Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và HIỆU QUẢ sử DỤNG THUỐC KHÁNG SINH dự PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT VIÊM RUỘT THỪA cấp tại BỆNH VIỆN đa KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.87 KB, 5 trang )

Y học thực hành (813) - số 3/2012



121

ở nhóm tuổi > 30 tuổi, khoa truyền nhiễm, khoa Khám
bênh- cấp cứu, buổi chiều tạo thói quen trong hoạt
động chăm sóc hàng ngày đây là việc làm có ý nghĩa
quyết định đến chất lợng chăm sóc y tế an toàn cho
ngời bệnh và nhân viên y tế.
Summary
Hospital Infections are all interested countries,
often causes problems due to hospital environment
does not guarantee sterility, and with hand hygiene
procedures is not applied properly. Hand hygiene in
health care workers is simple, effective and essential in
the prevention and control hospital Infections.
According to Department of Preventive Medicine MOH,
if we apply hand washing procedure properly we can
reduce 50% of hospital Infections. General Hospital of
Hoa Binh province is the province's biggest hospital,
the control hospital Infection is one of the lead content
of activities in hospital. To date, no study has carry out
to reviews the current status of knowledge and practice
of hand hygiene health staff. So we conducted a study
on "Assessment of knowledge and practice of hand
hygiene of healthcare workers in hospitals in Hoa Binh
province in 2010".The result of study shows that: The
knowledge of hand washing is 72% mean while
practice is 34%.Percentage of hand washing is higher


among man than women; nurses higher than Doctors;
age under 30 is higher; busy morning have washing
hand rate higher than in the afternoon. Base on that
results some proposal are raised: Strengthening
education on Hand washing for health care staff and
more focus on staff with age older than 30; women;
doctors; and do supervision more in the afternoon.
Keywords: Hospital Infections, Hand hygiene.
TàI LIệU THAM KHảO
1. Bệnh viện Bạch Mai - Tổ chức Y tế thế giới (2004) "
Đánh giá thực hành dự phòng toàn diện tại một số cơ sở y
tế".
2. Lê kiến Ngãi, Khu Thị Khánh Dung: Tỷ lệ NKBV và
một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Nhi trung ơng. Tạp
chí nghiên cứu y học. Đại học y Hà Nội. 11;2005. T206-
210
3. Nguyễn Việt Hùng (2001), "Chơng trình kiểm soát
nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Bạch Mai",
4. Nguyễn Bích Lu: "Hớng dẫn cách đánh giá tuân
thủ vệ sinh bàn tay ở nhân viên y tế" Tài liệu những kiến
thức cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Hà Nội
10/2007.Tr 128-1325.
5. Trần Văn Hờng:"Tỷ lệ tuân thủ rửa tay thờng quy
và một số yểu tố liên quan của nhân viên y tế bệnh viện
Nhi Trung Ương từ 2/6-2/7/2006"
6. Tài liệu tổng kết và báo cáo khoa học chống nhiễm
khuẩn bệnh viện, Bộ y tế,Vụ điều trị 29/12/2006. Tr 112.
7. Semmelweeis Orvostudomanyi Egyetem, Budapest
(367/1966). Hungari-an runners. Studia
Kinanthropologica,3: 1.51-56.

8. Allen C.Steere, George F.Mallison (1975), "
Handwashing practices for the privetion of nosocomial
infection", Anals of Internal Medicine, Vol.83,pp.683-685.


