
Lăng thành Khu phức hợp thương mại cao tầng, Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
Làng Vân 1.100 ha…
2.1.2 Về đầu tư phát triển đô thị:
Phát triển đô thị về phía Tây Bắc và Tây Nam thành phố, hình thành một số
dự án khu đô thị mới và các khu cụm công nghiệp.
Về phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
 Giao thông đường bộ:
Quốc lộ 1A: Hiện nay Quốc lộ 1A qua thành phố Đà Nẵng đã được nâng
cấp mở rộng lên mặt cắt 33m (riêng đoạn đường Trường Chinh do có đường sắt
chạy song song nên mặt cắt đường là 28m), kết cấu bê tông nhựa.
Quốc lộ 14B: Đây là tuyến đường nối thành phố Đà Nẵng với Tây Nguyên
và nối Đà Nẵng với hệ thống đường bộ xuyên Á đi Campuchia, Thái Lan Hiện
nay tuyến đường này đã hoàn thành với mặt cắt trung bình đoạn Tiên Sa - Hoà
Cầm là 33 đến 48m, đoạn Hoà Cầm - Hoà Khương là 15m.
Tỉnh lộ: Bao gồm tỉnh lộ 601, 602, 604,605 với tổng chiều dài 83,8 km đã
được nâng cấp, rộng trung bình 7m (601, 604) và 15m (602, 605), hầu hết các
tuyến đường này đã được thảm bê tông nhựa.
Mạng lưới đường nội thành: Có tổng chiều dài 268 km phần lớn đã được
nâng cấp sửa chữa đảm bảo giao thông đô thị, còn lại một số ít tuyến đường
đang nâng cấp sửa chữa mở rộng.

Đường giao thông nông thôn: Gồm huyện lộ có tổng chiều dài 69 km,
đường xã 84 km và đường nông thôn có tổng chiều dài 272 km, hầu hết các
tuyến đường huyện, xã đã được thâm nhập nhựa, riêng đường nông thôn đã
được bê tông hoá khoảng 90%.
Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 01 Bến xe mới phía Bắc thành phố,
đặt tại phường Hòa An - quận Cẩm Lệ và 01 Bến xe phía Nam đang xây dựng,
đặt tại khu vực phía Nam cầu Quá Giáng, phục vụ vận chuyển hành khách nội
thành + liên tỉnh, thay thế cho 02 bến xe liên tỉnh cũ không còn phù hợp cho sự
phát triển của thành phố và 35 cầu các loại được cải tạo và xây dựng mới.
 Đường sắt
Đường sắt Bắc Nam đi qua Đà Nẵng dài 36 km, năng lực cho phép thông
qua 22 đôi tàu/ ngày đêm (14 đôi tàu khách; 8 đôi tàu hàng) gồm có 3 ga chính:
- Ga Kim Liên: Nằm ở Nam đèo Hải Vân là ga kỹ thuật và lập tàu.
- Ga Lệ Trạch: Nằm ở xã Hoà Tiến phía Nam thành phố, cũng là ga kỹ
thuật và lập tàu.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 7

- Ga Đà Nẵng là ga khu đoạn với 3 chức năng: Hành khách, hàng hoá,
kỹ thuật và lập tàu, nằm trên đường Hải Phòng ngay trong trung tâm
thành phố, diện tích đất khu vực ga là 240.000 m
2
.
Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ thành phố Đà Nẵng được kết nối
đồng bộ với khoảng 1.200 km đã được sửa chửa, nâng cấp, làm mới, trong đó có
khoảng 50% là các tuyến đường chính trong nội thành và quốc lộ, là điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội và tạo điều kiện cho các khu vực nông thôn
miền núi cùng phát triển.
 Đường hàng không
Sân bay Đà Nẵng là sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng, có diện tích

đường bao là 1.100 ha, diện tích phần sân bay là 850 ha, trong đó diện tích phần
dân dụng là 37 ha. Sân bay Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn yêu cầu cho các loại máy
bay cỡ lớn hoạt động gồm:
- Hệ thống điều khiển không lưu
- Phương tiện nhà ga đi, ga đến
- Ba đường băng:
+ Đường băng số I : L x B = 3.046
m
x 46
m

+ Đường băng số II : L x B = 1.800
m
x 43
m

+ Đường băng số III : L x B = 1.600
m
x 43
m

Cách trung tâm thành phố 5km, sân bay Đà Nẵng có vị trí quan trọng trong
hệ thống sân bay dân dụng Việt Nam tại khu vực miền Trung, là điểm trợ giúp
quản lý điều hành bay, cung ứng dịch vụ không lưu cho các tuyến bay quốc tế
Đông - Tây qua Việt Nam, có khả năng tiếp nhận 400.000 đến 1 triệu tấn hàng
hóa và có khả năng phục vụ 4,5 triệu hành khách/năm, hàng ngày sân bay Đà
Nẵng có khoảng 100 chuyến bay hạ cất cánh và khoảng 10.000 khách thông qua
nhà ga. Do vị trí sân bay nằm ngay trong thành phố nên có nhiều thuận lợi cho
hành khách, nhưng lại gây trở ngại cho cuộc sống dân cư xung quanh, cũng như
việc hạn chế phát triển tầng cao xây dựng công trình trong thành phố do vướng

