Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HNTS 2012 12 tóm tắt HOẠT ĐỘNG NGHIÊN cứu KHOA học và CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.63 KB, 6 trang )

TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ
Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ Năm 2011-2012
Khoa Thủy Sản được thành lập năm 1979, trên cơ sở Bộ Môn Thủy Sản trực thuộc Khoa Nông
Nghiệp. Qua quá trình phát triển, với nhiều lần tái cơ cấu và tổ chức, trở thành các Bộ môn trực
thuộc Khoa Nông Nghiệp (1996) hay Viện Khoa học Thủy Sản (2001) để phù hợp với chức năng
và nhiệm vụ của từng giai đoạn, năm 2002, Khoa Thủy sản đã được tái thành lập với nhiệm vụ
phát triển qui mô đào tạo, phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu
cầu phát triển của ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hơn 30
năm xây dựng và phát triển, Khoa Thủy sản đã không ngừng lớn mạnh, góp phần đáng kể trong
việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học đồng thời đóng góp nhiều thành tựu nghiên cứu khoa học
cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
KHCN VÀ CGCN
1.1. Thời cơ và thuận lợi
Ngành thủy sản Việt Nam đang phát triển nhanh, trở thành một trong những ngành kinh tế quan
trọng của cả nước. Vì vậy, nhu cầu về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là rất lớn.
Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ đóng trên địa bàn trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL), vùng trọng điểm cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, Khoa Thủy sản có
nhiều thuận lợi khi triển khai các đề tài nghiên cứu. Lực lượng cán bộ nghiên cứu của Khoa
Thủy sản có trình độ cao với 70,3% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học, trong đó có 25%
có trình độ phó giáo sư/tiến sĩ. Phần lớn cán bộ nghiên cứu được đào tạo từ nước ngoài với các
lãnh vực chuyên môn tương đối đa dạng, được tiếp cận với thực tế nên vững tay nghề và có
nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Lực lượng cán bộ nghiên cứu của Khoa Thủy sản, Đại học Cần
Thơ đa số còn rất trẻ, năng động và luôn khác khao được là việc cống hiến sức mình cho sự
nghiệp phát triển thủy sản. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ có mối quan hệ hợp tác chặt
chẻ với các địa phương ĐBSCL. Các đề tài nghiên cứu bám sát thực tế của ĐBSCL. Ngành Thủy
sản Đại học Cần Thơ có mối quan hệ hợp tác nghiên cứu rất rộng rải, đặc biệt là hợp tác quốc tế.
Mối quan hệ hợp tác nghiên cứu này giúp học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có ngành thủy
sản phát triển, nâng cao trình độ và năng lực nghiên cứu của cán bộ nghiên cứu. Đồng thời thông
qua các quan hệ hợp tác còn giúp cải thiện cơ sở vật chất và bổ sung kinh phí phục vụ công tác


nghiên cứu khoa học. Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ có hệ thống phòng thí nghiệm được
trang bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học của cán bộ trong Khoa.
1.2. Khó khăn, thách thức
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Thủy sản chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí hợp tác
quốc tế, nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp còn rất hạn chế. Kinh phí ngân sách mà
Khoa có được nhờ sự hỗ trợ của các Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) các tỉnh ở ĐBSCL hoặc
từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoa chưa khai thác được nguồn kinh phí nghiên cứu từ các đề tài
Nhà nước và Bộ chuyên ngành (Bộ NN&PTNT). Sự phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học bị
giàn trải nên không đủ để thực hiện tốt các nghiên cứu. Việc cấp kinh phí cũng không kịp thời
nên không đảm bảo tình thời vụ trong nghiên cứu. Các nghiên cứu được tài trợ còn tập trung
nhiều vào những lĩnh vực ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, các nghiên cứu cơ bản và cơ sở
chuyên ngành không được cấp kinh phí cho nên khi gặp những vấn đề khó khăn trong sản xuất
khó thể tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời. Các mô hình nuôi thủy sản thâm
canh phát triển mạnh dẫn đến dịch bệnh phát sinh, nhiều loại bệnh mới xuất hiện. Bên cạnh đó,
vấn đề ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản là những thách thức mới trong
nghiên cứu khoa học.
2. LỰC LƯỢNG CÁN BỘ NCKH
Khoa Thủy sản là một trong những Khoa mạnh của Trường Đại học Cần Thơ trên lãnh vực
nghiên cứu khoa học. Hiện nay, số cán bộ tham gia nghiên cứu là 94 người bao gồm 62 cán bộ
giảng dạy và 32 cán bộ nghiên cứu, trong số đó có 12 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 12 tiến sĩ, 42 thạc sĩ
(16 thạc sĩ đang là nghiên cứu sinh) và 28 kỹ sư/cử nhân.
3. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN 2011
-2012
3.1. Các đề tài nghiên cứu
Trong năm qua, Khoa Thủy sản đã thực hiện 55 đề tài nghiên cứu các cấp (Bảng 1), trong đó có
26 đề tài mới (được duyệt trong năm 2011), số còn lại là các đề tài được duyệt trước đó nhưng
tiếp tục thực hiện trong năm 2011.
Bảng 1. Số lượng đề tài các cấp đã và đang được thực hiện
Cấp quản lý Đề tài thực hiện trong
năm 2011-2012

