ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ VĂN VINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA TRƠN
(PELODISCUS SINENSIS) TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ
CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VÙNG ĐÔNG BẮC, TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Hệ chính quy
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ VĂN VINH
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA TRƠN
(PELODISCUS SINENSIS) TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ
CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
VÙNG ĐÔNG BẮC, TRƢỜNG ĐH NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Hệ chính quy
Lớp: K43 - Nuôi trồng thủy sản
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khoá học: 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Văn Sửu
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá
trình đào tạo sinh viên của Nhà trường. Đây là khoảng thời gian sinh viên được
tiếp cận thực tế, đồng thời giúp sinh viên củng cố kiến thức đã được học trong
Nhà trường.
Để có bài khóa luận này, bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu Giảng viên trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô giáo
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt các thầy cô giáo khoa Chăn
nuôi Thú y là những người đã dạy bảo và hướng dẫn em tận tình trong suốt 4
năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ,
chuyên viên Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao Khoa học Công nghệ nuôi
trồng thủy sản vùng Đông Bắc, Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại trung tâm.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân có hạn, đặc biệt là kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi
những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các
bạn sinh viên để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực tập
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 33
Bảng 4.2. Khối lượng của ba ba qua các tháng nuôi 35
Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối ba ba 36
Bảng 4.4. Tỷ lệ sống của ba ba thí nghiệm 37
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nhiệt độ, DO, pH đến khả
năng sinh trưởng của ba ba 38
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BĐTN : Bắt đầu thí nghiệm
DO : Hàm lượng oxy hòa tan
KL : Khối lượng
pH : Chỉ số pH
STTĐ : Sinh trưởng tuyệt đối, Sinh trưởng tuyệt đối
STTL : Sinh trưởng tích lũy
ST : Sinh trưởng
STT : Số thứ tự
TB : Trung bình
iv
MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học 3
2.1.1. Cơ sở khoa học 3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 10
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 10
Phần 3 ĐÓI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu. 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 13
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 13
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 13
3.3. Nội dung nghiên cứu 13
3.3.1. Quy trình kĩ thuật nuôi ba ba thương phẩm 13
v
3.4. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi 25
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi 26
3.4.3. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 27
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 27
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Công tác phục vụ sản xuất 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
4.1.2. Đánh giá chung 31
4.1.3. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 32
4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35
4.2.1. Khối lượng của ba ba trong thí nghiệm 35
4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của ba ba 36
4.2.2.1. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của ba ba 36
4.2.3. Tỷ lệ nuôi sống của ba ba tại trung tâm 37
4.2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển
của ba ba. 37
PHẦN 5 KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 39
5.1. Kết luận 39
5.3. Đề nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ba ba là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, thuộc đối tượng
nguồn gen quý, hiếm.Thịt ba ba ngon và có giá trị dinh dưỡng cao thường
được chế biến thành các món ăn đặc sản cao cấp. Trứng, mai và đầu ba ba là
một vị thuốc đông y chữa một số bệnh (Nguyễn Hữu Đảng, 2004) [2].
Hiện nay, nhu cầu về ba ba thương phẩm là rất lớn trong điều kinh tế và
nhu cầu thực phẩm chất lượng ngày càng cao.Tuy nhiên, nguồn ba ba tự nhiên
đã giảm nhanh chóng và ngày càng khan hiếm do tình trạng khai thác bừa bãi,
không có sự bảo vệ hay phục hồi. Việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật không kiểm soát đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống tự
nhiên của ba ba, đến thức ăn tự nhiên hoặc đã trực tiếp hủy hoại chúng.
Trong những năm gần đây do việc thông thương biên giới Việt – Trung,
con ba ba trở thành mặt hàng có giá trị cao và được tiêu thụ mạnh ở thị trường
nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nghề nuôi ba ba ở Việt Nam là nghề tương đối mới nhưng đã có những
bước chuyển biến đáng kể, tạo ra thêm những ngành nghề mới cho cơ cấu
nông nghiệp của nước ta, thúc đẩy kinh tế, không những xóa đói giản nghèo
cho bà con nông dân mà còn đưa nhiều người từ nông dân lên làm tỉ phú, góp
phần không nhỏ vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân (Bộ Thuỷ Sản, 1991-
1995) [1]. Vì thế, ba ba là đối tượng xóa đói giảm nghèo, giúp cho người
nông dân vươn lên làm giàu từ loài thủy đặc sản này, góp phần lưu trữ nguồn
gen quý, đưa nghề thủy đặc sản phát triển. Để hiểu thêm về đặc điểm thích
nghi và khả năng sinh trưởng của ba ba nuôi tại Thái Nguyên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
2
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ba ba trơn (Pelodiscus sinensis)
tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao Khoa học Công nghệ nuôi trồng
thủy sản vùng Đông Bắc, Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
- Nắm được kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm, gắn kết được lý thuyết đã
học với thực tiễn sản xuất.
