Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

TOÀN VĂN Định lượng thành phần bioflavonoid trong lá chè xanh ở bảo lộc và nghiên cứu thành phần triterpenoid trong lá chè đắng cao bằng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
_______________


TRƯƠNG THỊ HUỲNH HOA





ĐỊNH LƯNG THÀNH PHẦN BIOFLAVONOID
TRONG LÁ CHÈØ XANH Ở BẢO LỘC VÀ
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN TRITERPENOID
TRONG LÁ CHÈØ ĐẮNG CAO BẰNG - VIỆT NAM

Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý
Mã số: 1.04.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. CHU PHẠM NGỌC SƠN
2. GS. TS. POUL ERIK HANSEN






TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010


6
LỜI MỞ ĐẦU


Đất nước Việt Nam mến yêu của chúng ta được thiên nhiên ưu đãi rừng
vàng, biển bạc. Nguồn thực vật phong phú đó vừa dùng làm thực phẩm, vừa là
nguồn dược liệu có giá trò cao. Trong đó có cây chè (Camellia sinensis) được
trồng trãi dài từ miền trung du Bắc bộ đến vùng cao nguyên Nam bộ.
Ở miền Nam, điều kiện môi trường khí hậu, thổ nhưỡng của vùng cao
nguyên Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) rất thuận lợi cho sự phát triển của loại cây công
nghiệp là cây chè. Việc nghiên cứu về chất lượng của chè, nhất là các hợp chất
bioflavonoid (epicatechin, epigallocatechin, epigallocatechin gallate, epicatechin
gallate) có trong chè là mối quan tâm hàng đầu, không chỉ của các nước nhập
khẩu chè như Mỹ, Nhật, Đài Loan, mà còn là vấn đề lớn cho cây chè vùng cao
nguyên Bảo Lộc. Muố
n tăng sản lượng xuất khẩu chè ra thị trường nước ngoài thì
phải chú trọng cả về sản lượng và chất lượng các giống chè.
Hiện nay, ngành Y – Dược đang có nhu cầu muốn ly trích các bioflavonoid
trong cây chè để làm thuốc. Vì thế vấn đề đối với cao nguyên Nam bộ là trong các
giống chè đang trồng phổ biến (PH1, LD97, TB14 và TB18) thì nên chọn giống và
thu hoạch lá chè vào thời điểm nào để có hàm lượng bioflavonoid cao nhất.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn và phương hướng phát triển từ năm 1999
– 2010 của tỉnh Lâm Đồng, luận án này góp phần vào việc nghiên cứu định lượng
các hợp chất bioflavonoid, trong đó chú trọng nhiều đến việc phân tích bằng phương
pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ một tứ cực các hợp chất gallic acid, catechin,
epicatechin, epigallocatechin, epigallocatechin gallate, epicatechin gallate trong các
giống chè đang trồ
ng phổ biến tại tỉnh Lâm Đồng là PH1, LD97, TB14 và TB18.
7
Hiện nay, còn có cây chè đắng (Cao Bằng – Ilex kaushue S. Y. Hu) cũng được

chế thành một loại thức uống có tính trò liệu ngày càng phổ biến trong nước.
Ở các nước đã có nhiều nghiên cứu về các cây thuộc chi Ilex và người ta đã cô
lập được nhiều hợp chất mới, đóng góp vào kho tàng hóa chất của nhân loại. Vì
thế, việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây chè đắng Cao Bằng là một vấn đề
cần thiết. Trong luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu thành phần triterpenoid trong
lá chè đắng Cao Bằng, chú trọng đến việc cô lập và xác đònh cấu trúc những hợp
chất mới.














1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- APCI: Atmospheric Pressure Chemical Ionization
- Asp. niger: Aspergillus niger
- B. subtilis: Bacillus subtilis
- C. albicans: Candida albicans
- C: Catechin
- COSY: COrrelation SpectroscopY

- DEPT: Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
- DPPH: 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
- E. coli: Escherichia coli
- EC: Epicatechin
- ECg: Epicatechin gallate
- EGC: Epigallocatechin
- EGCg: Epig
allocatechin gallate
- ESI: ElectroSpray Ionization
- F. oxysporum: Fusarium oxysporum
- Ga: Gallic acid
- HMBC: Heteronuclear Multiple Bond Coherence
- HSQC: Heteronuclear Single Quantum Correlation
- MeOH: Methanol
- NOESY: Nuclear Overhauser Enhancement SpectroscopY
- P. aeruginosa: Pseudomonas aeruginosa
- S. aureus: Staphylococcus aureus
- S. cerevisiae: Saccharomyces cerevisiae

