Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.17 KB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Ban giám hiệu trường đại học Kinh tế quốc dân
- Ban chủ nhiệm Khoa đầu tư
- Giáo viên hướng dẫn:
Tên em là: Nguyễn Tất Định
Sinh viên lớp: Kinh tế đầu tư 51E
Mã sinh viên: CQ514218
Em xin cam đoan: Bản chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức
chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn.
Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa tôi xin khăng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Người thực hiện,
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC VIẾT TẮT 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH 8
2. Hình: 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY
VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 11
1.1. Khái quát về Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam 11
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
(TMCP) Ngoại thương Việt Nam và Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại
thương VN 11
1.1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN 11


1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
VN 14
1.1.2 Tình hình hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam những năm gần đầy 16
1.1.2.1 Công tác huy động vốn 16
1.1.2.2.Công tác tín dụng 18
1.1.2.3.Các hoạt động khác 19
1.1.2.4. Hiệu quả kinh doanh 23
1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay trung và dài hạn
tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 24
1.2.1. Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại SGD VCB 24
1.2.2. Đặc điểm của các dự án vốn vay trung và dài hạn 26
1.2.2.1. Đặc điểm các dự án vay vốn trung dài hạn: 26
1.2.2.2. Mục tiêu thẩm định các dự án vay vốn trung dài hạn: 26
1.2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch ngân hàng TMCP
ngoại thương Việt Nam 27
1.2.4. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại SGD VCB 29
1.2.4.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu 30
2
1.2.4.2.Phương pháp thẩm định theo trình tự 30
1.2.4.3. Phương pháp thẩm định dựa trên phân tích độ nhạy của dự án 32
Tiến hành phương pháp phân tích độ nhạy của dự án bằng cách thẩm định sự thay đổi các
chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án (NPV, IRR, thời gian hoàn vốn T ) khi các yếu tố liên quan
đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy giúp xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với
biến động của các yếu tố có liên quan giúp Ngân hàng đưa ra được phương án cho vay hợp lý
đối với những dự án có độ an toàn cao và thận trọng xem xét trong việc cho vay đối với
những dự án có độ an toàn thấp. Cán bộ thẩm định dùng phương pháp này để kiểm tra tính
vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư 34
Trước hết, cán bộ thẩm định xác định những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu
quả tài chính của dự án, sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương

lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng
và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi… và đánh
giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án 34
Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống
xấu thường được chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã
xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai. Nếu dự án vẫn đạt được
hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án
có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem lại khả năng xảy ra tình huống
xấu đó để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế chúng 34
Ví dụ: 34
1.2.4.4. Phương pháp dự báo 35
1.2.4.5.Phương pháp triệt tiêu rủi ro 35
1.2.5. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam 37
1.2.5.1.Thẩm định khách hàng vay vốn 37
Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng: mục tiêu của công tác này là đánh giá tư cách
pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng
phải tuân thủ. Ở khâu này, cán bộ thẩm định đánh giá xem khách hàng có thỏa mãn các điều
kiện vay vốn hoặc thẩm định xem hồ sơ vay vốn của khách hàng có đầy đủ và hợp pháp hay
không 37
- Thẩm định điều kiện vay vốn: Thẩm định điều kiện vay vốn đơn giản chỉ là xem xét kỹ lại
nhằm phát hiện xem khách hàng có thỏa mãn những điều kiện vay vốn như được chỉ ra trong
quy chế tín dụng hay không 38
- Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay: xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của
những tài liệu khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn. Ở khía cạnh này,
cán bộ thẩm định chỉ chú ý đến tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chi tiết sẽ thẩm định ở
các phần sau 38
- Thẩm định doanh nghiệp vay vốn: Tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, đơn vị chủ
quản, giấy phép kinh doanh, bộ máy quản lý doanh nghiệp (Giám đốc/Tổng giám đốc, kế
toán trưởng: phải nêu được tên, năm sinh, trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm của

từng người), quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng và khả năng tài chính của doanh
nghiệp vay vốn 38
3
- Thẩm định tài sản đảm bảo: gồm thẩm định tính pháp lý và tính thanh khoản của tài sản
đảm bảo. Tính pháp lý được thể hiện ở quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của cá nhân hay tổ
chức đi vay với tài sản đó, không bị tranh chấp hay đang sử dụng để thế chấp ở một tố chức
cho vay nào khác. Tính thanh khoản được thể hiện ở khả năng có thể chuyển hoá thành tiền
để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay vốn 38
1.2.5.2. Thẩm định dự án đầu tư 38
Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư là việc xem xét lợi thế và đóng góp của dự án trong quy
hoạch phát triển chung, dự án sẽ đóng góp như thế nào với tổng thể nền kinh tế, tạo ra bao
nhiêu công ăn việc làm, sử dụng nguồn tài nguyên có hợp lý hay không… 39
1.2.6. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 40
1.2.6.1 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 40
1.2.6.2. Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh và xác định dòng tiền dự án. 42
1.2.6.3. Thẩm định lãi suất chiết khấu 43
1.2.6.4. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 43
1.2.6.5. Phân tích độ nhạy của dự án 46
1.2.6.6. Thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay 46
1.3. Dự án minh hoạ 47
1.3.1. Thông tin chung về dự án minh họa 47
1.3.2. Thẩm định về tổng mức đầu tư 48
1.3.3. Thẩm định chi phí khấu hao tài sản 49
1.3.4. Thẩm định về hoạt động kinh doanh của dự án 49
1.3.5. Thẩm định dòng tiền của dự án 51
1.3.6. Thẩm định độ nhạy của dự án 51
1.3.7. Ý kiến sinh viên 52
1.4. Đánh giá công tác thẩm định dự án vốn vay trung và dài hạn thời gian
gần đây 56
1.4.1. Những kết quả đạt được (2008 – 2012) 57