- Đánh giá được tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ba ba trơn trong
điều kiện nuôi nhân tạo.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Rèn luyện tay nghề nâng cao kinh nghiệm thực tiễn.
- Xác định tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ sống của ba ba trơn trong quá trình nuôi
tại trung tâm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Phát triển nuôi dưỡng đối tượng thủy đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao.
Đề ra các chỉ tiêu thích hợp về môi trường, thức ăn để nuôi ba ba.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đưa được giống mới đến người nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả
kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế vùng nông thôn.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở khoa học
* Đặc điểm sinh học của ba ba.
- Vị trí phân loại.
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ rùa: Chelonia
Họ ba ba: Trionycidae
Loài: Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann 1835. Theo Bourret 1941).
Tên phổ thông: Ba ba sông hay Ba ba hoa.
Ba ba trơn hay còn gọi là ba ba hoa, cơ thể phủ da mềm màu xanh
xám, có vòi thịt trước mõm. Yếm có các mảng màu đối xứng rõ, phần da ở
giữ cổ và chi trước không có các nốt sần. Chi có phần bàn dẹp, có màng
bơi nối các ngón, có 3 vuốt.
Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis)
4
*Phân bố.
- Trên thế giới: các vùng nước ngọt ở Đông Nam Á, châu Đại Dương,
châu Phi, Bắc Mỹ.
- Ở Việt Nam: Loài phổ biến ở Việt Nam là Trionyx sinensis.
+ Ba ba hoa (ba ba trơn): các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng.
+ Ba ba gai: sông, suối, đầm, hồ vùng núi phía Bắc.
+ Lẹp suối (ba ba suối): các suối nhỏ miền núi phía Bắc.
+ Cua đinh: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng.
Da bụng ba ba trơn lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt
cỡ 2kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới
10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen
này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2kg phải
quan sát kỹ mới thấy rõ.
Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ,
làm da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.
Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.
Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen.
Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ, và
trên cổ của ba ba để phân biệt chúng.
* Tập tính sinh sống của ba ba:
Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt.
Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ.
Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần
sống trên cạn. Ba ba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt
nước để hít thở không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể
rút trong bùn ở đáy ao, dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở, cơ
5
quan hô hấp phụ tựa mang cá, ba ba lấy oxy trong nước và thải CO
2
trong
máu vào nước qua cơ quan này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di
chuyển, đẻ trứng, phơi lưng
Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt
có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.
Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng
ồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật
đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể
hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé,
bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó
có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn.
* Đặc điểm dinh dưỡng.
Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật.
Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du
(thủy trần), giun nước (trùng chỉ) và giun quế loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá,
tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến Trong điều kiện nuôi dưỡng, cho ba ba ăn
thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, có thể cho ba ba biết ăn thức ăn
chế biến (thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.
Ba ba ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 5-10% trọng lượng thân.
Mùa đông tháng 12 - 3 lạnh, thức ăn chỉ bằng 3-5% trọng lượng thân (Theo
Lê Đức Ngoan và cs (2008) [5].
* Đặc điểm sinh trưởng.
- Ba ba là loài chậm lớn.
- Sức lớn liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường: to, thời tiết, thức ăn…
- Nhiệt độ xuống dưới 10
0
C thì ba ba ăn giảm, sinh trưởng chậm
- Trong cùng điều kiện nuôi thì ba ba cái mau lớn hơn ba ba đực.
6
*Sinh sản.
Ba ba hoa cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2
năm, trứng ba ba thụ tinh trong.
Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường là
vào cuối thu đầu đông, ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín
đáo, có đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng. đẻ xong chúng dùng 2 chân
trước cào đất lắp kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống
nước sinh sống, không biết ấp trứng.
Trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các điều kiện không thuận lợi
về dịch hại, sau 50-60 ngày nở thành ba ba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ
lệ nở rất thấp. Trong điều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho ba ba đẻ
thuận lợi hơn và có nhiều phương pháp ấp trứng đảm bảo tỷ lệ nở cao trên
dưới 90%.
Trứng ba ba phần lớn hình tròn như hòn bi, màu trắng.
Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều.
Ba ba trơn cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4 - 6 trứng, đường kính trứng
từ 17 -19mm, trọng lượng 3 - 4g/quả. Ba ba trơn cỡ 1 - 1,5kg mỗi lứa đẻ từ
8 - 15 trứng, đường kính trứng 20 - 23mm, trọng lượng 4 - 7g ba ba cỡ 2 - 3kg
có thể đẻ 20 - 30 trứng một lứa. Trứng ba ba gai lớn hơn trứng ba ba trơn.
