Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận: Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nhà ở của các cặp vợ chồng từ 25 34 tuổi có thu nhập ổn định ở TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.18 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
ĐỀ TÀI
Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nhà ở của các cặp vợ chồng từ 25- 34 tuổi
có thu nhập ổn định ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Tiến Khai & Th.S Nguyễn Ngọc Danh
Sinh viên thực hiện
1. Nguyễn Thị Hiền
2. Hồ Quang Nhật
3. Vũ Thị Bảo Nhung
4. Nguyễn Lan Quỳnh
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 09 năm 2012
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài của nhóm là đề cương chi tiết nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu
cầu nhà ở của các cặp vợ chồng từ 25- 34 tuổi có thu nhập ổn định ở khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh.” nhằm phục vụ trực tiếp cho môn phương pháp nghiên cứu kinh tế,
và môn dự báo và phân tích dữ liệu sau này.
1. Lý do chọn đề tài
Theo bậc thang như cầu của Maslow thì nhu cầu nhà ở chính là một trong những
nhu cầu cơ bản nhất của con người, do đó nghiên cứu về vấn đề nhu cầu nhà ở là một
nghiên cứu mang tính thực tiễn cao. Hơn nữa mục tiêu mà đề tài hướng đến là giải quyết
nhu cầu nhà ở cho các cặp vợ chồng từ 25-34 tuổi, có thu nhập ổn định tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên tại sao đa số các cặp vợ chồng này lại chưa có nhà để ở?
Xuất phát từ mối quan tâm này, nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài trên. Đồng thời đề tài
này liên quan trực tiếp đối với chuyên ngành của Nhóm, do đó nghiên cứu đề tài sẽ là cơ
hội cho từng thành viên trong nhóm bổ sung và phát triển kiến thức chuyên ngành.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung mà cả nhóm hướng đến khi tiến hành nghiên cứu đề
tài đó là thông qua quá trình nghiên cứu sẽ hiểu và nắm bắt được những vấn đề cơ bản
trong thị trường bất động sản, xác định được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới nhu cầu nhà


ở của người tiêu dùng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng nhằm xác định mối quan hệ của các biến liên quan tới nhu cầu nhà ở của các cặp
vợ chồng từ 25-34 tuổi có thu nhập ổn định tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được xây dựng dựa trên ý tưởng tại sao các cặp vợ chồng có thu nhập ổn
định, có khả năng chi trả cho một căn hộ trong hiện tại hoặc tương lai nhưng chưa có nhà
để ở. Kế thừa ý tưởng và mô hình của các nghiên cứu đi trước, sau đó áp dụng sao cho
phù hợp với bài nghiên cứu về nhu cầu nhà ở của các cặp vợ chồng có độ tuổi từ 25-34 có
thu nhập ổn định tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với đó, nhóm đi sâu nghiên
cứu và phát triển thêm một số yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng
trên. Nhằm xây dựng một mô hình phù hợp với đề tài của Nhóm. Đề cương nghiên cứu
của nhóm đã xác định được rõ các các biến có ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu chi trả
cho một căn hộ gia đình.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tế cao. Xác định rõ các hành vi, yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu tiêu dùng nhà ở của các cặp vợ chồng trẻ hiện nay. Nhằm giúp cho
các doanh nghiệp hiểu được tâm lý khách hàng, phân khúc được thị trường, tung ra các
sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị yếu của đa bộ phận người tiêu dùng hiện tại. Giúp
cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp đối với thị trường
bất động sản hiện tại.
Nhóm hy vọng với nghiên cứu này đề tài sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có
ích cho những bài nghiên cứu sau này.
6. Hướng phát triển của đề tài
Nhằm phù hợp với mục tiêu của một đề tài nghiên cứu, bài nghiên cứu của nhóm
đã xây dựng được một mô hình cơ bản phù hợp với đề tài đưa ra. Hướng phát triển của
đề tài trong tương lai đó là mở rộng ra ngoài khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là các
tỉnh thành lân cận khác, nhằm xác định được một mô hình tổng quát về nhu cầu nhà ở
trong thị trường Bất động sản ở Việt Nam. Để có thể áp dụng vào thực tiễn trong thời

gian sớm nhất.
1. Đặt vấn đề
1.1 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Như chúng ta đã biết Bất động sản là nền tảng của nền kinh tế, nó ảnh hưởng tới
hầu hết các hoạt động của nền kinh tế. Do đó ổn định và phát triển thị trường bất động
sản có vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên với sự khủng
hoảng chung của nền kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay cũng rơi vào
khủng hoảng trầm trọng. Do đó, về phía các doanh nghiệp bất động sản, vấn đề bây giờ
không còn là tìm ra và phân khúc nhóm khách hàng có nhu cầu thực sự mà hơn thế nữa
nhóm khách hàng này phải có khả năng chi trả. Và với phân khúc nhóm khách hàng là
các cặp vợ chồng từ 25-34 tuổi có thu nhập ổn định, thì đây là một phân khúc thị trường
tiềm năng đối với các doanh nghiệp bất động sản, giúp các doanh nghiệp này tìm ra
hướng tăng trưởng mới. Từ đó tạo động lực cho các ngành kinh tế liên quan tăng trưởng.
1.2 Chủ đề cụ thể
Theo khảo sát của The Economist’s Pocket World in Figures 2010, vào năm 2010
Việt Nam là nước có tỷ lệ kết hôn đứng thứ tư, trong số 10 quốc gia có tỷ lệ người đã kết
hôn cao nhất trên thế giới. Mặt khác theo thống kê của cục thống kê Thành phố Hồ Chí
Minh vào năm 2008 số người kết hôn trong độ tuổi từ 25-34 là 46.344 người (trong đó số
người trong độ tuổi từ 25-29 tuổi là 30.678 người và trong độ tuổi từ 30-34 tuổi là 15.666
người.)
Những con số trên cho thấy nếu các cặp vợ chồng này có nhu cầu về nhà ở sau khi
kết hôn thì nhu cầu này là rất lớn. Cộng thêm khả năng chi trả trong tương lai tương đối
tốt, vì những người này có thu nhập tương đối ổn định. Tuy nhiên cung về bất động sản
cho phân khúc thị trường này ở thành phố ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay rất hạn chế,
do đó không đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho nhóm khách hàng tiềm năng này. Trên
quan điểm đó nhóm tiến hành nghiên cứu:
“Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nhà ở của các cặp vợ chồng từ 25-34
tuổi có thu nhập ổn định ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”
1.3 Đối tượng và khu vực nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nhu cầu nhà ở của các cặp vợ chồng từ 25-34

