Tải bản đầy đủ (.doc) (198 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng trung tâm dịch vụ tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 198 trang )

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC HÌNH VẼ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO v
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1
I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN 1
II. CÁC TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 5
III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 14
IV. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 19
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 22
MỞ ĐẦU 25
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 34
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 75
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 99
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 134
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 176
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 185
i
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 186
ii
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
DANH MỤC BẢNG BIỂU
iii
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
DANH MỤC HÌNH VẼ
iv
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO
ATHC : An toàn hóa chất
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BOD : Nhu cầu ô xy sinh hóa
BTCT : Bê tông cốt thép
COD : Nhu cầu ô xy hóa học
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CTNH : Chất thải nguy hại
ĐTM : Báo cáo đánh giá tác động môi trường
NĐ : Nghị định
KCN : Khu công nghệ cao
KTMC : Kỹ thuật môi trường
HC : Hidrocacbon
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
NĐ : Nghị định
QĐ : Quyết định
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
TT : Thông tư
TT : Thông tư
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
UBND : Ủy ban nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc
VOCs : Các hợp chất hữu cơ bay hơi
v
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN
1. Xuất xứ của Dự án
Các hoạt động Tài chính ngày càng phát triển mạnh mẽ và là một trong những
động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Các sản phẩm của thị trường Tài chính –
tiền tệ, thị trường dịch vụ Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán đã và sẽ đa
dạng hơn, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tỷ trọng của khu vực này sẽ ngày càng
lớn trong tổng sản phẩm quốc nội.
Các hệ thống chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính có các đặc thù nghiệp vụ khác
nhau. Để đáp ứng được nhu cầu đặt ra cho ngành nói chung và các hệ thống nói riêng thì
việc hiện đại hóa ngành Tài chính là một yêu cầu tất yếu và cấp bách. Chủ trương hiên
đại hóa đã và đang được triển khai một cách đồng bộ tại các đơn vị như Tổng cục thuế,
Kho bạc nhà nước, Tổng cục hải quan, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Tổng cục dự trữ
nhà nước bao gồm hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ tác nghiệp, tin học hóa, nâng cao
trình độ chuyên môn của cán bộ trong toàn ngành Việc hiện đại hóa ngành Tài chính
phải gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ Tài chính công cho các tổ chức và cá nhân
một cách tốt nhất, nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh
tế thế giới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Bộ Tài chính đã xác định việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) trong toàn ngành Tài chính là công cụ cốt lõi để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa
toàn ngành.
Qua báo cáo phân tích nêu trên, với một số mục tiêu nhiệm vụ chính đặt ra, việc
xây dựng Trung tâm dịch vụ Tài chính trên nền tảng nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng
các công nghệ cao theo định hướng của Chính phủ là hết sức cần thiết
Xác định tương lai khu công nghệ cao Hoà Lạc sẽ trở thành một thành phố công
nghệ cao nằm ở phía Tây thành phố; với chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ
Tài chính: quản lý các dịch vụ Tài chính công như thuế, kho bạc, hải quan phục vụ mục
tiêu phát triển chung của khu công nghệ cao, việc đầu tư xây dựng Trung tâm dịch vụ
Tài chính là việc hết sức cần thiết. Trung tâm sẽ cung cấp các dịch vụ Tài chính công
1
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính

cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức trong khu công nghệ cao Hòa Lạc bao gồm các
dịch vụ về Thuế, Kho bạc và Hải quan.
Đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
lấy kinh tế tri thức làm mũi nhọn và là động lực để thúc đẩy sự phát triển của toàn xã
hội, Chính phủ đã quyết dịnh thành lập hai Khu công nghệ cao (CNC) trong cả nước là
Khu công nghệ cao Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh và Khu công nghệ cao Hoà Lạc
tại Hà Nội. Các khu công nghệ cao sẽ là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với vai trò là đầu mối tiếp nhận, chuyển giao và tiến
tới sáng tạo các công nghệ cao mới. Hai Khu công nghệ cao sẽ là trọng tâm thu hút sự
phát triển khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội tại hai vùng kinh tế trọng điểm của cả
nước và các khu vực lân cận.
Dự án đã được Bộ Tài chính phê duyệt theo Quyết định số 979/QĐ-BTC ngày
29/4/2011.
Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và mục 15“Dự án xây dựng công
trình có tầng hầm” của Phụ lục II, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm
2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng– Bộ Tài
chính đã tiến hành chủ trì xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho
dự án:
“Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính”
2. Nội dung chính dự án
- Tên Dự án: “Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm dịch vụ tài chính
- Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng
- Địa điểm thực hiện Dự án: KCNC Hòa Lạc – Km 29, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc,
Thạch Thất - Hà Nội.
- Mục tiêu của dự án:
Các mục tiêu chính của Dự án bao gồm:
1. Phục vụ cho an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia, cụ thể:
- Là nơi đặt cơ sở dữ liệu quốc gia Tài chính - Ngân sách (một trong các Cơ sở
2

