Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại xã mường bằng, huyện mai sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.59 KB, 79 trang )

1

TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA NÔNG LÂM



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ: „„Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch
của đàn lợn tại xã Mường Bằng huyện Mai Sơn ”



CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI K49


Sinh viên thực hiện:
Cà Văn Tiên
Lớp:
CĐ Chăn nuôi K49
Khoá học:
K49(2012 – 2015)
GV hƣớng dẫn:
Nguyễn Thị Nga
Đơn vị thực tập
UBND xã Mƣờng Bằng



Sơn La, tháng 05 năm 2015


2



LỜI CẢM ƠN
Nằm trong kế hoạch đào tạo của bộ giáo dục, để đảm bảo tính hệ
thống về lý luận, tính khoa học và tính thực tiễn cho chương trình đào tạo
của nhà trường, trường Cao Đẳng Sơn La tổ chức thực tập làm khóa luận,
chuyên đề tốt nghiệp và thi cuối khóa cho sinh viên năm cuối.Để hoàn
thành quá trình thực tập tốt nghiệp và đánh giá kết quả học tập của sinh
viên theo chương trình đào tạo của nhà trường khóa học 2012 -2015, tôi
đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Điều tra tình hình chăn
nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại xã Mường Bằng huyện Mai Sơn tỉnh
Sơn La ’’.
Nhân dịp hoàn thành chuyên đề, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm trường Cao Đẳng
Sơn La đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi
xin chân thành cảm ơn UBND xã Mường Bằng và các phòng ban liên
quan đã tạo điều kiện cung cấp số liệu và hướng dẫn tôi tại địa phương để
tôi có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đặc biệt, qua đây cho
phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Nga đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình thực tập và hoàn
thiện chuyên đề tốt nghiệp.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè
đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề.
Do lần đầu còn chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề không tránh
khỏi những thiếu sót về nội dung và bố cục, mong nhận được nhiều sự đóng góp
ý kiến từ phía thầy cô và bạn bè để chuyên đề thêm hoàn thiện, có thể ứng dụng
vào thực tiễn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn la, ngày 18 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Cà Văn Tiên

3
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Lý do chọn đề tài 6
1.2. Mục đích nghiên cứu 8
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
2.1. Đặc điểm sinh học của lợn 8
2.1.1. Đặc điểm di truyền của lợn 9
2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục 10
2.1.3. Đặc điểm về sự sinh sản của lợn. 11
2.1.4.Đặc điểm một số giống lợn nuôi tại việt nam 11
2.2. Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn 13
2.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đang sinh trường 13
2.2.2. Nhu cầu năng lượng của lợn nái chửa 14
2.2.3. Nhu cầu năng lượng cho lợn nái nuôi con 14
2.3. Nhu cầu protein của lợn 14
2.3.1. Nhu cầu protein cho lợn sinh trưởng 15
2.3.2. Nhu cầu protein của lợn nái chửa 15
2.3.3. Nhu cầu protein cho lợn nái tiết sữa nuôi con 15
2.4. Nhu cầu chất khoáng 16
2.4.1. photpho và canxi 16
2.4.2. Natri 16
2.4.3. Sắt và đồng 16

2.5. Nhu cầu Vitamin 16
2.5.1. Nhu cầu nước 16
2.6. Chuồng trại chăn nuôi lợn 17
2.6.1. Chăn nuôi theo lối công nghiệp 17
2.6.2. Chăn nuôi nhỏ chăn nuôi cá thể 18
2.7. Cơ sở sinh lý sinh sản ở lợn nái 19
2.7.1. Sự thành thục về tính 19
2.7.2. Chu kỳ sinh dục 21
2.7.3. Cơ chế động dục 23
2.7.4. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái 24
2.7.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản 26
2.8. Đặc điểm sinh trƣởng và phát dục ở lợn con 32
4
2.8.1. Đặc điểm sinh trưởng của giai đoạn trong thai 32
2.8.2. Đặc điểm sinh trưởng ở giai đoạn ngoài thai 33
2.9. Một số bệnh thƣờng gặp ở lợn 33
2.9.1. Bệnh đóng dấu lợn 33
2.9.2. Bệnh tụ huyết trùng lợn 34
2.9.3. Bệnh phó thương hàn lợn 34
2.9.4. Bệnh đẻ khó 35
2.9.5. Bệnh viêm tử cung 35
2.9.6. Bệnh lợn con ỉa phân trắng 35
2.9.7. Bệnh lở mồm long móng 36
2.9.8. Bệnh dịch tả lợn 36
2.9.9. Bệnh tai xanh (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn – PRRS)
36
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
38
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 38
3.1.1. Đối tượng 38

3.1.2.Phạm vi nghiên cứu 38
3.2. Nội dung nghiên cứu 38
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 39
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 39
3.3.2. Điều tra thu thập số liệu 39
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 40
CHƢƠNG 4: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 41
4.1. Khái quát vế điều kiện tự nhiên - kinh tế- xã hội của xã Mƣờng Bằng -
Mai Sơn - Sơn La. 41
4.1.1 Vị trí địa lý 41
4.1.2 Điều kiện tự nhiên. 41
4.2. Đặc điểm về đất 43
4.3. Tài nguyên rừng: 45
4.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 46
4.4.1. Dân số, lao động và việc làm 46
4.6. Dân tộc 47
5
4.7. Y tế, văn hóa, giáo dục 48
4.8. Cơ sở hạ tầng 49
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
5.1. Tình hình chăn nuôi tại xã Mƣờng Bằng qua các năm gần đây (từ năm
2012 đến năm 2014) 51
5.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại xã Mƣờng Bằng qua các năm gần đây (năm
2012 đến năm 2014) 55
5.2.1. Cơ cấu đàn 55
5.2.2. Cơ cấu giống 56
5.2.3. Tình hình sử dụng thức ăn cho đàn lợn nái của xã Mường Bằng 57
5.2.4. Tình hình chuồng trại, phươg thức chăn nuôi lợn ở xã 59
5.2.5. Công tác thú y và tình hình dịch bệnh 59

