Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thực hiện quy trình kỹ thuật ương nuôi cá rô phi (o niloticus) đơn tính đực từ 21 ngày tuổi đến cá cỡ 2 3cm trong ao tại trung tâm giống thủy sản hòa sơn huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.57 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ THỊ HOAN
Tên đề tài:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT ƢƠNG NI CÁ RƠ PHI
(O. niloticus) ĐƠN TÍNH ĐỰC TỪ 21 NGÀY TUỔI ĐẾN CÁ CỠ 2-3 CM
TRONG AO TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN HỊA SƠN HUYỆN
PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành : Ni trồng thủy sản
Khoa : Chăn ni Thú y
Khóa học: 2011 – 2015

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ THỊ HOAN
Tên đề tài:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT ƢƠNG NI CÁ RƠ PHI
(O. niloticus) ĐƠN TÍNH ĐỰC TỪ 21 NGÀY TUỔI ĐẾN CÁ CỠ 2-3 CM
TRONG AO TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN HỊA SƠN HUYỆN
PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chun ngành: Ni trồng thủy sản
Lớp: K43 - NTTS
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Trần Văn Thăng
Khoa Chăn nuôi Thú y, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp ngồi sự cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và các tổ chức
cơ quan, nhân đây tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới sự
quan tâm giúp đỡ đó.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban lãnh đạo khoa Chăn nuôi Thú y cùng tồn thể
q thầy cơ trong tổ bộ mơn Ni trồng thủy sản đã tận tình giảng dạy và chỉ
bảo giúp tơi hồn thành bản khóa luận này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trung tâm giống thủy sản Hịa
Sơn huyện Phú Bình tỉnh Thái Ngun đã tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo tận
tình, hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận tại cơ sở thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: TS. Trần Văn Thăng là người định hướng
chính cho đề tài, đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ chỉ bảo chu đáo
trong suốt quá trình thực tập và hồn thành nội dung khóa luận. Em xin chân
thành gửi lời cảm ơn tới thầy.

Qua đây tôi cũng xin gửi lịng biết ơn tới những người thân trong gia
đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em học tập trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày....tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Tạ Thị Hoan


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân biệt cá đực, cái qua các đặc điểm hình thái ............................. 8
Bảng 3.1: Thành phần của thức ăn dùng trong ương nuôi cá rô phi đơn tính từ
21 ngày tuổi lên cá cỡ 2-3 cm............................................................. 26
Bảng 3.2: Phương pháp cho cá rô phi đơn tính ăn trong giai đoạn ương ni
từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3 cm ............................................................. 26
Bảng 4.1: Mật độ và số lượng cá bột ương nuôi ở các ao trong 3 đợt ............ 28
Bảng 4.2: Trung bình các yếu tố môi trường nước ao ương nuôi................... 30
Bảng 4.3: Tổng lượng thức ăn sử sụng trong thời gian ương nuôi ................. 32
Bảng 4.4: Tốc độ sinh trưởng của cá ương nuôi đợt 1 từ ngày 10/3/2015 đến
30/3/2015 ............................................................................................ 33
Bảng 4.5: Tốc độ sinh trưởng của cá ương nuôi đợt 2 từ ngày 1/4/2015 đến
19/4/2015 ............................................................................................ 34
Bảng 4.6: Tốc độ sinh trưởng của cá ương nuôi đợt 3 từ ngày 21/4/2015 đến
10/5/2015 ............................................................................................ 35
Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá trong ương nuôi đợt 1 ......... 36
Bảng 4.8: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá trong ương nuôi đợt 2 ......... 37

Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá trong ương nuôi đợt 3 ......... 38
Bảng 4.10: Tỷ lệ ni sống của cá trong q trình ương nuôi từ 21 ngày tuổi
lên cá cỡ 2-3 cm trong ao ................................................................... 40


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình thái ngồi của cá rơ phi đen (O. mossambicus) ....................... 6
Hình 2.2: Hình thái ngồi của cá rô phi vằn (O. niloticus) ............................... 7


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

GIFT

Genetic Improvement of Farmed Tilapia

KCN

Khu công nghiệp

NTTS


Nuôi trồng thủy sản

PTNT

Phát triển nơng thơn

TB

Trung bình


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Đặc điểm sinh vật học của cá rô phi ....................................................... 4

2.1.2. Kỹ thuật cho cá rô phi vằn đẻ tự nhiên ................................................ 13
2.1.3. Kỹ thuật ương ni cá giống rơ phi đơn tính giai đoạn từ 21 ngày tuổi
lên cá 2-3cm trong ao ...................................................................................... 15
2.1.4. Một số biện pháp phịng bệnh cho cá rơ phi ......................................... 17
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 18
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 18
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 21
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24


vi

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
3.2.1.Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 24
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 27
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
Phần 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28
4.1. Mật độ ương nuôi cá rơ phi đơn tính giai đoạn từ cá bột (21 ngày tuổi) lên
cá 2-3 cm ......................................................................................................... 28
4.2. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường nước ao ương nuôi ................... 29
4.2.1. Nhiệt độ nước ........................................................................................ 29
4.2.2. Độ trong và chỉ số pH ........................................................................... 30
4.2.3. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước ...................................................... 30
4.2.4. Biến động hàm lượng H2S trong thời gian ương nuôi .......................... 31

