Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố đà nẵng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 147 trang )


UỶ BAN NHÂN DÂN TP. ĐÀ NẴNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
BÁO CÁO
QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2020

ĐÀ NẴNG, THÁNG 5 NĂM 2008
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TP ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 1997-2007
1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN
LỰC VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 9
1.1. Vị trí địa lý 9
1.2. Địa hình 9
1.3. Khí hậu thuỷ văn 10
1.4. Tài nguyên thiên nhiên 10
1.4.1. Tài nguyên nước 10
1.4.2. Tài nguyên đất 10
1.4.3. Tài nguyên rừng 11
1.4.4. Tài nguyên biển và ven biển 11
1.4.5. Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá 12
1.5. Tài nguyên nhân văn 12
1.6. Dân số và nguồn nhân lực 12
1.7. Đánh giá việc huy động các nguồn lực 14
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 1997-2007
14


2.1. Tăng trưởng kinh tế 14
2.2. Cơ cấu kinh tế 17
2.3. Hiện trạng phát triển các ngành và các lĩnh vực 18
2.3.1. Công nghiệp - xây dựng 18
2.3.2. Dịch vụ 20
2.3.3. Nông nghiệp 24
2.4. Hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại 26
2.5. Thu chi ngân sách 27
2.6. Đầu tư phát triển 30
2.7. Kết cấu hạ tầng 31
2.8. Khoa học và công nghệ 33
2.9. Các vấn đề xã hội, môi trường và phát triển bền vững 35
2.9.1. Giáo dục và đào tạo 35
2.9.2. Lĩnh vực y tế 36
2.9.3. Văn hoá, thể dục - thể thao 38
2.9.4. Thu nhập và đời sống dân cư 39
2.9.5. Bình đẳng giới, đảm bảo quyền lợi phụ nữ và trẻ em 40
2
2.9.6. Môi trường và phát triển bền vững 40
2.10. Quốc phòng - an ninh 45
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LỢI THẾ, HẠN CHẾ VÀ KẾT QUẢ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ, NHỮNG THÁCH THỨC
MỚI 47
3.1. Lợi thế 47
3.2. Những thành tựu chủ yếu 48
3.3. Hạn chế 51
3.4. Thách thức mới 54
CHƯƠNG 2. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TÁC
ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TP. ĐÀ NẴNG
1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ 55

1.1. Xu hướng hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế 55
1.2. Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới 57
2. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2001-2010 58
3. BỐI CẢNH KHU VỰC VÀ VÙNG LÂN CẬN 58
CHƯƠNG 3. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHUNG 60
2. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2006-2010 60
2.1. Mục tiêu tổng quát 61
2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể thời kỳ 2006-2010 đã được Thành ủy thông qua
62
2.3. Phương hướng điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 63
2.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 63
2.3.2 Phát triển các ngành và lĩnh vực 66
- Dịch vụ 66
- Công nghiệp - xây dựng 67
- Thuỷ sản-nông-lâm 67
- Lĩnh vực xã hội 67
3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2010-2020 68
3.1. Mục tiêu tổng quát 68
3.2. Mục tiêu cụ thể 68
3.2.1. Về kinh tế 68
3.2.2. Về xã hội 68
3.2.3. Về môi trường 69
3.3. Các phương án phát triển 69
3.3.1. Phương án I 69
3.3.2. Phương án II 71
3
3.3.3. Phương án III 73

3.4. Những nhiệm vụ trọng tâm và tập trung phát triển các khâu đột phá
trong nền kinh tế thànhn phố 75
3.4.1. Tiếp tục xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của
vùng, là 1 trong 3 trung tâm kinh tế biển của cả nước 75
3.4.2 Phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng mang tầm khu vực của Đà Nẵng 75
3.4.3 Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm khoa học công nghệ cao, trung tâm
giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm khám chữa bệnh và dịch vụ y tế 76
3.4.4 Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm dịch vụ thuơng
mại, du lịch lớn của Việt Nam 76
3.5. Phát triển các ngành và lĩnh vực 77
3.5.1. Ngành dịch vụ 77
3.5.2. Công nghiệp và xây dựng 84
3.5.2.1. Công nghiệp 80
3.5.2.2. Xây dựng 89
3.5.3. Nông nghiệp 90
3.5.4. Phát triển kết cấu hạ tầng 93
3.5.5. Phát triển các vấn đề xã hội 99
3.5.5.1 Dân số, lao động và việc làm 99
3.5.5.2. Giáo dục - đào tạo 100
3.5.5.3. Y tế 101
3.5.5.4 Văn hoá thông tin, thể thao 103
3.5.5.5. Các vấn đề xã hội khác 104
3.5.6. Phát triển khoa học - công nghệ 105
3.5.7. An ninh - quốc phòng 106
3.6. Phát triển không gian lãnh thổ 106
3.6.1. Hướng phân bố công nghiệp 106
3.6.2. Hướng phân bố nông - lâm - ngư nghiệp 108
3.6.3. Tổ chức lãnh thổ ngành du lịch 108
3.7. Bảo vệ môi trường 109
3.7.1. Mục tiêu tổng quát 109

3.7.2. Dự báo các tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch 109
3.8. Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên 110
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ 111
1.1. Nhu cầu vốn đầu tư 111
1.2. Các giải pháp huy động vốn đầu tư 111
2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ
114
2.1. Phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực 114
4
2.2. Phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cao 115
3. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 116
4. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG 118
5. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
TRONG VÙNG 119
6. TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 119
7. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ 120
8. XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG - THÀNH PHỐ MÔI TRƯỜNG 120
9. GIẢI PHÁP KHAI THÁC TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY
121
10. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121
PHỤ LỤC1: HIỆN TRẠNG KT-XH TP. ĐÀ NẴNG 1996-1-2007 125
PHỤ LỤC2: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG GIAI ĐOẠN 2007-2020 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
5
MỞ ĐẦU
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến
năm 2010 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 113/2001/QĐ-
TTg ngày 30/7/2001. Qua hơn 7 năm triển khai thực hiện quy hoạch, thành phố

Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, những định
hướng, mục tiêu phát triển và hầu hết các dự án đầu tư của thành phố đã được
triển khai thực hiện. Những định hướng phát triển và mục tiêu quy hoạch đến
năm 2010 cũng được cụ thể hoá và cơ bản phù hợp với mục tiêu Nghị quyết
đại hội Đảng bộ thành phố Đà nẵng khoá XIX và kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội 5 năm 2006-2010 của thành phố.
Những thành tựu đã đạt được là rất quan trọng, nhưng quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng cũng còn nhiều hạn chế và thách
thức, đó là: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chủ yếu phát triển theo chiều
rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn
thấp, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có kỹ
năng chuyên sâu, một số vấn đề xã hội vẫn còn khá bức xúc Những thách
thức đó đòi hỏi thành phố Đà Nẵng cần xây dựng những định hướng và giải
pháp phát triển kinh tế xã hội nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh và bền
vững, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh nước ta vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), cơ hội phát triển là rất lớn, nhưng cũng có nhiều thách thức do sự
cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu cao hơn. Để đáp ứng yêu
cầu khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh và
bền vững, ngày 07/9/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2006/NĐ-
CP về công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội.
Với cách đặt vấn đề nêu trên, quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 được xây trên cơ
sở phân tích đánh giá lại các nguồn lực và điều kiện cho phát triển, dựa vào các
định hướng lớn được xác định trong NQ33/TW về việc xây dựng thành phố Đà
Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những định hướng lớn trong
xây dựng quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; các Báo cáo của
Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, để đề ra phương hướng quy hoạch đến năm 2020.