ĐáNH GIá THựC TRạNG Và HIệU QUả Sử DụNG THUốC KHáNG SINH
Dự PHòNG TRONG PHẫU THUậT VIÊM RUộT THừA CấP
TạI BệNH VIệN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THáI NGUYÊN

Trần Văn Tuấn - Trờng Đại học Y Dợc Thái Nguyên

TóM TắT
Qua nghiên cứu 100 bệnh nhân đợc chẩn đoán là
viêm ruột thừa cấp thể điển hình, cha có biến chứng.
Đợc sử dụng kháng sinh dự phòng trớc mổ. kết quả
cho thấy: nhóm tuổi gặp viêm ruột thừa nhiều nhất từ
15-25 tuổi; 47% bệnh nhân có triệu chứng sốt từ nhẹ
đến sốt cao >38
0
C; tình trạng ổ bụng có ít dịch viêm
chiếm 86%. Sau mổ có 34% bệnh nhân có sốt nhẹ
(37,5-38
0
C); tỷ lệ bệnh nhân đợc sử dụng kháng sinh
dự phòng là 83% và nhóm kháng sinh hay đợc sử
dụng là C
3
G, chủ yếu là dùng đờng tĩnh mạch. Có 81
bệnh nhân đợc dùng phác đồ 1 kháng sinh và 19
bệnh nhân sau mổ đợc sử dụng phác đồ 2 thuốc

kháng sinh. Hiệu quả của kháng sinh dự phòng trong
phẫu thuật viêm ruột thừa cấp: Không biến chứng sau
mổ: 60 (72,3%); sốt sau mổ đơn thuần: 23 (27,7%);
thời gian nằm viện trung bình là 4,3 ngày. Kết quả điều
trị sau phẫu thuật: Tốt: 47%; Khá: 49%; Trung bình:
4%; Xấu: 0%. Kết luận: sử dụng kháng sinh dự phòng
đem lại hiệu quả tốt sau phẫu thuật viêm ruột thừa
cha có biến chứng.
Từ khóa: viêm ruột thừa, kháng sinh dự phòng
trớc mổ.
SUMMARY
By studying 100 patients diagnosed with acute
appendicitis, there are no complications. Used
prophylactic antibiotics before surgery. The results
showed that: age group having appendicitis most from
15-25 years old; 47% of patients had mild fever to high
fever> 38
0
C; abdominal condition: there services
accounted for 86% less inflammation, after surgery,
34% of patients had mild fever (37.5-380C), the
proportion of patients used prophylactic antibiotics
were 83% and class of antibiotics commonly used as
C3 G and given intravenously. There are 81 patients
given regimen an antibiotic and 19 patients used
regimen two kind of antibiotic postoperation. The
effectiveness of antibiotic prophylaxis in acute
Y học thực hành (813) - số 3/2012





122
appendicitis surgery: No complications ater operating:
60 (72.3%), postoperative fever alone: 23 (27.7%),
average time stay in hospital is 4.3 days. The effect of
treatment after surgery: Good: 47%; rather: 49%
average: 4%; Bad: 0%. Conclusion: The use of
prophylactic antibiotics effective well after appendicitis
surgery without complications.
Keywords: acute appendicitis, antibiotics before
surgery.
ĐặT VấN Đề
Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu bớc ngoặt
lớn trong nền y học thế giới. Kháng sinh đợc sử dụng
với hai mục đích là điều trị với các trờng hợp thực sự
bị nhiễm khuẩn và dự phòng các trờng hợp có nguy
cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên hiện nay việc tuân thủ
đúng nguyên tắc sử dụng nhóm thuốc này cha đợc
quản lý chặt chẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng
thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng. Trên thực tế,
kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật chiếm tỷ lệ khá
cao trong thực hành bệnh viện, đó là một phơng pháp
giúp đạt nồng độ tối đa trong huyết tơng vào thời
điểm vi khuẩn có khả năng phát triển gây nhiễm khuẩn
vết mổ. Xu hớng dùng kháng sinh dự phòng đã đợc
chứng minh qua rất nhiều công trình ở thế giới và Việt
Nam là làm giảm đợc 70 80% nguy cơ nhiễm khuẩn
sau mổ so với những trờng hợp mổ sạch mà không
dùng kháng sinh [4]. Vì vậy việc tuân thủ đúng nguyên

