Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu KIẾN NGHỊ HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2005-2025 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.62 KB, 5 trang )

KIẾN NGHỊ HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ
GIAI ĐOẠN 2005-2025

1.Quan điểm mục tiêu phát triển thành phố:
Xác định rõ hơn về tính chất, chức năng, vai trò của đô thị thành phố Hồ
Chí Minh theo Nghị quyết 20/NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời cần khẳng định
mục tiêu phát triển bề vững (cần có sự lồng ghép giữa quy hoạch phát triển đô thị
và Quy hoạch môi trường).
2.Phạm vi quy hoạch:
Nghiên cứu, xem xét sự phát triển thành phố trong mối quan hệ vùng, khu
vực có ảnh hưởng. Tận dụng và khai thác được thế mạnh từng Tỉnh, Thành phố,
hạn chế cạnh tranh không cần thiết dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển.
3.Hướng phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh:
Vấn đề định hướng phát triển cần nghiên cứu xác định cấu trúc đô thị thật
sự hợp lý, vận dụng các mô hình phát triển đô thị tiên tiến. Ngoài các hướng đã
được khẳng định trong quyết định 123/1998/QĐ-TTg cần nghiên cứu khả năng
phát triển đô thị theo các hướng tiềm năng khác, có đầy đủ cơ sở khoa học.
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố gắn kết với
Vùng xung quanh qua hệ thống giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy và
đường hàng không), các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị và hình thành
các tuyến vành đai đảm bảo cho phát triển bền vững về môi trường.
4.Quy mô dân số:
Việc tính toán và dự báo quy mô dân số phải xem xét đến khả năng phát
triển của Vùng, sức hút của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai và xu hướng
di dân vì mục đích kinh tế (luận giải và phân tích dự báo dân số thành phố đến
năm 2025 và ổn định lâu dài).
Xem xét nghiên cứu việc phấn bố dân cư hợp lý tại các khu vực của thành
phố: Khu vực hạn chế phát triển (12 quận nội thành cũ); khu vực nội thành phát
triển bao gồm các quận mới hiện có và dự kiến; khu vực ngoại thành.
5.Chỉnh trang đô thị khu vực nội thành:
Luận giải và phân tích về chỉ tiêu đất đô thị, đưa ra các tiêu chí khoa học,


phù hợp và kinh tế cho mô hình chỉnh trang khu đô thị cũ. Là khu vực giới hạn
phát triển, chủ yếu cải tạo chỉnh trang kết hợp với việc giữ gìn, bảo vệ các di sản
văn hóa, các công trình kiến trúc có giá trị, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; xây dựng
mạng lưới các công trình phúc lợi công cộng.
6.Phát triển khu đô thị mới:
Xây dựng theo hướng hiện đại, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết hợp giữ gìn di
tích, cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo môi trường sống với chất lượng cao.
Nghiên cứu xác định các mô hình ở từng vùng cho các đối tượng khác
nhau, phù hợp với địa bàn thành phố Hồ CHí Minh trong tương lai, đặc biệt cần
mô hình ở cho người thu nhập thấp.
7.Phát triển khu dân cư nông thôn:
Xem xét nghiên cứu mô hình phát triển các khu dân cư nông thông theo
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ-công nghiệp và tập
trung đầu tư cơ sở hạng tầng nông thôn hoàn chỉnh.
8. Phát triển công nghiệp – kho bãi:
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng phát triển công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh, xem xét nghiên cứu cải tạo, nâng cấp, sắp xếp lại các khu công
nghiệp hiện có và phát triển một số khu, cụm công nghiệp địa phương có quy mô
nhỏ, công nghiệp sạch gắn với các khu dân cư.
Hướng điều chỉnh quy hoạch các khu cụm công nghiệp của TP trên cơ sở
quy hoạch ngành và đảm bảo phát huy thế mạnh, tạo động lực phát triển Vùng
trọng điểm phía Nam, nhằm đem lại hiệu quả các nhất cho cả khu vực và cả nước
tính chất công nghiệp chủ yếu là công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường
có công nghệ và hàm lượng chất xám cao nhưng đồng thời vẫn đáp ứng được tiến
độ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ô nhiễm trong nội thành cũ
ra ngoài.
Thành phố chưa có quy hoạch hệ thống kho bãi hoàn chỉnh, do vậy cần
triển khai ngay công tác nghiên cứu quy hoạch này gắn với điều chỉnh cục bộ quy
hoạch xây dựng phát triển công nghiệp thành phố (tại QĐ 188/2004/TTg về phê
duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 có

