Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

BÀI báo cáo THỰC tập sức KHOẺ NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 67 trang )

Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian từ ngày 1 tháng 6 năm 2015 đến ngày 16 tháng 6 năm
2015 được sự phân công của khoa Y tế Công Cộng trường đại học Y Dược Cần
Thơ tiến hành thực tập tại Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường
Cần Thơ, nhóm 3 lớp YHDP-K36 chúng em đã thuận lợi hoàn thành được các
mục tiêu được đề ra và bổ sung được nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như
được tham gia các hoạt động khám sức khỏe tại cộng đồng. Chúng em xin gởi
những lời cảm ơn chân thành với Ban lãnh đạo trung tâm đã tiếp nhận và tạo điều
kiện sinh hoạt học tập thoải mái nhất cho tập thể lớp nói chung và nhóm 3 chúng
em nói riêng trong đó còn có sự giảng dạy tâm huyết và giải đáp thắc mắc nhiệt
tình, đầy đủ của các cán bộ trực tiếp đứng lớp như: Ths Trần Văn Cầm phó giám
đốc trung tâm, Ks. Lâm Hoàng Dũng trưởng khoa vệ sinh lao động, Ks. Phan
Công Trắng, CN Phạm Trần Nam Phương. Bên cạnh đó là lời cảm ơn sâu sắc về
sự sắp xếp, hỗ trợ và quản lí của khoa Y tế Công Cộng mà trực tiếp chỉ đạo giám
sát là Ths.Bs Phan Thị Trung Ngọc.
Do lần đầu tiếp xúc làm việc với môi trường mới nên còn nhiều thiếu sót
trong học tập cũng như lập kế hoạch và hoàn thành báo cáo mong được sự đóng
góp ý kiến thân tình của các cán bộ tại trung tâm để nhóm chúng em có thể nhanh
chóng sửa đổi và hoàn thiện phần báo cáo cũng như kiến thức được cung cấp.
Tập thể nhóm 3 lớp YHDP-K36 xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm thực hiện.


Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 2
MỤC LỤC

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN 5
I.TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP: 5


II.DỊCH TỂ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP 8
III. TRUNG TÂM BO VỆ SC KHE LAO ĐNG VÀ MÔI TRƯNG THÀNH PHỐ
CN THƠ. 10
CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HÀNH ĐO ĐẠC 12
I. NI DUNG HỌC TẬP 12
II. LẬP KẾ HOẠCH ĐO ĐẠC. 13
CHƯƠNG III: TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH ĐO ĐẠC 17
I. KẾT QU ĐO ĐẠC (TẠI THI ĐIỂM ĐO). 17
II. TỔNG HỢP KẾT QU KIỂM TRA MÔI TRƯNG LAO ĐNG. 20
CHƯƠNG IV:CÁC GII PHÁP VỀ KỸ THUẬT VỆ SINH PHÒNG
CHỐNG ĐC HẠI, CI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐNG 22
I. ĐIỀU KIỆN LAO ĐNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TRONG LAO
ĐNG 22
II. CÁC BIỆN PHÁP CI THIỆN MÔI TRƯNG LAO ĐNG, PHÒNG CHỐNG TAI
NẠN LAO ĐNG VÀ BO VỆ SC KHE NGƯI LAO ĐNG: 27
III. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH WISE 36
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 64
I. KẾT LUẬN 64
III. KIẾN NGHỊ 64
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM 65
TÀI LIỆU THAM KHO 66


Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển thoát khỏi tình trạng lạc
hậu và dần hoà nhập với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Tận dụng được
nguồn nhân lực dồi dào trong cơ cấu dân số vàng của cả nước trong lĩnh vực
công nghiệp, dịch vụ, Nông – lâm – ngư nghiệp, GDP bình quân đầu người năm

2014 lên 2028 USD so với năm 2013 là 1900 USD, nền kinh tế tăng trưởng lên
5,98% trong năm 2014, trong đó tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 7,15% giải
quyết cho hơn 51.326 nghìn người lao động. Đạt được những thành tựu khả quan
như trên nhưng bên cạnh đó nước ta cũng đang đối mặt với những thử thách mới,
những khó khăn tìm ẩn về chất lượng nguồn lao động, quan trọng hơn là sức
khoẻ nghề nghệp, sức khoẻ người lao động, và an sinh xã hội cho người lao
động, chỉ khi được thoải mái về tinh thần, về điều kiện lao động thì năng suất
mới cải thiện, vì chỉ có tạo được lòng tin nơi người lao động, người tuyển dụng
lao động cũng như nhà đầu tư thì nền kinh tế sẽ càng ổn định và bền vững. Song
song đó là thu hút nguồn vốn cũng như sự đầu tư hợp tác của các công ty nước
ngoài vào lĩnh vực công nghiệp với môi trường làm việc lành mạnh - an toàn -
thoải mái - chất lượng. Thành phố Cần Thơ trung tâm kinh tế chính của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long cũng không nằm ngoài tình hình trên. Vì vậy, Trung
tâm Bảo vệ sức khoẻ lao động - Môi trường lao động thành phố Cần Thơ đã phối
hợp với các các doanh nghiệp, công ty dưới sự hỗ trợ và chỉ đạo của Uỷ ban nhân
dân thành phố Cần Thơ thực hiện những kế hoạch kiểm tra môi trường lao động
nhằm mục đích khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt vệ sinh, an toàn lao
động, đồng thời giúp doanh nghiệp cải tiến môi trường và điều kiện lao động, tạo
cho công nhân nơi làm việc an toàn, thoải mái về tinh thần và an tâm trong quá
trình lao động. Bên cạnh đó là việc đánh giá các bệnh nghề nghiệp của người lao
động, giúp cho họ được hưởng những đãi ngộ và phụ cấp tương xứng với mức độ
lao động của bản thân.
Để giúp mở rộng các kiến thức thực tiễn xã hội về lĩnh vực sức khoẻ lao
động - môi trường lao động Trung tâm đã phối hợp cùng trường Đại học Y dược
Cần Thơ hướng dẫn các sinh viên của khoa Y tế công cộng trong thời gian từ
1/6/2015 đến 16/6/2015 là lớp YHDP-K36 tại công ty SADICO Cần Thơ. Với
mục tiêu cần đạt được là:
1. Thực hiện các kĩ năng đo đạc, kiểm tra, giám sát môi trường lao động;
2. Phát hiện và xác định được các yếu tố tác hại nghề nghiệp hiện hữu;
3. Đề xuất được các giải pháp khả thi để cải thiện điều kiện môi trường lao động

phù hợp và bám sát tình hình thực tế. Kết qủa sẽ được trình bày qua quyển báo
cáo: do nhóm 3 - lớp YHDP-K36 thực hiện.

Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHYT: bảo hiểm y tế.
BNN: bệnh nghề nghiệp.
BVSKLĐ và MT: bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường.
ILO: tổ chức Lao động quốc tế.
Lag: mức ồn trung bình tương đương.
LEA: mức ồn tiếp xúc.
LeqA: mức ồn tương đương.
NLĐ: người lao động.
TCVSLĐ: tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
TNLĐ: tai nạn lao động.

Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 5
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN
I.TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP:
1.1 Tác hại nghề nghiệp:
Trong quá trình con người tham gia lao động sản xuất, các yếu tố có trong
quá trình công nghệ, quá trình lao động và hoàn cảnh nơi làm việc có thể gây ảnh
hưởng nhất định đối với trạng thái cơ thể người lao động. Các yếu tố đó được gọi
là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố nghề nghiệp.
Khi các yếu tố nghề nghiệp có tác dụng xấu đối với sức khoẻ và khả năng
làm việc của người lao động thì được gọi là các yếu tố tác hại nghề nghiệp.

Những bệnh tật chủ yếu do tác hại nghề nghiệp gây nên được gọi là những bệnh
nghề nghiệp.
nh hưởng của tác hại nghề nghiệp phụ thuộc vào 2 yếu tố: tác hại nghề
nghiệp (yếu tố bên ngoài) và tình trạng cơ thể (yếu tố bên trong).
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp phát triển theo hướng bất lợi cho sức khoẻ
như: cường độ tác dụng tăng, thời gian tiếp xúc lâu dài, hoạt tính sinh học của tác
hại nghề nghiệp lớn, cơ thể người lao động suy yếu nếu làm cơ thể người lao
động biến đổi cơ năng tạm thời gọi là “trạng thái tiền bệnh lí” còn những yếu tố
trên vượt qua ngưỡng cho phép của cơ thể sẽ gây nên “bệnh nghề nghiệp”.
Ngoài ra, 1 số trường hợp tác hại nghề nghiệp gây ra các tình trạng như:
vết sẹo nghề nghiệp hoặc dấu hiệu nghề nghiệp (thay đổi màu da, chai tay )
không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, khả năng lao động.
1.2 Phân loại các tác hại nghề nghiệp chủ yếu:
1.2.1 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá trình sản xuất:
- Yếu tố vật lí: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ điện từ, điện áp, bức xạ ion hoá, áp suất
bất thường của không khí, tiếng ồn, độ rung, sức ép, ma sát.
- Yếu tố hoá học, yếu tố lí hoá: độc chất trong sản xuất, bụi trong sản xuất.
- Yếu tố sinh vật học: vi sinh vật, kí sinh trùng.
1.2.2 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động:
- Thời gian làm việc không hợp lí.
- Cường độ lao động quá nặng.
- Bất hợp lí trong sắp xếp sức lao động, tư thế lao động.
1.2.3 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến điều kiện nơi làm việc:
- Diện tích, thể tích nơi làm việc không đủ rộng, không thông thoáng khí, chiếu
sáng kém.
- Thiết kế kiến trúc bên trong và quản lí thiết bị còn thiếu sót.
- Các công việc nguy hiểm chưa được cơ giới hoá.
1.2.4 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến tâm sinh lý:
- Quá tải về thể lực cơ tĩnh - động hoặc làm với tư thế bắt buộc.
- Quá tải về thần kinh- tâm lí.

Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 6

1.3 Các biện pháp quản lí tác hại nghề nghiệp:
- Giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp.
- Khống chế tác hại nghề nghiệp: xác định yếu tố nguy cơ  xác định mức độ
nguy hiểm  lựa chọn ưu tiên loại trừ  kiểm tra các thiết bị dự phòng hiện
có  thiết kế, thực thi các biện pháp dự phòng thích hợp.
1.4 Các biện pháp dự phòng tác hại nghề nghiệp:
1.4.1 Đối với nguồn phát sinh:
- Can thiệp bằng cách giảm bớt hoặc loại bỏ sự hình thành- giải phóng tác hại
nghề nghiệp.
- Hạn chế sự khuyết tán lan rộng vào môi trường sản xuất.
1.4.2 Can thiệp vào sự lan truyền tác hại nghề nghiệp từ nguồn đến người lao
động:
- Cách ly.
- Tạo không gian thông thoáng gió.
1.4.3 Các biện pháp liên quan đến môi trường sản xuất và bảo vệ người lao động
1.4.4 Các biện pháp phòng hộ cá nhân.
1.4.5 Các biện pháp y tế:
- Khám tuyển trước khi làm việc.
- Tổ chức giám sát môi trường sản xuất.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kì cho người lao động.
1.5 Các bệnh nghề nghiệp được BHYT chi trả:
Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 như sau: (Nội dung chi tiết được nêu cụ thể
trong các văn bản Thông tư Liên bộ số 8 - TTLB ký ngày 19/05/1976; Thông tư
liên bộ số 29-TTLB ký ngày 25/12/1991; Quyết định 167/BYT ký ngày
01/02/1997 của Bộ Y tế; Quyết định số 27/ QĐ-BYT ký ngày 21/09/2006; thông
tư số 42/2011/TT-BYT ký ngày 30/11/2011; Thông tư số 44/2013/TT-BYT ký

ngày 24/12/2013 và thông tư số 36/2014/TT-BYT ký ngày 14/11/2014)

TÊN CC NHM BỆNH THEO PHÂN
NHM
Ban hnh tại văn bản
Nhm I: Các bệnh bi phi v phế quản (5 bệnh)
1. Bệnh bụi phổi và silic nghề nghiệp
Thông tư 08
2. Bệnh bụi phổi Asbestos (amiăng)
Thông tư 08
3. Bệnh bụi phổi bông
Thông tư 29
4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Quyết định 167
5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
Quyết định 27
6. Bệnh bụi phổi- Tacl nghề nghiệp
Thông tư 44
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 7
7. Bệnh bụi phổi- than nghề nghiệp
Thông tư 36
Nhm II: Các bệnh nhim đc nghề nghiệp (10 bệnh)
8. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
Thông tư 08
9. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng
đng của benzen
Thông tư 08
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất
thủy ngân

Thông tư 08
11. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất
của mangan
Thông tư 08
12. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen)
Thông tư 29
13. Bênh nhiễm độc asen và các hợp chất asen
nghề nghiệp
Quyết định 167
14. Nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
Quyết định 167
15. Nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
Quyết định 167
16. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề
nghiệp
Quyết định 27
17. Bệnh nhiễm độc cacdimi nghề nghiệp
Thông tư 42
Nhm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu t vt l (5 bệnh)
18. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng
xạ
Thông tư 08
19. Bệnh điếc do tiếng ồn
Thông tư 08
20. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
Thông tư 29
21. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp
Quyết định 167
22. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
Thông tư 42

