Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phân tích công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty điện lực TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.33 KB, 30 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước nói
chung và Công ty Điện lực TP. Hà Nội (HNPC) nói riêng đang đứng trước rất
nhiều vấn đề khó khăn, bức xúc. Một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu
hiện nay là: huy động vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Vấn đề đó chỉ được giải quyết thông qua việc thực hiện các biện pháp để đổi
mới toàn diện cơ chế quản lý vốn, bảo đảm quyền tự chủ về vốn, sử dụng vốn
có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cộng
với sự đổi mới đó, phải hoàn thiện các chỉ tiêu, phương pháp phân tích về
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm nhận thức và đánh giá đúng thực chất
tình hình sử dụng vốn của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Điện lực
TP. Hà Nội nói riêng.
Đã có rất nhiều công trình bàn về vấn đền này, nhưng hầu như chưa có
công trình nào đi sâu vào nghiên cứu, phân tích về việc làm thế nào để quản
lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả trong các doanh kinh doanh điện
năng nói chung và tại Công ty Điện lực TP. Hà Nội nói riêng. Vì vậy, yêu cầu
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đối với vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh trong Công ty Điện lực TP. Hà Nội trở nên cấp bách, tạo cơ
sở để Công ty Điện lực TP. Hà Nội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của
mình trong nền kinh tế thị trường. Do đó, đề tài: “ Phân tích công tác quản
lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty điện lực TP. Hà Nội”
được tôi chọn nghiên cứu làm chuyên đề tốt nghiệp nhằm góp một phần đưa
ra những phương án để định hướng cho Công ty Điện lực TP. Hà Nội trong
việc chọn và thực hiện những chính sách, biện pháp thích hợp nhất cho việc
huy động và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Báo cáo tổng hợp về Công ty Điện lực Hà Nội là bước đệm chuyển tiếp
để viết chuyên đề thực tập.Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của
các anh chị trong Công ty điện lực Hà Nội và đặc biệt là sự chỉ bảo của cô
Nguyễn Thị Bất.
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty


Tổng công ty Điện lực Việt Nam thuộc Bộ Công Nghiệp, là cơ quan quản
lý Nhà nước về hoạt động trong các lĩnh vực chính là sản xuất, truyền tải và
kinh doanh điện năng trong cả nước. Dưới Tổng Công ty là các công ty và
nhà máy.
Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc
lập, là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Và được
thành lập theo quyết định số 381 – NL/TCCB–LĐ ngày 08/07/1995 của Bộ
trưởng Bộ Năng Lượng (nay là BỘ Công nghiệp). Công ty Điện lực Hà Nội là
một đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung ấp điện năng đối với sự phát
triển chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, cũng như đời
sống sinh hoạt của Thành phố và nhân dân Thủ đô.
Tiền thân của Công ty Điện lực Hà Nội-Nhà mỏy đốn Bờ Hồ được khởi
công xây dựng vào tháng 1 năm 1895, với quy mô nhỏ, tổng số vốn đầu tư
ban đầu là 3 triệu Pranc. Nhà máy do người Pháp xây dựng nhằm phục vụ cho
người Châu Âu ở Bắc kỳ. Nhà máy được xây dựng và phát ra dòng điện đầu
tiên đánh dấu một sự kiện trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội lúc bấy giờ
với hai tổ máy phát điện một chiều công suất 500kw.
Năm 1899 nhà máy được lắp thêm một tổ máy phát điện. Năm 1903 đặt
thêm một máy phát điện đưa công suất nhà máy lên 800kw.
Năm 1922 nhà máy được lắp thờm mụt máy phát điện của Thụy Sỹ với
công suất 1000kw.
Năm 1932 xưởng phát điện Yên Phụ được hoàn thành. Năm 1933 Hà Nội
và các tỉnh lân cận đã được cung cấp dòng điện xoay chiều bởi trạm và lưới
điện 35kv do người Pháp xây dựng.
Từ năm 1954 đến 1964, ngành điện được ưu tiên phát triển, lưới điện Hà
Nội được toả về các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Hà Đụng và trở thành trung tâm phân phối điện các tỉnh châu thổ Sông
Hồng. Điện Hà Nội thực sự góp phần vào sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền
Bắc nói chung và phát triển kinh tế ở Hà Nội nói riêng.
Từ năm 1965 đến 1975, trạm điện, cụt điện là mục tiêu huỷ diệt của đế