1. Mục tiêu xây dựng quy hoạch
Mục tiêu xây dựng quy hoạch đến năm 2020 là:
6
Đánh giá, xem xét quá trình huy động các nguồn lực nội sinh và ngoại
sinh của thành phố trong thời gian gần đây để điều chỉnh quy hoạch đến năm
2010 và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
đến năm 2020, làm cơ sở cho các địa phương, ngành, lĩnh vực xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm.
2. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu được xác định ở trên, dự án gồm các chương sau:
Chương 1: Phân tích đánh giá các nguồn lực và thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng thời kỳ 1997-2007
Mục tiêu của chương 1 nhằm:
- Phân tích, đánh giá những lợi thế, hạn chế về vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, tài nguyên nhân văn, dân số và nguồn nhân lực ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích đánh giá thực trạng kinh tế xã hội.
- Phân tích đánh giá những mặt làm được, những tồn tại, nguyên nhân.
Chương 2: Phân tích các yếu tố trong và ngoài nước tác động đến
phát triển kinh tế - xã hội thành phố
- Các xu thế vận động của thế giới ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã
hội thành phố Đà Nẵng
- Chủ chương của Đảng và Nhà nước, của thành phố về vai trò của thành
phố Đà Nẵng trong tương lai
- Những thách thức đặt ra đối với thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
Chương 3: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020
Trên cơ sở phân tích đánh giá của chương 1 và chương 2; chương 3
nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau:
- Quan điểm, mục tiêu phát triển thành phố.

- Xây dựng các phương án phát triển.
- Xây dựng định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020
Chương 4: Các giải pháp thực hiện
Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong quy
hoạch, bao gồm: các giải pháp về vốn, các giải pháp về khoa học công nghệ,
nguồn nhân lực, cơ chế chính sách phát triển, các giải pháp để thành phố đạt
tiêu chuẩn thành phố hiện đại.
3. Những căn cứ chủ yếu để xây dựng quy hoạch
Dự án xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020 được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
7
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
- Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát
triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.
- Nghị quyết số 09/NQ/TW ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/9/2006 về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX
- Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 15/5/2007 của Thành Uỷ
Đà Nẵng về thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm
2010.
- Căn cứ tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới của
thành phố Đà Nẵng.
- Quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

- Các dự án quy hoạch ngành đã được phê duyệt.
- Các định chế, lộ trình hội nhập của Tổ chức Thương mại thế giới WTO
và CEPT/AFTA, ASEAN…
8
CHƯƠNG 1.
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Tp. ĐÀ NẴNG THỜI KỲ 1997-2007
1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
1.1. Vị trí địa lý
Đà Nẵng nằm ở 15
o
55

20

đến 16
o
14

10

vĩ tuyến Bắc, 107
o
18

30

đến
108

o
20

00

kinh tuyến Đông, là thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung. Phía
Bắc thành phố giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng
Nam, phía Đông giáp biển Đông.
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 765km về phía Bắc
và cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối với vùng Tây
Nguyên qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước
Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc Á thông qua
hành lang kinh tế Đông - Tây. Bên cạnh đó có các tuyến giao thông quan trọng
như Quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc - ASEAN đi qua,
cảng biển và sân bay quốc tế, tạo ưu thế về vị trí địa lý kinh kế của Đà Nẵng
trong tổng thể kinh tế của cả nước, xứng đáng là thành phố hạt nhân của vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngoài ra Đà Nẵng còn nằm gần năm di sản
thiên nhiên, văn hoá thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ
Sơn, Phong Nha, Nhã nhạc cung đình Huế.
Các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đông Nam Á và Thái
Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000 km tính từ thành phố Đà
Nẵng, rất thuận tiện trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố.
1.2. Địa hình
Địa hình thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm
mặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân
sự và các khu chức năng của thành phố có dân cư đông đúc. Đất để bố trí các

cơ sở công nghiệp và các công trình kinh tế - xã hội khác đã gần tới hạn và vấn
đề cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ đang có nhiều hạn chế.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phần lớn ở độ cao 700 - 1.500m,
độ dốc lớn (>40
o
), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ
môi trường sinh thái của thành phố. Việc xây dựng có những thuận lợi về nền
móng công trình, song vẫn cần đầu tư lớn trong xử lý mặt bằng - xây dựng cơ
9
sở hạ tầng. Do đó cần tính toán thật hiệu quả trong bố trí phát triển các cơ sở
mới.
1.3. Khí hậu thuỷ văn
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt
độ cao và ít biến động. Khí hậu thành phố mang đặc thù của khí hậu nơi
chuyển tiếp giữa hai miền: miền Bắc và miền Nam nhưng nổi trội là khí hậu
nhiệt đới của miền Nam. Đà Nẵng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 8 đến
tháng 12) và mùa khô (tháng 1 đến tháng 7). Mùa mưa trùng với mùa bão lớn
nên thường có lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng; ngược lại mùa hè ít mưa, nền
nhiệt cao gây hạn, một số cửa sông bị nước mặn xâm nhập, gây ảnh hưởng
không tốt đến phát triển kinh tế và đời sống dân cư thành phố.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa
dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
1.4.1. Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ các sông Cu
Đê, Cẩm Lệ, Vĩnh Điện, tuy nhiên nguồn nước này bị hạn chế do ảnh hưởng
của thuỷ triều (vào mùa khô, tháng 5 và 6). Các tháng khác nhìn chung đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân. Nước ngầm
của vùng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nước
ngầm tệp đá vôi Hòa Hải - Hòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50-60m; khu

Hòa Khánh có nguồn nước ở độ sâu 30-90m.
1.4.2. Tài nguyên đất
Diện tích toàn thành phố Đà Nẵng là 1.256,54km
2
(năm 2006) tính cả
diện tích huyện đảo Hoàng Sa với các loại đất: cồn cát, đất ven biển, đất mặn,
đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng,
đất thung lũng và đất xói mòn trơ sỏi đá. Quan trọng là đất phù sa thích hợp
với sản xuất nông nghiệp và đất đỏ vàng thích hợp với trồng cây công nghiệp
dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và bố trí các cơ sở hạ tầng
kỹ thuật.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Nẵng đến 2006
Đơn vị: Ha
Tổng số
Chia ra
Đất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất ở
Đất chưa
sử dụng,
sông, núi
Toàn thành phố 125.644,5 9.226,6 61.023,4 38.531,6 5 598,4 6.808,2
Hải Châu 2.113,6 24,1 - 1.326,3 471,9 21,6
Thanh Khê 927,5 18,0 - 385,5 457,1 24,2
10