5.3. Thực trạng chăn nuôi lợn ở các hộ chăn nuôi tại xã Mƣờng Bằng 4
tháng đầu năm 2015 61
5.3.1. Quy mô và cơ cấu đàn lợn ở các hộ chăn nuôi tại xã Mường Bằng 4
tháng đầu năm 2015 61
5.3.2. Thức ăn, chuồng trại và phương thức chăn nuôi lợn tại các hộ chăn
nuôi ở Mường Bằng 4 tháng đầu năm 2015 64
5.4. Tình hình dịch bệnh và phƣơng pháp điều trị bệnh tại xã Mƣờng Bằng
4 tháng đầu năm 2015 67
5.5. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bền vững và có hiệu quả kinh
tế cao 69
5.5.1. Giải pháp về vốn 69
5.5.2. Giải pháp về giống 69
5.5.3. Giải pháp về thức ăn 70
5.5.4. Giải pháp về thú y và phòng dịch bệnh 71
5.5.5 Giải pháp về thông tin 71
5.5.6. Giải pháp về xây dựng tổ hợp tác trong chăn nuôi 71
CHƢƠNG VI: Kết luận và kiến nghị 72
6.1. Kết luận 72
6.2. Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 74

6
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Thể trọng trao đổi W0,75 của lợn 13
Bảng 2.2: Hệ số protein duy trì cho khối lƣợng của lợn. 15
Bảng 2.3: Nhu cầu nƣớc uống của lợn 17
Bảng 4.1: Chi tiết hiện trạng quy mô dân số, lao động năm 2014 47
Bảng 5.1: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Mƣờng Bằng 52
(năm 2012 đến năm 2014) 52

Bảng 5.2: Cơ cấu đàn lợn tại xã Mƣờng Bằng từ năm 2012 đến năm 2014 55
Bảng 5.3: Cơ cấu giống lợn tại địa bàn xã Mƣờng Bằng 57
từ năm 2012 đến năm 2014 57
Bảng 5.4: Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi của xã Mƣờng Bằng (tấn) 58
Bảng 5.5: Tình hình tiêm phòng và dịch bệnh cho lợn tại xã Mƣờng Bằng từ
năm 2012 đến năm 2014 61
Bảng 5.6: Cơ cấu giống lợn tại địa bàn xã 4 tháng đầu năm 2015 62
Bảng 5.7: Thực trạng chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra của xã Mƣờng Bằng
4 tháng đầu năm 2015 62
Bảng 5.8: Quy mô đàn lợn ở các hộ chăn nuôi tại xã Mƣờng Bằng 4 tháng
đầu năm 2015 63
Bảng 5.9: Thức ăn, chuồng trại và phƣơng thức chăn nuôi tại các hộ chăn
nuôi 4 tháng đầu năm 2015 65
Bảng 5.10: Một số bệnh thƣờng gặp và kết quả điều trị trong quá trình thực
tập 4 tháng đầu năm 2015 68
Biểu đồ 5.1: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Mƣờng Bằng từ năm 2012,
2013, 2014 54
Biểu đồ 5.2: Cơ cấu đàn lợn xã Mƣờng Bằng từ năm 2012 đến năm 2014 . 55
Biểu đồ 5.3: Quy mô đàn lợn ở 3 bản điều tra tại xã Mƣờng Bằng 4 tháng
đầu năm 2015 64
Sơ đồ 5.1: Nguồn cung cấp giống 70


CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
7
Việt Nam đang trong tiến trình chủ động hội nhập ngày càng sâu vào nền
kinh tế thế giới và khu vực đó là tham gia cam kết trong khuôn khổ các khối liên
kết kinh tế: Diễn đàn hợp tác Á - ÂU (ASEM), hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) và khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA), khu mậu dịch tự

do Trung Quốc - ASEAN (CAFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á (APEC) và
là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tiến trình hội nhập này
đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng không ít thách thức cho nền kinh tế cả
nước nói chung, trong đó có nền kinh tế của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
Hội nhập đã đưa đến cho đất nước ta những cơ hội phát triển về mọi mặt
của xã hội bao gồm kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội. Nhưng cũng mang
lại những mâu thuẫn, trong cạnh tranh thương mại và mâu thuẫn này, ngày một
gay gắt hơn khi hội nhập sâu hơn. Có thể nói đây là thời đại của công nghiệp,
dịch vụ, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học nhưng
trên hết ngành mang lại thu nhập chính cho nông dân ta hiện nay là ngành nông
nghiệp. Và ngành chăn nuôi cụ thể là nghề chăn nuôi lợn là nghề mang lại thu
nhập chính cho nông dân.
Mai sơn là huyện có dân cư sống chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trong đó chăn nuôi lợn là nghề thu hút được quan tâm đông đảo nhân dân trong
huyện. Trong những năm gần đây, nghành chăn nuôi của huyện phát triển theo
hướng quy mô trang trại tập trung vừa và nhỏ, chăn nuôi theo hộ gia đình. Hiện
nay trên địa bàn huyện đã hình thành, phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi
các loại gia súc có hiệu quả kinh tế cao trong đó có các trang trại chăn nuôi lợn
giống và lợn thịt.
Nhưng do vốn đầu tư còn hạn chế và đầu ra chưa thật ổn định, khả năng
cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi còn hạn chế. Chăn nuôi nói chung và cụ thể
là chăn nuôi lợn nói riêng vẫn mang tính nhỏ lẻ, thiếu tập trung, phân tán, tự
phát, chưa có những quy hoạch cụ thể. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào chăn nuôi còn hạn chế, năng suất và chất lượng chưa cao, công tác thú
y còn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề phòng chống dịch bệnh và công tác vệ
sinh thú y nói chung. Dịch bệnh xảy ra còn nhiều, các bệnh thông thường và các
8
bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng vấn thường xảy ra, gây hậu quả lớn làm thiệt
hại kinh tế cho người chăn nuôi lợn.
Trong đó nguyên nhân các tồn tại, yếu kém lại là ở chỗ chăn nuôi gia súc,

gia cầm trong huyện chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chăn nuôi
theo hướng tự phát chưa có quy hoạch, quy mô chăn nuôi nhỏ, hiệu quả kinh tế
còn hạn chế.
Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn nuôi tại địa phương
là vấn đề cần thiết để có những giải pháp hợp lý thúc đẩy chăn nuôi lợn phát
triển vững mạnh tại huyện Mai Sơn.
Xuất phát từ tình hình trên tôi tiến hành chuyên đề: “Điều tra tình hình
chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại xã Mƣờng Bằng, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn tại xã Mường
Bằng huyện Mai sơn tỉnh Sơn La
- Đề xuất giải pháp để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, hiệu quả cao.









CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh học của lợn
9
- Lợn là động vật có vú, móng guốc chẵn, chân có 4 ngón, không nhai lại
thuộc chi Sus, họ lợn Suidae. Đặc điểm chung của lợn là thị giác kém, thính giác
nhạy cảm, khứu giác tinh, thể chất thô nặng, mõm hơi dài, đầu mõm ngắn và linh
hoạt, có 44 răng gồm 12 răng cửa, 4 răng nanh phát triển, và 28 răng hàm rộng.
- Công thức răng của lợn:

Răng cửa
(I):
Răng nanh
(C):
Răng hàm trƣớc
(P):
Răng hàm
(m):
Tổng cộng
3/3
1/1
4/4
3/3
44
- Lợn thường có trên 10 vú xếp thành 2 hàng, lông thưa và thô, dạ dày
đơn 1 túi, là loài thú ăn tạp… căn cứ vào hướng sản xuất các nhà chăn nuôi chia
lợn thành 3 nhóm: lợn nạc, lợn pha mỡ và lợn hướng mỡ.
2.1.1. Đặc điểm di truyền của lợn
Việc nghiên cứu di truyền của được tiến hành từ lâu, đến năm 1960 các
nhà khoa học công nhận lợn có 38 nhiễm sắc thể. Nhưng có những con chỉ có 36
nhiễm sắc thể trong các đàn lợn hoang ở Bắc Mỹ. Năm 1965 F. Hubot đã chứng
minh nhiễm sắc thể của lợn gồm 19 cặp có hình thái khác nhau. Đến năm 1969
M.C Fee và các đồng sự đã xác lập được bản đồ bộ nhiễm sắc thể của lợn.
Các tính trạng của lợn di truyền theo quy luật của Menđen.
Năng suất kiều hình (P) của lợn là kết quả tương tác của kiều gen (G) và môi
trường (E) như vậy: P=E+G. tuy nhên, hệ số di tuyền của các tính trạng của lợn
khác nhau rất nhiều, sau đây là hệ số di truyền (h²) của một số tính trạng phổ
biến:
1. Hệ số di truyền (h²) của số lợn con sơ sinh là 0,12.
2. Hệ số di truyền của số lợn con sơ sinh còn sống là 0,10.

3. Trong lượng lúc sơ sinh 0,07.
4. Trọng lượng lúc 2 ngày tuổi 0,05.
5. Trọng lượng lúc 56 ngày tuổi 0,03.
6. Trọng lượng lúc đẻ đến cai sữa 0,22.
7. Trọng lượng lúc đẻ đến 112 ngày tuổi 0,51.
8. Tính trạng sinh trưởng 0,35.
10
9. Số lượng con/ổ 0,14 – 0,44.
10. Độ dài than 0,59.
11. Cơ lườn lưng ( mắt thịt) 0,06.
12. Độ cao chân 0,65.
13. Số đốt sống 0,74.
14. Số núm vú 0,59.
15. Hiệu quả tăng trọng 0,31.
16. Tỉ lệ nạc 0,60
17. Số con đẻ ra còn sống 0,22.
18. Độ dày mỡ lưng 0,49.
19. Độ dày mỡ bụng 0,52.
( Theo các tài liệu của: Aunanvv, 1952; Freeden H.T 1953; J. Flasley
1965; Hammond, Hazel 1967; H.Serres 1973).
Những tính trạng có hệ số di truyền h² =0,12→0,3 là tính trạng hệ số di
truyền thấp. Những tính trạng có hệ số di truyền h²=0,4→0,5 là tính trạng có hệ
số di truyền trung bình. Những tính trạng có hệ số di truyền h²=0,55 trở lên là
tính trạng có hệ số di truyền cao. Những tính trạng này có hiệu quả di truyền và
chọn giống cao, nhưng các tính trạng có hệ số di truyền thấp sẽ cho ưu thế lai
cao vì thông thường đó là những tính trạng chất lượng và năng suất.
2.1.2. Đặc điểm về sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng, một mặt của phát triển nói lên sự thay đổi về số lượng, được
xác định bởi sự lớn lên, tăng khối lượng, tầm vóc, thể tích và chiều đo của từng
bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trong quá trình phát triển của sinh vật do sự lớn

lên và phân chia tế bào. Các tế bào sinh ra sau trong quá trình sinh trưởng thì
giống hệt các tế bào sinh ra nó.
2.1.2.1. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng điều
Quy luật này thể hiện ở chỗ, cường độ sinh trưởng thay đổi theo tuổi, tốc
độ tăng trọng của các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể cũng vậy.
2.1.2.2. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn được chia thành 2 giai đoạn:
11
* Giai đoạn trong bào thai gồm:
- Thời kì phôi thai từ 1 đến 22 ngày
- Thời kì tiền thai từ 23 đến 38 ngày
- Thời kì thai nhi từ 39 đến 114 ngày.
* Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ gồm:
- Thời kì bú sữa khoảng 60 ngày.
- Thời kì thuần thục từ tháng thứ 3 đến 17 tháng tuổi.
- Thời kì trưởng thành 18 tháng đến 4 năm.
- Thời kì già cối từ 4 năm trở lền
2.1.2.3. Quy luật theo chu trình: rõ nhất là chu kì động dục trong sinh sản. Thời
gian hoàn thành 1 chu kì sinh sản gồm:
- Thời gian chủa 114 ngày
- Thời gian nuôi con 28 – 42 ngày
- Thời gian chờ động dục sau lại cai sữa và phối giống có chửa 10 ngày
Tổng cộng là 152 ngày.
Cứ 18 – 22 ngày lợn nái lại động dục 1 lần.
2.1.3. Đặc điểm về sự sinh sản của lợn.
Lợn là gia súc đa thai sinh sản dễ dàng, con non khỏe, số con/lứa tùy
giống trong khoảng 8 đến 14 ngày con. Lợn thành thục sinh dục sớm:
- Lợn đực nội: khoảng 30 ngày đã có phản xạ nhảy, 40 ngày đã có tinh
trùng non, 50 đến 60 ngày cho phối lợn cái đã có thể có chửa.
- Lợn cái nội: khoảng 3 đến 4 tháng tuổi đã rụng trứng, nếu có chửa, đẻ

con, nuôi con thì sau 162 ngày có thể động duch trở lại. Thời gian động dục trở
lại ngắn hay dài phụ thuộc vào thời gian tách con khỏi mẹ. \