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
dữ liệu quốc gia được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính)
- Là nơi dự phòng cho các trung tâm dữ liệu chính của ngành đặt tại: Văn phòng
Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước và Cục Dự trữ quốc gia trong những trường hợp nếu có
thảm họa xẩy ra như: động đất, cháy nổ, bão lụt, mất điện kéo dài hoặc bị phá
hoại, hoặc tạm ngừng hệ thống chính để bảo dưỡng, nâng cấp phần mềm, hay
những sự cố không kiểm soát được như: sai cấu hình hệ thống, lỗi thiết bị mạng
trung tâm, hỏng tủ đĩa lưu trữ chính, lỗi mất dữ liệu vv…
- Là nút Trung tâm miền dự phòng (nút thứ ba) cho đường mạng trục của hệ
thống mạng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính;
2. Là nơi bồi dưỡng, tập huấn về lĩnh vực chuyên môn của ngành cho các cán bộ trong
ngành Tài chính, thử nghiệm các công nghệ mới trước khi áp dụng đại trà, phối hợp
với các đối tác trong và ngoài nước tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị về CNTT
nhằm đón đầu đưa công nghệ cao, mũi nhọn vào ứng dụng cho toàn ngành Tài chính.
3. Cung cấp các dịch vụ thông tin điện tử, tài chính công cho các doanh nghiệp, đơn vị,
tổ chức, cá nhân trong và ngoài khu công nghệ cao Hòa Lạc bao gồm các dịch vụ về
Thuế, Kho bạc, Hải quan, thống kê tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán , phối kết
hợp hoạt động với các đơn vị dịch vụ hành chính công khác đóng trên địa bàn phục vụ
mục tiêu phát triển của khu công nghệ cao Hoà Lạc nói riêng và toàn khu vực nói
chung.
- Các hạng mục công trình xây dựng
Bảng 1.1. Các hạng mục công trình xây dựng
Nội dung hạng mục
Diện tích
Diện tích đất lập dự án
20.000 m
2
Diện tích xây dựng (chung toàn khu)
trong đó:

- Khối nhà chính văn phòng
- Khu trung tâm dữ liệu dự phòng thảm hoạ
8.317 m
2
3.025 m
2
2.484 m
2
3
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
- Khối hành lang nhà cầu (sân khấu ngoài trời)
2.808 m
2
Khu dự kiến phát triển tương lai 1.835 m
2
Cây xanh vườn hoa 4.704 m
2
Sân, đường, hàng rào, đường giao thông 5.144 m
2
Mật độ xây dựng (chung toàn khu)
41,59%
Tổng diện tích sàn nổi
46.369 m
2
Tổng diện tích sàn hầm
12.828 m
2
Hệ số sử dụng đất
2.32
Số tầng cao

17
Hạng mục
Diện
tích xây
dựng
(m
2
)
Tổng
diện tích
sàn (m
2
)
Mật độ
xây
dựng
(%)
Số
tầng
cao
1.Diện tích tầng hầm
12.828
1.Khối nhà chính văn phòng 3.025 35.785 15,1 17
trong đó:
- Diện tích sàn chức năng 22.452m
2
.
- Diện tích sàn phụ trợ, kết cấu 13.333m
2
.

- Hệ số hiệu dụng 63%.
2.Khu trung tâm dữ liệu dự phòng thảm
hoạ
2.484 10.184 12,4 5
trong đó:
- Diện tích sàn chức năng 6.799m
2
.
- Diện tích sàn phụ trợ, kết cấu 3.385m
2
.
- Hệ số hiệu dụng 66,8%.
3.Hành lang ngoạn cảnh và nhà kỹ thuật 2.808 2.808 14 1
Trong đó:
4
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
-
Diện tích hành lang 2.408m
2
-
Diện tích nhà kỹ thuật 400m
2
- Tiến độ thực hiện dự án:
Thời gian đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ tài chính dự kiến trong 4
năm, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư: 2013 -2016.
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: 2012-2013
- Giai đoạn thực hiện đầu tư: 2013-2016
- Giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm: 2013-2014
- Giai đoạn xây dựng phần thô: 2014-1015
- Giai đoạn hoàn thiện: 2015-2016

- Giai đoạn kết thúc xây dựng: 2016
II. CÁC TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Giai đoạn chuẩn bị dự án
Phương án lựa chọn địa điểm đầu tư của Dự án là rất hợp lý. Việc đặt dự án đầu
tư trong Khu công nghệ cao có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện mang lại nhiều thuận
lợi cho việc xây dựng cũng như các hoạt động giao dịch của Trung tâm dịch vụ tải chính.
Mặt khác việc nằm trong Khu công nghệ cao tách biệt hẳn với các khu dân cư cũng giúp
giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới khu dân cư và tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có.
Quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng đều đã được thực hiện hoàn tất toàn bộ
nên không được đánh giá, xem xét.
2. Giai đoạn thi công xây dựng
2.1. Môi trường không khí
a) Ô nhiễm do bụi phát sinh từ đào đắp đất cát đất san nền
Trong quá trình san nền, các hoạt động đắp và vận chuyển cát đất san lấp sẽ làm
phát sinh ra bụi (bụi lơ lửng và bụi lắng).
Theo tính toán sơ bộ thì khối lượng đất, cát cần thiết để đắp nền và san ủi như
sau:
5
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
Bảng 3. 1. Khối lượng đào đắp, san nền
TT Tên nguyên vật liệu Khối lượng
m
3
Tấn
I Khối lượng đào đắp và san nền
1 Khối lượng đất đắp nền đường 17.700 24.780
2 Khối lượng đất đắp nền khác 12.900 18.060
3 Đất đào 3.000 4.200
Tổng cộng 47.040
Với hệ số ô nhiễm bụi trung bình là 0,134 kg/tấn cát đất đắp, thì tổng tải lượng