Sơn Trà 6.084,0 36,6 3.305,9 1.005,5 569,6 841,1
N.H.Sơn 3.661,5 1.106,9 174,4 843,8 509,5 434,0
Liên Chiểu 8.308,2 684,2 3.978,3 1.905,7 549,0 799,6
Cẩm Lệ 3.314,8 829,5 158,5 990,0 667,0 231,6
Hoà Vang 70.734,7 6.527,3 53.406,3 1.574,8 2 374,3 4.456,0
Hoàng Sa 30.500,0 - - 30.500,0 - -
Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường
Năm 2006, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn thành phố là
9.235,6ha, chiếm tỷ trọng 7,35% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó tập trung
chủ yếu tại huyện Hoà Vang với 6.517,6ha, các quận Liên Chiểu 693,2ha, Cẩm
Lệ 832,6ha và Ngũ Hành Sơn 1.125,1ha, còn lại các quận khác đất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên
của thành phố với 60.989,8ha (48,5%) và cũng tập trung lớn nhất tại huyện
Hoà Vang với 53.352ha (chiếm 87,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp).
Đất chuyên dùng sử dụng vào các mục đích công nghiệp, xây dựng, thuỷ
lợi, kho bãi, quân sự chiếm 42.909,4ha (34,1%). Đất ở chiếm 4,4% tổng diện
tích đất tự nhiên với 5.561,4ha. Hiện tại diện tích đất chưa sử dụng của thành
phố là 6.958,3ha, chiếm 5,5% tổng diện tích.
Công tác qui hoạch sử dụng đất được chú trọng, thành phố hiện đã hoàn
thành việc tổng kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và
báo cáo điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010.
1.4.3. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp thành phố đến năm 2006 là 60.988,7ha, chiếm
diện tích lớn nhất (48,5%) trong tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. Diện
tích rừng đặc dụng: 36.658,4ha; rừng phòng hộ: 9.823,7ha; rừng sản xuất:
14.506,6ha. Đất rừng tự nhiên tập trung chủ yếu phía tây huyện Hoà Vang, một số
ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà. Tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2007 là 42,7%,
phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ

nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch, nhất là
khu vực Sơn Trà, Hải Vân và Bà Nà - nơi hội tụ các thảm thực vật Bắc Nam.
1.4.4. Tài nguyên biển và ven biển
Đà Nẵng có bờ biển dài 92km, có vịnh nước sâu với các cửa biển Tiên
Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, tạo thành vành đai nước
nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với
nước ngoài. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Non Nước, Mỹ Khê, Thanh
Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát
triển du lịch và nghỉ dưỡng.
11
Khả năng phát triển kinh tế thuỷ hải sản của thành phố lớn, vùng biển
Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng hàng năm khai thác trung bình
hàng năm đạt trên 40 nghìn tấn. Thành phố có hơn 670ha mặt nước có khả
năng nuôi trồng thuỷ sản, có điều kiện tốt để phát triển xây dựng vùng nuôi cá
nước ngọt tại các xã thuộc huyện Hoà Vang.
1.4.5. Tài nguyên du lịch và di sản văn hoá
Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch của cả nước,
có tiềm năng du lịch phong phú gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn. Đà Nẵng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như đèo Hải Vân, Nam Ô, Xuân
Thiều, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, các bãi tắm Mỹ Khê,
Non Nước, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp và hấp
dẫn nhất hành tinh, Bảo tàng Chàm gắn kết với các di sản văn hoá thế giới như:
Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế và các thành phố duyên hải
miền Trung. Rất thuận tiện cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du
lịch nghỉ mát, tham quan, nghiên cứu, văn hoá.
1.5. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, đồng thời
cũng là nơi có nhiều di tích văn hoá của các dân tộc do nhiều thế hệ để lại, tiêu
biểu là các di tích lịch sử của dân tộc Chăm, các lễ hội văn hóa của đồng bào dân
tộc Cơ Tu… Những nét đặc trưng về văn hoá của các dân tộc đã để lại trên địa

bàn thành phố nhiều luồng văn hoá đặc sắc có sức thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước đến thăm quan, tạo cơ hội để thành phố phát triển kinh tế theo hướng
đa dạng.
1.6. Dân số và nguồn nhân lực
Dân số trung bình của Đà Nẵng năm 1997 là 672,5 nghìn người, đến năm
2007 là 806,7 nghìn người, tăng thêm 134,4 nghìn người trong giai đoạn 1997-
2007 (tương đương với dân số một quận) và đạt tốc độ tăng dân số bình quân
1,9%/năm, giai đoạn 2001-2005 là 1,7%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước
(1,3%).
Tốc độ đô thị hoá nhanh nên tỷ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số cũng
tăng theo, từ 535 người/km
2
/1997 lên 631 người/km
2
/2006 (mật độ dân số toàn
miền Trung đạt 203 người/km
2
và cả nước là 256 người/km
2
). Dân số phân bố
không đều giữa các quận, huyện; quận tập trung đông dân cư gồm quận Hải
Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và đặc biệt là quận Thanh Khê có mật độ dân
số/km
2
cao nhất thành phố. Các quận, huyện ngoại thành do điều kiện địa hình,
vị trí địa lý không thuận lợi nên dân cư khá thưa thớt, năm 2006 mật độ dân số
hai quận, huyện ngoại thành chỉ đạt 150 người/km
2
, thấp hơn rất nhiều so với
các quận nội thành.

12
Dân số khu vực nội thành năm 2006 là 687 nghìn người, chiếm 86,7%
tổng dân số toàn thành phố, tăng bình quân 3,5%/năm trong giai đoạn 2001-
2005 và 2,8% thời kỳ 1997-2006. Tỷ lệ này cao hơn so với bình quân cả nước.
Lực lượng lao động xã hội năm 2006 của thành phố là 387,3 nghìn
người, chiếm 48,4% dân số, trong đó số lao động có việc làm là 368,2 nghìn
người (chiếm 95,1% lực lượng lao động), tăng 112,4 nghìn người so với năm
2000 và 147,1 nghìn so với năm 1997. Trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật
nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với trung bình chung
của cả nước. Theo số liệu năm 2006, toàn thành phố có hơn 62 nghìn lao động
có trình độ đại học, cao đẳng (chiếm 16%), lao động có trình độ trung học đạt
8,5% và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao nhất với 21,2% tổng số lao
động.
Bảng 2: So sánh lực lượng lao động theo trình độ văn hoá phổ thông
Đơn vị: Người,%
Trình độ đào tạo Đà Nẵng
Vùng KTTĐ
miền Trung
Cả nước
Lực lượng lao động 376.545 3.168.862 44.382.085
Tỷ lệ lao động
- Không biết chữ 0,77 2,90 4,04
-Chưa tốt nghiệp Tiểu học 6,28 15,41 13,09
- Tốt nghiệp Tiểu học 22,44 34,59 29,08
- Tốt nghiệp cấp THCS 29,45 26,47 32,57
- Tốt nghiệp cấp THPT 41,06 20,63 21,23
Nguồn: Thống kê lao động việc làm 2005
Thời kỳ 1997-2007, Thành phố đã giải quyết việc làm mới cho 24,2 vạn
lao động, đạt bình quân 2,2 vạn lao động/năm (vượt so với kế hoạch đề ra 1,8-2
vạn lao động). Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố đã giảm từ