2
DANH MỤC CÁC BẢNG
CÂY CHÈ Trang
Bảng 2.4.1 : Chương trình gradient phân tích các hợp chất bioflavonoid 36
Bảng 3.1.1 : Số liệu đường chuẩn của Ga 46
Bảng 3.1.2 : Số liệu đường chuẩn của C 47
Bảng 3.1.3 : Số liệu đường chuẩn của EC 47
Bảng 3.1.4 : Số liệu đường chuẩn của ECg 48
Bảng 3.1.5 : Số liệu đường chuẩn của EGC 48
Bảng 3.1.6 : Số liệu đường chuẩn của EGCg 49
Bảng 3.2.1 : Hàm lượng Ga, C, EC, ECg, EGC và EGCg có trong giống

chè LD97 50

Bảng 3.2.2 : Hàm lượng Ga, C, EC, ECg, EGC và EGCg có trong giống
chè PH1 51

Bảng 3.2.3 : Hàm lượng Ga, C, EC, ECg, EGC và EGCg có trong giống
chè TB14 52

Bảng 3.2.4 : Hàm lượng Ga, C, EC, ECg, EGC và EGCg có trong giống
chè TB18 53

Bảng 3.3.1 : So sánh hàm lượng EC, ECg, EGC và EGCg trong chè Tâm
Châu và Thái Bảo 54

Bảng 3.4.1 : Kết quả về nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa ở Bảo Lộc 58
Bảng 3.4.2 : So sánh hàm lượng EGCg và tổng polyphenol
*
trong bốn
giống chè khảo sát thay đổi theo tháng trong năm 58

Bảng 3.4.3 : Mối tương quan giữa hàm lượng EGCg (mg/g), tổng
polyphenol* (mg/g) với nhiệt độ (
o
C), lưu lượng mưa (mm)
và số giờ nắng (giờ) ở Bảo Lộc 59

3
CÂY CHÈØ ĐẮNG CAO BẰNG
Bảng 1.7 : Một số loài thuộc chi Ilex ở Việt Nam 22
Bảng 3.6.1 : Dữ liệu phổ NMR của hợp chất IL 261 65

Bảng 3.6.2 : Dữ liệu phổ NMR của hợp chất IL 271 có so sánh với hợp
chất lupeol 68

Bảng 3.6.3 : Dữ liệu phổ NMR của hợp chất IL 6522 so sánh với lup-
20(29)-en-3β,23-diol 74

Bảng 3.6.4 : Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ILE 7222 so sánh với hợp
chất methyl 3ß-hydroxylup-20(29)-en-24-oate (IL 261) 77

Bảng 3.6.5 : Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ILC 4443 so sánh với hợp chất
ursolic acid 79

Bảng 3.6.6 : Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ILC 54321 so sánh hợp
chất 27-p-(E)-coumaroyloxyursolic acid 83

Bảng 3.7.1 : Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm đònh 85
Bảng 3.7.2 : Kết quả thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa theo phương
pháp DPPH 85

Bảng 3.7.4 : Kết quả thử nghiệm gây độc tế bào – Cytotoxicity 86







4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CÂY CHÈ

HÌNH Trang
Hình 1.1.1 : Lá, hoa và trái của cây chè ở Bảo Lộc 8
Hình 1.3.2.1 : Vườn chè giống LD97 15
Hình 1.3.2.2 : Búp và lá chè LD97 tại Bảo Lộc 15
Hình 1.3.2.3 : Vườn chè giống PH1 15
Hình 1.3.2.4 : Búp và lá chè PH1 tại Bảo Lộc 15
Hình 1.3.2.5 : Vườn chè giống TB14 15
Hình 1.3.2.6 : Búp và lá chè TB14 tại Bảo Lộc 15
Hình 1.3.2.7 : Vườn chè giống TB18 16
Hình 1.3.2.8 : Búp và lá chè TB18 tại Bảo Lộc 16
Hình 2.4.1 : Sắc đồ của sáu chất chuẩn 36
Hình 2.5.1 : Sắc đồ của EGCg của giống chè LD97 ở tháng 7 37

ĐỒ THỊ

Đồ thò 3.1.1 : Đường chuẩn Ga 46
Đồ thò 3.1.2 : Đường chuẩn C 47
Đồ thò 3.1.3 : Đường chuẩn EC 47
Đồ thò 3.1.4 : Đường chuẩn ECg 48
Đồ thò 3.1.5 : Đường chuẩn EGC 48
Đồ thò 3.1.6 : Đường chuẩn EGCg 49
Đồ thò 3.2.1 : Hàm lượng bioflavonoid trong giống chè LD97 thay đổi theo
từng tháng trong năm 50

5
Đồ thò 3.2.2 : Hàm lượng bioflavonoid trong giống chè PH1 thay đổi theo
từng tháng trong năm 51

Đồ thò 3.2.3 : Hàm lượng bioflavonoid trong giống chè TB14 thay đổi theo
từng tháng trong năm 53


Đồ thò 3.2.4 : Hàm lượng bioflavonoid trong giống chè TB18 thay đổi theo
từng tháng trong năm 54

Đồ thò 3.3.1 : Hàm lượng EC, ECg, EGC và EGCg có trong chè Tâm Châu
và chè Thái Bảo 55


CÂY CHÈ ĐẮNG

Hình 1.6 : Một số loài thuộc chi Ilex 25
Hình 1.8.1 : Nhánh, lá và quả của cây chè đắng ở Cao Bằng 25
Hình 1.10.1 : Lá chè đắng sau khi sấy khô giống cây đinh 31
Hình 1.10.2 : Lá chè đắng sau khi sấy khô có dạng cuộn 31
Hình 3.6.1.2 : Tương tác NOESY của hợp chất IL 261 63
Hình 3.6.1.1 : Phổ NOESY của hợp chất IL 261 63
Hình 3.6.2.1 : Tương tác HMBC trong hợp chất IL 271 67