bụi phát sinh trung bình do việc đào, đắp trong thời gian san lấp mặt bằng là khoảng
6.303 kg bụi.
Kết quả ước tính sơ bộ hệ số phát thải bụi bề mặt và nồng độ bụi trong thể tích
khối khí trên bề mặt bị tác động theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) được trình bày trong bảng sau.
STT
Tải lượng
(kg/ngày)
Hệ số phát thải
bụi bề mặt
(g/m
2
/ngày)
Nồng độ bụi
trung bình 24h
(µg/m
3
)
QCVN
05:2009/BTNMT
(mg/m
3
)
1 30 1,5 10.200 0,2
Như vậy hệ số phát thải bụi bề mặt và nồng độ trung bình có giá trị cao
1,5g/m
2
/ngày và 1.500 mg/m
3
. Nếu so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình 0,20

mg/m
3
) thì nồng độ bụi trung bình phát sinh trên khu vực dự án trong quá trình san lấp vượt
quá mức tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trong thực tế nồng độ bụi lơ lửng cực đại trên khu
vực dự án sẽ thấp hơn rất nhiều do quá tình sa lắng và pha loãng do gió. Chủ đầu tư sẽ áp
dụng phương pháp phun nước làm ẩm những khu vực phát sinh nhiều bụi vào khô để hạn chế
ảnh hưởng của bụi tới môi trường và sức khỏe của công nhân.
b) Đánh giá tác động tới môi trường không khí từ các phương tiện vận chuyển nguyên
vật liệu xây dựng và bùn đất thải
Khi hoạt động, với nhiên liệu sử dụng là Dầu Diezen hoặc xăng, các phương tiện
vận chuyển sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm như
Hydrocacbua (C
x
H
y
), NO
x
, CO, SO
2
, Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc chạy xe, chiều dài chuyến đi, thành phần
của nhiên liệu sử dụng,
6
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
Hoạt động xây dựng dự án và các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây
dựng diễn ra trong khoảng 3 năm. Các yếu tố kể trên chỉ gây tác động trong một thời
gian nhất định và sẽ chấm dứt khi kết thúc giai đoạn xây dựng.
c) Tác động của khí thải từ hoạt động của các máy hàn
Trong giai đoạn xây dựng Dự án, ngoài nguồn khí thải từ các phương tiện vận
tải, máy móc xây dựng còn có nguồn ô nhiễm khí từ các máy hàn, cắt kim loại.

Theo tính toán, tính được tải lượng các khí độc phát sinh trong quá trình xây dựng
Trung tâm như sau:
- Khói hàn : 0,322 kg/ngày
- CO : 0,012 kg/ngày
- NO
x
: 0,014 kg/ngày
Như vậy có thể thấy rằng lượng chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hàn điện sắt
thép là không đáng kể.
2.2. Môi trường nước
(1) Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng
Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án
là khoảng 3,8 m
3
/ngày đêm. Nói chung tác động của nước thải sinh hoạt trong quá trình
xây dựng là không lớn nhưng nếu không được quản lí, thu gom tốt thì có thể gây ra mùi
hôi, thối khó chịu ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân xây dựng và có thể gây và phát tán
dịch bệnh.
(2) Tác động do nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án
Nước ngập úng là môi trường phát triển các loại ký sinh gây bệnh. Tuy nhiên, tác
động gây ngập úng cục bộ của nước mưa chảy tràn trên khu đất dự án là thấp do khu vực
có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, đồng bộ.
3) Các tác động tới chất lượng nước do nước thải xây dựng
Quá trình xây dựng của Dự án sẽ phát sinh một lượng không lớn nước thải từ
các hoạt động vệ sinh các máy móc thiết bị và xe tải, … Nước thải này có chứa hàm
lượng tương đối cao các chất rắn lơ lửng và có thể chứa dầu mỡ. Tuy nhiên do lượng
nước thải này không đáng kể, tác động gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải xây dựng
được đánh giá là nhỏ và có tính tạm thời.
7
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính

4) Các tác động tới chất lượng nước do nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu phát sinh trong giai đoạn xây dựng của Dự án có thể là do
rơi vãi dầu xuống nguồn nước hoặc do thải bỏ dầu từ các máy móc thiết bị sử dụng trong
giai đoạn này.
Nước thải nhiễm dầu có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng các nguồn nước
mặt cũng như có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, đối với dự án này,
tác động tới chất lượng nước một số sông trong khu vực dự án là không lớn do lượng
nước thải này được dự báo là rất nhỏ.
5) Tác động do chất thải gây tắc làm hỏng đường cống thoát nước chung
Trong quá trình xây dựng, các chất thải có thể rơi vãi xuống đường cống thoát
nước chung. Điều này có thể gây tắc và làm hỏng hệ thống thoát nước, gây nên ngập úng
cục bộ. Nước ngập úng là môi trường phát triển các loại ký sinh gây bệnh, ảnh hường
nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ áp dụng
những biện pháp quản lý, thu gom các loại chất thải phát sinh tại công trường để tránh
tình trạng rơi vãi vào đường cống thoát nước chung.
2.3. Chất thải rắn
Chất thải rắn xây dựng:
- Vụn sắt thép: Phát sinh với lượng trung bình khoảng 400 kg/tháng.
- Vụn bê tông, nguyên vật liệu xây dựng (cát, đá, gạch ): Phát sinh với lượng
trung bình khoảng 5 tấn/tháng.
- Bao bì carton: Phát sinh từ bao bì chứa nguyên vật liệu xây dựng (chủ yếu là vỏ
bao xi măng) với lượng trung bình khoảng 50 kg/tháng.
Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của Công
nhân xây dựng. Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại công trường thải ra khoảng
0,5 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Vậy với 60 công nhân lao động tại công trường mỗi
ngày thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình xây dựng ước tính
khoảng 30kg/ngày.
Chất thải nguy hại:Trong quá trình thi công xây dựng Dự án các máy móc phải
thường xuyên được thay dầu mỡ nên có sinh ra một lượng dầu mỡ thải. Lượng mỡ bôi
8

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
trơn phát sinh với lượng khoảng 50 kg/tháng và lượng dầu thải với lượng khoảng 50
lít/tháng.
Các loại chất thải này do tính chất nguy hại (độc sinh thái, dễ cháy) của chúng
nên có thể gây nguy hại cho môi trường sinh thái nếu không được thu gom và xử lý đúng
quy định.
4. Giai đoạn hoạt động
4.1. Môi trường không khí
1) Tác động của khí thải từ hoạt động của máy phát điện
Để cấp điện cho những trường hợp mất điện lưới, Ban quản lý dự án cần sử dụng
8 tổ máy phát điện công suất liên tục 2.000KVA. Nhiên liệu sử dụng là dầu DO.
Dựa vào mô hình tính toán phát tán của Gaussian và các số liệu đầu vào trên ta tính được
nồng độ cực đại của các thông số gây ô nhiễm phát tán vào môi trường xung quanh như
sau:
. Nồng độ chất ô nhiễm cực đại môi trường xung quanh
Thành phần ô
nhiễm
Nồng độ chất ô
nhiễm cực đại
(µg/m
3
)
Khoảng cách từ
chân ống khói (m)
QCVN
05:2009/BTNMT
(µg/m
3
)
Bụi 0,19 530 300

SO
2
2,9 530 350
NO
x
2,4 530 200
CO 0,8 530 30.000
Nhận xét: Từ bảng kết quả trên có thể thấy nồng độ cực đại của các khí khi phát
tán vào môi trường xung quanh nhỏ hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần. Do vậy ảnh
hưởng do khí thải của máy phát điện tới môi trường không khí xung quanh là không lớn.
2) Tác động của khí thải, bụi từ phương tiện giao thông ra vào khu vực Dự án
Việc đốt cháy nhiên liệu (xăng, dầu) của các phương tiện giao thông sinh ra bụi,
các khí CO, NO
2
, SO
2
, HC.
Dự án trung tâm Dịch vụ Tài chính nằm trong KCNC Hòa Lạc là nơi có mật độ các
phương tiện giao thông đi lại trung bình nên ước tính với lượng ô tô và xe máy ra vào
Trung tâm dịch vụ tài chính khoảng 100 phương tiện/giờ (khoảng 80 xe máy ra vào và
20 ô tô ra vào khu vực dự án) thì lượng khí thải phát sinh như sau:
9
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
- Tải lượng bụi (TSP): 0,19 g/h
- SO
2
: 92,4 g/h
- NO
2
: 43,8 g/h