2.1.4.Đặc điểm một số giống lợn nuôi tại việt nam
2.1.4.1. Giống lợn nội
12
* Lợn ỉ
Lợn ỉ có nguồn gốc từ Nam Định và là giống lợn địa phương của các
tỉnh đồng bằng sông hồng. có 2 nhóm lợn ỉ chính: nhóm mỡ hơn là lợn ỉ mỡ,
nhóm thanh hơn là ỉ pha. Nhìn chung lợn ỉ có tầm vóc nhỏ, toàn than màu đen,
đầu và tai nhỏ, mắt híp, má béo xệ, mõm ngắn và cong, lưng võng, chân ngắn và
nhỏ thường đi bằng bàn, bụng to,lợn nái chửa thường có bụng xệ kéo lê sát đất.
lợn ỉ thành thục tính dục sớm: con cái lúc 3 - 4 tháng tuổi (12- 18kg), con đực
lúc 1,5 - 2 tháng tuôi. Khối lượng lúc con trưởng thành con đực 40 - 50kg, con
cái 50 - 80kg. khả năng sinh sản tương đối khá (đẻ 10 – 11con/đứa). lợn thịt có
tốc độ sinh trưởng chậm (300 - 350g g/ngày), tiêu tốn nhiều thức ăn (5 - 5,5kg
thức ăn/kg tăng trọng), nhiều mỡ ít nạc (tỷ lệ nạc 32 - 35%). Hiện nay gần như
lợn ỉ bị tuyệt chủng, số lượng lợn thuần còn rất ít.
* Lợn móng cái
Lợn móng cái có nguồn từ Quảng Ninh, hiện được nuôi ở một số tỉnh ở
đồng bằng sông hồng. lợn móng cái có tầm vóc lớn và thanh thoát. lông ra có
màu đen vá trắng, đầu đen có đốm trắng ở trán, vai có dải trắng vắt ngang, bụng
và 4 chân trắng lưng mông và đuôi đen, nhưng chop trắng. giữa hai vùng lông
đen và trắng có dải ngăn cách rộng 2 - 5 cm. lợn có khả năng sinh sản tốt đẻ từ
10 - 12 con/lứa. lợn thịt có tốc độ tăng trọng 350 - 400 g/ngày, tiêu tốn 5,0 - 5,5
thức ăn/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 33 - 36%. Hiện nay lợn móng cái chủ yếu được
sử dụng làm nái nền lai với lợn đực ngoại sản xuất lợn lai F1 nuôi thịt hoặc dùng

làm nái trong các công thức lai phức tạp
2.1.4.2. Các giống lợn nhập nội
* Lợn Yorkshire
Lợn có nguồn gốc từ vùng Yorshire (Anh) và là lợn phổ biến trên thế
giới. lợn có tầm vóc lớn, toàn thân màu trắng, tai nhỏ dựng thẳng. ở tuổi trưởng
thành, lợn đực nặng 350 - 380kg, lợn nái nặng 250 - 280kg. khả năng sinh sản
cho thịt điều tốt. lợn cái phối giống lần đầu lúc 8 - 9 tháng tuổi, trung bình mối
đứa đẻ 11 - 12 con. Lợn thịt tăng trọng trung bình 700 - 750 g/ngày, tỷ lệ nạc 50
- 55% tiêu tốn 2,2 - 2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng.
13
* Lợn Landrace
Lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch và là giống lợn cho nạc nổi
tiếng thế giới. lợn có tầm vóc lớn, mình dài cớ 16 đôi xương sườn, hình dáng
giống quả thủy lôi, đầu nhỏ, mống và đùi phát triển. toàn thân màu trắng, tai to
rủ tre hết mặt. ở tuổi trưởng thành, lợn đực nặng 300 - 320kg, lợn nái nặng 220 -
250kg. lợn cái phối giống lần đầu lúc 8 - 9 tháng tuổi, trung bình mối đứa đẻ 11
- 12 con. Lợn thịt tăng trọng trung bình 700 - 750 g/ngày, tỷ lệ nạc 55% tiêu tốn
2,4 - 2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng.
* Lợn Duroc
Lợn có nguồn gốc từ Mỹ. Lợn có tầm vóc lớn, toàn thân màu nâu cũng có
màu trắng, tai nhỏ dựng thẳng. tuổi trưởng thành, lợn đực nặng 300 - 320kg, lợn
cái nặng 220 - 250kg. Lợn thịt tăng trọng trung bình 650 - 700 g/ngày, tỷ lệ nạc
50 - 55% tiêu tốn 2,4 - 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng. có khả năng thích nghi tốt
với khí hậu nhiệt đới tuy nhiên khả năng sinh sản hơi thấp
2.2. Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn
2.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đang sinh trường
Lợn đang sinh trưởng cần năng lượng để duy trì mọi hoạt động của cơ
thể, duy tri mọi sự ổn định thân nhiệt và duy trì sự tăng trọng hằng ngày.
Để có thể tính được năng lượng chúng ta thừa nhận một số thông số sau:
- Năng lượng duy trì được xác định thông qua khối lượng trao đổi Wkg

0,75 của lợn là 0,5MJDE/Wkg 0,75
- Năng lượng sinh nạc: 15MJDE/kg nạc = 69 MJME/kg protein
- Năng lượng sinh mỡ: 50 MJDE/kg mô mỡ = 54 MJME/kg lipit
- Năng lượng chống lạnh : 0,017 MJDE/Wkg 0,75 với 1oC lạnh dưới mức
nhiệt độ tới hạn LCT
Biết năng lượng trao đổi ME = 95% năng lượng tiêu hóa DE, mô cơ có
75% là nước, mô mỡ có 10% là nước

Bảng 2.1: Thể trọng trao đổi W0,75 của lợn
14
W (kg)
W0,75 (kg)
W (kg)
W0,75 (kg)
10
5,62
60
21,56
15
7,62
70
21,20
20
9,46
80
26,75
25
11,18
100
31,62