1.4.1.1. Thời gian thẩm định các dự án vay vốn 58
1.4.1.2. Chi phí thẩm định 59
1.4.1.3. Quy trình thẩm định 59
Quy trình thẩm định dự án tại SGD hợp lý, cụ thể và dễ thực hiện, điều này đảm bảo cán bộ
thẩm định có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và cũng thuận tiện trong việc giám sát,
kiểm tra và đánh giá của các cấp quản lý, từ đó hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại
SGD 59
1.4.1.4 .Nội dung thẩm định 59
4
Các nội dung thẩm định ở SGD được các cán bộ thẩm định đánh giá khá đầy đủ, dựa trên cơ
sở nội dung hướng dẫn thẩm định được áp dụng trong toàn hệ thống VCB do Hội sở chính
ban hành. Cụ thể: 59
Về khâu thẩm định khách hàng vay vốn: cán bộ thẩm định tại SGD được giao nhiệm vụ trực
tiếp tìm hiểu về khách hàng, thị trường của dự án và của doanh nghiệp. Họ không chỉ thông
qua các kênh thông tin phổ biến để tìm hiểu thông tin mà còn dựa vào các mối quan hệ cá
nhân để hoàn thiện các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn
thành công việc đúng tiến độ được giao 60
Rủi ro dự án được liệt kê một cách khá chi tiết và đầy đủ ở mọi mặt, giúp cho cán bộ thẩm
định có cái nhìn tổng quan hơn về dự án và doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ cho việc đưa ra giải
pháp khắc phục hiệu quả, toàn diện hơn 60
1.4.1.5.Thông tin thẩm định 60
1.4.1.6. Công nghệ kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định 60
1.4.2. Hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án và nguyên nhân.62
1.4.2.1. Hạn chế 62
1.4.2.2. Nguyên nhân 64
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 67
2.1. Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương VN 67
2.1.1. Định hướng tổng quát các hoạt động của NHNTVN đến năm 2015. 67

2.1.2. Định hướng hoạt động cho vay của NHNT Việt Nam 68
2.2.Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay
của SGD NHNTVN 69
2.2.1.Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định TCDA trong
hoạt động ngân hàng 69
2.2.2 Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án 69
2.2.3. Đa dạng hóa và hoàn thiện công tác nguồn thông tin phục vụ thẩm
định 72
2.2.4. Tăng cường chất lượng cán bộ tín dụng và thẩm định 74
2.2.5. Nâng cấp trang thiết bị công nghệ phục vụ công tác thẩm định 75
2.2.6. Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành 76
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DAĐT76
2.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương
76
2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 78
5
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 01: TÀI CHÍNH DỰ ÁN MINH HỌA 82
PHỤ LỤC 01: TÀI CHÍNH DỰ ÁN MINH HỌA 79
PHỤ LỤC 02: TÀI CHÍNH DỰ ÁN SAU KHI ĐIỀU CHỈNH 85
6
DANH MỤC VIẾT TẮT
- SGD : Sở giao dịch
- VCB : Vietcombank- Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
- TMCP : Thương mại cổ phần
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
- NHNN : Ngân hàng nhà nước
7
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

1. Bảng:
Bảng 1.1: Huy động vốn của SGD trong giai đoạn 2008-2012 16
Bảng 1.2: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2011 tại SGD VCB 19
Bảng 1.3: Doanh số thanh toán xuất khẩu 21
Bảng 1.4: Doanh số thanh toán nhập khẩu 21
Bảng 1.5: Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2008-2011 22
Bảng 1.6: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2012 23
Bảng 1.7 Danh mục máy móc thiết bị 32
Bảng 1.8: Thống kê các chỉ tiêu NPV, IRR 35
Bảng 1.9: Bảng thông số dự án và các giả định 47
Bảng 1.10: Tổng vốn đầu tư dự án 48
Bảng 1.11: Chi phí khấu hao tài sản cố định 49
Bảng 1.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 50
Bảng 1.13: Dòng tiền dự án 51
Bảng 1.14: Thẩm định độ nhạy dự án 52
Bảng 1.15: Bảng thông số dự án đầu vào điều chỉnh như sau: 54
Bảng 1.16: Dòng tiền dự án và các chỉ tiêu tài chính mới như sau: 55
Bảng 1.17: Số lượng DAĐT được thẩm định và cho vay tại SGD 58
Bảng 1.18: Tình hình hoạt động cho vay dự án đầu tư của NHNTHN 61
2. Hình:
Hình 1.1: Phân loại tín dụng theo kỳ hạn 18
Hình 1.2: Sơ đồ công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch Ngân hàngTMCP Ngoại thương
Việt Nam 28
Hình 1.3: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn tại SGD giai đoạn 2008-2012 56
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang ở trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế rất mạnh mẽ vì thế
nước ta đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức vô cùng to lớn để phát
triển. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo ra nhu cầu về vốn cho

