Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ TẠI VIỆT NAM. GIẢI PHÁP VÀ KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.48 KB, 20 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ THỰC TRẠNG ĐÔ LA HOÁ
TẠI VIỆT NAM. GIẢI PHÁP VÀ KHẮC PHỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đang mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới và đạt được
những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế. GDP trong 20 năm quan luôn đạt ở
mức cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên trong quá trình đó cũng có những mặt trái
như ôi nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội…
Gia nhập WTO, Việt Nam phải chấp nhận những điều luật chung của sân chơi này
trong đó có việc mở cửa thị trường tài chính tiền tệ. Tâm lý muốn sở hữu đồng Đô la –
USD đang dần ăn sâu vào tâm trí người dân và có những tác động xấu tới nền kinh tế.
Hiện tượng đôla hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ
của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đôla Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế
làm vai trò của "tiền tệ thế giới". Vì vậy, người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hóa là
"đôla hóa". Và để hiểu rõ thêm về vấn đề “Đô la hóa” cũng như những tác động của nó
đối với nền kinh tế Việt Nam tác giả đã đi nghiên cứu vấn đề để phục vụ cho tiểu luận
môn “Tài chính quốc tế”. Tiểu luận gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về đô la hóa. Chương này nhằm đưa ra những vấn đề chung
nhất về đô la hóa, phân loại, nguyên nhân cũng như những tác động của nó tới nền kinh
tế.
Chương 2: Thực trạng đô la hóa tại Việt Nam. Nội dung phân tích tình trạng đô la
hóa ở Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và nguyên nhân của thực
trạng đó.
Chương 3: Giải pháp khắc phục đô la hóa tại Việt Nam.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Ngọc Đức, trưởng bộ môn Tài chính
Quốc tế, khoa Ngân hàng Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân về lòng nhiệt tình
giảng dạy và những bài học bổ ích và cảm ơn những bạn bè trong lớp CH18N về tinh
thần học tập hăng say.
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ LA HÓA
1. Khái niệm đô la hóa
Đô la hóa là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là việc
sử dụng một ngoại tệ (thường là ngoại tệ mạnh) có khả năng tự do chuyển đổi thay thế
đồng nội tệ để thực hiện chức năng của tiền tệ.
Bất kỳ một ngoại tệ mạnh nào như: Đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật, Đôla Úc… có khả
năng thay thế đồng nội tệ trong lưu thông cũng dẫn tới hiện tượng “Đô la hóa”. Tuy
nhiên, sau đại chiến Thế giới lần thứ hai những đồng Đôla Mỹ tái thiết Châu Âu đã tràn
ngập châu Âu lục địa và làm cho đồng USD trở thành phương tiện thanh toán quốc tế
mạnh nhất trên thế giới mà không có đồng tiền nào thay thế được kể cả khi hiệp ước
Bretton Woods đã sụp đổ. Điều này còn có lý do chính trị tác động tới, đó là việc Mỹ lợi
dụng sức mạnh của nền kinh tế gây sức ép lên các nước bị tàn phá sau chiến tranh và
những nước đang phát triển có một nền tài chính chưa ổn định.
Tình trạng đô la hóa nền kinh tế được coi là cao khi tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ
chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (FCD/M2 > 30%); bao gồm tiền
mặt trong lưu thông, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngoại tệ. Căn cứ
vào tỉ lệ này có thể phân chia tình trạng đô la hóa thành ba mức độ khác nhau đối với mỗi
quốc gia.
Thứ nhất: Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la (ngoại tệ mạnh)
được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa
nhận, chính phủ cấm niêm yết giá bằng đồng đô la, cấm sử dụng đồng đô la trong các
giao dịch thương mại trong nước. Nó có thể bao gồm: tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng
trong nước, các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ cất trong túi, các trái phiếu ngoại tệ và các
tài sản phi tiền tệ ở nước ngoài, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
Thứ hai: Đô la hóa bán chính thức hay còn gọi là đô la hóa từng phần là tình trạng
đồng “đô la” được sử dụng như một phương tiện trao đổi, phương tiện dự trữ, phương
tiện thanh toán, tức là nó được sử dụng được cho mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất,
thương mại tại quốc gia đó. Ở những nước này, cả đồng nội tệ và đồng ngoại tệ đều được

lưu hành một cách chính thức, hợp pháp, và Đô la có thể chiếm ưu thể trong các khoản
tiền gửi và chi tiêu hàng ngày. Người dân thường dự trữ ngoại tệ mạnh do lo ngại về sự
mất giá của đồng nội tệ, họ có thể mua chứng khoán nước ngoài, thanh toán giao dịch
thương mại bằng đồng ngoại tệ, gửi tiền tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ mạnh…
Thứ ba: Đô la hóa chính thức sảy ra khi đồng ngoại tệ mạnh là đồng tiền hợp pháp
duy nhất được lưu hành, vẫn có đồng nội tệ nhưng mệnh giá của nó không cao, thường
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
chỉ là tiền lẻ. Chính phủ các nước này sẽ lựa chọn một đồng tiền duy nhất để làm phương
tiện thanh toán, trao đổi và dự trữ chính thức
Như thế có thể thấy tại những quốc gia tồn tại tình trạng đô la hóa, dù ở mức độ
nào thì đồng ngoại tệ được sử dụng mang đầy đủ sắc thái và bản chất của một đồng tiền
với ba chức năng chính là
 Chức năng làm phương tiện thước đo giá trị.