tắc và sử dụng nhóm thuốc này sao cho đạt hiệu quả
tốt nhất là rất quan trọng.
Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu ngoại khoa
thờng gặp mà chỉ định mổ cấp cứu là cách điều trị
duy nhất. Hiện nay có phơng pháp phẫu thuật hiện
đại nh mổ nội soi, tuy nhiên phơng pháp mổ mở
truyền thống vẫn đợc sử dụng nhiều hơn cả. Phẫu
thuật cắt ruột thừa viêm giai đoạn cha biến chứng là
phẫu thuật loại 2 (phẫu thuật sạch - nhiễm bẩn), tỷ lệ
nhiễm khuẩn lên tới 10 - 20% nếu không sử dụng
kháng sinh.[8]. Để đánh giá thực trạng và hiệu quả của
việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật,
chúng tôi chọn đề tài này nhằm hai mục tiêu sau: Khảo
sát thực trạng việc sử dụng kháng sinh trớc và sau
phẫu thuật viêm ruột thừa cấp tại khoa Ngoại - Bệnh
viên đa khoa trung ơng Thái Nguyên; Đánh giá hiệu
quả dự phòng nhiễm khuẩn của thuốc kháng sinh
trong phẫu thuật cắt ruột thừa viêm cha biến chứng.
ĐốI TƯợNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
1. Đối tợng nghiên cứu
Gồm 100 bệnh nhân đợc chẩn đoán là VRT cấp
thể điển hình, cha có biến chứng (dựa vào kết quả
thăm khám lâm sàng và chẩn đoán sau mổ).
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Tiêu chuẩn để lựa chọn bệnh nhân dựa trên các
đặc điểm của loại phẫu thuật II (phẫu thuật sạch -
nhiễm bẩn) theo phân loại phẫu thuật của Altermeier.
- Độ tuổi từ 15- 60 tuổi, phẫu thuật vùng ổ bụng lần
đầu.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân đã có các biến chứng: Viêm phúc mạc
ruột thừa, áp xe ruột thừa, đám quánh ruột thừa.
- Bệnh nhân có nhiễm khuẩn phối hợp nh: viêm
đờng hô hấp, tiết niệu
- Bệnh nhân điều trị các bệnh mắc kèm: đái tháo
đờng, tim mạch, bệnh lý tuyến giáp, suy thận, các
bệnh lý về gan, béo phì, phụ nữ có thai.
1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2009 đến
tháng 5/2010.
1.4. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa
trung ơng Thái Nguyên.
2. Phơng pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Phơng pháp nghiên
cứu mô tả tiến cứu. Các thông tin đợc thu thập theo
mẫu bệnh án thống nhất.
2.2. Các bớc tiến hành
- Hỏi các triệu chứng cơ năng, khám các triệu
chứng thực thể: tìm điểm đau, phản ứng thành bụng,
cảm ứng phúc mạc.
- Cận lâm sàng: siêu âm ổ bụng, làm công thức
máu, sinh hóa máu.
- Kháng sinh dự phòng đợc chỉ định tiêm trớc mổ
30 phút
3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tuổi - giới
- Tình trạng ổ bụng khi phẫu thuật, đặc điểm vết mổ
- Thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật
- Theo dõi các biến chứng sớm sau mổ: Sốt, nhiễm
trùng vết mổ, áp xe thành bụng, viêm phúc mạc sau
mổ.

