Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tân Sơn – Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.75 KB, 38 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NHTM
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNTVN -
CHI NHÁNH TÂN SƠN
3.3. Một số ý kiến đề xuất
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT Nguyên nghĩa Chữ viết tắt
1 Ngân hàng thương mại NHTM
2 Ngân hàng nhà nước NHNN
3 Ngân hàng trung ương NHTW
4 Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam
NHNo & PTNTVN
5 Tổ chức tín dụng TCTD
6 Tổ chức kinh tế TCKT
7 Tiền gửi tiết kiệm TGTK
8 Nguồn vốn huy động NVHĐ
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn
cầu, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong năm qua là rất cao và căng thẳng
các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay liên tục thay đổi khiến cho các chiến
lược kinh doanh của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và


phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng cũng liên tục biến đổi. Chính vì thế để
thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư thì ngoài các hình thức huy động
truyền thống thì đòi hỏi ngân hàng phải đề ra những hình thức huy động mới với
chi phí tối thiểu, lợi nhuận tối đa. Vì vậy, các NHTM đã không ngừng nâng cao
hiệu quả huy động vốn của mình nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như mục
tiêu phát triển kinh tế đất nước. Trong tiến trình này, Ngân hàng đóng vai trò như
một huyết mạch nối các thành phần kinh tế với nhau bằng các nghiệp vụ đặc thù
riêng của mình. Trong đó, huy động vốn không chỉ là một nghiệp vụ thông thường
mà nó rất cần thiết để đảm bảo hoạt động của Ngân hàng. Vậy vấn đề mang tính cấp
thiết đối với ngân hàng hiện nay là: Phải làm gì? Và làm như thế nào để công tác huy
động vốn đạt hiệu quả cao nhất với mức rủi ro thấp nhất?
Từ thực tế trên, em nhận thấy rằng công tác huy động vốn là hết sức quan
trọng và mang tính sống còn với các NHTM , vì vậy trong thời gian thực tập tại
NHNo&PTNTVN - chi nhánh Tân Sơn em đã tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt
động kinh doanh của chi nhánh và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tân Sơn – Phú Thọ” làm đề tài luận
văn của mình, với hy vọng sẽ góp phần nhỏ cùng với NHNo & PTNTVN – chi
nhánh Tân Sơn giải quyết các vấn đề nêu trên.
Ngoài phần mở đầu và lời kết. Luận văn của em gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về NHTM và hoạt động huy động vồn của
NHTM
Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNTVN –
Chi nhánh Tân Sơn_Phú Thọ (giai đoạn 2010-2012)
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo &
PTNTVN Chi nhánh Tân Sơn
Trong thời gian thực tập không nhiều cùng với kinh nghiệm thực tế hạn
chế, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong

nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, cũng như của
các cô chú, anh chị trong NHNo&PTNTVN - chi nhánh Tân Sơn để luận văn
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NHTM
1.1. NHTM và các nghiệp vụ cơ bản
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Lịch sử NHTM ra đời gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người
đặc biệt là sự phát triển kinh tế hàng hóa, do nhu cầu về vốn và sự luân chuyển
vốn cho quá trình sản xuất đã hình thành nên một nghành công nghiệp trung
gian giúp luân chuyển vốn mà giai đoạn đầu tồn tại dưới dạng vàng và tiền mặt
giữa các thành phần kinh tế trong xã hội. Hệ thống ngân hàng dần được hình
thành và phát triển cùng sức đẩy của nền kinh tế. Đạo luật ngân hàng của Pháp
(1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ
sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình
thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính
họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Theo quan điểm
của nhà kinh tế học Peter S.Rose: “ Ngân hàng được hiểu là thuật ngữ chỉ các
tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ thanh toán, thực hiện
nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong
nền kinh tế. Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín dụng khoản 1 và khoản 7 Điều 20
đã xác định "tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ,
làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín
dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán" và trong các loại hình tổ chức tín dụng
thì " ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử

dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương
tiện thanh toán".
NHTM là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín
dụng ngân hàng – một trung gian tài chính cung ứng vốn chủ yếu, hữu hiệu
cho nền kinh tế.
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
1
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại
- Tập trung vốn cho nền kinh tế
Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được
sử dụng một cách triệt để nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ
nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng
những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau
nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian
của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho
người muốn vay . Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp
ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và
với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì hoạt động và phát triển các
nghiệp vụ của mình.
- Làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của
chủ tài khỏan. Khi các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng sẽ được
đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh
chóng tiện lợi. Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ
lưu thông và độc quyền quản lý các công cụ để tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể
chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu
thông hàng hóa. Ở các nước phát triển phần lớn thanh toán được thực hiện qua