tĩnh không và xét về lâu dài còn ảnh hưởng đến môi trường đô thị.
 Đường thuỷ
Đường thủy nội địa: Thành phố Đà Nẵng hiện có 60 km đường sông có thể
lưu thông vận chuyển nhưng cũng chỉ ở các khu vực không thuận tiện về đường
bộ và mang tính tự phát, các sông hiện có khả năng vận chuyển gồm: Sông Hàn,
sông Cu Đê, sông Cẩm Lệ, sông Yên, sông Tuý Loan. Hàng hoá vận chuyển chủ
yếu là hàng tiêu dùng, than củi, cát…
Đường hàng hải: Thành phố Đà Nẵng có nhiều thuận lợi để phát triển hệ
thống cảng biển và cảng sông. Cụm cảng Đà Nẵng bao gồm cảng Tiên Sa, cảng
sông Hàn mang tính tổng hợp và có vai trò quan trọng trong khu vực, đảm bảo
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 8

năng lực vận chuyển nội địa và xuất nhập khẩu trong khu vực ra nước ngoài,
đồng thời là đầu mối quá cảnh của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Thực trạng cơ sở hạ tầng cụm cảng như sau:
- Cảng sông Hàn: với diện tích khoảng 3 ha, chủ yêú phục vụ du lịch.
Cảng Tiên Sa: Nằm trên vịnh Đà Nẵng, có 2 cầu cảng, mỗi cầu dài 183m
rộng 27,5m, có 3 kho lớn với diện tích 15.875 m
2
và 1 sân bãi 17 ha, có khả
năng tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000 - 30.000 tấn, là cảng chuyên dùng cho
hàng container và hàng siêu trường, siêu trọng
 Giao thông tĩnh
Đà Nẵng có một bến xe là “Bến xe Trung Tâm”, nằm trên quốc lộ 1A
(đường Tôn Đức Thắng), ở ranh giới hai quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ. Bến xe
Trung Tâm do Công ty cổ phần vận tải và quản lý bến xe Đà Nẵng vận hành.
Bến có diện tích 60.000m2.
 Giao thông công cộng
Phương tiện vận tải hiện tại trong đô thị thành phố Đà Nẵng bao gồm các

loại phương tiện:
- Xe đạp
- Xe máy
- Xe ô tô cá nhân và cơ quan
- Ô tô buýt.
Đà Nẵng mặc dù đô thị hoá ở mức độ cao với 6 quận nội thành và 1 huyện,
nhưng loại hình vận tải hành khách công cộng vẫn đang chiếm ở tỷ lệ thấp.
Hiện tại, UBND thành phố đang đẩy mạnh đầu tư cho các phương tiện vận
tải công cộng, tăng số tuyến cũng như tần suất phục vụ, nhưng do phương tiện
cá nhân tăng nhanh, nhất là ô tô, xe máy đã làm cho trật tự an toàn giao thông
ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.
Nhìn chung hạ tầng giao thông của Thành phố bước đầu đã thực hiện tốt
nội dung quy hoạch trong Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 465/QĐ-
TTg ngày 17/6/2002. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa thực hiện được
như: di dời ga đường sắt, xây dựng đường Hồ Chí Minh, hệ thống bãi đỗ xe,
Nguyên nhân chủ yếu là nguồn lực tài chính của Thành phố còn hạn chế nên
chưa thể triển khai xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng như quy hoạch đã phê
duyệt. Những nội dung chưa thực hiện sẽ tiếp tục được đề cập và điều chỉnh cho
phù hợp với định hướng quy hoạch mới.
 Cấp nước:
Thành phố Đà Nẵng được cấp nước chính chủ yếu từ NMN Cầu Đỏ. Các
tuyến ống chuyển dẫn đi từ trạm bơm cấp 2 qua quận Cẩm Lệ đến quận Hải
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 9

Châu là trung tâm, rồi đến các quận Thanh Khê – Liên Chiểu, qua Ngũ Hành
Sơn và Sơn Trà. ở mỗi khu vực đều có mạng lưới đường ống phân phối riêng.
Tuy nhiên, hệ thống cấp nước thành phố đang còn xây dựng chưa hoàn
chỉnh, tỷ lệ dân được cấp nước toàn thành phố tương đối thấp 61%, không đồng

