Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

HNTS 2012 08 NGHIÊN cứu đặc điểm THÀNH THỤC SINH dục VÀ THỰC NGHIỆM SINH sản NHÂN tạo cá TRÊ PHÚ QUỐC clarias gracilentus ng dang nguyen 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.78 KB, 13 trang )

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THÀNH THỤC SINH DỤC VÀ THỰC NGHIỆM SINH SẢN
NHÂN TẠO CÁ TRÊ PHÚ QUỐC Clarias gracilentus Ng Dang Nguyen 2011
Phạm Gia Điệp, Trần Văn Minh và Nguyễn Văn Tư
Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Cá trê Phú Quốc, Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011, là một loài mới của Việt Nam và thế giới. Cá được
tìm thấy ở đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Cá trê Phú Quốc đạt tuổi thành thục sinh dục tương đối sớm, ở
tuổi 1
+
. Có thể phân biệt cá đực và cá cái dựa trên lỗ huyệt. Mùa sinh sản chính của cá trê Phú Quốc trong tự nhiên
là vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Cá trê Phú Quốc có hệ số thành thục sinh dục thấp, đối với
cá cái là 3,19% và cá đực là 0,26%. Trong sinh sản nhân tạo, cá trê Phú Quốc đáp ứng tốt với chất kích thích sinh
sản là HCG, liều tiêm phù hợp là 3.500 – 6.000 UI/kg thể trọng cá cái. Cá cá được tiêm 2 lần với liều sơ bộ là 500
UI/kg, liều quyết định cách liều sơ bộ 8 - 10 giờ. Có thể áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo bằng cách vuốt
trứng cá cái nhưng phải hy sinh cá đực. Ở nhiệt độ 27 - 31°C, thời gian hiệu ứng của cá trê Phú Quốc là 14 – 15
giờ. Tỷ lệ thụ tinh đạt cao, từ 84,4 – 93,7%. Thời gian phát triển phôi là 27 – 28 giờ ở nhiệt độ 27 - 31°C. Tỷ lệ nở
là 0 – 67%. Thời gian cá bắt đầu nở là 25 – 48 giờ ở nhiệt độ 25 - 31°C. Việc vận chuyển trước khi kích thích sinh
sản đã gây stress cho cá bố mẹ và làm giảm tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở. Thức ăn nuôi vỗ có ảnh hưởng đến chất lượng
sinh sản. Cá mới nở có khối noãn hoàng to. Trong 5 ngày đầu sau khi nở, cá dinh dưỡng dựa vào noãn hoàng. Sau
5 ngày thức ăn ban đầu thích hợp cho cá là Moina và sau 10 ngày là Tubifex. Tỉ lệ sống của cá sau 5 ngày tuổi là 0
– 80%.
Từ khóa: cá trê Phú Quốc, Clarias gracilentus, đặc điểm sinh sản, sinh sản nhân tạo
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, người dân ở đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã phát hiện và khai thác từ tự nhiên một
loài cá trê mà họ gọi là ‘cá chình suối’ (sau đây được gọi là cá trê Phú Quốc). Theo Ng và ctv.
(2011), đây là loài chưa được mô tả và là loài mới với tên khoa học là Clarias gracilentus Ng,
Hong & Tu, 2011. Đây là loài cá quí với phẩm chất thịt ngon, có khả năng phát triển thành đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Hiện nay cá trê Phú Quốc đang được người dân trên đảo khai
thác triệt để mà chưa có biện pháp bảo vệ thích đáng. Ngoài ra, cho đến nay chưa có nghiên cứu
sinh học nào trên cá trê Phú Quốc. Mục tiêu của nghiên cứu này là cung cấp dẫn liệu về đặc điểm
sinh học sinh sản của cá trê Phú Quốc ngoài tự nhiên và kết quả thực nghiệm sinh sản nhân tạo


nhằm bảo tồn và phát triển nuôi thương phẩm loài cá này trong tương lai.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm thành thục sinh dục của cá trê Phú Quốc
Cá trê Phú Quốc được thu từ tự nhiên và các ao nuôi thương phẩm của nông dân và được phân
tích trong phòng thí nghiệm của Khoa Thủy Sản. Mùa vụ sinh sản của cá được xác định thông
qua phân tích độ béo Fulton, độ béo Clark và hệ số thành thục (GSI) của cá theo thời gian, kết
hợp với điều tra từ ngư dân về sự xuất hiện cá giống trong tự nhiên.
- Độ béo Fulton (F) được xác định theo công thức: F = (W/L
3
) x 100
Trong đó: W (g): khối lượng cơ thể cá; L (cm): chiều dài tổng cộng của cá
- Độ béo Clark (C) được xác định theo công thức: C = (Wo/L
3
) x 100
Trong đó: Wo (g): khối lượng cá bỏ nội quan
- Hệ số thành thục (gonadosomatic index, GSI) được tính theo công thức của Crim và
Glebe (1990): GSI (%) = (G/Wo) x 100
Trong đó: G (g): khối lượng tuyến sinh dục; Wo (g): khối lượng cá bỏ nội quan
2.2. Thực nghiệm sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc
Cá trê Phú Quốc bố mẹ trong thực nghiệm sinh sản nhân tạo được thu mua từ những ao
nuôi thương phẩm ở đảo Phú Quốc hay được nuôi vỗ tại Trại thực nghiệm của Khoa Thủy Sản.
Trong thực nghiệm sinh sản nhân tạo, cá bố mẹ được kích thích sinh sản với HCG. Đối với cá cái
áp dụng phương pháp tiêm 2 lần với liều sơ bộ là 500 – 1000 UI/kg thể trọng và liều quyết định
được tiêm cách liều sơ bộ 6 – 10 giờ. Đối với cá đực áp dụng phương pháp tiêm một lần với liều
chất kích thích sinh sản bằng 1/3 và tiêm cùng lúc với liều quyết định của cá cái. Thực hiện gieo
tinh nhân tạo với hình thức gieo tinh bán khô. Đối với cá cái sau khi tiêm liều quyết định thường
xuyên kiểm tra và khi phát hiện có hiện tượng trứng rụng thì tiến hành vuốt trứng. Đối với cá
đực, do là loài cá có lượng tinh dịch ít, khó vuốt tinh nên cần phải mổ cá đực để thu nhận buồng
tinh. Trứng sau khi đã thụ tinh được cho dính trên giá thể là lưới sạch, ấp trứng trong các bể có
sục khí và tạo nước chảy hoặc thay nước thường xuyên. Cá bột mới nở được ương trong bể