4.3. Kết quả chăm sóc cá ương ni trong 3 đợt ............................................ 32
4.4. Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đơn tính từ 21 ngày tuổi
lên cá 2-3cm. ................................................................................................... 33
4.5. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá rơ phi đơn tính từ
21 ngày tuổi đến cá cỡ 2-3 cm. ....................................................................... 36
4.6. Tỷ lệ sống của cá rơ phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá 2-3cm qua các
giai đoạn ương nuôi trong 3 đợt ...................................................................... 39
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu… để sản
xuất ra các loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của con
người. Ngành ni trồng thủy sản có khả năng sản xuất ra nhiều loại thực
phẩm giầu dinh dưỡng cho nhân loại, cung cấp nhiều loại nguyên liệu, dược
liệu cho các ngành công nghiệp, làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc. Trong
lịch sử phát triển nghề cá, sự xuất hiện và phát triển của ngành nuôi trồng
thủy sản đã đánh dấu khả năng khai thác và chinh phục rất nhiều vùng nước
tự nhiên của nhân loại. Cùng với sự bùng nổ dân số trên thế giới một cách
nhanh chóng, nhu cầu về các loại động vật thủy sản ngày càng tăng mạnh và
chỉ có phát triển mạnh ngành ni trồng thủy sản thì mới đáp ứng được nhu

cầu ngày càng tăng cao về các loại sản phẩm thủy sản.
Trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt thì ni cá rơ phi đơn tính đực là
một hướng phát triển mới, có nhiều tiềm năng và hứa hẹn đem lại nhiều lợi
nhuận cho người làm nghề chăn ni cá. Vì cá rơ phi đơn tính sinh trưởng
phát triển nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, có đặc tính nổi trội là ăn tạp, có
khả năng thâm canh cao, dễ áp dụng cho các hình thức ni khác nhau.
Năm 2012 nước ta có tổng sản lượng cá rô phi thu hoạch chỉ vào
khoảng 100.000 tấn/năm, số lượng này không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Vì vậy, đẩy mạnh và phát triển sản xuất cá rơ phi đơn tính
nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng là cần thiết. Trong quy trình kỹ thuật
sản xuất cá rơ phi đơn tính, sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá giống cá rô phi
là một giai đoạn quan trọng quyết định đến sự phát triển và nuôi cá thương
phẩm đạt năng xuất và chất lượng cao. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và


2

PTNT các địa phương, năm 2014, cả nước có 236 cơ sở sản xuất kinh doanh
giống cá rô phi, trong đó có 44 cơ sở ni giữ đàn cá rơ phi bố mẹ với khoảng
940.000 cá bố mẹ, sản xuất được 455 triệu con giống. Số lượng cá giống này
đủ cung cấp cho sản xuất cá rô phi thương phẩm hiện nay nhưng chất lượng
cá giống còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do trong sinh sản nhân tạo đặc
biệt là q trình ương ni cá giống, tỷ lệ ni sống cịn rất thấp có thể do
chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kỹ
thuật ương ni giống cá rơ phi đơn tính là rất cần thiết nhằm tìm ra được quy
trình kỹ thuật sản xuất giống cá rơ phi đơn tính tốt nhất. Xuất phát từ lý do
trên em tiến hành thực hiện đề tài “Thực hiện quy trình kỹ thuật ương ni
cá rơ phi (O. niloticus) đơn tính đực từ 21 ngày tuổi đến cá cỡ 2 - 3cm trong
ao tại Trung tâm giống thủy sản Hịa Sơn huyện Phú Bình tỉnh Thái
Ngun”.