quốc Mỹ. Năm 1975 đến 1985, đất nước được thống nhất, ngành điện bắt tay
vào phục hồi, củng cố và phát triển lưới điện nhằm đáp ứng yêu cầu về điện
cho sự phát triển của Thủ đô. Năm 1980, Sở quản lý và phân phối điện được
đổi thành Sở Điện lực Hà Nội.
Từ năm 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn nhờ
sự giúp đỡ của Liờn Xụ.
Sau năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với toàn ngành
điện, Công ty Điện lực Hà Nội đã kịp thời chuyển minh theo cơ chế mới,
củng cố lưới điện,cấp điện an toàn liên tục đáp ứng nhu cầu chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội của Thủ đô.
Từ khi trở thành công ty hoạch toán độc lập từ tháng 4 năm 1995 đến nay,
cùng với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế của nhà nước, Công ty Điện lực
thành phố Hà Nội chuyển sang một giai đoạn mới: kinh doanh điện năng theo
cơ chế thị trường, coi khách hàng là người bạn đồng hành, là động lực phát
triển. Công ty Điện lực Hà Nội đã thực hiện chương trình nâng cao trách
nhiệm phục vụ khách hàng của Tổng Công ty điện lực Việt Nam. Mục tiêu
của công ty là thoả mãn mọi yêu cầu cung cấp điện năng cho khách hàng với
chất lượng cung cấp cao, dịch vụ cung cấp hoàn hảo. Lợi nhuận không phải là
mục tiêu duy nhất, mà còn là mục tiêu xã hội.
Hiện nay Công ty Điện lực Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại là ”Hanoi
Power company”.
Số giấy phép: 83/GP-BVHTT, cấp ngày 13/03/2003.
Có trụ sở tại: 69 Đinh Tiên Hoàng - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại: 844 2200898
Fax: 844 2200899
Trang tin điên tử: www.hanoipc.evn.com.vn
Công ty có mối quan hệ chặt chẽ với Tổng Công ty va các Điện lực trong
Thành phố và luôn nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
cung cấp, nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình, từ đó nâng cao kết quả kinh
doanh của Công ty.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty điện lực Hà Nội thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, là một
đơn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện năng đối với sự phát triển
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống sinh hoạt của
Thủ đô.
1.2.1 Chức năng của Công ty
Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0.4
kV đến 110kV, đang trực tiếp vận hành và quản lý 17 trạm 110kV với tổng
công suất 1413 MVA. Hiện nay có đến 800000 khách hàng mua điện của
công ty, đặc biệt là Công ty Điện lực Hà Nội thay mặt Ngành Điện cả nước
phục vụ cung cấp điện cho mọi hoạt động, chính trị, ngoại giao của đất nước
diễn ra ở Thủ đô. Tính đến nay Công ty Điện lực TP Hà Nội được Đảng, Nhà
nước tặng thưởng 23 Huân chương cùng nhiều huy chương và bằng khen
khác.
Công ty chịu trách nhiệm quản lý và vận hành lưới điện, thực hiện kinh
doanh bán điện cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức, các hộ tiêu dùng trong
thành phố Hà Nội. Do vậy, Công ty bao gồm các chức năng sau:
- Truyền tải và phân phối điện năng;
- Tổ chức kinh doanh điện năng trong toàn quốc;
- Khảo sát, sửa chữa điện và thiết bị điện;
- Xây lắp điện;
- Sản xuất phụ kiện và thiết bị điện;
- Xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị điện;
- Các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty
Để thực hiện tốt các chức năng, mục tiêu hoạt động trên, Công ty cú cỏc
nhiệm vụ sau:
- Tổ chức tốt kế hoạch hóa:
Lập kế hoạch phát triển lưới điện trên địa bàn;
Kế hoạch điện năng thương phẩm, kế hoạch cung ứng điện cho các thành

phần kinh tế và địa phương;
Kế hoạch cải tạo nâng cấp lưới điện phân phối;
Kế hoạch kinh doanh mua bán điện.
- Quản lý chặt chẽ khách hàng, điện năng thương phẩm;
- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao đông tiền lương;
- Tổ chức tốt công tác quản lý lưới diện trên địa bàn hoạt động, đảm bảo
cung cấp diện an toàn,liờn tục và chất lượng;
- Thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách nhà nước, như nộp các khoản thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, và các loại thuế khác.
1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
1.3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty điện lực Hà Nội
Công ty Điện lực Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước hoạch toán độc lập,
trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Do vậy, cũng như các doanh
nghiệp Nhà nước khác, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức chặt chẽ, có
khoa học và có hệ thống theo mô hình chức năng gồm có Ban Giám đốc, cỏc
phũng ban chức năng, các xưởng đội quản lý lưới điện, và các Điện lực theo
từng địa bàn quận, huyện. Nhờ mô hình quản lý sản xuất đú nờn bộ máy quản
lý của Công ty hoạt động tương đối nhịp nhàng, tạo điều kiện thuận lợi để
các đơn vị sản xuất trực tiếp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
được giao và đồng thời làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty.
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
Phòng
Bảo hộ
lao
động
Phòng
Kỹ
thuật
Phòng