composite hoặc thùng xốp, sục khí thường xuyên và thay nước mỗi ngày một lần. Sau khi cá tiêu
hết noãn hoàng cho cá ăn bổ sung sữa bột và Moina trong 10 ngày đầu. Khi cá được 10 ngày tuổi
tiến hành cho ăn thức ăn là trùn chỉ trong suốt thời gian ương thành cá giống.
Các chỉ tiêu theo dõi trong thực nghiêm sinh sản nhân tạo bao gồm:
- Thời gian hiệu ứng: là thời gian tính từ khi tiêm liều quyết định đến khi cá rụng trứng
đồng loạt (đến khi vuốt trứng nhẹ tay, trứng chảy thành dòng).
- Tỉ lệ thụ tinh (%) = (Số trứng thụ tinh/Số trứng được đẻ ra) x 100
- Tỉ lệ nở (%) = (Số cá bột nở /Số trứng đã thụ tinh) x 100
- Tỉ lệ sống (%) = (Số cá thu được/Số cá ban đầu) x 100
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc Điểm Thành Thục Sinh Dục Của Cá Trê Phú Quốc
Việc xác định giới tính ở cá trê Phú Quốc là tương đối dễ dàng; đặc biệt, đối với những cá
thể đã thành thục sinh dục. Cá đực có gai sinh dục dài hình tam giác, phía đầu mút nhọn, thường
có màu trắng đến hồng nhạt. Cá cái không có gai sinh dục, lỗ sinh dục tròn, thường có màu trắng
đến hồng nhạt. Cá cái khi thành thục sinh dục có bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục phồng to và có
màu ửng hồng (Hình 1).
Ngoài ra, theo chúng tôi ghi nhận thì ở cá trê Phú Quốc cá đực thường có kích thước và
trọng lượng lớn hơn cá cái.
3.2. Độ béo Fulton và Clark của cá trê Phú Quốc cái
Sự thay đổi của độ béo theo các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
Sự thay đổi độ béo Fulton (F) và Clark (C) theo giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá
cái cá trê Phú Quốc được trình bày ở Bảng 1. Có sự thay đổi độ béo đáng kể theo các giai đoạn
phát triển của tuyến sinh dục.
Bảng 1: Sự thay đổi độ béo Fulton (F) và Clark (C) của cá trê Phú Quốc cái theo sự phát
triển tuyến sinh dục
STT GDTT L
s
(cm) W (g) W
0
(g) F F Tb C C Tb

1 II
26,5-
32,5
169,0-
296,5
162,0-
279,0
0,86-
0,91
0,88
0,80-
0,87
0,83
2 III
28,5-
47,5
180,0-
694,0
171,0-
640,0
0,62-
0,78
0,69
0,58-
0,74
0,63
3 IV
37,5-
47,5
330,0-

690,0
312.0-
637,0
0,63-
0,65
0,64
0,56-
0,59
0,58
Đối với cá cái, độ béo F và C trung bình đạt giá trị cao nhất (0,88 và 0,83) khi tuyến sinh
dục ở giai đoạn II và giảm dần theo sự phát triển của tuyến sinh dục. Đến giai đoạn III thì độ béo
F và C đạt giá trị 0,69 và 0,63. Độ béo F và C đạt giá trị thấp nhất (0,64 và 0,58) khi tuyến sinh
dục phát triển ở giai đoạn IV. Theo Xakun và Buskaia (1968) khi tuyến sinh dục ở giai đoạn II thì
cá không cần nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển tuyến sinh dục nên dinh dưỡng chủ yếu tập
trung tích lũy ở các cơ quan khác. Lúc cá có tuyến sinh dục phát triển đến giai đoạn III và IV thì
lúc này các chất dinh dưỡng lại được huy động cho việc hình thành và hoàn thiện các sản phẩm
sinh dục, chính vì vậy hệ số độ béo ở trong giai đoạn này là thấp nhất.
Hình 1. Phân biệt đực cái ở cá trê Phú Quốc; (a) cá đực, (b)
cá cái
3.3. Sự thay đổi của độ béo theo thời gian
Sự thay đổi độ béo Fulton (F) và Clark (C) của cá trê Phú Quốc cái theo thời gian được
trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2: Sự thay đổi độ béo Fulton (F) và Clark (C) của cá trê Phú Quốc cái theo thời gian
STT Tháng L
s
(cm) W (g) W
0
(g) F F Tb C C Tb
1 3/2010
26,5-