séc và được thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thương
mại. Hiện nay ở các nước công nghiệp phát triển việc thanh toán bằng cách nối
mạng các máy vi tính của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm thực
hiện chuyển vốn từ tài khoản người này sang người khác là phổ biến.
- Là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác
động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh và sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
2
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
trường. Để đáp ứng nhu cầu thị trường rất khắt khe thì các doanh nghiệp không
những phải có những chiến lược phát triển riêng mà còn phải chú trọng nâng
cao chất lượng lao động, hoàn thiện cơ chế quản lý, đầu tư các thiết bị máy móc
hiện đại thích hợp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có khối lượng vốn lớn,
vượt quá vốn tự có của doanh nghiệp. Chính vì vậy vai trò của ngân hàng là hết
sức quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu đầu tư qua việc
cấp tín dụng.
- Là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Với vai trò to lớn là cầu nối các doanh nghiệp và thị trường cho thấy hoạt
động kinh doanh của NHTM gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. NHTM thông qua thông qua việc cung ứng tín dụng cho các doanh
nghiệp, các nghành nghề, các tổ chức kinh tế đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng
tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu
quả và thực hiện vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô.
- Là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền kinh tế tài chính quốc tế
Với nền kinh tế thị trường ngày càng được nâng cao và mở rộng cùng với
việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì nhu cầu giao lưu kinh tế - văn hóa
– xã hội giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên cấp thiết và cấp bách.
NHTM luôn tạo cơ chế ổn định cho hệ thống tài chính trong nước giúp các hoạt

động kinh doanh phát triển và hòa nhập với các nước bạn. NHTM không ngừng
sáng tạo và phát triển các hoạt động kinh doanh như: Thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHTM, Ta thấy rằng, các NHTM
trong nước đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự
vận động tài chính quốc tế.
1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại
Các hoạt động cơ bản mang lại thu nhập cho ngân hàng là: hoạt động huy
động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian khác. Các hoạt
động này đan xen lẫn nhau và bổ sung cho nhau để tạo nên một chỉnh thể thống
nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Nghiệp vụ huy động vốn: Nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ phát hành giấy
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
3
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
tờ có giá nghiệp vụ đi vay, nghiệp vụ huy động vốn khác.
- Nghiệp vụ sử dụng vốn: Đây là nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM với
các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm
lợi nhuận như nghiệp vụ ngân quỹ, nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ đầu tư tài
chính.
- Nghiệp vụ trung gian khác: Nghiệp vụ cho thuê tài chính, nghiệp vụ bảo
lãnh, nghiệp vụ chiết khấu, dịch vụ trong thanh toán, dịch vụ tư vấn môi giới,
các dịch vụ khác.
1.2. Hoạt động huy động vốn của NHTM
1.2.1. Khái niệm về nguồn vốn và huy động vốn
- Khái niệm về nguồn vốn
Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các vốn tiền tệ được NHTM tạo lập bằng
nhiều hình thức để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Nguồn
vốn bao gồm hai loại chính là vốn chủ sở hữu và vốn nợ.
Vốn chủ sở hữu: Là lượng vốn mà chủ ngân hàng phải có để hoạt động,
thuộc quyền sở hữu của NHTM.Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng

nguồn vốn của NHTM nhưng lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại
và phát triển của một ngân hàng.
Vốn nợ: được tạo lập bằng cách huy động từ tiền gửi và phát hành các
giấy tờ có giá, vay của các tổ chức tín dụng và Ngân hàng trung ương, các
nguồn khác. Vốn nợ quyết định đến khả năng hoạt động của mỗi ngân hàng.
- Khái niệm về huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế
thông qua các hình thức tiết kiệm định kì, phát hành giấy tờ có giá và các hình
thức khác để tạo nguồn vốn cho vay của NHTM.
Đây là vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn NHTM và đó
là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng. Nó quyết định quy
mô,phạm vi hoạt động và quy mô mở tín dụng của NHTM, nó quyết định đến
khả năng thanh toán, chi trả và đảm bảo hoạt động cho ngân hàng và đặc biệt nó
quyết định đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Ngân hàng chỉ có quyền sử
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
dụng mà không có quyền sở hữu và phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lãi khi
đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn để chi trả trước hạn.
Vì vậy, ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn đó mà phải dự trữ
với một tỷ lệ hợp lí đảm bảo khả năng thanh khoản.
1.2.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM
1.2.2.1. Tiền gửi thanh toán
Là số tiền mà các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp,
các cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch, thanh toán, chi trả cho
các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh trong
kinh doanh. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp của NHTM.
1.2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm
Đối với sản phẩm huy động này gồm hai loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là những khoản tiền mà khách hàng gửi tiền
ở ngân hàng sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là nguồn
vốn ổn định, vì vậy các ngân hàng luôn đa dạng hóa huy động loại tiền gửi này
với nhiều kỳ hạn lãi suất, nhiều chính sách khách hàng.
- Tiền gửi không kỳ hạn: Khách hàng gửi tiền và rút tiền không theo một
kỳ hạn nào cả, không cần báo trước cho ngân hàng. Loại tiền gửi này không ổn
định nên ngân hàng phải đảm bảo quỹ để chi trả và khó sử dụng tiền gửi này để
cấp tín dụng.
1.2.2.3. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá như: Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
tiền gửi. Các loại giấy tờ có giá được phát hành từng đợt với mục đích và số
lượng cụ thể và được NHTW chập thuận.
Trái phiếu ngân hàng: Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ của ngân
hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Trái phiếu là phiếu nợ trung
dài hạn.
Kỳ phiếu ngân hàng: Đây là loại giấy tờ có giá ngắn hạn, đặc điểm giống
trái phiếu nhưng có thời gian ngắn hạn hơn trái phiếu.
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
5
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Là giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một
ngân hàng, người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền gửi lãi theo kỳ và
nhận đủ vốn khi đến hạn.
1.2.2.4. Huy động vốn qua thị trường thanh toán liên ngân hàng
Đây là khoản vốn vay mượn giữa các ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng
với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng với thời hạn ngắn.
Hình thức này đơn giản, thuận lợi. Các ngân hàng không cần thế chấp hoặc thế
chấp bằng chứng khoán kho bạc.
1.2.2.5. Huy động vốn từ nguồn khác
Vay từ ngân hàng trung ương: NH trung ương cho vay vốn ngắn hạn khi