- CO: 2.672 g/h
- HC: 1.277,2 g/h.
3) Tác động của khí thải từ khu vực để xe tầng hầm
Dự kiến, tầng hầm được thiết kế để chứa tối đa 369 xe ô tô và 471 xe máy. Theo
số liệu tổng hợp được ta có thể quy đổi 4 xe máy bằng 01 xe ô tô 4-7 chỗ. Như vậy, tổng
số xe ô tô ra vào tầng hầm (tối đa) là: 369+471:4 = 487 xe ô tô. Dự kiến khoảng cách
trung bình các xe di chuyển trong tầng hầm là 50m. Như vậy tổng quãng đường các xe
có thể di chuyển trong tầng hầm là: 487 x 0,05 = 24,3 km. Theo phương pháp tính toán
hệ số ô nhiễm ta có thể tính được tải lượng ô nhiễm phát sinh do các phương tiện ra vào
tầng hầm như sau:
- Tải lượng bụi (TSP): 1,7 g
- SO
2
: 2,69 g
- NO
2
: 84,97 g
- CO: 1108 g
- VOC: 93,8
Ước tính thời gian di chuyển trung bình của mỗi xe trong tầng hầm là 1 phút và không
gian tầng hầm 3 có thể tích khoảng: 4m x 4000m
2
= 16000 m
3
. Vậy dự kiến nồng độ ô
nhiễm phát sinh do các phương tiện ra vào tầng hầm là:
- Nồng độ bụi (TSP): 0,1 mg/m
3
- SO
2

: 0,17 mg/m
3
- NO
2
: 5,3 mg/m
3
- CO: 69,25 mg/m
3
- VOC: 5,86 mg/m
3
Tuy nhiên đây là tính toán cho trường hợp xấu nhất-tất cả các phương tiện đều di
chuyển cùng lúc. Ở trường hợp bình thường số lượng xe di chuyển ít hơn rất nhiều. Hơn
10
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
nữa ổ tầng hầm sẽ được bố trí hệ thống thông gió, do đó lượng chất ô nhiễm phát sinh tại
tầng hầm sẽ thấp hơn tính toán rất nhiều.
4) Tác động của khí thải từ khu chứa rác:
Trong giai đoạn hoạt động ô nhiễm mùi có thể xảy ra tại Trung tâm Dịch vụ Tài
chính và khu vực xung quanh do các nguyên nhân chính sau:
- Từ khu vực trạm xử lý nước thải, mùi hôi thối có thể bốc lên từ các bể xử lý hiếu
khí.
- Từ các khu vệ sinh của các tòa nhà khu văn phòng, dịch vụ công cộng, …
- Do sự phân hủy của các chất hữu cơ có trong chất thải rắn phát sinh trong khu
vực.
Các khu vực chứa các chất thải này có thể phát sinh mùi hôi thối của quá trình
phân huỷ các chất như: H
2
S, metylmercatan, Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của mùi
phụ thuộc nhiều vào biện pháp quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn của ban
quản lý Dự án. Nếu ban quản lý dự án tổ chức quản lý thu gom và vận chuyển chất thải

rắn một cách thường xuyên thì ảnh hưởng của mùi không nhiều chỉ gây ảnh hưởng nhẹ,
cục bộ tại một số vị trí trong phạm vi khu vực dự án và không gây ra tác động xấu cho
môi trường.
Có thể thấy, ngay từ phương án thiết kế ban đầu, Trung tâm dịch vụ tài chính
được thiết kế hiện đại, được lắp đặt các máy móc thiết bị thông gió, hệ thống vệ sinh môi
trường được vận hành tốt nên tác động do mùi hôi được đánh giá là nhỏ và có thể giảm
thiểu được.
4.2. Môi trường nước
1) Nước thải sinh hoạt
Theo tính toán:
- Lượng nước thải sinh hoạt trung bình: Q
TB
=80% * 103 (m
3
/ngày.đêm) = 82,4
(m
3
/ngày.đêm)
- Lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất: Q
TB
=80% * 152 (m
3
/ngày.đêm) = 121,6
(m
3
/ngày.đêm)
11
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
Chủ đầu tư sẽ phải xây dựng hệ thống xử lý để xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối nước thải
vào hệ thống thoát nước của KCNC Hòa Lạc. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào được quy

định trong hợp đồng thuê đất của Ban quản lý dự án với KCNC Hòa Lạc.
2) Nước mưa chảy tràn
Trong quá trình hoạt động, lưu lượng nước mưa trung bình chảy tràn trên diện
tích dự án ước tính có thể đạt 32.000 m
3
/năm (chưa tính lượng nước bốc hơi).
So với nước mưa giai đoạn xây dựng, nước mưa chảy tràn giai đoạn hoạt động ít
ô nhiễm hơn rất nhiều do khi đi vào hoạt động xung quanh mặt bằng Trung tâm đã được
bê tông hóa hoặc trồng cỏ nên giảm thiểu các loại chất bẩn bị cuốn theo khi mưa. Vì vậy,
nước mưa sẽ được tách riêng ra khỏi nước thải, cho qua hệ thống hố ga, song chắn rác và
đổ vào hệ thống thoát nước của KCNC.
4.3. Chất thải rắn
- Chất thải rắn thông thường gồm:
+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hằng hàng ngày của các
CBCNV trong Trung tâm dịch vụ tài chính, văn phòng làm việc và khách đến làm việc.
Ước tính lượng rác thải sinh hoạt của mỗi người trung bình một ngày là 0,5 kg/người.
- N
1
= 1.270 người /ngày đêm ⇒ Số cán bộ nhân viên khu công cộng.
- N
2
= 2.607 người /ngày đêm ⇒ Số cán bộ công nhân viên làm việc trong khu
văn phòng kể cả nhân viên quản lý và phục vụ khu văn phòng.
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng công trình Trung tâm dịch vụ tài chính)
Ngoài lượng người trên thường xuyên, ổn định làm việc tại Dự án còn có một số
khách đến làm việc. Tuy nhiên lượng rác thải sinh ra từ đối tượng này khá nhỏ nên có
thể bỏ qua. Vì vậy, lượng rác thải ra của toàn bộ dự án, khi các công trình được đi vào sử
dụng khoảng:
(0,5kg/ngày đêm)*3.877 = 1.938 kg/ngày
Lượng rác thải này bao gồm gồm bao bì nilông, giấy vụn, bao bì coton, thực

