Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HNTS 2012 16 kết QUẢ NGHIÊN cứu TÍNH KHÁNG KHUẨN của DỊCH ép một số LOẠI THẢO mộc với VI KHUẨN streptococcus spp gây BỆNH lở LOÉT TRÊN cá rô PHI vằn oreochromis niloticus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.88 KB, 6 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH ÉP MỘT SỐ LOẠI
THẢO MỘC VỚI VI KHUẨN Streptococcus spp GÂY BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ RÔ
PHI VẰN Oreochromis niloticus
Trần Ngọc Hùng, Trương Thị Thành Vinh, Trần Hà Giang
Trường ĐH Vinh-Nghệ An
TÓM TẮT
Kết quả thử nghiệm cho thấy, các loại thảo dược gồm: ổi (Psidium guajava), bớp bớp (Chromolaena
odorata), chè xanh (Camellia sinensis) đều có tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn Streptococcus spp gây bệnh lở loét
trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Tác dụng của các loại thảo dược phụ thuộc vào bộ phận thu hái làm
nguyên liệu, nồng độ pha loãng dịch ép và nhiệt độ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nghiên cứu sử dụng các loại thảo dược trong phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn
cho các đối tượng động vật Thủy sản được coi là một hướng đi mới, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm vừa thân thiện với môi trường sinh thái [7].
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng đa dạng sinh học cao, nhiều loại
thảo dược quý đã được ghi nhận là có khả năng kháng khuẩn và đã được ứng dụng vào việc chữa
trị các bệnh nhiễm khuẩn trên người và một số loại động vật khác [3]. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu khả năng kháng khuẩn của các loại thảo dược đối với vi khuẩn gây bệnh trên đối tượng thủy
sản chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
Hiện nay, Streptococcus spp là một trong những tác nhân gây thiệt hại lớn trên các đối
tượng cá nước ngọt đặc biệt là trên cá rô phi vằn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi
trồng thuỷ sản thế giới. Ước tính thiệt hại hằng năm khoảng 150 triệu USD[4].
Chính vì thế, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm một số loài thảo dược gồm: chè xanh, ổi
và cây bớp bớp nhằm xác định mức độ kháng khuẩn của chúng đối với vi khuẩn streptococcus
spp
2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu
- Thời gian triển khai nghiên cứu: Từ 1/3 đến 10/5/2011 tại Phòng Vi sinh Bệnh học thủy
sản, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh.
- Đối tượng nghiên cứu: ổi (Psidium guajava), cây bớp bớp (Chromolaena odorata), chè
xanh (Camellia sinensis).


- Vật liệu nghiên cứu: Vi khuẩn streptococcus spp được phân lập trên cá rô phi có dấu
hiệu lở loét.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

 !"#$"%&&'()&'(*)'(%*)'
+,"#-./0"#*&12*)123&123)12
.4
5667"89
:";<=11>>
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu
- Thí nghiệm 1: So sánh tính kháng khuẩn của các bộ phận thu hái từ cây cỏ lào với 3
công thức thí nghiệm, mỗi công thức lặp lại 4 lần. Thảo dược được rửa sạch phơi ráo nước, xay,
vắt ép riêng các bộ phận thân, lá, ngọn và thử thăm dò tính kháng khuẩn.
- Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của mức độ pha loãng tới tính kháng khuẩn của dịch
ép lá bánh tẻ cây cỏ lào với 4 công thức thí nghiệm và mức pha loãng dịch ép nguyên chất trong
nước cất lần lượt là 50%, 25% và 12,5% mỗi công thức thí nghiệm lặp lại 4 lần.
- Thí nghiệm 3: Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến khả năng kháng khuẩn
của các loại thảo dược bằng cách: Đặt các khoanh giấy tẩm no dịch ép nguyên chất của các loại
thảo dược trong các đĩa petri đã được trang đều vi khuẩn và nuôi cấy ở các mức nhiệt độ: 20
o
C,
25
o
C, 30
o
C và 35
o
C. Ở mỗi mức nhiệt độ được lặp lại 4 lần.
Kết quả nghiên cứu về nồng độ và nhiệt độ được ghi nhận bằng đường kính vòng vô
khuẩn của các đĩa giấy tẩm dịch ép bằng phương pháp thử kháng sinh đồ của Bauer - Kirby, 1997