tuổi có thu nhập ổn định
Khu vực nghiên cứu: Nhóm lựa chọn khu vực nghiên cứu là Thành phố Hồ Chí
Minh, là trung tâm kinh tế của cả nước, đồng thời đây là nơi thị trường bất động sản sôi
động và nhạy bén nhất cả nước. Hơn nữa, đây là khu vực sẽ giúp nhóm tiếp cận và thu
thập dữ liệu sơ cấp một cách thuận tiện.
1.4 Lợi ích mang lại từ đề tài
Đối với doanh nghiệp: Tìm ra và phân khúc được nhóm khách hàng tiềm năng, từ
đó doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng này.
Nhằm tìm ta được hướng tăng trưởng trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
Đối với người tiêu dùng: Phần nào đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho các cặp vợ
chồng từ 25-34 tuổi có thu nhập ổn định
Đối với toàn xã hội: sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
1.5 Cấu trúc của báo cáo
1. Đặt vấn đề
2. Những khái niệm liên quan và tổng quan tài liệu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả thu được và phân tích kết quả
5. Kết luận và đề xuất giải pháp
6. Tài liệu tham khảo
7. Phụ lục
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Hiểu và nắm bắt được những vấn đề cơ bản của thị trường Bất
động sản
Mục tiêu cụ thể:
 Hiểu được bản chất của quyết định chọn mua một căn hộ của khách hàng: quyết
định được đưa ra bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
 Đo lường được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định chọn mua của
khách hàng, qua đó xác định rõ được yếu tố nào là quan trọng nhất.
 Qua kết quả nghiên cứu, rút ra được những đề xuất cho doanh nghiệp để doanh
nghiệp có thể tiếp tục phát triển đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

3. Câu hỏi nghiên cứu
 Vì sao các cặp vợ chồng từ 25-34 tuổi có thu nhập ổn định ở khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh hầu hết không có nhà riêng để ở?
 Nhu cầu về nhà ở của họ như thế nào?
 Cần giải quyết nhu cầu về nhà ở của đối tượng này ra sao?
4. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
4.1 Các khái niệm liên quan
4.1.1 Giá sẵn lòng trả
Dưới cách nhìn của các nhà phân tích lợi ích chi phí thì giá sẵn lòng trả là một
khoản tiền mà một người sãn sàng chi trả hoặc nhận để có thể bàng quan giữa tình trạng
hiện tại và tình trạng nếu có dự án với khoản tiền chi trả hoặc nhận đó
Theo Barry Field & Nancy Olewiler, Kinh tế môi trường (2005) thì giá trị của
một món hàng đối với một người nào đó chính là giá họ sẵn sàng trả cho món hàng ấy.
Giá sẵn lòng trả nói cách khác cũng chính là khả năng chi trả.
Với đề tài nghiên cứu này, Nhóm lựa chọn tiếp cận giá sẵn lòng trả theo cách thứ
hai. Vì nó phản ánh được khả năng chi trả của các cặp vợ chồng từ 25-34 tuổi có thu
nhập ổn định đồng thời có nhu cầu về nhà ở.
4.1.2 Nhu cầu
Theo Wiener N. A Machine, John Wiley & Sons thì trong phạm vi nhận thức hiện
tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt
của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất,
hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát
triển và tiến hóa
1
Theo tổng hợp từ nguồn wikipedia thì nhu cầu có nhiều định nghĩa như sau:
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình
độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu
khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả
năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa
với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối
nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).
Vậy nhìn chung các định nghĩa đều thống nhất rằng: nhu cầu của con người là một
trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thỏa mãn nhu cầu nào đó. Người ta cần thức ăn,
quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quy trọng và một vài thứ khác để tồn tại. Chúng
tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể con người và thân nhân con người.
4.1.3 Lãi suất
John Maynard Keynes lập luận rằng lãi suất là một hiện tượng tiền tệ phản ánh
mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền. Cung tiền được xác định một cách ngoại sinh, cầu
tiền phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch về tiền.
Trái với Keynes, các nhà kinh tế học cổ điển trước đó đã coi lãi suất là một hiện
tượng thực tế, được xác định bởi áp lực của năng suất – cầu về vốn cho mục đích đầu tư
và tiết kiệm.
Trong phạm vi của bài nghiên cứu, lãi suất được tiếp cận theo hướng lãi suất là tỷ
lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Lãi suất là giá mà người vay phải trả để có được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ
và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
4.1.4 Tâm lý
Tâm lý là những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của thế giới khách
quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều chỉnh mọi hành vi hoạt
động của con người. Do đó tâm lý được đo lường qua giá sẵn lòng trả của khách hàng.
4.2 Các lý thuyết liên quan
4.2.1 Lý thuyết hành vi người mua
Theo Philip Kotler quá trình ra quyết định và quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng
bởi 4 đặc điểm của người mua:
 Văn hóa
 Xã hội
 Cá tính