các dự án đầu tư ngày càng tăng. Đây là cơ hội và thách thức trong hoạt động cho
vay trung dài hạn của các Ngân hàng thương mại.
Với thế mạnh về nguồn vốn, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – đã mở
rộng, tiếp cận và thẩm định các dự án khả thi, có hiệu quả để đầu tư vốn. Tuy nhiên,
công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng của ngân hàng
vẫn còn hạn chế, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện, tìm ra các giải pháp thiết
thực hoàn thiện công tác nghiệp vụ này.
Từ những cơ sở lý luận và thực tế đó, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công
tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch
Ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam” làm chuyên đề nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho
vay trung vài dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án
đầu tư vốn vay trung vài dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án trong hoạt
động cho vay trung và dài hạn.
- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư trong hoạt động cho vay được thẩm
9
định tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
4. Những đóng góp chính của bài chuyên đề
- Phân tích, đánh giá thực trạng nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư
trong hoạt động cho vay tại SGD VCB
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự
án đầu tư tại SGD VCB
- Kiến nghị với Chính phủ, Bộ ban ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước,

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng như chủ đầu tư những vấn đề liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
5. Nội dung và kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề được trình
bày trong hai chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và
dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phẩn ngoại thương Việt Nam
Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
vốn vay trung và dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương Việt Nam
10
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ
GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
1.1. Khái quát về Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
(TMCP) Ngoại thương Việt Nam và Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại
thương VN
1.1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN
Tên doanh nghiệp Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tên viết tắt VCB (Vietcombank)
Trụ sở chính Số 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vốn điều lệ 23.174.170.760.000 VND
Điện thoại (04) 39343137
Website www.vietcombank.com.vn
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày
01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn
thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt
động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện
thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công
chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức
được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng
góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai
trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế
trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính
11
khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank
ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho
khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc
tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,
tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và
các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,
phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch
vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,
…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh
chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua
ngân hàng) cho khách hàng.
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên
13.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại
diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở
Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con
tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5

công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống
Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn
quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại
lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy bén
với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank luôn là
sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 6 triệu
khách hàng cá nhân.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang
và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là “Ngân hàng
hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”.
Các công ty thành viên:
12
• Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(VCB Leasing)
www.vcbl.com.vn
• Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – VCBS
www.vcbs.com.vn
• Công ty liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank
www.vcbf.com.vn
Nhưng năm gần đây, bằng sự sáng tạo, không ngứng nỗ lực vượt qua khó
khăn thử thách, Vietcombank đã có những bước phát triển đột phá, đưa ngân hàng
đạt các mức lợi nhuận kỉ lục, luôn dẫn đầu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Năm
2012, đối mặt với một nền kinh tế cả trong và ngoài nước vẫn còn rất nhiều khó
khăn, VCB vẫn đạt lợi nhuận trước thuế trên 5.761 tỷ đồng, tăng nhẹ 1.12% so với
năm 2011 nhưng vẫn không đạt kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao là 6.591 tỷ
đồng, nợ xấu là 5.398 tỷ đồng chiếm 2,25% tổng dư nợ. Trong năm 2012, VCB đã
tăng vốn điều lệ thành công với mức tăng 17.64% so với cuối năm 2011, đưa tổng
số vốn điều lệ lên mức 23.174 tỷ đồng và là lần đầu tiên vốn điều lệ của VCB vượt
mốc 1 tỷ USD, đáp ứng kỳ vọng của đông đảo nhà đầu tư và cổ đông về bảo đảm an