cần thiết dưới hình thức tái cấp vốn như cho vay theo loại hồ sơ tín dụng, chiết
khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Vốn ủy thác: NHTM thực hiện các dịch vụ như ủy thác cho vay, ủy thác
đầu tư, cấp phát, giải ngân và thu hộ
Vốn trong thanh toán: là số vốn có được do NHTM làm trung gian thanh
toán như số vốn trong thời gian đã trích tài khoản của người chi trả nhưng chưa
chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng do phải luân chuyển, xử lý chứng từ
thanh toán,
1.3. Hiệu quả huy động vốn của NHTM
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn
Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Khi so sánh
giữa kết quả và chi phí cần phải so sánh dưới dạng thương số, hoặc là chi phí/
kết quả, hoặc là kết quả/ chi phí. Như vậy, “ hiệu quả huy động vốn được thể
hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng”. Đó
chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý.
1.3.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM
Nâng cao hiệu quả huy động vốn là vấn đề được các ngân hàng rất quan
tâm, vốn huy động có hiệu quả tức là ngân hàng đã huy động được nguồn vốn
lớn nhất với chi phí nhỏ nhất cùng sự hài lòng tối đa của khách hàng. Vai trò của
nó được thể hiện qua:
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
6
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
- Đối với xã hội: Được nhìn nhận trên góc độ các lợi ích mà lượng vốn này
được sử dụng để bổ sung lượng vốn cho nền kinh tế và nâng cao mức sống của
người dân. Hiệu quả này có được nhờ tiết kiệm chi tiêu, tăng cường các hoạt
động sản suất, kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng
cao mức sống của người dân thông qua sinh lợi khoản tiết kiệm tại ngân hàng
cùng với các lợi ích gián tiếp của quá trình sử dụng vốn tiết kiệm để kinh doanh
mang lại.

- Đối với khách hàng: Khách hàng nhận được các lợi ích khi gửi tiền vào
ngân hàng. Hiệu quả này có được là nhờ thu nhập từ khoản sinh lợi từ khoản
tiền mà dân cư cho ngân hàng sử dụng trong một thời gian nhất định và các tiện
ích khác mà khách hàng được hưởng khi tham gia vào dịch vụ ngân hàng. Hiệu
quả từ huy động vốn càng cao khi mức lãi suất và các ưu đãi khác mà họ được
hưởng trên khoản tiền gửi vào ngân hàng càng cao so với ngân hàng khác.
- Đối với NHTM: Hiệu quả huy động vốn của NHTM dựa trên mối tương
quan so sánh giữa lượng kết quả thu vào và lượng chi phí bỏ ra để huy động.
Hiệu quả càng cao khi kết quả đạt được càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp.
Tăng cường hiệu quả huy động vốn giúp ngân hàng đảm bảo được nguồn vốn
của ngân hàng, đáp ứng được vốn cho nền sản xuất kinh doanh hiệu quả. Điều
này giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận cho chính mình.
Tóm lại: Việc nâng cao hiệu quả huy động vốn là điều kiện quan trọng
nhất cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.
1.3.3. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM
Để đánh giá hiệu quả huy động vốn, các NHTM thường sử dụng các chỉ
tiêu sau đây:
1.3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô huy động vốn
Quy mô huy động vốn là tổng khối lượng vốn huy động mà ngân hàng huy
động được trong một khoảng thời gian nhất định. Quy mô nguồn vốn huy động lớn
là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Nếu
quy mô lớn cho phép ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn khách hàng, đa dạng hóa
danh mục đầu tư để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
7
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
(NVHĐ kỳ này – NVHĐ kì trước) x 100%
Tốc độ tăng trưởng NVHĐ =
NVHĐ kỳ trước
Ý nghĩa: Ta thấy rằng nếu tỷ lệ này >100% cho thấy NVHĐ kỳ này tăng

hơn so với kỳ trước, chứng tỏ ngân hàng đã mở rộng quy mô hay nâng cao chất
lượng công tác huy động vốn.
NVHĐ từng loại I
Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động = x 100%
Tổng NVHĐ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn nào mà NH huy động được
nhiều nhất, ít nhất để NH tìm ra nguyên nhân và giải pháp để đưa ra cơ cấu huy
động hợp lý
1.3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu huy động vốn
Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới tài sản và quyết định chi phí
ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng và sẽ
là hợp lý khi các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn với chi
phí biến động thấp nhất. Cơ cấu huy động vốn được chia theo chủ thể kinh
tế( tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi tổ chức tín dụng), theo
loại tiền( đồng nội tệ, đồng ngoại tệ), theo kỳ hạn( có kỳ hạn và không có hỳ
hạn).
1.3.3.3. Chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vố.
Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí mà NH bỏ ra để hưởng quyền sử
dụng một đồng vốn trong một thời gian nhất định. Chi phí huy động vốn gồm:
chi phí trả lãi và chi phí lãi( chi phí tiền lương, chi phí cơ sở vật chất,
marketing, ). Chi phí huy động vốn được đánh giá là hiệu quả khi tìm kiếm
được nguồn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi
thỏa mãn các nhu cầu tương xứng giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đồng
thời, lợi nhuận của ngân hàng gia tăng mà không nhất thiết phải chấp nhận rủi ro
cao do sức ép tăng chi phí vốn.
1.3.3.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh sự cân đối giữa NVHĐ được với hoạt động tín dụng
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
8
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội

và đầu tư của ngân hàng.
Mức tăng trưởng của NVHĐ trong kỳ
Hệ số biến động của NVHĐ =
so với tín dụng và đầu tư Mức tăng trưởng tín dụng & đầu tư trong kỳ
Nếu hệ số này > 1 thì hiệu quả sử dụng vốn kém, xảy ra hiện tượng ứ đọng vốn.
Nếu hệ số này < 1 thì hiệu quả hoạt động huy động vốn chưa tốt, NH
không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Nếu hệ số này = 1 thì hiệu quả hoạt động huy động vốn đã đáp ứng đầy đủ
nhu cầu thị trường.
1.3.3.5. Chi phí cho nguồn vốn huy động
Chi phí huy động cho 1 đồng vốn được tính theo công thức:
Tổng chi phí huy động vốn
Chi phí huy động cho 1 đồng vốn = ———————————————
Tổng số vốn huy động
Trong đó:
Tổng chi phí huy động vốn bao gồm:
- Lãi suất trả cho người gửi (lãi suất huy động vốn)
- Chi phí quản lý
- Lương trả cán bộ công nhân viên làm công tác huy động vốn
- Chi phí khuyến mãi, tiếp thị, quảng cáo
- Chi phí khác ( giấy tờ in, vận chuyển bốc xếp)

Chỉ tiêu này cho thấy cứ mỗi một đồng vốn huy động được phải bỏ ra
bao nhiêu đồng chi phí.
Với chức năng huy động vốn của ngân hàng có thể huy động vốn từ nhiều
nguồn khác nhau dẫn tới chi phí huy động vốn khác nhau. Ngân hàng có thể tiếp
tục cố gắng huy động vốn bằng tiền tệ, giảm huy động vốn có lãi suất cao, tăng
huy động vốn có lãi suất thấp…, sao cho chi phí bình quân cho việc huy động
vốn phải hợp lý, đảm bảo cho việc hoạt động có hiêu quả, đem lại lợi nhuận cho
ngân hàng. Vì vây, các ngân hàng phải luôn tính toán và xác định được chi phí

bình quân của vốn huy động. Ngân hàng nào có chi phí thấp càng chứng tỏ hiệu
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
9
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
quả huy động vốn cao.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHTM
14.1. Nhân tố chủ quan
Đứng ở góc độ bản thân ngân hàng thì những nhân tố chủ quan lu
ôn là những nhân tố đóng vai trò quyết định.
- Uy tín và vị thế Ngân hàng: Với bất kì khách hàng nào có tiền nhàn rỗi
đều muốn gửi tiền vào một Ngân hàng nào đó an toàn, tin cậy có uy tín chất
lượng. Vì vậy, các Ngân hàng thông qua hoạt động của mình bằng chất lượng
dịch vụ, công nghệ hiện đại, môi trường làm việc văn minh, lịch sự, thỏa mãn
tốt các nhu cầu của khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao uy
tín và vị thế của ngân hàng trên thị trường.
- Chính sách khách hàng: Khi uy tín được lựa chọn thì khách hàng sẽ xem
xét các ưu đãi, đãi ngộ, các tiện ích, các chương trình khuyến mãi cho khách
hàng. Ngân hàng nào mà nhanh nhạy với tâm lí khách hàng thì sẽ dành nhiều thị
phần hơn.
- Chính sách lãi suất: Là nhân tố quan trọng tác động mạnh đến việc huy
động vốn của NHTM, chỉ sự khác biệt nhỏ về lãi suất có thể đẩy dòng vốn nhàn
rỗi theo những chiều khác nhau. Vì vậy, ngân hàng phải tính toán sao cho lãi
suất vừa có tính cạnh tranh, vừa đảm bảo được chi phí đầu vào thấp và kinh
doanh có lãi.
Bên cạnh những nhân tố trên thì những nhân tố như: Chiến lược kinh
doanh của Ngân hàng, mạng lưới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cơ sở
vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên, trình độ công nghệ và các hình thức huy
động cũng tác động không nhỏ tới tình hình huy động vốn của ngân hàng.
1.4.2. Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài ngân hàng, nhưng không