đều; Quận Hải Châu 90,8%, Thanh Khê 83,6%, Sơn Trà 77,3%, Cẩm Lệ 40%,
Liên Chiểu 44%, Ngũ Hành Sơn 32% và Huyện Hòa Vang 11,6%.
 Cấp điện:
Về chỉ tiêu điện thương phẩm tính đến hết năm 2010 đạt 83,53% so với
quy hoạch đề ra, công suất cực đại toàn thành phố đạt 79,03% so với quy hoạch,
còn tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trung bình hàng năm thực tế thấp hơn
quy hoạch giai đoạn 2005-2010.
Về lưới điện phân phối tính đến hết năm 2010 số lượng trạm biến áp tăng
không nhiều so với quy hoạch, nhưng tổng công suất trạm tăng khá cao (cao hơn
33,57% so với quy hoạch). Khối lượng đường dây trung áp được đầu tư trong
giai đoạn 2005-2010 thấp hơn khá nhiều so với quy hoạch chỉnh trang đô thị lại
tăng khá cao.
 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
Hệ thống thoát nước thải hiện có ở TP Đà Nẵng chủ yếu là hệ thống thoát
nước chung. Chỉ có một phần rất ít các khu quy hoạch mới là có hệ thống thu
gom riêng về TXLNT. Hầu hết các hộ gia đình đều có bể phốt. Đối với bể phốt
hộ gia đình, chỉ có một tỉ lệ nhỏ nước thải đầu ra được đấu nối trực tiếp vào hệ
thống thoát nước, số còn lại để ngấm trực tiếp từ bể phốt xuống nền đất. Ước
tính lưu lượng nước thải khoảng 80.000 m3/nđ.
Vệ sinh môi trường: Hiện nay thành phố Đà Nẵng có 1 khu xử lý chất
thải rắn Khánh Sơn tại quận Liên Chiểu. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Khánh Sơn
tương đối mới, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 8km về phía Tây, được vận
hành từ năm 2007. Với các công nghệ chôn lấp rác thải sinh hoạt, đốt rác thải y
tế, rác thải nguy hại, tái chế, tái sử dụng chất thải và thải bỏ.
 Chất thải rắn:
Tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5-7%
lượng rác thải hàng ngày. Nhưng cho đến nay, hệ thống quản lý chất thải rắn của
TP.ĐN chưa đề cập đến lĩnh vực thu hồi và tái chế chất thải. Các hoạt động thu
hồi và tái chế các phế liệu đa phần là do tự phát của một số bộ phận tư nhân,
không có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của Thành phố chịu trách nhiệm

quản lý. Vì vậy việc thu hồi tái chế tự phát này đã gây ảnh hưởng không ít đến
môi trường sống.
 Nghĩa trang
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 10

Nghĩa trang cấp thành phố: Nghĩa trang Hòa Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa
Vang.
2.2 Tình hình sử dụng đất đô thị thành phố Đà Nẵng
Sau hơn 8 năm thực hiện quy hoạch chung, đánh giá tình hình sử dụng đất
đô thị Đà Nẵng so với quy hoạch chung năm 2020 như sau:
a. Về đất dân dụng:
- Diện tích đất dân dụng: đạt 81,71%, bình quân 64m
2
/người (đạt so với
quy chuẩn đô thị loại 1 là 54 - 61m
2
/người);
+ Đất ở: đạt 69,81%, bình quân 38m
2
/người (dư chỉ tiêu so với quy chuẩn
đô thị loại 1 là 25 - 28m
2
/người);
+ Diện tích đất công trình công cộng: đạt 59,65%, bình quân: 4m
2
/ người
(tương đối đạt so với quy chuẩn đô thị loại 1 là 4 – 5m
2
/người);

+ Diện tích đất cây xanh – TDTT: đạt 61,94%, bình quân 6m
2
/ người (
tương đối đạt so với quy chuẩn đô thị loại 1 là 6 – 8m
2
/người);
+ Diện tích đất giao thông đô thị: đạt 69,27%, bình quân 16m
2
/người (chưa
đạt so với quy chuẩn đô thị loại 1 là 19 – 21 m
2
/người)
b. Đất ngoài dân dụng: đạt 58,16 % so với quy hoạch năm 2020, trong đó:
Đất trung tâm chuyên ngành: đạt 44,17 %
Đất công nghiệp: đạt 75,07%
Đất giao thông đối ngoại: đạt 90,75%
Đất di tích lịch sử tôn giáo: đạt 100%
Đất du lịch, dịch vụ: đạt 39,73%
Đất an ninh: đạt 36,22%
Đất nghĩa trang: đạt 122,69%
Đất khác (kỹ thuật, cây xanh cách ly, bãi thải, xử lý chất thải, mặt nước):
đạt 38,99%
c. Tổng hợp
Diện tích đất xây dựng đô thị: đạt 62,47% so với kế hoạch đến năm 2020,
bình quân 135m
2
/người (chưa đạt so với quy chuẩn đô thị loại 1 là 145-
160m
2
/người);

Bảng 1: So sánh sử dụng đất đô thị Tp. Đà Nẵng đến năm 2020
S
T
T
Loại đất
Hiện trạng thực hiện quy
hoạch chung đến năm 2010
Định hướng quy hoạch
chung đến năm 2020
(đã phê duyệt năm 2002)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Chỉ số
m
2
/ng
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Chỉ số
m
2
/ng
A
Đất dân dụng
5.900
47,19