phẩm thừa, kim loại, thủy tinh Rác thải sinh hoạt tuy không chứa các chất độc hại
12
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
nhưng có thể gây mất mỹ quan khu vực và có thể tạo ra mùi hôi thối trong Khu vực do
sự phân hủy các chất hữu cơ có trong rác thải nếu chúng không được xử lý và thu gom.
Nếu không được thu gom và xử lý phù hợp thì các đống rác là môi trường kích thích sự
phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và các loài gặm nhấm.
+ Bùn cặn của hệ thống bể tự hoại phát sinh với lượng trung bình khoảng
1.000kg/tháng.
+ Bùn cặn của hệ thống xử lý nước thải tập trung: khoảng 1.000kg/tháng.
Lượng chất thải rắn này dễ bị phân huỷ sinh ra các chất ô nhiễm như CH
4
, H
2
S,
mecarptan nên nếu không được thu gom và xử lý thường xuyên thì có thể gây ra ô nhiễm
cục bộ. Ngoài ra, có thể thấy rằng nếu không được phân loại tốt ngay tại nguồn thì lượng
chất thải nguy hại lẫn trong rác thải sinh hoạt cũng tăng lên đáng kể, ảnh hưởng lớn đến
quá trình xử lý rác thải sau này. Tuy nhiên do lượng chất thải này nhỏ và hơn nữa Chủ
đầu tư có tổ chức thu gom, phân loại và vận chuyển thường xuyên nên tác động của nó
là không đáng kể.
- Chất thải rắn nguy hại bao gồm:
+ Các thiết bị điện hỏng như bóng đèn, công tắc điện, pin, mực in, các loại chai lọ
đựng dầu, mỡ, có chứa thủy ngân, Chì, Cadimi, dầu mỡ, với lượng khoảng 1.000
kg/tháng.
Do các đặc tính nguy hại (dễ cháy, nổ, độc sinh thái, ) của các loại chất thải
nguy hại phát sinh, đồng thời với lượng chất thải phát sinh rất lớn nếu không được thu
gom, bảo quan, thuê vận chuyển xử lý đúng quy định sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với môi trường sinh thái khu vực.
13

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính

III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
1. Giai đoạn thi công xây dựng
- Thường xuyên giáo dục cho công nhân ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao
động trong quá trình thi công.
- Điều tiết lưu lượng xe vận chuyển ra vào công trường và các loại máy móc hoạt
động trong công trường để hạn chế ô nhiễm cục bộ.
- Không sử dụng các loại phương tiện vận chuyển, máy móc thi công đã quá hạn.
- Thực hiện thu gom, phân loại các chất thải rắn và thu gom, xử lý theo đúng quy
định.
- Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nước mưa tạm thời trong thời
gian thi công.
2. Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động
2.1. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải:
a) Hệ thống hút gió thải, hút khói:
1. Thông gió Gara
-
Bội số trao đổi không khí cho tầng hầm: 6-8 lần/h (hoặc tối thiểu 18m3/m
2
).
+
Tầng hầm : diện tích 6000 m
2
cao 4 m nên lưu lượng hút:
Q = 6000 x 4 x 6 = 144000 m3/h
Với đặc điểm kiến trúc của công trình này là tầng hầm có đường dốc lên xuống. Do
đó với công trình này ta sẽ lắp đặt hệ thống quạt trục để hút khí thải ra ngoài, khí tươi sẽ
tràn qua cửa lên xuống tầng hầm 1 để xuống hầm. Tầng hầm 2 phải cấp khí tươi vì nó
nằm sâu bên dưới để đảm bảo điều kiện tiện nghi ta sử dụng quạt cấp khí tươi cho hầm

2.Lượng khí tươi cấp cho hầm 2 không nhất thiết phải là 100% mà chỉ cấp khoảng 75%,
lượng khí tươi còn lại sẽ tràn qua đường lên xuống tầng hầm 1 để cấp cho hầm 2.
Chọn quạt :
-
Tầng hầm : quạt trục
+
Số lượng: 11 chiếc
+
Lưu lượng gió: 36000 m
3
/h.
+
Cột áp: 300 Pa
+
Điện áp nguồn (Pha/V/Hz): 3/380/50
+
Hãng sản xuất: Các hãng thuộc G7, EU.
+
Nước sản xuất: Asia.
14
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
2. Thông gió cấp khí tươi:
Toà nhà có kết cấu là kính bao quanh nên phương án sử quạt gió cấp khí tươi cho
từng tầng sẽ không sử dụng vi sẽ làm mất mỹ quan.Vì vậy phương án sử dụng AHU đặt
trên mái để cấp khí tươi cho từng tầng sẽ đem lại hiệu quả và mỹ quan cho toà nhà. Lưu
lượng gió tươi:
-
Khu vực văn phòng hoặc tương tự : 10-20 m
3
/h.người.