1.2. Mục đích của đề tài
- Áp dụng quy trình kỹ thuật ương ni cá rơ phi đơn tính đực từ 21
ngày tuổi lên cá cỡ 2 - 3cm tại Trung tâm giống thủy sản Hịa Sơn huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên.
- Sau quá trình thực tập tại cơ sở phải nắm được quy trình sản xuất
giống cá rơ phi đơn tính từ 21 ngày tuổi lên cá 2 - 3cm, các yếu tố kỹ thuật
cần thiết trong quá trình nuôi như: chế độ cho ăn, thời gian cho ăn, khẩu phần
ăn, quản lý môi trường ương nuôi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về quy trình
kỹ thuật sản xuất giống cá rơ phi đơn tính phục vụ cho nghiên cứu và học tập
của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và nâng
cao kiến thức về quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá rơ phi đơn tính tại các
cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, từ đó giúp sinh viên củng cố và nâng cao
kiến thức chuyên môn cho bản thân.
- Giúp bản thân vận dụng vào thực tiễn các kiến thức đã học, rèn luyện
tay nghề nâng cao kinh nghiệm cho bản thân.
- Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các cơ sở sản
xuất cá giống ứng dụng quy trình kỹ thuật này trong sản xuất giống cá rơ phi
đơn tính nhằm sản xuất ra giống cá rơ phi đơn tính có chất lượng tốt nhất để
nuôi thương phẩm cho năng suất và chất lượng cao.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh vật học của cá rô phi
2.1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Cá rơ phi có ngồn gốc từ châu Phi (lưu vực sông Nile, Ai Cập). Cá rơ phi
là tên gọi chung cho khoảng 100 lồi, trong đó khoảng 10 lồi có giá trị kinh
tế và lồi cá rơ phi vằn O. niloticus là lồi ni phổ biến nhất trên thế giới và
ngày càng chiếm ưu thế rõ rệt trong nuôi trồng thủy sản, cá rô phi đỏ (diêu
hồng) là con lai giữa cá rô phi vằn và cá rô phi đen cũng được nuôi rộng rãi.
Cá rơ phi có hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Verteberata
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Acdinopterggii
Bộ cá vược: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus.
Cá rơ phi có tên gọi chung của khoảng 80 loài cá và căn cứ vào đặc
điểm sinh sản, các nhà nghiên cứu đã phân loại thành 3 giống chính:
- Tilapi: Khi đẻ cần có giá thể để trứng bám. (Nguyễn Công Dân,
2000) [1].
- Sarotherodon: Cá bố hoặc cá mẹ hoặc cả cá bố mẹ cùng ấp trứng
trong miệng. (Lê Văn Thắng, 1999) [7].
- Oreochromis: Chỉ có cá mẹ ấp trứng trong miệng (Mancistosh và
Little, 1995) [16].



5

Trong 3 giống trên có khoảng 8 - 9 lồi có giá trị trong ni trồng thủy
sản, trong các lồi có giá trị, cá rơ phi vằn O. niloticus, cá rô phi xanh O.
aureus và cá rô phi hồng O. reochromis sp được coi là quan trọng nhất
hiện nay, đang được nuôi phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới
trên thế giới.
Ở Việt Nam, cá rô phi được đưa vào giữa năm 1951 tại vùng tạm bị Pháp
chiếm đóng. Cá rơ phi được di nhập vào nước ta lần đầu tiên là cá rô phi đen
Oreochromis mossambicus. Cá rơ phi đen thích ứng cao với các điều kiện
ni khác nhau, có tỷ lệ sống cao ở mơi trường ao ni kể cả khi có hàm
lượng oxy hịa tan thấp. Tuy nhiên, cá chậm lớn, đẻ nhiều và sớm, kích cỡ cá
nhỏ do vậy khơng được người ni ưa thích (Guerrero và cs (1974) [13]. Năm
1973 cá rơ phi vằn Oreochromis niloticus được nhập từ Đài Loan vào nước ta,
cá rô phi vằn nhanh lớn, nhịp đẻ thưa hơn so với cá rơ phi đen, cá nhanh
chóng trở thành đối tượng ni có triển vọng, được ni rộng rãi trong cả
nước. Tuy nhiên, do công tác giữ giống thuần không tốt nên hiện tượng lai tạp
giữa cá rô phi vằn và cá rô phi đen xảy ra khá phổ biến làm suy giảm chất
lượng cá giống.
Năm 1994, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nhập nội một số
giống cá rơ phi: Cá rơ phi vằn dịng Thái Lan, cá rơ phi vằn dịng GIFT chọn
giống thế hệ thứ 5, cá rơ phi vằn dịng Swansea và cá rô phi xanh O. aureus từ
Philipin, cá rô phi hồng Oreochromis sp từ Đài Loan và Thái Lan. Các giống
cá rô phi nhập nội thử nghiệm cho thấy: Cá rơ phi vằn dịng GIFT, dịng Thái
Lan, cá rơ phi hồng đã thể hiện ưu thế về sinh trưởng, thích ứng với điều kiện
nuôi ở nước ta (Lê Quang Long, 1961) [4].
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái
 Cá rơ phi đen
Hình thái cá rô phi đen (O. mossambicus): Thân cao, dài gần có dạng
bầu dục, dẹp bên. Cuống đi ngắn, đầu to mõm rộng hơi cong vếch lên. Hàm

trên hơi nhô.


6

Màu sắc ở con đực chưa thành thục trắng bạc, có 2 - 5 sọc ngang và tập
chung ở giữa thân, các vây màu sám. Khi thành thục đầu và thân màu đen.
Dưới đầu, bụng và vây ngực trắng, các vây khác đen, viền vây đi, hậu mơn
màu đỏ.
Tập tính ăn tạp, đẻ nhanh, dày không khống chế được mật độ. Kích
thước thu hoạch nhỏ, giá trị kinh tế thấp.