64
8.659
43,27
63
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 11

S
T
T
Loại đất
Hiện trạng thực hiện quy
hoạch chung đến năm 2010
Định hướng quy hoạch
chung đến năm 2020
(đã phê duyệt năm 2002)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Chỉ số
m
2
/ng
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Chỉ số
m

2
/ng
1
Đất ở
3.492
27,93
38
5.002
25,00
36
2
Đất C.T. công cộng
370
2,96
4
621
3,10
4,5
3
Đất cây xanh TDTT
556
4,44
6
897
4,48
6,5
4
Đất giao thông đô thị
1.482
11,85

16
2.139
10,69
16
B
Đất ngoài khu dân dụng
6.602
52,81
71
11.351
56,73
82
1
Đất trung tâm chuyên ngành
1.061
8,49
11
2.403
12,01
17
2
Đất công nghiệp
1.265
10,12
14
1.685
8,42
12
3
Đất giao thông đối ngoại

1.432
11,45
15
1.578
7,89
11
4
Đất di tích lịch sử tôn giáo
149
1,19
1,6
149
0,74
1,1
5
Đất du lịch dịch vụ
1.226
9,81
13
3.086
15,42
22,4
6
Đất an ninh
46
0,37
0,5
127
0,63
0,9

7
Đất nghĩa trang
757
6,06
8
617
3,08
4
8
Đất khác (kỹ thuật, cây xanh
cách ly, bãi thải, xử lý chất
thải, mặt nước)
665
5,32
7
1.706
8,53
12
C
Đất khác
116.042
90,27

108.533
84,43

1
Đất nông nghiệp
6.081
4,73


4.133
3,22

2
Đất lâm nghiệp
59.153
46,02

57.196
44,50

3
Đất quốc phòng
32.883
25,58

1.929
1,50

4
Đất chưa sử dụng
1.993
1,55

507
0,39

5
Đất khác (bãi bồi, hải đảo,

bảo tồn thiên nhiên)
15.932
12,39

44.768
34,83


Tổng đất xây dựng đô thị
(A+B)
12.501
9,73
135
20.010
15,57
145

Tổng công đất tự nhiên (A
+ B + C)
128.543
100

128.543
100

2.3 Đánh giá thực hiện quy hoạch chung
Bộ mặt đô thị đã được cải thiện: nhiều khu đô thị mới ra đời, các du lịch
tập trung cũng như khu công nghiệp lớn đang hình thành tạo thế đi lên cho thành
phố.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050

Thuyết minh tóm tắt 12

Về cơ bản việc xây dựng phát triển đô thị trong nhưng năm qua đã bám sát
quy hoạch chung thành phố và tính chất đô thị được Thủ tướng chính phủ phê
duyệt.
Hạ tầng đô thị đã từng bước được đầu tư và cải thiện.
Từng bước hình thành các cơ sở sản xuất vào những vùng công nghiệp
được xác định trong mặt bằng quy hoạch chung.
Tốc độ thu hút đầu tư phát triển du lịch dịch vụ theo định hướng quy hoạch
chung ngày 1 tăng, nhất là thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Giao thông đối ngoại đã được đầu tư triển khai theo đúng quy hoạch được
duyệt.
Một số dự án quy hoạch phát triển đô thị mới đang được triển khai theo
đúng định hướng quy hoạch chung.
Tốc độ đô thị hóa từ diện tích đô thị chủ yếu là các khu phố cũ thuộc quận
Hải Châu, Thanh Khê, một phần quận Sơn Trà.
Các khu đô thị dân cư mới xây dựng theo quy hoạch về cơ bản đảm bảo
được các nhu cầu: ở, phúc lợi công cộng, cây xanh hạ tầng đô thị.
Nhà ở: cơ bản đáp ứng nhu cầu về nhà ở , bắt đầu chú trọng phát triển nhà
ở chung cư cho nhiều đối tượng.
Hình thành các trục không gian đô thị đặc biệt là khai thác và tôn tạo cảnh
quan thiên nhiên núi + biển + sông của Đà Nẵng, tạo các điểm nhấn kiến trúc đô
thị kết hợp với sự bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Kiến trúc đô thị
đã từng bước theo xu hướng hiện đại, tiện dụng, không nhái cổ, nhái nước ngoài,
không có nhà siêu mỏng…
Về hạ tầng: hình thành một hệ thống giao thông đô thị bền vững liên kết
giữa các khu đô thị mới và cũ của thành phố. Mật độ giao thông về cơ bản đáp
ứng được yêu cầu bước đầu đủ phát triển bền vững đô thị.
Cùng với các dự án, đặc biệt là dự án của Ngân hàng Thế giới đã xây dựng
được cho Đà Nẵng một hệ thống hạ tầng thoát nước tương đối đồng bộ, xử lý

ngập úng gần hết các điểm ngập úng nghiêm trọng trong thành phố. Tạo ra hệ
thống thu gom nước thải, xử lý nước thải cho toàn bộ các khu vực phát triển đô
thị của thành phố.
Trong các khu phố cũ, trong các khu dân cư kiệt hẻm: tập trung chỉnh trang
nâng cấp các đường phố, kiệt hẻm theo phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm” đã hình thành hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, các kiệt
hẻm hầu hết đã được bê tông hóa.
Hệ thống chiếu sáng, cây xanh đường phố, cấp nước xây dựng đồng bộ
trong các khu quy hoạch mới và khu đô thị cũ.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 13