 Tâm lý
Trong đó Nhóm chúng tôi đặc biệt quan tâm tới đặc điểm tâm lý. Vì đây là yếu tố
quyết định mua/không mua và thời gian mua sản phẩm. Như chúng ta đã biết nhu cầu
luôn luôn tồn tại cùng với con người. Tuy nhiên, hầu hết các nhu cầu từ phía tâm lý
thường không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động ngay lập tức, mà một nhu cầu
sẽ trở thành hành động khi nó tăng lên đến một mức đủ mạnh. Mặt khác thì tại những
thời điểm khác nhau người ta luôn có những nhu cầu khác nhau cần được thỏa mãn.
Việc đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 25-34 tuổi có
thu nhập ổn định là hoàn toàn hợp lý, vì nhóm khách hàng này trong giai đoạn mới kết
hôn là rất cao, và đa số các cặp vợ chồng đều có tâm lý thích riêng tư, cộng thêm người
Việt Nam lại có quan niệm “an cư lạc nghiệp”, đồng thời với độ tuổi và thu nhập ổn định
họ hoàn toàn có một nhu cầu đủ mạnh để đi đến quyết định mua nhà, tất nhiên quyết định
này bởi hỗ trợ bởi khả năng chi trả của họ.
Yếu tố tiếp theo mà Nhóm quan tâm đó là đặc điểm xã hội mà cụ thể là yếu tố
nhóm tham khảo.Khi quyết định lựa chọn mua một sản phẩm ngoài những đặc điểm xuất
từ người mua, thì ngoài ra người ta cũng có thể tham khảo ý kiến của những nhóm tham
khảo khác. Và trong những sản phẩm dịch vụ đắt tiền vợ chồng bàn bạc để thông qua
quyết định chung, cụ thể trong quyết định lựa chọn mua nhà thì vợ- chồng có vai trò
ngang nhau.
4.2.1 Mô hình 5 giai đoạn của quá trình mua sắm.
ý thức nhu cầu
tìm kiếm thông
tin
đánh giá các
phương pháp
quyết định mua
hành vi hậu mãi
Nguồn:Marketing căn bản, Philip Kotler, 2007
Đây là mô hình 5 giai đoạn của quá trình mua sắm và 5 giai đoạn này càng rõ
ràng hơn với hàng hóa là nhà ở.

Giai đoạn ý thức nhu cầu: Đây là giai đoạn đâu tiên trong quá trình mua sắm của
người mua. Vì muốn mua một sản phẩm đầu tiên người mua phải xác định được mình
cần và mong muốn điều gì từ sản phẩm.
Giai đoạn tiếp theo là tìm kiếm thông tin: người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm
thông tin về những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Các nhóm nguồn thông tin
được chia thành 4 nhóm như sau:
 Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, người quen.
 Nguồn thông tin thương mại: Quảng cáo, nhân viên bán hàng, đại lý, bao bì,
triển lãm.
 Nguồn thông tin công cộng: các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ
chức nghiên cứu người tiêu dùng.
 Nguồn thông tin thực nghiệm: sờ mó, nghiên cứu và sử dụng sản phẩm.
Giai đoạn đánh giá các phương án: dựa trên những thông tin thu thập được
người tiêu dùng sẽ cố gắng thỏa mãn cao nhất nhu cầu của mình với giới hạn về ngân
sách, và tất nhiên những đánh giá này sẽ khác nhau tương đối, với những nhóm người
khác nhau.
Quyết định mua hàng: Với những đánh giá ở trên người tiêu dùng sẽ đưa ra cho
mình được quyết định lựa chọn sản phẩm có tính logic. Tuy nhiên quyết định mua hàng
còn phụ thuộc vào 2 yếu tố rủi ro khác:
 Thái độ của những người khác (yếu tố tham khảo): Ví dụ gia đình anh A
thích một ngôi nhà ở nội thành, nhưng bố mẹ anh ta (ở ngoại thành) lại muốn sống gần
con cháu. Và cuối cùng anh A quyết định mua một căn nhà ngoại thành.
 Yếu tố bất ngờ: người tiêu dùng mua hàng dựa trên cơ sở những yếu tố
trước đó như thu nhập dự kiến của gia đình, chi phí sử dụng dịch vụ tiện ích đi kèm, giá
và lợi ích dự kiến của sản phẩm… Giả sử anh B đang dự định mua một ngôi nhà với số
tiền 1 tỷ, nhưng anh ta bỗng nhiên nhận được số tiền thừa kế 5 tỷ, và anh ta quyết định sẽ
mua một ngôi nhà khác.
Hành vi hậu mãi: Sau khi mua sản phẩm/dịch vụ, người tiêu dùng sẽ cảm thấy
hài lòng hoặc không hài lòng ở một mức độ nhất định nào đó. Và kèm theo hai thái độ
này sẽ là những hành động trái ngược nhau. Cụ thể, một sản phẩm và những dịch vụ đi