Nhm IV: Các bệnh da nghề nghiệp (4 bệnh)
23. Bệnh xạm da nghề nghiệp
Thông tư 29
24. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da,
chàm tiếp xúc
Thông tư 29
25. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
Quyết định 27
26. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung
quanh móng nghề nghiệp
Quyết định 27
Nhm V: Các bệnh nhim khun nghề nghiệp (4 bệnh)
27. Bệnh lao nghề nghiệp
Thông tư 29
28. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
Thông tư 29
29. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp
Thông tư 29
30. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Thông tư 42
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 8
II.DỊCH TỂ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. Tình hình bệnh nghề nghiệp trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ba nguy cơ nghề nghiệp gây tử vong cao nhất
ở các nước thu nhập thấp và trung bình là bụi, nguy cơ gây thương tích và nguy
cơ gây ung thư. Thứ tự các nguy cơ này ở các nước thu nhập cao là bụi, nguy cơ
gây ung thư và nguy cơ gây thương tích.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế, hiện nay, hàng năm trên thế
giới có tới 160 triệu người bị bệnh và khoảng 2 triệu người lao động bị chết do

bệnh liên quan đến nghề nghiệp, trong khi số tử vong do TNLĐ khoảng 360.000
người một năm. Như vậy, mỗi ngày có khoảng 5.330 người chết do bệnh liên
quan đến nghề nghiệp. Tình hình bệnh liên quan đến nghề nghiệp trên thế giới có
xu hướng ngày càng tăng.
Năm 2010, Tổ chức Lao động quốc tế đã ban hành danh mục gồm 105
bệnh nghề nghiệp, trong đó có: 56 bệnh do tiếp xúc với yếu tô nguy hiểm nơi làm
việc (hóa chất, yếu tố vật lý, vi sinh vật), 26 bệnh nghề nghiệp theo cơ quan tác
động (hô hấp, da, rối loạn cơ xương khớp, rối loạn tâm thần), 21 bệnh ung thư
nghề nghiệp và 2 bệnh khác.
Trong số gần 2 triệu trường hợp tử vong do bệnh liên quan nghề nghiệp,
có tới 25% là ung thư, 21% là bệnh tim mạch và 28% là bệnh lây nhiễm. Thiệt
hại do bệnh liên quan đến nghề nghiệp gây ra là rất lớn. Theo ước tính của giáo
sư Leigh và cộng sự công bố năm 2006, thiệt hại về chi phí y tế, lương và giảm
thu nhập cũng như tổn thương, đau đớn do bệnh tật gây ra là khoảng 77 tỷ đô la
Mỹ.
- Tại Mỹ: theo số liệu thống kê cho thấy hơn 1 triệu công nhân trong cả nước tiếp
xúc với bụi silic và trong số đó có 100.000 người có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi
silic.
- Tại Úc: theo ước tính của Ủy ban Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp thấy rằng
hằng năm có khoảng 500 công nhân chết do chấn thương, 2200 chết do ung thư
liên quan tới nghề nghiệp, 650.000 bị chấn thương hoặc mắc bệnh liên quan tới
nghề nghiệp. Người ta ước tính tổng chi phí cho chấn thương và bệnh tật có liên
quan tới nghề nghiệp là 20 tỷ USD cho một năm. Số người chết do tai nạn lao
động hàng năm cao hơn so với số người chết do tai nạn giao thông.
- Tại Đức: theo thống kê, năm 1994 có 3.274 trường hợp mới mắc bệnh bụi phổi.
- Tại Pháp: hàng năm có khoảng 300 trường hợp mới mắc bệnh bụi phổi silic.
- Tại Ba Lan hàng năm có khoảng 1.500 trường hợp mới mắc bệnh bụi phổi silic.
- Tại Trung Quốc, đã có 59.773 ca mới mắc bệnh bụi phổi trong giai đoạn 5 năm
từ 1991-1995 trong đó có 29.274 ca là bụi phổi silic. Đến năm 1998, số ca hiện
mắc bệnh bụi phổi silic và tử vong là 5000 trường hợp.

Các nghiên cứu ở Mỹ La Tinh cho thấy 37% công nhân mỏ mắc bệnh bụi
phổi silic và con số này tại Colombia là 37% công nhân mỏ mắc bệnh bụi phổi
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 9
silic và 50% công nhân mỏ trên 50 tuổi mắc bệnh bụi phổi silic. Nam Phi có
khoảng 1/3 công nhân gốm sứ với thời gian tiếp xúc từ 15 năm trở lên đã mắc
bệnh bụi phổi và có hàng triệu người mắc tích lũy bệnh bụi phổi than và bệnh bụi
phổi silic trong công nhân mỏ cũ.
2. Tình hình bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã ban hành danh mục gồm 105 bệnh
nghề nghiệp, ở Pháp có 88 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Trung Quốc có 102
bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm. Nhưng Việt Nam (tháng 5 năm 2015)
chỉ mới có 30 bệnh được công nhận là bệnh nghề nghiệp và được hưởng chế độ
bảo hiểm, con số này còn thấp so với các nước khác khác và so với ILO.
Tình hình mắc bệnh nghề nghiệp của Việt Nam có xu hướng gia tăng
trong những năm qua tuy nhiên các số liệu được báo cáo trong những năm gần
đây là chưa đầy đủ. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng và Môi trường-Bộ Y tế
(2001) cho thấy số người được khám bệnh nghề nghiệp trong những năm gần đây
có xu hướng gia tăng.
Tại 2.110 cơ sở đã có 33.768 người lao động được khám bệnh nghề
nghiệp (tăng 10% so với 30.000 người của năm 1999 nhưng so với chỉ tiêu mới
chỉ đạt được khoảng 20%). Trong đó có 4.984 công nhân được phát hiện bệnh
nghề nghiệp (chiếm 66,5% số phát hiện), trong đó có 1081 người được hưởng trợ
cấp bảo hiểm xã hội (chiếm 32,5%).
Theo số liệu tổng kết công tác y tế năm 2001, đến tháng 12 năm 2001 đã
có 16.632 trường hợp được giám định bệnh nghề nghiệp. Trong đó có 12.688
trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic, chiếm 76,29%. Chỉ tính riêng năm 2001, các
địa phương đã tiến hành khám cho 9129 công nhân tiếp xúc trong đó có 2.332
trường hợp mắc và 717 trường hợp được giám định với 175 trường hợp được
hưởng trợ cấp và 136 trường hợp được cấp sổ bảo hiểm xã hội.

