Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

NGHIÊN cứu PHẪU THUẬT bắc cầu ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN BỆNH NHÂN có PHÂN SUẤT TỐNG máu THẤT TRÁI GIẢM (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.78 KB, 49 trang )

1
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua bốn thập niên, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là một trong
những phẫu thuật được xem là thành tựu lớn của nền y học. phẫu thuật bắc
cầu động mạch vành cho phép điều trị dứt điểm các cơn đau thắt ngực, cải
thiện khả năng gắng sức và kéo dài tuổi thọ của nhiều người bệnh mạch vành
do xơ vữa động mạch . Cùng với sự hiểu biết và cải tiến không ngừng về kỹ
thuật và dụng cụ, để khẳng định chỗ đứng vững chắc trong điều trị chung về
bệnh mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành cần đạt kết quả phẫu
thuật tốt hơn, tỉ lệ tử vong và biến chứng thấp hơn, thời gian nằm viện ngắn
hơn, chi phí ít tốn kém hơn. Đặc biệt phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên
những bệnh nhân có phân suất tống máu thấp ≤ 40%.
Hiện nay, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành đã được thực hiện ở một
số bệnh viện trung ương và cũng đã có những công trình nghiên cứu về kết
quả phẫu thuật này . Tuy nhiên, hiện tại chưa có công trình nghiên cứu
nào đánh giá kết quả phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên bệnh nhân có
phân suất tống máu thất trái giảm, mà hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều
nhấn mạnh rằng đây chính là yếu tố gây tử vong hàng đầu trong phẫu thuật.
Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
trên những bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm, chúng tiến hành
đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên
bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố tiên lượng
và chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trên bệnh nhân có phân suất
tống máu thất trái giảm.
2. Đánh giá kết quả sớm trên bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch
vành với phân suất tống máu thất trái giảm.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.4. PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH
1.4.3. Chỉ định phẫu thuật bắc cầu mạch vành trên bệnh nhân có phân
suất tống máu thất trái giảm : (phụ lục 1):
Nhóm I:
- Hẹp thân chung có ý nghĩa (MCC: B)
- Tương đương hẹp thân chung: Hẹp có ý nghĩa (≥ 70%) đoạn gần ĐM xuống
trước trái và đoạn gần ĐM mũ (MCC: B)
- Tổn thương hẹp 2 hoặc 3 nhánh mạch vành với hẹp đoạn gần của ĐM xuống
trước trái (MCC: B)
Nhóm IIa:
- Tái tưới máu cho vùng cơ tim còn sống không co bóp có ý nghĩa (MCC: B)
Nhóm III:
- Không có bằng chứng thiếu máu cơ tim cục bộ từng lúc và không có bằng
chứng tái tưới máu cơ tim còn sống có ý nghĩa (MCC: B)
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG
MẠCH VÀNH CÓ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI GIẢM
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
1.6.1.1.Các biện pháp được thực hiện PTBCĐMV trên bệnh nhân có phân
suất tống máu thất trái giảm:
Do việc suy giảm chức năng thất trái là nguyên nhân lớn nhất của thất
bại trong PTBCĐMV , nhiều kỹ thuật được áp dụng nhằm tối ưu hóa việc bảo
vệ cơ tim , hồi phục tế bào cơ tim sau nhồi máu:
+ Sử dụng BĐXNĐMC: Là phương tiện hỗ trợ khi suy thất trái,
BĐXNĐMC giúp cải thiện tưới máu mạch vành tuy nhiên việc hỗ trợ bằng
BĐXNĐMC cũng phải đúng thời điểm [87] [106], các tác giả nhận xét việc
3
đặt BĐXNĐMC từ khu chăm sóc đặc biệt (ICU) đã giảm đáng kể thời gian
hồi sức và tỷ lệ tử vong sau mổ.
+ Bảo vệ cơ tim: các biện pháp liệt tim được sử dụng trong nhiều cách
nhằm đưa dung dịch liệt tim và các dưỡng chất đến tế bào cơ tim, đặc biệt là

tế bào cơ tim bị thiếu máu [131], các kỹ thuật liệt tim được áp dụng như: liệt
tim thuận dòng ( anterograde) qua gốc ÐMC , ngược dòng ( retrograde) qua
xoang TM vành, liệt tim chọn lọc ( selective) qua cầu nối (graft). Ở bệnh nhân
hẹp nặng thân chung hoặc 3 nhánh kỹ thuật liệt tim ngược dòng và liệt tim
chọn lọc giúp đưa dung dịch liệt tim đến tế bào cơ tim hiệu quả hơn. Thời
gian của 1 lần liệt tim nên từ 10-20 phút, phụ thuộc vào các thao tác tìm ĐMV
đích, bộc lộ, kỹ thuật khâu nối Do vậy cải thiện kỹ năng khâu nối mạch máu
giúp giảm đáng kể thời gian giữa 2 lần liệt tim.
+ Tái tưới máu cơ tim : Hầu như tất cả các tác giả đều thống nhất rằng
việc tái tưới máu qua phẫu thuật bắc cầu là biện pháp tốt nhất giúp cải thiện
tưới máu vành đặc biệt trên nhóm bệnh nhân hẹp nặng thân chung ĐMV, hẹp
nặng nhiều nhánh, hẹp lan tỏa và bệnh nhân ĐTĐ . Các cầu nối chủ vành
được thực hiện ở tất cả các nhánh ĐMV chính trên 2 mm bị hẹp có ý nghĩa,
các miệng nối phải đủ rộng và trên nền ĐMV đích với thành mạch còn tốt
không bị vôi hóa [27] [60]. Các cầu nối ĐM được sử dung tối đa để đảm bảo
hiệu quả lâu dài .
+ Sự kết hợp chặt chẽ của cả ê - kíp nội khoa, ngoại khoa, gây mê hồi
sức và tim phổi nhân tạo dưới một qui trình chung , hoàn chỉnh là yếu tố giúp
phẫu thuật thành công [87] [93].
1.6.1.2. Kết quả PTBCĐMV của cục thống kê Mỹ :
Topkara và Cs tổng kết dữ liệu 55.515 bệnh nhân được PTBCĐMV với:
- Nhóm EF≤ 40% chiếm 35,5% : (EF≤ 20% chiếm 4,4%, EF: 21% - 30%
chiếm 10,4%, EF: 31% - 40% chiếm 20,5%).
- Nhóm EF>40% chiếm 64,7% .
4
Bảng 1.3. Đặc điểm của bệnh nhân trước PTBCĐMV
Biến số
EF≤20% 21%-30% 31%-40% EF≤40% EF>40%
Tuổi trung bình 66.2 66.9 66.7 66.7 65.6
Giới nữ 21.8% 25.9% 27.4% 26.1% 30.1%