Tập trung giải tỏa mồ mả trong các khu dân cư giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và tạo hàng trăm ha quỹ đất dành cho phát triển đô thị.
Điều chỉnh việc sử dụng đất quốc phòng, chuyển đổi mục đích hàng trăm
ha đất quốc phòng phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị.
Giải toả và di chuyển hàng trăm cơ sở sản xuất không phù hợp với quy
hoạch, giải phóng hàng trăm ha đất để phát triển đô thị.
* Những tồn tại, nguyên nhân: Bước đầu Đà Nẵng đã thành công trong
việc xây dựng một thành phố đáng sống. Tuy nhiên, trong quá trình vươn lên,
thành phố này đã mắc phải một số vấn đề
Nằm giữa hai Trung tâm kinh tế lớn, sôi động là Thành phố Hồ Chí Minh
và Hà Nội, gần kề Trung tâm du lịch nổi tiếng Cố đô Huế cùng hệ thống các di
sản văn hóa của nhân loại, cảng biển nước sâu Chân Mây, Đà Nẵng phải cạnh
tranh rất gay gắt để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
Thời tiết khắc nghiệt, bão lũ thường xuyên xảy ra gây cản trở lớn cho
phát triển đô thị.
Dân số tăng nhanh, lao động chưa có việc làm còn nhiều. Lực lượng cán bộ
khoa học có tình độ cao còn quá ít. Sự cạnh tranh trong khu vực về các lĩnh vực
phát triển công nghiệp, du lịch, cảng, đào tạo…., sẽ là những thách thức, đòi hỏi

về các giải pháp kỹ thuật, kinh tế và cân bằng lao động trong các khu vực kinh
tế.
Chịu ảnh hưởng lớn của thuỷ triều, sóng lớn ở biển và mức nước biển dâng
cao do sự nóng lên của trái đất.
Sự bồi lắng ở các cửa sông, ảnh hưởng đến giao thông thủy.
Đà Nẵng là một vùng có động đất cấp 6-7 và một số khu vực có đứt gãy.
Khu vực phía Nam là đới địa chất xung yếu nên khi thiết kế thi công công trình
cần tính toán theo tiêu chuẩn quy phạm có nâng lên một cấp và các tính toán cần
thiết phải bảo đảm an toàn đô thị.
Do áp lực tái định cư, nhu cầu thị trường và xuất phát điểm kinh tế còn
thấp nên các khu dân cư mới vẫn chủ yếu là đất ở chia lô diện tích xấp xỉ
khoảng 100m2 .
Diện tích đất dành cho cây xanh, mặt nước, phúc lợi công cộng khác còn
hạn chế, đôi khi còn bị cắt xén do áp lực tái định cư.
Trong các khu dân cư cũ: Tuy đã bê tông hóa kiệt hẻm tương đối đồng bộ
song mật độ xây dựng trong các khu này đa số còn rất cao, loại nhà diện tích
nhỏ còn nhiều chưa đáp ứng được nhu cầu ở, giao thông, PCCC, phúc lợi, cây
xanh… cho các khu dân cư cũ.
Đất quân đội đặc biệt trong các khu phố cũ còn hàng trăm ha chưa được
quy hoạch sử dụng phát triển đô thị hợp lý.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 14

Một số cơ sở cần giải tỏa theo quy hoạch chưa được triển khai như: ga
đường sắt, kho bom, cơ sở kho tàng sản xuất trong khu dân cư gây ô nhiễm môi
trường
Vẫn còn tồn tại trong khu dân cư các khu nghĩa địa nằm rải rác, cần tiếp tục
di chuyển.
Một số điểm nhấn kiến trúc ven sông, ven biển còn chưa quản lý tốt, chưa
tạo được bộ mặt kiến trúc đặc sắc cho khu vực trọng điểm của thành phố.