có nghĩa là nó không quan trọng.
- Môi trường pháp lý: Sự can thiệp của NHNN khi thực hiện mục tiêu của
chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn, vì khi chính sách tiền
tệ được nới lỏng sẽ mang lại lợi nhuận cho NHTM trong việc huy động vốn vay
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
10
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
từ NHNN, đồng thời nó có tác dụng làm giảm lãi suất trên thị trường tiền tệ.
- Môi trường kinh tế: Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quyết định đến
thu nhập của tổ chức cá nhân. Một nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập của tổ
chức cá nhân càng lớn. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng huy động vốn của
Ngân hàng.
- Môi trường xã hội: Đời sống, thu nhập của người dân là yếu tố trực tiếp
quyết định đến lượng tiền gửi vào ngân hàng. Thật vậy, thu nhập của người lao
động ngày càng cao thì nguồn vốn huy động được vào ngân hàng càng lớn. Bởi
vì người dân có thu nhập cao ngoài việc thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày họ còn có nhu cầu tích lũy.
Qua những vấn đề trên cho thấy, công tác huy động vốn có vai trò vô cùng
quan trọng, đặc biệt đối với các nhà quản lý kinh doanh ngân hàng thì việc mở
rộng, tăng cường nguồn vốn huy động là vấn đề cần quan tâm nhất vì mức vốn
tự có của ngân hàng so với tổng vốn huy động là rất nhỏ. Để cân đối được vốn
trong kinh doanh thì Ngân hàng luôn phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, những
yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn để có chiến lược kinh doanh tốt
nhất đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
11
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo
& PTNTVN CHI NHÁNH TÂN SƠN – PHÚ THỌ

(GIAI ĐOẠN 2010-2012)
2.1. Giới thiệu khái quát về NHNo & PTNTVN - chi nhánh Tân Sơn
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của NHNo&PTNTVN chi
nhánh Tân Sơn
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (viết tắt là
AGRIBANK) được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của
hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ về việc thành lập các ngân hàng chuyên
doanh trong đó có NHNo& PTNT. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên
thành Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng được đổi
tên thành tên gọi như hiện nay. AGRIBANK hiện là ngân hàng hàng đầu giữ vai
trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt nam. NHNo&
PTNTVN là một ngân hàng hàng lớn nhất Việt Nam về cả vốn, tài sản, số lượng
cán bộ công nhân viên cùng với mạng lưới rộng rãi và khối lượng khách hàng
khổng lồ. Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn
quốc. Nhân sự: 35.135 cán bộ.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tân Sơn được thành lập theo quyết
định số 34/QĐ-NHNo-02 của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam ngày 1/8/1996 và chính thức đi vào hoạt động ngày
17-3-1997. Qua nhiều năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, tập
thể cán bộ viên chức chi nhánh đã chung sức đồng lòng, đoàn kết nhất trí, nỗ lực
phấn đấu góp sức xây dựng ngân hàng lớn mạnh, đủ sức đảm đương nhiệm vụ
trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn theo định hướng của Ngân Hàng
NNo&PTNT Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Ngân hàng NNo&PTNTVN - Chi nhánh Tân Sơn đã tự tin vững bước
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
12
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
trong công cuộc đổi mới, hoà mình với sự phát triển vượt bậc của hệ thống điện

tử hiện đại - an toàn - tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt
nam, AGRIBANK đã nỗ lực hết mình đóng góp to lớn vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
Địa chỉ: Khu 5, xã Tân Phú, Huyện Tân Sơn, Phú Thọ.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT chi nhánh Tân Sơn
Là một đơn vị thành viên của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam,
NHNo&PTNT chi nhánh Tân Sơn chức năng chủ yếu thực hiện toàn bộ hoạt
động Ngân hàng và luôn có những bước phát triển vững chắc trên mọi mặt: Huy
động vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng kinh tế
đối ngoại và các hoạt động khác.
Các chức năng và nhiệm vụ chính của chi nhánh.
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng
khác trong và ngoài nước dưới các hình thức khác nhau.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá
khác.
-Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Cho vay ngắn han, trung và dài hạn cho mọi thành phần kinh tế.
- Cung ứng các phương tiện, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu.
- Chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tê.
- Thu chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, tiền tệ, máy rút tiền tự động, dịch vụ
thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các giấy tờ có giá;
- Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, chứng khoán, bảo hiểm
và các dịch vụ khác được nhà nước và ngân hàng nông nghiệp cho phép.
2.1.3. Mô hình tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và ba phó giám đốc. Giám đốc là
người đứng đầu bộ máy quản lý, chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm về hoạt động
kinh doanh của chi nhánh.
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N

13
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
- Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp: Là phòng nghiệp vụ của ngân hàng có chức
năng làm tham mưu cho ban giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ
chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn tạo nguồn vốn đảm bảo kinh doanh theo
định hướng của ngân hàng và mục tiêu của giám đốc.
- Phòng Tín Dụng: Phòng tín dụng là đầu mối tham mưu đề xuất với giám
đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng.
Chịu trách nhiệm giới thiệu sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm
sóc, tiếp nhận những yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.
- Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu
cho ban giám đốc NHNo&PTNTVN – chi nhánh Tân Sơn trong lĩnh vực tài
chính, các quỹ quản lý tài sản của ngân hàng, tổ chức công tác hạch toán, kế
toán thống kê thanh toán liên hàng, và các dịch vụ khác.
- Phòng Điện Toán: Phòng điện toán có nhiệm vụ tổng hợp, thống kê và
lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Quản lý, bảo
dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị.
- Phòng Hành Chính và Nhân Sự: Là phòng được kết hợp từ phòng hành
chính pháp chế và phòng tổ chức đào tạo cán bộ, quản lý hồ sơ nhân sự và thực
hiện công việc tuyển dụng, đào tạo.
- Phòng Kiểm Tra Kiểm Soát Nội Bộ: Là đầu mối phối hợp với các đoàn
kiểm tra của Ngân hàng nông nghiệp, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để tổ
chức, thực hiện các cuộc kiểm tra tại chi nhánh theo qui định. Làm nhiệm vụ
thường trực chống tham nhũng, tham ô.
- Phòng Kinh Doanh Ngoại Hối: Là phòng nghiệp vụ của Ngân hàng có
chức năng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có liên quan tới quốc tế.
Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở L/C ….
- Phòng Dịch Vụ và Marketing: Trực tiếp thực hiện giao dịch với khách
hàng, tiếp thị, quảng bá sản phẩm của chi nhánh tới khách hàng. Tiếp nhận các ý
kiến phản hồi từ khách hàng cũng như giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng từ

