Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TƯƠNG QUAN GIỮA TỔN THƯƠNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.15 KB, 17 trang )

TƯƠNG QUAN GIỮA TỔN THƯƠNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀ
ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

TÓM TẮT
1. Đặt vấn đề.
Tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh và động mạch vành ở bệnh nhân tăng
huyết áp có vai trò quan trọng trong biến chứng của bệnh. Mục đích của nghiên
cứu nhằm phát hiện tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh bằng siêu âm Duplex
và tìm mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh và động
mạch vành trên bệnh nhân tăng huyết áp.
2. Phương pháp nghiên cứu.
47 bệnh nhân tăng huyết áp được khảo sát siêu âm Duplex động mạch cảnh
trước khi chụp động mạch vành xoá nền số hoá. Ghi nhận các kết quả về vị trí,
mức độ tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh và động mạch vành. Các dữ liệu
thu nhận được sẽ được tiến hành xử lý thống kê tìm mối tương quan, giá trị tiên
đoán dương với phép kiểm Chi bình phương và vai trò của siêu âm Duplex động
mạch cảnh trong tiên đoán tổn thương xơ vữa động mạch vành .

3. Kết quả.
Tổn thương xơ vữa động mạch cảnh có mối tương quan chặt với tổn thương xơ
vữa động mạch vành với giá trị tiên đoán dương khá cao 89,7%. Những bệnh nhân
tăng huyết áp có tổn thương xơ vữa động mạch cảnh có nguy cơ đã tổn thương xơ
vữa động mạch vành cao gấp 8,75 lần (p= 0,27) so với bệnh nhân tăng huyết áp
không có xơ vữa động mạch cảnh. Siêu âm Duplex động mạch cảnh có giá trị
trong tiên đoán tổn thương xơ vữa động mạch vành với diện tích dưới đường cong
ROC =0,699.
4. Kết luận.
Tổn thương xơ vữa động mạch cảnh có khả năng tiên đoán tổn thương xơ vữa
động mạch vành. Tương quan giữa xơ vữa động mạch cảnh và động mạch vành có
vai trò quan trọng trong phát hiện và điều trị phòng ngừa bệnh lý động mạch vành
trên bệnh nhân tăng huyết áp. Siêu âm Duplex động mạch cảnh nên được chỉ định


thường qui cho nhóm bệnh nhân tăng huyết áp.
CORRELATION BETWEEN ATHEROSCLEROTIC LESIONS OF
CAROTID AND CORONARY ARTERIES IN HYPERTENSIVE
PATIENTS.
SUMMARY.
1. Background.
Atherosclerotic lesions of carotid and coronary arteries in hypertensive
patients have important roles in complications of this disease. The aim of study
detect atherosclerotic lesions of carotid artery by Duplex ultrasound and find
out the correlation between atherosclerotic lesions of carotid and coronary
arteries in hypertensive patients.
2. Methods.
47 hypertensive patients were performed Duplex ultrasound of carotid artery
before coronary angiography. Data from ultrasound and angiography were
collected and analysed to find out the correlation, positive predictive value with
the Chi square test and the role of carotid Duplex ultrasound in prediction of
coronary atherosclerosis.
3. Results.
Carotid atherosclerotic lesions well correlate to the coronary atherosclerosis
with high positive predictive value of 89,7%. Hypertensive patients with carotid
atherosclerosis has the risk of coronary atherosclerosis higher than patients
without carotid atherosclerosis by 8,75. Carotid Duplex ultrasound has the high
value in prediction of coronary atherosclerosis by the area under ROC curve is
0,699.
4. Conclusions.
Carotid atherosclerosis can predict coronary atherosclerosis. The correlation
between carotid and coronary atherosclerosis has the important role of detection
and preventive management of coronary artery disease in hypertensive patients.
Duplex ultrasound of carotid artery should be indicated regularly in this
patients.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Xơ vữa động mạch là bệnh lý của hệ thống động mạch. Bệnh xuất hiện rất sớm,
tiến triển tiềm tàng dưới mức lâm sàng qua thời gian dài và chỉ biểu hiện ra lâm
sàng khi tổn thương xơ vữa gây hẹp đáng kể lòng mạch máu gây ra tổn thương cơ
quan đích. Việc chẩn đoán xơ vữa động mạch còn nhiều khó khăn, thường chần
đoán được khi xuất hiện các biến chứng của bệnh. Những biến chứng của bệnh rất
trầm trọng có thể tử vong ngay, nếu sống sót cũng để lại di chứng không hồi phục.
Bệnh lý động mạch vành là một trong những biến chứng nguy hiểm và thường gặp
nhất của bệnh. Tổn thương xơ vữa trên động mạch vành rất khó phát hiện và ít
được quan tâm đến khi chưa có biểu hiện lâm sàng. Do đó việc phát hiện sớm tổn
thương xơ vữa trên động mạch vành có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa và
điều trị bệnh lý nguy hiểm này. Mặt khác có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch có thể
làm gia tăng nhanh tiến trình xơ vữa động mạch, trong đó tăng huyết áp là một
trong những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất. Tăng huyết áp làm tăng nhanh tiến
trình xơ vữa động mạch không chỉ ở động mạch vành mà còn ở tất cả các động
mạch khác trong cơ thể như động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch đùi
v.v… Như vậy khi phát hiện tổn thương xơ vữa trên một động mạch thì cũng có
thể đã có tổn thương xơ vữa trên động mạch khác.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa
trên động mạch cảnh phát hiện bằng siêu âm Duplex ở nhóm bệnh nhân tăng huyết
áp có đau ngực với tổn thương xơ vữa trên động mạch vành bằng chụp động mạch
xoá nền số hoá.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Chúng tôi tiến hành khảo sát 47 bệnh nhân tăng huyết áp có đau ngực được
nhập khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả bệnh nhân đều được
khám lâm sàng cẩn thận và đánh giá chẩn đoán. Các dữ liệu về tuổi, giới tính, hút
thuốc lá, trị số huyết áp và tiền căn tăng huyết áp đều được ghi nhận. Sau đó các
bệnh nhân được tiến hành các xét nghiệm đường máu, bilan về mỡ trong máu, đo
điện tâm đồ. Tất cả bệnh nhân đều được siêu âm Duplex đánh giá tổn thương xơ