BMI 27.0 27.8 28.1 27.8 28.3
ĐTĐ 40.7% 40.3% 34.0% 37.1% 27.3%
THA 69.4% 72.1% 72.5% 72.3% 72.9%
COPD 21.6% 20.5% 16.7% 18.4% 14.6%
Suy thận 5.0% 4.3% 3.1% 3.6% 1.4%
Suy thận đang chạy
TNT
2.2% 2.2% 1.4% 1.8% 0.9%
Suy gan 0.4% 0.1% 0.1% 0.14% 0.1%
Đặt IABP 23.1% 12.0% 6.5% 10.1% 3.6%
Hút thuốc 18.4% 17.3% 16.6% 7.8% 15.3%
CSS
I
II
II
IV
6.5%
5.0%
31.7%
56.8%
6.1%
6.5%
35.4%
52.0%
6.5%
7.7%
39.3%
46.5%
6.3%
7.0%

37.2%
49.5%
6.5%
11.2%
42.8%
39.5%
MNCT
<6h
6-23h
>24h
2.8%
1.6%
78.6%
1.5%
1.5%
77.7%
1.0%
1.1%
68.6%
1.4%
1.3%
72.5%
0.5%
0.6%
43.7%
Suy tim trước đó 23.8% 18.3% 10.1% 14.2% 4.6%
Bệnh ĐM cảnh 15.3% 15.3% 14.8% 15.0% 14.1%
Tác giả đánh giá tỷ lệ tử vong phụ thuộc rất nhiều vào phân suất tống máu của
thất trái:
+ Tử vong chung 2,2% cho PTBCĐMV đơn thuần.

+ Tử vong ở nhóm EF > 40% là 1,4%.
+ Tử vong ở nhóm: EF ≤ 40% là 3,5%. EF: 31%-40% là 2,7%.
EF: 21%-30% là 4,1%. EF≤ 20% là 6,5%.
5
Những biến chứng lớn xảy ra nhiều hơn ở nhóm PTBCĐMV có chức
năng thất trái kém, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0.001
Ưu điểm: cỡ mẫu lớn, có tính đại diện cao, đề cập rất kỹ đến nhóm
bệnh nhân PTBCĐMV có chức năng thất trái kém.
Hạn chế của nghiên cứu là không đề cập đến chất lượng cuộc sống, cải
thiện chức năng thất trái, cải thiện NYHA sau PTBCĐMV.
1.6.1.2. Một số kết quả của các nghiên cứu khác
- Chất lượng cuộc sống sau mổ:
+ Whinney tổng kết trên 1973 bệnh nhân được PTBCĐMV, thấy sau 6 tháng
chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật thay đổi tốt hơn rõ rệt so với trước khi
phẫu thuật.
+ Willis cũng cho kết quả tương tự.
+ So sánh chi phí và chất lượng cuộc sống cho điều trị sau can thiệp của phẫu
thuật và đặt stent William nhận thấy sau 3 năm chất lượng cuộc sống của
nhóm bệnh nhân PTBCĐMV tốt hơn nhóm đặt stent. Về chi phí cho điều trị
sau can thiệp thì với phẫu thuật chi phí thấp hơn đặc biệt ở những trường hợp
tổn thương nhiều nhánh.
- So sánh kết quả của PTBCĐMV với điều trị nội khoa đơn thuần và đặt stent
kim loại đơn thuần. Tác giả Hendrick đã tổng kết kết quả nghiên cứu của
nhiều trung tâm nhận thấy rằng:
+ Sau 1 năm tỉ lệ tử vong của nhóm điều trị bằng thuốc đơn thuần là 1,5%,
nhóm đặt stent là 4,5% và nhóm PTBCĐMV là 4%.
+ Tỉ lệ biến chứng nhồi máu cơ tim ở nhóm đặt stent là 8,3% nhóm
PTBCĐMV là 2% và nhóm điều trị thuốc đơn thuần là 5%.
+ Tỉ lệ sống sau 5 năm của PTBCĐMV là 93%, điều trị bằng thuốc 83% và
đặt stent 76%.

+ Tỉ lệ hết triệu chứng đau ngực của nhóm phẫu thuật là 65% , đặt stent 55%
và nhóm điều trị thuốc đơn thuần là 36%.
6
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Tác giả Nguyễn Hoàng Định nghiên cứu 455 bệnh nhân PTBCĐMV
với tỉ lệ tử vong 4,5%.
Bảng 1.6: Tỉ lệ các biến chứng sau mổ
Biến chứng Số lượng:
455
Tỷ lệ %
Mổ lại 25 6,0
Chảy máu 22 4,9
Kết hợp xương ức 2 0,4
Chèn ép tim cấp 3 0,7
NMCT sau mổ 26 5,7
Ngưng tim sau mổ 10 2,2
Rung nhĩ thoáng qua sau mổ 103 22,6
Loạn nhịp thất sau mổ 10 2,2
Suy thận cấp sau mổ 57 12,5
Điều trị nội 51 11,2
Lọc thận 6 1,3
Viêm xương ức hoặc viêm trung thất 6 1,3
Biến chứng thần kinh 36 7,9
Rối loạn nhận thức 23 5,1
Đột quỵ 6 1,3
Hôn mê 7 1,5
Suy đa cơ quan 13 2,9
Nhiễm trùng huyết sau mổ 7 1,6
Các biến chứng quan trọng như: Mổ lại 6,0%, nhồi máu cơ tim sau mổ
5,7%, ngưng tim sau mổ 2,2%, loạn nhịp thất sau mổ 2,2%, viêm xương ức