Hình 3.6.3.2 : So sánh giá trò cộng hưởng 
C
của một số carbon của hợp
chất IL 6522 và hợp chất lup-20(29)-en-3β,23-diol 71

Hình 3.6.3.3 : Phổ NOESY của hợp chất IL 6522 73
Hình 3.6.3.4 : Tương tác HMBC trong hợp chất IL 6522 73
Hình 3.6.4.1 : Tương tác HMBC của hợp chất ILE 7222 76
Hình 3.6.6.1 : Phổ NOESY của hợp chất ILC 54321 82
Hình 3.6.6.2 : Tương tác HMBC của hợp chất ILC 54321 84



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 4
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 8
CÂY CHÈ
1.1 Đặc điểm thực vật của cây chèø 8
1.2 Tình hình phân bố cây chè và sản xuất chè ở Việt Nam 9
1.3 Điều kiện tự nhiên và các giống chè ở Lâm Đồng 10
1.4 Thành phần hóa học của cây chè 16
1.4.1 Thành phần hóa học chủ yếu trong búp chè 16
1.4.2 Một số nghiên cứu về thành phần hóa học và sáng chế trên thế giới 17
1.5 Hoạt tính sinh học của cây chè 20
1.5.1 Theo kinh nghiệm dân gian 20
1.5.2 Nghiên cứu về dược tính trên thế giới 20

CÂY CHÈ ĐẮNG

1.6 Đặc điểm thực vật của cây chè đắng 21
1.7 Phân bố chi Ilex ở Việt Nam 21
1.8 Đặc điểm thực vật của cây chè đắng ở Cao Bằng 23
1.8.1 Về tên khoa học 23
1.8.2 Về đặc điểm thực vật của cây chè đắng ở Cao Bằng 24
1.8.3 Phân bố chè đắng Cao Bằng 24

1.9 Một số nghiên cứu từ chi Ilex 26
1.9.1 Các hợp chất đã cô lập được từ chi Ilex 26
1.9.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam trên cây chè đắng Cao Bằng 29

1.10 Công dụng và các dạng sản phẩm trên thò trường của cây
chè đắng Cao Bằng 29

1.10.1 Công dụng 29
1.10.2 Một số bài thuốc được dùng trong dân gian 30
1.10.3 Các dạng sản phẩm trên thò trường 31
1.11 Hoạt tính sinh học của dòch chiết lá chè đắng 31

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 33
CÂY CHÈ
2.1 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 33
2.1.1 Nguyên liệu 33
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 34
2.2 Pha động và dung dòch chuẩn gốc 34
2.3 Trích bioflavonoid 35
2.4 Các thông số của hệ thống LC/MS 35
2.5 Xử lý đònh lượng các bioflavonoid 37

CÂY CHÈØ ĐẮNG CAO BẰNG
2.6 Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 38
2.6.1 Nguyên liệu 38
2.6.2 Phương pháp nghiên cứu 38
2.7 Cô lập các hợp chất từ lá chè đắng Cao Bằng 39

2.7.1 Điều chế các loại cao bằng phương pháp ngâm dầm và sắc
ký cột cô lập một số hợp chất 39

2.7.2 Điều chế cao và cô lập hợp chất bằng phương pháp trích Soxhlet 41
2.8 Phương pháp thử hoạt tính sinh học 44
2.8.1 Phương pháp thử hoạt tính vi sinh vật kiểm đònh (Antimicrobial

Assay) 44

2.8.2 Thử hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH 45
2.8.3 Thử hoạt tính gây độc tế bào 45

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46
CÂY CHÈ
3.1 Xây dựng các đường chuẩn 46
3.1.1 Đường chuẩn gallic acid (Ga) 46
3.1.2 Đường chuẩn catechin (C) 47
3.1.3 Đường chuẩn epicatechin (EC) 47
3.1.4 Đường chuẩn epicatechin gallate (ECg) 48
3.1.5 Đường chuẩn epigallocatechin (EGC) 48
3.1.6 Đường chuẩn epigallocatechin gallate (EGCg) 49
3.2 Hàm lượng bioflavonoid (Ga, C, EC, ECg, EGC và EGCg)
có trong các mẫu chè khảo sát 49
3.2.1 Hàm lượng bioflavonoid trong giống chè LD97 49
3.2.2 Hàm lượng bioflavonoid trong giống chè PH1 51
3.2.3 Hàm lượng bioflavonoid trong giống chè TB14 52
3.2.4 Hàm lượng bioflavonoid trong giống chè TB18 52
3.3 So sánh hàm lượng EC, ECg, EGC và EGCg trong một số
chè sản xuất tại Bảo Lộc 54