Hình 2.1: Hình thái ngồi của cá rơ phi đen (O. mossambicus)
 Cá rô phi vằn
Cá rô phi vằn O. niloticus có đặc điểm thân ngắn, mình cao, vảy lớn dày
và cứng. Màu sắc thay đổi theo môi trường, trên thân có nhiều sọc đen. Trên
đi và vây có chấm hoa xếp theo thứ tự thành vạch đen đều đặn. Có hai
đường bên: Đường thứ nhất ở phía trên bắt đầu từ sau nắp mang, ở vào hàng
vảy thứ 4 kể từ vây lưng xuống có 22 vảy. Đường thứ hai: ở phía đi bắt đầu
từ hàng vảy thứ 7 từ vây lưng xuống có 14 vảy.
Tồn thân phủ vẩy sáng bóng, phần lưng có mầu xanh nhạt, phần bụng
có mầu trắng sữa hoăc xanh nhạt. Trên thân mình có 7 - 9 vạch đậm chạy từ
lưng xuống bụng. Vậy đuôi có màu sọc đen đậm song song từ phía trên xuống
phía dưới và phân bố khắp vây đi. Vây lưng có những sọc trắng chạy song
song trên nền xám đen. Viền vây lưng và vây đi có viền hồng nhạt. Đầu cá
đực to và múp hơn đầu cá cái, xương chán cá đực hơi lõm xuống.


7


Ruột cá rô phi dài gấp 7 lần chiều dài thân, dạ dày bé. Cá rơ phi vằn là
lồi cá có kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đẻ thưa, chất lượng thịt
thơm ngon. (Lowe và cs,1982)[15].

Hình 2.2: Hình thái ngồi của cá rơ phi vằn (O. niloticus)
2.1.1.3. Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi thường phát dục sớm, trong tự nhiên khi cá được 4 - 5 tháng
tuổi đã có khả năng tham gia sinh sản. Cá rơ phi có thể sinh sản tới 12 lần
trong một năm (Macintosh và cs, 1995) [16]. Khi nhiệt độ nước xuống dưới
200C cá ngừng sinh sản. Sự hình thành và phát triển tuyến sinh dục của cá rô
phi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi cá, cỡ cá, chế độ dinh dưỡng,
nhiệt độ nước, độ muối... Ở Việt Nam, do điều kiện nhiệt đới nên cá sinh sản
gần như quanh năm, riêng miền Bắc nước ta có mùa Đơng nên thời điểm đầu
vụ Xuân và cuối vụ Thu xảy ra hiện tượng cá bố mẹ đẻ được nhưng trứng ấp
kéo dài dẫn đến khi nở thành cá bột bị dị hình nhiều, đưa vào xử lý đơn tính
đực hay bị bệnh nên tỷ lệ sống chỉ đạt khoảng 10 - 30% (Trần Mai Thiên và
Trần Văn Vỹ,1994) [9].


8

Các lồi cá rơ phi khác nhau có tuổi thành thục và sinh sản khác nhau,
lồi rơ phi vằn O. niloticus phát dục sau 5 - 6 tháng tuổi chu kỳ sinh sản là 30
- 35 ngày, lượng trứng tối đa trong một lần sinh sản đạt tới 2500 trứng trên cá
thể, phụ thuộc vào rất nhiều kích thước cá thể. Trứng sau khi được được cá
mẹ ấp trong miệng cho đến khi hết nỗn hồng chúng được mẹ thả ra bơi lội
tự do trong nước. Theo Mair và cs (1997) [18], chu kỳ sinh sản của cá rô phi
O. nloticus chia làm 5 giai đoạn: giai đoạn xây tổ và ghép đôi, giai đoạn rụng
trứng, giai đoạn ấp trứng, giai đoạn chăm sóc con, giai đoạn dinh dưỡng và
phục hồi cho chu kỳ sinh sản tiếp theo.

Để phân biệt cá đực cá cái người ta dựa vào hình thái bên ngoài và dựa
vào kết quả giải phẫu tuyến sinh dục.
Bảng 2.1: Phân biệt cá đực, cái qua các đặc điểm hình thái
Đặc điểm

Cá đực

Đầu

To và nhơ cao

Lỗ sinh dục

Màu sắc

Cá cái
Nhỏ, hàm dưới trề do
ngậm trứng và con

2 lỗ: lỗ niệu sinh dục và lỗ

3 lỗ: lỗ sinh dục, lỗ niệu,

hậu mơn

lỗ hậu mơn

Vây lưng và vây đi có

Màu nhạt hơn


màu sặc sỡ

Hình dạng

Đầu lỗ niệu sinh dục dạng

Dạng trịn hơi lồi và khơng

huyệt

lồi, hình nón dài và nhọn

nhọn như cá đực

(Lê Văn Thắng, 1999) [7]
2.1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng của cá rơ phi
Cá rơ phi là lồi cá ăn tạp bao gồm các loại động thực vật phù du, giun
đất, cỏ bèo, mùn bã hữa cơ, các loại thức ăn bổ xung như cám gạo, bột ngơ.
Tính ăn của cá rơ phi thay đổi theo từng lồi, từng giai đoạn phát triển và môi