tính đến năm 2020, trong đó xác định nhu cầu sử dụng đất cho kho bãi TP.HCM
đến năm 2020 là 4000 ha.)
9. Phát triển giao thông:
Xem xét bổ sung thêm một số luận cứ về chỉ tiêu sử dụng đất cho giao
thông, nhu cầu giao thông công cộng, các dự án phát triển đường bộ, đường sắt,
tàu điện ngầm (Métro), xe điện trên mặt đất, Monorail hoặc đường sắt nhẹ trên
cao. Nghiên cứ việc di dời hệ thống cảng biển (di dời Cảng Sài Gòn, Khánh Hội,
Tân Cảng và quy hoạch xây dựng mới cụm cảng biển tại Hiệp Phước, Cát Lái) và
kế hoạch phát triển đường hàng không.
10. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
Nghiên cứu kỹ hơn về các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng cho
tổng nhu cầu sử dụng đất phát triển đô thị của thành phố đến năm 2025 trên cơ sở
quy hoạch ngành (quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố HCM đến năm 2020)
đã được phê duyệt để có cơ sở quản lý cốt xây dựng trên địa bàn toàn TP.
Đặc biệt lưu ý đến giải pháp cân bằng đào đắp bằng việc xây dựng hệ thống
các hồ điều tiết, hạn chế giải pháp tôn đắp nền để giảm khối lượng đất đắp ngày
càng khan hiếm. xem xét việc dành quỹ đất cho việc xây dựng hệ thống hồ điều
tiết (tỷ lệ % diện tích đất hồ điều tiết trên tổng diện tích đất phát triển đô thị).
11. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
Xem xét nghiên cứu và luận giải thêm về chỉ tiêu diện tích và tỷ lệ dân số
đô thị được phục ụ thoát nước trong quy hoạch ngành (được đánh giá là khá thấp).
Luận giải kỹ nhu cầu sử dụng đất cho các công trình xử lý nước thải cà về
vị trí và quy mô đất. Những yếu tố này có ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất
và cần được lưu ý trong điều chỉnh lần này. Cần có những tính toán tương đối về
khoảng cách ly vệ sinh để khẳng định quy mô sử dụng đất của từng nhà máy xử lý
dự kiến và tổng nhu cầu sử dụng đất của toàn bộ hệ thống.
12. Rác thải đô thị:
Luận giải và nghiên cứu chuyên sâu hơn để lựa chọn công nghệ xử lý rác
(tỷ lệ chôn lấp, compost, đốt rác) và quy mô sử dụng đất tương ứng. Lưu ý: các
vấn đề này cũng đang được xem xét trong quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn

TP.HCM và quy hoạch vùng đô thị TP.HCM, cần có sự phối hợp trong điều chỉnh
quy hoạch chung TP lần này.
13. Nghĩa trang (mai táng):
Triển khai ngay công tác nghiên cứu quy hoạch mai táng tại TP.HCM gắn
với địa bàn vùng xung quanh. Lưu ý: xem xét lại tổng quan nhu cầu đất phục vụ
mai táng đến năm 2025 và lâu dài . Khi nghiên cứu cần lưu ý các dự kiến cũ như
Đa Phước – Bình Chánh (hơn 100 ha), Nhơn Đức Nhà Bè (100 ha) và các đề xuất
mới gần đây (Củ Chi).
14. Xây dựng chương trình, kế hoạch phân chia giai đoạn đầu tư:
Phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng của thành phố trong giai đoạn
trước mắt 5-10 năm tới và phù hợp với quy hoạch lâu dài.

×