35,8
169,0-
316,8
162,0-
299,7
0,69-
0,91
0,82
0,65-
0,87
0,77
2 5/2010
37,0-
47,5
330,0-
694,0
291.9-
640,0
0,62-
0,73
0,65
0,56-
0,62
0,59
Độ béo F và C của cá trê Phú Quốc cái giảm dần từ tháng 3 (0,82 và 0,77) đến tháng 5
(0,65 và 0,59). Khi đối chiếu với sự thành thục của cá chúng tôi nhận thấy vào tháng 5 cá cái có
tuyến sinh dục phát triển hơn hẳn tháng 3. Vào tháng 3 cá chủ yếu ở giai đoạn II (60%) và giai
đoạn III (40%) trong khi vào tháng 5 tuyến sinh dục cá cái chủ yếu ở giai đoạn III (57%) và giai
đoạn IV (43%). Điều này cho thấy rằng từ tháng 3 đến tháng 5 chất dinh dưỡng cần thiết đang
được huy động cho quá trình phát triển và hoàn thiện các sản phẩm sinh dục vì vậy độ béo của cá

giảm đi rõ rệt theo thời gian. Qui luật về sự biến đổi độ béo Fulton (F) và Clark (C) của cá trê
Phú Quốc cái theo quá trình phát dục và thời gian tương tự với một số loài cá ở đồng bằng sông
Cửu Long như cá kết (Nguyễn Văn Triều và ctv., 2006), cá leo (Nguyễn Bạch Loan và ctv.,
2006).
3.4. Kích cỡ và hệ số thành thục
Kích cỡ thành thục
Với những mẫu thu được, chúng tôi nhận thấy, cá cái có kích thước và khối lượng thành
thục sinh dục tối thiểu là 43 cm và 399 g; trong khi đó cá đực có kích thước và khối lượng thành
thục sinh dục thấp hơn cá cái, tối thiểu là 38 cm và 270 g. Khi so sánh kích cỡ thành thục sinh
dục của các trê Phú Quốc với cá trê vàng (Dương Tấn Lộc, 2005) chúng tôi nhận thấy cá trê Phú
Quốc có khối lượng và kích thước thành thục sinh dục lớn hơn hẳn cá trê vàng.
Hệ số thành thục
Hệ số thành thục của cá trong tự nhiên thể hiện tính mùa vụ sinh sản và có liên quan mật
thiết với dinh dưỡng và môi trường sống. Mỗi loài cá có một hệ số thành thục riêng và khi xác
định được hệ số thành thục giúp chúng ta có thể xác định được mùa vụ sinh sản của cá.
a. Mối tương quan giữa HSTT và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
Hệ số thành thục (GSI) trung bình của cá cái và cá đực đều tăng dần từ giai đoạn II, III và
IV với các chỉ số GSI lần lượt là 0,2, 0,46 và 3,19% cho cá cái, và 0,16; 0,20 và 0,27% cho cá
đực (Bảng 3). Theo Xakun và Buskaia (1968), GSI đạt cao nhất ở cả hai giới tính khi tuyến sinh
dục đạt giai đoạn IV thành thục. Đây là giai đoạn cá có thể tham gia sinh sản khi có các điều kiện
sinh thái thích hợp. Cá cái khi thành thục sinh dục có chỉ số GSI (3,19%) cao hơn rất nhiều so
với cá đực (0,27%).
Bảng 3. Hệ số thành thục sinh dục của cá trê Phú Quốc theo các giai đoạn phát triển tuyến
sinh dục
STT Giới tính GĐTT G (g) W
0
(g) GSI (%) GSI Tb (%)
1 ♀ II 0,3-1,0 164,6-870,0 0,12-0,30 0,20
2 ♀ III 0,7-3,0 291,9-450,0 0,23-0,67 0,46
3 ♀ IV 5,4-38,0 346,7-867,0 1,56-5,94 3,19

4 ♂ II 0,7 442,6 0,16 0,16
5 ♂ III 0,4-1,0 238,5-450,0 0,12-0,25 0,20
6 ♂ IV 1,7-2,1 255,6-876,7 0,19-0,35 0,27
b. Sự thay đổi HSTT ở cá trê Phú Quốc theo thời gian
Hệ số thành thục sinh dục của cá trê Phú Quốc có sự biến động theo thời gian (Bảng 4).
Hệ số thành thục sinh dục của cá trê Phú Quốc ở cả hai giới tính cái và đực có giá trị cao nhất
vào tháng 7 (2,46% và 0,24%); giảm thấp nhất vào tháng 3 năm sau (0,24% và 0,20%) và tăng
cao vào tháng 5 (1,40% và 0,24%).
Bảng 4. Hệ số thành thục sinh dục của cá trê Phú Quốc theo thời gian
STT Tháng ♂/♀ GĐTT G (g) W
0
(g) GSI (%) GSI Tb (%)
1 7/2009
♀ II 1,0 870,0 0,12
2,46♀ III 3,0 450,0 0,67
♀ IV 27,0-38,0 640,0-867,0 3,11-5,94
2 7/2009
♂ III 1,0 450,0 0,22
0,24
♂ IV 0,7-2,0 361,0-676,0 0,19-0,30
3 3/2010
♀ II 0,3-0,5 164,6-169,0 0,18-0,30
0,24
♀ III 0,7 299,7 0,23
4 3/2010
♂ II 0,7 442,6 0,16
0,20
♂ III 0,6 238,5 0,25
5 5/2010
♀ III 1,4 291,9 0,48