 Chức năng làm phương tiện thanh toán.
 Chức năng làm phương tiện cất giữ.
Điểm khác biệt ở đây là chính phủ các nước quy định có thừa nhận và quy định thành
luật cho phép ngoại tệ lưu thông hợp pháp trong quốc gia đó hay không. Theo điều tra
của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) những nước có tình trạng Đôla hóa cao như: Argentina,
Uruguay, Latvia, Turkey, Slovakia, Coroatia, Uzerbekistan, Nikaragua, Cambodia,
Laos… đây là những nước có tỉ lệ FCD/M2 lớn hơn 30%. Nhìn chung những quốc gia
này là những quốc gia mới thành lập, được tách ra từ một quốc gia khác, hoặc nằm trong
khu vực ảnh hưởng nặng nề của kinh tế Mỹ như khu vực Mỹ Latin vốn được coi là “sân
sau của Mỹ”. Việt Nam có những giai đoạn thuộc nhóm những nước này đó là những
năm đầu thập kỷ 1990s. Mặc dù có những biện pháp hạn chế tình trạng Đôla hóa nhưng tỉ
lệ FCD/M2 của Việt Nam luôn trên 20% trong hơn hai thập kỷ vừa qua.
2. Nguyên nhân của tình trạng Đôla hóa
Những quốc gia có tình trạng Đôla hóa khác nhau có những chính sách khác nhau
đối với vấn đề này để hạn chế tình trạng phát triển hoặc chấp nhận việc sử dụng đồng

“đô la” bằng các văn bản pháp quy. Tại những nước bị Đôla hóa một phần, mặc dù chính
phủ có những quy định nghiêm ngặt về quản lý và sử dụng ngoại hối, cấm tàng trữ và sử
dụng ngoại tệ nhưng tại sao doanh nghiệp, người dân vẫn sử dụng “đô la” trong các hoạt
động kinh tế. Hiện tượng này có thể do một trong số những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất: Do nhu cầu phòng chống rủi ro. Những người sử dụng “Đô la” lo ngại
về sự mất giá của đồng tiền nội tệ do tỉ lệ lạm phát cao, sự mất lòng tin vào những chính
sách tiền tệ của chính phủ gắn với sự yếu kém của các cơ quan chức năng trong việc hạn
chế lạm phát và cải thiện tình hình tài chính quốc gia. Các doanh nghiệp lo sợ trước rủi ro
tỉ giá, việc lạm phát tăng sẽ dẫn tới tỉ giá giữa đồng nội tệ/đồng ngoại tệ tăng làm cho
doanh nghiệp phải trả nhiều bản tệ hơn trong các hoạt động thương mại.
Thứ hai: Do sự lớn mạnh của đồng Đôla Mỹ, đây là một đồng ngoại tệ mạnh trên
thế giới, ban đầu được gắn với bản vị vàng mà giá trị của nó được quy đổi trực tiếp ra
vàng được tự do chuyển đổi từ đầu thế kỷ XX và nhất là khi diễn ra hai cuộc đại chiến
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
thế giới các quốc gia tham chiến phải mua vũ khí của Mỹ và trả bằng Đôla cũng như việc
nhận viện trợ của quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới cho việc tái thiết các nước sau
chiến tranh góp phần làm cho đồng Đôla Mỹ trở thành tiền tệ của thế giới, tham gia vào
các hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Tại Châu Âu xuất hiện những ngân hàng
European Banking chuyên kinh doanh ngoại hối mà chủ yếu là Đôla Mỹ. Mặc dù sau khi
hiệp ước Bretton Woods sụp đổ và sự ra đời của khối tiền tệ chung châu Âu EEC dẫn tới
sự hợp nhất đồng tiền của các quốc gia châu Âu thành đồng EURO và giá trị của đồng
EURO ngày càng tăng tuy nhiên đồng Đôla Mỹ vẫn chiếm khoảng 70% trong giao dịch
thương mại quốc tế. Điều này cũng lý giải cho thuật ngữ “Đô la hóa - Dollarization”
dùng để chỉ một quốc gia sử dụng đồng ngoại tệ mạnh trong thanh toán, trao đổi, cất giữ.
Trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay, hầu hết các nước đang theo đuổi cơ
chế thị trường và thực thi cơ chế kinh tế thị trường mở cửa, giao lưu thương mại ngày
càng phát triển, đầu tư và hợp tác kinh tế ngày càng tác động mạnh vào sự tăng trưởng
của nền kinh tế thì việc dự trữ ngoại tệ mạnh cho các hoạt động kinh doanh cũng là một

nhu cầu khách quan để tránh lệ thuộc vào nguồn cung ngoại tệ từ nước ngoài.
Thứ ba: một quốc gia có trình độ phát triển nền kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý
người dân, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản
lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia thấp thì quốc gia đó sẽ có mức
độ đô la hóa càng cao. Đồng nội tệ không phải là một đồng tiền chuyển đổi trên thị
trường do giá trị của nó thấp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng “Đôla hóa” ở những
nước phát hành đồng nội tệ này.
3. Tác động của “Đôla hóa” tới vấn đề tài chính quốc tế và nền kinh tế vĩ mô
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm trong nó hai mặt đối lập là: tích
cực và tiêu cực. Điều quan trọng là phải phân tích để biết được những điểm tích cực và
tiêu cực để có những chính sách thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho những yếu tố tích
cực phát triển và hạn chế tới mức tối thiểu các tác động tiêu cực. Đối với vấn đề “Đôla
hóa” mặc dù cũng có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nhưng cái giá phải trả
khi không kiểm soát tốt vấn đề này cũng là rất lớn. Vì thế cần phải biết rất rõ cái được và
mất trong vấn đề này.
3.1. Tác động tích cực
- Ngoại tệ mạnh có thể làm giảm áp lực lên nền kinh tế trong những thời kỳ lạm
phát cao, nền kinh tế bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. “Đô
la” có thể là công cụ làm thay đổi mức cung tiền tệ trên thị trường và làm lạm phát giảm
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
đi, cụ thể khi mức cung tiền tệ cao Ngân Hàng Trung Ương (Center Bank) có thể bán ra
ngoại tệ và mua vào nội tệ làm cho mức cung tiền tệ giảm xuống.
Ở những nước bị “Đô la hóa” chính thức, đồng Đô la là đồng tiền duy nhất được
sử dụng trong các giao dịch của nền kinh tế, tuy nhiên chính phủ nước này không thể in
Đôla để làm tăng lượng tiền cung ứng trong nước mà lượng Đôla này phụ thuộc hoàn
toàn vào nước ngoài và tình trạng dự trữ, cũng như tài chính quốc tế của quốc gia đó. Vì
thế, mức lạm phát có thể được duy trì ở mức thấp đồng thời không có rủi ro tỉ giá giữa
đồng nội tệ với đồng ngoại tệ, tăng sự an toàn đối với tài sản tư nhân, khuyến khích tiết

kiệm và cho vay dài hạn. Do sử dụng một nguồn vốn hữu hạn nên sẽ tăng được hiệu quả
sử dụng vốn và thúc đẩy tài chính quốc tế ở quốc gia đó phát triển nhằm thu được một
khoản lợi nhuận bằng “Đôla” bổ sung cho quỹ tiền tệ trong nước.
- Đôla hóa cũng được cho là có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành Ngân hàng và
nâng cao vai trò của nó trong nền kinh tế, phản ánh dưới góc độ tỷ trọng tiền gửi trong hệ
thống ngân hàng trong GDP hay là “độ sâu tài chính”. Thay vì chuyển tài sản của mình
bằng ngoại tệ ra nước ngoài trong bối cảnh rủi ro lạm phát cao, thì nay có thể gửi vào các
ngân hàng trong nước và hưởng lãi tính theo ngoại tệ mà không bận tâm tới lạm phát của
đồng nội tệ. Các ngân hàng thương mại trong nước có thể dùng đồng “Đô la” đó cho các
doanh nghiệp vay để thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu với nước ngoài hoặc thực
hiện đầu tư vốn sang một nước nào đó. Nó cung cấp vốn bằng ngoại tệ cho các ngân
hàng thương mại kinh doanh. Điều này cũng làm hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài.