Giai đoạn 2006 – 2011, Theo thống kê của Cục Quản lý Môi trường Y tế,
vẫn còn 14,26% số mẫu đo môi trường vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (giai
đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ này là 19,6%). Các yếu tố có tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn
cho phép cao nhất là ồn (22,16%), phóng xạ (20%) và ánh sáng (15,28%), bụi
(11,3%).
Năm 2012, theo báo cáo của 73/76 tỉnh, thành phố và đơn vị, có 5.171
trường hợp nghi mắc bệnh nghề nghiệp đã được phát hiện, tập trung vào 7 bệnh
bụi phổi silic, bụi phổi bông, viêm phế quản mãn tính, nhiễm độc benzen, bệnh
do quang tuyến X và các chất phóng xạ, điếc do tiếng ồn, sạm da nghề nghiệp,
viêm gan virus. Trong số này, đã giám định được 1.338 trường hợp mắc bệnh
nghề nghiệp với 107 trường hợp được hưởng trợ cấp một lần và 175 trường hợp
được nhận trợ cấp thường xuyên. Tổng số cộng dồn bệnh nghề nghiệp đến tháng
12/2012 là 27.515 trường hợp.
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 10
Cho đến nay, Việt Nam có 29.928 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
đã được cấp sổ bảo hiểm và được đền bù, trong đó hơn 75% là nhóm các bệnh
bụi phổi (bụi phổi – silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiang, talc…), khoảng 12% là
bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý (điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nhiễm
xạ tia X), khoảng 5-7% là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp ( nicotine, TNT, chì,
benzen, hóa chất trừ sâu…). Các bệnh nghề nghiệp trong nhóm nghề có tiếp xúc
với yếu tố vi sinh vật ( viêm gan nghề nghiệp, lao nghề nghiệp…) được phát hiện
còn rất ít.
3. Tình hình bệnh nghề nghiệp ở Tp.Cần Thơ.
Theo báo cáo của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường
(BVSKLĐ&MT) TP Cần Thơ, hiện nay, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố quản lý là 1.279 doanh nghiệp với hơn 62.700 lao động. Năm 2014, toàn
thành phố có hơn 23.000 công nhân được khám sức khỏe định kỳ, 13.206 người
lao động được khám sàng lọc BNN, trong đó phát hiện 99 người bị giảm chức
năng hô hấp, 399 người giảm thính lực hai tai, 376 người giảm thính lực một tai.

Khoa BNN hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục 13 trường hợp đưa ra hội đồng giám
định y khoa, xác định tỷ lệ mất sức lao động để hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Trong danh sách các trường hợp BNN được khám, phát hiện và giám định
những năm gần đây tại TP Cần Thơ cho thấy, bệnh điếc nghề nghiệp chiếm tỷ lệ
cao nhất.
Về tai nạn lao động, đầu năm đến nay trên địa bàn Tp. Cần Thơ đã xảy ra
17 trường hợp tai nạn lao động chủ yếu xảy ra ở các ngành nghề cơ khí, thủy
sản…có 1 trường hợp mắc lao nghề nghiệp và trường hợp này đang được làm hồ
sơ giám định.
III. TRUNG TÂM BẢO VỆ SC KHE LAO ĐNG V MÔI TRƯỜNG
THNH PHỐ CN THƠ.
1. Sơ lược về trung tâm.
- Trước năm 2005: là Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe – Bảo
Vệ Sức Khỏe Lao Động và Môi Trường Thành Phố Cần Thơ.
- Từ năm 2005: Trung tâm được thành lập và lấy tên là: Trung Tâm Bảo Vệ
Sức Khỏe Lao Động và Môi Trường Thành Phố Cần Thơ cho đến nay.
- Năm 2012, Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe lao động và Môi trường
(BVSKLĐ & MT) với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động đã
quản lý 1.811 doanh nghiệp, trong đó có 138 doanh nghiệp do trung tâm
trực tiếp quản lý và 1.673 doanh nghiệp được quận/huyện quản lý. Về việc
khám sức khỏe cho công nhân và người lao động, Trung tâm BVSKLĐ &
MT và các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện đã tổ chức khám sức khỏe
cho 25.424 người lao động (NLĐ) của 929 đơn vị. Kết quả khám sức khỏe
định kỳ năm 2012 cho thấy sức khỏe NLĐ ngày càng được cải thiện, cụ
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 11
thể, công nhân có sức khỏe loại I chiếm 29,5% cao hơn so với cùng kỳ
5,3%, công nhân có sức khỏe loại V chiếm 1,1%, thấp hơn 0,5% so với
cùng kỳ. Công tác khám sàng lọc bệnh nghề nghiệp (BNN) cũng được
ngành y tế rất quan tâm, có 7.961 NLĐ được khám BNN và 19 trường hợp

đưa ra hội đồng giám định y khoa để được hưởng chế độ bồi thường và trợ
cấp đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN (theo Thông tư số 10/2003/TT-
BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ LĐTBXH).
2. Sơ đ t chc
TRUNG TÂM BẢO VỆ SC KHE LAO ĐNG V MÔI
TRƯỜNG THNH PHỐ CN THƠ














BAN GIM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
BS.CKII
BI THỊ LỆ UYÊN
PH GIÁM ĐỐC
THẠC S
TRN VĂN CM
KHOA
BNN-XN


TRƯNG KHOA
BS.CKII
TRƯƠNG THY
LINH
P.TRƯNG KHOA
BÁC S
HUNH THỊ
THANH HNG
PHNG
KẾ HOẠCH TI
CHNH
TRƯNG PHÒNG
THẠC S
TRN VĂN CM
P.TRƯNG
PHÒNG
C NHÂN
NGÔ THỊ VÂN
THANH
PHNG
TỔ CHC HNH
CHNH
TRƯNG PHÒNG
C NHÂN
HUNH THANH
CAO
P.TRƯNG
PHÒNG
BS.CKI.
LÊ TRƯNG HI