1,40
♀ IV 5,4-8,6 346,7-398,5 1,56-2,16
6 5/2010
♂ III 0,4 325,9 0,12
0,24
♂ IV 0,9-2,1 255,6-876,7 0,19-0,35
So sánh với một số loài cá da trơn khác cho thấy hệ số thành thục của cá trê Phú Quốc là
tương đối thấp, ví dụ hệ số thành thục của cá lăng vàng là 20,8 – 25% ở cá cái và 0,38 – 0,41% ở
cá đực (Ngô Văn Ngọc, 2005). Trong khi đó theo Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Kim Hường
(2006) thì cá trê trắng có hệ số thành thục sinh dục ở cá cái là 3,55% vào tháng 5 và 3,99% vào
tháng 6. Hệ số thành thục của cá trê trắng tuy cao hơn cá trê Phú Quốc mà chúng tôi nghiên cứu
được; tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể.
Kết quả phân tích sự biến thiên độ béo cũng như hệ số thành thục sinh dục của cá trê Phú
Quốc theo thời gian, kết hợp với việc xác định giai đoạn thành thục tuyến sinh dục ở cả 2 giới
tính cái và đực, cho thấy cá trê Phú Quốc có quá trình phát dục vào tháng 3, có khả năng sinh sản
vào tháng 5 và sự sinh sản có thể kéo dài đến tháng 7. Theo kết quả điều tra ngư dân cho thấy thời
gian xuất hiện và đánh bắt được con giống của cá trê Phú Quốc là vào khoảng tháng 6 đến tháng 7. Khi
thu mẫu cá từ tự nhiên, thời điểm đầu và giữa mùa mưa có thể bắt gặp được nhiều cá con nhất. Điều
này khẳng định rằng mùa vụ sinh sản của cá trê Phú Quốc là vào mùa mưa tại miền nam Việt Nam và
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.
3.5. Thực Nghiệm Sinh Sản Nhân Tạo Cá Trê Phú Quốc
Kết quả cho cá trê Phú Quốc sinh sản nhân tạo năm 2010
Kết quả sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc năm 2010 được tổng hợp trong Bảng 5. Kết
quả sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc năm 2010 cho thấy cá đáp ứng tốt với CKTSS là HCG ở
liều 3.000 – 4.000 UI/kg thể trọng cá cái với phép tiêm 2 lần đối với cá cái. Liều sơ bộ và liều
quyết định có thể cách nhau 8 - 10 giờ.
Khi so sánh với kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá lăng nha của Nguyễn Chung
(2006) cho thấy liều HCG kích thích cá trê Phú Quốc sinh sản là thấp hơn và thời gian tiêm giữa
hai lần tiêm lại dài hơn so cá lăng nha (liều tiêm cá lăng nha là 4.000 – 4.500 UI/kg cá cái, thời
gian giữa 2 lần tiêm là 5 – 6 giờ). Trong khi đó liều HCG sử dụng cho sinh sản cá trê Phú Quốc

lại cao hơn so với cá trê phi với liều 2.500 UI/kg cá cái (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến,
2001) và cá trê trắng với liều 2.000 – 2.500 UI/kg cá cái (Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Kim
Hường, 2006). Sự khác nhau về liều HCG kích thích sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc so với
các loài cá lăng nha và các loài cá trê khác có thể do sự đáp ứng khác nhau của loài. Liều HCG
dùng cho cá trê Phú Quốc cao hơn các loài cá trê khác cũng có thể do cá trê Phú Quốc mới được
gia hóa và thời điểm cho cá sinh sản nhân tạo là đầu mùa vụ sinh sản và cá mới tham gia sinh sản
lần đầu nên cá cần liều HCG tương đối lớn để có đáp ứng sinh sản tốt.
Bảng 5. Kết quả sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc năm 2010
Địa điểm nuôi vỗ -
sinh sản
Nhiệt độ
nước (°C)
Liều
HCG
(UI/kg)
Tỉ lệ cá
cái SS
(%)
Tỉ lệ thụ
tinh (%)
Tỉ lệ
nở (%)
Tỉ lệ sống
sau 5 ngày
(con)
Phú Quốc – ĐHNL 29 – 31
3.000 50 47,6 30 0
3.500 66,7 58.6 50 0
4.000 100 82,6 60 0
Phú Quốc – Phú

Quốc*
28 – 30 3.500 88,9 60 30 0
Phú Quốc – ĐHNL
29,5 –
30,5
3.000 100 20
30
0
3.500 100 15 0
4.000 100 30 0
Phú Quốc – Giồng
Riềng
29 – 30,5 4.000 45 60 70 150
Ở nhiệt độ nước từ 28 – 31°C, thời gian hiệu ứng của HCG đối với cá trê Phú Quốc dao
động từ 15 – 17 giờ. Ở cùng nhiệt độ, cá lăng nha sẽ rụng trứng hàng loạt sau 12 giờ tiêm liều
quyết định (Đào Dương Thanh và Đặng Thị Quyên Trinh, 2004). Đối với cá trê vàng thời gian
hiệu ứng là 8 – 9 giờ ở nhiệt độ 28 – 30°C (Nguyễn Tường Anh, 2004). Theo SEAFDEC (1999)
thời gian hiệu ứng thay đổi theo CKTSS khi kích thích sinh sản nhân tạo trên cá trê vàng. Não
thùy cá (pituitary gland) có thời gian hiệu ứng ngắn nhất, 13 - 14 giờ; HCG từ 13 – 18 giờ; và
LHRHa từ 16 – 20 giờ. Nếu so với các loài cá nêu trên thì rõ ràng cá trê Phú Quốc có thời gian
hiệu ứng dài hơn rất nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể cũng do đây là cá mới được
gia hóa, cá tham gia sinh sản lần đầu và thời điểm cho sinh sản là đầu mùa vụ sinh sản nên thời
gian hiệu ứng của cá trê Phú Quốc sẽ dài hơn những loài khác.
Qua 4 lần cho cá trê Phú Quốc sinh sản nhân tạo với các liều HCG khác nhau, tỉ lệ thụ
tinh và tỉ lệ nở có khuynh hướng gia tăng cùng với liều HCG. Tỉ lệ nở cũng có tương quan thuận
với tỉ lệ thụ tinh. Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ của các lần cho cá trê Phú Quốc sinh sản là khác nhau
nhưng nhìn chung là khá thấp và không thu được cá bột (Bảng 5). Cá bố mẹ cho sinh sản có sự
thành thục tốt và các yếu tố môi trường là thích hợp, vậy yếu tố gì đã làm cho các chỉ tiêu sinh
sản đạt thấp?
Chúng tôi cho rằng, tuy địa điểm cho cá sinh sản khác nhau nhưng có một điểm chung,