5,42% năm 1997 ước còn 5,02% vào năm 2007, và được đánh giá là ổn định,
hợp lý đối với một đô thị đang trên đà phát triển. Công tác giải quyết việc làm
được phối hợp chặt chẽ với đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao
động. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 21,6% năm 1997 lên 24,4% năm
2000 và 45,7% năm 2007, tăng hơn 2 lần so với năm 1997. Tỷ lệ lao động có
tay nghề, kỹ thuật tăng tương ứng từ 13,3% lên 15,4% và 28,3%.
Thành phố đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hoá, xuất hiện và phát triển các ngành công nghiệp gia công, chế biến ở
dạng thô, cơ khí lắp ráp… yêu cầu đòi hỏi lực lượng lao động phần lớn là lớp
trẻ, có sức khoẻ. Song, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và trình độ nguồn nhân
lực được nâng lên và cao hơn so với tỷ lệ bình quân của khu vực cũng như cả
nước (cao gấp 2,9 lần khu vực Nam Trung bộ và 2,6 lần cả nước).
13
1.7. Đánh giá việc huy động các nguồn lực
Qua phân tích, đánh giá việc huy động các nguồn lực của thành phố Đà
nẵng, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Điều kiện tài nguyên khoáng sản của thành phố Đà Nẵng không nhiều,
song thành phố đã huy động hiệu quả các nguồn tài nguyên vào quá trình sản
xuất như: nguồn tài nguyên đá vôi phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, tài
nguyên nước phát triển thuỷ điện .
- Đất đai của thành phố không nhiều song có cả đồng bằng, vùng núi,
vùng ven biển nên đã tận dụng điều kiện địa hình đa dạng để “lấn biển, nối dài
dòng sông” phát triển đa ngành nghề như: Hạ tầng giao thông, dịch cụ, trồng
trọt, chăn nuôi, du lịch, thuỷ sản v.v và đặc biệt trong thời gian qua thành phố
đã sử dụng chính sách khai thác quỹ đất để phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng
KT-XH.
- Kinh tế biển đang trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn
của thành phố Đà Nẵng
- Là trung tâm của khu vực, có nhiều trường Đại học và Cao đẳng,
Trung học dạy nghề.

- Nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề
của thành phố tăng cao qua các năm, chất lượng trình độ lao động cao nhất
vùng. Tuy nhiên vẫn còn những yếu kém nhất định, đặc biệt là lực lượng lao
động có kỹ năng, trình độ cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra của
tình hình mới.
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 1997-2007
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Ngày 1/1/1997 thành phố Đà Nẵng được tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết kỳ họp
thứ 10, Quốc hội khoá IX ngày 6/11/1996 và bắt đầu thời kỳ phát triển mới. Từ
năm 1997 đến cuối năm 2005, Đà Nẵng có 5 quận và 2 huyện với diện tích tự
nhiên là 1.256,54km
2
. Đến nay, sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới và thành
lập thêm quận Cẩm Lệ, dân số thành phố vào khoảng 806,7 ngàn người (năm
2007). Qua hơn 10 năm thành lập, được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ
và sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ nhân dân toàn thành phố, Đà Nẵng đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế:
Giai đoạn 1997-2000: Năm 1997, năm đầu tiên trở thành đơn vị trực
thuộc trung ương, kinh tế thành phố tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng GDP khá, ở
mức 12,7% (1996: 12%). Tuy nhiên, cuối năm 1997, cuộc khủng hoảng tài
chính, tiền tệ xảy ra trong khu vực đã tác động xấu đến kinh tế nước ta; bên cạnh
đó là trận lũ gây thiệt hại nặng nề vào năm 1999 nên
t
t
14
ốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố giảm mạnh trong năm 1998 (tăng
8,8%) và tăng chậm trong 2 năm 1999-2000 (9,5%; 9,9%). Kết quả cả giai đoạn
1997-2000, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP, giá so sánh 1994) chỉ
đạt bình quân 10,2%/năm, trong đó: thủy sản - nông - lâm tăng 3,1%, công

nghiệp - xây dựng tăng 15,4% và dịch vụ tăng 8,1% với tỷ trọng ngành công
nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 35,2% năm 1997 lên 41,3% vào năm
2000. GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt trên 430 USD/người, tăng gấp
1,45 lần so với năm 1997 (300 USD/người). Giá trị sản xuất công nghiệp - xây
dựng tăng bình quân 17,7%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình
quân 8,5/năm.
Giai đoạn 2001-2005: Từ năm 2001, thành phố từng bước phát huy các
nhân tố của cơ chế mới, huy động các nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển sản
xuất, vượt qua những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khắc phục hậu quả
thiên tai… đưa kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ tăng GDP đạt trên
12%, trong 2 năm liên tiếp (2001: 12,2%; 2002: 12,6%).
Năm 2003, với vị thế mới là đô thị loại I theo Quyết định 145/2003/QĐ-
TTg ngày 15/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp theo đó là Nghị quyết 33-
NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành
phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa”, thành phố đã triển
khai xây dựng và thực hiện các chương trình hành động theo Nghị quyết 33-
NQ/TW, thành phố Đà Nẵng đã đẩy mạnh vai trò là thành phố động lực lan tỏa
trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, từng bước hoàn thiện môi trường đầu
tư, môi trường sản xuất kinh doanh theo hướng mở và nâng cao năng lực cạnh
tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, mặc dù dịch SARS, dịch
cúm gia cầm bùng phát, giá các vật tư, nguyên, nhiên liệu thiết yếu như xăng
dầu, sắt, thép biến động tăng, ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, xuất khẩu và
du lịch… nhưng kinh tế thành phố vẫn tiếp tục tăng trưởng liên tục trên 2 con
số, năm sau cao hơn năm trước (2003: 12,62%; 2004: 13,2%; 2005: 13,8%).
Kết quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thành phố đều đạt và
vượt kế hoạch đã đề ra trong giai đoạn 2001-2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt bình quân 12,9%/năm, tăng 2,7% so với thời kỳ 1997-2000. Trong đó: công
nghiệp - xây dựng tăng 18,9%, thủy sản - nông - lâm tăng 6,2% và dịch vụ tăng
8,3%.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19%/năm, trong đó: công

nghiệp trung ương tăng 31,7%, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 18,2% và
công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14%; giá trị sản xuất thuỷ sản -
nông - lâm tăng 5,9%/năm và giá trị sản xuất dịch vụ tăng 11,4%/năm. Tổng
mức bán buôn luôn chiếm tỷ trọng lớn (65-75%); kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ tăng bình quân 15,7%/năm.
15
Năm 2006, thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng lớn, biến
động tăng giá cả nguyên, nhiên vật liệu, dịch bệnh tiếp tục xảy ra và hai cơn
bão (Chanchu và đặc biệt là bão số 6 Xangsane) gây thiệt hại nghiêm trọng về
người và của, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân. Nhịp độ
tăng GDP năm 2006 chỉ đạt 11,2%.
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), mở ra nhiều cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất cho
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo khắc phục hậu quả của các cơn bão, chủ động nắm bắt cơ hội, đề ra các
giải pháp, chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, đưa kinh tế thành phố tăng trở lại ở mức 13%.
Xét cả giai đoạn 1997-2007, kinh tế Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 11,6%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 15,3%/năm; dịch
vụ tăng 9,9%/năm và thủy sản - nông - lâm tăng 3,2%/năm.
Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt, năm sau cao hơn
năm trước. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 1997 là 4,77
triệu đồng/người, năm 2000 là 6,91 triệu đồng, năm 2005 là 15,0 triệu đồng
(khoảng 1.010 USD/người), tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000 và năm 2007 là
18,84 triệu đồng (tăng gấp 3,9 lần so với năm 1997).
Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thành phố giai đoạn 1997-2007
Chỉ tiêu ĐVT 1996 1997 2000 2005 2006 2007
Tốc độ tăng
bq/năm (%)
01-05 97-07