KHOA VỆ SINH
LAO ĐNG
TRƯNG KHOA
KỸ SƯ
LÂM HOÀNG
DNG
P.TRƯNG
KHOA
KỸ SƯ
LÊ THỊ PHƯỢNG
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 12
CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH V THỰC HNH
ĐO ĐẠC
I. NI DUNG HỌC TẬP
Bước 1: Khảo sát thực địa
- Tên đơn vị đo.
- Địa chỉ.
- Thời gian.
- Mô tả dây chuyền công nghệ.
- Vẽ sơ đồ tổng thể các khu vực sản xuất làm việc.
Bước 2: Lên kế hoạch đo đạc các yếu t môi trường
- Xem thực tế môi trường lao động có các yếu tố có hại nào như: nhiệt độ, độ
ẩm, vận tốc gió, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, hơi khí độc, phóng xạ, từ trường.
- Chọn thời gian đo.
- Số lượng mẫu: Xác định theo TCVN 5508-2009
+ Diện tích cơ sở dưới 100m
2
: Số mẫu đo không quá 4.
+ Diện tích cơ sở từ 100m

2
- 400m
2
: Số mẫu đo không quá 8.
+ Diện tích cơ sở trên 400m
2
: Số mẫu đo xác định theo khoảng cách giữa các vị
trí làm việc không quá 10m.
- Chọn vị trí đo:
+ Môi trường có người lao động bố trí đồng nhất: Đo theo 3 điểm (điểm đầu,
giữa, cuối) hoặc 5 điểm (4 góc và điểm giữa).
+ Môi trường có người lao động bố trí không đồng nhất: Đo theo vị trí có người
lao động làm việc, đo theo công đoạn sản xuất.
+ Môi trường có hóa chất bố trí đo theo khu vực, vị trí phát sinh có người lao
động làm việc.
- Phương pháp lấy mẫu: Sử dụng máy đo điện tử, hút khí phân tích định tính
hoặc định lượng.
Bước 3: Chun bị nhân lực, phương tiện đo đạc
- Nhân lực: Thành viên nhóm 3.
- Phương tiện đo đạc: do Trung tâm cung cấp.








Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 13

II. LẬP KẾ HOẠCH ĐO ĐẠC.
1. MỤC TIÊU.
- Giúp doanh nghiệp kiểm tra môi trường lao động theo qui định pháp luật.
- Khảo sát môi trường lao động tại công ty cổ phần SADICO.
- Đo đạc và đánh giá các tiêu chuẩn vệ sinh lao động tại môi trường lao động
của công ty, phát hiện các yếu tố nguy cơ.
- Kiến nghị, đề xuất giải pháp khắc phục các yếu tố có hại và cải thiện điều
kiện, môi trường lao động.
2. ĐƠN VỊ.
- Công ty cổ phần SADICO Cần Thơ.
3. THỜI GIAN V ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian: buổi chiều (13h30 - 15h30), ngày11/06/2015.
- Địa điểm: Số 366E, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường Bùi Hữu Nghĩa,
Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
4. MÔ TẢ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BAO XI MĂNG

















5. NI DUNG ĐO ĐẠC.
5.1. Các tiêu chun vệ sinh môi trường lao đng cần đo đạc.
- Thực tế khảo sát các khu vực tại công ty cổ phần SADICO Cần Thơ ngày
11/06/2015 chứa các yếu tố cần đo đạc sau:
+ Vi khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió.
+ Ánh sáng.
+ Tiếng ồn.
+ Bụi.
+ Hóa chất: Benzen, Toluen (hơi khí độc).
(1)KHU VỰC TẠO SỢI
(2)KHU VỰC DỆT
(5) KHU VỰC MAY – XẾP VAN
(4)KHU VỰC IN - GHÉP – ĐỊNH HÌNH
(3)KHU VỰC TRÁNG MÀNG
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 14

5.2. S lượng mẫu:
- Tính theo chức danh người lao động ( vd: phòng giám đốc, người đại diện,
người vận hành máy chính…).
- Lấy mẫu theo hướng dẫn của cán bộ Trung tâm BVSKLĐ và MT Cần Thơ .
5.3. Vị trí đo đạc
- Khu vực tạo sợi: Vị trí đầu, vị trí cuối.
- Khu vực dệt: Vị trí đầu, vị trí cuối.
- Khu vực tráng màn: Vị trí có người lao động.
- Khu vực in-ghép-định hình: Vị trí có người lao động.
- Khu vực may-xếp van: Vị trí có người lao động.
5.4. Phương pháp lấy mẫu
Sử dụng máy đo điện tử, hút khí phân tích định lượng hoặc định tính. Đo

các chỉ số vi khí hậu, tiếng ồn, bụi, ánh sáng, hơi khí độc tại các vị trí kỹ thuật
theo qui định của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường 2002-BYT.
5.5. Phương tiện đo
- Đo vi khí hu:
+ Sử dụng máy đo phát hiện nhanh chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió.
+ Tên máy đo: AIR VELOCITY METER, TSI 9545, USA.
+ Cách tiến hành đo:
 Ấn nút mở nguồn, hướng đầu cảm biến về phía vị trí cần đo.
 Đo từ vùng mũi trở về sau người lao động cách người ngồi không quá 1m,
người đứng không quá 1,5m. Đầu cảm biến cách người lao động không
quá 15-20 cm.
+ Đọc kết quả:
 Theo thứ tự: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
- Ánh sáng:
+ Dùng để đo cường độ ánh sáng tại nơi làm việc của người lao động.
+ Tên máy: LUX METER, MINOLTA-106589, JAPAN.
+Cách tiến hành đo:
 Bật nút khởi động.
 Hướng bộ phận cảm biến ánh sáng ngay tầm nhìn của người lao động, đo
về hướng có nguồn sáng.
- Tiếng n:
+ Tiếp xúc hoặc là tương đương. Nếu vượt chỉ tiêu thì đo dải tần.
+ Tên máy: SOUND LEVEL METER, RION NL-21, JAPAN.
+Tùy theo đặc tính của nguồn ồn, thời gian tiếp xúc, có thể đo 1 trong 3 giá trị:
 Mức ồn tiếp xúc (LEA): Nếu nơi làm việc ổn định, người lao động tiếp
xúc với 1 nguồn ồn duy nhất và tiếng ồn liên tục.
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 15
 Mức ồn trung bình tương đương (LAg): Nếu nơi làm việc ổn định, người
lao động tiếp xúc với 1 nguồn ồn duy nhất nhưng có mức dao động.