toàn vốn, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, đầu tư vốn cho các công ty con,
công ty liên doanh, liên kết và góp vốn vào một số doanh nghiệp khác, đồng thời sử
dụng để tăng trưởng tín dụng và kinh doanh vốn.
Năm 2012, cùng với sự đánh giá cao của các tổ chức quốc tế bình chọn
Vietcombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trên nhiều lĩnh vực hoạt động (quản
lý tiền mặt, kinh doanh ngoại hối, tài trợ thương mại), Vietnam report phối hợp với
tạp chí thuế (Tổng cục thuế) cũng đã công bố và bình chọn Vietcombank là ngân hàng
nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn thứ 4 cả
nước, ghi nhận sự đóng góp to lớn của VCB với ngân sách Nhà Nước, đồng thời
khẳng định tính hiệu quả vượt trội trong hoạt động của VCB nhiều năm qua.
Hoạt động quản trị của VCB cũng tiếp tục được thực thi theo quan điểm điều
hành linh hoạt và quyết liệt, tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ đi đôi với đẩy mạnh
bán buôn, bám sát với diễn biến thị trường, từng bước đưa ngân hàng phát triển theo
hướng hiện đại chuyên nghiệp và hiệu quả với mục tiêu chiến lược đưa VCB trở
13
thành tập đoàn tài chính đa năng nằm trong Top 70 các định chế tài chính lớn nhất
Châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam.
1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương VN
Sở giao dịch (SGD) NHNT TW được thành lập vào năm 1991. Trong thời
gian đầu thành lập, Sở giao dịch là đơn vị phụ thuộc Hội sở chính Ngân hàng Ngoại
thương (NHNT TW), thực hiện các hoạt động của NHNT TW. SGD đóng vai trò
đầu mối thực thi chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của VCB, là cầu nối
giữa NHNT và khách hàng của mình. Ngày 20/1/2001, NHNT VN khai trương tòa
nhà VCB Tower tại địa chỉ 198 Trần Quang Khải, Hà nội. NHNT TW (Hội sở
chính) và SGD NHNT TW được đặt tại Trụ sở này.
SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) được thành lập cùng
với sự thành lập của VCB với tư cách là một bộ phận thuộc Hội sở chính VCB.
Cùng với sự phát triển và tăng trưởng của VCB và được sự chấp nhận của NHNN
Việt Nam, các cơ quan chủ quản và ban lãnh đạo theo quyết định số 1212/QĐ-

NHNT/TCCB-ĐT, năm 2006 SGD đã chính thức tách ra khỏi Hội Sở chính, trở
thành một đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách tương đương với chi
nhánh cấp 1 của NHNT. SGD chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2006 với đầy
đủ các nghiệp vụ như: Huy động vốn, tín dụng, thanh toán thẻ…Mặc dù thời gian
đầu còn gặp nhiều khó khăn song với sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự nỗ lực
của tập thể nhân viên, SGD đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ngày
30/10/2008, Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính thức khai
trương trụ sở hoạt động mới tại 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
Chiến lược kinh doanh của SGD là tập trung vào công tác huy động vốn để
trở thành đơn vị dẫn đầu trong hệ thống về hoạt động huy động vốn, thành đầu mối
cung ứng vốn cho toàn hệ thống VCB. Vì vậy, tổng dư nợ của SGD luôn được duy
trì ở mức trên dưới 10% tổng nguồn vốn huy động. Tính đến nay, SGD đã có 21
phòng giao dịch trực thuộc có ví trí thuận lợi, cùng hệ thống 144 máy ATM, điều đó
góp phần đảm bảo mang tới cho khách hàng sự thuận tiện nhất như: chuyển tiền tự
động, thương mại điện tử… Hàng loạt dịch vụ mới của ngân hàng cung cấp cho
khách hàng sử dụng và tin cậy như: phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, thẻ rút tiền,
14
sms banking, dịch vụ quản lí tiền đầu tư chúng khoán cho các khách hàng cá nhân,
các sản phẩm cho vay trả góp, cho vay tín chấp,…
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng hiện
nay, để đạt được kết quả như thời gian qua, SGD đã kế thừa và phát huy không
ngừng những thế mạnh của VCB về nguồn nhân lực và công nghệ. Hàng năm SGD
không ngừng cập nhật, đầu tư công nghệ mới áp dụng cho các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng theo hướng phù hợp với thói quen sử dụng dịch vụ cũng như phù hợp với
thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng những dịch vụ tiên tiến nhất,
an toàn, nhanh chóng và chính xác nhất, hệ thống công nghệ đã được hỗ trợ rất tốt
hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, cụ thể như: tập trung hóa hệ thống xử lí tác
nghiệp, phát triển các chương trình ứng dụng cung cấp sản phẩm mới trên cơ sở nền
tảng công nghệ hiện đại( e- banking, internet banking…)

SGD đã xây dựng một hệ thống quy trình nghiệp vụ, bộ máy tổ chức theo tư
vấn của chuyên gia nước ngoài. Theo đó, bộ máy tổ chức theo mô hình ngành dọc,
nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban được quy định rõ ràng, hợp lí không chồng
chéo. Về quy trình nghiệp vụ được quy định chi tiết chặt chẽ, khoa học, chặt chẽ,
nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành phần, từng cấp, từng bộ phận. Bên
cạnh đó, với việc thực hiện thành công đề án tái cơ cấu, quy mô vốn, năng lực tài
chính, chất lượng dịch vụ tại SGD đã có bước tiến lớn, góp phần không nhỏ nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong số các cơ quan thành viên của Ngân hàng
Ngoại thương, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Trung ương luôn là lá cờ tiên
phong đạt thành tích cao trong mọi hoạt động của Vietcombank. Do đi trước về
công nghệ và có thế mạnh về ngoại tệ, Sở giao dịch thực sự trở thành trung tâm
thanh toán clearing ngoại tệ, với rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng mở tài
khoản thanh toán và thường xuyên giao dịch.
SGD thực hiện đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ
mới, đi đầu trong ngành ngân hàng như: thẻ rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng
quốc tế Vietcombank MasterCard, thẻ tín dụng VietcombankVisa, thẻ American
Express, triển khai hệ thống dịch vụ VCB Online và hệ thống giao dịch tự động
(Connect 24), dịch vụ thương mại điện tử” Vietcombank Cyber Bill Payment” (V-
CBP) , chấp nhận giao dịch thẻ VISA, thẻ MasterCard trên hệ thống giao dịch tự
15
động VCB-ATM; thực hiện các nghiệp vụ quyền chọn (Option), bao thanh toán
(Factoring), triển khai hoạt động bảo hiểm nhân thọ qua Ngân hàng,…
Bên cạnh hoạt động như một Chi nhánh Vietcombank với thị phần lớn trong
nhiều lĩnh vực tại Hà Nội, Sở giao dịch còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ
trương chính sách của VCB, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản
phẩm mới cũng như thực hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác. SGD luôn là đơn vị
dẫn đầu trong toàn bộ hệ thống VCB, SGD cũng là một trong hai đơn vị có đóng
góp lớn nhất cho lợi nhuận của VCB.
1.1.2 Tình hình hoạt động của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam những năm gần đầy