kèm làm hài lòng khách hàng sẽ giúp khách giới thiệu sản phẩm của công ty ra bên ngoài,
hoặc ngược lại là không giới thiệu hoặc thậm trí còn nói không tốt về sản phẩm/dịch vụ
của công ty tới những người tiêu dùng khác. Do đó nghiên cứu sự hài lòng của khách
hàng cũng là một trong những bược rất quan trọng để giúp công ty phát triển.
4.3 Các mô hình tham khảo
4.3.1 Các yếu tố quyết định đến giá nhà ở Trung và Đông Âu
Được nghiên cứu bởi Balázs Égert &Dubravko Mihaljek năm 2007. Bài nghiên
cứu đưa các các câu hỏi để đi nghiên cứu những yếu tố quyết định đến giá nhà ở khu vực
Trung và Đông Âu ví dụ như: các yếu tố thu nhập bình quân đầu người, lãi suất thực,
tăng trưởng tín dụng, yếu tố nhân khẩu học và các chỉ số phát triển thể chế của thị trường
nhà ở và thị trường tài chính nhà ở là các yếu tố quyết định quan trọng của giá nhà tại
Trung và Đông Âu. Bài nghiên cứu này cũng chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng như thế nào
đến giá nhà ở khu vực Trung và Đông Âu. Nghiên cứu đã đưa ra các kết luận về các yếu
tố ảnh hưởng đến giá nhà, so sách các yếu tổ ảnh hưởng trong 2 khu vực CEE cà OECD
như sau:
 GDP có tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi của giá nhà. Có tác động thuận
với giá nhà trên cả hai khu vực
 Lãi suất thực có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu. Trường hợp hạ lãi suất
làm tăng giá nhà thật sự. Nói cách khác, sự sụt giảm lãi suất thực làm tăng giá nhà ở các
nước Trung và Đông Âu đến 2,5 lần so với các nước OECD.
 Tín dụng có một mối quan hệ mạnh mẽ, tích cực đến giá nhà giống như yếu
tố nhân khẩu học
 Đối với yếu tố về thị trường tài chính thì giá nhà ở các nước OECD có tỷ lệ
nghịch với thị trường cổ phiếu, cho thấy sự phổ biến của ảnh hưởng thay thế. Tuy nhiên
trong CEE giá cổ phiếu lại có tác động tích cực đến giá nhà, tức là khi giá cổ phiếu tăng
thì giá nhà ở khu vực CEE cũng tăng theo. Lương có tác động tỷ lệ thuật đến với giá nhà
trong khu vực CEE
Phương pháp nghiên cứu của Balázs Égert &Dubravko Mihaljek sử dụng đó là: sử
dụng phương pháp phân tích hồi quy OLS (phương pháp bình phương nhỏ nhất).
Mô hình nghiên cứu:

PH = f( Y r WE D e X C (PL W M))
Trong đó:
 PH: giá nhà
 Y: thu nhập của hộ gia đình
 r: lãi suất thực cho vay nhà ở
 WE: khả năng tài chính
 D: nhân khẩu học và yếu tố thị trường lao động
 e: tỷ lệ hồi vốn mong muốn trong nhà đất
 X: nhu cầu khác
 C: chi phí xây dựng
 PL : giá đất
 W: tiền công của công nhân xây dựng
 M: chi phí nguyên vậy liệu
Nhận xét
Bài viết nghiên cứu đến các yếu tố quyết định đến giá nhà trên thị trường CEE và
các nước OECD. Bài viết đã phân tích được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá nhà
giữa các nhóm nến kinh tế chuyển đổi và các nước trong khu vực OECD. Đặc biệt đó là
các mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và giá nhà, lãi suất thực và giá nhà,
tín dụng và giá nhà. Bài viết nếu rất rõ các mối quan hệ đó. Các nhân tố chính ảnh hưởng
tới giá nhà ở khu vực CEE và các nước OECD. Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn thiếu
những dữ liệu tin cậy về giá nhà ở các nước trong khu vực OECD, tác giả đi nghiên cứu
không ở trong cùng một vị trí để đánh giá, so sánh giá nhà của 2 khu vực này.
4.3.2 Lãi suất thấp và bong bong Bất động sản
Được nghiên cứu bởi Kenneth N. Kuttner năm 2012. Bài nghiên cứu đưa ra 2 mặt
đối lập trong quá trình nghiên cứu. Ảnh hưởng của lãi suất lên giá nhà ở là khá nhỏ. Sự
thay đổi trong lãi suất quá nhỏ để giải thích sự bùng nổ to lớn của thập kỷ trước bất động
sản ở Mỹ và các nơi khác. Nhưng một khi đã có một mối quan hệ tương quan giữa lãi
suất và giá nhà được tồn tại, thì chỉ cần lãi suất thay đổi một ít cũng có thể gây ra bong
bóng Bất động sản. Mặc dù việc bùng nổ giá nhà ở thập kỷ trước có tỷ lệ tương ứng với
sự sụt giảm lãi suất, tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy điều này xảy ra có hệ thống.

Điều khó hiểu là lý do tại sao giá nhà ít nhạy cảm với lãi suất hơn so với lý thuyết. Vẫn
còn thiếu là một lời giải thích lý do tại sao lãi suất thấp đôi khi có vẻ có liên quan với
bong bóng và đôi khi không. Trong một môi trường giá nhà tăng nhanh, giảm tỷ lệ lãi
suất có thể có một tác động lớn hơn khi giá cả ổn định. Lãi suất thấp có thể là nguyên
nhân gây nên tình trạng bong bóng Bất động sản.
Các bằng chứng trong bài nghiên cứu này cho thấy rằng các điều kiện tín dụng,
theo nghĩa mở rộng có thể đóng một ảnh hưởng lớn hơn trong bùng nổ giá nhà so với lãi
suất thấp cho mỗi giây Trong hệ thống tài chính ngân hàng trung tâm, ví dụ như tại thị
trường mới nổi và các nền kinh tế chuyển đổi, điều kiện tín dụng lỏng lẻo đã được liên
kết với sự gia tăng nhanh chóng của các chỉ số định lượng tiền tệ, chẳng hạn như cơ sở
tiền tệ. Điều này cho thấy rằng nó sẽ là một sai lầm để tập trung nói lãi suất là nguyên
nhân gây ra bong bóng bất động sản.
Mô hình nghiên cứu:
Y
i
= β
0
+ β
1
r
i
L
+ β
2
r
i
S
+ β
3
%ΔMB