đó đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách
hàng. Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
14
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
theo quy định của ngân hàng. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển
mạng lưới đại lý và chủ thẻ. Trực tiếp xây dựng tổ chức cũng như giám sát việc
tiếp thị, thông tin tuyên truyền quảng bá sản phẩm thương hiệu tới khách hàng.
- Phòng giao dịch trực thuộc: Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn của
các tổ chức cá nhân. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu nội và ngoại tệ. Thực hiện chi
trả tiền mặt, tiết kiệm, cho vay, phát hành bảo lãnh, thu nợ theo quy định, xử lý gia
hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, làm dịch vụ chuyển tiền.
Sơ đồ của bộ máy tổ chức
Sau đây là sơ đồ mô hình tổ chức ngân hàng NHNo&PTNTVN - chi nhánh
Tân Sơn.
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp KQKD năm 2008, 2009, 2010 NHN0&PTNT
chi nhánh Tân Sơn).

Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
tính đến nay Chi nhánh Tân Sơn đã có 6 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp
các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí
dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách
hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các Tổ chức tín
dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
15
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HC&NS

PHÒNG
KT&NQ
PHÒNG
ĐIỆN
TOÁN
PHÒNG
TÍN
DỤNG
PHÒNG
KD
NGOẠI
HỐI
PHÒNG
KTKS
NỘI BỘ
PHÒNG
KH
T/HỢP
PHÒNG
DVỤ&
MARKETING
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
hiệu của Chi nhánh trên thị trường tài chính nội địa và quốc tế.
2.2. Khái quát về tình hình huy động vốn và cho vay tại NHNo&PTNT
chi nhánh Tân Sơn
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm

2010
Năm 2011 Năm 2012
Số tiền So năm
2010
Số tiền So năm
2011
Kế hoạch 6.900 7.500 8,7 8.537 13,8
Thực hiện 7.018 7.656 9,1 9.888 29,2
So với KH(+/-) 118 156 1.351
Tỷ lệ HTKH(%) 101,7 102,1 115,8
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp KQKD năm 2010, 2011, 2012 NHN0&PTNTVN
chi nhánh Tân Sơn).
Năm 2010, chi nhánh chỉ đặt ra kế hoạch huy động 6.900 tỷ đồng nhưng
đã đạt được 7.018 tỷ đồng, vượt 1,7% so với kế hoạch đặt ra.
Năm 2011, chi nhánh có kế hoạch huy động 7.500 tỷ đồng và thực tế chi
nhánh huy động được 7.656 tỷ đồng( đạt 102,1% so với kế hoạch).
Năm 2012, chi nhánh có bước phát triển vượt bậc khi đặt chi tiêu 8.537 tỷ
đồng và đạt con số rất bất ngờ là 9.888 tỷ đồng (đạt 115,8 % so với kế hoạch).
Hoạt động huy động vốn là hoạt động rất quan trọng, mang tính chủ chốt cho
sự phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Tân Sơn, nhận thức được điều này
toàn chi nhánh đã nỗ lực không ngừng để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.
Tổng NVHĐ qua 3 năm đã có sự tăng lên rõ rệt. Năm 2010, tổng NVHĐ đạt
7.018 tỷ đồng, con số này đã tăng tới 7.656 tỷ đồng trong năm 2011 và tăng
mạnh khi đạt 9.888 tỷ đồng vào năm 2012( tăng 2.232 tỷ đồng so vơi năm
2009).
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
16
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
2.2.2 Hoạt động cho vay
Ngân hàng đã thực hiện tốt các quy trình tín dụng, các chính sách và đảm

bảo việc dùng nguồn vốn huy động được cho hoạt động tín dụng để đạt được
hiệu quả cao nhất.
Ngân hàng chú trọng thực hiện chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và
nhỏ sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, mở rộng cho vay đối với khu vực
ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều này làm cho chi nhánh càng ngày càng tăng cường mối quan hệ
khách hàng, mở rộng thị phần, tìm kiếm được những khách hàng lớn, thúc đẩy
mở rộng hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt hiệu quả cao.
Bảng 2.2: Quy mô cho vay 2010 – 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
So năm 2010 Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
So năm 2011
Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ
2.154 100 5.043 100 2.889 134 4.201 100 -842 -16,7
1 Phân theo loại tiền
2.154 100 5.043 100 2.889 134 4.201 100 -842 -16,7