-
Mật độ người cho khu vực văn phòng hoặc tương tự, ước tính: 4-5m
2
diện tích sàn
làm việc/người.
Chọn quạt ly tâm:
-
Số lượng: 02 chiếc
-
Lưu lượng gió: 31000 m
3
/h.
-
Cột áp: 400 Pa
-
Điện áp nguồn (Pha/V/Hz): 1/220/50
-
Hãng sản xuất: Các hãng thuộc G7 hoặc Asia
-
Nước sản xuất: Asia
3. Thông gió hút vệ sinh
-
Lưu lượng không khí trao đổi cho nhà vệ sinh là : 37m
3
/ m
2
sàn.h.
-
Sử dụng quạt li tâm.
Chọn quạt : li tâm.

-
Số lượng: 02 chiếc
-
Lưu lượng gió: 35000 m
3
/h.
-
Cột áp: 300 Pa
-
Điện áp nguồn (Pha/V/Hz): 1/220/50
-
Hãng sản xuất: Các hãng thuộc G7 hoặc Asia.
-
Nước sản xuất: Asia.
4. Quạt tăng áp cầu thang bộ:
Khi hoạt động, hệ thống tăng áp thoát hiểm cầu thang sẽ duy trì độ chênh áp không
bé hơn 50 Pa giữa hố thang và toà nhà khi tất cả các cửa đều đóng và không bé hơn 20Pa
khi cửa mở. Vận tốc không khí qua cửa mở tối thiểu 1m/s để ngăn chặn khói từ toà nhà
vào trong hố thang, số cửa thoát tính toán bao gồm: 01 cửa thoát chính.
Lưu lượng gió được xác định như sau:
Q = Q1 + Q2
Q1= Fcửa x Vmin : Lưu lượng gió qua cửa mở.
Q2= Lưu lượng gió rò qua khe cửa.
15
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
Q1 = [(0,9 x 2,1) x1] x 1 = 1,89 m
3
/s
Trong đó: Kích thước cửa thoát chính 0,9 m x 2,1m
Q2 = N x 0.839 A √ ∆P (ASHRAE 1999)

∆P : Độ chênh áp = 50 Pa
N: Số tầng có cửa thoát , N= 17
A: Diện tích khe hở 01 cửa tầng, A= 0,01x2x(2,1+0.9) = 0,06 m
2
Q2 = 17x0.839x0,06x√ 50 = 6,05 m
3
/s
Q = 1,89 + 6,05 = 7,94 m3/s = 28588 m
3
/h
Chọn quạt : li tâm.
-
Số lượng: 03 chiếc
-
Lưu lượng gió: 29000 m
3
/h.
-
Cột áp: 850 Pa
-
Điện áp nguồn (Pha/V/Hz): 1/220/50
-
Hãng sản xuất: Các hãng thuộc G7 hoặc Asia.
-
Nước sản xuất: Asia.
b) Biện pháp giảm thiểu mùi từ khu vực Nhà bếp
- Lắp đặt hệ thống quạt thông gió và hệ thống hút mùi
- Xây dựng Nhà bếp tại vị trí cuối hướng gió
- Bố trí các thùng rác đạt tiêu chuẩn (kín, không rò rỉ ra ngoài) và sau mỗi ngày
chuyển ra khu vực chứa chất thải của dự án để chuyển đi xử lý.

c) Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung
- Cách ly hợp lý các nguồn gây ồn ra vị trí riêng biệt nhằm tránh hiện tượng tiếng
ồn, rung tập trung trong một khu vực hẹp.
- Gia cố chân đế và xây dựng phòng cách âm tốt cho hệ thống máy phát điện dự
phòng giảm thiểu tối đa tiếng ồn phát tán ra xung quanh.
- Các phương tiện vận tải sẽ được thường xuyên bảo dưỡng và vận hành đúng tốc
độ quy định cho từng khu vực, đảm bảo độ ồn dưới mức tối đa cho phép theo tiêu chuẩn
hiện hành (TCVN 5948 – 1999). Lập kế hoạch vận chuyển hợp lý để tránh tình trạng
nhiều xe hoạt động cùng lúc gây ra mức ồn vượt TCCP.
- Trồng nhiều cây xanh có tán lá xung quanh khu vực dự án. Cây xanh có tác
dụng rất lớn trong việc giảm thiểu sự lan truyền của tiếng ồn.
16
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
2.2. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải
Chủ đầu tư phân chia thành nước thải sinh hoạt thành 03 loại dòng thải chính:
Nước thải đen, nước thải nhà bếp và nước thải xám.
Thuyết minh sơ đồ thu gom nước thải:
- Nước thải xám từ các thiết bị vệ sinh (lavabo) và nước rửa sàn được gom vào các
hố ga và bơm vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Nước thải đen từ các thiết bị vệ sinh (xí, tiểu) được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, sau
đó được bơm vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Nước thải từ các khu bếp được thu gom xuống bể tách dầu mỡ, sau đó được bơm
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
17
Nước thải xám
Nước thải đen
Bể tự hoại
Hệ thống xử
lý nước thải
sinh hoạt của