 Mức ồn tương đương (LeqA): Nếu nơi làm việc không cố định hoặc người
lao động phải tiếp xúc với nhiều nguồn ồn khác nhau trong từng khoảng
thời gian khác nhau.
+ Cách tiến hành đo
 Chọn vị trí cần đo.
 Nhấn lần lượt các nút: Power → Mode → Start (đo ồn tương đương).
 Nếu tiếng ồn ≥ 85 dBA thì ta phải tiến hành đo dải tần số lần lượt 8 dải tần
số.
 (63Hz → 125Hz → 250 Hz → 500 Hz → 1000 Hz → 2000 Hz → 4000
Hz → 8000 Hz).
+ Nguyên tắc đo tiếng ồn:
 Đo trực tiếp tại chỗ làm việc của người lao động.
 Đầu đo phải để sau tai của người lao động, hướng về phía nguồn ồn.
 Máy đo để cách người đo 0,5 m.
 Kết quả đo ở mức âm chung bao giờ cũng lớn hơn kết quả đo ở các tần số
(Octave).
 Số mẫu đo không cụ thể, cố định mà phụ thuộc vào đặc tính của nguồn ồn
và nhóm người tiếp xúc với nguồn ồn.
- Bi:
+ Dùng để đo mật độ bụi trong không khí, đo ngang tầm mũi người lao động
cách 10 cm.
+ Chủ yếu đo bụi hô hấp ( kích thước 0,5-5µm): Những hạt bụi này có thể xâm
nhập sâu vào đường hô hấp và đến tận phế nang.
+ Tên máy: HD-1100, ENVIROMENTAL DEVICES CORPORATION, USA.
+ Cách tiến hành đo:
 Bấm nút Power.
 Chọn chế độ Range 0- 20 và chờ kết quả.

- Ha chất (hơi khí đc) :
+ Dùng 2 ống hóa chất : 1 ống thử Benzen, 1 ống thử Toluen.

+ Tên máy: (PRECISION GAS DETECTOR TUBES) KITAGAWA-JAPAN.
+ Gồm 2 bộ phận: ống phát hiện và thiết bị bơm hút không khí.
 Ống phát hiện là ống thủy tinh có đường kính trong không thay đổi. Bên
trong chứa vật liệu trơ là các gel vô cơ có tẩm thuốc thử hóa học gọi là gel
phản ứng. Tùy theo chất hóa học cần khảo sát mà chọn ống gel thích hợp.
Khi chất ô nhiễm trong không khí tác dụng với gel phản ứng hay gel chỉ
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 16
thị sẽ tạo ra một hợp chất màu, căn cứ vào sự đổi màu ứng với thang
chuẩn trên ống để biết được nồng độ chất gây ô nhiễm.
 Sử dụng ống kèm theo một dụng cụ, thiết bị bơm hút không khí qua ống.
 Đơn vị đọc phải chuyển sang mg/m
3
để phân tích.

6. CHUẨN BỊ NHÂN LỰC
Bảng phân công nhân lực đo đạc v kiểm định môi trường lao đng
Thành viên
Công việc
1. Châu Quốc Thạnh
(Trưởng nhóm)
- Phân công vị trí đo đạc cho thành viên trong nhóm
- Đo tiếng ồn.
2. Trần Khánh
- Đo tiếng ồn.
3. Ngô Phạm Tuân
4. Nguyễn Tuấn Anh
5. Nguyễn Huỳnh Tố Như
- Kiểm định môi trường lao động.
- Chụp ảnh.

6. Nguyễn Võ Nhật Minh
- Đo vi khí hậu.
7. Dương Thị Hồng Ngân
- Đo bụi.
8. Tăng Văn Hiệp
- Đo hóa chất (hơi khí độc).
9. Nguyễn Vũ Vân Thanh
- Đo ánh sáng.

7. KINH PH, VẬT TƯ.
7.1. Kinh phí.
Do trung tâm quy định.
7.2. Vt tư.
- Các máy đo: Do trung tâm trang bị.
- Trang thiết bị phòng hộ cá nhân: Nút tai, khẩu trang chống độc : do sinh
viên tự trang bị.
8. DỰ KIẾN PHÂN TCH MẪU V TRẢ KẾT QUẢ
- Phân tích mẫu chuyển đổi đơn vị phù hợp theo tiêu chuẩn.
- So sánh kết quả với TCVSLĐ ( QĐ 3733/2002/QĐ-BYT).
- Đánh giá kết quả theo mẫu thông tư 19.
- Kiến nghị giải pháp khắc phục các yếu tố có hại và cải thiện điều kiện làm
việc.
- Dự kiến trả kết quả trong 5 ngày kể từ ngày đo đạc.
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 17
CHƯƠNG III: TRÌNH BY KẾ HOẠCH ĐO ĐẠC
I. KẾT QUẢ ĐO ĐẠC (TẠI THỜI ĐIỂM ĐO).
1. Các yếu t vi khí hu.
Tiêu chun cho phép
(QĐ 3733/2002/QĐ-BYT)

Nhiệt đ (
0
C)
Đ m (%)
Tc đ gió (m/s)
≤ 32

≤ 80
- Giới hạn dưới :0,2
(tiêu chuẩn lao động
trung bình)
- Giới hạn trên: ≤ 2,0
Khu vực đo
Vị trí đo
Mẫu
đạt
tiêu
chuẩn
Mẫu
không
đạt tiêu
chuẩn
Mẫu
đạt tiêu
chuẩn
Mẫu
không
đạt tiêu
chuẩn
Mẫu đạt

tiêu chuẩn
Mẫu
không
đạt tiêu
chuẩn
VKH ngoài trời (13h40)
36
40
0,31
Tạo sợi
Đầu

36,5
38,3

0,65

Cuối

36,8
35,8

0,7

Dệt
Đầu

37
37,1


0,45

Cuối

36,5
39

0,5

Tráng
màng
Máy tráng
màng

37,2
38.6

0,75

In
Máy in

37,4
39,9

0,22

May
Máy may tự
động


38,6
40,1

0,32

VKH ngoài trời (15h00)
35,5
45
1,39
Tng cng
0
7
7
0
7
0
*Nhận xét*: Trong điều kiện hoạt động liên tục thì nhiệt độ bên trong nhà máy
luôn cao hơn nhiệt độ bên ngoài môi trường nhưng chênh lệch không quá lớn
giữa môi trường bên ngoài và môi trường khu vực nhà xưởng do vậy không ảnh
hưởng nhiều tới hoạt động của công nhân lớn cao nhất là ở khu may tự động
38,6
0
C nhưng do có nhiều máy cùng hoạt động và khoảng cách giữa các máy
không lớn nên phát sinh nhiệt cao tại vị trí máy nhưng bên cạnh đó công ty đã bố
trí rất nhiều máy quạt cũng như đầu tư nhiều cửa sổ thoáng khí làm hạ bớt nhiệt
độ tại xưởng. Độ ẩm không khí tại các khu vực đạt tiêu chuẩn <80% do các máy
bố trí theo khu vực hợp lí, thông thoáng gió. Được bố trí nhiều máy quạt tại mỗi
khu làm việc và hệ thống cửa sổ thông thoáng gió, công nhân làm việc không
đứng cố định một chỗ nên tốc độ gió trong khu vực làm việc đạt chuẩn theo qui