Nhịêt độ đẻ thích hợp 25 - 32
0
C.
Sau khi đẻ 5 - 7 ngày ba ba bố mẹ tiếp tục thụ tinh.
Ba ba có thể đẻ từ 2 - 5 lứa trong 1 năm, ba ba cái càng lớn, chế độ nuôi
vỗ cho ăn càng tốt đẻ càng nhiều lứa, mỗi lứa cách nhau từ 25 - 30 ngày
(Nguyễn Văn Kiểm và cs, 2004) [3]. Để phân biệt được giữa ba ba dực và cái
căn cứ vào một số các sở cứ sau:
7
Phân biệt ba ba đực và ba ba cái
Ba ba đực
Ba ba cái
Kích cỡ nhỏ, mình mỏng hơn
Kích cỡ lớn hơn con đực
Mai tròn hơn
Mai hình bầu dục
Cổ, đuôi dài, nhỏ và nhô ra khỏi mai
Cổ và đuôi ngắn, mập không lồi ra
Yếm lõm
Yếm ít lõm
Vuốt chân dài
Vuốt chân ngắn hơn
Khoảng cách giữa hai chân sau nhỏ
Khoảng cách giữa hai chân sau lớn
hơn
Hoạt động mạnh
Hiền, nhút nhát
* Khả năng thích ứng của ba ba.
+ Nhiệt độ.
Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sự hoạt động, khả năng ăn mồi, tốc độ
sinh trưởng và thời gian sinh sản của ba ba.
- Nhiệt độ thích hợp cho ba ba là từ mùa xuân đến mùa thu thời tiết nóng
ấm. Ba ba cũng có tập tính trú đông như một sô sinh vật khác.
- Mùa xuân hè ba ba ăn khoẻ và hoạt động mạnh, lớn nhanh. Chúng
thường đuổi nhau, tranh nhau và cắn nhau dữ dội. Tuy nhiên mùa hè ba ba lại
dễ chết, bắt lên khỏi nước 3 ngày đã chết nên không vận chuyển đi xa trong
nhiều ngày được. Vì vậy giá ba ba trong mùa hè thường hạ.
- Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến thời gian thành thục sinh sản của ba ba.
Ở những khu vực lạnh ba ba 3 tuổi mới bắt đầu sinh sản.
- Về mùa đông ở các tỉnh miền Bắc, ba ba ăn rất ít. Khi nhiệt độ xuống
thấp 12
o
c ba ba ngừng ăn và ẩn mình xuống dưới bùn trú đông, nhịn ăn một
tháng cũng không chết, tất nhiên sự sinh trưởng cũng dừng lại.
8
- Ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho ba ba sinh trưởng và phát triển từ 25 -
30
0
C (Lê Văn Thắng và cs 2011) [8].
+ Ánh sáng:
Ánh sáng giúp ba ba điều chỉnh thân nhiệt hiệu quả hơn, ngoài ra các tia
tử ngoại của ánh sáng mặt trời sẽ giúp ba ba diệt khuẩn tránh các bệnh về nấm
rất tốt, thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D.
+ Chỉ số pH.
Tác động của pH đến đời sống ba ba có tính chất giãn tiếp, pH ảnh
hưởng đến quá trình cân bằng hóa học và sinh học trong nước như sự cần
bằng , S trong ao nuôi. Ba ba thích sống ở môi trường nước sạch, pH
từ 7-8.
+ Oxy hòa tan (DO).
Ngưỡng oxy hòa tan thích hợp từ 4mg/l trở lên.
+ Màu nước, độ trong.
Màu nước màu xanh lá chuối non, độ trong từ 25 - 30cm là tốt nhất cho ba ba.
* Tính thời vụ rất rõ rệt giữa 2 vùng.
Ba ba trơn nuôi ở các tỉnh phía Bắc: một số con đẻ sớm vào cuối tháng 3
hoặc đầu tháng 4 (dương lịch), đẻ rộ trong các tháng 5, 6, 7 sau đó đẻ rải rác
tiếp các tháng 8, 9, 10, cuối tháng 10 là kết thúc vụ đẻ.
Thời vụ nuôi bắt đầu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng
12 đến hết tháng 2 thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 18
0
C, có khi dưới 15
0
C ba
ba không ăn và không lớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng
5 đến tháng 10.
Ba ba trơn nuôi ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: hầu như ăn mồi
quanh năm, sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm
không có mùa đông lạnh như các tỉnh phía Bắc. Trong vùng này, nhiệt độ nước
các ao nuôi ba ba trong năm dao động chủ yếu trong phạm vi từ 24 - 32
o
C, ít
9
khi dưới 22
o
C hoặc trên 33
o
C. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể
khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26 - 30
o
C.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay,đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh
vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát
huy lợi thế để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nước ta là một nước nông
nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy cần phải xác định
nông nghiệp là một thế mạnh cần được khai thác trong điều kiện hiện nay.
Trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế
lớn và là mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nghề nuôi trồng
thủy sản tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, góp phần
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong những năm trở lại đây, nghề nuôi ba ba ở Việt Nam đã có những
bước chuyển đáng kể, tạo ra thêm những ngành mới cho cơ cấu nền nông
nghiệp nước ta, thúc đẩy kinh tế, không những xóa đói giảm nghèo cho người
nông dân mà còn đưa nhiều người từ nông dân lên làm triệu phú, tỷ phú, góp
phần không nhỏ vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Song nghề nuôi ba ba
cho đến nay chỉ phát triển ở một số tỉnh phía Bắc và phía Nam như: Hải
Dương, Bình Dương, Vĩnh Long Nhưng chưa tạo ra được nguồn ba ba
thương phẩm, con giông đủ tiêu chuẩn cũng như số lượng cung cấp cho thị
trường trong nước.
Ba ba là loài cá có giá trị kinh tế (Giá bán từ 300.000 - 550.000đ/kg) tùy
từng khối lượng mà giá bán cao hoặc thấp, thịt thơm ngon. Thức ăn cho ba ba
chủ yếu sử dụng thức ăn chủ yếu là động vật nên sẵn có ở địa phương. Khả
năng kháng bệnh của ba ba cũng tốt chủ yếu là mắc các bệnh về nấm. Nếu
phát triển nghề nuôi ba ba bền vững đây sẽ là đối tượng giúp người nông dân
xóa đói giảm nghèo.
10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ba ba hay rùa mai mềm Trung Quốc là một trong những loại được nuôi
rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhật
Bản được cho là quốc gia tiên phong trong việc nuôi thương phẩm ba ba trơn
(Pelodiscus sinensis) với các trang trại đầu tiên ở Fukagawa gần Tokyo vào
năm 1866. (Z Zhou, Z Jiang (2009) [11 ].
Vào đầu thế kỷ 20 trang trại Hattori đã có khoảng 13,6 ha ao ba ba.
Phần lớn các trang trại ba ba nằm ở Trung Quốc. Theo một nghiên cứu công
bố năm 2007, hơn một ngàn trang trại rùa hoạt động ở Trung Quốc. Các trang
trại có tổng đàn hơn 300 triệu con, và bán được hơn 128 triệu con ba ba mỗi
năm, với tổng trọng lượng khoảng 93.000 tấn. Các loài phổ biến nhất đưa ra
bởi người nông dân rùa Trung Quốc là rùa mai mềm và ba ba. Trung Quốc
nuôi và sử dụng một lượng ba ba rất lớn trên thế giới (RB Bury, DJ Germano,
(2005) [12]
Ở Vùng Đông Nam Á, Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis) được nuôi khá
rộng rãi ở Thái Lan (khoảng cuối những năm 1990) ước tính khoảng 6 triệu
rùa nở trên trang trại Thái Lan hàng năm. Nuôi rùa tồn tại ở Việt Nam ít nhất
là trên một quy mô trang trại hộ gia đình ngay từ năm 1993. Việc chăn nuôi
các loại rùa ở Việt Nam cũng là một trong những biện pháp giúp nông dân
xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu vì giá thành cả các loại rùa cao hơn
so với các loại vật nuôi khác.(CJ Griffiths, CG Jones, DM Hansen Restoration
(2010)[10]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ba ba là động vật hoang dã sống ở sông ngòi tự nhiên. Ba ba có 4 loài:
Ba ba hoa, ba ba gai, cua đinh và lẹp suối. Trước những năm 90 ngành nuôi
trồng thuỷ sản chưa quan tâm đến đối tượng này. Từ 1991 – 1992, giá ba ba
11
trên thị trường tăng cao, một số gia đình ở các tỉnh Hải Hưng, Hà Tây, Hà
Bắc đứng ra thu gom ba ba tự nhiên để xuất bán cho Hồng Kông, Trung
Quốc, Đài Loan, càng về sâu lượng ba ba tự nhiên càng khan hiếm, một số gia
đình mua ba ba nhỏ về nuôi lớn lên để xuất bán. Nghề nuôi ba ba bắc đầu
hình thành từ đó.
Năm 1992 tỉnh Hải Hưng đã có gần 200 gia đình nuôi có kết quả và có
hiệu quả kinh tế khá, một số gia đình thuộc các tỉnh Hà bắc, Hải Phòng, Hà
Tây, Yên Bái học tập làm theo. Năm 1993 tổ chức khuyến ngư TW (Vụ Nghề
Cá ) Bộ thuỷ sản đã tổng kết chung và tổng kết kinh nghiệm một số hộ gia đình
nuôi khá ở một số tỉnh, tổ chức hội nghị toàn quốc khuyến khích phát triển, sản
xuất ba ba giống.