30
12,82
200
53,18
40
15,9
300
72,1
50
18,8
400
89,44


500
105,74

2.2.2. Nhu cầu năng lượng của lợn nái chửa
- Nhu cầu năng lượng duy trì W0,75 = 0,5 MJDE/Wkg0,75
- Năng lượng cho sinh trưởng tăng lên 1kg = 25 đến 26 MJDE.
- Giai đoạn chửa cuối từ ngày thứ 80 trở đi mức năng lượng hàng ngày
được tăng lên từ 15% đến 20% so với mức duy trì.
- Khối lượng nái chửa tăng lên trong suốt thời gian có chửa từ 5 đến 25kg.
- Năng lượng duy trì: (100kg 0,75 = 31,62kg) Ta có: 31,62kg x 0,5 =
15,81 MJDE
- Năng lượng cho sinh trưởng bình quân/ngày đêm: 26 x 25/115 = 5,65
MJDE.
Tổng năng lượng cần thiết/1 ngày đêm.
Ta có: 15,81 MJDE + 5,65 MJDE = 21,46 MJDE.
2.2.3. Nhu cầu năng lượng cho lợn nái nuôi con

- Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE/Wkg0,75
- Năng lượng cho sản xuất sữa = 8,8 MJDE/kg sữa (DE: năng lượng tiêu hóa)
= 8,3 MJDE/kg sữa (DE: năng lượng trao đổi)
- Trong lượng sống mất đi của mô mỡ là 44 MJDE hay 47 MJDE/kg khối
lượng cơ thể mất đi và sinh ra được 28 đến 29 MJDE năng lượng sữa.
2.3. Nhu cầu protein của lợn
15
2.3.1. Nhu cầu protein cho lợn sinh trưởng
- protein duy trì: protein trong cơ thể lợn khoảng 15% trong cơ thể. Hàng
ngày có khoảng 6% đến 13% lượng protein này đi vào chu kì trao đổi chất. (tỉ lệ
giảm theo tuổi) trong đó có 6% protein mất đi. Chính protein mất đi hàng ngày
là protein duy trì.
- Protein trong thịt nạc là 22%
Bảng 2.2: Hệ số protein duy trì cho khối lƣợng của lợn.
Khối lƣợng (kg)
Hệ số
Khối lƣợng
Hệ số
20
0,0012
60
0,0008
30
0,0011
70
0,0008
40
0.001
80
0,0007

50
0,0009
90
0,0006


100
0,0006


120
0,0005
2.3.2. Nhu cầu protein của lợn nái chửa
- Lợn nái chửa cần protein cung cấp để xây dựng tế bào, phôi, tuyến vú,
duy trì cơ thể, tích lũy ở tử cung… và để tăng trọng bình quân hàng ngày. Lợn
cần khoảng 3kg protein trong 114 ngày có chửa tức là cần khoảng 26 gam
protein/ngày.
- Mức bình quần protein tích lũy được trong 1 ngày đêm của 34 ngày
chửa cuối là 65gam/ngày. Trong 34 ngày cuối nhu cầu protein mỗi ngày cho duy
trì, tích lũy phát triển bào thai là: 86 gam + 65 gam = 151 gam.
Do đó, khi cung cấp thức ăn cho lợn nái chửa trong 80 ngày đầu có thể
tính protein thô cần thiết như sau:
Nếu giá trị sinh học của thức ăn là 60%, tỉ lệ tiêu hóa thức ăn 80% thì nhu
cầu protein thô/ngày đêm là: 86 gam : 0,6 : 0,8 = 179 gam.
Nhu cầu protein thô bình quân một ngày đêm trong 34 ngày chửa cuối là:
151 gam : 0,6 : 0,8 = 314,6 gam.

2.3.3. Nhu cầu protein cho lợn nái tiết sữa nuôi con
16
* Nhu cầu protein để duy trì: phụ thuộc vào các hệ số khác nhau.

* Nhu cầu tiết sữa: sữa lợn có 60% protein, lượng sữa phụ thuộc số con
trong đàn, biến động từ 5kg đến 7kg sữa/ngày. Lượng protein trong sữa là:
- 5kg x 6% = 300 gam
- 6kg x 6% = 350 gam
- 7kg x 6% = 420 gam
Hiệu quả protein để tạo tạo protein sữa 70%, nếu tỉ lệ tiêu hóa thức ăn là
80% thì lượng thức ăn cần phải cung cấp protein/ngày đêm để lợn mẹ tạo sữa là:
- 300 : 0,7 : 0,8 = 536 gam
- 360 : 0,7 : 0,8 = 643 gam
- 420 : 0,7 : 0,8 = 750 gam
Đây chính là lượng protein lợn phải ăn vào.
2.4. Nhu cầu chất khoáng
2.4.1. photpho và canxi
- Các chất này tập trung ở xương và răng là nhiều nhất, tỉ lệ ca/p = 2/1 ở
dạng hydrooxy apatit. Nguồn bổ sung là vỏ sò nghiền với tỉ lệ dưới 2% trong
khẩu phần (1kg vỏ sò có 370 gam canxi) hoặc sử dụng bột xương với tỉ lệ < 1%
trong khẩu phần.
2.4.2. Natri
- Bổ sung muối NaCl với liều lượng < 1% trong khẩu phần
2.4.3. Sắt và đồng
- Nguồn bổ sung sắt dạng dextran Fe, nguồn bổ sung đồng dạng sulfat
đồng
2.5. Nhu cầu Vitamin
- Cung cấp them vitamin bằng cách bổ sung thức ăn tổng hợp hoặc tăng
cường cho lợn ăn các loại rau, củ, quả tươi. Cho lợn tắm nắng hợp lí để tăng
cường vitamin D.


2.5.1. Nhu cầu nước
17

- Nước là yếu tố không thể thiếu được với hoạt động sống của lợn. trong
máu, tinh dịch nước chiếm 80% đến 95%. Nếu cơ thể mất 10% nước sẽ rối loạn
chức năng trao đổi. Mất 20% lợn sẽ chết.
Bảng 2.3: Nhu cầu nƣớc uống của lợn
Trọng lƣợng lợn
(kg)
Nƣớc cung cấp mùa hè
(lít/ngày)
Nƣớc cung cấp mùa
đông (lít/ngày)
10 – 20
4 – 5
2 – 3
25 – 40
3,5 – 4
2 – 2,5
50 – 80
3 – 3,5
1,7 – 2
80 – 100
2,5 – 3
1,5 – 1,7
> 100
2,3 – 2,5
1,3 – 1,5
Nguồn nước cho lợn uống phải sạch sẽ, lợn con mới sinh cần cho uống
nước ấm (28ºC đến 30ºC), lợn nái nuôi con nhu cầu nước tăng 20% đến 25% so
với những con cùng trọng lượng.
2.6. Chuồng trại chăn nuôi lợn
2.6.1. Chăn nuôi theo lối công nghiệp