Nội tệ
1.547 72 4.648 92 3101 200 3.634 87 -1.014 10,5
Ngoại tệ
607 28 385 8 -222 -37 567 13 182 41,6
2 Phân theo
thành phần kinh tế
2.154 100 5.043 100 2.889 134 4.201 100 -842 -16,7
Doanh nghiệp NN
1.401 65 3.852 76 2451 175 2.014 48 -1.838 6,63
DN ngoài quốc doanh
573 27 978 19 405 71 1.917 46 939 19,8
Hộ GĐ và cá thể
180 8 213 4 33 18 270 6 57 32,7
3 Phân theo thời gian
2.154 100 5.043 100 2.889 134 4.201 100 -842 -16,7
Ngắn hạn
1.357 63 1.180 23 -177 -13 1.395 33 215 26,7
Trung, dài hạn
797 37 3.863 77 3.066 385 2.806 67 -1.057 9,14
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp KQKD năm 2010, 2011, 2012 NHN0&PTNT
chi nhánh Tân Sơn).
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
17
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
Nhìn vào bảng trên ta có nhận xét như sau:
Tổng dư nợ giữa các năm có chuyển biến khá rõ nét. Tổng dư nợ cuối
năm 2011 tăng so với cuối năm 2010 là 2.889 tỷ đồng xấp xỉ 134%. Sang năm
2012 thì tổng dư nợ lại giảm xuống một cách rõ rệt là giảm 842 tỷ đồng ứng với
-16,7% so với năm 2011.
Phân theo loại tiền: Đồng nội tệ năm 2011 đạt con số 4.648 tỷ đồng, tăng

gần 200% so với năm 2010 do ngân hàng NNo& PTNTVN - chi nhánh Láng Hạ
hỗ trợ cho vay với dịch vụ 3G
cho tổng công ty quân đội Viettel là 3000 tỷ đồng. Năm 2010 con số này chỉ là
1.547 tỷ đồng.Tuy nhiên đồng ngoại tệ lại giảm đi -222 tỷ đồng (-37%) so với
năm trước. Năm 2011 thì hoàn toàn ngược lại khi nội tệ có xu hướng giảm và
ngoại tệ có chiều hướng tăng lên. Năm 2012, đồng nội tệ giảm 1014 tỷ, còn
ngoại tệ tăng 182 tỷ đồng.
Phân theo thành phần kinh tế: Với Doanh nghiệp NN năm 2011 chất
lượng cho vay tăng hơn gấp 2 lần đạt 3.852 tỷ đồng ( tăng 2451 tỷ đồng). Đến
năm 2012 tỷ lệ giảm -6,63% so với cùng kì năm ngoái. Với các DN ngoài quốc
doanh thì chất lượng cho vay tăng nhẹ đều qua các năm, năm 2011 tăng 71% so
với năm 2010 và năm 2012 tăng 19,8% so với 2011.
Với hộ GĐ và cá thể cũng tăng nhẹ trong ba năm vừa qua. Năm 2011 là 213 tỷ tăng
33 tỷ so với năm 2010 và năm 2012 tăng 57 tỷ đạt 270 tỷ đồng so với năm 2011.
Phân theo thời gian: Cho vay ngắn hạn năm 2011 giảm -177 tỷ đồng
(giảm -13%) so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 chất lượng cho vay đã có sự
tăng trưởng nhẹ khi đạt 1.395 tỷ đồng tăng 215 tỷ so với năm 2011. Đối với cho vay
trung và dài hạn, chi nhánh có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2011 đạt 3.863 tỷ
đồng tăng 3.066 tỷ, tức là tăng gần gấp 4 lần so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm
2012 mức cho vay có giảm chỉ đạt được 2.806 tỷ đồng giảm -1.057 tỷ đồng.
2.3. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT - chi
nhánh Tân Sơn (giai đoạn 2010-2012)
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối
với NHTM, thì nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
18
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
tổng nguồn vốn. Trong những năm qua, chi nhánh đã tìm được hướng đi đúng
đắn với những biện pháp huy động vốn thích hợp để nâng cao hiệu quả huy
động vốn.

2.3.1.Phân tích cơ cấu huy động vốn
2.3.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo chủ thể kinh tế
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo chủ thể kinh tế.
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
So năm 2010
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
So năm2011
Số tiền % Số tiền %
1 TG TCKT 4.068 58,0 4.078 53,3 10 0,25 6.554 66,3 2476 60,7
2 TG Dân cư 2.075 29,6 20466 32,2 391 18,8 2.585 26,1 119 4,8
3 TG TCTD 290 4,1 527 7,9 237 81,7 154 1,6 -373 -70,8
4 HĐ hộ TW 585 8,3 585 7,6 0 0 595 6,0 10 1,7
5 Tổng NVHĐ 7.018 100 7.656 100 638 9,1 9.888 100 2.232 29,2
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp KQKD năm 2010, 2011, 2012 NHN0&PTNT