Thực hiện chủ trương đó nhà nước đã đầu tư cho các tỉnh miền núi, trung
du, đồng bằng mỗi tỉnh 1 – 2 mô hình trình diễn, làm cơ sở rút kinh nghiệm
mở rộng ra đại trà. Hệ thống khuyến ngư từ trung ương đến các tỉnh đã theo
dõi và tổng kết khuyến cáo từng bước mở rộng. Toàn quốc năm 1992 chỉ mới
trên 200 hộ gia đình ở Hải Hưng, Hà Bắc, sau 5 năm khuyến khích hướng dẫn
nhân dân đã phát triển lên trên 6.000 hộ. Trước đây chỉ phát triển ở một số
tỉnh miền bắc, sau 5 năm đã phát triển ra 3 miền Bắc. Các tỉnh miền núi, trung
du: trước năm 1992 chưa có cơ sở nào nuôi, năm 1994 Yên Bái đã tổ chức
tham quan Hải Hưng xây dựng mô hình, năm 1997 đã có trên 300 hộ gia đình
nuôi, phát triển ra 34 huyện, hình thành 6 chi hội nuôi ba ba.Các tỉnh miền núi
khác cũng lần lượt phát triển như huyện Việt Yên (Hà Bắc ), cả huyện có tới
700 hộ nuôi, có cả một làng nuôi ba ba như thôn Vân Trung. Ở tỉnh Lâm
Đồng từ một mô hình trình diễn nay đã phát triển ra trên 100 hộ gia đình; các
tỉnh Đắc Lắc, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng đều có cơ sở nuôi có hiệu quả, ít
bệnh tật, đã và đang có sản phẩm hàng hoá.
12
Các tỉnh đồng bằng: ngoài Hải Hưng, sau những năm khuyến ngư động
viên các cơ sở mở rộng nuôi khá nhanh ở miền Bắc như Hà Bắc, Hà Tây, Hải
Phòng. Miền Trung phát triển ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Phú Yên, Khánh Hoà.
Từ những tỉnh trước đây không có cơ sở nào, sau 3 - 4 năm đã mở rộng,
tỉnh ít nhất là 30 - 40 hộ gia đình, tỉnh nhiều 700 - 1200 hộ gia đình. Tỉnh
Bình Định từ một mô hình trình diễn thành công, tỉnh đã tổng kết và dành 350
triệu đồng, tiền vốn đầu tư mở rộng ra 11 huyện trong tỉnh. Đặc biệt các tỉnh
miền Nam chưa có tập quán nuôi giống ba ba hoa, kinh nghiệm chưa có, sau
khi đi tham quan các tỉnh miền Bắc và khuyến ngư phổ biến, nhân dân các
tỉnh tiếp thu rất nhanh và đầu tư lớn phát triển nuôi từ Tiền Giang, Cần Thơ,
Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh có trên 1.000 hộ,
có hộ đầu tư trên 500 triệu đồng xây dựng cơ sở và trên 1 tỷ đồng mua giống,
cho đẻ sản xuất gần 2 vạn con giống, cung cấp đủ cho các tỉnh miền Nam thu
về 200 - 300 triệu đồng 1 năm.
Các tỉnh ven biển: Vùng nước lợ và nước ngọt giao lưu nhau cũng phát
triển cơ sở nuôi như Xuân Thuỷ Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn Ninh
Bình, Hải Phòng và vùng cuối sông Kinh Thầy (Hải Hưng ), các tỉnh Kiên
Giang, Bến Tre, Trà Vinh ba ba đều phát triển tốt, thức ăn nhiều, giá thức ăn
hạ hơn vùng nội đồng.
Giống nuôi: Từ một động vật hoang dã, sinh sản tự nhiên, sống chủ yếu
ở sông suối, đầm hồ lớn, số lượng giống ít. Chỉ sau 2 năm một số hộ của Hải
Hưng cho ba ba đẻ, ương ấp được con giống, đã được mở rộng ra các tỉnh
Bắc, Trung, Nam cho đẻ và sản xuất được 30 vạn con năm 1994, đến năm
1997 đã sản xuất được 2 triệu con giống, tăng gấp hơn 6 lần năm 1994, cung
ứng đủ giống cho nhân dân nuôi, không phải nhập của nước ngoài (Bộ Thuỷ
Sản, 1991 - 1995) [1].