3.4 Giải thích sự biến đổi hàm lượng bioflavonoid của các giống
chè khảo sát và kết quả nghiên cứu 55

3.4.1 Giải thích sự biến đổi hàm lượng bioflavonoid của các
giống chè 55


3.4.2 Kết quả nghiên cứu các giống chè khảo sát 57

CÂY CHÈØ ĐẮNG CAO BẰNG

3.5 Giới thiệu chung 60
3.6 Cấu trúc của sáu hợp chất đã cô lập 60
3.6.1 Xác đònh cấu trúc hóa học của hợp chất IL 261 60
3.6.2 Xác đònh cấu trúc hóa học của hợp chất IL 271 66
3.6.3 Xác đònh cấu trúc hóa học của hợp chất IL 6522 69
3.6.4 Xác đònh cấu trúc hóa học của hợp chất ILE 7222 75
3.6.5 Xác đònh cấu trúc hóa học của hợp chất ILC 4443 78
3.6.6 Xác đònh cấu trúc hóa học của hợp chất ILC 54321 80
3.7 Kết quả thử hoạt tính sinh học 84
3.7.1 Thử hoạt tính vi sinh vật kiểm đònh 84
3.7.2 Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa theo phương pháp 1,1-
diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) 85

3.7.3 Thử nghiệm gây độc tế bào – Cytotoxicity 86
KẾT LUẬN 88
KIẾN NGHỊ 91
DANH MỤC CÔNG TRÌNH 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 102
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

CÂY CHÈ
1.1 Đặc điểm thực vật của cây chèø
Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
[15]

 Họ Chè (Theaceae)
 Chi Camellia (Thea)
 Loài Sinensis


Hình 1.1.1: Lá, hoa và trái của cây chè ở Bảo Lộc

Theo Harler C. R (1956)
[15]
, tên khoa học của cây chè là Camellia sinensis
(L) O. Kuntze và có tên đồng nghóa là Thea sinensis L., đã được nhiều nhà khoa
học công nhận.
Tìm hiểu nguồn gốc cây chè là vấn đề phức tạp; cho đến nay có nhiều quan
điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè, dựa trên những cơ sở về lòch sử, khảo cổ
học và thực vật học. Theo quan điểm của nhiều người, cây chè mọc ở vùng cao
nguyên Vân Nam, Trung Quốc, nơi có điều kiện khí hậu ẩm quanh năm. Theo
các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây 4.000 năm người Trung Quốc đã biết
9
dùng chè làm dược liệu, sau đó mới dùng để uống
[20]
. Tuy nhiên, những công
trình nghiên cứu của Djemukhatze (1961-1976)
[16]
nhằm so sánh thành phần các
chất catechin của các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã cho phép
đi tới một kết luận khác: “Nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam”.
Tuy có sự khác nhau nhưng những quan điểm trên đều có sự thống nhất
rằng: cây chè có nguồn gốc từ Châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng, ẩm. Chè
ngày nay đã được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác
nhau, từ 30 độ vó nam đến 45 độ vó bắc.

1.2 Tình hình phân bố cây chè và sản xuất chè ở Việt Nam

- Tình hình phân bố cây chè
[15]

Với ba phần tư diện tích là đồi núi, Việt Nam có điều kiện tự nhiên khá phù
hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam sản xuất chè chỉ
thực sự bắt đầu từ sau những năm 1925. Các vùng chè ở Việt Nam, bao gồm:
 Vùng chè Tây Bắc, chủ yếu ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu, giống chè chủ
yếu là Shan và Trung Du.
 Vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang,
Yên Bái, Hoà Bình và Lào Cai, giống chè chủ yếu là Trung Du, Shan, Assam.
 Vùng chè Trung du – Bắc Bộ, gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Phú Thọ,
Hà Tây và Bắc Hà Nội, giống chè chủ yếu là Trung Du, Assam và các dòng chè lai.
 Vùng chè Bắc Trung, gồm các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tónh, giống
chè chủ yếu là Assam, chè Gay (đòa phương).
 Vùng chè Tây Nguyên, gồm các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai và Đắc Lắc,
giống chè chủ yếu là Shan, Trung Du, Assam.
Ngoài năm vùng trên, chè còn được trồng ở cả một số vùng duyên hải miền
Trung: Quảng Bình, Quảng Trò, Quảng Nam, Quảng Ngãi…. Ở các vùng này, chè
được trồng rải rác, phân tán, kỹ thuật chế biến chưa phát triển.
10
- Tình hình sản xuất chè
[15]

Ở Việt Nam, các giống chè được sử dụng trong sản xuất chè hiện nay chủ yếu
là quần thể giống đòa phương và phương thức trồng bằng hạt cũng là phương thức chủ
yếu, đó là nguyên nhân quan trọng làm cho năng suất bình quân của chè Việt Nam
(2,4 – 3,0 tấn búp tươi/ha) thấp hơn năng suất bình quân của chè thế giới (4,0 – 5,0
tấn búp tươi/ha). Tuy năng suất bình quân cả nước thấp, nhưng cũng có một số doanh