hoặc viêm trung thất 1,3%, hôn mê 1,5%, suy đa cơ quan 2,9%.
Ưu điểm: Cỡ mẫu đủ lớn để kết quả nghiên cứu có giá trị thuyết phục.
Mặc dù vậy, trong đề tài nghiên cứu này cũng như hầu hết các nghiên cứu
trong nước chưa đề cập đến đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật, các
biến cố hậu phẫu cũng như chất lượng cuộc sống sau mổ trên nhóm bệnh
nhân PTBCĐMV có phân suất tống máu thất trái giảm. Đó chính là lý do để
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trên bệnh nhân tại bệnh viện tim Tâm
Đức.
7
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên 89 bệnh nhân bệnh mạch vành có phân suất tống máu
thất trái giảm ≤ 40% được PTBCĐMV tại bệnh viện tim Tâm Đức từ tháng
03/2006 đến tháng 06/2012.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Tất cả các trường hợp bệnh nhân được PTBCĐMV có phân suất tống máu
thất trái giảm, (EF≤ 40%).
- Chỉ định phẫu thuật dựa trên hướng dẫn thực hành của Trường Môn Tim
mạch/ Hội Tim Mỹ về PTBCĐMV . Chỉ định được đưa ra bởi Hội đồng duyệt
mổ tim gồm chuyên khoa nội tim mạch và phẫu thuật tim.
+ Các chỉ định phẫu thuật bao gồm hẹp thân chung hoặc tương đương thân
chung, hẹp ba thân mạch vành, nhất là ở các bệnh nhân có giảm chức năng
thất trái hoặc ĐTĐ, bệnh nhân có thương tổn mạch vành không cho phép
nong hoặc nong thất bại.
+ Bệnh nhân với các dạng lâm sàng của cơn đau thắt ngực (đau thắt ngực ổn
định và không ổn định, nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên, nhồi máu cơ
tim có ST chênh lên), với các hoàn cảnh phẫu thuật (chương trình, bán cấp và
cấp cứu) cũng đều được đưa vào nghiên cứu.
- Các bệnh nhân PTBCĐMV có kết hợp sửa chữa các tổn thương khác kèm

theo: Sửa hoặc thay van, bệnh tim bẩm sinh người lớn cũng được đưa vào
nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các trường hợp bệnh nhân được PTBCĐMV không có chức năng phân suất
tống máu thất trái giảm.
8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu cắnt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức như sau:

- n: Số lượng cỡ mẫu
- α: Sai sót loại I, β: Sai sót loại II (tức I – β là power).
- Z
α/2
và Z
β
: Hằng số (độ lệch chuẩn).
- ES: Hệ số ảnh hưởng.
Từ công thức trên ta tính được n = 70 bệnh nhân.
2.2.4.7. Đánh giá kết quả ngắn hạn sau mổ:
- Kết quả ngắn hạn (trung bình 6 tháng) (Phụ lục 3):
+ Đánh giá tình trạng vết mổ: vùng trước ngực-xương ức, nơi lấy ĐM quay ở
cẳng tay , nơi lấy TM hiển ở cẳng chân .
+ Rối loạn cảm giác về thần kinh và tình trạng thiếu máu sau lấy mảnh ghép,
đặc biệt là thần kinh quay ở cẳng tay .
+ Cải thiện chức năng co bóp cơ tim.
+ Đánh giá thay đổi chức năng tim EF:
. Tăng: Khi EF tăng > 10% so với trước mổ.

. Giảm: Khi EF giảm < - 10% so với trước mổ.
. Không đổi: Khi EF từ + 10% đến – 10% so với trước mổ.
+ Cải thiện rối loạn vận động vùng: Mức độ có thể là vận động nghịch
thường, vô động và giảm động. Các thành cơ tim thất trái cần quan sát: vách
liên thất, thành trước-thành bên-thành sau và mỏm tim.
+ Đánh giá tình trạng đau thắt ngực và NYHA.
+ Chất lượng cuộc sống sau mổ thời điểm trung bình 6 tháng (Bảng 2.3).
9
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống (EuroQoL)
Yếu tố Điểm
Vận động
Không có vấn đề khi đi lại 1
Có khó khăn nhỏ khi đi lại 2
Không thể đi lại, cần có người giúp 3
Khả năng
tự phục vụ
Không có bất cứ khó khăn nào 1
Có vài khó khăn nhỏ khi tự phục vụ 2
Không thể tự phục vụ 3
Công việc
hàng ngày
Không có khó khăn gì khi làm công việc
hàng ngày
1
Có một vài khó khăn nhỏ 2
Không thể làm việc 3
Đau/khó
chịu
Cảm giác thỏa mái 1
Đau hoặc khó chịu nhẹ 2

Rất đau hoặc rất khó chịu 3
Lo lắng,
chán nản
Không lo lắng 1
Lo lắng vừa 2
Rất lo lắng 3
Đánh giá điểm:
+ Chất lượng cuộc sống tốt: 5-8 điểm.
+ Chất lượng cuộc sống trung bình: 9-11 điểm.
+ Chất lượng cuộc sống xấu: 12-15 điểm.
10
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng:
3.1.1.1. Tuổi (năm): Tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn = 63,71 ± 9,81 tuổi.
Tuổi trung vị là 65 tuổi, tuổi thấp nhất là 38 tuổi và tuổi cao nhất là 80 tuổi.