9

trường ni. Khi cịn nhỏ cá rơ phi ăn sinh vật phù du như tảo và động vật
phù du nhỏ là chủ yếu. Khi trưởng thành, cá ăn mùn bã hữu cơ lẫn các loại tảo
lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thủy sinh. (Nguyễn Văn Tiến,
2003) [8].
Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển. Trong các yếu tố dinh dưỡng thì protein đóng vai trị quan trọng nhất cả

về số lượng và chất lượng. Các loài cá khác nhau có nhu cầu protein khác
nhau, ngay trong cùng một loài protein cũng khác nhau, giữa các độ tuổi và
điều kiện môi trường nuôi khác nhau (Lê Văn Thắng, 1999) [7].
Trong tự nhiên cá rô phi chủ yếu kiếm mồi vào ban ngày, cá có thể bắt
mồi ở hầu hết các giờ trong ngày, ruột cá rơ phi thích nghi với việc thu nhận
thức ăn từng ít một. Do vậy trong q trình ni hoặc chuyển giới tính đực
cần chia lượng thức ăn thành nhiều lần trong ngày sẽ thuận lợi cho việc theo
dõi thức ăn thừa, quản lý được chất lượng nước và giai xử lý đơn tính đực
đảm bảo cho cá sinh trưởng (Macntosh và cs, 1995) [16].
2.1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng của cá rô phi vằn
Sự sinh trưởng của cá rơ phi mang tính chất đặc trưng của lồi, các lồi
rơ phi khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Lồi O. niloticus có tốc độ
tăng trường và phát triển vượt trội so với các loài O. mossambicus. Cá rơ phi
O. niloticus có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sau đó đến O. galilaeus và O.
aureu (Tayamen và cs, 1988) [18].
Trong cùng một lồi, các dịng khác nhau cũng có tốc độ sinh trưởng
khác nhau. Khi nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của cá O. niloticus dòng
GIFT và Ivory Coast và dòng Ghana trong cùng một điều kiện ni cấy cho
thấy dịng GIFT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, kém nhất là dòng Ghana
(Khater và cs, 1988) [14].


10

Q trình sinh trưởng của cá rơ phi có thể chia làm 3 giai đoạn chính
như sau:
* Giai đoạn trứng cá bột: Giai đoạn này được kéo dài từ khi trứng đẻ ra
cho tới khi nở thành cá bột.
* Giai đoạn ương nuôi và trưởng thành : Đây là giai đoạn hoàn thiện các
cơ quan và hệ cơ quan.

* Giai đoạn thành thục và sinh sản: Sự thành thục của cá rơ phi phụ thuộc
vào tuổi, kích cỡ và mơi trường sống. Trung bình cá rơ phi có thể đẻ 6 đợt
trong năm, mỗi đợt từ vài trăm đến vài nghìn trứng.
2.1.1.6. Khả năng thích ứng với điều kiện mơi trường
Cá rơ phi là giống cá có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện mơi
trường nước. Nó sống được ở các loại thủy vực ao hồ, sông, suối (nước ngọt),
nước lợ, mặn khác nhau (Philipart và cs, 1982) [19]. Tuy nhiên, mỗi lồi lại
có khả năng chịu đựng với từng yếu tố khác nhau.
* Nhiệt độ nước
Cá rô phi rất thích hợp với các điều kiện tự nhiên vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, là những nơi có nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và sinh sản tự
nhiên của chúng.
Do có nguồn gốc ở châu Phi nên khả năng chịu lạnh của cá rô phi kém
hơn so với khả năng thích nghi ở nhiệt độ cao. Cá rơ phi có thể chịu đựng được
ở nhiệt độ 400C và chết nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 100C (Capili và cs, 1995)
[12]. Khi nhiệt độ xuống dưới 200C kéo dài làm cho cá chậm phát triển, nhiệt độ
thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của cá rô phi là 20-350C.
Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 140C làm cho cá rô phi đực mất khả năng
tiết sẹ (Lê Quang Long, 1961) [4].
Theo Behrends và cs (1990) [1] khả năng chịu lạnh của các lồi cá rơ phi
ở mỗi lồi đều có sự khác biệt, lồi O. aures và T. zilli có khả năng chịu lạnh


11

tốt nhất, tiếp đến là O. mossambicus và O. hornorum, cuối cùng là O.
niloticus. Nói chung mỗi lồi cá đều có một biên độ nhiệt độ ảnh hưởng tích
cực hoặc kìm hãm đến tốc độ sinh trưởng riêng tùy theo đặc điểm sinh học,
lịch sử phát triển riêng của loài và còn tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng,
tuổi của cá.

* Độ trong và độ pH
Trong ao ni nói chung, với ao ni cá rơ phi nói riêng, độ trong của
nước có liên quan đến khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, sự biến
động hàm lượng oxy hịa tan trong nước theo chu kỳ ngày đêm. Ngồi ra còn
liên quan gián tiếp tới biến động chỉ số pH nước trong ngày. Theo Nguyễn
Thị Thu Hà (2003) [3], độ trong của ao nuôi tốt nhất là từ 30 - 40cm.
Độ pH của nước có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của động thực vật
thủy sinh. Môi trường có pH 6,5 - 8,5 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của cá rô phi, tuy vậy cá rơ phi có thể chịu đựng trong mơi trường nước
có pH giảm xuống 4 và lên cao đến 11. Theo Philipart và cs (1982) [19], cá rô
phi chết ở pH = 3,5 hay lớn hơn 12 sau 2-3 giờ. Cỡ cá rô phi khác nhau khả
năng chịu đựng pH cũng khác nhau trong vực nuôi, hàm lượng pH thay đổi
kết hợp với độ cứng thấp sẽ làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nở của trứng và sự sống
của cá (Trần Đình Luân, Bạch Thị Tuyết (2004) [5].
* Hàm lượng khí oxy hịa tan
Khí oxy hịa tan trong nước là chất khí duy nhất khơng thể thay thế bằng
chất khác đàm bảo cho quá trình sống của cá được duy trì. Hàm lượng khí oxy
hịa tan trong nước là một trong cá yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới
tỷ lệ sống với tốc độ sinh trưởng của cá. Nếu khi hàm lượng oxy hòa tan trong
nước thấp sẽ làm cho cá chậm lớn.
Theo Nguyễn Dương Dũng và Lê Hữu Thọ (1999) [2], sự hao hụt hàm
lượng khí oxy hịa tan trong nước là do q trình hơ hấp của sinh vật, do sự