định luôn >0,2m/s
2
và <2m/s
2
.
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 18
2. Ánh sáng
Tiêu chun cho phép
(QĐ 3733/2002/QĐ-BYT)

Ánh sáng (Lux)
 Vùng lm việc chung : ≥ 200- ≤ 10.000
 Xe sợi : ≥ 300- ≤ 10.000
 Dệt : ≥ 500- ≤ 10.000
 In ni : ≥ 500- ≤ 10.000
 May : ≥ 500- ≤ 10.000
KV đo
Vị trí đo
Mẫu đạt tiêu chuẩn
Mẫu không đạt
Tiêu chuẩn
Tạo sợi
Đầu

50
Cuối

80
Dệt

Đầu

330
Cuối

240
Tráng màng
Máy tráng màng
420

In
Máy in
490

May
Máy may tự động
1470

Tng cng
3
4
* Nhận xét*: 3 trong 7 vị trí đo thuộc 5 khu: tạo sợi, dệt, tráng màng, in, may của
nhà máy đạt tiêu chuẩn cho phép (Vùng làm việc chung : ≥ 200- ≤ 10.000, in : ≥
500- ≤ 10.000, may: ≥ 500- ≤ 10.000) do thời điểm đo là 14 giờ nên ánh sáng tự
nhiên có cường độ mạnh được cung cấp thông qua hệ thống tôn sáng tận dụng tốt
nguồn ánh sáng tự nhiên có sẵn, kèm theo hệ thống đèn huỳnh quang chiếu sáng
tại khu vực làm việc. Ngoài ra, xưởng có 4 vị trí không đạt tiêu chuẩn do vị trí
bảng điều khiển bị khuất và ngược hướng ánh sáng tự nhiên chiếu vào và không
có đèn chiếu sáng cục bộ.
3. Tiếng n

Tiêu chun cho phép
(QĐ 3733/2002/QĐ-
BYT)
Tiếng n (dBA)
Thời gian
tiếp xúc
với tiếng
n (h)
Thời gian
cho phép
tiếp xúc
với tiếng
n (h)
≤ 85
≤ 8h

KV đo
Vị trí đo
Mẫu đạt
tiêu chuẩn
Mẫu không
đạt tiêu
chuẩn


Tạo sợi
Đầu

85,4
6h

7h34’
Cuối

90,0
6h
4h’
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 19
Dệt
Đầu

91,6
8h
3h12’
Cuối

91,7
8h
3h9’
Tráng
màng
Máy tráng
màng

86,6
8h
6h24’
In
Máy in


88,9
8h
4h39’
May
Máy may
tự động
84,3

8h
8h48’
Tng cng
1
6


Mc n phân tích theo dải tần s
Tiêu chun cho
phép
(QĐ
3733/2002/QĐ-
BYT)
85
99
92
86
83
80
78
76
74

Vị trí đo
Kết
quả
đo
Mức âm dB ở các dải Otave tần số trung bình nhân
(Hz) không vượt quá dB
63
125
250
500
1000
2000
4000
8000
Tạo
sợi
Đầu
85,4
52,1
66,3
72,0
77,0
78,1
78,3
71,2
71,5
Cuối
90,0
53,3
70,0

79,4
83,0
83,4
84,2
80,4
75,1
Dệt
Đầu
91,6
57,7
73,5
82,0
84,2
86,0
86,5
83,1
78,0
Cuối
91,7
61,6
71,4
80,9
86,5
86,1
86,0
81,5
76,3
Tráng màng
88,9
52,5

69,1
78,0
80,9
86,8
80,1
75,2
66,7
In
86,6
56,1
67,9
75,7
80,5
80,9
80,1
74,1
67,5
May
84,3








*Nhận xét*: Phần lớn các khu vực sản xuất đều có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho
phép (trừ khu vực may) và thời gian tiếp xúc với tiếng ồn cũng vượt mức cho
phép (trừ vị trí đầu của khu tạo sợi và khu may). Đa số mức âm phân tích theo

dải tần đều có một số mức âm vượt quá quy định cho phép.
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 20
4. Nng đ bi
*Nhận xét*: Nồng độ bụi hô hấp tại 7 vị trí đo thuộc 5 khu: tạo sợi, dệt, tráng
màng, in, may của nhà máy đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
5. Nng đ hơi khí đc
*Nhận xét*: Nồng độ Toluen đo được tại nơi làm việc của người lao động thuộc
khu vực in là 196,32 mg/m
3
nằm trong giới hạn cho phép (≤ 300 mg/m
3
theo
tiêu chuẩn từng lần tối đa). Riêng nồng độ Benzen đo được là 40,49mg/m
3
vượt
hơn 2 lần mức cho phép (≤ 15mg/m
3
).
II. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG LAO ĐNG.
STT
Yếu t đo
Tng s mẫu
Tng s mẫu đạt
TCLĐ
Tng s mẫu
không đạt TCLĐ
1
Nhiệt độ
7

0
7
2
Độ ẩm
7
7
0
3
Tốc độ gió
7
7
0
Tiêu chun cho phép
(QĐ 3733/2002/QĐ-BYT)
Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi không
chứa Silic
Nng đ bi hô hấp (mg/m
3
)
≤ 1 đối với bụi bông
≤ 2: Bụi than, oxyt sắt/kẽm, dioxyt titan,
silicat, đá vôi, đá trân châu…
≤ 4: Bụi vô cơ và hữu cơ.
Khu vực đo
Vị trí đo
Mẫu đạt
tiêu chuẩn
Mẫu không đạt
tiêu chuẩn
Tạo sợi

Đầu
0,08

Cuối
0.06

Dệt
Đầu
0,02

Cuối
0,02

Tráng màng
Máy tráng màng
0,02

In
Máy in
0,03

May
Máy may tự động
0,05

Tng cng
7
0
Tiêu chun cho phép
(QĐ 3733/2002/QĐ-BYT)

-Từng lần tối đa
Benzen
Toluen
≤ 15mg/m
3

≤ 300 mg/m
3

Khu vực đo
Vị trí đo
Mẫu đạt
tiêu
chuẩn
Mẫu không đạt
tiêu chuẩn
Mẫu đạt
tiêu chuẩn
Mẫu không đạt
tiêu chuẩn
In
Máy in

40,49
196,32

Tng cng
0
1
1

0
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 21
4
Ánh sáng
7
3
4
5
Bụi
7
7
0
6
Tiếng ồn chung
7
1
6
7
Tiếng ồn dải tần
6
0
6
8
Benzen
1
0
1
9
Toluen