- Người ta tính rằng nếu một người Pháp đi du lịch từ Paris sang các nước Châu
Âu khác nếu người đó có 100 đồng Francs và trong suốt chuyến đi họ không mua gì thì
khi về Paris họ chỉ còn lại 50 đồng. Như vậy anh ta đã phải chi trả mất 50 đồng cho việc
đổi tiền. Khi đồng ngoại tệ mạnh được chấp nhận trong thanh toán giao dịch tại một quốc
gia thì chi phí giao dịch đổi tiền sẽ được xóa bỏ nhất là với những nước “đô la hóa” hoàn
toàn, chi phí dự phòng rủi ro tỉ giá, các bảo hiểm rủi ro tỉ giá cũng không còn cần thiết.
Tuy nhiên các ngân hàng và tổ chức tài chính lại mất đi một khoản doanh thu từ việc kinh
doanh mua bán, hoán đổi ngoại tệ.
3.2. Tác động tiêu cực
Khi bị đô la hóa nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào đồng “đô la” đặc biệt là hệ
thống tài chính. Khi sảy ra khủng hoảng tiền tệ có thể gây ra ảnh hưởng nặng nề tới hệ
thống tài chính của nước bị đô la hóa, khi đó chính sách tiền tệ của nhà nước không được
vận dụng một cách linh hoạt mà đây lại là một công cụ chính trong việc chống lại sự tác
động của các cuộc khủng hoảng tài chính và làm giảm sự tăng trưởng. Chính sách tiền tệ
của Ngân hàng trung ương không phát huy hiệu quả, bị mất tính độc lập. Nó có thể gây ra
khó khăn trên một số phương diện như:
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
- Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán do đó
dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông
kém chính xác và kịp thời. Ở trong các nước đô la hóa không chính thức, nhu cầu về nội
tệ không ổn định. Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại
tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ
một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay
nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt
động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương
trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn trong hệ
thống ngân hàng.
- Trong trường hợp ngân hàng thương mại sử dụng vốn vay bằng đồng ngoại tệ để
cho vay dài hạn, do sự ràng buộc của đồng ngoại tệ vào nước ngoài là rất lớn, nếu có
biến động nào trên thị trường vốn trong khi những biến động này ngân hàng không kiểm
soát được làm cho người dân đi rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng thương mại gây ra mất khả
năng thanh toán đối với ngân hàng trong khi ngân hàng nhà nước lại khó khăn trong hỗ
trợ vì đồng “đô la” bị hạn chế do không thể phát hành.
- Tình trạng chảy máu vàng có thể diễn ra. Các ngân hàng sẽ dùng ngoại tệ huy
động được trong nước đem đi gửi ở thị trường nước ngoài để thu lợi nhuận do lãi suất
trên thị trường nước ngoài cao mà không dùng những đồng “đô la” đó đầu tư trong nước
trong khi chính phủ phải đi huy động đô la với giá cao hơn để thực hiện đầu tư vào các
chương trình phát triển quốc gia. Mặt khác tại các nước đô la hóa hoàn toàn, nếu lãi suất
đô la trong nước thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường nước ngoài thì dân cư có thể
gửi trên thị trường quốc tế và đồng “đô la” đó không được đầu tư trong nước.
- Đồng nội tệ nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, làm cho việc điều
chỉnh lãi suất trở nên kém hiệu quả, tác động tới việc hoạch định và thực thi chính sách tỉ
giá. Đô la hóa làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, người dân có xu hướng
chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ do đó làm cho tỉ giá tăng.
- Khi các quốc gia thế giới thực hiện phá giá đồng tiền, thì quốc gia bị đô la hóa sẽ
không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều

chỉnh lại tỷ giá hối đoái, làm cho giá hàng hóa sản xuất trong nước đắt hơn hàng nhập
khẩu, do đó sẽ thúc đẩy nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu làm cho thâm hụt cán cân
thương mại. Ngân hàng không có sức đề kháng trước những biến động về tỷ giá có thể
dẫn đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
- Đôla hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người
cho vay cuối cùng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đôla hóa hoàn toàn, mặc dù
các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của
Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội
tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với vác nước đô la hóa hoàn toàn,
khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá
sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung
ương đã bị mất.