nghiệp ở tỉnh Mộc Châu đã đạt năng suất cao như 10,5 tấn búp tươi/ha
(*)
, nhiều vườn
chè thâm canh đạt năng suất 25 tấn búp tươi/ha. Tiềm năng cho năng suất của cây
chè phụ thuộc nhiều vào giống và trình độ thâm canh, do vậy đối với các vùng sinh
thái khác nhau, cần phải chọn lựa và làm tốt công tác nhân giống để đưa giống vào
cho hợp lý nhằm phát huy nhanh ưu thế của giống.
Trong số các đòa phương trồng chè ở Việt Nam, Lâm Đồng là tỉnh có diện
tích trồng chè tập trung và lớn nhất (chiếm 24 % diện tích). Từ lâu sản phẩm chè
xanh và chè đen Lâm Đồng đã tham gia lưu thông thò trường trong nước và nhiều
nước trên thế giới vớùi thương hiệu nổi tiếng như chè B’Lao, chè Cầu Đất.
Dự án qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu chè tỉnh Lâm Đồng thời kỳ
1999 – 2010 nêu rõ tổng diện tích chè đến năm 2010 là 24.500 – 28.000 ha, năng
suất đạt 9,0 tấn búp tươi/ha, sản lượng đạt 68.800 tấn khô, xuất khẩu hàng năm
đạt 8.000 – 9.000 tấn thành phẩm, doanh thu 9 – 10 triệu
USD, giải quyết việc
làm cho 550.000 lao động nông nghiệp và công nghiệp.
1.3 Điều kiện tự nhiên và các giống chè ở Lâm Đồng

1.3.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng
[74]

Khí hậu Lâm Đồng mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nằm trong khu vực vó
độ thấp của vùng nội chí tuyến bắc, phân chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và

(*)
4 – 5 kg chè búp tươi bằng 1 kg chè khô

11
mùa mưa. Ở đây yếu tố hàng đầu chi phối sự hình thành khí hậu là bức xạ mặt

trời cao và sự hoàn lưu khí quyển Đông Nam Á. Đặc trưng của chế độ nhiệt và
chế độ mưa là giảm dần theo độ cao.
 Các vùng khí hậu ở Lâm Đồng
Do đặc điểm của đòa hình, Lâm Đồng có thể chia làm 4 vùng khí hậu tương
đối đặc trưng theo độ cao, nhiệt độ trung bình và lượng mưa hàng năm:
+ Vùng 1 gồm ba huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
+ Vùng 2 gồm hai huyện Bảo Lâm, Di Linh và thò xã Bảo Lộc.
+ Vùng 3 gồm các huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.
+ Vùng 4 gồm huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt.
Nhiệt độ của vùng cao nguyên Lâm Đồng cũng điều hòa hơn so với một số
tỉnh khác của Tây Nguyên.
 Lượng mưa
Vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng Bảo Lộc và Bảo Lâm với 2.500 –
3.000 mm/năm, lượng mưa bình quân qua các trạm quan trắc bình quân cả tỉnh là
2.141 mm/năm. Lượng mưa phân bổ không đều theo không gian và thời gian và
dao động trong khoảng 1.600 – 2.700 mm/năm. Ở sườn núi có hướng gió Tây
Nam thổi, lượng mưa đạt tới 3.500 mm/năm. Về phía Đông và Đông Bắc lượng
mưa giảm dần còn khoảng 1.600 – 1.700 mm/năm.
Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 80 – 85 % tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng 7, 8 và 9, có năm mưa lớn kéo dài đã gây nên ngập lụt ở một số
vùng như Đơn Dương, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trong mùa khô chỉ
chiếm 15 – 20 % tổng lượng mưa cả năm. Cường độ mưa phân bố như sau: lượng
12
mưa/ngày 0,1 – 15 mm chiếm tần suất 65 – 80 %, lượng mưa/ngày từ 15,1 – 50
mm với tần suất 20 – 30 %, mưa lớn ở cường độ trên 100 mm/ngày ít xảy ra.
 Độ ẩm
Độ ẩm ở Lâm Đồng tương đối cao, bình quân 84 %. Ở các vùng Đà LạÏt, Bảo
Lộc, Bảo Lâm có độ ẩm cao nhất, trên 85 %; ở các vùng Đạ Hoai, Đạ Tẻh có độ

ẩm thấp hơn.
 Số giờ nắng
Nhìn chung ở Lâm Đồng, số giờ nắng ít hơn so với các tỉnh khác ở Tây
Nguyên, số giờ nắng bình quân trong năm là 1.786 giờ, trung bình 4,9 giờ/ngày
(Bảo Lộc).
 Nước và các yếu tố thủy văn
Sông Đạ Đâng (Đạ Đung, Đạ Đờn) cắt ngang qua cao nguyên có dạng bậc
rõ ràng. Chế độ dòng chảy trong năm cũng phân ra hai mùa: mưa và mùa khô rõ
rệt. Lâm Đồng có nhiều sông suối ao hồ hình thành tự nhiên, có các nguồn nước
mặt, nước ngầm nên tại đây có thể xây dựng các công trình thủy lợi như đập, hồ
chứa nước để phục vụ tưới cho các cây trồng của tỉnh.
 Rừng
Là tỉnh miền núi nên diện tích rừng khá lớn, độ che phủ của rừng tương đối
cao so với các tỉnh ở Tây Nguyên, độ che phủ của rừng Lâm Đồng hiện nay đạt
khoảng 63 %.
 Đất đai
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích đất tự nhiên là 977.335 ha gồm 617.800 ha đất
lâm nghiệp có rừng, 359.535 ha đất nông nghiệp và khả năng nông nghiệp. Đến
năm 2010 có thể khai thác thêm từ 30.000 – 35.000 ha đất vừa sản xuất nông
nghiệp hoặc nông lâm kết hợp nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế
xã hội của tỉnh.
13
Đất đai ở Lâm Đồng có 8 nhóm khác nhau, quan trọng nhất là nhóm đất
feralit nâu vàng (Ferral Sols, Acri Sols) có diện tích lớn nhất thích hợp cho việc
phát triển cây công nghiệp dài ngày. Chè ở Lâm Đồng được trồng nhiều ở cao
nguyên Bảo Lộc – Di Linh, nơi có độ cao trung bình 800 – 1.000 mét, có nơi
1.100 – 1.200 mét; bề mặt cao nguyên này được phủ bằng đất bazan tạo nên một
lớp đất khá dày, màu mỡ. Đất feralít nâu đỏ, nâu vàng, phát triển trên đá mẹ
bazan. Tầng canh tác dày hơn 1 mét, pH = 4 – 5,5 rất thích hợp cho cây công
nghiệp dài ngày như chè, cà phê.