Vật tư
- X ëng 110KV
- TT §iÒu ®é -T.Tin
- X ëng C«ng t¬
- KCS
- §éi ThÝ nghiÖm
Văn
phòng
Phòng
Kế
hoạch
Phòng
tổ chức
lao
động
Phòng
Tài
chính
kế toán
Phòng
Thanh
tra
Phòng
Bảo vệ
-Quân
sự
Phòng
KTĐN

XNK

Phòng
thi đua
tuyên
truyền
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
Phòng
Kinh
donh
điện
Phòng
Quản lý
điện
nông
thôn
Trung t©m m¸y
tÝnh
PHÓ GIÁM ĐỐC
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Phòng
quản lý
dự án
Phòng
quản lý
đầu tư
xây
dựng
Trung tâm thiết kế
điện
Xí nghiệp Xây lắp

điện
Gi¸m ®èc
14 Điên lực Quận, Huyện
Phòng Quản lý
đấu thầu
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc,và các bộ phận thuộc công
ty
• Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc là bộ phận quản lý cao nhất trong Công ty, gồm có 4 thành
viên: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc kĩ thuật vận hành, 1 Phó Giám đốc kinh
doanh điện, 1 Phó Giám đốc đầu tư xây dựng.
Giám đốc Công ty vừa là người đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho
cán bộ công nhân viên chức trong công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật
về toàn bộ hoạt động của Công ty. Là người có quyền quyết định mọi hoạt
động sản xuất trong công ty, ủy quyền trách nhiệm cho phó giám đốc và có
thể trực tiếp chỉ đạo thông qua các trưởng phòng.
Phó Giám đốc có trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc về việc điều hành hoạt
động của Công ty, cũng như trực tiếp điều hành chỉ đạo một số lĩnh vực hoạt
động của Công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc.
• Cỏc phòng ban chức năng:
Cỏc phòng ban được tổ chức theo yêu cầu của quản lý sản xuất kinh
doanh, chịu sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, đảm bảo cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty được liên tục. Gồm có 16 phòng chức năng, mỗi
phòng ban đều có Trưởng phòng, Phó phòng và các nhân viên. Mỗi phòng
ban đều có chức năng chung là tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc trong quản
lý theo từng chức năng; đồng thời tổ chức thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch theo từng tháng, quý, năm. Ngoài ra mỗi
phòng đều cú cỏc chức năng riêng như sau:
- Văn phòng công ty: Tham mưu, đề xuất giúp Giám đốc chỉ đạo công tác
quản trị, văn phòng, văn thư, lưu trữ, và các công việc khác được giao; tổ

chức thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện.
- Phòng Kế hoạch: Giúp Giám đốc chỉ đạo công tác quản trị kế hoạch,
điều độ các nguồn lực và các biện pháp để thực hiện kế hoạch; có nhiệm vụ
tổng hợp và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình thực
hiện kế hoạch.
- Phòng Tổ chức lao động: Giúp Giám đốc chỉ đạo công tác tổ chức cán
bộ, công tác tổ chức sản xuất, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực,
công tác chế độ chính sách, công tác lao động tiền lương; thực hiện nhiệm vụ
xây dựng phương án quy hoạch cán bộ chức năng, thanh toán chế độ cho CB
CNV trong công ty.
- Phòng Tài chính kế toán: Giúp Giám đốc trong công tác quản lý tài
chính, công tác hoạch toán kinh tế, công tác phân tích hoạt động kinh tế; Thực
hiện nhiệm vụ công tác kế toán, đảm bảo cân đối, đúng chế độ tài chính của
Công ty, đồng thời lập kế hoạch, chuẩn bị vốn cần thiết để phục vụ tốt cho
công tác sản xuất kinh doanh.
- Phòng Bảo vệ - quân sự: Xây dựng lực lượng bảo vệ, lực lượng an ninh;
thường xuyên theo dõi và thực hiện những công việc liên quan đến trật tự, an
ninh trong nội bộ công ty.
- Phòng Kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu: Giúp Giám đốc quản lý, chỉ
đạo hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế, xuất nhập khẩu vật tư thiết
bị theo phân cấp của Tổng Công ty; thực hiện nhiệm vụ giao dịch và giải
quyết các công việc thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại trong toàn công ty, chịu
trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện thủ tục cần thiết theo yêu cầu để thực hiện
việc trao đổi mua bán vật tư thiết bị với nước ngoài.
- Phòng Thanh tra - pháp chế: Giúp Giám đốc trong công tác thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân, công tác pháp chế của Công ty.
- Phòng Quản lý đấu thầu: Giúp Giám đốc thực hiện trong công tác đấu
thầu trong toàn Công ty và một số công việc được giao.
- Phòng Thi đua tuyên truyền: Thực hiện công tác thi đua tuyên truyền
của Công ty.