i
+ β
4
D
i
eu
+ β
5
D
i
em
+u
i
Trong đó
Y: sự tăng lên của giá bất động sản và tín dụng nhà ở.
R
S
: lãi suất thực trung bình trong ngắn hạn
R
L
: lãi suất thực trung bình trong dài hạn.
%ΔMB
i :
phần trăm thay đổi tiền thực hàng năm.
4.3.3 Nhu cầu nhà ở trong ngắn hạn
Được nghiên cứu bởi John M. Quigley năm 1967. Theo kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của John M. Quigley trong vòng 7 năm1960-1967 trên 3.000 hộ gia đình cho
thuê nhà ở tại khu vực Pittsburgh. John M. Quigley cho rằng các hộ gia đình sẽ lựa chọn
nhà ở với giới hạn ngân sách cho trước, do đó giá cả là một trong những yếu tố quyết
định tới việc lựa chọn nhà ở của người tiêu dùng. Mặt khác ông cũng chỉ ra rằng các hộ

gia đình có những nơi làm việc khác nhau và hàng tháng họ phải chịu một chi phí nhất
định cho việc di chuyển từ nhà tới nơi làm việc và ngược lại. Nên vị trí của ngôi nhà cũng
quyết định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với ngôi nhà này. Hay nói cách khác
giá của một căn nhà thì lại chịu ảnh hưởng bởi vị trí của nó.
Nghiên cứu của John M. Quigley kết hợp với những phân tích như:
 Phân tích Logic có điều kiện.
 Phân tích số liệu thống kê so sánh.
 Phân tích lý thuyết nhu cầu về nhà ở.
 Phân tích lý thuyết vị trí dân cư.
 Phân tích thực nghiệm.
Mô hình
P
ijy
= min[P
ijym
]= min[R
im
+ T
jmy
]
Trong đó
R
im
: giá hợp đồng (tiền thuê hàng tháng) nhà ở loại i tại khu vực nhà ở m
T
jmy
: chi phí (hàng tháng) của các chuyến đi làm giữa nơi làm việc j và khu vực
nhà ở m, với mức thu nhập y
P
ijym

: là tổng chi phí (hàng tháng) của nhà ở loại i, chi phí đi làm hàng tháng của
các chuyến đi làm j, khu vực nhà ở m và mức thu nhập y
P
ijy
: là giá có hiệu lực tối thiểu (hàng tháng) nhà tiêu thụ loại i cho công nhân có
mức thu nhập y và chi phí đi lại y
Cùng với kích thước và cách chọn mẫu phù hợp, kết cấu mô hình chặt chẽ đã đưa
ra được những nhận định tương đối phù hợp so với giả thiết ban đầu mà ông đưa ra, đồng
thời cho thấy được xu hướng lựa chọn nhà ở của người tiêu dùng trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó trong nghiên cứu của mình John M. Quigley giả định rằng hàng tháng
người tiêu dùng có thể tính toán chi phí cho việc đi từ nhà tới chỗ làm và ngượi lại, đồng
thời bỏ qua các chuyến công tác đột xuất, vì các chuyến công tác đột xuất thường ít và
được công ty chi trả chi phí đó. Và người tiêu dùng sẽ dựa trên những phân tích, so sánh
của mình đối với tổng chi phí (bao gồm giá nhà ở và chi phí đi làm hàng tháng) để đưa ra
sự lựa chọn nhà ở phù hợp. Nhưng đối với một hộ gia đình, các hoạt động của họ không
chỉ là đi làm mà còn có những hoạt động như vui chơi, giải trí khác nữa. Và chi phí cho
các chuyến đi đó không được tính vào.
4.3.4 Thực trạng và dự báo kinh tế đến nhu cầu nhà ở
Được nghiên cứu bởi Stephen K. Mayo năm 1980. Theory and Estimation in the
Economics of Housing Demand. Jornal of Urban Economics 10, 95-116 (1981).
Đề tài “ Thực trạng và dự báo kinh tế đến nhu cầu nhà ở” được tác giả Stephen K.
Mayo hoàn thành nghiên cứu vào năm 1980 và đã được đăng trên Jornal of Urban
Economics 10 từ trang thứ 95 đến trang thứ 116 năm 1981. Trọng tâm chính của bài là
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở. Tác giả Stephen K. Mayo sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh và vi mô. Từ đó ông đưa ra kết quả các yếu tố
ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở gồm các yếu tố sau: độ co giãn thu nhập, độ co giãn về giá,
biến nhân khẩu học và yếu tố thi trường.
Nhận xét
Bài nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nhà rất chặt chẽ, rõ
ràng và đầy đủ. Bằng cách phân tích tổng hợp, so sánh và vi mô các kết quả nghiên cứu

gần đó, tác giả đã chọn ra kết quả khá thích hợp với bài nghiên cứu cho từng yếu tố điều
tra.
Tuy nhiên, do các kết quả nghiên cứu được đưa ra bằng phương pháp phân tích, so
sánh và đánh giá kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu gần đó nên kết quả nghiên
cứu chỉ có độ phù hợp tương đối.
Phương trình tuyến tính về nhu cầu nhà ở
lnH = a + blny + clnPH
Trong đó
H: nhu cầu nhà ở.
y: thu nhập.
PH: giá tương đối của nhà ở.
a, b, c là các tham số
Tên tác
giả.Năm
xuất bản
Đề tài Câu hỏi nghiên
cứu
Dữ liệu Phương
pháp nghiên
cứu
Kết quả
nghiên cứu
Balázs
Égert
&Dubra
vko
Mihaljek
(2007)
Determina
nts of

House
Prices
in Central
and
Eastern
Europe
 Các yếu tố
ảnh hưởng đến
giá nhà đất ở
khu vực CEE?
 Các nhân
tố ảnh hưởng
như thế nào
trên cả hai thị
trường CEE và
OECD?
PH = f( Y r WE
D e X C (PL W
M))
Phương
pháp phân
tích hồi quy
OLS
Các biến giả
thiết đều có
ảnh hưởng tới
giá nhà đất ở
khu vực CEE
Kenneth
N.