1.1.2.1 Công tác huy động vốn
Bảng 1.1: Huy động vốn của SGD trong giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Tổng số huy động từ nền kinh tế 36093 47309.57 57843.68 58158.08 72116.02
1.Tiền gửi, tiền vay các TCTD khác 5289.4 8932.17 13097.84 10072.12 12489.43
1.1. Tiền gửi không kỳ hạn 2370.26 5002.7 4349.44 1957.25 2426.99
1.2. Tiền gửi có kỳ hạn 1900.52 2352.23 7519.71 2815.1 3490.724
1.3.Tiền vay các TCTD khác 1018.62 1577.24 1228.69 5299.77 6571.715
2.Tiết kiệm và GTCG 30803.6 38377.4 44745.84 48085.96 59626.59
2.1.Tiết kiệm 30714.82 37793 43961.76 47650.97 59087.2
TK không kỳ hạn 10491.22 10868.9 10712.59 12295.97 15247
TK có kỳ hạn 20223.6 26924.1 33249.17 35355 43840.2
2.2. GTCG 88.78 584.4 784.08 434.994 539.3926
(Nguồn: PhòngTổng hợp SGD)
Qua bảng 1.1, chúng ta có thể thấy tổng huy động vốn tại SGD đều tăng qua
mỗi năm tuy rằng tốc độ tăng là khác nhau. Điển hình như sự tăng trưởng mạnh mẽ
vào năm 2009, từ 36,093 tỷ đồng huy động được vào năm 2008 đến hơn 47 nghìn tỷ
đồng vào năm tiếp theo, một sự tăng trưởng vượt bậc đáng ghi nhận trong cả giai
16
đoạn trên (31%). Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của ngành Ngân hàng ở Việt Nam.

Trong số các hình thức huy động vốn tại SGD thì tiền gửi từ dân cư vẫn chứng tỏ
ưu thế hơn hẳn, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động (75-85%). Năm
2010 chứng kiến sự tăng trưởng nhẹ hơn và đến năm 2011 dường như sự tăng
trưởng bắt đầu có dấu hiệu chững lại rõ rệt. Điều này có thể lý giải bởi chỉ số giá
tiêu dùng tăng cao khiến cho việc chi tiêu cần nhiều tiền mặt hơn. Cũng có thế hiểu
rằng sau thời kỳ các ngân hàng thi nhau chạy đua về lãi suất (2009-2010) thì lượng
gửi tiền có phần tăng vọt. Nhìn vào bảng trên có thể thấy, lượng tiền gửi có kì hạn
tại SGD VCB đã tăng mạnh vào năm 2010, từ 2352.23 tỷ đồng (2009) đến 7519.71
tỷ vào năm 2010, một sự bứt phá với tăng trưởng đạt 3 con số 320%.
Trong năm 2011, Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước đã vào cuộc, tổ chức
thanh tra kiểm soát gắt gao việc thực hiện quy định về lãi suất trần thì tình hình có
vẻ lắng dịu, người dân cũng bởi lãi suất giảm mà bớt mặn mà hơn với việc gửi tiền
vào ngân hàng. Mặc dù vậy, là một trong bốn Ngân hàng quốc doanh có ưu thế lớn
nhất trên thị trường và là một trong những đơn vị đi đầu về huy động vốn, SGD
VCB vẫn đạt được kết quả tăng trưởng trong năm 2011, dù tốc độ có vẻ chậm lại.
Nói đi cũng phải nói lại, sau đợt ra quân nghiêm khắc của các cơ quan lãnh đạo,
tình hình huy động tiền gửi bao gồm cả ngoại tệ và VND đã có những chuyển biến
tốt hơn, mặc dù người dân có xu hướng chuộng gửi tiền bằng ngoại tệ hơn do lãi
suất ngoại tệ đã được điều chỉnh tăng vào cuối năm 2011. Đây có thể coi là tín hiệu
tốt cho việc cải thiện dự trữ ngoại hối tại NHNN Việt Nam.
Sang năm 2012, tình hình lãi suất khá ổn định và ở mức hợp lý đồng thời
tình hình đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn và còn nhiều rủi ro nên thay vì cất giữ
tiền ở nhà, người dân đã bắt đầu đem tiền gửi tại các ngân hàng. Tổng số tiền huy
động từ nên kinh tế từ SGD đã tăng 24% so với năm 2011, đó cũng là một hiệu
đáng mừng cho cả nền kinh tế, ngân hàng thì tránh được một cuộc đua lãi suất,
người dân có một kênh đầu tư an toàn, còn doanh nghiệp thì được tiếp cận với
nguồn vốn giá rẻ hơn.
17
1.1.2.2.Công tác tín dụng
Hình 1.1: Phân loại tín dụng theo kỳ hạn