1. Dân số trung bình 10
3
ng 657,3 672,5 716,3 781,0 792,9 806,7 1,7 1,9
2.GDP(giá SS1994) Tỷ đg 2.298,0 2.589,8 3.390,2 6.214,3 6.776,2 7.658,9 12,9 11,6
Trong đó:
- Tsản - nông - lâm “ 244,9 252,2 276,3 373,5 333,6 346,8 6,2 3,2
- Công nghiệp - XD “
760,
9
928,1 1.347,9 3.207,4 3.248,4 3.657,2 18,9 15,3
- Dịch vụ “ 1.292,1
1.409,
6
1.766,0 2.633,4 3.194,2 3.654,9 8,3 9,9
3.GDP/người(GTT) 10
6
đg 4,27 4,77 6,91 14,97 16,23 18,84 16,7 14,4
Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Đà Nẵng, Niên giám thống kê thành phố
2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997-2007 có sự chuyển dịch đáng kể theo
hướng giảm tỷ trọng ngành thủy sản - nông - lâm, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 1997, ngành thủy sản - nông - lâm chiếm
9,7% trong GDP, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35,2% và ngành dịch
vụ có tỷ trọng lớn nhất với 55,1%. Đến năm 2007 tỷ trọng các ngành trong
16
GDP lần lượt là: công nghiệp - xây dựng 46,9%, dịch vụ 49,1% và thủy sản -
nông - lâm 4,1%.
Bảng 4: Cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng
Đơn vị:
%

1997 2000 2005 2007
Tổng số 100 100 100 100
Công nghiệp - xây dựng 35,2 41,3 50,2 46,9
Thủy sản - nông - lâm 9,7 7,9 5,1 4,1
Dịch vụ 55,1 50,9 44,7 49,1
Nguồn: QH tổng thể phát triển KT-XH ĐN 2001-2010 số liệu thống kê ĐN 2006-2007
Cơ cấu kinh tế thành phố đang có xu hướng chuyển dịch tích cực phù hợp
với định hướng, yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH thành phố, phù hợp với Nghị
quyết của Thành uỷ và Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010
đã được Chính phủ phê duyệt là “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp”.
Trong từng ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển,
cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu
nội tại của nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu.
Bảng 5: So sánh cơ cấu kinh tế năm 2007 (%)
Chỉ tiêu Cả
nước
Đà Nẵng
2006 Ư2007
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
- Nông lâm ngư 20,37 4,3 4,1 1,5 1,1 11,0 8,02
- Công nghiệp - xây dựng 41,56 46,1 46,9 49,8 46,4 37,5 44,00
- Dịch vụ 38,07 49,6 49,1 47,7 52,5 51,5 47,98
Thời kỳ đầu, lúc thành phố vừa chia tách trở thành đơn vị hành chính trực
thuộc trung ương, kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò quan trọng, với tỷ trọng
trong tổng GDP tăng từ 47,2% năm 1997 lên 54,9% năm 2000 và đạt cao nhất
năm 2003 (58,5%). Từ năm 2004, tỷ trọng của khu vực kinh tế quốc doanh bắt
đầu có xu hướng giảm còn khoảng 55% vào các năm 2004-2007, đạt kết quả này
chính là việc đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hoá các doanh
nghiệp Nhà nước. Khu vực kinh tế dân doanh có xu hướng tăng dần, tỷ trọng của
khu vực này tăng từ 31-32% vào cuối những năm 90 lên trên 36% trong các năm

2004-2007 và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển và chiếm khoảng 7-8%
GDP, song là khu vực luôn giữ mức tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế thành phố, mở rộng thị trường xuất khẩu và trong nước, thúc đẩy
các hoạt động dịch vụ phát triển, tăng thu ngân sách, tiếp cận và đổi mới công
nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
17
Cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch tích cực, song chưa tạo ra tiền đề cho
tăng tốc. Nhận định này dựa trên số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng công nghiệp
và xây dựng liên tục tăng từ 35,2% lên 46,9%, trong khi tỷ trọng dịch vụ lại
giảm từ 55,1% xuống 49,1%. Đây là dấu hiệu chưa hợp lý, chất lượng ngành
dịch vụ phát triển chậm, chưa đáp ứng nhu cầu hội nhập. Đặc biệt là vai trò của
thành phố Đà Nẵng là động lực cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(NQ33), nhưng cũng chưa phát huy được hiệu quả.
2.3. Hiện trạng phát triển các ngành và các lĩnh vực
2.3.1. Công nghiệp - xây dựng
Giai đoạn 1997-2007, tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp - xây dựng
đạt bình quân 15,3%/năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP
toàn thành phố. Năm 1997 ngành công nghiệp - xây dựng đạt 928,1 tỷ đồng
(giá so sánh 1994), đến năm 2000 là 1.347,9 tỷ đồng, tăng gấp 1,45 lần năm
1997 và năm 2007 là 3.657,2 tỷ đồng, tăng gấp 3,94 lần.
Công nghiệp: Là một trong những ngành chủ lực của thành phố và luôn
có giá trị sản xuất tăng cao hàng năm. Trong đó ngành công nghiệp chế biến
chiếm tỷ trọng cao trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành. Trong thời kỳ đổi mới
các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, nhất là khối dân doanh. Ngành
công nghiệp cũng là ngành tiên phong trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, giải
thể và cổ phần hóa. Chính vì vậy mà trong giai đoạn 1997-2007 công nghiệp
nhà nước do địa phương quản lý giảm dần cả về quy mô và cơ cấu trong gía trị
sản xuất, đó là điểm mới và dám đổi mới ở Đà Nẵng. Tuy vậy, công nghiệp
thành phố cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng
tài chính, tiền tệ khu vực, thế giới vào giữa năm 1997 và của thiên tai, dịch

bệnh Trước tình hình đó, đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XVII
đã đánh giá tình hình, đề ra những mục tiêu quan trọng phải phấn đấu để giữ
vững ổn định và phát triển công nghiệp nói riêng cũng như kinh tế của thành
phố nói chung. Công nghiệp thành phố đã từng bước khắc phục những khó
khăn trước mắt và của thời kỳ đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, đạt
nhiều thành quả đáng kích lệ.
Giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19%/năm. Tổng
giai đoạn 1997-2007, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,3% với giá trị sản
xuất năm 2007 ước đạt 9.717,1 tỷ đồng, tăng gấp 4,9 lần so với năm 1997. Góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng trong GDP.
Bảng 6: GTSX công nghiệp giai đoạn 1997-2007 (giá CĐ 1994)
Đơn vị: Tỷ đồng
1996 1997 2000 2005 2007
Tốc độ tăng
97-07 (%)
GTSX công nghiệp 1.683,5 1.959,6 3.367,8 8.030,2 9.717,1 17,3
18
Trong đó:
- Công nghiệp trung ương 440,3 585,4 1.094,4 4.337,8 5.303,0 25,4
- Công nghiệp địa phương 977,1 1.020,2 1.537,6 2.276,0 2.772,0 9,9
- CN có VĐT nước ngoài 266,1 354,1 735,8 1.416,5 1.642,1 18,0
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng10 năm 1996-2006
Trong đó: Tỷ trọng công nghiệp trung ương tăng nhanh từ 29,9% năm
1997 lên 54,6% vào năm 2007, đạt tốc độ tăng bình quân 25,4%/năm; công
nghiệp địa phương tăng 9,9%/năm, trong đó tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh giảm nhẹ, chủ yếu ở khối hợp tác xã và hộ cá thể, riêng khu vực
doanh nghiệp tư nhân và các công ty (TNHH, Cổ phần…) có xu hướng tăng,
tuy chưa nhanh và mạnh. Công nghiệp có vốn ĐTNN tăng 18%/năm và chiếm
tỷ trọng bình quân ở mức 18-19%.