13
Phần 3
ĐÓI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis )
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Ba ba thương phẩm nuôi tại trung tâm
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Cơ sở NTTS của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
NTTS vùng Đông Bắc. Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 đến ngày 24 tháng 05 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nắm được quy trình kĩ thuật nuôi ba ba thương phẩm.
- Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của ba ba trơn trong quá trình
thực hiện đề tài.
- Theo dõi biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi ba ba thương
phẩm: nhiệt độ, pH, DO, độ trong.
3.3.1. Quy trình kĩ thuật nuôi ba ba thương phẩm
* Điều kiện về nguồn nước và chất nước:
Có nguồn nước cấp bảo đảm đủ nước nuôi quanh năm, có thể chủ động
tháo nước và thay nước khi cần. Nguồn nước cấp sạch, không bị ô nhiễm bởi
nước thải hoặc thuốc trừ sâu, pH từ 6,5 - 8, hàm lượng oxy cao 4mg/l trở lên.
14
* Các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng ao nuôi
- Diện tích:
+ Ao nuôi ba ba bố mẹ từ 100 - 200m
2
/ao, lớn nhất không nên quá 400m
2
.
+ Bể ương ba ba giống từ mới nở đến 1 tháng tuổi: 1 - 10m
2
/bể. Nên xây
nhiều bể nhỏ ương riêng rẽ ba ba nở cùng thời gian 1 - 2 ngày vào 1 bể.
+ Ao, bể ương ba ba giống từ 2 - 3 tháng tuổi: 10-50m
2
.
+ Ao, bể ương ba ba giống lớn (4 - 6 tháng tuổi) từ 50 - 150m
2
. Giai
đoạn này ương trong ao tốt hơn ương trong bể xây
- Độ sâu thích hợp (tính từ đáy ao lên đỉnh bờ):
+ Ao nuôi ba ba bố mẹ từ 1,5 - 2m, có mức nước chứa thường xuyên từ
1,2 - 1,5m, thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20 - 30cm.
Ao nuôi ba ba thịt từ 1,5 - 2m, có mức nước chứa thường xuyên 1 - 1,2m.
Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20 - 30cm. Đáy ao nuôi ba
ba thịt và ba ba bố mẹ tốt nhất vừa có chỗ nông vừa có chỗ sâu, để thích hợp với
điều kiện tự nhiên của ba ba. Bể ương ba ba mới nở: từ 0,5 - 0,6m, chứa nước
sâu từ 10cm (lúc đầu) đến 40cm (cuối giai đoạn ương). Bể ương ba ba giống cỡ
2 - 3 tháng tuổi từ 0,7 - 1m, chứa nước sâu từ 0,4 - 0,6m.
- Bể ương ba ba giống lớn (4 - 6 tháng tuổi): từ 0,8 - 1,2m, chứa nước
sâu 0,6 - 0,8m. Ao ương sâu từ 1 - 1,5m, chứa nước sâu 0,8 - 1m.
- Ao quá rộng và quá sâu không thuận lợi cho công tác quản lý trong quá
trình nuôi.
- Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước nên đặt
sát đáy ao để dễ tháo cạn và hút bỏ chất cặn bẩn trong ao. Cấp nước vào ao
nên cho chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm ba ba sợ hãi không có
lợi cho sinh trưởng
- Có chỗ cho ba ba nghĩ ngơi dưới nước và trên bờ.
15
Ba ba ăn no xong thường tìm chỗ nghĩ ngơi thích hợp, rất hay vùi mình
xuống bùn, chỉ để hở trên bùn 2 lỗ mũi để thở. Khi yên tĩnh, nhất là vào các
buổi nắng ấm, ba ba còn hay bò lên bờ hoặc trèo lên vật nổi trên mặt ao để
phơi nắng (có nơi gọi là phơi lưng, tắm nắng ) cho đến khi mặt da khô hết
nước dính mới xuống nước trở lại. Ba ba phơi nắng như vậy có tác dụng rất
tốt, có thể tự chữa khỏi các bệnh nấm nước, bệnh lỡ loét khi vết thương còn
nhẹ. Trên thực tế thì những ao nuôi không có điều kiện cho ba ba phơi nắng,
ba ba rất hay bị bệnh
- Cách tạo chỗ cho ba ba rúc nằm dưới đáy ao:
+ Vét hết bùn bẩn trong ao, để đáy trơ, sau đó đổ lớp cát non (cát mịn
sạch) hoặc cát pha bùn sạch lên trên, diện tích rải cát bùn từ 20 - 100% diện
tích đáy ao, bể, tuỳ mật độ nuôi dày hay thưa chiều dày lớp cát bùn từ 4 -
15cm tuỳ theo cỡ ba ba lớn nhỏ, bể ương ba ba mới nở chỉ cần lớp cát dày 3 -
4cm, ao nuôi ba ba bố mẹ hoặc ba ba thịt đã lớn lớp cát cần dày 10 - 15cm, đủ
cho ba ba vùi kín mình 3 - 5cm. Không nên dùng cát thô (cát già), cát bẩn có
lẫn nhiều mảnh cứng sắc cạnh rải đáy cho ba ba nằm vì ba ba tạo lực xoáy rất
mạnh, dễ bị cọ sát mất nhớt, rách da chảy máu và từ chỗ chảy máu dễ bị
nhiễm trùng sinh bệnh. Đáy đổ cát mịn dễ xử lý hơn đáy bùn mỗi khi cần tẩy
dọn ao, nhưng một số người cho rằng để đáy bùn sạch nuôi ba ba bóng đẹp
hơn. Cũng không nên dùng lớp bùn cát quá dày, vừa tốn cát, vừa khó xử ký
khi bắt ba ba mỗi khi cần tẩy dọn ao và thay cát đáy.