Quảng cáo chưa có quy hoạch và đầu tư thích đáng.
Về hạ tầng: Đà Nẵng đã xây dựng được một hệ thống giao thông bước đầu
tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, cần tiếp tục đầu tư và khớp nối những đoạn
chưa thực hiện để phát huy việc sử dụng hệ thống cao hơn (ví dụ: các đường
ngang ra đường Nguyễn Tất Thành, các trục Thọ Quang nối ra biển…). Đầu tư
xây dựng tiếp các trục đường chính cho các khu dân cư mới (Nguyễn Tất Thành
nối dài, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, trục 45m nối từ Nguyễn Phan Vinh đến
Hồ Xuân Hương…). Giao thông công cộng phát triển còn hạn chế, phương tiện
giao thông cá nhân vẫn đóng vai trò chính trong giao thông đô thị. Còn thiếu
nhiều gara, bãi đậu xe cho phương tiện giao thông.
Tỷ lệ cây xanh trong khu dân cư còn thiếu, chưa hình thành được Công
viên trung tâm cấp thành phố và các khu vực đô thị khác.
Thoát nước và thu gom nước thải theo phương thức “nửa riêng” (thu gom
nước thải theo cống bao) vẫn chưa triệt để, đặc biệt là các khu vực trọng yếu
như các bãi biển thuộc khu vực quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
Các khu dân cư quy hoạch mới chưa theo kịp hướng phát triển hiện đại và
bền vững.
Một số đạt được và tồn tại trong giai đoạn phát triển đô thị hiện nay sẽ tiếp
tục được nghiên cứu trong đồ án quy hoạch chung lần này.
2.4 Một số nội dung chính cần điều chỉnh, bổ sung trong chiến lược phát
triển bền vững của Thành Phố đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
2.4.1 Những vấn đề cần giải quyết
Trong quá trình triển khai quy hoạch tổng thể được duyệt 2020, những vấn
đề về dự báo và nghiên cứu trong quy hoạch trước đây như:
- Phạm vi nghiên cứu quy hoạch.
- Quy mô dân số, đất đai, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Sự phân bố dân cư, hướng chọn đất phát triển đô thị, tổ chức cơ cấu
không gian kiến trúc đô thị.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050

Thuyết minh tóm tắt 15

- Các chương trình đầu tư phát triển, các cơ chế chính sách và biện pháp
tổ chức thực hiện đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp cần phải
nghiên cứu điều chỉnh.
Thực hiện nội dung “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.
2.4.2 Nội dung chính cần điều chỉnh, bổ sung trong chiến lược phát triển bền
vững của Thành Phố
Tính chất đô thị.
Quy mô dân số, đất đai, các chỉ tiêu đô thị.
Trung tâm hành chính - chính trị.
Định hướng phát triển các khu đô thị.
Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật: đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường không và các công trình đầu mối cấp vùng và quốc gia.
Khoanh định và bảo vệ các khu vực bảo vệ thiên nhiên, danh lam thắng
cảnh có giá trị và các khu vực bảo vệ môi trường.
Bối cảnh và chiến lược tầm nhìn phát triển Thành phố đến năm 2050.
Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Đảm bảo định hướng quốc phòng, an ninh.
Định hướng an ninh lương thực.
2.4.3 Quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan
Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan
trên địa bàn thành phố có nhiều tiến bộ và dần đi vào nề nếp. Công tác quy
hoạch xây dựng đô thị và nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện phát triển kiến
trúc cảnh quan đã làm tốt. Sở Xây dựng, các Phòng quản lý đô thị quận, huyện
và Viện quy hoạch Xây dựng thành phố đã giúp cho chính quyền đô thị thực
hiện tốt các nhiệm cụ quản lý kiến trúc cảnh quan.
Tuy nhiên, quản lý đô thị vẫn còn bất cập trước tình hình phát triển đô thị
(thiếu quy chế quản lý kiến trúc - cảnh quan, chế tài xử lý ) dẫn đến tính trạng

xây dựng tự phát, không tuân thủ quy hoạch còn nhiều.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 16

PHẦN THỨ III
CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

1 ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
1.1 Đánh giá chung mối quan hệ vùng:
Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên
và các nước nói trên đến các nước vùng Đông Nam Á. Những năm tới khu thực
hiện tự do hóa thương mại và khu vực đầu tư ASEAN, thì vị trí địa lý của thành
phố cảng là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố Đà nẵng
mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng Duyên Hải, Tây Nguyên, cả
nước và với nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy các ngành kinh
tế của Thành phố phát triển, tạo động lực để Thành phố trở thành một trong
những cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Các nước trong khu vực ASEAN và các nước phát triển đã và đang quan
tâm nhiều đến khu vực Nam Lào – Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và miền
Trung Việt Nam gắn với việc mở đường xuyên Á và các lối ra gần nhất cho khu
vực này. Chiến lược hình thành các hành lang Đông – Tây sẽ tạo tiền đề hình
thành các trục kinh tế Đông – Tây, trong đó Đà Nẵng là một trong những cửa
ngõ quan trọng để các tỉnh của Miền Trung Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan có
điều kiện giao lưu với các nước trên thế giới đồng thời tạo tiền đề để Đà Nẵng
phát triển các ngành dịch vụ phục vụ hành lang kinh tế Đông – Tây phát triển.
Với vai trò là thành phố trung tâm của vùng Miền Trung, Đà Nẵng sẽ là nơi
cung cấp các tiện nghi sinh hoạt, chuyển giao khoa học công nghệ cho các tỉnh
miền Trung và Tây Nguyên.
1.2 Cơ sở kinh tế - kỹ thuật:
a. Đà Nẵng: là đô thị loại 1, trung tâm cấp quốc gia, là một trong những

trung tâm quan trọng về kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục đào tạo, nghiên cứu
khoa học của miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
Đà Nẵng là đô thị loại 1 , trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ có nhiều
tiềm năng để phát triển kinh tế biển, có di sản thiên nhiên, truyền thống văn hoá,
nếp sống đô thị có giá trị, trở thành tài nguyên quý giá của ngành du lịch.
Các lĩnh vực để tạo thành đô thị mạnh là dịch vụ (vận tải, thương mại, du
lịch), công nghiệp phát triển làm cho không gian kinh tế phong phú, đa dạng,
nhu cầu lao động ngày càng lớn thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động.
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 17