- Phòng Kỹ thuật: Thực hiện nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá sản xuất vào sản xuất kinh doanh; tham
gia bồi dưỡng, đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật của Công ty; và một số
công việc khác được giao.
- Phòng Vật tư: Thực hiện mua sắm, quản lý theo dõi, cấp phát vật tư
thiết bị trong toàn Công ty.
- Phòng Bảo hộ lao động: CHỉ đạo và thực hiện công tác an toàn lao
động, công tác bảo hộ lao động, phòng chống bão lụt.
- Phòng kinh doanh bán điện: Thực hiện công tác kinh doanh điện
năng trong toàn Công ty theo quy định và một số công việc khác được giao.
- Phòng Quản lý điện nông thôn: Chỉ đạo và thực hiện công tác quản
lý lưới điện nông thôn của Công ty.
- Phòng Viễn thông & CNTT: Điều hành công tác viễn thông và công
nghệ thông tin của Công ty.
- Phòng quản lý đầu tư xây dựng: Thực hiện công tác quản lý đầu tư
xây dựng của Công ty
- Phòng Quản lý dự án xây dựng nhà điều hành: thực hiện quản lý dự
án đầu tư xây dựng các nhà điều hành theo các quy định của pháp luật hiện
hành.
• Các Điện lực và các Trung tâm - Xí nghiệp - xưởng đội:
Do tính chất đặc thù kinh doanh của ngành điện là quản lý lưới điện theo
khu vực, nên Công ty đã phân cấp cho 14 Điện lực và các xưởng đội trực tiếp
hoạt động quản lý, kinh doanh bán điện hay giải quyết các sự cố trên lưới
điện.
14 Điện lực bao gồm có 9 điện lực nội thành và 5 điện lực ngoại thành.
Các Điện lực được phân cấp quản lý và vận hành lưới điện thuộc địa phận
quận huyện. Điện lực là nơi tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu xin cấp điện
của khách hàng, có nhiệm vụ tổ chức quản lý tốt công tác vận hành lưới điện,
thực hiện tốt việc cấp điện lực liên tục, an toàn có chất lượng.
Các trung tâm, xưởng đội, xí nghiệp hoạt động quản lý theo từng chức

năng riêng:
- Xí nghiệp 110KV: Giải quyết nhanh các sự cố trên lưới cao thế, tổ
chức đại tu, sửa chữa điện, phục vụ yêu cầu sản xuất chung, quản lý vận hành,
sửa chữa duy trì, bảo dưỡng các trạm biến áp, đường dây 110KV cung cấp
cho thành phố.
- Đội thí nghiệm: Có chức năng thí nghiệm, chạy thử, đo tiêu chuẩn
các thiết bị điện trước khi đưa vào vận hành.
- Trung tâm điều độ thông tin: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động
truyền tải điện trên lưới, đảm bảo thông tin cho việc vận hành lưới điện được
chính xác, an toàn và hiệu quả.
- Xưởng công tơ: Có nhiệm vụ sửa chữa, đảm bảo độ chính xác của công
tơ điện và các thiết bị đo đếm điện khác trước khi đưa vào sử dụng.
- Trung tâm Viễn thông và CNTT: thường xuyên cập nhật và thiết lập
mạng thông tin của Công ty một cách tối ưu nhất.
- Xưởng KCS: có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra chất lượng, độ chính xác
của các loại công tơ đã và đang sử dụng dựa trên các thiết bị chuyên dùng.
1.3.3. Đội ngũ nhân viên của Công ty
Do tính chất đặc chủng của hàng hoá điện năng nên lao động trong ngành
điện là lao động chuyên môn kỹ thuật, đòi hỏi có sự đào tạo cẩn thận về
nghiệp vụ, tay nghề cũng như tinh thần tách nhiệm.
Do tính chất nguy hiểm cao độ của hàng hoá điện năng trong quá trình
kinh doanh bán điện nên người lao động trong ngành diện phải được đào tạo
đầy đủ về quy trình quy phạm an toàn trong lao động, tính tập thể trong lao
động ở từng nhóm, đội sản xuất. Đồng thời lao động phải được trang bị đầy
đủ các dụng cụ, vật liệu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong quá trình
làm việc.
Chính vì vậy, Công ty luôn quan tâm đặc biệt đến yếu tố con người để
đảm bảo dịch vụ của công ty cung cấp đạt chất lượng cao, hiệu quả và an
toàn.
Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2006 Công ty cú trờn 4000 CBCNV,