Biểu đồ 3.1. Phân bố tần suất và tỉ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi.
3.1.1.4. Các bệnh nội khoa và yếu tố nguy cơ kèm theo:
Bảng 3.1. Bệnh nội khoa và yếu tố nguy cơ.
Bệnh nội khoa (yếu tố nguy cơ) Số trường hợp (n) Tỉ lệ (%)
THA
76 85,4
Rối loạn Lipid máu 66 74,2
Bệnh mạch máu ngoại biên 2 2,2
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 3 3,4
Bệnh thận mạn 3 3,4
Tiền sử nhồi máu cơ tim 53 59,6
Tiền sử tai biến mạch máu não 10 11,2

Tiền sử đặt Stent 5 5,56
Hút thuốc lá 37 41,6
Béo phì 17 19,1
Nhận xét:
+ THA là yếu tố nội khoa nổi bật nhất chiếm 76 trường hợp (85,4%).
+ Tiền sử nhồi máu cơ tim chiếm hơn 50% trường hợp.
3.1.1.5. Phân độ suy tim theo NYHA:
11

Biểu đồ 3.4. Phân độ theo NYHA.
Nhận xét: Các bệnh nhân đa số có NYHA độ II và độ III trước phẫu thuật
3.1.2.2. Siêu âm tim:
- Phân suất tống máu:
Bảng 3.3. Phân nhóm phân suất tống máu.
Chức năng tim Số trường hợp (n) Tỉ lệ (%)
- EF ≤ 35%
- EF ≤ 30%
- EF ≤ 25%
- 35% < EF ≤ 40%
31
53
11
6
34,8
59,5
12,3
6,6
Nhận xét: EF trung bình ± ĐLC = 33,25 ± 5,65 (%). Thấp nhất 20%, cao nhất
40%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân có phân suất tống máu
thất trái ≤ 30% , chiếm 59,5%.

3.1.2.4. Bệnh mạch vành kết hợp bệnh van tim:
- Bệnh mạch vành kết hợp bệnh van tim: 15 trường hợp (16,8%):
+ Bệnh van 2 lá đơn thuần: 10 trường hợp (11,2%)
+ Bệnh van ĐMC đơn thuần: 3 trường hợp (3,3%)
+ Bệnh van tim kết hợp: 2 trường hợp (2,2%)
+ Tổn thương 2 nhánh mạch vành kèm theo bệnh van tim chiếm đa số.
12
3.3. KẾT QUẢ SỚM SAU PHẪU THUẠT
3.3.5. Tử vong:
Số trường hợp tử vong = 4 (4,5%). Tuổi trung bình ± ĐLC = 68,75 ±
6,55 tuổi. Trung vị là 69,5 tuổi, thấp nhất là 59 tuổi và cao nhất là 73 tuổi.
3.3.6. Các nguyên nhân tử vong:
Bảng 3.19. Nguyên nhân tử vong.
Nguyên nhân Số trường hợp (n) Tỉ lệ (%)
- Do tim
¾
75
- Không do tim
+ Sốc nhiễm trùng
¼
25
3.3.2. Các biến chứng khác sau phẫu thuật:
Bảng 3.15. Các biến chứng
Số trường hợp (n) Tỉ lệ (%)
Đột quị 2 2,2
Suy thận cấp
Suy thận cần lọc thận
14
5
15,7

5,6
Rung nhĩ 17 19,1
Rối loạn nhịp thất 5 5,6
Nhồi máu cơ tim cấp 3 3,3
Suy tim cung lượng thấp
Sốc tim
71
16
79,8
17,6
Nhiễm trùng trung thất
Sốc nhiễm trùng
1
3
1,1
3,3
Nhiễm trùng vết mổ
Suy hô hấp
3
10
3,3
11,1
Chảy máu 6 6,7
Nhận xét: Một bệnh nhân có thể có nhiều biến chứng cùng lúc, 52 trường hợp
(58,4%) có từ một đến nhiều biến chứng
3.3.7. Phân tích các yếu tố nguy cơ của tử vong sau phẫu thuật:
3.3.7.7. Mối liên quan giữa sử dụng BĐXNĐMC và TV sau phẫu thuật:
13
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa BĐXNĐMC và tử vong sau phẫu thuật.
Tử vong

Tổng số
Không Có
IABP
Không 77 1 78
χ² = 15,17
P = 0,000
Có 8 3 11
Tổng số 85 4 89
Nhận xét: Phân tích thống kê cho thấy liên quan có ý giữa IABP và tử vong
sau phẫu thuật với p = 0,000.
3.3.7.8. Mối liên quan giữa thời gian đặt BĐXNĐMC (trước và sau khi đến
hồi sức) và tử vong sau phẫu thuật.
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa thời gian đặt BĐXNĐMC (trước và sau khi
đến hồi sức) và tử vong sau phẫu thuật.
Tử vong
Tổng số
Không Có
BĐXNĐMC
Trước 6 0 6
χ² = 4,95
P = 0,026
Sau 2 3 5
Tổng số 8 3 11
Phân tích thống kê cho thấy liên quan có ý giữa thời gian đặt BĐXNĐMC
(trước và sau khi đến hồi sức) và tử vong sau phẫu thuật với p = 0,026.
3.3.7.9. Mối liên quan giữa sốc nhiễm trùng và tử vong sau phẫu thuật:
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa sốc nhiễm trùng và tử vong sau phẫu thuật.
Tử vong
Tổng số
Không Có