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Sở giao dịch năm 2012)
Ngân hàng ngoại thương với đặc điểm là ngân hàng quốc doanh và thêm
chức năng đặc biệt cho vay viện trợ, vì vậy đối tượng được ưu tiên cấp tín dụng
nhất tại SGD VCB là doanh nghiệp Nhà nước và con số này tăng đều qua các năm.
Và cũng dễ dàng thấy rằng, các hợp đồng vay ngắn hạn chiếm một phần không nhỏ
trong tổng cho vay tại SGD. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 của SGD VCB là
18.06% cao hơn so với trung bình hệ thống của VCB là 1.06%. Cụ thể là tại thời
điểm 31/12/2012, dư nợ cho vay ngắn hạn được ghi nhận là 29,329 tỷ đồng, tăng
hơn 23% so với năm 2011, trong khi con số này ở dư nợ cho vay trung và dài hạn
chỉ là 9% và 13% theo thứ tự (theo dõi hình 1.1). Vì vậy, SGD VCB đã kiểm soát
được tốc độ tăng trưởng trung và dài hạn theo đúng hướng nhằm đảm bảo thực hiện
đúng quy định về “tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn”
18
Thêm vào đó, VCB nói chung và SGD VCB nói riêng luôn duy trì dự phòng
rủi ro tín dụng ở mức cao, đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi và đầu tư của
ngân hàng. Tỷ trọng dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng vốn cho vay của SGD luôn
đạt trên dưới 3% mỗi năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 đã giảm xuống là 2.8% so với
năm 2011 là 3.9%. Tuy vẫn còn ở mức khá cao so với trung bình của toàn hệ thống
VCB (2,25%) nhưng cũng đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của cán bộ SGD VCB.
Điều này đã được lý giải do hệ thống chuẩn mực kiểm toán mà SGD hiện đang áp
dụng khắt khe hơn so với các ngân hàng khác nhưng nhìn chung đây sẽ là vấn đề
mà toàn bộ SGD VCB phải tìm hướng khắc phục trong thời gian tới.
1.1.2.3.Các hoạt động khác
a) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bảng 1.2: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2011 tại SGD VCB
Đơn vị: triệu ngoại tệ
Chỉ tiêu Doanh số mua Doanh số bán
Năm 2012 Tăng trưởng Năm 2012 Tăng trưởng
USD 358.13 0.09% 357.96 0.09%
EUR 32.01 29.53% 32.022 29.47%

JPY 12382.31 1.72% 12382.54 1.72%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Sở giao dịch năm 2012)
Năm 2012 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình
hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung
ngoại tệ kéo dài. SGD VCB cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Tuy nhiên, nhờ
bám sát thị trường, liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo để thích ứng với sự thay
đổi của thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ để hạn
chế rủi ro. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đã đóng góp một
nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của VCB.
b) Hoạt động thanh toán quốc tế
Với việc không ngừng cải thiện và củng cố quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ
thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và tối ưu hóa hoạt động, hiệu quả
hoạt động tài trợ thương mại tại SGD VCB đã được nâng lên, góp phần làm tăng
19
doanh số thanh toán xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, xuất nhập khẩu Việt Nam cũng
có những thay đổi theo chiều hướng tích cực vào năm 2012 khi mà kim ngạch xuất
khẩu tăng cao, kim ngach nhập khẩu cũng tăng và nhập siêu giảm rõ rệt.
20
Bảng 1.3: Doanh số thanh toán xuất khẩu
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số bộ Giá trị Số bộ Giá trị Số bộ Giá trị
Thông báo L/C 1069 286.04 898 236.08 1212 323.2
Thanh toán L/C, nhờ thu 1772 280.12 1672 183.36 2257 292.19
Xuất trình chứng từ 1690 272.55 1667 186.94 2250 297.67
Bảng 1.4: Doanh số thanh toán nhập khẩu
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
L/C