- Số lợng bạch cầu, công thức bạch cầu.
- Đánh giá mức độ nhiễm khuẩn vết mổ theo chỉ số
sau:
+ Tốt: thời gian nằm viện 4 ngày, vết mổ khô.
+ Khá: thời gian nằm viện từ 5 7 ngày, vết mổ khô
nhng đau nhức tại vết mổ.
+ Trung bình: thời gian nằm viện 8 10 ngày, vết
mổ có dịch thấm băng, mùi hôi.
+ Xấu: nằm viện >10 ngày, vết mổ ớt, có dịch đục,
mùi thối, viêm phúc mạc.
4. Xử lý số liệu: phơng pháp thống kê y học, sử
dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0
KếT QUả NGHIÊN CứU
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi và giới
Giới tính
Nhóm tuổi
Nam % Nữ %
Tổng %
15 - 25 23 23,0 20 20,0 43 43,0
26 - 35 12 12,0 12 12,0 24 24,0
36 - 45 9 9,0 6 6,0 15 15,0
46 - 60 6 6,0 12 12,0 18 18,0
Tổng 50 50,0 50 50,0 100 100,0
Nhận xét: nhóm tuổi hay gặp nhất từ 15 25 tuổi
(43%). Nhóm tuổi gặp ít nhất là 36 45 tuổi (15%). Độ
tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 31,49. Không có
sự chênh lệch giữa tỷ lệ nam và nữ trong mẫu nghiên
cứu.
Bảng 2. Thân nhiệt bệnh nhân trớc và sau mổ 48h
Nhiệt độ Trớc


% Sau mổ 48h %
< 37
0
C 53 53,0 66 66,0
Y học thực hành (813) - số 3/2012



123

37 - 38
o
C 41 41,0 34 34,0
> 38
0
C 6 6,0 0 0,0
Tổng 100 100,0

100 100,0
Nhận xét: Các bệnh nhân trớc mổ không có triệu
chứng sốt (chiếm 53%). Triệu chứng sốt nhẹ (37
38
0
C) trên 41% và sốt cao (>38
0
) chiếm tỷ lệ 6%. Sau
mổ, đa số các bệnh nhân giảm và hết sốt, không còn
bệnh nhân sốt cao trên 38
0

C.
Bảng 3. Tình trạng ổ bụng và ruột thừa
STT Tình trạng ổ bụng n %
1 Khô 14 14
2 Có dịch phản ứng 86 86
Tình trạng ruột thừa
1 Xung huyết 12 12
2 Viêm mủ 88 88
Tổng 100 100
Nhận xét: số bệnh nhân có tình trạng ổ bụng chứa
ít dịch phản ứng chiếm 86%. Tỷ lệ bệnh nhân viêm ruột
thừa xung huyết (12%), tỷ lệ viêm mủ cao chiếm 88%.
Bảng 4. Số lợng bạch cầu (BC/mm
3
)
STT Số lợng bạch cầu Trung bình n %
1 < 10.000 8,5 22 22,0
2 10 - 15.000 12,5 46 46,0
3 > 15.000 17 32 32,0
Tổng 100 100,0
Nhận xét: bệnh nhân có tăng số lợng bạch cầu 10
15.000/mm
3
chiếm 46%, tăng số lợng bạch cầu
>15.000/mm
3
chiếm 32%.
Bảng 5. Loại kháng sinh dự phòng đợc chỉ định
Đờng dùng Tổng
STT


Loại KSDP
IV % IM % n %
1 Cefotaxim 64

77,1

17 20,5

81 97,6
2 Ceftriaxone 2 2,4 0 0,0 2 2,4
Tổng 66

79,5

17 20,5

83 100,0

Nhận xét: loại kháng sinh đợc lựa chọn sử dụng
nhiều nhất trong dự phòng là cefotaxim (cephalosporin
thế hệ 3) chiếm 97,6%. Đờng dùng đợc lựa chọn u
tiên là tiêm tĩnh mạch chiếm 79,5%. Ngoài ra còn dùng
một cephalosporin thế hệ 3 khác là ceftriaxone (2,4%).
Bảng 6. Kháng sinh dùng sau mổ với phác đồ 1
thuốc
STT Loại KS đơn độc Số lần chỉ định %
1 Cefotaxim 80 98,8
3 Ceftriaxon 1 1,2
Tổng 81 100,0