Sốc nhiễm trùng
Không 83 3 86
χ² = 6,01
P = 0,014
Có 2 1 3
Tổng số 85 4 89
3.4. KẾT QUẢ NGẮN HẠN (TRUNG BÌNH 6 THÁNG) SAU PHẪU
THUẬT
3.4.3. Thay đổi EF trước và sau mổ:
14
Bảng 3.36. Thay đổi chức năng co bóp (EF) cơ tim sau mổ so với trước mổ
Trước mổ Sau mổ p
Thay đổi EF (%) 33,08 ± 5,52 50,22 ± 13,57 0,000
Bảng 3.37. Thay đổi tần suất phân loại EF sau mổ so với trước mổ
Thay đổi EF sau mổ Tăng Không đổi Giảm
Số lượng bệnh nhân 69 (81,2%) 16 (18,8%) 0 (0%)
3.4.4. Thay đổi rối loạn vận động vùng:
Bảng 3.38: Thay đổi rối loạn vận động vùng sau mổ
Không
RLVĐV
Giảm
RLVĐV
RLVĐV
Không đổi
Số lượng bệnh nhân 20 (23,5%) 63 (74,1%) 2 (2,4%)
3.4.5. Chất lượng cuộc sống sau mổ:
Thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống sau mổ theo bảng EuroQoL
Bảng 3.39. Chất lượng cuộc sống sau mổ theo bảng EuroQoL.
Chất lượng cuộc sống Tốt Trung bình Xấu
Số lượng bệnh nhân 83 2 0

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
4.1.1. Tuổi:
15
Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thấp nhất là 38 và cao
nhất là 80 tuổi, trung bình là 63,7 ± 9,8 tuổi. Nhóm bệnh nhân có tuổi trên 60
chiếm tỉ lệ 56,1%.
Nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp tử vong tuổi ≥70, 1 trường
hợp phẫu thuật cấp cứu, 3 trường hợp có phân suất tống máu trước phẫu thuật
giảm nặng (EF ≤ 35%), 1 trường hợp tử vong do biến chứng sau phẫu thuật và
hầu hết đều có kèm theo bệnh lý mạn tính. Như vậy, theo y văn mặc dù tuổi là
một trong những yếu tố nguy cơ dự báo tử vong nhưng tình trạng nặng trước
phẫu thuật cũng như chăm sóc hồi sức cũng góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong
sau phẫu thuật.
Ngày nay, tuổi thọ trung bình của dân số trên thế giới ngày càng tăng,
cùng sự phát triển về kỹ thuật phẫu thuật và gây mê hồi sức nên tuổi trung
bình của bệnh nhân được PTBCĐMV cũng cao hơn so với những thập niên
trước đây.
4.1.2. Giới tính:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam/nữ = 71/18 (3,9/1), nam giới
chiếm đa số 79,8% (biểu đồ 3.1)
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt về giới tính
đối với tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật, kết quả này tương tự như
nghiên cứu và Kilo J .
4.2. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG
Diễn tiến thay đổi nồng độ các men tim qua các thời điểm khác nhau sau
mổ (G0, G6, G12, G24, G48, N4 và N5) (bảng 3.11) chúng tôi nhận thấy có 3
vấn đề lớn:
- Nồng độ đỉnh cao nhất của CK-MB xảy ra sớm hơn, vào G0 tương ứng

khoảng 6 – 8 giờ sau kẹp ĐMC, giảm dần theo thời gian và trở về gần giá trị
bình thường vào G48 sau mổ. Riêng nồng độ đỉnh của cTnT và cTnI cao nhất
vào G6 sau mổ, tương ứng khoảng 12 – 14 giờ sau kẹp ĐMC, rồi giảm dần
16
theo thời gian nhưng vẫn duy trì cao và kéo dài cho đến ngày thứ 5 sau phẫu
thuật. Tương tự với nghiên cứu của Bertram [33 ], chúng tôi nhận thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa về nồng độ đỉnh của các men tim theo thời gian.
- Có sự kéo dài gia tăng nồng độ của cTnI và cTnT cho đến ngày thứ 5
sau mổ. Điều này cũng tương tự như nhận xét của một số nghiên cứu khác và
cũng phù hợp với động học của sự phóng thích cTnT, cTnI trong nhồi máu cơ
tim cấp. Do vậy mà việc xác định nồng độ đỉnh của cTnI, cTnT vào giờ thứ
20 đến giờ thứ 24 sau mổ mạch vành hoặc van tim là thích hợp nhất.
- Tất cả các trường hợp có men tim tăng cao (cTnT, cTnI, CK-MB) sau
mổ đều có nguyên nhân thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim cấp. Trong
nghiên cứu chúng tôi, có 1 trường hợp tử vong (1,1%) là do hậu quả của nhồi
máu cơ tim cấp sau mổ với nồng độ men tim tăng cao.
Do đó, việc định lượng men tim sau PTBCĐMV là cần thiết, giúp cho
các bác sĩ lâm sàng có thể phát hiện sớm thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim
sau mổ.
4.3. BÀN LUẬN VỀ CHỈ ĐỊNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT
PHẪU THUẬT
4.3.1. Chỉ định phẫu thuật:
Theo chỉ định phẫu thuật dựa trên Hướng dẫn thực hành của Trường
Môn Tim mạch/ Hội Tim Mỹ về PTBCĐMV [66] ở bệnh nhân có phân suất
tống máu thất trái giảm:
Nhóm I:
- Hẹp thân chung có ý nghĩa (MCC: B)
- Tương đương hẹp thân chung: Hẹp có ý nghĩa (≥ 70%) đoạn gần ĐM xuống
trước trái và đoạn gần ĐM mũ (MCC: B)
- Tổn thương hẹp 2 hoặc 3 nhánh mạch vành với hẹp đoạn gần của ĐM xuống