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của các loài thảo dược với Streptococcus spp
Bảng 1. Khả năng kháng khuẩn của của các loài thảo dược với Streptococcus spp
Chè xanh
(Camellia sinensis)
Ổi
(Psidium guajava)
Bớp bớp
(Chromolaena odorata)
Lá Ngọn Lá Ngọn Lá Ngọn Thân
+ + + + + - -
Qua thử nghiệm thăm dò, chúng tôi nhận thấy cả 3 loài thảo dược đều có khả năng kháng
khuẩn đối với vi khuẩn Streptococcus spp, tuy nhiên đối với chè xanh, ổi thì cả lá và ngọn đều có
khả năng kháng khuẩn. Chỉ riêng cây bớp bớp sử dụng lá còn ngọn và thân không có khả năng
kháng khuẩn. Năm 1983, cũng đã có nghiên cứu xác định hiệu lực kháng khuẩn của cây bớp bớp
thì thấy rằng ngọn cũng có hiệu lực kháng khuẩn kém [1], điều này cũng giống với kết quả mà
chúng tôi đã thử nghiệm.
Chính vì thế, chúng tôi sẽ sử dụng lá, ngọn của chè xanh và ổi, còn cây bớp bớp chỉ sử
dụng lá để tiến hành những nội dung nghiên cứu về thử nghiệm nồng độ và nhiệt độ tác dụng.
3.2. Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng nồng độ pha loãng dịch chiết lên khả năng kháng
khuẩn
Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ pha loãng dịch ép lên khả năng kháng khuẩn
Thảo dược
Nồng độ
pha loãng
Đường kính vòng kháng khuẩn (mm)
Chè xanh
(Camellia sinensis)
Ổi
(Psidium guajava)

Bớp bớp
(Chromolaena odorata)
100% 17,75 ± 0,41
d
20,63 ± 0,43
d
18,23
±
0,39
d
50% 14,81 ± 0,24
c
16,88 ± 0,32
c
15,55
±
0,21
c
25% 11,31 ± 0,47
b
14,63 ± 0,32
b
13,23
±
0,3
b
12,5% 9,56 ± 0,43
a
10,60 ± 0,31
a

9,23
±
0,33
a
(Các chữ cái cùng một cột khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đối với lá và ngọn chè xanh đường kính vòng vô khuẩn đo
được ở nồng độ 100% dịch ép là cao nhất với 17,75mm, thấp nhất là ở nồng độ pha loãng 12,5%
với 9,56 mm. Theo Bauer - Kirby, khi đường kính vòng vô khuẩn từ 11 - 20 mm thì vi khuẩn có
tính mẫn cảm trung bình, do đó ở cả dịch ép lá và ngọn ổi ở 3 mức pha loãng nồng độ 100%,
50% và 25% thì chỉ có tác dụng kháng khuẩn với Streptococcus spp ở mức trung bình, còn ở
nồng độ 12,5% thì mức kháng khuẩn yếu.
Hiện nay, trên thế giới có rất ít các nghiên cứu đề cập tới tính kháng khuẩn của lá chè
xanh trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, nghiên cứu cho đối tượng vi khuẩn gây bệnh trên
người thì đã có các công bố ví như: Ở Nhật Bản, cho rằng chè xanh có khả năng ức chế sự phát
triển của vi khuẩn Streptococcus mutans (vi khuẩn gây viêm lợi) khi sử dụng ở nồng độ
250µg/ml. Ở Trung Quốc, sử dụng phương pháp tách chiết cồn Ethanol để thu hoạt chất của chè
xanh Trung Quốc, hoạt chất có khả năng kháng lại vi khuẩn Listeria monocytogenes với đường
kính vòng vô khuẩn đạt được từ 1,01cm - 2,10cm [2]. Ở Đài Loan sản phẩm tách chiết từ chè
xanh trồng tại Đài Loan có khả năng kháng lại vi khuẩn có tên Staphylococcus aureus [6]. Như
Thảo
dược
+1-
/"#
vậy, mức độ kháng khuẩn của chè xanh đối với streptococcus spp thấp hơn so với các loài vi
khuẩn khác. Lý giải về điều này người ta cho rằng 30% tanin trong chè có tính kháng khuẩn hiệu
quả đối với các dòng vi khuẩn gây bệnh đường ruột [5], mà streptococcus spp chúng tôi nghiên
cứu không thuộc nhóm trên.
Đối với lá và ngọn ổi, vi khuẩn có tính mẫn cảm cao ở nồng độ 100% dịch chiết với đường
kính vòng vô khuẩn đo được là 20,63mm. Vi khuẩn có tính mẫn cảm trung bình ở nồng độ 50%,
25% với đường kính vòng vô khuẩn đo được lần lượt là 16,88; 14,63. Vi khuẩn có tính mẫn cảm