Đô thị mở rộng: Các khu công nghiệp cũ được cải tạo, các khu công nghiệp
mới được xây dựng, các trung tâm thương mại, dịch vụ phát triển nên phần lớn
diện tích đất đai sẽ được đưa vào khai thác sử dụng. Các khu đô thị mới sẽ làm
thay đổi cả cơ cấu, hình thái phân bố dân cư và hình thành mô hình mới của đô
thị.
b. Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng với các vùng kinh tế trong
nước, trong nước với với nước ngoài.
Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch
Bắc Nam, về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không là của ngõ
quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên.
Đà Nẵng còn là điểm cuối trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây đi qua
các nước Myanma, Thái Lan, Lào Việt Nam.
c. Đà Nẵng có cơ sở vật chất kỹ thuật mạnh có nguồn nhân lực trình độ
cao để làm điểm tựa phát triển kinh tế và đô thị , có điều kiện sử dụng hiệu quả
các công trình trọng điểm có giá trị.
d. Đà Nẵng có vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh trong hệ thống
phòng thủ quốc gia.
Đà Nẵng hướng tới là đô thị loại đặc biệt trong tầm nhìn dài hạn hướng tới

là thành phố Quốc tế.
2 TÍNH CHẤT ĐÔ THỊ
Là đô thị thị loại 1 trực thuộc Trung ương – trung tâm của vùng miền
Trung và Tây Nguyên, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị
Quốc gia.
Là trung tâm vùng phát triển kinh tế biển, ưu tiên phát triển các ngành công
nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng cấp quốc gia;.
Là đô thị du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chiến
lược phát triển du lịch quốc gia.
Là thành phố cảng, đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng,
Quốc gia và Quốc tế.
Là trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa
học kỹ thuật và công nghệ miền Trung;
Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng
an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.
3 QUY MÔ DÂN SỐ:
3.1 Tình hình dân số
3.1.1 Tổng quan
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 18

Dân số của thành phố Đà Nẵng:
1

- Dân số toàn đô thị là 926.018 người
- Dân số đô thị ở 6 quận là 805.320 người (chiếm 86,97%)
- Dân số của huyện Hòa Vang là 120.698 người (chiếm 13,03%)
- Tỷ lệ tăng dân số 3,48%/ năm
Mật độ dân số:
- Toàn thành phố là 721,52 người/km

2

- Hai huyện 115,84 người/km
2

- Sáu quận 3.334,52 người/km
2

Quận có mật độ cao nhất là quận Thanh Khê 19.064,85 người/km
2

Quận có mật độ thấp nhất quận Liên Chiểu 1.728,00 người/km
2
.
Tỷ lệ tăng dân số cơ học năm 2011
- Toàn thành phố 1,16%
- Liên Chiểu 30,46%
- Thanh Khê 1,88%
- Hải Châu 4,76%
- Sơn Trà 20,84%
- Ngũ Hành Sơn 26,09%
- Cẩm Lệ 41,09%
- Hòa Vang 5,52%
Đặc điểm dân số hiện nay của thành phố Đà Nẵng như sau:
(i) Số liệu chính thức cho thấy tốc độ tăng dân số hiện tại của thành
phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến 2007 chỉ ở mức vừa phải là 1,7%.
Tuy nhiên, tỷ lệ này không tính dân số nhập cư đến các khu vực đô
thị. Nếu tính cả số dân nhập cư không chính thức ước tính khoảng
20% tổng dân số thì dân số hiện tại có thể là gần 1 triệu người;
(ii) Dân số thành phố Đà Nẵng có hai hai nhóm tuổi chiếm dân số cao,

từ 15 đến 24 và từ 35 đến 44 tuổi. Tỷ lệ nhóm dân số trẻ nhất, dưới
15 tuổi, chiếm khoảng 25% dân số;
(iii) Hầu hết dân nhập cư đến Đà Nẵng là từ các tỉnh lân cận; đông nhất
từ Huế, Quảng Nam và dân nhập cư từ Quảng Ngãi và Quảng Trị
cũng chiếm số lượng lớn; và
(iv) Có thể thấy rằng ngay cả khi tăng trưởng kinh tế ở mức thấp thì
hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị vẫn không giảm. Do đó,
không chỉ là vấn đề kinh tế, di cư được xem là một phần của đô thị
hóa.
Trên cơ sở những xu hướng của các yếu tố cấu thành dân số thành phố Đà
Nẵng, có thể dự báo những vấn đề sau đây:


