NỘI DUNG
1. Lập kế hoạch phát triển trường học
2. Lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, thiết bị
giáo dục
3. Lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn lực
tài chính
4. Từ tiêu chuẩn lập kế hoạch đến tiêu chuẩn về
sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục
Q $ A?
Kế hoạch là gì ?
Tại sao phải kế hoạch các nhiệm vụ ?
Các loại kế hoạch trong Nhà trường ?
YES OR NO
I. Một số khái niệm
I.1. Lập kế hoạch
Hoạt động: Xem một doc, rút ra nhận xét đó
có phải là một bản kế hoạch hay không
PN.doc
Lập kế hoạch là xác định các hoạt động cần thiết để đạt
được một tập hợp các mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là
đưa ra các quyết định trước khi hành động, dựa vào mong
muốn và dự định tạo ra tương lai theo hướng đã định trước.
I.2. Các loại kế hoạch
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.1. Khái niệm lập kế hoạch:
xác định các hoạt động cần thiết để đạt được
một tập hợp các mục tiêu đã đề ra.
đưa ra các quyết định trước khi hành động,
dựa vào mong muốn và dự định tạo ra tương lai
theo hướng đã định trước.
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.2. Phân loại kế hoạch
1.2.1. Kế hoạch chiến lược
là những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện
thực trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt
tới và các giải pháp chiến lược để đạt đuợc trên cơ sở
khả năng hiện tại.
thường xây dựng cho thời gian 5 năm trở lên
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.2. Phân loại kế hoạch
1.2.2. Kế hoạch trung hạn
Là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, đưa ra các thay
đổi quan trọng trong giai đoạn kế hoạch của nhà
trường.
thường xây dựng cho khoảng thời gian 3-5 năm
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.2. Phân loại kế hoạch
1.2.3. Kế hoạch năm học
Kế hoạch định ra cho toàn bộ các mặt công tác, các
hoạt động của nhà trường trong một năm học,
được lập theo thời gian của năm học
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.2. Phân loại kế hoạch
1.2.4. Một số kế hoạch khác trong trường học
Là các kế hoạch mang tính chất tác nghiệp, được lập cho một
thời kỳ ngắn, thường dưới 1 năm (quí, tháng, tuần, ngày), ví
dụ như:
Kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Kế hoạch công tác của các tổ chuyên môn.
Kế hoạch hoạt động của các tổ chức đoàn thể (Công đoàn,
Đoàn TNCSHCM )
Thời khoá biểu.
Lịch công tác chung cho toàn trường theo từng tuần.
v.v
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.3. Căn cứ xây dựng kế hoạch
1.3.1. Hiện trạng nhà trường
Môi trường bên trong: yêu cầu phát triển nhà
trường, điểm mạnh, điểm yếu về học sinh, đội ngũ,
CSVC- thiết bị, thông tin, tài chính, v.v….
Môi trường bên ngoài: Cơ hội, thuận lợi Khó khăn,
thách thức (WSOT)
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.3. Căn cứ xây dựng kế hoạch
1.3.2. Các văn bản
Văn bản của quốc gia, của địa phương có liên quan đến công
tác GD như Nghị quyết của Đảng, HĐND về công tác giáo
dục; các văn bản pháp qui của chính quyền địa phương liên
quan đến chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH,
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
Văn bản pháp qui của ngành GD về chiến lược, qui hoạch,
kế hoạch giáo dục. Trong đó căn cứ quan trọng là văn bản
hướng dẫn địa phương lập kế hoạch giáo dục 5 năm và hàng
năm của Bộ GD-ĐT; chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở và
Phòng GD-ĐT.
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.4. Mục tiêu của việc lập kế hoạch
Xác định rõ những mong muốn thay đổi (mục tiêu).
Sử dụng nguồn lực sẵn có và các nguồn lực được hỗ trợ
một cách hiệu quả và tổi ưu để cải thiện thực tiễn giảng
dạy và học tập.
Chủ động về thời gian.
Thu hút tối đa sự tham gia của mọi nguời vào việc xây
dựng cũng như thực hiện kế hoạch.
Để có cơ sở biết được công việc có đạt kết quả hay
không.
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.5. Các nội dung của bản kế hoạch
Năm câu hỏi cần được trả lời trong lập kế hoạch:
Chúng ta đang ở đâu ?
Chúng ta sẽ đi đến đâu ?
Chúng ta cần làm gì để tới đó ?
Các nguồn lực là gì, Ai sẽ làm các hoạt động trên ?