Đề tài được duyệt
trong năm 2011
Hợp tác quốc tế 10 3
Đề tài nhánh cấp nhà nước 1 -
Cấp Bộ (Bộ GDĐT/Bộ NNPTNT) 12 3
Cấp Tỉnh 14 2
Cấp Trường 18 18
Tổng 55 26
Điểm mạnh về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Khoa Thủy sản là khai thác
tốt các nguồn kinh phí tài trợ từ các tổ chức ngoài nước thông qua các đề tài hợp tác quốc tế. Tuy
nhiên, Khoa Thủy sản chưa tranh thủ được các nguồn kinh phí từ đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp
Bộ chuyên ngành (Bộ NN&PTNT).
3.2. Những thành tựu chính trong giai đoạn 2011-2012
Với các đề tài nghiên cứu trên Khoa Thủy sản của Trường Đại học Cần Thơ đã đạt được những
thành tự đáng kể. Cho tới nay Khoa đã nghiên cứu thành công và đưa ra nhiều tiến bộ khoa học
ứng dụng rất hiệu quả trong sản xuất thúc đẩy sự phát triển nghề thủy sản, đặc biệt là ở vùng
ĐBSCL. Những thành tựu chủ yếu là:
3.2.1. Lĩnh vực môi trường và thủy sinh học ứng dụng
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của tảo Spirulina platensis: khả năng hấp thụ chất dinh
dưỡng của tảo trong các dạng nước thải khác nhau (từ ao nuôi cá tra, nước thải sinh hoạt, nước
thải hầm ủ biogas…)… có thể ứng dụng xử lý nước thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn
nước hiện nay. Quy trình nuôi và sử dụng luân trùng nước ngọt (Brachionus angularis) cho ương
cá nước ngọt giai đoạn bột lên hương (cá bống tượng, cá tra) nhằm nâng cao tỉ lệ sống cá bột giai
đoạn 1-20 ngày tuổi. Tuyển chọn được 9 dòng vi khuẩn Bacillus, 2 dòng vi khuẩn Nitrosomonas
và 2 dòng vi khuẩn Nitrobacter sử dụng trong xử lý nước thải ao nuôi tôm.
3.2.2. Lĩnh vực nguồn lợi
Cập nhật thành phần loài cá nước ngọt và nước lợ ở hạ lưu sông Mekong và Chao Phraya. Đánh
giá biến động quần đàn của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) phân bố vùng ven biển Sóc
Trăng - Bạc Liêu
3.2.3. Lĩnh vực bệnh học