trước trái (MCC: B)
Trong nghiên cứu của chúng tôi có bệnh thân chung ĐMV là 41 trường
hợp chiếm 46,1%. Trong đó:
17
+ Hẹp 50%-90%: 25 trường hợp (28%)
+ Hẹp > 90%: 16 trường hợp (18%)
Bệnh 3 nhánh ĐMV hẹp có ý nghĩa chiếm 78 trường hợp (87,6%).
Những trường hợp: Bệnh 1 nhánh ĐMV: 6 trường hợp (6,7%), bệnh 2
nhánh ĐMV: 10 trường hợp (11,2%) đều là kết hợp hẹp thân chung hay hẹp
có ý nghĩa đoạn gần của ĐM xuống trước trái hoặc kết hợp bệnh lý van tim.
Bệnh mạch vành kết hợp bệnh van tim có 15 trường hợp (16,8%) ( Bệnh van
2 lá đơn thuần: 10 trường hợp (11,2%), bệnh van ĐMC đơn thuần: 3 trường
hợp (3,3%), bệnh van tim kết hợp: 2 trường hợp (2,2%) ).
Như vậy, chỉ định của nghiên cứu chúng tôi chiếm 100% là nhóm I, là
nhóm nên phẫu thuật vì có lợi cho bệnh nhân.
4.3.2. Kỹ thuật chọn cầu nối:
Trong PTBCĐMV vật liệu sử dụng làm cầu nối là các mạch máu tự thân
(ĐM, TM). Các vật liệu khác như mạch nhân tạo thậm chí cả mạch máu
nguồn gốc động vật cũng không được sử dụng do tắc sớm. Trong 2 vật liệu
ĐM và TM được sử dụng các nghiên cứu đều chỉ ra là ĐM là vật liệu làm cầu
nối tốt nhất (ĐM ngực trong, ĐM quay) ,,. Xu hướng sử dụng càng nhiều cầu
nối ĐM càng tốt.
Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng 89 lần ĐM ngực trong trái, 84
lần ĐM quay và 82 lần TM hiển.
4.3.2.4. Số lượng cầu nối, thời gian kẹp ĐMC và thời gian chạy máy tuần
hoàn ngoài cơ thể:
Về số lượng cầu nối, nghiên cứu của chúng tôi có số cầu nối trung
bình/bệnh nhân = 3,6 ± 0,7 trung vị = 4 (1–5). Nghiên cứu của Tavilla G số
cầu nối trung bình/bệnh nhân là 3,7 ± 0,7 (3–6). Nghiên cứu của Quaini E có
số cầu nối trung bình/bệnh nhân là 2,6 ± 0,8 (1–5).

Thời gian trung bình 1 cầu nối/ thời gian kẹp ĐMC là 19,1 phút.
18
Về thời gian phẫu thuật, chúng tôi có thời gian kẹp ĐMC trung bình là
69,9 ± 21,3 (39–134) phút, thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung
bình là 125,1 ± 35,8 (65–295) phút.
Nghiên cứu của Filsoufi F thời gian kẹp ĐMC trung bình là 98 ± 50
phút, thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 124 ± 40 phút.
Nghiên cứu của Hirose H thời gian kẹp ĐMC trung bình là 72,6 ± 26,9 phút,
thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 111,5 ± 35,1 phút.
Chúng tôi nhận thấy rằng hỗ trợ tuần hoàn sau mổ bằng tuần hoàn
ngoài cơ thể rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng co bóp cơ tim sau
thiếu máu, thời gian hỗ trợ trung bình sau khi tái tưới máu toàn bộ là 60 phút,
có trường hợp chúng tôi phải chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể hỗ trợ gần 5
giờ . Sử dụng cầu nối có cuống và sử dụng kỹ thuật cầu nối nối tiệp
( Sequetiel) sẽ rút ngắn thời gian kẹp ĐMC cũng như làm giảm thời gian chạy
máy tuần hoàn ngoài cơ thể vì chỉ cần thực hiện miệng nối xa ở trên tim.
4.3.3. Bóng đối xung nội ĐMC:
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn (62%) bệnh nhân được chỉ
định do hội chứng cung lượng tim thấp sau mổ. Đối với chỉ định này, chúng
tôi nhận thấy tình trạng suy tim sau mổ là một trong những bệnh cảnh chúng
tôi thường gặp sau mổ tim. Điều này cũng phù hợp với tình trạng “cơ tim
choáng váng” đã được mô tả bởi Braunwald và Kloner . Đó là tình trạng thiếu
máu cơ tim thoáng qua do hậu quả thứ phát của việc kẹp ĐMC khi mổ tim hở.
Mặc dù đã được tái tưới máu sau khi mở kẹp ĐMC và ngưng tuần hoàn ngoài
cơ thể, nhưng tình trạng rối loạn chức năng co bóp của tim phải cần đến nhiều
giờ hay nhiều ngày để được hồi phục hoàn toàn.
Kế đến là chỉ định hỗ trợ trong việc cai máy tuần hoàn ngoài cơ thể
(22%). Chỉ định này thường được áp dụng cho những trường hợp PTBCĐMV
bị rung thất, cơ tim vẫn còn bị thiếu máu, huyết động không đảm bảo để cai
máy tuần hoàn ngoài cơ thể sau khi đã xử trí tích cực bằng thuốc TCBCT, hệ

19
siêu lọc và thuốc chống loạn nhịp. Khi so sánh với các trung tâm, chúng tôi
nhận thấy chỉ định này cũng khá tương đồng với các tác giả khác (nằm trong
khoảng 14,3 - 28,2%).
4.3.3.1. Thời điểm đặt BĐXNĐMC:
Tác giả Creswell, Osama và Tochiana cho rằng việc đặt bóng trước mổ
cho kết quả tốt hơn là đặt bóng trong hay sau mổ, tỷ lệ sống của những bệnh
nhân này cũng khá cao (từ 74% - 90%) ,,. Vì vậy việc chỉ định đặt
BĐXNĐMC một cách rộng rãi hơn trong giai đoạn trước mổ như dự phòng
cho những bệnh nhân PTBCĐMV có nguy cơ cao và tình trạng sốc tim cần ổn
định huyết động trước mổ. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, có 02 trường
hợp (2,2%) bị sốc tim được đặt bóng tại phòng thông tim can thiệp và tại khoa
ngoại để ổn định huyết động trước khi chuyển sang phòng mổ để phẫu thuật.
Kết quả cai được bóng vào ngày thứ 03 sau mổ và chức năng tim hồi phục
khá tốt.
4.3.3.2. Hiệu quả của BĐXNĐMC trên chức năng co bóp của tim:
Các tác giả Akyurekli, Gabauer , đã ghi nhận BĐXNĐMC giúp tăng cung
lượng tim từ 0,5 - 1 lít/phút, tức là khoảng 30% cung lượng tim của người
bình thường. Nghiên cứu của tác giả Maddoux và Pappas cũng kết luận
BĐXNĐMC có tác dụng làm tăng chức năng tâm thu thất trái. Nichols và Cs
còn chứng minh được đường cong trong biểu đồ tương quan giữa áp lực và
thể tích (Frank - Starling) lệch sang trái. Điều này cho thấy có một sự cải
thiện trong chức năng tống máu của thất trái.
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, việc theo dõi và đánh giá chức năng
tâm thu thất trái bằng siêu âm 2D là thường qui trong giai đoạn hồi sức. Phân
tích cho thấy chức năng tâm thu thất trái bắt đầu được cải thiện từ giờ thứ 72
trở đi sau khi đặt bóng. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả khác về
hiệu quả của BĐXNĐMC trong việc cải thiện chức năng co bóp của tim.
4.3.3.3 Thời gian rút BĐXNĐMC:
20