Kuttner
(2012)
Low
Interest
Rates and
Housing
Bubbles:
Still No
Smoking
Gun
 Tại sao lãi
suất lại ảnh
hưởng đến giá
nhà?
 Các bằng
chứng về phản
ứng của lãi
suất lên giá
nhà?
 Có phải
lãi suất là
nguyên nhân
chính ảnh
hưởng tới tình
trạng bong
Y
i
= β
0
+ β

1
r
i
L
+
β
2
r
i
S
+ β
3
%ΔMB
i
+ β
4
D
i
eu
+ β
5
D
i
em
+u
i
Sử dụng
phương
pháp phân
tích hồi quy

OLS
bóng bất động
sản?
John M.
Quigley,
(1976)
Housing
Demand
in the
Short run:
An
Analysis
of
Polytomo
us Choice
 Vị trí có
ảnh hưởng tới
sự lựa chọn
nhà ở của các
hộ gia đình
không?
 Giá có ảnh
hưởng tới sự
lựa chọn nhà ở
của các hộ gia
đình không?
P
ijy
=
min[P

ijym
]=
min[R
im
+ T
jmy
]
Ý nghĩa
tên gọi các biến
được giả thích
chi tiết ở trên.
 Phân
tích Logic
có điều
kiện
 Số
liệu thống
kê so
sánh
 Lý
thuyết
nhu cầu
về nhà ở
 Lý
thuyết vị
trí dân cư
 Thực
nghiệm.
+ Vị trí có
ảnh hưởng

chặt chẽ tới
giá nhà ở và
việc lựa chọn
nhà ở của các
hộ gia đình
+ Giá nhà ở
có vai trò
quyết định
trong việc lựa
chọn nhà ở
của các hộ gia
đình
Stephen
K. Mayo
(1980)
Thực
trạng và
dự báo
kinh tế
đến nhu
cầu nhà ở
Độ co giãn thu
nhập cố định hay
thu nhập hiện tại
có liên quan gì
đến nhu cầu nhà
ở?
Độ co giãn của
giá có ảnh hưởng
gì?

Các yếu tố phù
hợp cho phương
trình nhu cầu nhà
ở là gì?
Biến nhân
khẩu học có tác
động gi?
 Yếu tố
năng động của
thị trường ảnh
hưởng như thế
nào đến nhu
cầu nhà ở?
Phương
trình tuyến tính
về nhu cầu nhà
ở:
lnH = a
+ blny + clnPH
 Sử
dụng dữ
liệu phân
tích tổng
hợp, so
sánh và vi

Bằng cách
thu thập, so
sánh và phân
tích các

nghiên cứu
gần đó đưa ra
kết quả phù
hợp về đô co
giãn thu nhập
ước tính cho
người thuê
nhà từ 0,25
đến 0,7 với
hầu hết trong
phạm vi 0,3
đến 0,5 và
của chủ sở
hữu từ 0,36
đến 0,87 hầu
hết trong
khoảng 0,5
đến 0,7.
Đưa ra kết
quả thích hợp
trong thực tế
của Stone-
Geavy về độ
co giãn của
nhu cầu nhà ở
của người
thuê nhà là -
0,58 và của
chủ sở hữu là
-0,59.

4.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu nhà ở của khách
hàng, do đó nghiên cứu của nhóm cũng chỉ nghiên cứu một số yếu tố chính và mức độ
ảnh hưởng của nó tới nhu cầu này. Nhóm khách hàng mà đề tài hướng đến có hai đặc
điểm cơ bản sau. Thứ nhất những người này đã có gia đình và trong độ tuổi từ 25-34 tuổi
có nhu cầu mua nhà ở cao. Thứ hai họ có đủ khả năng chi trả cho ngôi nhà của mình
trong hiện tại hoặc tương lai. Với hai đặc điểm trên và kế thừa thành tựu nghiên cứu có
trước đó nhóm nhận định “những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu nhà ở của các cặp vợ
chồng từ 25-34 tuổi có thu nhập ổn định tại Thành phố Hồ Chí Minh” như sau
4.4.1 Thu nhập (I)
Trong bài nghiên cứu của Stephen K. Mayo ông đã chỉ ra rằng thu nhập có ảnh
hưởng thuận đến nhu cầu nhà ở. Đồng nghĩa với khi thu nhập tăng thì nhu cầu về nhà ở
của những người may cũng tăng. Vì thu nhập mang tính chất quyết định đến mức sẵn
lòng trả của các cặp vợ chồng trẻ và ứng với mức thu nhập cao hay thấp thì nhu cầu nhà ở
cũng khác nhau về các tiêu chí như: chất lượng ngôi nhà, các tiện ích đi kèm, vị trí
Trong bài nghiên cứu của Stephen K. Mayo ông đã chỉ ra rằng thu nhập có ảnh
hưởng thuận đến nhu cầu nhà ở. Đồng nghĩa với khi thu nhập tăng thì nhu cầu về nhà ở
của những người may cũng tăng. Vì thu nhập mang tính chất quyết định đến mức sẵn
lòng trả của các cặp vợ chồng trẻ và ứng với mức thu nhập cao hay thấp thì nhu cầu nhà ở
cũng khác nhau về các tiêu chí như: chất lượng ngôi nhà, các tiện ích đi kèm, vị trí…
Hơn bỏ qua những yếu tố bất ngờ, thì các cặp vợ chồng này sẽ phải tự chi trả cho căn nhà
của mình. Khi nó yếu tố thu nhập lại càng có một vai trò quan trọng trong việc quyết định
mua nhà của các cặp vợ chồng này.
4.4.2 Giá (P) và vị trí ngôi nhà (p)
Theo nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới cầu nhà ở trong ngắn hạn, John M.
Quigley. Như đã đề cập ở trên ông cho rằng mọi lựa chọn của con người đều giới hạn bởi
ngân sách và khi bị giới hạn bởi ngân sách thì yếu tố đầu tiên mà họ quan tâm có thể nói
là giá cả ngôi nhà. Tiếp theo đó là những phân tích lợi ích chi phí giữa việc lựa chọn
những ngôi nhà có cùng mức giá xem đâu là ngôi nhà giúp họ di chuyển tới những địa
điểm quen thuộc của mình một cách thuận lợi nhất. Sau đó đưa ra sự lựa chọn tối ưu và