Về nội bộ ngành: công nghiệp khai thác tăng nhẹ từ 0,4% năm 1997 lên
0,6% năm 2000 và trên 1,2% vào năm 2007; công nghiệp chế biến tăng từ
92,5% lên 94,4% và 95,6%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện - nước
giảm từ 7,1% xuống còn 5% và 3,2%.
Trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến cũng có sự biến đổi. Các phân
ngành đang có xu hướng giảm tỷ trọng là công nghiệp chế biến thực phẩm - đồ
uống; chế biến gỗ - lâm sản; công nghiệp da giày và công nghiệp sản xuất sản
phẩm từ khoáng phi kim loại. Phân ngành hóa chất - cao su nhựa tăng giảm
không đều (tăng nhanh trong năm 2002, 2003 nhưng sang năm 2004 bắt đầu
giảm nhẹ). Các phân ngành có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu giá
trị sản xuất công nghiệp là ngành may mặc, ngành cơ khí - luyện kim và sản
xuất máy móc- thiết bị điện - điện tử. Tỷ trọng của phân ngành sản xuất
giường, tủ, bàn, ghế (chủ yếu là các sản phẩm bằng gỗ để xuất khẩu) và các
ngành công nghiệp khác (chủ yếu là sản xuất đồ chơi, nến cao cấp…) cũng có
xu hướng tăng dần.
Sản phẩm chủ lực hiện nay của ngành công nghiệp thành phố là: thuỷ
sản đông lạnh, dệt - may mặc, lốp ôtô, ximăng, da giày. Bên cạnh đó một số
sản phẩm khác tuy còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng có nhiều tiềm năng
phát triển thành các sản phẩm công nghiệp chủ lực như: thiết bị điện, điện tử,
linh kiện điện tử - tin học, cơ khí, kim khí, đóng tàu, sản xuất lắp ráp ôtô, xe
máy; đồ uống (bia các loại, các sản phẩm từ sữa); sợi các loại Thị trường
xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp không ngừng mở rộng, cơ cấu mặt hàng
ngày càng phong phú đa dạng, tập trung vào các mặt hàng như: thuỷ sản, dệt
may, giày, đồ chơi trẻ em, nến cao cấp, dăm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ Kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tăng liên tục qua các năm, năm 2007
đạt 300 triệu USD, chiếm 64,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá toàn
thành phố, tăng gấp 8,6 lần so với năm 1997 (35,14 triệu USD).
Tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp thời kỳ 1997- 2007 đạt trên
19
18.157 tỷ đồng, cơ cấu nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng có sự

chuyển dịch đáng kể và theo hướng tăng dần khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Tuy chưa tương xứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa song ngành
công nghiệp đã cố gắng từng bước đổi mới thiết bị công nghệ, nâng dần tỷ
trọng thiết bị hiện đại bình quân từ 4% năm 1997 lên 39% năm 2004 và 50%
năm 2006 (so với khu vực Đông Nam Á), trong đó một số ngành có chỉ số trình
độ công nghệ đạt khá như: dược, thiết bị y tế (đạt 0,76); bia, rượu, nước giải
khát (đạt 0,72); nhựa, cao su (đạt 0,7), Chế biến thực phẩm (0,68); Dệt - May
mặc (0,66); Điện - Điện tử (0,65); Cơ khí chế tạo (0,63); Vật liệu xây dựng
(0,62); Chế biến thức ăn gia súc (0,61)… Tỷ lệ lao động làm việc trên thiết bị
tự động hoá, cơ khí khoảng 39%. Nhiều sản phẩm được công nhận là hàng Việt
Nam chất lượng cao, đoạt giải Sao vàng đất Việt, Cúp vì sự phát triển cộng
đồng, đoạt các huy chương trong nước và quốc tế.
Nhiều khu công nghiệp, nhiều dự án công nghiệp lớn đã và đang được
đầu tư. Năm 1996 thành phố chỉ có 2 khu công nghiệp (KCN) thì đến nay
thành phố đã đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh 5 KCN lớn và 1 cụm công
nghiệp nhỏ, tổng diện tích 1.400 ha. Trên địa bàn thành phố đã có nhiều doanh
nghiệp, dự án công nghiệp có giá trị sản xuất và sản lượng lớn như: Công ty
Dệt may Hoà Thọ, Dệt may 29/3, Vinatex Đà Nẵng, Công ty Cao su Đà Nẵng,
Công ty Thuỷ sản thương mại Thuận Phước, dự án Công ty Mabuchi (Nhật),
dự án Đóng tàu Vinashin, Dây chuyền tôn mạ kẽm, tôn mạ màu của Công ty
Công nghiệp tàu thủy miền Trung, Dây cáp điện Tân Cường Thành, Điện tử
Việt Hoa
2.3.2. Dịch vụ
Thành phố Đà Nẵng có ưu thế vượt trội hơn các tỉnh trong Vùng kinh tế
trọng điểm Miền trung, nên hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ quan trọng đều
đóng cơ quan tại Đà Nẵng để cung ứng dịch vụ không chỉ cho Đà Nẵng mà cả
vùng. Lợi thế về sân bay, cảng biển, đường sắt làm cho thành phố Đà Nẵng
chiếm ưu thế rất lớn về vận tải, các hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch, Hệ
thống tài chính trên địa bàn đa dạng là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho các
thành phần kinh tế. Thành phố là trung tâm phân phối về thương mại của cả

khu vực, kể cả các hoạt động về tư vấn, hoạt động khoa học kỹ thuật Nhìn
chung với nhiều ưu thế của mình thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt vai trò
cung ứng các loại dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế.
Các ngành dịch vụ của thành phố ngày càng phát triển đa dạng, đóng
góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của thành phố và từng bước đáp ứng nhu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ lệ đóng góp của các ngành dịch vụ trong GDP
của thành phố luôn đạt xấp xỉ 45% trở lên với tốc độ tăng trưởng GDP dịch vụ
bình quân giai đoạn 1997-2007 là 9,9%/năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất dịch
vụ bình quân thời kỳ 1997-2007 đạt 11,37%/năm, giai đoạn kế hoạch 2001-
20
2005 là 11,42% (kế hoạch đề ra: 12-13%).
Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn thành phố thuộc khối dịch
vụ cho thấy, ngành thương mại chiếm tỷ trọng 31,1% năm 1997, tăng lên
36,7% năm 2000 và giảm còn 27% năm 2007. Theo thứ tự mốc thời gian trên,
lĩnh vực du lịch, khách sạn nhà hàng là: 13,2% - 12,3% và 26,7%; lĩnh vực vận
tải, kho bãi, thông tin liên lạc là: 13,6% - 13,9% và 11,7%.
Bảng 7: Cơ cấu ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ
Đơn vị: %
1997 2000 2006
Toàn ngành dịch vụ: 100 100 100
Thương nghiệp 31,08 36,65 26,68
Du lịch, khách sạn nhà hàng 13,19 12,34 26,84
Vận tải, kho bãi, TTLL 13,63 13,90 11,72
Tài chính, tín dụng 6,58 6,23 7,18
Thuế nhập khẩu 13,5 10,39 2,53
Các lĩnh vực khác 28,6 20,49 24,43
Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 10 năm thành tựu
Thương mại là lĩnh vực có bước phát triển nhanh và khá toàn diện. Tỷ
trọng GDP thương mại luôn chiếm trên 25% tổng GDP khối dịch vụ. Hoạt
động nội thương sôi nổi, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng từ 2.634 tỷ