Ngân hàng có rủi ro cao về thanh khoản và khả năng chi trả. Rủi ro về khả năng
chi trả phát sinh bởi sự khác biệt về đồng tiền huy động và cho vay. Các ngân hàng với
một lượng vốn lớn bằng ngoại tệ có được từ huy động tiền gửi ngoại tệ của công chúng
trong nước buộc phải tìm cách cho vay một phần trong số này cho các đối tượng trong
nước, và như vậy là đã chuyển giao rủi ro tiền tệ sang khách hàng không có biện pháp
phòng hộ rủi ro, đồng thời vẫn còn giữ lại rủi ro về tín dụng cho mình. Khi bản tệ bị phá
giá, các con nợ của ngân hàng dễ bị mất khả năng thanh toán vì các khoản thu của họ
phần lớn bằng bản tệ, trong khi họ đi vay ngân hàng bằng ngoại tệ, những khoản vay này
nay đã “phình to” ra nếu tính theo bản tệ bị mất giá. Đối với người gửi ngoại tệ vào ngân
hàng, nếu họ lo ngại rằng ngân hàng mà họ gửi tiền đang có vấn đề với những khoản cho
vay mất khả năng thu hồi của nó, họ sẽ thi nhau rút tiền của mình ra khỏi ngân hàng. Để
đáp ứng được sự rút ồ ạt đó, ngân hàng buộc phải có một nguồn tài sản ngoại tệ có tính
thanh khoản cao đủ lớn hoặc đi vay của ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác.
Nhưng những nguồn trên đều có hạn, nhất là vào thời điểm mà các ngân hàng khác cũng

bị rơi vào tình trạng này. Kết cục là sự sụp đổ của cả một hệ thống ngân hàng.
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bài tập: Tài Chính Quốc Tế Viện Đào tạo sau đại học - NEU
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng đô la hóa tại Việt Nam
Trước khi tiến hành đổi mới, mở cửa nền kinh tế Việt Nam có nền kinh tế thực
hiện theo cơ chế quản lý tập trung bao cấp, nhà nước nắm quyền ngoại thương và ngoại
hối. Quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng cạnh tranh của hàng hóa thấp, hệ thống ngân hàng
còn ở giai đoạn sơ khai. Theo Nghị định số 102/CP ngày 06 tháng 07 năm 1963 của
Chính phủ nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệ trong nước, mọi
giao dịch trong nước phải được thực hiện bằng Việt Nam Đồng (VND). Việc chuyển đổi
VND được thực hiện theo kế hoạch với cơ chế đa tỉ giá (tỉ giá mậu dịch, tỉ giá phi mậu
dịch) do Nhà nước công bố. Xuất khẩu và thanh toán theo các hiệp định song phương –
đa phương thường sử dụng đồng Rúp chuyển nhượng của Nga và đồng Nhân dân tệ mậu
dịch. Do trong giai đoạn này mức độ mở cửa nền kinh tế là nhỏ vì Việt Nam là nước theo
thể chế Xã hội chủ nghĩa nên chỉ có mối quan hệ với những nước thuộc khối Xã hội chủ
nghĩa và một số nước trung lập nên mức độ Đô la hóa là không đáng kể.
Vào cuối những năm 1980, do sự yếu kém trong quản lý chính sách tiền tệ vĩ mô,
thất bại trong cải cách giá – lương – tiền làm cho lạm phát nước ta tăng mạnh có năm lên
tới 845% và thường xuyên duy trì ở mức ba con số và buộc Nhà nước ta phải tiến hành
đổi mới nền kinh tế. Đây cũng là mốc mới đánh dấu cho sự phát triển kinh tế cũng như
tình trạng đô la hóa tại Việt Nam. Từ năm 1986 tới nay có thể chia trình trạng Đôla hóa
tại nước ta thành ba giai đoạn như sau:
1.1 Giai đoạn từ sau đổi mới tới trước khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1988
– 1997)
Trong giai đoạn này, Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế và xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại
thương, đồng thời ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy kinh tế phát triển, mở rộng
quan hệ quốc tế. Với việc xây dựng nền kinh tế thị trường, hoạt động phân phối trao đổi

sản phẩm đã được tự do thực hiện trên thị trường một cách công khai tạo điều kiện cho
giao thương buôn bán phát triển. Với việc Mỹ xóa bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam
năm 1995 luồng vốn đầu tư vào Việt Nam bắt đầu tăng mạnh, GDP của nước ta cũng
tăng trưởng cao và ổn định ở mức trung bình là 8%/năm và tình trạng siêu lạm phát được
kiểm soát giảm mạnh từ mức 845% năm 1988 xuống còn dưới 10% năm 1989 và thường
xuyên được duy trì ở mức trên dưới 10%. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng cũng được
Học viên: Trần Văn Huyên Lớp: CH18N

×