cuối cùng là quyết định mua.
Mặt khác theo Stone – Geavy, độ co giãn của giá nhà ở đến nhu cầu nhà ở nghịch
biến với nhau. Giá nhà ở có ảnh hưởng đến khả năng chi trả tuỳ thuộc vào từng đối
tượng khách hàng khác nhau và là mối quan tâm của khách hàng khi mua nhà để ở. Do
đó giá nhà ở đưa vào mô hình nghiên cứu là rất hợp lý.
Stone – Geavy cũng cho rằng độ co giãn của giá nhà ở đến nhu cầu nhà ở nghịch
biến với nhau. Giá nhà ở có ảnh hưởng đến khả năng chi trả tuỳ thuộc vào từng đối
tượng khách hàng khác nhau và là mối quan tâm của khách hàng khi mua nhà để ở
Vậy đây cũng là hai nhân tố quan trọng, quyết định đến nhu cầu nhà ở của các cặp
vợ chồng này.
4.4.3 lãi suất (i)
Theo nghiên cứu của Kenneth N. Kuttner thì lãi suất làm ảnh hưởng tới giá nhà ở.
Lãi suất đồng biến với giá nhà ở. Lãi suất là một yếu tố mang tính quyết định có mua nhà
hay không đối với các hộ gia đình không có khả năng chi trả cho một căn hộ ngay lập tức.
Lãi suất Ngân hàng quá cao, làm khả năng hoàn trả của người đi vay gặp khó khăn. Do
đó, làm cho dự định mua nhà của người tiêu dùng sẽ giảm xuống. Tức lãi suất nghịch
biến với nhu cầu tiêu dùng nhà ở.
4.4.4 Tâm lý đo lường qua mức sãn lòng trả (WTP)
Tiêu dùng bao gồm chất lượng cảm nhận, giá cảm nhận và vị trí cảm nhận. khách
hàng cảm nhận chất lượng sản phẩm bất động sản bởi các nhân tố: quy hoạch chung, vị
trí, quy mô cộng đồng, khu vực gia đình, điều kiện giao thông, môi trường, thiết kế xây
dựng, nguyên vật liệu, thiết bị và chất lượng xây dựng. Tâm lý là yếu tố tiên quyết để
khách hàng quyết định mua sản phẩm.
Dựa trên những mô hình nghiên cứu như trên. Nhằm đánh giá được mức sẵn lòng
trả của một khách hàng cho một căn hộ để ở, cũng như độ thỏa dụng của khách
hàng.Nhóm tiến hành đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu mua căn hộ để ở của các cặp vợ chồng trẻ tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh như
sau:
Y= α + β
1

I + β
2
P + β
3
p + β
4
i + β
5
WTP
Trong đó
Y: nhu cầu nhà ở của các cặp vợ chồng từ 25-34 tuổi có thu nhập ổn định tại khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh
I: Thu nhập
P: giá cả căn nhà
p: vị trí căn nhà
i: lãi suất cho vay để mua nhà
WTP: tâm lý khách hàng
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Giả thiết nghiên cứu
 Nhu cầu nhà ở của các cặp vợ chồng trẻ trong độ tuổi từ 25 đến 35 ngày càng tăng
cao.
 Các yếu tố về phía cầu như thu nhập, thị yếu của khách hàng có tác động thuận tới
nhu cầu tiêu dùng về nhà ở của các cặp vợ chồng hiện nay.
 Các yếu tố về vị trí – không gian nhà ở, giá thành sản phẩm, lãi suất có tác động
đến nhu cầu mua nhà ở của các cặp vợ chồng trẻ như thế nào?
 Các chính sách, giải pháp đề xuất được áp dụng trong đề tài nghiên cứu đã giải
quyết phần nào nhu cầu nhà ở đối với người tiêu dùng dựa trên sự phân khúc thị trường
cho nhóm khách hàng này.
5.2 Dữ liệu và cách thức thu thập dữ liệu
5.2.1 Dữ liệu

Đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học để tìm hiểu nguyên nhân, tác động
của các yếu tố: Giá cả của một đơn vị diện tích công trình P (triệu/m
2
); Diện tích S (m
2
)
và vị trí xa gần các khu vực tiện ích chức năng p (Km); lãi suất i (%); mức thu nhập I
(triệu/tháng) được ước lượng qua biến chi tiêu C (triệu/Tháng) Thị hiếu khách hàng được
đo lường bằng chỉ tiêu mức sãn lòng trả (WTP) của khách hàng để sở hữu căn hộ có diện
tích S, khoảng cách trung bình tới các khu tiện ích L, mức giá P, lãi suất i và thu nhập I
đền nhu cầu nhà ở của các cặp vợ chồng trẻ ở độ tuối 25-35. Ngoài ra còn có một số các
yếu tố khác ảnh hưởng tới nhu cầu nhà ở của đối tượng nghiên cứu không được nhắc tới
như các yếu tố trợ lực tài chính từ gia đình, tốc độ gia tăng đân số, số lượng các cặp kết
hôn mới.
5.2.1 Cách thức thu thập dữ liệu
Các dữ liệu thứ cấp:
 Diện tích, vị trí: nguồn từ cách dự án do chủ đầu tư dự án có mục tiêu là khách
hàng có thu nhập trùng bình ổn đinh.
 Lãi suất: Qua các công bố của ngân hàng nhà nước.
 Số lượng cặp kết hôn mới ở độ tuối 25-35 (Cầu tiêu dùng, đối tượng nghiên cứu):
cục thống kê.
Dữ liệu sơ cấp
Đây là cuộc điều tra nghiên cứu thị trường không thường xuyên nhằm điểu chỉnh
hành vi người cung cấp hàng hoá dịch vụ (nhà ở). Điều tra sẽ tiến hành thu thập dữ liệu
với kích cỡ mẫu chon là 100 phiếu trả lời. Đối tượng mục tiêu là nhân viên văn phòng,
kỹ thuật viên, kỹ sư, công nhân viên chức… Đang sinh sống và làm việc trên địa bàn
TP.HCM
 Mức giá P: điều tra thị trường
 I (đo lường qua C), WTP: Khảo sát
5.2.1 Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được sẽ
 Thông kê cá số liệu: tình trạng thiếu nhà ở, lượng cung nhà lớn đúng với đối tượng
mục tiêu nhưng thanh khoản dự án kém.
 Sử dụng các tiêu thức thông kê tương quan và hồi quy để nhận biết rõ ràng sự ảnh
hưởng của các biến I, P, p, I, M ảnh hưởng tới lượng cầu.
Phần mềm hỗ trợ SPSS 16.0 sẽ giúp chúng ta xử lý và phân tích dữ liệu theo các giai
đoạn sau
Giai đoạn 1: Mã hóa- Nhập liệu- Làm sạch dữ liệu
B1: Mã hóa dữ liệu: chuyển thông tin thu thập về dạng số để thuận tiện cho việc phân
tích.
B2: Tạo danh sách cách biến gồm các công việc như:
 Đặt tên biến (name): ngắn gọn, không có khoảng cách, bắt đầu bằng kí tự chữ
 Kiểu giá trị của biến (type): số hoặc chữ
 Độ rộng của trường giá trị (Width)
 Số thập phân sau dấu phẩy (Decimals)
 Giải thích ý nghĩa của tên biến (Label)
 Chọn loại thang đo: định danh/thứ bậc/khoảng
Giai đoạn 2: Xử lý biến: ở giai đoạn này ta có thể làm các thao tác sau để thuận tiện cho
việc hồi quy:
 chuyển một biến định lượng sang biến định tính
 gộp nhiều biến định lượng thành một biến định lượng
 gộp nhiều biến lại và chọn một hoặc một số biểu hiện hay thuộc tích của biến.
Giai đoạn 3: Kiểm định các giá trị của mô hình
1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình: cho biết mô hình phản ánh được bao nhiêu
phần trăm thực tế.
2. Phân tích phương sai để xác định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và
biến giải thích
3. Kiểm định chi bình phương: cho biết mối liên hệ giữa hai biến định tính
4. Kiểm định giả định về phương sai của các sai số không đổi
5. Kiểm định tự tương quan: tính độc lập của sai số

6. Kiểm định đa cộng tuyến
6. Tài liệu tham khảo
 Trích Wiener N. A Machine Wiser Than Its Maker. Electronics. - 1953. - Vol. 26.
- № 6.; Ashbу W.R. Design for a Braian. - New York: John Wiley & Sons, 1952; Ashbу
W.R. An Introduction to Cybernetics. - London: Chapman & Hall, 1956.
 John M. Quigley. (1967). Housing Demand in the Short Run: An Analysis of
Polytomous choice. (p. 76 - 102). Retrieved from /> Kenneth N. Kuttner. (2012). Low Interest Rates and Housing Bubbles: Still No
Smoking Gun. Department of Economics, Williams College. Retrieved from
/> Balázs Égert &Dubravko Mihaljek . ( 2007 ). Determinants of House Prices
in Central and Eastern Europe. Comparative Economic Studies, 49(3), 367-38.
 Philip Kotler. (2007). Marketing căn bản. Lao động-xã hội.
 Robert S.pindyck & Daniel L.Rubinfeld. (1999). Hành vi người tiêu dùng, Kinh tế
học vi mô, nhà xuất bản thống kê.
 Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS.(2008). toàn tập. NXB Hồng Đức.
 Link tham khảo khác:
/> /> /> />800-trieu-danh-cho-gia-dinh-tre/
/>nha/147/8882047.epi
/>bat-trac-can-hoa-giai.html
/>BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Kính chào anh chị! Chúng tôi là nhóm Sinh viên trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, đang
thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu nhà ở của các cặp vợ chồng
từ 25- 34 tuổi có thu nhập ổn định ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”. Rất mong
anh/chị dành ít phút để giúp chúng tôi hoàn thành bảng khảo sát này.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin mà anh/chị cung cấp hoàn toàn được giữ bí mật và
không được sử dụng vào mục địch khác.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Xin anh/chị vui lòng cung cấp những thông tin dưới đây:
Họ tên :
Giới tính:

Năm sinh:
Tình trạng hôn nhân :
Nghề nghiệp:
Nơi công tác thuộc Quận:
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
I. Đánh giá chung
Anh/chị hãy cho biết những yếu tố nào làm anh/chị quan tâm nhất khi chọn mua căn hộ
(đánh thứ tự ưu tiên từ 1 đến 7 với 1 là ưu tiên cao nhất )
1 Vị
trí của dự án :
2 Gi
á của căn hộ :
3 N
hu cầu hiện tại :
4 T
hiết kế :
5 L
ãi suất ngân hàng :
6 K
hả năng huy động nguồn vốn :
Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của anh/chị về các đặc điểm sau bằng việc chọn
theo các mức sau:
1. Hoàn toàn không đồng ý

×