- Chuồng lợn là công trình để nhốt và nuôi các loại lợn. trong chăn nuôi
công nghiệp, chuồng để xây dựng để nuôi riêng từng loại lợn
2.6.1.1. Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Chuồng lợn phải chống được nóng chống được nóng của bức xạ mặt
trời, chống được lạnh của của gió mùa đông bắc, chống được mưa to, bão lớn…
- Chuồng phải thoáng mát về mùa hè, tránh được gió lùa về mùa đông, có
không gian tối thiểu sạch sẽ vệ sinh, an toàn.
- Chuồng phải thuận tiên cho việc chăm sóc như: Cho lợn ăn, uống, dọn
phân rác thải, thu dọn thức ăn thừa, tắm rửa cho lợn, đảm bảo chế độ tắm nắng,
vận động của lợn… giúp cho người chăn nuôi làm việc thuận tiện, năng suất lao
động cao.
18
- Chuồng nuôi phải đạt hiệu quả kinh tế, phải tạo điều kiện để sự dụng
máy móc hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất là chăn nuôi theo lối công
nghiệp
2.6.1.2. Khi chọn địa điểm xây chuồng trại chăn nuôi lợn phải chú ý
thực hiện một số yêu cầu sau:
- Phải nắm vững vùng tiểu khí hậu vùng định xây dựng chuồng trại như:
Nhiệt độ trung bình từng mùa của năm, nhiệt độ tối đa, nhiệt độ tối thiểu, nhiệt
độ ban ngày, nhiệt độ ban điêm, hướng gió thịnh hành, lượng nước mưa từng
mùa trong năm, độ ẩm trung bình các tháng, các mùa trong năm…
- Phải xa các đường quốc lộ chính, xa khu dân cư, xa chợ để chủ động phòng
chống dịch bệnh cho lợn. Tuy vậy đường giao thông vào trại lại phải thuận tiện cho
việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi về trại hoặc đi bán.
- Hướng chuồng đảm bảo có nhiều ánh sáng về mùa đông để làm ấm và
khô ráo chuồng, mùa hè ánh nắng chiếu vào vừa để chống nóng. Trong chuồng
cần tăng cường điều hòa không khí và nhiệt độ bằng quạt thông gió, lò sưởi
ấm… để đảm bảo độ ẩm không quá 85% (độ ẩm < 50%, >80% không tốt) nhiệt
độ 20ºC →25ºC với lợn đang lớn, 18ºC → 20ºC với lợn vỗ béo, lợn con bú mẹ

25ºC → 30ºC, với lợn nái 16ºC → 18ºC là thích hợp nhất
- Diện tích chiếu sang so với nền chuồng là 1/2 đến 1/3.
2.6.2. Chăn nuôi nhỏ chăn nuôi cá thể
- Khi xây dựng chuồng lợn của gia đình cũng cần đảm bảo 4 yếu tố thuận
lợi cho sinh trưởng phát triển là: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt mặt
trời lên chuồng nuôi.
- Mái chuồng tùy nơi mà lợp ngói hoặc rơm rạ… tuy điều kiện địa
phương, nền chuồng nền xây gạch có 2 phần: phần cao để lợn ăn, nằm; phần
thấp hơn khoảng 20cm là nơi lợn ỉ đái, để có nhiều phân còn có lớp cỏ rơm rạ
lộn chuồng theo tỉ lệ 1 phần phân nguyên với 2 phần chất độn.
- Hàng tháng phải lấy phân đem ủ kín bằng cách trát đất sét hoặc bùn ra
ngoài hố phân, thỉnh thoảng nên rải them một lớp vôi mỏng để giảm bớt mùi hôi
và ruồi muỗi.
19
- Xum quanh chuồng có tường hoặc hàng rào cận thận để che kín mưa gió.
- Máng ăn nên làm máng di động để có thể rửa hàng ngày, chất liệu tùy
địa phương.
- Với nái nuôi con nên thiết kế một lỗ nhỏ để chủ động đóng mở cho lợn
con ra vào khi thời tiết thuận lợi. Khi lợn con tắm nắng cần quây vào một khu
vực 5 – 10m² không cho lợn con đi xa khó quản lí và chăm sóc.
2.7. Cơ sở sinh lý sinh sản ở lợn nái
Sinh sản là một thuộc tính của sinh vật nói chung và gia súc nói riêng, là
chức năng quan trọng của sự sống, đó là quá trình sinh lý phức tạp nhằm duy trì
nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hóa của sinh vật. Trong chăn nuôi sinh sản còn
mang ý nghĩa tái sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Chính
vì vậy mà sinh sản gia súc là một thuộc tính mà các nhà chăn nuôi quan tâm,
nhằm mục đích làm sao trong một thời gian ngắn nhất gia súc sinh sản được
nhiều nhất, thế hệ sau có đặc tính tốt hơn trước, trong đó năng suất sinh sản
được nâng cao sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho ngành chăn nuôi.
Khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái người ta quan tâm đến

các vấn đề sau:
2.7.1. Sự thành thục về tính
Một cơ thể thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của cơ thể đã phát triển
căn bản hoàn thiện dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện các
hiện tượng của hưng phấn sinh dục.
Sự thành thục về tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau:
- Giống gia súc: Các giống khác nhau thường có tuổi thành thục về tính
khác nhau. Gia súc có thể vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn gia súc có thể vóc
lớn, những giống thuần hóa sớm thì thành thục sớm hơn những giống thuần hóa
muộn. Động vật nuôi thì thành thục sớm hơn thú hoang.
Theo Phạm Hữu Doanh (1985) thì tuổi thành thục ở lợn lai muộn hơn lợn
nái nội (lợn Móng Cái, lợn Ỉ).
20
- Chế độ nuôi dưỡng và quản lý: Trong cùng một giống nếu những cá thể
được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt thì tuổi thành thục sớm hơn và ngược lại
những cá thể nuôi dưỡng chăm sóc không tốt thì tuổi thành thục sẽ muộn hơn.
Theo Nguyễn Tuấn Anh (1998) để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu
cầu dinh dưỡng đối với lợn nái hậu bị cần chú ý đến cách cho ăn hạn chế đến lúc
phối giống (ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) với khẩu phần ăn 2kg/con/ngày
(hàm lượng protein 14%, năng lượng trao đổi từ 2900 – 3000kcal/kg). Trước khi
phối giống 14 ngày phải tăng lượng thức ăn 1- 1,5kg có bổ sung khoáng và
vitamin giúp cho lợn nái ăn được nhiều, tăng số trứng rụng. Sau khi phối giống
cần thay đổi chế độ ăn, chuyển chế độ ăn hạn chế với mức năng lượng trung
bình. Nếu cho ăn mức năng lượng và dinh dưỡng cao thì tỷ lệ chết phôi cao dẫn
đến số con đẻ ra trên ổ thấp.
- Điều kiện ngoại cảnh: Khí hậu và nhiệt độ ảnh hưởng tới tính thành thục
của gia súc, khí hậu nóng ẩm có thể làm gia súc thành thục sớm. Ở vùng nhiệt
đới gia súc thành thục sớn hơn vùng ôn đới và hàn đới.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng ảnh hưởng tới quá trình phát dục ở lợn.
Hàm lượng Amoniac trong chuồng cao làm lợn chậm động dục.