trong đó cú trờn 700 người có trình độ Đại học và trên Đại học, trên 1000
công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc 7/7. Với đội ngũ cán bộ, kĩ sư kỹ thuật,
công nhân đông đảo, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm vững vàng sẵn
sàng tiếp thu kiến thức khoa học tiên tiến trong công tác quản lý vận hành
lưới điện.
Vì tính chất nguy hiểm cao độ của ngành điện, Công ty chú trọng vào việc
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên trong quá trình làm việc.
Đồng thời Công ty thường xuyên tổ chức cỏc khoỏ đào tạo cho các nhân viên
mới để truyền đạt kinh nghiệm, giúp họ nhanh chóng làm quen với công việc;
bên cạnh đó công ty cũng tổ chức cỏc khoỏ đào tạo nội bộ để phổ biến, cập
nhật thông tin và các văn bản pháp lý mới ban hành liên quan đến hoạt động
Tài chính, Kế toán.
2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, TÀI CHÍNH CỦA CÔNG
TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
2.1. Phương hướng phát triển của Công ty
2.1.1. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động của Công ty có thể khái quát ngắn gọn là: Cung cấp
điện an toàn, liên tục, chất lượng cao và ổn định; quản lý và kinh doanh điện
năng có hiệu quả cho mọi đối tượng sử dụng điện trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
Để thực hiện tốt mục tiêu trờn thỡ ngoài việc luôn đảm bảo sẵn sàng vật
tư thiết bị sữa chữa những sự cố xảy ra trên lưới điện còn là việc chuẩn bị vật
tư, vật liệu hoàn thiện và lắp mới các công trình điện phục vụ cho việc cung
ứng và kinh doanh bán điện ngày một tốt hơn.
2.2.2. Phương châm hoạt động
• Với khách hàng:
Luôn đáp ứng đủ nhu cầu điện của mọi khách hàng với nhu cầu ngày càng
cao;
Xử lý đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng;
Luôn cố gắng để các dịch vụ và sản phẩm điện lực thực sự nâng cao chất

lượng cuộc sống khách hàng.
• Với cán bộ Công nhân viên:
Tạo cơ hộ để mỗi CBCNV có thể vươn lên trong nghê nghiệp trên cơ sở
năng lực, hiệu quả làm việc;
Đánh giá đền đáp một cách công bằng sự đóng góp của mỗi người;
Tạo môi trường để mọi CBCNV đều có thể khuyến khớch,phỏt huy tinh
thần đồng đội, sức mạnh tập thể đóng góp tối đa vào sự phát triển của Công ty
điện lực Hà Nội.
• Với đối tác kinh doanh:
Tạo dựng quan hệ thân thiện, bền vững, cỏc bờn cựng có lợi với các nhà
cung cấp vì một hệ thống điện an toàn, chất lượng;
Tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp.
• Với cộng đồng xã hội:
Phấn đấu duy trì các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh;
Luôn thựchiện đầy đủ các trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng.
2.1.3. Định hướng phát triển
Đứng trước những cơ hội và thách thức của nền kinh tế thị trường đang
ngày một phát triển, trước xu thế toàn cầu hoá - hợp tác quốc tế, Công ty đã
xây dựng cho mình những định hướng phát triển như sau:
Một là, trong thời gian từ năm 2001-2010 sẽ tiến hành việc củng cố và
phát triển lưới điện thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại hoá để đảm bảo
cung cấp điện an toàn, ổn định, đảm bảo chất lượng cho sự phát triển của Thủ
đô Hà Nội trong tương lai với mức tăng trưởng cao nhất 15% một năm.
Hai là, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, hiện đại, phân cấp mạnh
xuống các xí nghiệp, đơn vị cơ sở.
Ba là, ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và các giải pháp mới
vào khâu quản lý và nhanh chóng tiếp cận với “quản lý điện tử” ở tất cả cỏc
khõu: Vận hành lưới điện theo hướng tự động hoá, giảm đến mức thấp nhất
thời gian mất điện do sự cố.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng. Đơn giản hoỏ