Sự đáp ứng miễn dịch của tôm càng xanh đối với virus WSSV. Tạo DNA tái tổ hợp mang gen
của virus WSSV ứng dụng trong chẩn đoán bệnh đốm trắng trên tôm. Tạo kít chẩn đoán đồng
thời ba bệnh do vi khuẩn Edwarsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila và Flavobacterium
columnare gây bệnh trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Xác định tác nhân gây bệnh
đen thân trên cá rô đồng (Anabas testudineus). Bệnh vi nấm trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus).
3.2.4. Lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn
Xây dựng mô hình năng lượng, sự biến đổi năng lượng và thức ăn cho cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus). Phương pháp cho ăn gián đoạn cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn trên cá tra
((Pangasianodon hypophthalmus). Phát triển phương pháp thay thế thức ăn cá tạp bằng thức ăn
viên cho cá lóc (Ophiocephalus striatus), cá lóc bông (Channa micropeltes), cá thát lát còm
(Notopterus chitala),…
3.2.5. Lĩnh vực sinh lý học
Xác định nhu cầu trao đổi chất và bơi lội của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong ao
nuôi. Xác định nhu cầu trao đổi chất, sinh trưởng và sử dụng thức ăn của tôm sú (Penaeus
monodon) ở điều kiện oxy và độ mặn khác nhau. Xác định nhu cầu trao đổi chất, sinh trưởng và
sử dụng thức ăn của tôm tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở điều kiện oxy hòa tan
khác nhau. Xác định nhu cầu trao đổi chất, sinh trưởng và sử dụng thức ăn của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) ở điều kiện oxy hòa tan khác nhau.
3.2.6. Lĩnh vực sản xuất giống thủy sản
Sinh sản nhân tạo cá Linh ống (Cirrihinus juillinni). Sinh sản nhân tạo cá heo nước ngọt (Botia
modesta). Bước đầu thành công trong sản xuất giống một số loài giáp xác khác như ba khía
(Sesarma mederi), cua đá (Myomenippe hardwickii), cua đồng (Somaniathelphusa germaini).
Bước đầu thành công trong kích thích sinh sản hầu rừng đước (Crassostrea sp.) và vọp (Geloina
coaxans).
3.2.7. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Mô hình nuôi cá lóc (Channa spp.) trong bể lót bạt. Bước đầu nghiên cứu phát triển mô hình
nuôi cá chép Hungary (Cyprinus carpio) trong ruộng lúa và thâm canh trong ao đất. Phát triển
mô hình ương và nuôi cá thương phẩm trên vùng đất nhiễm phèn. Nghiên cứu xây dựng và phát
triển các qui trình nuôi thương phẩm một số đối tượng hải sản trong hệ thống tuần hoàn như nuôi

cua lột, cua gạch, tôm chân trắng, cá kèo, cá chình.
3.2.8. Lĩnh vực chế biến thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm
Sử dụng phụ phẩm thịt cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và các loài cá có giá trị kinh tế
thấp chế biến surimi và các sản phẩm giá trị gia tăng như thanh cua, thanh tôm và xúc xích các
loại. Phát triển kỹ thuật xông khói cá và một số loài thủy sản khác nhằm đa dạng hóa các mặt
hàng từ thủy sản đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Kỹ thuật sản xuất gelatin từ phụ phẩm cá
tra, chitosan từ vỏ tôm. Sự biến đổi của sản phẩm thủy sản trong quá trình bảo quản. Phát triển
và chuẩn hóa phương pháp phân tích tồn lưu kháng sinh và độc chất trong sản phẩm thủy sản
(Chloramphenicol, florphenicol, florphenicol amine, malachite green, leucomalachite green, dẫn
xuất Nitrofurans (AOZ, AMOZ, AHD, SEM), fluoroquinolone (enrofloxacin, ciprofloxacin,
norfloxacin), và trifluraline (sắc ký khí).
3.2.9. Lĩnh vực kinh tế xã hội nghề cá
Đánh giá chuỗi giá trị ngành hàng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc
(Ophiocephalus striatus) tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và nghêu (Meretrix
lyrata).
4. CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Trong giai đoạn 2011-2012, Khoa đã tổ chức một số lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ cho
các tổ chức, cá nhân và nông dân ở trong và ngoài nước. Các khóa tập huấn tập chuyển giao
công nghệ trung trên một số lãnh vực sau:
Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh. Kỹ thuật sản xuất giống tôm sú. Kỹ thuật sản xuất trứng
bào xác Artemia. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển (chuyển giao cho Pháp và Mozambique). Đào
tạo nghề cho nông dân nông thôn.
5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ XUẤT BẢN ẤN PHẨM
Trong năm 2011-2012, Khoa Thủy sản đã tổ chức thành công một số Hội nghị khoa học và Hội
nghị chuyên đề như: Hội nghị khoa học thủy sản ĐBSCL lần 4; Thực hành nuôi tốt hơn (BMP);
Tác động của biến đổi khí hậu lên cá tra ở ĐBSCL; Liên kết chuổi giá trị trong sản xuất và tiêu
thụ cá tra Trong các hội nghị trên có nhiều bài báo cáo khoa học được công bố. Ngoài ra, Khoa
còn cử nhiều lược cán bộ tham dự các hội nghị khoa học ở nước ngoài và trong nước.
Trong năm qua, Khoa Thủy sản cũng đã xuất bản được 108 bài báo khoa học được đăng trên các
tạp chí có uy tín trong và ngoài nước, trong đó có 17 bài đăng trên các tạp chí quốc tế và 91 bài