Làm thế nào để biết rằng sẽ đi đúng hướng và đến
đích?
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.5. Các nội dung của bản kế hoạch
Để giải quyết năm câu hỏi trên, một bản kế hoạch thường
bao gồm:
Phần 1: Phân tích thực trạng
Phần 2: Các kết quả đạt được và các khó khăn, thách
thức
Phần 3: Các mục tiêu và chỉ tiêu trung hạn
Phần 4: Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động
trong năm học tới
Phần 5: Thông tin tài chính
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.6. Các chủ thể tham gia lập kế hoạch trường học
Hiệu trưởng
Giáo viên, cán bộ, nhân viên
Ban đại diện cha mẹ học sinh (đối với trường phổ thông)
Đại diện học sinh
Phòng Giáo dục – Đào tạo, Sở GD,
Các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng.
1. LẬP KHPT TRƯỜNG HỌC
1.7. Quy trình chung trong lập kế hoạch phát triển
nhà trường
Quy trình xây dựng kế hoạch gồm 5 bước:
Bước 1. Phân tích tình hình nhà trường
Bước 2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt được
trong phát triển giáo dục của nhà trường
Bước 3. Xác định các hoạt động tương ứng với mỗi mục
tiêu
Bước 4. Xác định nguồn lực.
Bước 5. Trình bày kế hoạch.
1.7. Quy trình chung…
Bước 1 – Phân tích tình hình
Các câu hỏi cần trả lời khi phân tích tình hình:
Tình hình nhà trường giai đoạn hiện nay, năm học
trước?
Những thành tựu chính của trường?
Vấn đề và nguyên nhân?
1.7. Quy trình chung…
Xác định vấn đề và nguyên nhân
Sử dụng phương pháp xây dựng cây vấn đề gồm 3
bước
Bước 1: Xác định vấn đề.
Bước 2: Trả lời câu hỏi: tại sao lại có vấn đề?
Bước 3: Trả lời câu hỏi: Tại sao lại có các nguyên
nhân này? Đâu là nguyên nhân sâu xa nhất?
1.7. Quy trình chung…
Bước 2 – Xác định mục tiêu, chỉ tiêu. Mục đích:
- chỉ ra những thay đổi sẽ đạt được, cải thiện thực tiễn giảng dạy
và học tập khi kết thúc giai đoạn kế hoạch
- Sắp xếp các mục tiêu ưu tiên (thứ tự ưu tiên)
Chú ý:
Khi viết mục tiêu cần chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể
cần đạt được.
Mục tiêu cần phải: - Cụ thể
- Đo đ-ược
- Có thể đạt đ-ược
- Định h-ướng kết quả
- Có giới hạn thời gian
1.7. Quy trình chung…
Xác định chỉ tiêu
Các chỉ tiêu của một mục tiêu là sự phân nhỏ mục tiêu đó thành
các thành phần, đạt được các chỉ tiêu thành phần tương đương
với việc đạt được mục tiêu.
Các chỉ tiêu phải đo lường được, nêu lên được số lượng, thời
gian cần thực hiện, và các chỉ số thành công.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và đạt được
các mục tiêu và chỉ tiêu, mỗi mục tiêu nên gồm không quá 5 chỉ
tiêu.
1.7. Quy trình chung…
Ví dụ: Công tác phổ cập GDTHCS
Tăng tỷ lệ HS nhập học tinh lên % vào năm 2011- 2012
và % vào năm 2017
Tăng tỷ lệ HS học 2 buổi/ ngày lên % vào năm 2011- 2012
và % vào năm 2017
Tăng tỷ lệ HS khá giỏi lên % vào năm 2011- 2012 và
% vào năm 2017
Lưu ý: khi xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đưa các chỉ số giám
sát, đánh giá thực hiện kế hoạch vào mỗi mục tiêu, chỉ tiêu.
1.7. Quy trình chung…
Bước 3 – Xây dựng kế hoạch hoạt động
Khi xây dựng kế hoạch hoạt động cần trả lời các câu hỏi:
Những hoạt động cần được thực hiện là gì?
Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm
trước?
Sắp xếp các hoạt động vào khung thời gian của một năm như thế
nào là phù hợp nhất?
Nếu có quá nhiều hoạt động bị trùng lặp thì cân đối và ưu tiên
những hoạt động có thể giải quyết được nhiều vần đề/nhu cầu. Đó
là những hoạt động nào?
Sử dụng nguồn lực nào?
Trách nhiệm thực hiện chính là ai?