cỏc thủ tục để tạo thuận lợi cho khách hàng mua điện và trả tiền điện được
nhanh chóng và thuận lợi. Xây dựng và phát triển trung “Trung tâm giao tiếp
khách hàng” Trung tâm sẽ tiếp nhận mọi yêu cầu, thắc mắc trong các lĩnh vực
cung cấp sữa chữa và tư vấn tiêu dùng về điện của khách hàng để đảm bảo
cấp điện liên tục với chất lượng cao cho khách hàng.
Năm là, triển khai việc sản xuất các thiết bị điện có hàm lượng chất xám
cao, áp dụng kỹ thuật tin học.
Hiện nay theo lộ trình chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nước,
Công ty điện lực Hà Nội đang chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình công ty cổ
phần.
2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh
Điện lực là ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc
dân, tất cả mọi ngành sản xuất trong nền kinh tế đều cần có lưới điện để hoạt
động sản xuất và phát triển. Do vậy, sản xuất điện phải đi trước các ngành
kinh tế khác một bước, và yêu cầu cung cấp điện đầy đủ, ổn định, liên tục và
an toàn được đặt lên hàng đầu.
2.2.1. Quy trình hoạt động sản xuất của ngành điện và tinh chất sản phẩm
điện năng.
a . Quy trình hoạt động của ngành điện
Quy trình hoạt động sản xuất chính của ngành điện bao gồm từ sản xuất
điện, truyền tải và phân phối điện, là từ khi phát điện, quá trình truyền tải điện
và đến tận nơi tiêu thụ điện. Đây là một quá trình khép kín, có tác động qua
lại trực tiếp với nhau, phải nằm trong một hệ thống thống nhất, phải diễn ra
liên tục. Tính thống nhất cao độ này thể hiện trong mối quan hệ phụ thuộc
giữa công suất, khả năng cung ứng điện với nhu cầu tiêu thụ điện. Nếu mối
quan hệ này mất cân đối thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện hoặc lãng phí
nguồn cấp. Do vậy việc đảm bảo tính cân đối cho mối quan hệ trờn đó trở
thành mối quan tâm hàng đầu của ngành điện.
Quy trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện:
b.Tớnh chất sản phẩm điện năng

Phát điện
Nhà máy
sản xuất
điện
Truyền tải
điện
Qua dường
dây và trạm
biến thế

Phân phối
điện
Các trạm
biến áp
Tiêu thụ
điện
Các tổ
chức, cá
nhân
Sản phẩm của ngành sản xuất điện không phải là hiện vật như các ngành
sản xuất khác, mà sản phẩm của nó dưới dạng năng lượng. Thời gian sản xuất
ra điện và tiêu dùng điện là xảy ra đồng thời và liên tục, chính vì vậy ngành
điện không có sản phẩm tồn kho, không có bán thành phẩm, không có sản
phẩm dở dang như các ngành sản xuất khác. Nhưng trong quá trình truyền tải
điện năng, sản phẩm điện lại bị hao hụt, mất đi một phần gọi là tổn thất điện.
Các nhà máy sản xuất điện như các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện đảm
nhận việc sản xuất ra điện. Sản phẩm của nhà máy điện là sản phẩm điện sản
xuất ra trừ đi lượng điện dùng để sản xuất ra điện của nhà máy. Sản lượng
điện này gọi là điện thanh cái. Để đưa điện sản xuất ra đến người tiêu dùng,
các nhà máy phải thông qua hệ thống truyền tải điện, phân phối điện. Chức

năng này do các Công ty truyền tải điện, Công ty điện lực thực hiện. Hệ thống
truyền tải điện bao gồm: cột, đường dây cao thế, hệ thống điện trung thế, các
trạm biến thế điện và mạng lưới điện hạ thế. Hệ thống truyền tải điện đi càng
xa, càng mở rộng thì sản phẩm điện càng hao hụt ở nhiều đường dây và trạm
biến áp. Sản lượng điện của hệ thống truyền tải phân phối đến người tiêu
dùng gọi là điện thương phẩm. Điện thương phẩm bằng điện thanh cái của các
nhà máy phát điện trừ đi sản lượng điện hao hụt trên hệ thống truyền tải và
phân phối điện

Điện
thanh
cái
Sản lượng
điện do
nhà máy
sản xuất ra
Sản lương điện
dùng để sản xuất
ra điện ở nhà máy
=
_
Điện thương
phẩm
Điện thanh cái
Tổn thất điện
=
_
Để thấy được phần nào sự phát triển của Công ty về sản lương điện
cung cấp, chúng ta có thể theo dõi sự thay đổi của sản lượng điện thương
phẩm các năm qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1:
Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm từ năm 1995 đến năm 2004
Sản lượng điện thương phẩm từ năm 1995 đến năm
2004