yếu ở nồng độ 12,5% với 10,60 mm. Trên thế giới và Việt Nam, hầu như các nghiên cứu về dịch
ép lá ổi đều chủ yếu thử nghiệm trên các động vật trên cạn, người ta cũng cho rằng các trích tinh
từ lá và vỏ thân có tác dụng sát trùng (in vitro) trên các vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella,
Salmonella, Bacillus, E.coli, Clostridium và Pseudomonas…Dịch chiết từ lá bằng nước muối
1:40 có tác dụng diệt trùng trên Staphylococcus aureus. Hay nước ép tươi từ lá ở nồng độ 66%
có hoạt tính diệt siêu vi Tobacco mosaic. Nước trích từ lá ngăn chặn được sự tăng trưởng của các
nấm Trichophyton rubrum, T.mentagrophytes và Microsporum gypseum [3].
Như vậy, đối với thử nghiệm tính kháng khuẩn của ổi đối với streptococcus spp là thử
nghiệm đầu tiên song cũng đã cho kết quả kháng khuẩn tốt ở dạng dịch ép nguyên chất.
Đối với lá Bớp bớp, ở nồng độ dịch ép 100%, 50% và 25% hiệu lực kháng khuẩn ở mức
trung bình nhưng cao nhất vẫn là ở nồng độ dịch ép 100%, rồi giảm dần ở các nồng độ dịch ép
thấp hơn. Còn ở nồng độ dịch ép 12,5% hiệu lực kháng khuẩn thấp nhất và ở mức kém (sai khác
có ý nghĩa thống kê với P < 0,05). Điều này cũng được lí giải là do hàm lượng hoạt chất kháng
khuẩn giảm dần khi nồng độ dịch ép giảm. Theo những nghiên cứu cho thấy cây bớp bớp có
chứa tinh dầu, tanin, flavonoid, coumarin và ankaloit. Trong số đó flavonoid là nhóm hợp chất
có hoạt tính sinh học trong phòng chống các bệnh, tạo nên những công dụng chính của cây. Cũng
đã có những nghiên cứu dùng nước sắc Bớp bớp có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết
thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella [1]. Như vậy, mặc dù cây bớp bớp đã được sử dụng hiệu
quả trong sát trùng vết thương ở người nhưng đối với streptococcus spp gây bệnh lở loét ở cá thì
hiệu quả ở mức trung bình.
3.3. Kết quả thử nghiệm nhiệt độ nuôi cấy đến khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus spp
của các loại thảo dược
Bảng 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus spp
của các loại thảo dược

Chè xanh
(Camellia sinensis)
Ổi
(Psidium guajava)
Bớp bớp

(Chromolaena odorata)
20
o
C 20 ± 0.54
d
23.93 ± 0.23
d
20,5 ± 0,57
d
25
o
C 18.18 ± 0.47
c
19.87 ± 0.32
c
19,25 ± 0.5
c
30
o
C 17.06 ± 0.87
c
20.5 ± 0.23
c
18,5 ± 0.57
c
35
o
C 19.5 ± 0.35
d
22.1 ± 0.37

d
16,25 ± 0.5
b
Kết quả cho thấy: ở cả 4 mức nhiệt độ thì các loại thảo dược đều có khả năng kháng đối
với vi khuẩn streptococus spp. Đối với lá bớp bớp đường kính vòng kháng khuẩn giảm dần khi
nhiệt độ tăng. Nếu ở nhiệt độ 20
o
C là 20,5mm thì ở 35
o
C còn lại 16,25mm. Đường kính vòng
kháng khuẩn giảm xấp xỉ 1mm - 2mm ở các mức nhiệt 20
o
C lên 25
o
C, 25
o
C lên 30
o
C và từ 30
o
C
lên 35
o
C. Phân tích ANOVA, kiểm định LSD thấy sự sai khác giữa 20
o
C với 25
o
C và 30
o
C với