Như vậy, tỉnh Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai ưu đãi, phù
hợp cho sự phát triển của cây chè. Với những đònh hướng trong thời gian tới của
nhà nước, của ngành và của tỉnh nhằm phát triển chè thành cây chủ lực thì việc
chọn lọc được bộ giống chè có ưu điểm về năng suất, chất lượng để thay thế các
giống cũ và mở rộng diện tích là một việc làm hết sức cần thiết.
1.3.2 Các giống chè ở Lâm Đồng
[14], [15], [18], [21]

- Giống LD97 (Hình 1.3.2.1 và Hình 1.3.2.2)
LD97 là giống chè Shan do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm chè Lâm
Đồng chọn lọc từ năm 1993 – 1997.
Đặc điểm: lá to, thon dài, chiều dài 15 – 18 cm, rộng 5 – 7 cm, có 10 – 12
đôi gân lá, mép lá có răng cưa lớn, đều nhau, răng cưa kéo dài đến chóp lá, lá
màu xanh đậm. Cây sinh trưởng và phân cành mạnh, búp to, có nhiều lông tơ
trắng mòn. Tuy nhiên mật độ búp trên tán không cao. Khả năng kháng sâu bệnh
tốt, thích hợp dùng để chế biến chè xanh và chè đen.
- Giống PH1 (Hình 1.3.2.3 và Hình 1.3.2.4)
PH1 là giống do Viện Nghiên cứu chè Việt Nam chọn lọc từ quần thể
Manipur – Ấn Độ. Giống PH1 được chọn tạo bằng phương pháp chọn lọc cá thể
14
từ tập đoàn Assamica từ năm 1965 và được công nhận năm 1972. Giống PH1
được di nhập vào Lâm Đồng từ năm 1991.
Đặc điểm: thân gỗ, lá to trung bình, màu xanh đậm, hình bầu dục dài 8 – 12
cm, rộng 4,0 – 4,5 cm, có 8 – 10 đôi gân lá, răng cưa không đều và sâu, không
kéo dài đến chót lá. Búp to không có lông mao trắng, trọng
lượng một búp đạt 0,8
– 1,0 g. Năng suất bình quân đạt 15 – 17 tấn búp.ha
-1
/năm, thâm canh tốt có thể
đạt 25 – 28 tấn.ha

-1
. Giống có khả năng chòu nóng, hạn khá, chòu rét trung bình,
kháng rầy xanh, bọ xít muỗi, dễ bò nhiễm nhện đỏ. Giống PH1 là nguyên liệu phù
hợp cho chế biến chèø đen đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Giống TB14 (Hình 1.3.2.5 và Hình 1.3.2.6)
Là giống chè Shan Trấn Ninh do Trung tâm Thực nghiệm Nông nghiệp Bảo
Lộc chọn lọc từ năm 1952.
Đặc điểm: lá dài 10,0 – 15,0 cm, rộng 4,0 – 4,5 cm, có 12 đôi gân lá, mép lá
có răng cưa đều và kéo dài sát chót lá, màu xanh nhạt, hình thon dài, góc lá lớn,
búp có nhiều lông tơ trắng. Năng suất cao 17 – 18 tấn búp.ha
-1
/năm, chất lượng
tốt. Hiện nay là giống chè cành chủ lực tại Lâm Đồng.
- Giống chè TB18 (*) (Hình 1.3.2.7 và Hình 1.3.2.8)
Đây là giống chè Shan Trấn Ninh, hiện nay được trồng khá phổ biến ở Bảo Lộc
và cũng cho năng suất cao. Tuy nhiên, do chưa được nhà nước công nhận nên tên
giống chè chưa được hợp thức hóa. Giống chè này được trường Trung học Kỹ thuật
và Dạy nghề ở Bảo Lộc trồng và đang nghiên cứu với tên gọi là TB18.
Ngoài ra ở Bảo Lộc cũng có những giống chè khác như:
[75]

- LDP1, LDP2 là dòng chè được chọn lọc bằng phương pháp lai hữu tính
(1981 – 1988) với cây mẹ là Đại bạch trà và cây bố là PH1.
(*) đang nghiên cứu.
15









Hình 1.3.2.1
: Vườn chè giống LD97
Hình 1.3.2.2
: Búp và lá chè LD97 tại Bảo Lộc
Hình 1.3.2.3
: Vườn chè giống PH1
Hình 1.3.2.4
: Búp và lá chè PH1 tại Bảo Lộc
Hình 1.3.2.6
: Búp và lá chè TB14 tại Bảo Lộc
Hình 1.3.2.5
: Vườn chè giống TB14
16