Nhờ
thu
Chuyển
tiền
L/C
Nhờ
thu
Chuyển
tiền
L/C
Nhờ
thu
Chuyển
tiền
Số món 2716 923 21056 2427 873 25090 3070 1179 33872
Trị giá 1128 41.88 1044 41.44 1300 54.75
Thanh toán 1158 36.93 1223 1079 39.25 1299 1333 51.18 1854
(Nguồn: Phòng tồng hợp SGD)
Năm 2012 là năm có sự khởi sắc của nền kinh tế về xuất nhập khẩu nên hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu của SGD cũng phát triển theo chiều hướng tích
cực. Tuy nhiên ngày càng có nhiều ngân hàng cũng đang đầu triển mạnh mẽ về lĩnh
vực này, đi đầu với những thành công và giải thưởng khá ấn tượng trong năm qua
phải kể đến EXIMBANK (Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam). Để giữ
vững thế mạnh của mình, đòi hỏi SGD trong năm tới cần có những cải tiến về cả
công nghệ, dịch vụ và đội ngũ nhân viên để có thể cạnh tranh với các ngân hàng
khác đang trên đà phát triển
c) Dịch vụ thẻ
Trong năm 2012, VCB tiếp tục duy trì được vị trí dẫn đầu trong hoạt động
kinh doanh thẻ, trong đó hoạt động kinh doanh thẻ tại SGD chiếm một tỷ trọng khá
lớn. Trên thị trường, nhiều loại thẻ của VCB còn chiếm vị thế áp đảo. Tất cả các chỉ

tiêu về thanh toán, phát hành, sử dụng thẻ đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được
giao. Đồng thời, SGD VCB dẫn đầu thị phần phát hành thẻ trong toàn hệ thống của
VCB: 30% thẻ ghi nợ, 30% thẻ tín dụng quốc tế và 18% thẻ ATM. Doanh số sử
dụng và thanh toán thẻ đều tăng rất mạnh. Đặc biệt, doanh số thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế tăng tới 30.7% so với năm 2011 và chiếm áp đảo trên 50% thị phần
21
trong toàn hệ thống của VCB VCB nói chung và SGD VCB nói riêng luôn quan tâm
đến đầu tư phát triển mạng lưới thanh toán thẻ và sản phẩm dịch vụ thẻ. Cơ sở hạ
tầng kĩ thuật của SGD luôn đảm bảo hoạt động thanh toán và sử dụng thẻ an toàn,
thuận tiện và hiệu quả.
SGD luôn là nơi đi đầu trong toàn hệ thống về phát triển sản phẩm, dịch vụ
thẻ mới. Riêng trong năm 2012, SGD đã phát triển một số sản phẩm dịch vụ thẻ
mới và nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, phát huy hiệu quả thiết thực, góp
phần gia tăng tiện ích cho khách hàng, nâng cao uy tín của VCB nói chung trên thị
trường như: dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ trên kênh giao dịch Internet
banking (VCB-ib@nking), Taxi Group (phát triển trên cơ sở sản phẩm đầu tiên năm
2010), chương trình chiết khấu 3% doanh số mua vé máy bay và tặng thưởng
100,000VND dành riêng cho chủ thẻ Vietcombank Connect 24…
d) Hoạt động bảo lãnh
• Các loại bảo lãnh có thể phát hành của SGD VCB hiện tại là:
• Bảo lãnh vay vốn
• Bảo lãnh thanh toán / Thư tín dụng dự phòng
• Bảo lãnh dự thầu
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
• Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
• Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước (Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo
lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hoặc bảo lãnh tiền đặt cọc)
• Bảo lãnh khoản tiền giữ lại (Bảo lãnh chất lượng công trình/ Bảo lãnh bảo
hành/ Bảo lãnh bảo dưỡng)
• Bảo lãnh đối ứng

• Xác nhận bảo lãnh
• Bảo lãnh du học
• Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế
Kết quả hoạt động bảo lãnh trong giai đoạn 2008-2012 như sau:
Bảng 1.5: Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2008-2011
22
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập 12786.9 30194.86 42288.4 845 750
(Nguồn: Phòng tổng hợp SGD)
Có thể thấy, hoạt động bảo lãnh tại SGD VCB đạt được khởi sắc rõ rệt vào
năm 2009, tăng trưởng ấn tượng tới 3 con số (236%). Tuy nhiên đà tăng trưởng này
đã bị chững lại đột ngột vào năm 2010, từ 30194,86 triệu VND năm 2009 nhích đến
42288.4 triệu VND năm 2010 trước khi chạm vạch đáy thu nhập 750 triệu VND vào
năm 2012. Điều này có thể lý giải bởi nhiều lý do: Chính sách của SGD thay đổi;
Sự phát triển của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ khác có chức năng hỗ trợ doanh
nghiệp trong vay vốn…đang chiếm ưu thế so với bảo lãnh; Khả năng và chính sách
của doanh nghiệp.
1.1.2.4. Hiệu quả kinh doanh
Bảng 1.6: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
2012
1.Thu nhập lãi thuần
776,001.45 1,494,693.18 1,802,958.08 2,613,616.4 2,816,574
2.Lãi thuần từ hđ dịch vụ
98,291.97 227,518.99 311,354.12 183,020.8 190,140.9
3.Lãi thuần từ hđ KDNH
124,194.42 211,211.07 123,569.6 235,916.8 236,443.6