Nhận xét: nhóm kháng sinh đợc lựa chọn nhiều
nhất trong phác đồ sử dụng kháng sinh sau mổ chỉ
gồm 1 loại đơn độc đó là cephalosporin thế hệ 3, trong
đó cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất là 98,8%; còn lại là
ceftriaxone 1,2%.
Bảng 7. Kháng sinh dùng sau mổ với phác đồ phối
hợp 2 thuốc
KS phối hợp
Kháng sinh 1 Kháng sinh 2
Số lần chỉ định %
Metronidazol 14 73,7
Gentamicin 3 15,8
Cefotaxim
Ofloxacin 1 5,3
Ceftriaxon Metronidazol 1 5,3
Tổng 19 100,0
Nhận xét: phác đồ điều trị kháng sinh sau mổ phối
hợp 2 loại thuốc chiếm tỷ lệ 14% bệnh nhân). Thờng
sử dụng phác đồ phối hợp 1 cephalosporin thế hệ 3 và
1 kháng sinh khác.
Bảng 8. Theo dõi biến chứng liên quan đến nhiễm
khuẩn sau mổ ở 2 nhóm đối tợng có và không sử
dụng kháng sinh dự phòng.
Có dùng KSDP
Không dùng
KSDP Tình trạng nhiễm khuẩn
n % n %
1. Không biến chứng 60 72,3 9 52,9
2. Sốt sau mổ đơn thuần 23 27,7 3 17,6
3. Nhiễm khuẩn vết mổ

- Nhiễm khuẩn nông, tấy đỏ
- Nhiễm khuẩn sâu mng mủ

0
0

0
0
5 29,4
4. áp xe thành bụng
0 0 0 0
5. Viêm phúc mạc 0 0 0 0
Tổng 83 100,0 17 100,0
Nhận xét: các trờng hợp biến chứng nhiễm khuẩn
vết mổ nhẹ chủ yếu trong nhóm không sử dụng kháng
sinh dự phòng.
Bảng 9. Thời gian điều trị tại bệnh viện
STT Thời gian Trung bình n %
1
4 ngày
33 33,0
2 5 - 7 ngày 62 62,0
3 7 - 10 ngày 4 4,0
4 > 10 ngày
4,3
1 1,0
Nhận xét: thời gian nằm viện trung bình của các
bệnh nhân sau mổ là 4,38. Khoảng thời gian thờng
điều trị VRT cấp là 5 7 ngày chiếm tỷ lệ 62%.
Bảng 10. Kết quả điều trị sau phẫu thuật

STT Kết quả phẫu thuật n %
1 Tốt 47 47,0
2 Khá 49 49,0
3 Trung bình 4 4,0
4 Xấu 0 0,0
Tổng 100 100,0
Nhận xét: Kết quả phẫu thuật có tỷ lệ tốt là 46% và
khá là 50% chiếm chủ yếu trong mẫu nghiên cứu. Có 4
trờng hợp kết quả trung bình do có 3 bệnh nhân biến
chứng nhiễm khuẩn sau mổ nhẹ, 1 bệnh nhân có dị
ứng thuốc kháng sinh.
BàN LUậN
1. Đặc điểm chung
* Đặc điểm về tuổi và giới: nhóm tuổi gặp nhiều
nhất là 15-25 tuổi chiếm tỷ lệ 42%. Điều này đợc giải
thích là khi mới sinh, lớp dới niêm mạc ruột thừa có
vài nang bạch huyết, số lợng của nang tăng lên
không ngừng để tới tuổi trởng thành. Các nang bạch
huyết này đáp ứng mạnh nhất với các nhiễm khuẩn
đờng ruột tại chỗ hay nhiễm khuẩn toàn thân. Kết quả
này cũng phù hợp với độ tuổi hay gặp của VRT cấp [1],
[6]. Giới: không có sự chênh lệch về giới trong mẫu
nghiên cứu (50/50). Theo một số tài liệu thì ở trẻ em và
tuổi vị thành niên thì số nam mắc nhiều hơn số nữ
nhng sau 25 tuổi thì tỷ số này cân bằng [1].
* Thân nhiệt bệnh nhân trớc và sau mổ 48h
Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng sốt nhẹ (37,5
38
0
C) là 41%, sốt cao >38