- Ngọc Thúy (du nhập vào Việt Nam năm 1991), Kim Tuyên (du nhập vào
Việt Nam năm 1994) là các giống chè của Đài Loan. Các giống chè này đang
được thò trường nhiều nước chấp nhận.
1.4 Thành phần hóa học của cây chè
[74], [76]

1.4.1 Thành phần hóa học chủ yếu trong búp chè: gồm có
 Nước là thành phần chủ yếu trong búp chè. Trong búp chè (tôm) và hai
hoặc ba lá có hàm lượng nước thường từ 75 – 82%.
 Tanin gọi chung là hợp chất polyphenol. Dựa vào tính chất của những hợp chất
này mà có thể phân thành: nhóm tanin ngưng tụ (condensed tannins) tan được trong

ethyl acetate, thường có phân tử lượng khoảng 320 – 360 amu; nhóm tanin thủy phân
(hydrolyzable tannins) tan trong nước, thường có phân tử lượng khoảng 420 – 450 amu.
 Alkaloid trong chè có nhiều loại nhưng nhiều nhất là caffein. Hàm lượng
caffein ở trong chè có từ 3 – 5%.
 Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp kết hợp với một phần tanin làm cho vò
đắng và chát giảm đi.
Hình 1.3.2.8: Búp và lá chè TB18 tại Bảo LộcHình 1.3.2.7: Vườn chè giống TB18
17
 Acid amin
[80]
gồm có 17 hợp chất được tìm thấy trong cây chè, trong đó có
10 acid amin cơ bản là threonine, phenylalanine, leucine, isoleucine, valine,
tyrosine, glutamine, serine, glutamic acid và aspartic acid.
 Pectin thường ở dạng hòa tan trong nước. Pectin tham gia vào việc tạo mùi
táo chín trong quá trình làm héo chè và làm cho lá chè dễ xoăn lại khi chế biến.
 Vitamin hàm lượng vitamin C trong chè nhiều gấp 3 đến 4 lần so với cam, chanh.
 Men chủ yếu gồm hai nhóm chính: nhóm thủy phân (men amylase,
glucosydase, protease ) và nhóm oxy hóa khử (peroxydase, polyphenoloxydase ).
 Chất tro hàm lượng tro trong chè tươi từ 4 – 5 % và trong chè khô từ 5 – 6 %.
1.4.2 Một số nghiên cứu về thành phần hóa học và sáng chế trên thế giới
- Một số các nghiên cứu thành phần hóa học cây chè trên thế giới
 Theo tài liệu Greenselect
TM
của Ý
[29]
, chè xanh có chứa flavanol (catechin
polyphenol), flavonol và phenolic acid. Nhiều flavanol được cô lập từ chè xanh
và được nhận danh, hai hợp chất có khả năng kháng oxy hóa được quan tâm
nhiều là epigallocatechin gallate (EGCg) và epigallocatechin (EGC).
 Yoko Yoshida

[69]
nghiên cứu ảnh hưởng của màng lọc đến hiệu suất thu
hồi và của pH trong việc đònh lượng catechin trích từ chè xanh bằng sắc ký lỏng.
 Lihu Yao và cộng sự
[48]
đã nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đến thành
phần polyphenol trong búp chè tươi trồng ở miền bắc Queensland – Úc bằng
phương pháp sắc ký lỏng. Thành phần chủ yếu được nghiên cứu là các hợp chất
EGCg, ECg và EGC từ tháng 4 /2000 đến tháng 5/2001.
Qua kết quả nghiên cứu, các tác giả đề nghò có thể sử dụng EGCg và ECg
để đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến thành phần polyphenol trong lá chè tươi ở
Úc và tỷ lệ (EGCg + ECg)/ EGC được xem như là chỉ số để đo sự khác biệt thành
phần flavanol trong búp chè tươi.
18
Tác giả còn đưa ra các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thay đổi hàm
lượng các hợp chất EGCg, ECg và EGC trong búp chè tươi trồng ở Úc, cụ thể hàm
lượng EGCg, ECg và EGC cao nhất trong các tháng nóng (tháng 4/2000 và tháng
5/2000) và thấp nhất trong các tháng lạnh (tháng 7/2000 – tháng 9/2000).
 Theo nghiên cứu của Yukihiko Hara
[72]
thì hàm lượng EGCg trong chè tăng
khi nhiệt độ cao và nắng nhiều, là nhờ hiệu ứng quang hợp có
14
CO
2
hỗ trợ cho việc
tạo thành các catechin. Điều này được xác nhận trong các catechin có
14
C.
 Jung Il Kim và các cộng sự