+ Có nhiều cách tạo chỗ cho ba ba bò lên phơi nắng: Đơn giản nhất là
thả một số vật nổi như bó tre, nứa (cả cây), cây gỗ, tấm gỗ, tấm phên
+ Tạo lối cho ba ba bò từ ao lên bờ, có thể là một luống đất ria ao hoặc
cả một vườn cây cạnh ao. Riêng ao nuôi ba ba bố mẹ không làm kiểu này.
+ Đắp ụ trong ao hoặc xây bệ nổi trên mặt ao, có cầu cho ba ba lên
xuống. Cũng có thể lát nghiêng một đầu ao, bể, độ dốc vừa phải, phần ngập
16
dưới nước là chỗ để cho ba ba ăn, phần cao trên mặt nước là chỗ cho ba ba
phơi mình, diện tích phần lát từ 10 - 20% diện tích ao, tuỳ theo mật độ nuôi
dày hay thưa
- Có chỗ cố định cho ba ba ăn để dễ theo dõi sức ăn của ba ba và để làm
vệ sinh khu vực ăn. Đơn giản nhất là cho thức ăn vào rổ, rá, nia, mẹt, khay,
buộc dây treo ngập nước từ 0,3 - 0,6m cho ba ba ăn, khi cần thì nhấc lên như
nhấc vó. Có thể xây một bệ máng ở một góc ao, rộng 0,4 - 0,6m, ngập dưới
nước 0,3 - 0,6m. Ao bể nhỏ và nông, đáy sạch có thể thả thức ăn trực tiếp
xuống đáy ao cho ăn, nên chọn vị trí gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút
chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có thể luyện cho ba ba quen ăn ở ngay
sát mép nước.
- Các chỗ ba ba hay bò leo như đáy bể, sườn ao, bể các gốc tường xây
nên xây phẳng, có điều kiện nên trát vữa nhẵn để ba ba khó leo và không bị
xướt da bụng dẫn đến nhiễm trùng sinh bệnh.
+ Chống được ba ba vượt ao ra ngoài đi mất.
+ Cửa cống tháo nước và cấp nước cần bịt bằng lướt sắt.
+ Ao nuôi ba ba bố mẹ cần xây bờ từ đáy lên, đỉnh bờ xây cao hơn mặt
nước chứa trong bể từ 0,2 - 0,5m (tùy bể to nhỏ). Đỉnh tường và các góc
tường xây gờ chắn rộng 5 - 10cm (tùy bể to nhỏ) nhô về phía lòng ao.
+ Ao nuôi ba ba thịt không nhất thiết phải xây bờ từ đáy lên như ao nuôi ba
ba bố mẹ, nhưng cần xây tường hoặc rào chắn xung quanh. Ao nuôi trong vườn,
có thể dựa vào tường xây bảo vệ chung cả khu vườn. Các ao đất rộng có thể
dùng tấm tôn, tấm nhựa rào chắn xung quanh bờ. Bờ đất giữa 2 ao cần đắp chắc
chắn, không để có lỗ rò rĩ nước, ba ba có thể đào khoét rộng chui đi mất.
- Có chỗ thích hợp cho ba ba đẻ trứng:
+ Ao chuyên nuôi ba ba bố mẹ sinh sản cần xây “nhà đẻ" hoặc “bể đẻ”
cho ba ba ở rìa ao để ba ba tập trung đẻ nhanh, không mất trứng, giảm tỷ lệ
17
trứng hư hỏng. Nhà đẻ xây ở một phía bờ ao, có cửa thông với ao rộng 0,5 -
0,6m có lối dốc thoai thoải cho ba ba bò lên. Diện tích nhà đẻ từ 2 - 6m
2
, mỗi
m
2
cho 15 - 20 con vào đẻ. Nền nhà đẻ cao hơn mực nước ao 0,4 - 0,5m để
không bị ngập nước.