0
C là 6%. Kết quả này cho
Y học thực hành (813) - số 3/2012




124
thấy sốt nhẹ 37,5 38
0
C là triệu chứng khá điển hình
của viêm ruột thừa cấp. Điều này phù hợp với nghiên
cứu của một số tác giả khác [9].
Sau mổ 48h, khi nguyên nhân gây sốt đã đợc giải
quyết, tỷ lệ bệnh nhân còn sốt nhẹ là 34% và không
còn bệnh nhân sốt cao >38
0
C. Đa số bệnh nhân sốt
nhẹ sau mổ không có triệu chứng nhiễm khuẩn. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết
quả của Nguyễn Thanh Long [3], với tỷ lệ bệnh nhân
sốt nhẹ (37,5 38
0
C) sau mổ 48h đầu là 22% và sốt
>38
0
C là 7,3%.
* Tình trạng ổ bụng và ruột thừa
Khi mổ có 14% số bệnh nhân có tình trạng ổ bụng
khô, 84% có ít dịch phản ứng. Tình trạng ổ bụng đánh

giá đợc mức độ viêm của ruột thừa và ảnh hởng trực
tiếp đến thành công của liệu pháp kháng sinh dự
phòng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Long [3], tỷ lệ ổ bụng khô là 61% và tình trạng hố chậu
phải có dịch phản ứng là 39%. Kết quả của chúng tôi
có sự khác biệt với tác giả này.
2. Thực trạng việc sử dụng kháng sinh trớc và
sau phẫu thuật
* Lựa chọn kháng sinh
Nhóm kháng sinh hay đợc sử dụng nhất trong
phác đồ kháng sinh dự phòng đó là cephalosporin thế
hệ 3, gồm có cefotaxim và ceftriaxone. Liều dùng là
1g/lần với cả 2 loại kháng sinh trên. Đây là nhóm
kháng sinh phổ rộng, u điểm là có phổ tác dụng lên
nhiều loại vi khuẩn đờng ruột gram âm, là nhóm vi
khuẩn thờng gặp và là yếu tố nguy cơ của nhiễm
khuẩn phẫu thuật cắt ruột thừa viêm. Nh vậy hiệu
lực tác dụng của nhóm kháng sinh này dùng cho mục
đích dự phòng là tốt, phổ rộng nên tác dụng lên hầu
hết tác nhân nguy cơ thờng gặp trong phẫu thuật
VRT cấp [3].
* Kháng sinh sử dụng sau mổ: Kháng sinh đợc sử
dụng là loại đã dùng cho bệnh nhân để dự phòng
nhiễm khuẩn trớc mổ. Sau đó nếu thấy nguy cơ
nhiễm khuẩn cao thì có thể phối hợp thêm 1 loại kháng
sinh khác (metronidazol, gentamicin) để nới rộng phổ
tác dụng, dự phòng bao vây nguy cơ nhiễm khuẩn sau
mổ. Thời gian dùng kháng sinh chủ yếu là đến khi
bệnh nhân ổn định ra viện.
* Sử dụng phác đồ kháng sinh phối hợp sau mổ:

Các cặp phối hợp này chủ yếu là làm nới rộng phổ tác
dụng của kháng sinh. Cặp phối hợp chủ yếu là 1 kháng
sinh C3G với metronidazol mở rộng phổ tác dụng trên
vi khuẩn kị khí đờng tiêu hoá. Có thể là do xét thấy có
nguy cơ nhiễm khuẩn cao: thể trạng bệnh nhân yếu,
thành bụng dày, ruột thừa viêm mủ doạ vỡ nên bác
sỹ chỉ định thêm kháng sinh phối hợp, tăng hiệu quả
điều trị. Các phối hợp này đều không có tơng tác nào
đáng kể.
3. Đánh giá kết quả sử dụng kháng sinh dự
phòng trong phẫu thuật
Số bệnh nhân không biến chứng sau mổ là 69,
trong đó có 9 bệnh nhân thuộc nhóm không sử dụng
KSDP. Những bệnh nhân này đợc tiêm kháng sinh
ngay sau mổ và sau đó đợc chỉ định kháng sinh đến
khi ổn định với nhịp đa thuốc là 2 lần/ngày. Số bệnh
nhân sốt sau mổ đơn thuần là 26, trong đó có 3 trờng
hợp thuộc nhóm không sử dụng kháng sinh dự phòng.
Những trờng hợp này đợc dùng thuốc hạ sốt, nhiệt
độ giảm dần và không có biểu hiện nhiễm khuẩn. Đây
có thể là phản ứng sốt sau mổ do ứ đọng dịch, tụ máu.
Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 5 trờng hợp chiếm 5%.
Trong số đó cả 5 trờng hợp đều thuộc nhóm không sử
dụng kháng sinh dự phòng. Các trờng hợp nhiễm
trùng đều không nặng, chỉ là viêm tấy đỏ vết mổ, vết
mổ khi cắt chỉ không liền, có dịch thấm băng màu
vàng. Những trờng hợp này sau khi điều trị kháng
sinh vài ngày đều ổn định. Các số liệu trên sơ bộ cho
ta thấy hiệu quả của liệu pháp KSDP trong việc làm
giảm tỷ lệ biến chứng nhiễm khuẩn sau mổ. Với những

trờng hợp có biến chứng nhiễm khuẩn vết mổ nói
trên, tuy chỉ là nhiễm khuẩn nông, tấy đỏ nhng cũng
đã gây không ít trở ngại cho bệnh nhân cũng nh công
tác chăm sóc và điều trị của cán bộ y tế.
* Thời gian điều trị tại bệnh viện: Thời gian nằm
viện trung bình là 4,38 ngày, khoảng thời gian từ 5-7
ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (62%). Trong mẫu nghiên
cứu, thời gian nằm viện của bệnh nhân có sự chênh
lệch so với nhau là khá lớn, thời gian ngắn nhất là 3
ngày, dài nhất là 15 ngày. Vì vậy, nên có sự thống nhất
hơn nữa trong phơng pháp điều trị, có thể là đa ra
phác đồ điều trị chuẩn, áp dụng rộng rãi để kết quả đạt
đợc đồng đều hơn.
* Kết quả phẫu thuật
Chúng tôi nhận thấy kết quả phẫu thuật tốt và khá
lần lợt là 47 và 49%, chiếm đa số mẫu nghiên cứu.
Còn lại 4 trờng hợp có kết quả phẫu thuật trung bình
vì có thời gian điều trị kéo dài do nhiễm khuẩn vết mổ
nhẹ và có 1 trờng hợp dị ứng thuốc kháng sinh. Từ kết
quả trên cho ta thấy công tác điều trị VRT cấp tại khoa
là khá tốt. So sánh với các kết quả nghiên cứu trớc đó
cũng tại khoa không dùng kháng sinh dự phòng và
cùng các chỉ tiêu đánh giá thấy có tốt hơn [2].
* Vấn đề sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý
Trong mẫu nghiên cứu có 2 trờng hợp dị ứng
thuốc kháng sinh, với các triệu chứng chủ yếu là mẩn
ngứa toàn thân, nôn. Hai bệnh nhân này đã đợc cấp
cứu kịp thời bằng các loại thuốc chống dị ứng nhóm
kháng histamin H1 và nhóm thuốc chống nôn đồng
thời cho ngừng sử dụng thuốc kháng sinh. Kết quả xử

trí tốt.
KếT LUậN
1. Một số đặc điểm về đối tợng nghiên cứu:
- Nhóm tuổi gặp viêm ruột thừa cấp nhiều nhất là từ
15 25 tuổi.
- Giới: không có sự chênh lệch về giới trong mẫu
nghiên cứu tỷ lệ 1/1.
- Nhiệt độ bệnh nhân trớc mổ: 53% bệnh nhân
không có triệu chứng sốt; 47% bệnh nhân có triệu
chứng sốt từ nhẹ đến sốt cao >38
0
C. Sau mổ có 34%
bệnh nhân có sốt nhẹ (37,5-38
0
C
- Tình trạng ổ bụng: có ít dịch viêm chiếm 86%.
Y học thực hành (813) - số 3/2012