Trung tâm
Nước thải bếp
Tách dầu mỡ
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung của Dự án:
2.3. Giảm thiểu chất thải rắn
Quá trình thu gom rác của cả tòa nhà được thực hiện như sau:
Thực hiện quản lý CTR tiến tiến: phân loại CTR tại nguồn theo hệ thống hai loại túi sau:
+ Túi nilon màu xanh chuyên đựng CTR hữu cơ
+ Túi nilon màu vàng chuyên đựng CTR vô cơ kim loại, thủy tinh, gốm sứ,…
Hai loại túi này sẽ được phân phát đến các khu vực, phân loại tại chỗ, hằng ngày.
Định kỳ 1lần/ngày, nhân viên thu dọn vệ sinh của ban quản lý dự án sẽ thu gom, vận
chuyển đến khu chứa chất thải tập trung.
Toàn thể Trung tâm dịch vụ tài chính, khu vực văn phòng và nhà ở sẽ có tổ đảm
bảo công tác vệ sinh môi trường và chăm sóc cây trồng trong khu vực. Tổ này có nhiệm
vụ quét dọn, thu gom rác thải trên các tuyến đường, khu công cộng, các thùng rác ven
đường và vận chuyển tới nơi chứa rác tập trung của tòa nhà.
18
Nước thải sinh hoạt
Bể điều hòa
Bể hiếu khí
Bể lắng
Bể khử trùng
Nước thải đạt tiêu
chuẩn đấu nối nước
thải của KCNC
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
Dọc hai bên đường của tòa nhà sẽ bố trí các thùng rác công cộng, mỗi thùng cách
nhau khoảng 100m. Các nhà ở và làm việc đều bố trí khu vực thu gom rác cục bộ. Hằng
ngày có các xe của đơn vị được thuê đến chuyên chở rác từ các thùng này đến nơi xử lý.

Ban quản lý dự án sẽ hợp đồng với Đội vệ sinh môi trường của khu vực để thu
gom và xử lý CTR sinh hoạt phát sinh. Tần xuất thu gom là hằng ngày
2.4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro, sự cố:
+ Xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố cho các hệ thống xử lý nước
thải
+ Xây dựng biện pháp phòng chống cháy nổ
IV. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
4.1. Kinh phí cho các hạng mục bảo vệ môi trường
TT Thiết bị/Công trình Số lượng Kinh phí
( 1.000.000 VNĐ)
I Giai đoạn xây dựng
1 Nhà vệ sinh di động 1
10 (*)
2 Thùng chứa dầu, mỡ thải 02
2 (*)
3 Thùng chứa rác thông thường 02
2 (*)
II Giai đoạn hoạt động ổn định
II.1 Môi trường không khí, ồn
4 Gia cố chân đế cho máy phát
điện
01 bộ
10
5 Trồng cây xanh, thảm cỏ 4.704 m
2
200
II.2 Môi trường nước
6 Hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt
01

(*)
7 Hệ thống thu gom nước mưa 01
(*)
8 Hệ thống thu gom nước thải 01
(*)
19
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Tài chính
II.3 Chất thải rắn
9 Kho chứa chất thải thông
thường của toàn Trung tâm dịch
vụ tài chính
01
50 (*)
10 Kho chứa chất thải nguy hại của
toàn Trung tâm dịch vụ tài
chính
01
50 (*)
11 Thùng chứa chất thải thông
thường
50
10
12 Thùng chứa chất thải nguy hại 20
20
13 Kinh phí xử lý chất thải thông
thường
20/tháng
14 Kinh phí xử lý chất thải nguy
hại
4/ tháng

15 Kinh phí xử lý nước thải
10/tháng
4.2.Chương trình giám sát môi trường:
4.2.1. Giai đoạn xây dựng
1. Giám sát môi trường không khí
a.Vị trí giám sát: Tại khu vực thi công và cuối hướng gió chủ đạo trong thời gian giám
sát tại vị trí tường bao hàng rào (Theo sơ đồ trong phụ lục)
b. Các chỉ tiêu giám sát:
- Tiếng ồn.
- Bụi tổng.
- CO, NO
x
, SO
2
c.Tần suất quan trắc: 6 tháng/lần.
d.Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn Việt Nam QCVN 26:2011/BTNMT, QCVN
05:2009/BTNMT;
e. Kinh phí thực hiện: 4 triệu đồng/lần.
2. Giám sát môi trường nước
20

×