[40]
đã cô lập EGCg từ lá chèø xanh trồng ở
Chonnam – Nam Hàn Quốc. Tác giả đã tìm được điều kiện tối ưu để tách EGCg
là sử dụng sắc ký lỏng điều chế với cột pha đảo C18 (250 x 22 mm), kích thước
hạt 15 và 40 – 63 μm, bơm đẳng dòng với pha động là 0,1 % acetic acid trong
nước – acetonitrile – methanol – ethyl acetate (87:10:1:3).
 Shengmin Sang và cộng sự
[63]
đã nghiên cứu về khả năng tự oxy hóa của
EGCg thành quinon và sự hình thành các metabolite trong chè.
 Zhen- Yu Chen
[73]
đã điều chế dòch chiết chè xanh giàu flavanol bằng cách
kết tủa với AlCl
3
. Hàm lượng flavanol được xác đònh bằng phương pháp sắc ký lỏng.
 Chen Ping và cộng sự
[34]
đã tinh chế dẫn xuất acyl mạch dài mới của
EGCg từ polyphenol trong lá chè xanh.
 Năm 2007, Jun Xu
[44]
đãõ tinh chế EGCg từ nguyên liệu chè xanh thô bằng
phương pháp sắc ký lỏng. Tác giả đã dùng cột Superose 12HR 10/30, pha động
acetonitrile – nước (78: 22). Độ tinh khiết của EGCg là 99 % và hiệu suất thu hồi
từ 60 – 65 %.
 Năm 2008, nhóm tác giả Shu-Ting Yin
[65]
cho biết hợp chất ECGg có thể
bắt các gốc tự do hiệu quả cao hơn các catechin khác và EGCg được xem như là

chất có khả năng chữa trò nhiễm độc chì.

19
- Một số sáng chế liên quan đến chè xanh trên thế giới
 Phương pháp trích ly caffein tự do của hợp chất catechin từ chè xanh
[53]
.
 Qui trình cô đặc epigallocatechin gallate
[54]
.
 Các hợp chất catechin từ chè xanh và qui trình tạo ra nó
[55]
.
 Hợp chất catechin từ chè xanh là tác nhân đặc biệt làm giảm bệnh ung
thư
[56],[57]
.
 Cao chiết từ chè xanh được sử dụng trong khẩu phần ăn kiêng giúp chữa
bệnh cho người bò béo phì
[58]
.
 Qui trình sản xuất epigallocatechin gallate
[59]

1.4.3 Các nghiên cứu về thành phần hóa học về cây chè Việt Nam
 Trích ly tổng polyphenol từ chè xanh sử dụng phương pháp trích có hỗ trợ
của vi sóng. Từ lá chè xanh, tác giả Phạm Thành Quân và cộng sự
[19]
sử dụng
dung môi trích theo hai phương pháp :

- Phương pháp trích có hỗ trợ vi sóng (Microwave Assisted Extraction– MAE):
100 g lá chè tươi được cắt ngắn khoảng 1 – 1,5 mm, đem ngâm khoảng 90 phút vào
dung môi
rượu: nước (70: 30), tỷ lệ nguyên liệu (g): dung môi (ml) là (1: 5) đến (1:
15). Tiếp theo điều chỉnh pH (2 – 6) và sau đó cho vào lò vi sóng công suất 450 W,
thời gian 5 – 7 phút (chú ý giữ nhiệt độ không quá 70
o
C). Đem ra để nguội đến nhiệt
độ phòng, lọc và cô quay, thu được 50 ml dòch chiết. Bảo quản ở nhiệt độ 4
o
C. Hiệu
suất lượng cao trên lá cây tươi là 82,6 % trong 6 phút.
- Phương pháp cổ điển (đun nóng): tiến hành tương tự như phương pháp vi
sóng nhưng thời gian đun 180 phút. Hiệu suất lượng cao trên lá tươi là 62,1 %
trong 180 phút.
 Nghiên cứu công nghệ sản xuất polyphenol từ chè xanh Việt Nam của
Viện Công nghệ thực phẩm
[28]
.

20
1.5 Hoạt tính sinh học của cây chè
1.5.1 Theo kinh nghiệm dân gian
[74]

Chè là thức uống, caffein có trong chè là chất có khả năng kích thích hệ
thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng
cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc. Tanin
trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương
hàn. Nước chè đặc biệt là chè xanh chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy

máu dạ dày.
1.5.2 Nghiên cứu về dược tính trên thế giới
- E. K. Mgaloblisvili và Weisburger
[39]
đã xác đònh ảnh hưởng của nước chè
xanh tới chức năng của hệ thống tim mạch, chức năng hô hấp, hệ thống điều tiết máu.
- Các nhà khoa học Nhật Bản
[74]
chứng minh chè có tác dụng chống được
chất đồng vò phóng xạ Stronti (Sr) 90.
- Theo Hisrota Fujiiki
[37]
, ở Nhật, chè xanh được xem như một loại thức
uống do trong chè có hàm lượng epigallocatechin gallate (EGCg) cao, có khả
năng ngăn ngừa bệnh ung thư.
- EGCg
[36]
có khả năng ngăn ngừa sự oxy hóa trong huyết thanh của người.
- EGCg
[41]
trong lá chè xanh có khả năng ngăn ngừa dấu hiệu Wnt trong quá
trình xâm lấn của tế bào ung thư vú.
1.5.3 Nghiên cứu về dược tính ở Việt Nam
- Đề tài nghiên cứu của Phạm Thiện Ngọc
[25]
nhằm chiết xuất polyphenol từ
lá chè xanh Việt Nam, đánh giá tác dụng của bột polyphenol trên sự rối loạn
chuyển hóa lipid ở thỏ đã cho uống cholesterol và trên trạng thái chống oxy hóa
ở thỏ bò chiếu xạ.

×