Thời gian bao lâu thì rút bệnh nhân cũng thay đổi tùy thuộc theo từng
nghiên cứu, trong khoảng 3 - 15 ngày ,,,. Đối với những bệnh nhân suy tim
nặng thì thời gian hỗ trợ bóng càng kéo dài. Trong mẫu nghiên cứu của chúng
tôi, thời gian sử dụng bóng trung bình khoảng 7 ngày mới đạt hiệu quả trong
việc hỗ trợ huyết động, lúc đó mới có thể tiến hành cai BĐXNĐMC.
4.4. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN
QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
4.4.1. Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật:
Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu
thuật là 4/89 trường hợp chiếm 4,5%.
Theo phân tích của tác giả Topkara K từ số liệu 55.515 trường hợp, tỷ
lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau PTBCĐMV là 3,6%.
4.4.2. Thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian nằm hồi sức trung bình 4,98
± 6,8 ngày, thời gian nằm viện trung bình 16,9 ± 6,8 ngày. Kết quả của chúng
tôi cũng tương đương với tác giả Hirose H có thời gian nằm hồi sức trung
bình 3,6 ± 4,2 ngày, thời gian nằm viện trung bình 18 ± 10,2 ngày. So với số
ngày nằm hồi sức trung bình của tác giả Nathoe là 1,62 ngày và số ngày nằm
viện trung bình của tác giả Al-Ruzzeh S là 8,6 ± 6,9 ngày, Ascione R 8 ngày
(6-11), Argenziano M là 10,3 ± 10,0 thì số ngày nằm hồi sức và nằm viện của
chúng tôi dài hơn. Chúng tôi nhận thấy rằng, tình trạng bệnh nhân trước phẫu
thuật: đặt BĐXNĐMC, suy tim xung huyết, phẫu thuật khẩn và cấp cứu cũng
như các biến chứng sau phẫu thuật đều làm tăng số ngày nằm hồi sức và nằm
viện. Ngoài ra, công tác chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cũng góp phần
kéo dài thời gian nằm hồi sức và nằm viện.
4.4.3. Các biến chứng sau phẫu thuật:
4.4.3.1. Các biến chứng do tim:
- Rối loạn nhịp:
21
Rối loạn nhịp dạng nhịp nhanh thường xảy ra nhất sau PTBCĐMV.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 22/89 trường hợp rối loạn nhịp sau phẫu
thuật (tỉ lệ 24,7%), trong đó 17 trường hợp (tỉ lệ 19,1%) rung nhĩ; 5 trường
hợp (tỉ lệ 5,6%) rối loạn nhịp thất gồm 3 trường hợp nhịp nhanh thất và 2
trường hợp rung thất cần phải sốc điện chuyển nhịp.
4.4.3.2. Các biến chứng không do tim:
- Chảy máu phải phẫu thuật lại:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chảy máu cần phải phẫu thuật lại có 6
trường hợp (tỉ lệ 6,7%). Trong đó 4 trường hợp chảy máu từ các mạch máu
nhỏ của xương ức, 2 trường hợp chảy máu từ mạch máu làm cầu nối.
- Đột quị:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 2 trường hợp đột quị sau phẫu
thuật, chiếm tỷ lệ 2,2%. Không trường hợp hôn mê sâu và cả 2 trường hợp
này đều cải thiện tri giác vận động dần dần về sau.
- Suy thận cấp và lọc thận sau phẫu thuật:
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 14 trường hợp bệnh nhân (tỉ lệ
15,7%) suy thận cấp sau phẫu thuật. Có 5 trường hợp (tỉ lệ 5,6%) cần phải lọc
thận, trong đó có 3 trường hợp tử vong chiếm 60%.
Trong nghiên cứu của tác giả Al-Ruzzch S tỉ lệ suy thận cấp sau phẫu
thuật là 31/199 trường hợp chiếm 15,6%. Trong một nghiên cứu đa trung tâm
với cỡ mẫu 55515 của tác giả Topkara V.K , suy thận cấp cần lọc thận sau
PTBCĐMV là 294 trường hợp (tỉ lệ 1,5%). Tác giả Filsoufi F là 7/424 trường
hợp chiếm 2%, đối với nghiên cứu của Hirose H là 0,8% (1/131). Kết quả
chúng tôi tương đương tác giả Ascione R là 5,1% (9/176). Tỷ lệ tử vong rất
cao (63%) ở những trường hợp suy thận cần phải lọc thận.
So với các nghiên cứu trên, tỉ lệ suy thận cấp cần lọc thận sau phẫu
thuật của chúng tôi khá cao. Tất cả 5 trường hợp suy thận cần phải lọc thận
đều có bệnh căn bản và bệnh kèm theo khá nặng. Có 3 trường hợp chức năng
tim trước mổ kém: 1 trường hợp EF: 20%, 1 trường hợp EF: 25% và 1 trường
22
hợp EF: 35% và có 2 trường hợp kèm theo bệnh lý van tim. Có tới 4/5 trường