1
1
0

 Khuyến nghị:
- Để cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe và
phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, chúng tôi có một số đề
nghị và giải pháp sau:
+ Nhiệt độ trong khu vực sản xuất có hơi cao so với nhiệt độ tiêu chuẩn nhưng
mức chênh lệch không quá lớn giữa môi trường ngoài và môi trường trong khu
vực nhà xưởng nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hay sức khỏe của công
nhân, vì hệ thống thông gió với cửa sổ và quạt máy được bố trí nhiều và hợp lí
cho từng khu sản suất cũng như công nhân làm việc không cố định ở một vị trí,
vì vậy trong khi di chuyển cũng là giảm phần nào nhiệt độ của nơi làm việc lên
cơ thể.
+ Khu vực bảng điều khiển tại khu vực tạo sợi ngược hướng ánh sáng nên chỉ số
ánh sáng đo được tại khu vực này còn chưa đạt tiêu chuẩn, cần tăng cường chú ý
tận dụng nguồn sáng tự nhiên chiếu vào khu vực này thông qua tôn sáng hoặc sử
dụng hệ thống ánh sáng đèn huỳnh quang cục bộ tại khu vực này kể cả ban ngày
để đảm bảo ánh sáng luôn đạt tiêu chuẩn.
+ Để giảm tiếng ồn tại các khu vực, công ty nên thường xuyên bảo trì máy móc,
che chắn nguồn ồn, sử dụng vật liệu cách âm. Công ty có trang bị nút tai nhưng
một số công nhân không đeo để bảo vệ tai nên yêu cầu tất cả công nhân nên đeo
nút tai để phòng ngừa bệnh điếc nghề nghiệp. Tổ chức nghỉ ngơi hợp lí cho
người lao động trong ca làm việc để giảm bớt ảnh hưởng của tiếng ồn.
+ Đối với khu vực máy in có nồng độ Benzen vượt tiêu chuẩn cần trang bị bảo hộ
lao động như mặt nạ phòng độc hay khẩu trang cá nhân có chứa than hoạt tính).
- Tại các vị trí đo không đạt tiêu chuẩn cho phép đề nghị Công ty cải thiện điều
kiện làm việc cho người lao động và xem xét chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho
người tiếp xúc yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định của Bộ Luật Lao Động;

Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 18/10/2013 về bồi dưỡng
bằng hiện vật cho người lao động; QĐ số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ban hành
ngày 18/09/2003 về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.

Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 22
CHƯƠNG IV:CC GIẢI PHP VỀ KỸ THUẬT VỆ
SINH PHNG CHỐNG ĐC HẠI, CẢI THIỆN ĐIỀU
KIỆN LAO ĐNG
I. ĐIỀU KIỆN LAO ĐNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI
TRONG LAO ĐNG
1. Điều kiện lao đng:
Là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên,
môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động
thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực
của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện
làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.
Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động
rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ
khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ
chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các
tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện nên
những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có thể
hạn chế được rất nhiều.
Để có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải đánh giá được các yếu
t điều kiện lao đng, phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi, đe
dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động. Các yếu tố đó gồm:
- Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa.
Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng,
năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động.

Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến
nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên
quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp
dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc
Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ
công, cơ giới, tự động
Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp
hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao
động
- Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgonomi.
Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thng thần kinh - tâm lý,
thần kinh - giác quan
Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao
động không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động
tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động…
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 23
Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể
phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó
trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng,
động tác lao động đơn điệu buồn tẻ hoặc với trách nhiệm cao gây căng thng về
thần kinh tâm lý.
Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình
thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới
những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy
nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động,
có khi dẫn đến tai nạn lao động.
2. Các yếu t nguy hiểm trong lao đng: là các yếu tố có nguy cơ gây chấn
thương hoặc chết người đối với người lao động.
2.1. Các bộ phận truyền động và chuyển động.

Những trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền
động khác; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển,
sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt ; Tai nạn gây
ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết.
2.2. Nguồn nhiệt
 các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn tạo nguy cơ bỏng,
nguy cơ cháy nổ…
2.3. Nguồn điện
Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện
phóng, điện từ trường, cháy do chập điện ; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.
2.4. Vật rơi, đổ, sập
Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định
gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai
thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp;
cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng
2.5. Vật văng bắn
Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục
kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn
2.6. Vật sắc nhọn
Thường gặp trong các ngành cơ khí, các mảnh sắc nhọn của nguyên vật
liệu khi gia công cơ khí. Ngoài ra còn có kim tiêm, dao mổ trong ngành y tế có
thể gây tổn thương và bệnh nghề nghiệp, nghề thủ công…
2.7. Nguy cơ nổ
- Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các
thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng vượt quá
giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 24
ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm định. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công
rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.

- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời
gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ
rất cao và áp lực lớn làm hủy hoại các vật cản, gây tai nạn cho người trong
phạm vi vùng nổ. Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và
bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có
mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với
không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với
không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng.
- Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung
kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán
kính nhất định.
- Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải
xỉ
3. Các yếu t có hại đi với sc khỏe trong lao đng
3.1. Vi khí hậu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu
hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ
vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định,
phù hợp với sinh lý của con người.
- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể,
làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy
móc thiết bị Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài
da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây
ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh
- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ
nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi.
- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao
động của con người.
3.2. Tiếng ồn và rung sóc

Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự
chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. Rung sóc
thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra.
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ
gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác,
rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập
trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén Người mệt mỏi, cáu
Báo cáo thực tập Sức khỏe nghề nghiệp Nhóm 3 – Lớp Y học Dự phòng Khóa 36
Trang 25
gắt, buồn ngủ Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp
hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động.
3.3. Bức xạ và phóng xạ
Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép hồ
quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.
Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu,
chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến
đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iôn hoá vật
chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ.
Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây
nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương,
nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây
thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.
3.4. Đặc điểm kỹ thuật chiếu sáng
Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng
thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.
Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ
rọi, độ chói; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet. Nhu cầu

ánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc.
Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định,
(thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động
về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do
không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng);
do lóa mắt (ánh sáng chói quá).
3.5. Bụi
Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí;
nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 - 5 micrômét; khi hít phải loại bụi này
sẽ có 70 - 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi
phổi.
- Bụi có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật.
+ Bụi nhân tạo: nhựa, cao su
+ Bụi kim loại: sắt, đồng
+ Bụi vô cơ: silic, amiăng
- Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của chúng.
- Về mặt kỹ thuật an toàn, bụi có thể gây tác hại dưới các dạng:
+ Gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp.

×