đồng năm 1997 lên 13.800 tỷ đồng năm 2007, tăng gấp 5,2 lần và tăng bình
quân 16,1%/năm, bước đầu đảm nhận được vai trò trung tâm phát luồng bán
buôn cho các tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên. Mạng lưới kinh
doanh được phân bố đều và rộng rãi. Một số trung tâm thương mại - siêu thị
được hình thành như: siêu thị Bài Thơ, Intimex, Nhật Linh, siêu thị ánh sáng
Thư Dung, trung tâm buôn bán Metro, Hoàng Anh Plaza, Siêu thị Big C, cửa
hàng tự chọn Bảo Trâm…; hệ thống chợ được quy hoạch lại và xây dựng mới
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu mua sắm của nhân dân như chợ đầu mối nông
sản Hoà Cường, chợ Đống Đa, chợ Hoà Khánh, chợ Tuý Loan …
Thành phố đã đầu tư Cổng Giao tiếp thương mại điện tử (Danang
Business Gateway) để giới thiệu hàng hoá, trao đổi, thông tin… cho doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng Website, mua
bán qua mạng ngày càng tăng lên.
Văn minh thương mại ngày càng được cải tiến và lớn mạnh theo xu
hướng toàn cầu: chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng ngày
càng tăng, giá cả trong nước biến động theo giá thị trường thế giới. Các ngành
hàng kinh doanh có điều kiện đã được quy hoạch có hệ thống: xăng dầu, gas.
Hệ thống phân phối theo “chuỗi” từng bước hình thành và phát triển
mạng lưới bán hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ
21
trở thành hệ thống có quy mô lớn hơn như: Công ty Trung Nguyên với hệ thống
cửa hàng G7 Mart, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam với hệ thống siêu thị
Vinatex…
Hoạt động xuất khẩu khởi sắc, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ bình quân giai đoạn 1997-2007 đạt 18%/năm với kim ngạch xuất khẩu
bình quân đầu người năm 2005 đạt 622 USD, gấp 1,7 lần so với cả nước (370
USD)
1
và năm 2007 đạt 938 USD, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1997. Kim ngạch
xuất khẩu tuy còn ở mức khiêm tốn so với tiềm năng của thành phố, song chất

lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng
khá, nhất là các mặt hàng chủ lực như: hải sản đông lạnh, sản phẩm may mặc,
xăm lốp ôtô, giày da, đồ chơi trẻ em v.v ; tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến,
giảm tỷ trọng các sản phẩm thô. Đến nay các sản phẩm công nghiệp của thành
phố đã có mặt tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cơ cấu thị
trường tương đối ổn định, khu vực châu âu (EU) chiếm tỷ trọng 28,2%; Mỹ:
24,8%, Nhật Bản: 16,8% và các thị trường khác: 30,2%. Các doanh nghiệp thuộc
tất cả các thành phần kinh tế đều chú trọng việc tìm kiếm thị trường mới, thực
hiện phương châm “đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, là cơ sở để phòng ngừa
rủi ro ở các thị trường truyền thống; nhiều thị trường mới được mở rộng như:
Dominica, Togo, Congo, Gana, Sirya, Ruanda, các nước SNG và các nước Đông
Á khác.
Giai đoạn 1996-2000, thành phố chỉ xuất khẩu hàng hoá nhưng đến năm
2001 đã bắt đầu xuất khẩu các loại hình dịch vụ và không ngừng phát triển đa
dạng về ngành nghề, lĩnh vực, góp phần tạo ra sự năng động của thị trường
thành phố. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ liên tục tăng, năm sau cao hơn năm
trước; năm 2001, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 7,6 triệu USD, chiếm 2,8% tổng
kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thì năm 2007 ước đạt 295 triệu USD, chiếm
39%, đạt tốc độ tăng bình quân 84,1%/năm.
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu thành phố Đà Nẵng
Năm
Đà Nẵng
(Triệu USD)
Cả nước
(Tỷ USD)
Tỷ trọng so
cả nước (%)
1997 154,6 9,2 1,68
1998 169,1 9,7 1,74
1999 186,5 11,5 1,62

2000 235,3 14,5 1,62
2001 274,1 15,0 1,83
2002 283,1 16,7 1,70
2003 329,2 20,2 1,63
2004 420,0 26,5 1,58
2005 488,6 30,7 1,58
2006 610,8 39,8 1,54
1
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
22
2007 757,0 ước 48,56 1,56
Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển Đà Nẵng
Tổng kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng qua các năm, tăng từ 200,4
triệu USD năm 1997 lên 470 triệu USD năm 2007 (gấp 2,4 lần), đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 6,3%/năm. Cơ cấu nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản
xuất (chiếm trên dưới 80%).
Hoạt động của các lĩnh vực: du lịch, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm,
bưu chính - viễn thông, vận tải, dịch vụ tư vấn đều có bước phát triển khá với
tỷ trọng đóng góp của các ngành này trong tổng GDP dịch vụ luôn đạt trên
11%, trong đó: tỷ trọng ngành du lịch ổn định ở mức 11,5-13% trong giai đoạn
1997-2004, năm 2005 đạt 23,9% và năm 2006 là 26,8%; tỷ trọng ngành vận
tải, bưu chính viễn thông luôn đạt trên 11%. Ngành du lịch được tập trung đầu
tư và phát triển nhanh, hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều
loại hình du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng phục vụ được nâng cao. Tổng
doanh thu du lịch giai đoạn 1997-2007 đạt trên 3.100 tỷ đồng, tăng bình quân
17,5%/năm. Tổng lượng khách du lịch đạt trên 5,8 triệu lượt khách, tăng bình
quân 9,1%/năm. Kết quả này tuy chưa đạt được kỳ vọng, chưa phát huy đúng
mức các giá trị tiềm năng vốn có của thành phố. Tuy nhiên những kết quả đã
đạt được trong phát triển cơ sở hạ tầng du lịch của thành phố 10 năm qua đã

góp phần tạo nên nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch trong những
năm tới. Nhiều dự án du lịch, các khách sạn, nhà hàng lớn và cao cấp được đưa
vào khai thác, góp phần tạo sức hấp dẫn mới để thu hút du khách như: Bảo
tàng nghệ thuật điêu khắc Chămpa, Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Làng nghề
truyền thống điêu khắc đá Non Nước, đường du lịch ven biển Nguyễn Tất
Thành, Sơn Trà - Điện Ngọc, các dự án du lịch tại bán đảo Sơn Trà và ven
biển, khách sạn Furama, Bến Thành - Non Nước, Bamboogreen, Golden Sea,
Minh Toàn, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, Suối Lương, Biển Đông, Sandy
Beach
Dịch vụ vận tải: hiện nay dịch vụ vận tải đã tương đối đáp ứng được nhu
cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân thành phố. Tốc độ tăng khối lượng
luân chuyển hàng hoá bình quân giai đoạn 1997-2007 đạt 12%/năm, khối lượng
luân chuyển hành khách đạt 3,5%/năm và khối lượng hàng hoá qua cảng bình
quân đạt 10,7%/năm. Thành phố đã hoàn thành việc di dời bến xe Trung tâm và
từng bước đưa vào khai thác và phát triển các dịch vụ vận tải công cộng như: xe
bus, taxi Trật tự vận tải được duy trì và bảo đảm.
Dịch vụ bưu chính viễn thông: thành phố Đà Nẵng là một trong ba đầu
mối mạng bưu chính, viễn thông quốc gia, nơi tập trung mạng lưới, thiết bị bưu
chính, viễn thông tại miền Trung, điểm trung chuyển lưu lượng viễn thông liên
tỉnh và quốc tế. Điều này tạo cho thành phố Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng bưu
23
chính, viễn thông khá hoàn thiện, thúc đẩy phát triển thị trường bưu chính, viễn
thông đa dạng, phong phú về dịch vụ. Là một trong những ngành phát triển
nhanh trong các năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của ngành
dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố
giai đoạn 2001-2005 là 46,6%. Tốc độ tăng doanh thu bình quân giai đoạn
1997-2007 đạt 28,3%/năm. Về bưu chính có 80 bưu cục với 266 điểm phục vụ
trên toàn địa bàn thành phố. Mạng lưới viễn thông ngày càng phát triển hiện
đại, thị trường được mở rộng và sôi nổi với sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp, không ngừng gia tăng mức độ cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ

và hạ giá cước… đem lại nhiều lợi ích, nhiều giá trị gia tăng hơn cho người
tiêu dùng. Số máy điện thoại cố định trên toàn thành phố tăng từ 31,5 ngàn
máy năm 1997 lên 201,8 ngàn máy năm 2007, tăng gấp 6,4 lần, đạt tốc độ tăng
bình quân 20,7%/năm. Mật độ điện thoại cố định /100 dân tăng từ 4,7 máy/100
dân năm 1997 lên 25,2 máy/100 dân năm 2007.
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán: đều phát triển và
có những thay đổi cơ bản về chất, góp phần làm cho các yếu tố của kinh tế thị
trường ngày càng phát triển. Việc áp dụng các luật thuế mới, hình thành các
quỹ hỗ trợ đầu tư và mở rộng các dịch vụ ngân hàng, huy động tiết kiệm đã
từng bước phát huy tác dụng. Hoạt động ngân hàng có bước đổi mới quan
trọng về môi trường pháp lý theo hướng cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.
Cơ chế tín dụng ngày càng thông thoáng, bảo đảm bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế, làm cho hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tăng trưởng khá và
tăng bình quân 41,5%/năm (giai đoạn 2001-2005). Hình thức rút tiền qua máy
tự động bước đầu được phổ biến. Mạng lưới ngân hàng không ngừng lớn mạnh
cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho phát triển kinh tế -
xã hội (năm 2001 chỉ có 10 đơn vị chi nhánh cấp I, đến nay có trên 24 đơn vị
cấp I được đưa vào hoạt động). Hầu hết các chi nhánh ngân hàng, bảo hiểm,
công ty thuê mua tài chính đang hoạt động trong nước, kể cả các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đều đã có mặt tại thành phố với các dịch vụ cho vay
đầu tư, huy động vốn được đẩy mạnh; dịch vụ cho vay có xu hướng tăng đối
với khu vực ngoài quốc doanh; giảm thanh toán bằng tiền mặt, tăng thanh toán
qua các tiện ích Các dịch vụ như: ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, kiều
hối, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh mở L/C… cũng từng bước
phát triển.
2.3.3. Nông nghiệp (Nông, lâm nghiệp và Thủy sản)
Ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực, phù hợp định
hướng (NQ33) phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường. Tăng dần tỷ trọng
ngành thủy sản, giảm tỷ trọng lâm nghiệp và giữ ổn định tỷ trọng nông nghiệp,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị sản

xuất ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 1997-2007 đạt 4,9%/năm và trong
thời kỳ 2001-2005, tăng bình quân 5,9%/năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp
24
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu GDP, năm 1997 GDP
ngành nông nghiệp chiếm 9,7% tổng GDP toàn thành phố, đến năm 2000 giảm
xuống còn 7,9% và 3,9% năm 2007. Cơ cấu nội bộ ngành cũng đã chuyển dịch
đáng kể theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố:
tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng từ 42,8% năm 1997 lên 63,5%
năm 2007, tốc độ tăng bình quân đạt 10%/năm.
Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu
200m từ Đà nẵng trải ra 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng lớn, do đó
ngành thuỷ sản được xác định là mũi đột phá trong sản xuất Thuỷ sản nông lâm.
Phát triển và khai thác hải sản theo hướng vươn khơi, thành lập các đội tàu đánh
bắt xa bờ. Việc cải hoán và đóng mới tàu thuyền công suất lớn tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên trong thời gian qua thành phố đã phải gánh chịu nhiều cơn bão lớn,
đặc biệt là bão Chanchu và Xangsane đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống các
ngư dân trên địa bàn. Tốc độ tăng sản lượng hải sản khai thác bình quân giai
đoạn 1997-2007 đạt 6,7%/năm. Nhiều công trình, kết cấu hạ tầng, dịch vụ được
đầu tư nâng cấp và xây dựng mới đã đảm bảo phục vụ tốt cho nghề cá của thành
phố và khu vực. Hoạt động nuôi trồng thủy sản khá, từng bước hình thành các
vùng nuôi cá bán thâm canh và thâm canh; đồng thời đa dạng nhiều đối tượng
nuôi có hiệu quả kinh tế cao như cá rôphi đơn tính, cá lóc bông, cá rô đồng, cá
chình, baba, ếch Tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng đạt bình quân 12%/năm
trong giai đoạn 1997-2007.
Sản phẩm nông nghiệp chính của thành phố là lúa với diện tích gieo
trồng chiếm trên 55% tổng diện tích đất nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng thời
gian qua đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng diện tích cây thực phẩm, đặc
biệt là rau các loại. Năm 1997 chỉ có 5,5% diện tích trồng cây thực phẩm, đến
năm 2007 đạt 13,7%, đạt tốc độ tăng bình quân 3,1%/năm trong khi tổng diện
tích đất gieo trồng toàn thành phố giảm bình quân 5,6%/năm do quá trình đô

thị hoá. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước phát triển theo hướng tập trung,
chuyên môn hoá cao, đã và đang hình thành các vùng chuyên canh lúa giống,
chất lượng cao. Nhiều tiến bộ khoa học đã được áp dụng thành công, kỹ thuật
canh tác ngày càng hoàn thiện, chú trọng đến hiệu quả sản xuất. Năng suất lúa
tăng từ 4,2 tấn/ha năm 1997 lên 6,75 tấn/ha năm 2007, tăng bình quân
4,2%/năm; năng suất rau cũng tăng tương ứng từ 11,3 tấn/ha lên 14,5 tấn/ha.
Ngành lâm nghiệp đã thực hiện đóng cửa rừng, tập trung khoanh nuôi
chăm sóc tái sinh rừng tự nhiên. Tăng cường quản lý, kiểm tra, truy quét các
đối tượng khai thác rừng trái phép, bảo vệ tài nguyên rừng và đẩy mạnh phòng
chống cháy rừng. Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, trọng tâm là rừng phòng hộ,
rừng đầu nguồn, nâng độ che phủ và bảo vệ cảnh quan phục vụ phát triển du
lịch sinh thái. Bên cạnh đó thành phố còn tập trung trồng rừng kinh tế, đẩy
mạnh khuyến lâm, phát triển kinh tế vườn đồi và các mô hình nông lâm kết
hợp. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia chế biến lâm sản xuất khẩu
25

×