đăng trên các tạp chí trong nước.
6. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Căn cứ vào chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản của Chính phủ, định hướng nghiên cứu của
Trường đại học Cần Thơ và nhu cầu nghiên cứu của các địa phương trong vùng ĐBSCL, Khoa
Thủy sản đề xuất định hướng nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2015 trên 6 lãnh vực được trình
bày sau đây:
6.1. Lĩnh vực môi trường và nguồn lợi
Ứng dụng và phát triển các mô hình xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản,…Phát triển
phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá và quản lý môi trường nước. Nghiên cứu giải
pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm/cá thâm canh. Nghiên cứu sinh học, đánh giá và bảo tồn
nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL. Xây dựng bảo tàng nguồn lợi thủy sản ĐBSCL.
6.2. Lĩnh vực sinh lý và dinh dưỡng
Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng và phát triển thức ăn nuôi các loài cá bản địa có giá trị kinh tế.
Nghiên cứu phát triển thức ăn tối ưu dinh dưỡng và ít chất thải cho nuôi tôm/cá thâm canh. Ảnh
hưởng của hóa chất, kháng sinh, thuốc trừ sâu lên quá trình sinh lý sinh hóa, huyết học, sinh
trưởng và tồn lưu trên các đối tượng nuôi thâm canh. Nghiên cứu sự thích ứng của các thủy sản
bản địa với biến đổi khí hậu như độ mặn và nhiệt độ.
6.3. Lĩnh vực bệnh học thủy sản
Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong dịch tể, chẩn đoán và phòng trị bệnh
tôm cá (PCR-genotyping, mRT-PCR, vaccin…). Sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh thủy
sản…Nghiên cứu bệnh mới phát sinh và sự lan truyền bệnh trong điều kiện biến đổi khí hậu
(nhiệt độ tăng và xâm nhập mặn…).
6.4. Lĩnh vực giống và nuôi thủy sản
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mới kỹ thuật giống các loài thủy sản bản địa có giá
trị kinh tế và cá cảnh ngọt/mặn/lợ. Nghiên cứu chọn giống và tạo giống chịu mặn và chịu nhiệt
độ cao một số loài thủy sản quan trọng để thích ứng biến đổi khí hậu. Nghiên cứu và ứng dụng
các mô hình nuôi thủy sản bền vững và theo chuẩn chứng nhận (BMP, GlobalGAP, ASC…).
6.5. Lĩnh vực kinh tế xã hội nghề cá
Nghiên cứu thị trường thủy sản (chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thị hiếu tiêu dùng). Phân tích
kinh tế - kỹ thuật các hoạt động thủy sản và vai trò đối với cộng đồng. Ứng dụng tối ưu hóa và

quản lý rủi ro trong ngành thủy sản. Giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh trong cơ sở sản xuất
kinh doanh thủy sản. Nghiên cứu kinh tế - xã hội phục vụ quản lý ngành và công tác quy hoạch
thủy sản.
6.6. Lĩnh vực chế biến thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm
Nghiên cứu các sản phẩm giá trị gia tăng từ các loài thủy sản bản địa và phụ phẩm trong chế biến
thủy sản. Nghiên cứu phương pháp phân tích dư lượng độc chất và vệ sinh an toàn trong sản
phẩm thủy sản.
KHOA THỦY SẢN

×