Biểu đồ 2.2:
Qua biểu đồ 2.1: ta thấy tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm thường
xuyên biến động, năm 1995 tốc độ tăng trưởng cao nhưng sau đó giảm dần và
thấp nhất là năm 1999. Năm 2002 lại tăng lên khá cao, nhưng năm 2003 và
năm 2004 lai giảm xuống.
Qua biểu đồ2.2: ta thấy tuy tốc độ tăng trưởng điện năng các năm tăng
giảm liện tục, nhưng sản lượng điện thương phẩm luôn tăng lên qua các năm.
Cụ thể, năm 2004 tăng 327,93 trKwh (tương ứng với 10%) so với 2003. Và
theo số liêu thống kê mới đây thì sản lượng điện thương phẩm năm 2005 tăng
10,8% so với năm 2004. Điều này thể hiện Công ty đang có chính sách đầu tư
đúng đắn và đang đi đúng hướng từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thị
trường.
2.2.2. Các dịch vụ về điện do Công ty cung cấp và Thị trường của Công ty
a. Các dịch vụ về điện
Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh điện năng và vận hành lưới
điện phân phối trên địe bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn cung
cấp cho các khách hàng các dịch vụ khác có liên quan như:
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp cho khách hàng.
- Cam kết cấp điện, thẩm định hồ sơ thiết kế các công trình điện theo yêu
cầu của khách hàng.
- Thiết kế các công trình điện.
- Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng
đường dây và trạm theo yêu cầu của khách hàng.
- Nhận sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm các thiết bị điện; nhận lắp đặt, tư

vấn thiết kế điện.
- Các dịch vụ về điện khác
b . Thị trường của Công ty
Điện năng là dạng hàng hoá đặc biệt với các đặc điểm riêng có của nó, là
loại hàng hoá không thể thiếu được trong mọi quá trình hoạt động kinh tế xã
hội. Và khách hàng của ngành điện vô cùng đa dạng và phong phú.
Công ty Điện lực Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý và kinh doanh bán
điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm 14 quận, huyện. Đối tượng
cung ứng điện gồm hơn 800000 khách hàng tiêu thụ điện thuộc mọi thành
phần kinh tế và hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
• Khách hàng của Công ty thuộc các thành phần kinh tế:
- Hộ gia đình
- Cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp
- Hộ kinh doanh
- Hộ sản xuất
- Các công ty, doanh nghiệp
- Các công trình, các dự án
Thành phố Hà Nội của nước Việt Nam, ngoài việc cung cấp điện sinh
hoạt và sản xuất cho nhân dân Thủ đô, còn chịu trách nhiệm cung cấp điện
năng cho các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao của đất nước diễn ra tại
Thủ đô.
• Khách hàng của Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:
- Nông nghiệp
- Thương nghiệp
- Công nghiệp và xây dựng
- Quản lý và tiêu dùng
- Các hoạt động khác
Trong mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau thì sản lượng điện tiêu thụ là
khác nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp tiêu thụ điện năng ít nhất, chỉ
chiếm 0,86%; hoạt động thương nghiệp 8,96%; hoạt động khác 9,27%; lĩnh

vực công nghiệp và xây dựng 30,7% và tiêu thụ điện năng nhiều nhất là hoạt
động quản lý và tiêu dùng 50,48%.
Có thể thấy rõ sự chờch lệch này qua biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng
của cỏc nhúm lĩnh vực hoạt động khác nhau và số lượng khách hàng của
Công ty trong các năm qua như sau:
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng
Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ số lượng khách hàng

Hiện nay, tuy chưa có số liệu thống kê nhưng số lượng khách hàng đã tăng
lên rất nhiều, đến nay cú trờn 800000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ về điện
của Công ty. Đặc biệt, thị trường điện cạnh tranh nội bộ đã trải qua một thời
gian chuẩn bị khá kỹ lưỡng, đầu tháng 1 vừa qua đã chính thức đi vào vận hành
thí điểm. Đây là bước đi ban đầu nhằm mục đích rút kinh nghiệm, tìm ra vấn đề
chưa phù hợp với thực tế để bổ sung, hoàn chỉnh cho thị trường phát điện cạnh
tranh chính thức trong tương lai gần. Do vậy, Công ty Điện lực Hà Nội luôn
không ngừng tìm mọi biệp pháp nâng cao trình độ cán bộ, kỹ sư, công nhân
trong toàn công ty để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng và mở
rộng thị trường hoạt động. 2.3. Tình hình tài chính của Công ty Điện lực
Hà Nội
2.3.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty.
Biểu 2.1:
Bảng cân đối kế toán của Công ty ngày 31/12/2005
Tài sản 31/12/2005 31/12/2004
A- Tài sản ngắn hạn 920.032.064.685 829.142.862.289
I- Tiền 119.173.769.099 102.360.278.694
1. Tiền 119.173.769.099 102.360.278.694
II- Các khoản phải thu 447.545.158.015 380.194.078.941
1. Phải thu của khách hàng 140.257.866.666 132.036.751.089