+ Dùng gạch xây xung quanh, trong đổ cát sạch, ẩm (nên dùng cát mịn, để
cát ướt nhão hoặc khô rời, ba ba không đẻ), lớp cát dày 20 - 25cm để ba ba bới tổ
đẻ trứng. Nhà đẻ cần lợp mái che mưa nắng, tạo yên tĩnh cho ba ba vào đẻ. Đáy
nền nhà đẻ cần có lỗ thoát nước, không để cát bị đọng nước làm hỏng trứng.
+ Các ao không làm nhà cho ba ba đẻ, ba ba phải tự tìm chỗ thích hợp
xung quanh bờ ao để đẻ trứng, trứng dễ bị thất lạc và hư hỏng nhiều
* Điều kiên nuôi ba ba thương phẩm
- Vị trí ao nuôi
Ao nuôi ba ba thương phẩm phải có nguồn nước sạch, hàm lượng oxy
hòa tan từ 4mg/l trở lên, độ PH từ 7 - 8, ao phải tập trung để thuận tiện cho
việc chăm sóc, quản lý. Vị trí ao nuôi ở nơi thông thoáng vì ba ba rất cần ánh
nắng để điều chỉnh thân nhiệt hiệu quả hơn ngoài ra các tia tử ngoại của ánh
sáng mặt trời sẽ giúp ba ba diệt khuẩn tránh các bệnh về nấm rất tốt, thúc đẩy
quá trình tổng hợp vitamin D.
- Diện tích
Đối với ao nuôi thương phẩm diện tích từ 200 – 1000m
2
là thích hợp. Bờ
ao xây bằng gạch chắc chắn, có rào chắn để quản lý được ba ba trong khu vực
nuôi. Xung quanh 4 góc ao bố trí các sàn ăn, bằng tre, tấm gỗ, để ba ba có thể
nghỉ ngơi phơi nắng và lên ăn
- Độ sâu mực nước: Độ sâu mực nước từ 1,5 – 2,0m giúp ba ba tránh rét
vào mùa đông, mát vào mùa hè.
- Chất đáy: Đáy ao phải tương đối bằng phẳng có độ nghiêng dần về
cống thoát nước. Ao có độ dày bùn đáy 15 – 20cm nếu có điều kiện nên đổ ½
diện tích là cát mịn sạch có độ dày từ 15 – 20cm
18
* Thời gian nuôi:
- Nuôi trong vòng một năm:
Cỡ giống thả 100 - 300 gam/con, nuôi từ tháng 2,3 đến cuối năm thu
hoạch. Cỡ thu hoạch thường từ 0,7 - 0,8 kg/con có những con trội đạt 1kg.
- Nuôi chu kỳ 1,5 - 2 năm:
Nuôi hết năm đầu chưa thu hoạch nuôi tiếp, cỡ thu hoạch đạt 1,0 -
1,5 kg/con (Ngô Trọng Lư, 1998) [4].
* Chuẩn bị ao trước khi nuôi
- Trước hết là phải làm cạn nước, vệ sinh ao, lấp hang hốc rò rỉ, vét bùn đáy
- Dùng vôi để tẩy trùng, diệt tạp với liều lượng từ 10 - 12kg/100m
2
ao.
- Đối với các ao nuôi từ 2 năm trở đi, việc tẩy ao nên tiến hành chu đáo,
nếu lớp cát đáy ao quá bẩn nên thây bằng lớp cát mới, sạch để nuôi đạt tỷ lệ
sống và năng xuất cao.
- Sau khi đã tiến hành dọn ao xong, ta cho nước vào ao, nước cho vào ao
phải được lọc thô. Mức nước ban đầu là 40 - 50cm ngâm ao từ 3 - 5 ngày để
tạo màu cho nước. Sau đó tiếp tục dâng nước vào ao để đảm bảo mực nước
quy định ban đầu. Kiểm tra các dào chắn quanh khu vực nuôi, để tránh thất
thoát trong quá trình nuôi.
* Thả giống
Mùa vụ thả giống từ tháng 1, 2 đến tháng 3 hàng năm đối với miền Nam,
miền Bắc do thời tiết lạnh hơn thời vụ thả giống có thể kéo dài đến tháng 4.
- Tiêu chuẩn chọn ba ba giống: Ba ba giống phải có ngoại hình mập, da
bóng, không bị sây sát dị hình, ba ba khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh, nhanh
nhẹn. Nên thả ba ba giống cùng cỡ, cỡ giống thả tối thiểu đạt 100 - 200g/con.
Chọn những con ba ba khỏe, khi lật ngửa nó tự lật sấp lại ngay. Nếu thả
xuống đất ba ba bò chậm, cổ rụt không hết, mắt có tinh thể màu đục, khi thả