125

2. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị
viêm ruột thừa cấp
- Tỷ lệ bệnh nhân đợc sử dụng KSDP là 83% và
không sử dụng KSDP là 17%.
- Nhóm kháng sinh hay đợc sử dụng trong dự
phòng là C3G gồm 2 loại chính là cefotaxim (97,6%),
còn lại là ceftriaxon.
- Liều lợng sử dụng: 1g x 1 liều duy nhất vào lúc

tiền mê
- Đờng dùng chủ yếu là tiêm tĩnh mạch (79,5%),
tiêm bắp (20,5%).
- 81 bệnh nhân đợc dùng phác đồ 1 kháng sinh.
Trong đó C3G là nhóm kháng sinh đợc lựa chọn với tỷ
lệ cefotaxim 98,8%; ceftriaxon 1,2%.
- 19 bệnh nhân sau mổ đợc sử dụng phác đồ 2
thuốc kháng sinh.
3. Hiệu quả của kháng sinh dự phòng trong
phẫu thuật VRT cấp
* Nhóm 1: Có sử dụng KSDP, gồm 83 bệnh nhân,
trong đó:
- Không biến chứng sau mổ: 60 (72,3%)
- Sốt sau mổ đơn thuần: 23 (27,7%)
- Biến chứng sau mổ liên quan đến nhiễm khuẩn
khác: 0 (0%).
* Nhóm 2: Không sử dụng KSDP, gồm 17 bệnh
nhân, trong đó:
- Không biến chứng: 9 (52,9%)
- Sốt sau mổ đơn thuần: 3 (17,6%)
- Nhiễm khuẩn vết mổ nông, tấy đỏ: 5 (29,4%)
* Thời gian nằm viện trung bình là 4,3 ngày
* Kết quả điều trị sau phẫu thuật: Tốt: 47%; Khá:
49%; Trung bình: 4%; Xấu: 0%
TàI LIệU THAM KHảO
1. Bộ môn Ngoại - Trờng Đại học Y Hà Nội (2005),
Cấp cứu ngoại khoa tiêu hóa. Nhà xuất bản Y học.
2. Trịnh Ngọc Dũng (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và điều trị VRT cấp ở trẻ em tại bệnh
viện đa khoa trung ơng Thái Nguyên. Trờng đại học Y -

Dợc Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ y học.
3. Nguyễn Thanh Long (2004), Nghiên cứu phác đồ
sử dụng kháng sinh dự phòng trong mổ viêm ruột thừa
cha biến chứng. Bệnh viện Việt Đức.
4. Hà Văn Quyết (2005), Kháng sinh dự phòng trong
phẫu thuật. Bệnh viên Việt Đức,
5. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2009), Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm trong chẩn đoán VRT
cấp tại khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa trung ơng Thái
Nguyên. Trờng Đại học Y - Dợc Thái Nguyên. Khoá
luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa.
6. Lê Ngọc Trọng, Đỗ Kháng Chiến (2006), Hớng
dẫn điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn thờng gặp. Vol. 2.
Nhà xuất bản y học. 222 - 229.
7. Phạm Ngọc Tuấn (2009), Nghiên cứu ứng dụng
bảng điểm Alvarado trong chẩn đoán VRT cấp. Trờng
Đại học Y - Dợc Thái Nguyên. Khóa luận tốt nghiệp bác
sỹ đa khoa.
8. Eugenie Bergogne Bérézin, P (2004), Liệu pháp
kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật - Kháng sinh trị liệu
trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản y học. 330 - 342.
9. Fattorusso. O. Titter (2004), Sổ tay lâm sàng và
điều trị. Nhà xuất bản Y học. 265 - 316.

×