12

khuếch tán vào khí quyển và do sự oxy hóa các chất. Sự ảnh hưởng xấu do
hàm lượng oxy hòa tan thấp tùy thuộc vào làm lượng oxy có trong nước và
thời gian cá phải chịu đựng, sự biến động hàm lượng oxy hoà tan trong nước
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự quang hợp của thực vật nước có ảnh

hưởng quyết định. Với cá rơ phi, khả năng chịu đựng lượng khí oxy hịa tan
thấp có thể tới 1mg/l chúng có khẳ năng tận dụng oxy khơng khí, trong khi
với các lồi cá khác nồng độ trên khó có thể sống sót (Phạm Anh Tuấn, 2006)
[6]. Theo Magid và cs (1995) [17], hàm lượng khí oxy hịa tan trong nước mà
cá rơ phi O.niloticus có thể chịu đựng được là ở mức 0,1mg/l.
* Độ muối
Cá rô phi là lồi rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường
nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối
từ 0 - 40‰ (Nguyễn Văn Tiến, 2003) [8]. Khả năng thích ứng với độ mặn ở
mỗi loài cũng khác nhau, loài O. niloticus có ngưỡng muối thấp nhất và lồi
có ngưỡng muối cao nhất là T. zilliii, O. aureus (Philipart và cs, 1982) [19].
Khả năng chịu muối của cá rô phi tăng dần theo độ tuổi, cỡ cá, nhiệt độ,
đặc biệt là sự thuần hóa. Cá rơ phi nhỏ khả năng chịu đựng độ muối kém hơn
cá rô phi lớn. Theo báo cáo của Behrends và cs (1990) [1], thì tất cả cá bột, cá
hương của rô phi đều chết ở độ mặn 27‰. Nhưng giai đoạn trưởng thành thì
chúng chết ở 37‰.
* Các loại khí độc
- Khí H2S
Là khí khơng màu, mùi trứng thối, ít tan trong nước. H2S là chất khí rất
độc với động vật thủy sản. Khí H2S thường gây độc cho tôm, cá khi nhiệt độ
thấp và môi trường nước có độ pH thấp.
NguyễnThị Thu Hà (2003) [3] cho biết: Khi trong ao ni có tồn tại H2S
cần có các biện pháp kỹ thuật phù hợp để hạn chế ở mức nhỏ hơn 0,1mg/l như
sục khí hoặc dùng KMnO4 để oxy hóa H2S thành hợp chất sunfua khơng độc.


13

- Khí NH3 (Amoniac)
Mơi trường nước ao ni thường tồn tại hai dạng NH4+ và NH3. Trong

đó NH4 khơng gây độc cho thủy sinh vật (trừ hàm lượng quá cao), cịn NH3
gây dộc cho tơm, cá (Trần Văn Vỹ, 2002) [10]. Nồng độ NH3 gây độc đối với
tôm, cá phụ thuộc vào nồng độ khí oxy hịa tan trong nước. Khi hàm lượng
khí oxy hịa tan thấp, tính độc của NH3 đối với tôm, cá thấp với cá rô phi vằn
O.niloticus dòng GIFT sự tăng trưởng dừng lại ở nồng độ NH3 là 1,5 1,7mg/l khi nhiệt độ nước là 28 - 330C.
2.1.2. Kỹ thuật cho cá rô phi vằn đẻ tự nhiên
Cá rơ phi vằn có thể đẻ tự nhiên trong ao, trong bể và trong giai.
2.1.2.1. Cho cá rô phi vằn đẻ tự nhiên trong ao
Ao cho cá đẻ có diện tích 300 - 1000m2 để dễ quản lý, nền đáy ao ít bùn
là cát pha sét để cá dễ làm tổ. Ao trước khi thả cá bố mẹ phải được tát, vét
sạch bùn và tẩy dọn bằng vôi bột với liều 7 - 10 kg/100m2 ao. Phơi đáy ao 3 5 ngày để diệt các mầm bệnh sau đó lấy nước vào ao. Khi lấy nước phải lọc
qua lưới để tránh cá tạp. Bón phân gây màu nước cho ao nuôi trước khi thả cá
bố mẹ vào ao từ 5 - 7 ngày. Nếu là phân chuồng hoai mục bón: 10 - 15
kg/100m2, nếu khơng có phân chuồng ủ kỹ thì bón phân vơ cơ: 3 kg urê + 2
kg lân bón cho 100m2 ao. Khi bón hịa đạm vào nước té đều khắp mặt ao sau
đó mới hòa lân và té sau. Chọn thời điểm khi có mặt trời 8 - 10h sáng bón cho
ao là hiệu quả nhất vì tảo hấp thu dinh dưỡng ngay.
Đối với các tỉnh phía Nam, cá rơ phi hầu như sinh sản quanh năm. Ở các
tỉnh phía Bắc cá rơ phi bắt đầu đẻ rộ vào đầu tháng 4. Cá sau khi lưu qua
đông, tuyển chọn cá khỏe mạnh, không bị sây xát vây vảy, kích cỡ 300- 500
g/con làm cá bố mẹ. Chọn tỷ lệ đực cái là 1 đực : 1 cái hoặc 1 đực : 2 cái thả
với mật độ 2 con/m2. Thời gian nuôi vỗ trong ao là 15 - 20 ngày. Trong thời
gian nuôi vỗ, cho cá ăn bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm 30-35%,
lượng cho ăn 1,5 - 2% trọng lượng cá trong ao.