đó là cá bố mẹ tham gia sinh sản lần đầu, được đánh bắt và lưu giữ trong điều kiện chật hẹp, và
được vận chuyển qua thời gian dài nên đã bị stress. Theo Harper và Wolf (2009), việc bắt giữ,
vận chuyển và thao tác là những yếu tố gây stress (stressors) cho cá. Những hoạt động là gia tăng
đáp ứng stress trên cá nuôi bao gồm phân loại, phân cỡ và xử lý vaccine (Burgess và Coss 1982;
trích bởi Harper và Wolf, 2009). Các yếu tố gây stress khác có thể sự đông đúc, thiếu ôxy, tổn
thương do va chạm cơ học, các ảnh hưởng sau gây mê (Harper và Wolf, 2009). Sự thiếu ôxy đối
với các mô có thể dẫn đến tổn thương làm hoại tử hay chết các cơ quan (Geng 2003 và van der
Meer và ctv., 2005; trích bởi Harper và Wolf, 2009). Contreras-Sinchez và ctv. (1998) nhận thấy
stress có ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss). Cá được gây
stress ở giai đoạn thành thục cuối cùng cũng như trong suốt quá trình thí nghiệm đã rụng trứng
trung bình sớm 2 tuần so với nhóm đối chứng.
Do cá trê Phú Quốc có cơ quan hô hấp phụ nên trong điều kiện chật hẹp và thiếu ôxy, cá
có thể tồn tại nhưng tổ chức sinh dục, có nhu cầu ôxy cao, đã bị tác động và ảnh hưởng xấu đến
khả năng thụ tinh, phát triển phôi, nở và sức sống của ấu trùng. Schreck và ctv. (2001) chỉ ra rằng
đáp ứng sinh lý của một cá cái đối với stress có thể có hậu quả đáng kể đến chất lượng của sản
phẩm sinh dục và sự khỏe mạnh của thế hệ con. Morgan và ctv. (1999) đã khảo sát ảnh hưởng
của stress đến sự sinh sản của cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) trong điều kiện phòng
thí nghiệm. Kết quả cho thấy cá bị stress bắt cặp ít hơn và hoạt động bắt cặp bị thay đổi; có sự
khác biệt nhỏ về sản lượng trứng, và tỉ lệ thụ tinh, sự nở thành công và thời gian nhịn đói của ấu
trùng giữa 2 nhóm cá bị gây stress và đối chứng nhưng cá bị stress cho ra tỉ lệ ấu trùng bị dị hình
cao hơn. Tác động của stress do vận chuyển có thể nhận biết ngay ở giai đoạn phát triển phôi của
cá trê Phú Quốc. Phôi có sự phát triển bất thường. Một tỉ lệ cao phôi có thời gian phát triển dài
(có thể đến 38 giờ) nên dù đã phát triển đầy đủ nhưng rất yếu nên không thể thoát khỏi vỏ trứng
(Hình 2). Tương tự, rất nhiều ấu trùng mới nở bị dị hình (Hình 3). Các ấu trùng này rất yếu,
thường xuyên nằm ở đáy dụng cụ ấp và chết trước khi tiêu hết noãn hoàng. Ảnh hưởng xấu của
quá trình vận chuyển cá bố mẹ đến quá trình phát triển phôi và sức sống của ấu trùng cá được
chứng minh với kết quả của lần cho cá sinh sản thăm dò. Ở lần này, cá bố mẹ đánh bắt từ ao nuôi
của nông dân về địa điểm cho sinh sản chỉ khoảng 1 giờ. Tỉ lệ cá đẻ và thụ tinh rất cao nhưng
điều kiện ấp trứng không đảm bảo đủ ôxy nên đã không thu được cá bột. Ở lần cho cá sinh sản
thứ tư, cá bố mẹ được đánh bắt và vận chuyển ngay từ Phú Quốc về Giồng Riềng – Kiên Giang.