1
Thống kê dân số năm 2010
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 19

(i) Dân số sẽ tăng nhanh chủ yếu là do lượng nhập cư vào thành phố.
Tỉ lệ nhập cư sẽ tăng lên khoảng 2,6% cho giai đoạn đến năm 2015,
và khoảng 3,8% vào cho giai đoạn 2015 đến 2020.
(i) Di cư đến thành phố vẫn tiếp diễn sẽ dẫn đến nhu cầu nhà ở giá vừa
phải tăng, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cũng tăng lên; và có khả năng tỷ
lệ thất nghiệp hoặc thừa lao động cao hơn trong trường hợp kinh tế
suy giảm;
(ii) Quy mô hộ gia đình sẽ giảm xuống cùng với tỷ lệ di cư đang tăng
lên và các tập quán xã hội thay đổi;
(iii) Dự báo sẽ thiếu lao động có tay nghề vì những địa phương khác,
như thành phố Hồ Chí Minh, tỏ ra hấp dẫn và thu hút lao động hơn
Đà Nẵng; và

(iv) Tỉ lệ di cư sẽ phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế tại vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung và cũng liên quan đến sự phát triển của
vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ và phía nam.
3.1.2 Tổng quan về tăng trưởng dân số
Trong số liệu chính thức, dân số đô thị thường được nêu thấp hơn. Số liệu
dân số chính thức không tính số dân nhập cư gần đây đến các khu vực đô thị.
Nhiều người nhập cư có giấy tạm trú hoặc không đăng ký tạm trú tại các khu
đô thị họ sống. Việc này gây khó khăn cho công tác thống kê dân số. Người
nhập cư từ nông thôn ra thành thị thường theo mùa khi có cơ hội việc làm hoặc
lý do cá nhân. Chẳng hạn tại thành phố Hồ Chí Minh thống kê gần đây cho thấy
lượng người tạm trú (KT4) chiếm khoảng 15% dân số đô thị.
Số lượng quân nhân được chuyển tới làm việc tại đà nẵng, học sinh, sinh
viên ngoại tỉnh, và khách du lịch cư trú tại đà nẵng trên 6 ngày cũng chưa đưa
vào trong thống kê chính thức (dự báo dân số đạt 1,38 triệu đến năm 2020).
Dân nhập cư không đăng ký có thể còn có tỷ lệ cao hơn, người nhập cư
không thống kê (cả người có giấy tạm trú và không đăng ký tạm trú) ước tính
bổ sung khoảng 20% vào dân số chính thức.
Ngoài ra cũng lưu ý rằng, một số người dân Đà Nẵng có hộ khẩu thành
phố chuyển đến nơi khác (chẳng hạn như vào khu vực Đông Nam bộ) mà
không đăng ký và vì vậy cũng không đưa vào trong thống kê chính thức. Tuy
vậy, ước tính dân số chính thức cũng đưa ra một dự đoán dân số tối thiểu của Đà
Nẵng.
Bảng 2 và Hình 1 thể hiện xu hướng gần đây về các chỉ số và dự đoán
dân số chính như đề cập trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng đến
năm 2030. Số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ tăng dân số và tỉ lệ di cư thời kỳ
2000-2007 ở mức vừa phải. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gần đây không
Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050
Thuyết minh tóm tắt 20

còn đưa ra mức dự báo thấp, mà dự báo tốc độ tăng dân số trên 3,44% thời kỳ

2011- 2015, 4,9% thời kỳ 2015 – 2020 và 5,2% thời kỳ 2020 – 2030. Theo dự
báo này thì đến năm 2030 dân số Đà Nẵng sẽ đạt 1,8 triệu người. Nếu tính cả
20% dân nhập cư không thống kê, dân số hiện tại có thể đạt 1 triệu người và đến
năm 2030 đạt khoảng 2,3 triệu người. Số liệu dự đoán cũng cho thấy: dân số Đà
Nẵng sẽ tăng trưởng cao, và phần lớn số tăng này là tăng cơ học vào Đà Nẵng.
Bảng 2: Các chỉ số và dự báo dân số chính
Dân số
2011
2015
2020
2030
Quy hoạch phát triển KTXH
910.000
1.115.000
1.380.000
1.819.000
Bao gồm 20% số liệu không thống

1.092.000
1.293.600
1.642.800
2.354.000
Tăng dân số

2007-2015

2015-2020

2020-2030
Tỷ lệ tăng dân số


3,69
4,90
5,20
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
2


1,02
1,00
1,1
Tỷ lệ nhập cư
3


2,67
3,90
4,1
Nhập cư bình quân hàng năm
4


23.666
45.395
62.854
Nguồn: Tổng cục thống kê và Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 và áp
dụng phương pháp hồi quy để ngoại suy dân số đến năm 2030

Hình 1: Tăng trưởng dân số tại thành phố Đà Nẵng thời kỳ 1995-2020



Nguồn: Tổng cục thống kê, Quy hoạch phát triển KTXH 2020





4
Nhập cư bình quân hàng năm là số dân nhập cư trung bình mỗi năm.

×