35
o
C là có ý nghĩa (P< 0,05), còn sự sai khác giữa 25
o
C với 30
o
C là không có ý nghĩa (P> 0,05 ).
Khoảng nhiệt độ trên cũng là khoảng nhiệt độ nước thường gặp đối với các vùng nuôi cá rô phi
vằn, do vậy có thể phù hợp cho việc sử dụng để chữa trị bệnh cho đối tượng nuôi này. Đối với lá
chè xanh và lá ổi thì đường kính vòng kháng khuẩn cao nhất ở nhiệt độ 20
o
C và 35
o
C, giảm dần
khi nhiệt độ 25
o
C và 30
o
C, kiểm định LSD cho thấy không có sự sai khác giữa 20
o
C và 35
o
C,
giữa 25
o
C và 30
o
C, có sự sai khác giữa 20
o
C, 35

o
C với 25
o
C, 30
o
C.
Cũng nghiên cứu trên đối tượng là vi khuẩn streptococcus spp, nhưng sử dụng lá hẹ để
thử tính kháng khuẩn, nhóm tác giả tại Viện nghiên cứu NTTS I cũng cho rằng: Đường kính
vòng vô khuẩn của nước ép lá hẹ (Allium tuberosum) tỷ lệ nghịch với nhiệt độ, nhiệt độ tăng,
đường kính vòng vô khuẩn giảm [2]. Như vậy, kết quả nghiên cứu lá bớp bớp của chúng tôi cũng
có sự tương đồng .
4. KẾT LUẬN
1. Các loại thảo dược: ổi (Psidium guajava), lá bớp bớp (Chromolaena odorata), chè
xanh (Camellia sinensis) đều có khả năng kháng khuẩn đối với chủng Streptococcus spp.
2. Tác dụng của các loại thảo dược phụ thuộc vào bộ phận thu hái làm nguyên liệu, nồng
độ pha loãng dịch chiết và nhiệt độ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Quốc Lân, Lâm Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2006. Một số kết quả nghiên cứu
thành phần hóa học của tinh dầu và flavonoid trong cây cỏ lào, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học,
Trường Đại học Cần Thơ.
2. Trương Thị Mỹ Hạnh, 2008. Nghiên cứu tính kháng khuẩn và kháng nấm của một số loại thảo
mộc, Trang 25, Báo cáo đề tài khoa học (Thông tin KHCN Viện NCNTTS I, tháng 12/2009).
3. Nguyễn Thị Vân Thái, Nguyễn Minh Phúc, Ngô Thị Kim, Nguyễn Kim Độ và Lưu Thị Dung,
2003. Bàn về tiềm năng phòng và chữa trị bệnh nhiễm khuẩn bằng kháng sinh thảo mộc trong
nuôi trồng thuỷ sản. Báo cáo các công trình khoa học, nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2003
4. Đinh Thị Thủy (2007), Nghiên cứu các bệnh nguy hiểm thường gặp ở cá Rô phi nuôi thâm
canh - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Thông tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số
12/2007).
5. Vũ Thy Thư, Đoàn Hùng Tiến, Đỗ Thị Gấm, Giang Trung Khoa, 2001. Các hợp chất hoá học
có trong chè và một số phương pháp phân tích thông dụng trong sản xuất chè ở Việt Nam, Nhà

xuất bản nông nghiệp, 2001
6. Choi Y.S, Seo KI, Moon YH, , Park KH, 2001. Antibacterial activity of S-methyl
methanethiosulfinate and S-methyl 2-propene-1-thiosulfinate from Chinese chive toward
Escherichia coli O157:H7.
7. Chuntao Yuan, Dongmei Li, Wei Chen, Fangfang Sun, Guanghong Wu, Yi Gong, Jianqing
Tang, Meifang Shen vaf Xiaodong Han, 2007. Immunological and biochemical parameters in
carp(Cyprinus carpio) after Qompsell feed ingredients for long-term administration. Aquaculture
Research 38(3), 246-255
ABSTRACT
Results for medicinal herbs including: Psidium guajava, Chromolaena odorata and Camelliasinensis are
antibacterial for Streptococcus spp isolated Oreochromis niloticus infected sores. Effect of medicinal herbal
components depend on raw material harvesting, diluted juice concentration and temperature.
Keyword: antibacterial, medicinal herbs, inhibitory zone
Title: Research antibacterial of several medicinal herbs for streptococcus spp isolated Oreochromis niloticus
infected sores

×