Chăn thả chung giữa gia súc đực và gia súc cái cũng làm gia súc thành
thục sớm hơn.
- Tuổi thành thục về tính của gia súc:
Các loài gia súc khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau.
Trên thực tế thì sự thành thục về tính thường biểu hiện sớm hơn sự thành thục về
thể vóc, vì vậy để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát dục được tốt, đồng thời
đảm bảo phẩm chất giống ở thế hệ sau nên cho gia súc giao phối và sinh sản sau
khi đã hoàn toàn thành thục về tính và thể vóc.
- Tuổi thành thục về thể vóc
Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể vẫn tiếp tục phát triển về thể vóc.
Trong giai đoạn gia súc mới thành thục về tính mà cho giao phối nếu có kết quả
thụ thai thì cơ thể chưa đảm bảo để cho thai phát triển nên con đẻ ra sẽ nhỏ đồng
thời cơ quan sinh dục và khung xương chậu còn hẹp dễ gây hiện tượng đẻ khó.
21
Vì vậy không nên phối ở lần động dục đầu tiên khi cơ thể phát triển chưa
đầy đủ, cũng không nên cho gia súc giao phối quá muộn cũng ảnh hưởng không
tốt đến quá trình sinh lý sinh dục bình thường của gia súc cái và ảnh hưởng trực
tiếp đến kinh tế người chăn nuôi.
2.7.2. Chu kỳ sinh dục
Chu kỳ sinh dục được bắt đầu từ khi gia súc đã thành thục về tính, tiếp tục
xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể già yếu. Từ khi thành thục về tính,
những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ. Các
noãn bao trên buồng trứng phát triển, lớn dần, chín và nổi cộm trên bề mặt
buồng trứng gọi là nang graff. Khi nang graff vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng
trứng. Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện bên ngoài gọi là động dục.
Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ.
Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầu mới
thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 - 3 chu kỳ tiếp theo mới ổn
định. Một chu kỳ của lợn cái giao động trong khoảng từ 18 - 24 ngày, trung
bình là 21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn trước động

dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn nghỉ ngơi.
* Giai đoạn trước động dục
Là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 - 2 ngày nó xuất hiện đầy
đủ các hoạt động về sinh lý, tính thành thục. Đây là thời gian chuẩn bị đầy đủ
cho đường sinh dục của lợn cái đón nhận tinh trùng, cũng như đảm bảo các điều
kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai.
Trong giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh nổi lên trên bề mặt
buồng trứng, kích thước noãn bao thay đổi rất nhanh, đầu giai đoạn này noãn
bao có đường kính là 4 mm, cuối giai đoạn noãn bao có đường kính 10 - 12mm.
Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lông nhung
tăng, đường sinh dục bắt đầu sung huyết nhanh, các tuyến sinh dục phụ tiết dịch
nhày, âm đạo tiết ra dịch nhày làm trơn đường sinh dục.
22
Khi quan sát âm hộ của lợn cái thấy bắt đầu sưng lên hơi mở ra có màu
hồng tươi và có nước nhờn loãng chảy ra, lợn bắt đầu hay kêu rít và lười ăn,
thích nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó.
* Giai đoạn động dục
Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 3 ngày, phụ thuộc vào điều kiện nuôi,
loài gia súc, giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng quản lý, chế độ sử dụng và tình
hình sức khỏe nói chung. Giai đoạn này các biến đổi cơ quan sinh dục rõ nét
nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết ,phù thũng rõ rệt và chuyển sang màu mận
chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều chuyển từ màu trong và loãng sang đục
và đặc như keo dính, nhiệt độ âm đạo tăng từ 0,3 – 0,7
0
C, pH hạ hơn trước. Giai
đoạn này chia làm hai pha: Trước chịu đực con vật biểu hiện tính hưng phấn
cao độ, đứng ngồi không yên, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ ăn, kêu rống
trong trạng thái ngơ ngẩn, thích nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy
lên lưng mình. Chịu đực: ở giai đoạn này lợn thích gần đực, khi gần đực thì luôn
ở tư thế sẵn sàng chịu đực, đuôi cong lên và lệch sang một bên, hai chân sau

rạng ra và hơi khụy xuống sẵn sàng chịu đực.
Nếu ở giai đoạn này tế bào trứng gặp tinh trùng và sảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngưng lại, gia súc cái chuyển sang giai
đoạn có thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tùy loài gia súc thì chu kỳ
sinh dục mới bắt đầu. Nếu không sảy ra quá trình trên thì lợn cái sẽ chuyển sang
giai đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.
* Giai đoạn sau động dục
Trong giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nói
riêng dần trở lại trạng thái bình thường, âm hộ bắt đầu teo dần và tái nhợt. Niêm
mạc trong đường sinh dục như âm đạo, tử cung cũng không tiết niêm dịch các tế
bào biểu mô dần dần bị sừng hóa, biểu mô ở tầng nhầy bong ra, biểu mô hóa
sừng trong âm đạo long dần ra để trở lại trạng thái bình thường, cổ tử cung co
lại. Trên buồng trứng thể hồng chuyển thành thể vàng, đường kính lên tới 7-
8mm và bắt đầu tiết progesterone. Progesterone tác động lên hệ thần kinh trung
23
ương và tuyến yên, lên trung khu sinh dục, làm thay đổi tính hưng phấn thần
kinh, con vật dần chuyển sang trạng thái yên tĩnh.
* Giai đoạn yên tĩnh
Là giai đoạn dài nhất thường bắt đầu vào ngày thứ tư sau khi trứng rụng
và không được thụ tinh, kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Lợn cái không có biểu
hiện về hành vi sinh dục với lợn đực nữa, đây là giai đoạn nghi ngơi yên tĩnh để
khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếp theo.
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nắm được chu kỳ tính và các giai đoạn
của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn nuôi có chế độ nuôi dưỡng, chăm
sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đó góp phần nâng
cao năng suất sinh sản.
2.7.3. Cơ chế động dục
Chu kỳ động dục của lợn nái được điều khiển bởi thần kinh và nội tiết tố
của vùng dưới đồi (Hupothalamus), tuyến Yên và buồng trứng theo cơ chế điều
hòa ngược. Khi các nhân tố như ánh sáng mùi vị, nhiệt độ,…tác động tới các cơ