hợp chỉ số Euroscore rất cao > 16, thậm chí có trường hợp tới 63. Chính vì
những lý do này lý giải một phần tình trạng suy thận cấp cần lọc thận có tỉ lệ
khá cao trong nghiên cứu của chúng tôi.
- Biến chứng nhiễm trùng vết mổ:
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp nhiễm trùng vết mổ
(chiếm tỉ lệ 2,1%), trong đó 1 trường hợp nhiễm trùng lan rộng sâu vào trung
thất (chiếm tỉ lệ 1,1%) phải phẫu thuật lại. Trong 3 trường hợp nhiễm trùng,
có 2 trường hợp có tiền căn đái tháo đường.
4.5. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG SAU PHẪU THUẬT (NGẮN HẠN)
4.5.1 Cải thiện chức năng co bóp thất trái sau PTBCĐMV:
Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật tái tới máu cơ tim trong nghiên cứu
chúng tôi sử dụng siêu âm tim màu 2D so sánh kết quả trước mổ và sau mổ
tại thởi điểm 6 tháng sau. Kết quả cho thấy sự thay đổi rõ rệt về chức năng co
bóp của thất trái sau phẫu thuật thể hiện qua:
- Thay đổi về phân suất tống máu EF:
Thời điểm 6 tháng: 50,22% ± 13,57%.
- Thay đổi về rối loạn vận động vùng:
Rối loạn vận động vùng là một dấu hiệu có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
trên siêu âm Doppler 2D, biểu hiện là các rối loạn thành trước, thành bên,
thành sau thất trái, mỏm tim, vách liên thất và thành thất phải. Mức độ có thể
là vận động nghịch thường, không vận động và giảm động. Trên siêu âm chẩn
đoán cơ tim thiếu máu cục bộ . Khi phẫu thuật tái tưới máu hiệu quả thì các
vùng rối loạn vận động sẻ cải thiện dần theo thời gian.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước mổ có 87/89 bệnh nhân có dấu
hiệu rối loạn vận động vùng chiếm 97,7%. Sau mổ có tới 20 bệnh nhân
(23,5%) hết rối loạn vận động vùng, 63 bệnh nhân giảm rối loạn vận động
23
vùng (74,1%). Như vậy, tỉ lệ cải thiện rối loạn vận động vùng sau PTBCMV
đạt được đến 97,6%.
4.5.2 Cải thiện NYHA và tình trạng đau ngực:

Cải thiện chức năng co bóp cơ tim thất trái: 50,22% ± 13,57% so với
trước mổ (33,08 % ± 5,52%) một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,000), cũng
như triệu chứng lâm sàng: mức độ suy tim theo NYHA và tình trạng đau
ngực. Kết quả này tương đồng hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về
PTBCĐMV có rối loạn chức năng thất trái.
Nghiên cứu Bouchart và một số tác giả khác cho thấy không những
cải thiện EF (từ 22,2% lên đến 33,5%) mà còn cải thiện rõ rệt tình trạng đau
ngực và mức độ suy tim theo NYHA. Sự cải thiện các rối loạn do thiếu máu
cơ tim so với trước mổ là mấu chốt của việc tái tưới máu cơ tim sau
PTBCMV .
4.5.3. Chất lượng cuộc sống:
Chất lượng cuộc sống sau PTBCĐMV trong nghiên cứu đạt kết quả tốt
gần 100%, tương đồng với các nghiên cứu khác . Phẫu thuật đã giúp bệnh
nhân hạn chế nguy cơ đột tử do nhồi máu cơ tim, hạn chế tình trạng lệ thuộc
vào thuốc đặc biệt là thuốc giãn mạch vành.
KẾT LUẬN
- Để đảm bảo kết quả PT tốt nhất cần thiết làm việc tập thể ( Team work) phối
hợp chặc chẽ giữa nội khoa , ngoại khoa, gây mê hồi sức, tim phổi nhân tạo.
- Kết quả 30 ngày sau phẫu thuật:
+ Kết quả phẫu thuật là khá tốt với tỉ lệ bệnh nhân xuất viện chiếm đến
95,5%.
+ Thời gian nằm hồi sức trung bình 5 ngày, nằm viện trung bình 17 ngày.
+ Các biến chứng sau phẫu thuật: Rối loạn nhịp thất (5,6%), nhồi máu cơ tim
(3,3%), suy tim cung lượng thấp (79,%), chảy máu phải phẫu thuật lại (6,7%),
24
đột quị (2,2%), nhiễm trùng trung thất (chiếm tỉ lệ 1,1%) , suy thận cấp cần
lọc thận (5,6%). Kết quả này tương tự các nghiên cứu khác trên thế giới, chỉ
riêng suy thận cấp cần lọc thận thì tỷ lệ cao hơn.
+ Các yếu tố liên quan đơn biến với tử vong :
. Tuổi > 70 tuổi.

. Sử dụng BĐXNĐMC trước và sau khi đến hồi sức.
. Sốc nhiễm trùng.
. Sốc tim.
. Suy thận có sử dụng thẩm phân phúc mạc.
- Kết quả ngắn hạn (trung bình khoảng 6 tháng) sau phẫu thuật:
+ Hiệu quả của phẫu thuật trên sự tái tưới máu cơ tim
. Lâm sàng: Cải thiện tình trạng gắng sức và đau ngực.
. Cận lâm sàng: Cải thiện rõ chức năng tâm thu thất trái song song với
giảm rối loạn vận động vùng.
+ Chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt chiếm gần 100%.
KIẾN NGHỊ
Cần tiếp tục nghiên cứu vai trò của các phương pháp PTBCĐMV có
chức năng phân suất tống máu thất trái giảm trên số lượng bệnh nhân lớn hơn
và có bệnh lý van tim kết hợp.

×