14

Nếu nhiệt độ thích hợp 24 - 320C sau 10 - 15 ngày kể từ khi thả cá bố mẹ
vào ao cá sẽ đẻ, sau khi cá đẻ 15 - 17 ngày tiến hành thu cá bột.

2.1.2.2. Thu cá bột
Cá bột thu 2 cách như sau:
 Dùng lưới thưa 2a = 10 - 12 cm kéo dồn cá bố mẹ vào một góc, bắt cá
bố mẹ ra khỏi ao cho đẻ, chuyển sang ao khác nuôi vỗ để cho đẻ lứa tiếp theo
và dùng chính ao cho đẻ để ương cá bột.
 Dùng vợt vớt cá bột, để lại cá bố mẹ trong ao để cho đẻ lứa tiếp theo.
Cho cá rơ phi đẻ tự nhiên trong ao có những hạn chế là: bắt cá bố mẹ ra
khỏi ao gây ảnh hưởng đến cá bột trong ao, còn nếu dùng vợt để thu cá bột sẽ
không thu được triệt để vì vậy hiện nay đang áp dụng cho cá rơ phi đẻ trong
giai và ấp trứng cá trong bình và trong khay. Đây là kỹ thuật sản xuất giống
tiến tiến để để thu được lượng cá bột đồng cỡ. Tuy nhiên do hạn chế về cơ sở
vật chất, kỹ thuật nên Trung tâm giống thủy sản Hòa Sơn tiến hành cho cá bố
mẹ đẻ trực tiếp trong ao sau đó dùng lưới mắt nhỏ kéo cá bột và tiến hành xử
lý giới tính bằng hooc mơn.
2.1.2.3. Chuyển giới tính cá bột
- Chuẩn bị ao: Ao cắm giai xử lý cá bột có diện tích 200 – 1000 m2, độ
sâu 1,2 - 1,5 m được tát cạn tẩy dọn như ao ni vỗ cá bố mẹ, nhưng khơng
bón phân hữu cơ hoặc vô cơ.
- Giai xử lý cá bột: Giai xử lý cá bột là giai mau có cỡ mắt lưới 1mm,
diện tích giai 1 – 4 m2, độ sâu của giai là 1m. Giai 1m2 có thể ni với mật độ
10.000 - 15.000 cá bột/giai.
- Thời gian xử lý, chăm sóc và quản lý: Thời gian cho cá ăn thức ăn đã
được trộn hooc môn là 21 ngày để chuyển thành cá đực. Thành phần thức ăn
bao gồm bột cá nhạt, vitamin C và 17α Metyltestosterone. Các thành phần
trên được phối trộn đều 10g vitamin C vào 1000g bột cá nhạt đã được nghiền
mịn. Hòa tan 60 mg 17α Metyltestosterone vào 0,5 lít cồn Etanol 96% và lắc
cho hooc mơn tan đều trong cồn. Trộn đều lượng cồn đã hòa tan hooc môn