Thời gian vận chuyển ngắn hơn, chỉ khoảng 6 giờ, cá ít bị stress hơn nên tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở tốt
hơn và đã thu được cá bột, tuy số lượng còn ít.
Hình 3. Ấu trùng cá dị hình (32 giờ sau khi thụ tinh)
Hình 2. Phôi phát triển bất thường (26 giờ 30 phút sau khi thụ tinh)
Ấu trùng cá lăng vàng mới nở có chiều dài khoảng 4 – 5 mm (Ngô Văn Ngọc, 2005) và
cá lăng nha là 7 mm (Đào Dương Thanh và Đặng Thị Quyên Trinh, 2004). Thời gian để ấu trùng
cá lăng vàng và cá lăng nha tiêu hết noãn hoàng và có thể ăn thức ăn từ bên ngoài là Moina sau 3
ngày tuổi. Ấu trùng cá trê Phú Quốc có kích thước khoảng 5 – 6 mm, tương đương với các loài
cá trên nhưng phải sau 5 ngày sau khi nở mới tiêu hết noãn hoàng và ăn ngoài. Điều này có thể
do đặc trưng của loài, nhưng cũng có thể do ảnh hưởng của quá trình vận chuyển cá bố mẹ.
Kết quả cho cá trê Phú Quốc sinh sản nhân tạo năm 2011
Kết quả sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc năm 2011 được tổng hợp trong Bảng 6.
Bảng 6. Kết quả sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc năm 2011
Địa điểm nuôi vỗ -
sinh sản
Nhiệt độ nước
(°C)
Liều
HCG
(UI/kg)
Tỉ lệ cá
cái SS
(%)
Tỉ lệ thụ
tinh (%)
Tỉ lệ
nở (%)
Tỉ lệ sống
sau 5 ngày
(%)

ĐHNL – ĐHNL
29 – 31,5 4.500 100 88,4 0,1 0
27,5 – 30,5 4.500 100 85,2 0 0
28 – 30,5 4.500 100 87,8 0 0
Phú Quốc – Phú
Quốc
25 – 26 6.000 100 93,7 67 *
Giồng Riềng –
Giồng Riềng
28 – 30 6.000 100 88,6 0,1 0
Phú Quốc – Giồng
Riềng
29 – 31 6.000 100 88,1 59,2 *
27 – 30 6.000 100 86,9 52,5 *
26 – 28 6.000 100 84,4 46,3 *
Ghi chú: * Cá bị hao hụt do sự cố kỹ thuật
Liều HCG sử dụng ở năm 2011 (4.500 – 6.000 UI/kg thể trọng cá cái) cao hơn năm 2010
(3.000 – 4.000 UI/kg thể trọng) và khoảng cách giữa 2 liều sơ bộ và liều quyết định được rút
ngắn hơn, cách nhau 6 - 8 giờ. Kết quả sinh sản nhân tạo cá trê Phú Quốc năm 2011 cho thấy cá
đáp ứng với CKTSS là HCG tốt hơn, tỉ lệ cá cái sinh sản là 100%. Thời gian hiệu ứng cũng được
rút ngắn hơn so với năm 2010.
Thời gian phát triển phôi dài hay ngắn là đặc trưng của từng loài và phụ thuộc rất lớn vào
điều kiện môi trường. Chúng tôi nhận thấy rằng trong khoảng nhiệt độ 28 – 30°C thì thời gian
phát triển phôi của cá trê Phú Quốc là 27 – 28 giờ; ở nhiệt độ thấp, 25 – 26°C, thời gian phát
triển phôi có thể kéo dài tới 48 giờ. Thời gian phát triển phôi của cá kết ở nhiệt độ 28 – 29°C là
22 giờ 15 phút (Dương Nhựt Long, 2007), thời gian phát triển phôi của cá lăng nha ở nhiệt độ
28,5°C là 20 – 22 giờ (Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Văn Triều, 2008), thời gian phát triển phôi
của cá trê vàng ở nhiệt độ 28 - 29°C là 26 – 28 giờ (Nguyễn Tường Anh, 2004). Ở cùng nhiệt độ,
thời gian phát triển phôi của cá trê Phú Quốc là dài hơn của cá kết và cá lăng và tương đương cá
trê vàng. Tuy nhiên, khi cho cá bố mẹ của các đàn cá ở Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản và