4.Lãi thuần mua bán CKKD
14,257.11 42,158.31 3,992.78 (1,179.2) (630.2)
5.Lãi(lỗ) thuần từ mua bán CK
đầu tư
(17,552.43) 39,761.48 59,043.82 (4,936) (2,564)
6.Lãi thuần từ hd khác
44,348.85 29,441.38 127,615.84 (259,542) 30,589
7.Thu nhập từ vốn góp, mua cổ
phần
114,443.7 91,180.51 108,245.72 207,763.4 183,234.6
8.Chi phí hoạt động
(343,679.7) (803,600.91) (1,007,112.7) (1,145,929.2) (1,213,475.3)
9.LN thuần từ HDKD trước cp
dự phòng RRTD
810,305.37 1,332,364.01 1,529,667.26 1,828,731 2,167,586
10.CP dự phòng RRTD
(417,378.78) (181,357.99) (304,520.26) (682,692.4)
(730,124.6)
11.Tổng lợi nhuận trước thuế 392,926.59 1,151,006.02 1,225,147 1,146,038.6 1,243,531.7
(Nguồn: Phòng tổng hợp Sở giao dịch)
Có thể thấy tổng lợi nhuận trước thuế của SGD không ngừng tăng lên qua
các năm, điển hình nhất phải kể đến sự tăng trưởng trong năm 2009 (293%). Năm
2011 tuy tổng lợi nhuận có sụt giảm nhưng không đáng kể và nguyên nhân sự sụt
giảm này không phải do ngân hàng làm ăn thua lỗ gây tổn thất nặng nề hơn mà là
do ngân hàng có chính sách tăng chi phí dự phòng RRTD lên gấp đôi nhằm bảo đảm
23
an toàn hơn cho các khoản tiền gửi của khách hàng và khoản cho vay của ngân
hàng. Đến năm 2012 thì đà tăng trưởng của tổng lợi nhuận đã quay trở lại do các
hoạt động kinh doanh của SGD đã hiệu quả năm 2011 tiếp tục phát huy. Ngoài ra,
SGD đã cắt giảm những khoản đầu tư vào chứng khoán để tập trung vào các khoản

đầu tư có hiệu quả cao hơn và bước đầu đã đem lại hiệu quả
1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay trung và dài hạn
tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
1.2.1. Cơ sở pháp lý của thẩm định dự án đầu tư tại SGD VCB
Hoạt động thẩm định dự án đầu tư của SGD VCB tuân theo sự điều chỉnh
bằng các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước và các quy định
chung của NHNT. Cụ thể bao gồm:
Các văn bản pháp luật chung của Nhà nước:
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội khóa X, kì họp thứ 2
thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành có
liên quan.
- Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật các tổ chức tin dụng ngày 15/6/2004 và các văn bản hướng dẫn thi
hành có liên quan.
- Luật Đầu tư do Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và các
văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
- Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua, có
hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Quyết định số 1467/2001/QĐ-NHNN ngày 21/11/2001 của Thống đốc
NHNN về Điều lệ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
NHNN về Quy chế cho vay đối với khách hàng.
- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc NHNN
(sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng
ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN.
24
- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN
(sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng
ban hành theo Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005).
- Các văn bản khác có liên quan.

Các văn bản về chính sách tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương:
- Quyết định số 407/QĐ-NHNT-HĐQT ngày 29/03/2002 của Hội đồng quản
trị NHNT về Quy chế cho vay đối với khách hàng.
- Quyết định số 133/QĐ-NHNT ngày 31/12/2001 của Tổng giám đốc VCB
quy định khu vực đầu tư của chi nhánh VCB.
- Quyết định số 19/QĐ-NHNT ngày 05/02/2002 của Tổng giám đốc VCB
quy định khu vực đầu tư chi nhánh VCB.
- Quyết định số 30/QĐ-NHNT ngày 29/03/2002 của Tổng giám đốc VCB về
việc xác định Giới hạn TD đối với khách hàng.
- Quyết định số 100/QĐ-NHNT ngày 12/06/2002 của Tổng giám đốc VCB
về điều chỉnh thẩm quyền duyệt Giới hạn TD.
- Quyết định số 49/QĐ-NHNT ngày 12/04/2002 của Tổng giám đốc VCB về hạn
mức phán quyết trong 1 lần cho vay dự án đầu tư, cấp bảo lãnh và mở LC miễn ký quỹ.
- Quyết định số 90/QĐ-NHNT.QLTD ngày 26/05/2006 của Tổng giám đốc
VCB về việc ban hành Quy trình TD đối với khách hàng là doanh nghiệp.
- Các văn bản khác có liên quan.
Căn cứ đề xuất cho vay đầu tư dự án:
Căn cứ đề xuất cho vay đầu tư dự án bao gồm các văn bản sau đây:
- Văn bản pháp lý về tư cách pháp nhân, về năng lực tài chính của chủ đầu tư
(giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính và kế hoạch kinh
doanh của chủ đầu tư).
- Văn bản đề nghị cấp tín dụng của chủ đầu tư.
- Hồ sơ dự án đầu tư. Bao gồm dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi),
văn bản thuyết minh dự án, thiết kế cơ sở và các giấy tờ khác có liên quan (giấy
phép đầu tư, giấy phép xuất, nhập khẩu,, ).
- Thông tin phản ánh quan hệ giao dịch của chủ đầu tư đối với NHNT và các
TCTD khác.
25

×