15


vào hỗn hợp bột cá, hong khơ nơi thống mát, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc
sấy khô ở điều kiện nhiệt độ 45 - 500C. Sau khi khô, thức ăn được bảo quản
trong túi nilon và sử dụng trong thời gian 2 tuần.
Lƣợng thức ăn trong thời gian xử lý nhƣ sau
 5 ngày đầu cho ăn 25% trọng lượng cá
 5 ngày kế tiếp cho ăn 20% trọng lượng cá
 5 ngày tiếp theo cho ăn 15% trọng lượng cá
 6 ngày cuối cùng cho ăn 10% trọng lượng cá
Lượng thức ăn trong ngày được chia đều thành 4 phần cho ăn 4 lần vào
lúc 8h; 11h; 14h; 16h.
Để biết được lượng cá trong giai có thể cân mẫu hoặc cân trong lượng cá
của toàn bộ giai sau 5 ngày. Mẫu phải được cân bằng cân điện tử để đảm bảo
độ chính xác.
Trong thời gian xử lý, 10 ngày thay giai 1 lần dể đảm bảo độ thơng
thống, tránh trường hợp tảo bám vào giai làm hạn chế lưu thơng nước trong
và ngồi giai. Khi cá thiếu oxy sẽ kém ăn và hao hụt lớn, tỷ lệ chuyển giới
tính sẽ khơng cao.
Thường xun theo dõi bệnh cá vì ni ở mật độ cao cá thường xuyên
mắc bệnh ký sinh trùng (như trùng bánh xe, sán lá đơn chủ) để có biện pháp
phịng trị kịp thời.
2.1.2.4. Kết quả
Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật tỷ lệ chuyển thành cá đực là 95 - 100%.
2.1.3. Kỹ thuật ương nuôi cá giống rơ phi đơn tính giai đoạn từ 21 ngày
tuổi lên cá 2-3cm trong ao
2.1.3.1. Chuẩn bị ao ương
- Điều kiện ao ƣơng
Ao ương không cớm rợp, bờ ao chắc chắn. Cống cấp và thốt nước phải
ln có đăng chắn để tránh cá tạp vào ao. Đáy ao phẳng đều, hơi dốc về phía
cống thốt nước.



16

Nguồn nước cấp cho ao phải sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất
thải (từ chuồng trại chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy
KCN), pH nước 6,5 - 8,5, hàm lượng DO duy trì trên 3 mg/l.
- Tẩy dọn ao
Ao ương cá rô phi toàn đực 21 ngày tuổi lên cá hương được chuẩn bị kỹ:
 Làm cạn nước, bốc vét bùn, tu sửa lại bờ và cống ao.
 Dùng vôi bột cải tạo đáy ao với liều 7 - 10 kg/100 m2 ao
 Sau khi bón vơi, phơi khơ đáy ao từ 3 - 5 ngày.
Khi lấy nước vào ao nhất thiết phải có mành hoặc lưới chắn để lọc khơng
cho cá tạp, địch hại theo nước vào ao.
2.1.3.2. Thả cá
Mật độ ương trong ao là: 100 - 150 con/m2
Mật độ cá thả trong giai là 1.000 - 1.100 con/m3
2.1.3.3. Chăm sóc, quản lý
* Chăm sóc
Chuẩn bị thức ăn cho cá từ 21 ngày tuổi lên cá hương dạng bột mịn với
thành phần như sau:
+ Bột cá nhạt: 20%
+ Bột đỗ tương hoặc khơ dầu đỗ tương: 40%
+ Cám gạo: 39%
+ Vi khống: 1%
Trong 7 ngày đầu thức ăn được nấu chín, hịa vào nước rồi té đều
khắp mặt ao. Lượng cho ăn là 0,2 - 0,3 kg/10.000 cá. Thức ăn được chia
đều thành 3 phần cho ăn vào lúc 8h, 13h, 16h hằng ngày. Những ngày tiếp
theo thức ăn không cần nấu chín mà cho cá ăn ở dạng bột bằng cách rải
đều xung quanh ao. Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần, lượng cho ăn bằng 10%

trọng lượng cá trong ao.


17

Ngồi thức ăn tinh, có thể bón thêm phân vơ cơ để tạo thức ăn tự nhiên
cho cá. Liều lượng bón 0,8 kg urea + 0,5 kg lân bón cho 100m2 ao/tuần. Phân
vơ cơ được hịa lỗng riêng trong nước và té đều khắp ao vào buổi sáng khi có
ánh nắng mặt trời.
* Quản lý
Quan sát màu xanh của nước ao thấy nước ao màu xanh nõn chuối là tốt,
nếu nước q xanh (lượng tảo nhiều) thì khơng bón thêm phân vô cơ.
Hằng ngày kiểm tra hoạt động của cá, đặc biệt là khi cho cá ăn để biết
tình trạng của cá.
Ban đêm dùng đèn pin soi xung quanh ao, phát hiện các địch hại đặc biệt
là rắn để diệt nhằm giảm tỷ lệ hao hụt cá.
2.1.3.4. Thu hoạch
Sau khi ương 20 ngày, cá đạt kích cỡ 800 - 1000 con/kg có thể thu hoạch
hoặc chuyển sang ương san lên cá giống.
Trước khi thu hoạch, nhất là cá ương ở ao đất cần luyện cá bằng cách
kéo lưới dồn cá vào một góc ao rồi lại thả ra hoặc làm đục nước ao 1 - 2 ngày
trước khi đánh bắt cá. Ngừng cho cá ăn 1 ngày trước khi thu hoạch. Chỉ kéo
lưới thu cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
2.1.4. Một số biện pháp phòng bệnh cho cá rơ phi
 Ngun tắc chung
Ngun tắc chung để phịng bệnh cho cá ni nói chung là ln ln tạo
mọi điều kiện tốt cho các hoạt động sống của chúng như: Cho ăn đầy đủ, khẩu
phần ăn cân đối để cá lớn nhanh và có sức đề kháng tốt, tạo điều kiện môi
trường sống trong sạch, ổn định và cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho cá. Đồng
thời thường xuyên quan sát phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt mầm bệnh càng

sớm càng tốt để hạn chế thiệt hại về kinh tế.


×