chi nhánh Tân Sơn)
Qua bảng tóm tắt tình hình huy động vốn ở trên chúng ta thấy rằng tình
hình huy động vốn có những thay đổi đáng kể. Nhìn chung thì tổng nguồn vốn
là tăng lên cụ thể như sau:
Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trong ba năm liền 2010, 2011, 2012 luôn
có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NVHĐ, rõ nhất là trong
năm 2011 và 2012. Việc tăng tỷ trọng tiền gửi này giúp cho các dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản TGKKH tại các Ngân hàng phát
triển hơn điều đó chứng tỏ các tổ chức kinh tế hoạt động có hiệu quả, vốn luân
chuyển nhanh. Đây cũng chính là tiền đề để Ngân hàng thu hút được khối lượng
khách hàng lớn trong tương lai. Năm 2010 chiếm 58,0% (4.068 tỷ đồng) tổng
nguồn vốn huy động, nhưng sang năm 2011 thì số tiền này lại chỉ chiếm 53,3%
( 4.078 tỷ đồng) và tỷ trọng này đã có chuyển biến tích cực khi năm 2012 đạt
6.554 tỷ đồng so với năm 2011 chiếm tỷ trọng 60,7%.
Nguồn tiền từ dân cư là nguồn tiền nhàn rỗi, tạm thời người dân chưa có
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
19
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
mục đích sử dụng trong hiện tại. Nếu thu hút được nguồn tiền này thì nguồn vốn
của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng. Tiền gửi từ dân cư hằng năm tăng nhẹ:
năm 2011 đạt 2.466 tỷ đồng tăng 391 tỷ so với năm 2010. Năm 2012 đạt 2.585
tăng 119 tỷ đồng. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng đã tạo được niềm tin
trong dân cư.
Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng có sự thay đổi rõ rệt: Năm 2011 tổng số
tiền huy động được là 527 tỷ tăng 237 tỷ so với năm trước. Nhưng đến năm
2012, con số này chỉ đạt được 154 tỷ giảm -373 tỷ so với năm 2011. Chi nhánh
đã huy động hộ trung ương năm 2010 và 2011 đều là 585 tỷ đồng và có sự tăng
không đang kể trong năm 2012 khi huy động được thêm 10 tỷ đồng.
2.3.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
So năm2010
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
So năm2011
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1 Nội tệ 6.035 86,0 6.431 84,0 396 6,6 8.904 90,0 2.473 38,5
2 Ngoại tệ 983 14,0 1.225 16,0 242 24,6 984 10,0 -241 -19,6
3
Tổng
VHĐ
7.018 100 7.656 100 638 9,1 9.888 100 2.232 29,2

(Nguồn: BC tổng hợp KQKD năm 2010, 2011, 2012 NHN0&PTNT
chi nhánh Tân Sơn).
Nhìn vào bảng trên ta có nhận xét như sau: Lượng ngoại tệ của chi nhánh
chủ yếu là đồng USD và EUR, giá trị đã được ngân hàng quy đổi ra VNĐ vào
thời điểm cuối năm tài chính để tính kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định
của Nhà nước. Ta thấy rằng trong tổng NVHĐ của Ngân hàng thì nguồn nội tệ
vẫn là đồng tiền chiếm tỷ trọng lớn. Điều này là do đặc thù của ngân hàng nông
nghiệp vì khách hàng chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân và các TCKT trong
nước, không có nhu cầu thanh toán quốc tế lớn.
Tiền gửi đồng nội tệ năm 2010 là 6.035 tỷ đồng và tăng trong giai đoạn
sang năm 2011 đạt 6.431 tỷ đồng tăng 396 tỷ đồng. Cùng với sự ổn định dần về
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
20
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH KD& CN Hà Nội
kinh tế năm 2012 nguồn huy động nội tệ tăng 2.473 tỷ và đạt 8.904 tỷ đồng.
Theo số liệu trên lượng huy động từ đồng ngoại tệ của chi nhánh là không cao.
Năm 2011, lượng ngoại tệ là 1.225 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 16% cao hơn năm
trước là 242 tỷ. Tuy nhiên nguợc với thu từ đồng nội tệ thì chi nhánh chỉ thu
được 984 tỷ đồng ngoại tệ và chỉ chiếm 10% trong năm 2012, giảm -241 tỷ
đồng so với năm 2011. Chính vậy ngân hàng cần cần cân đối và xem xét lại các
phương án để mang lại hiệu quả huy động vốn tốt nhất.
2.3.1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tiền gửi
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
So năm2010 Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
So
năm2011
Số tiền % Số tiền %
1 TGKKH 988 14 2.326 30 1.338 135 1.797 18 -529 -23
2
TGCKH 6.030 86 5.330 70 -700 -12 8.091 82 2.761 52
Có KH
(<12 tháng)
753 11 656 9 -97 -13 1.234 13 578 88
Có KH
(12-24 tháng)
213 3 1.258 16 1.045 491 2.235 23 977 78
Có KH
(>24 tháng)
5.064 72 3.416 45 -1.648 -33 4.622 47 1.206 35
3 Tổng VHĐ 7.018 100 7.656 100 638 9,1 9888 100 2232 29,2
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp KQKD năm 2010, 2011, 2012 NHN0&PTNT
chi nhánh Tân Sơn)
Nhìn vào bảng trên ta có nhận xét như sau: Nguồn vốn không kỳ hạn và
có kỳ hạn của chi nhánh có xu hướng không ổn định qua các năm.

-Nguồn vốn không kỳ hạn: Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp do tính chất
của TGKKH có lãi suất rất thấp và ít tiện ích. Năm 2010 là 988 tỷ đồng, đến
năm 2011 tăng 1.338 tỷ đồng đạt số tiền là 2.326 tỷ. Nhưng đến năm 2012, con
số này đã giảm -529 tỷ và chỉ đạt 1.797 tỷ đồng. Ta thấy rằng, nguồn vốn không
kỳ hạn có tính chất ổn định không cao nên chi nhánh chỉ phải trả một khoản chi
phí rất thấp.
SV: Mai Minh Phương Mã SV: 8CD00388N
21

×