2. Trả trước cho người bán 34.064.116.943 33.328.592.802
3. Phải thu nội bộ 250.171.134.385 204.480.537.383
4. Các khoản phải thu khác 24.868.143.644 11.962.667.082
5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (1.816.103.623) (1.614.469.415)
III- Hàng tồn kho 349.322.366.044 344.263.394.219
1. Hàng tồn kho 349.427.193.057 344.432.924.810
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (104.827.013) (169.530.591)
IV- Tài sản ngắn hạn khác 3.990.771.527 2.325.110.435
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1.396.405.050 267.238.785
2. Các khoản thuế phải thu 644.719.887 21.672.000
3. Tài sản ngắn hạn khác 1.949.646.590 2.036.199.650
B- Tài sản dài hạn 1.481.017.918.420 1.360.327.234.105
I- Tài sản cố định 1.416.923.557.181 1.336.100.536.909
1. Tài sản cố định hữu hình 1.283.990.592.648 1.167.182.837.804
- Nguyên giá 2.315.942.939.581 1.999.242.844.904
-Giá trị hao mòn luỹ kế (1.031.952.346.933) (832.060.007.100)
2. Tài sản cố định vô hình 1.446.810.017 1.606.346.042
- Nguyên giá 2.763.749.198 2.159.301.395
-Giá trị hao mòn luỹ kế (1.316.939.181) (552.955.353)
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 131.486.154.516 167.311.353.063
II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 46.618.100.455 1.800.000.000
1. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 38.671.794.717 -
2. Đầu tư dài hạn khác 7.946.305.738 1.800.000.000
III- Tài sản dài hạn khác 17.476.260.784 22.426.697.196
1. Chi phí trả trước dài hạn 17.476.260.784 22.426.697.196
Tổng cộng tài sản 2.401.049.983.105 2.189.470.096.394
Nguồn vốn
A- Nợ phải trả 1.422.717.070.859 1.317.898.829.451
I- Nợ ngắn hạn 1.195.226.966.764 1.122.411.734.894
1. Vay và nợ ngắn hạn 97.501.555.352 111.037.391.408

2. Phải trả người bán 95.665.572.854 99.271.034.642
3. Người mua trả tiền trước 9.792.423.468 9.072.610.746
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 14.873.091.354 9.122.619.658
5. Phải trả công nhân viên 62.816.532.214 45.429.337.454
6. Chi phí phải trả 24.171.652.110 30.611.124.845
7. Phải trả nội bộ 548.348.944.141 506.506.739.153
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 342.057.195.271 311.360.876.988
II- Nợ dài hạn 227.490.104.095 195.487.094.557
1. Vay và nợ dài hạn 227.490.104.095 195.487.094.557
B- Vốn chủ sở hữu 978.332.912.246 871.571.266.943
I- Vốn chủ sở hữu 981.763.334.108 870.382.848.974
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 912.314.504.030 810.869.677.273
2. Chênh lệch đánh giá tài sản 36.815.364 36.815.364
3. Quỹ đầu tư phát triển (10.733.409.839) 12.649.419.021
4. Quỹ dự phòng tài chính 37.907.330.967 35.393.023.152
5. Lợi nhuận chưa phân phối 42.238.093.586 11.433.914.164
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác (3.430.421.862) 1.188.417.969
1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi (4.231.165.062) 719.575.197
2. Nguồn kinh phí 10.358.100 5.831.000
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 790.385.100 463.011.772
Tổng cộng nguồn vốn 2.401.049.983.105 2.189.470.096.394

Công ty Điện lực thành phố Hà Nội là một doanh nghiệp thuộc sở hữu của
Nhà nước nên nguồn vốn của Công ty gồm các nguồn vốn kinh doanh sau;
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước;Nguồn vốn Tổng Công ty cấp; Nguồn vốn
tự bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh để lại; Nguồn vốn khác.
Các quỹ của Công ty được trích lập và sử dụng theo quy địng hiện hành
đối với công ty Nhà nước theo Thông tư 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005
của Bộ Tài chính.

×