Giồng Riềng được nuôi vỗ và cho sinh sản tại chỗ nhưng thời gian phát triển phôi rất dài (34 -35
giờ) và không nở. Như vậy phôi đã phát triển đầy đủ nhưng không nở không phải do ảnh hưởng
của quá trình vận chuyển cá bố mẹ như ở năm 2010 mà có thể do sự thiếu dưỡng chất cần thiết từ
quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ. Schreck và ctv. (2001) chỉ ra rằng các yếu tố môi trường gây stress
(environmental stressors) và đặc biệt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức sinh sản và chất
lượng sản phẩm sinh dục trên cá. Theo Hornung và ctv. (1998; trích bởi Schreck và ctv., 2001),
sự thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiamine, dẫn tới hiện tượng chết hàng loạt phôi trên cá.
Tỉ lệ trứng thụ tinh năm 2011 nhìn chung là cao (84,4 – 93,7%) và ổn định. Trái lại, tỉ lệ
nở lại có sự lại có sự thay đổi lớn (0 – 67%). Cá bố mẹ của đàn cá nuôi ở Phú Quốc có tỉ lệ thụ
tinh khá tốt và cá bố mẹ cho sinh sản tại chỗ có tỉ lệ nở (67%) cao hơn cá phải vận chuyển vể
Giồng Riềng cho sinh sản (46,3 – 59,2%). Sự vận chuyển rõ ràng đã gây stress cho cá bố mẹ và
làm giảm tỉ lệ nở của phôi. Cá bố mẹ của các đàn cá ở Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản và
Giồng Riềng được nuôi vỗ và cho sinh sản tại chỗ nhưng phôi gần như không nở. Điều này có
thể do điều kiện nuôi vỗ khác nhau. Sự khác biệt về điều kiện nuôi vỗ giữa các đàn cá chính là
thức ăn sử dụng. Thức ăn cho đàn cá nuôi ở Phú Quốc chủ yếu là cá tạp, được bổ sung thức ăn
viên trong khi của các đàn cá khác chỉ là thức ăn viên (đàn cá ở Trại thực nghiệm Khoa Thủy
Sản) hay thức ăn viên được bổ sung trùn quế (đàn cá ở Giồng Riềng). Do chưa có nghiên cứu về
nhu cầu dinh dưỡng của cá trê Phú Quốc và thức ăn viên sử dụng là thức ăn cho nuôi thương
phẩm các loài cá khác nên thức ăn cá tạp của đàn cá nuôi ở Phú Quốc, gần với thức ăn tự nhiên,
đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát dục của cá bố mẹ dẫn đến chất
lượng sản phẩm sinh dục tốt, phôi khỏe và nở cao hơn.
Do không có điều kiện nên ấu trùng của cá cho sinh sản tại Phú Quốc được chuyển về
Giồng Riềng để ương cùng với ấu trùng của cá cho sinh sản ở Giồng Riềng. Ấu trùng cá được
ương trong bể lót bạt có hệ thống phun mưa để tăng cường ôxy. Do sự cố mất điện dẫn tới bể
ương bị thiếu ôxy và cá chết hàng loạt.
Do số lượng cá bột còn ít, khoảng 150 con, nên đề tài không có điều kiện bố trí thí
nghiệm để xác định loại thức ăn và mật độ thích hợp trong ương nuôi cá trê Phú Quốc. Dưới đây
là kết quả bước đầu trong ương giống cá trê Phú Quốc trong bể composite tại Giồng Riềng. Các
chỉ tiêu chất lượng nước trong suốt quá trình ương là thích hợp cho cá: nhiệt độ dao động trong
khoảng 28 – 30°C, pH 7 – 7,5, hàm lượng ôxy hòa tan là 5 – 5,2 mg/L.

Trong quá trình ương chúng tôi nhận thấy cá bột phát triển rất chậm. Ấu trùng cá khi mới
nở có khối noãn hoàng rất to và có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng từ 5 – 6 mm, thường nằm ở
đáy bể ương. Ấu trùng cá ít vận động trong khoảng thời gian 3 ngày đầu. Lúc này cá dinh dưỡng
bằng noãn hoàng, chỉ nằm dưới đáy và quay tròn khi có tác động từ bên ngoài. Sau 3 ngày chúng
tôi bổ sung sữa bột hiệu Ensure cho cá, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một ít. Sau 3 ngày tuổi cá có
chiều dài khoảng 6 – 7 mm một số cá thể khỏe mạnh có thể bơi lên mặt nước được. Tuy nhiên,
lúc này đa số cá vẫn còn nằm dưới đáy và chưa tiêu hết noãn hoàng.
Sau 5 ngày, noãn hoàng tiêu biến hoàn toàn và lúc này cá bắt đầu bắt mồi khá tích cực.
Tỷ lệ cá bột sống sau khi tiêu hết noãn hoàng là 80%. Lúc này chúng tôi cho cá ăn thêm Moina
kết hợp với sữa bột, mỗi ngày cho cá ăn 3 lần. Sau 10 ngày tuổi, cá dài khoảng 1,1 – 1,3 cm, có
thể sử dụng trùn chỉ (Tubifex) cắt nhỏ làm thức ăn. Sau 12 ngày thì cho ăn trùn chỉ nguyên con.
Cá sau 20 ngày tuổi dài khoảng 2,5 – 2,7 cm và vẫn được cho ăn trùn chỉ. Tỷ lệ sống ghi nhận
được sau 30 ngày tuổi là 100%.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết Luận
- Về đặc điểm sinh sản, cá trê Phú Quốc đực có gai sinh dục dài và nhọn, màu trắng ửng hồng, cá
cái có lỗ sinh dục tròn, màu ửng hồng. Cá thành thục sinh dục tương đối sớm, ở tuổi 1
+
. Mùa vụ
sinh sản của cá là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Cá trê Phú Quốc có hệ số thành
thục sinh dục thấp, đối với cá cái là 3,19% và cá đực là 0,26%.
- Trong sinh sản nhân tạo, cá trê Phú Quốc đáp ứng tốt với chất kích thích sinh sản là HCG, liều
tiêm phù hợp là 3.500 – 6.000 UI/kg thể trọng cá cái. Thực hiện tiêm 2 lần đối với cá cái, liều sơ
bộ là 500 UI/kg, liều quyết định tiêm sau liều sơ bộ 8 - 10 giờ. Ở nhiệt độ 27 - 31°C thời gian
hiệu ứng là 14 – 15 giờ. Áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, có thể vuốt trứng cá cái nhưng
phải hy sinh cá đực. Tỷ lệ thụ tinh đạt cao, từ 84.4 – 93.7%. Thời gian phát triển phôi là 27 – 28
giờ ở nhiệt độ 25 - 31°C. Tỷ lệ nở là 0 – 67%. Thời gian cá bắt đầu nở là 25 – 48 giờ ở nhiệt độ
25 - 31°C.
- Thức ăn nuôi vỗ có ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản. Việc vận chuyển cá bố mẹ trước khi
sinh sản đã gây stress cho cá và hậu quả là làm giảm tỉ lệ trứng thụ tinh và tỉ lệ cá nở.