quan thính giác, vị giác, khứu giác thì tín hiệu được truyền vào vỏ não và đưa tới
vùng dưới đồi. Tại đây giải phóng hormon GRH (Gonandotropine Releaser
Hormon), kích thích nên thùy trước tuyến yên giải phóng ra FSH (Foliculine
Stimulin Hormon) và LH (Lutein Hormon). FSH kích thích sự phát triển của
buồng trứng còn LH kích thích quá trình rụng trứng. Tác động đồng thời của LH
và FSH làm cho bao noãn chín và rụng trứng. Trong quá trình bao noãn tiết ra
Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm lượng hormon này trong máu
tăng từ 64 – 112mg%. Hormon này kích thích con vật gây ra hiện tượng động
dục, cơ quan sinh dục biến đổi, âm đạo hé mở, sừng tử cung ống dẫn trứng tăng
sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này. Đến cuối chu kỳ động dục
oestrogen lại kích thích nên tuyến yên tiết LH giảm tiết FSH. Khi LH được tiết
ra nó kích thích làm cho trứng chín và rụng trứng. Tại vị trí rụng trứng, mạch
quản và tế bào sắc tố vàng phát triển hình thành thể vàng.
Thể vàng tiết progesteron giúp cho quá trình tiếp nhận hợp tử ở sừng tử
cung dễ dàng đồng thời ức chế FSH và LH của tuyến yên làm cho trứng không
24
phát triển được. Trứng không được thụ tinh đến ngày thứ 15 thì thể vàng tiêu
biến và chuyển sang thể bạch. Thể bạch không tiết progesteron nữa và chu kỳ
mới được bắt đầu.
2.7.4. Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái
* Tuổi động dục lần đầu
Là thời gian từ khi sơ sinh cho đến khi lợn cái động dục lần đầu tiên. Tuổi
động dục lần đầu khác nhau tùy theo giống, các giống lợn nội (lợn Móng Cái,
lợn Ỉ …) xuất hiện động dục lần đầu tiên rất sớm khi 4 – 5 tháng tuổi, khối
lượng đạt 25 – 30kg. Lợn ngoại động dục lần đầu tiên vào khoảng 7 tháng tuổi
khi khối lượng cơ thể đạt 85 – 100kg.
* Tuổi phối giống lần đầu
Lợn thành thục về tính sớm nhưng ở lần động dục đầu tiên do buồng trứng
còn nhỏ, nên số trứng rụng ít, thể vóc phát triển chưa hoàn thiện. Vì vậy nếu cho
lợn phối giống ở lần động dục đầu tiên thì số con đẻ ra ít, khối lượng sơ sinh

nhỏ, chất lượng kém do con sơ sinh yếu. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phát
triển về thể vóc của lợn mẹ trong thời gian mang thai lần sau. Trong thực tế
người chăn nuôi thường cho phối lần đầu ở lần động dục thứ 2 hoặc 3.
Lợn cái nội 7 tháng tuổi khối lượng cơ thể đạt 45 – 50 kg thì có thể cho
phối giống lần đầu.
Lợn ngoại 8 – 8.5 tháng tuổi khối lượng cơ thể đạt 100 – 110kg thì cho
phối giống lần đầu.
* Tuổi đẻ lứa đầu
Là thời gian từ khi lợn sinh ra cho đến khi lợn đẻ lứa đầu. Tuổi đẻ lứa
đầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu và kết quả phối giống. Đối với lợn
ngoại tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn lợn nội. Nếu phối giống lần đầu sớm thì
đẻ lứa đầu sớm. Tuổi đẻ lứa đầu phản ánh khả năng thành thục về tính sớm hay
muộn. Lợn nái (Ỉ - Móng Cái) tuổi đẻ lứa đầu thường thì 11-12 tháng, lợn nái lai
và lợn nái ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12-13 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh,
Lưu Kỷ 1996)

25
* Số con đẻ ra/ổ (con)
Là số con đẻ ra trong cùng một lứa bao gồm cả con còn sống và số con
đã chết sau khi sinh. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ sai của nái
* Số con còn sống đến 24 giờ/ổ (con)
Là số con còn sống từ lúc sinh ra đến 24 giờ. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật rất quan trọng nó nói lên kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh phòng
bệnh cho lợn nái và kỹ thuật của dẫn tinh viên.
Tỷ lệ sống (%) =
Số con đẻ ra còn sống đến 24 giờ
x 100
Số con đẻ ra
* Khối lương sơ sinh/ổ (kg)
Là khối lượng toàn ổ được cân sau khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng và

trước lúc cho con bú lần đầu tiên. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nói lên
trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm giống và khả năng nuôi con của nái.
* Số con cai sữa/ổ
Là số con còn sống đến lúc cai sữa. Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ
thuộc vào tập quán chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi và trình độ chế biến thức ăn
cho lợn con. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khả năng nuôi con của lợn nái, khả
năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khả
năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con.
Tỷ lệ nuôi sống (%) =
Số con cai sữa
x 100
Số con để nuôi

* Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
Xác định chỉ tiêu này bằng cách cân lợn con toàn ổ lúc cai sữa. Chỉ tiêu
này đánh giá khả năng nuôi con và tiết sữa của lợn nái và khả năng nuôi dưỡng
chăm sóc của người chăn nuôi.
* Thời gian cai sữa
Thời gian cai sũa dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng trực tếp tới số lứa đẻ trong
năm, thời gian cai sữa tốt nhất là 24 – 28 ngày. Thời gian cai sữa ngắn sẽ làm
tăng lứa đẻ/năm. Số lứa đẻ/năm khoảng 2,4 lứa là tốt nhất.

×