- Cá mới nở có khối noãn hoàng to. Trong 5 ngày đầu sau khi nở, cá dinh dưỡng dựa vào noãn
hoàng. Sau 5 ngày thức ăn ban đầu thích hợp cho cá là Moina và sau 10 ngày là Tubifex. Tỉ lệ
sống sau 5 ngày tuổi là 0 – 80%.
4.2. Đề Nghị
Tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản, nghiên cứu nguyên nhân và tìm ra giải pháp
khắc phục tình trạng cá bột bị dị tật và nâng cao tỷ lệ sống của cá bột. Hoàn thiện quy trình sản
xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê Phú Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Tường Anh, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống một số cá nuôi. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Kiểm và Huỳnh Kim Hường, 2006. Nghiên cứu sự thành thục sinh dục và thử
nghiệm sinh sản nhân tạo cá trê trắng (Clarias batrachus). Tạp chí Nghiên cứu khoa học số
2/2006. Trường Đại học Cần Thơ, trang 86 – 92.
3. Nguyễn Văn Kiểm và Nguyễn Văn Triều, 2008. Nuôi vỗ thành thục và kích thích cá lăng
(Mystus wyckioides) sinh sản bằng kích dục tố. Tạp chí Nghiên cứu khoa học số 2/2008. Trường
Đại học Cần Thơ, trang 39 – 44.
4. Nguyễn Bạch Loan, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Hữu Lộc và Đặng Thị Thắm, 2006. Đặc điểm
hình thái và sinh học sinh sản của cá leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801). Tạp chí
Nghiên cứu khoa học số 1/2006. Trường Đại học Cần Thơ, trang 235 – 240.
5. Dương Nhựt Long, 2007. Kỹ thuật sản xuất giống và thực nghiệm nuôi thương phẩm cá kết
(Macronema bleekeri Gunther, 1864). Đề tài nghiên cứu khoa học, trường Đại học Cần Thơ, 79
trang.
6. Dương Tấn Lộc, 2005. Những điều cần biết về kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai và cá rô phi. Nhà
xuất bản Thanh Hóa. 37 trang.
7. Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2002. Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn, giun đất. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội, 99 trang.
8. Ngô Văn Ngọc, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống cá lăng vàng. Tuyển tập quy trình công nghệ
sản xuất giống thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 5 – 22.
9. Đào Dương Thanh và Đặng Thị Quyên Trinh, 2004. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá

lăng nha (Mystus wyckioides Chaux and Fang, 1949) Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản,
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, 51 trang.
10. Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long và Bùi Châu Trúc Đan, 2006. Nghiên cứu đặc điểm
sinh học cá kết (Kryptopterus bleekeri Gunther, 1864). Tạp chí Nghiên cứu khoa học số 1/2006.
Trường Đại học Cần Thơ, trang 223 – 234.
Tài liệu dịch
11. Xakun, O.F và N.A. Bustkaia, 1968. Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ
sinh dục cá (Lê Thành Lựu và Trần Mai Thiên dịch). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
12. Contreras-Sinchez, W.M., C.B. Schreck, M.S. Fitzpatrick and C.B. Pereira, 1998. Effects of
stress on the reproductive performance of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss). Biology of
Reproduction, Vol. 58, No.2, 439-447.
13. Harper, C. and J.C. Wolf, 2009. Morphologic effects of the stress response in fish. ILAR
Journal, Vol. 50, No. 4, 387-396.
14. Ng, H.H., D.K. Hong and N.V. Tu, 2011. Clarias gracilentus, a new walking catfish
(Teleostei: Clariidae) from Vietnam and Cambodia. Zootaxa, 2823, 61 - 68.
15. Schreck, C.B., W. Contreras-Sanchez, M.S. Fitzpatrick, 2001. Effects of stress on fish
reproduction, gamete quality, and progeny. Aquaculture, 197, 3–24.
16. SEAFDEC, 1999. Seed production of the native catfish Clarias macrocephalus. Aquaculture
Department, Southeast Asian Fisheries Development Center.
ABSTRACT
Phu Quoc Clariid catfish, Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011, is a new species found in the Phu Quoc
Island of Kien Giang Province. The Phu Quoc clariid catfish reaches puberty quite early, at 1
+
. It is easy to
discriminate male from female fish based on genital opens. Main spawning season of the fish is in early rainy
months, from May to July yearly. In artificial propagation, the Phu Quoc clariid catfish could respond well to the
reproductive stimulant of HCG at induced doses of 3500 – 6000 UI/kg body weight of female fish. Double injection
practice was suitable to induce the female animals spawning with an interval of 8 – 10 hours between primary and
decisive doses. Artificial insemination could be applied for the Phu Quoc clariid catfish by stripping the females and

sacrificing the males. At temperature of 27 - 31°C, the latency period of the Phu Quoc clariid catfish was 14 – 15
hours. Fertilization ratio was high, 84.4 – 93.7%. Embryonic development period was 27 - 28 hours at temperature
of 27 - 31°C. Hatching ratio was 0 – 67%. Hatching period was 25 - 48 hours at temperature of 25 - 31°C.
Transportation of broodstock before induced spawning resulted in stress on breeders and consequently decreased
fertilization and hatching ratios. Feed types used during gonadal maturating culture of breeders affected artificial
propagation results. Hatchlings possessed a big yolk sac and were based on yolk for first five days. Five-day old fry
fed on Moina and ten-day old fry fed on Tubifex. Survival ratio of five-day old fry was 0 – 80%.
Key words: Phu Quoc clariid catfish, Clarias gracilentus, reproductive characteristics, artificial propagation

×