vữa trên hệ thống động mạch cảnh và ghi nhận các dữ liệu về vị trí tổn thương,
loại tổn thương và mức độ hẹp của tổn thương. Siêu âm Duplex động mạch cảnh
đoạn ngoài sọ được tiến hành trước khi thực hiện chụp động mạch vành xóa nền
số hoá. Ghi nhận các dữ liệu về tổn thương xơ vữa động mạch vành trên kết quả
chụp động mạch vành.
Các dữ liệu thu thập được đều được xử lý thống kê tìm mối tương quan với phép
kiểm Chi bình phương. Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Chúng
tôi sử dụng phần mềm Epi Info 2002 trong xử lý thống kê dữ liệu.
III. KẾT QUẢ.
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.

Bảng 2. Mức đđộ tổn thương xơ vữađđộng mạch cảnh trên siêu âm Duplex.

Đặc điểm Nhóm nghiên cứu Nam Nữ
Tuổi
63,7  10,988 60,59 11,6283 70,3  5,3333
Giới 32/47 (68,1%) 15/47 (31,9%)
Thuốc lá 28/47 (59,57%) 28/32 (87,5%) 0/15 (0%)
Rối loạn mỡ máu 43/45 (95,6%) 28/30 (93,3%) 15/15 (100%)
Mức độ hẹp (%) Số trường hợp Phần trăm Phần trăm tích lũy
0 8 17.0% 17.0%
25 32 68.1% 85.1%
30 3 6.4% 91.5%
50 2 4.3% 95.7%
75 1 2.1% 97.9%
90 1 2.1% 100.0%
Tổng cộng 47 100.0% 100.0%




Bảng 3. Tổn thương động mạch vành trên chụp động mạch xoá nền số hoá.

Mức độ hẹp (% ) Số trường hợp Phần trăm
0 8 17.0%
25 1 2.1%
30 1 2.1%
40 1 2.1%
50 3 6.4%
60 1 2.1%
70 2 4.3%
80 8 17.0%

Hình 1. Tỉ lệ tổn thương xơ
vữa trên động mạch vành

Bảng 4. Kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh có đối chiếu với kết quả chụp
động mạch vành.

90 8 17.0%
95 7 14.9%
100 7 14.9%
Tổng cộng 47 100.0%
Tổn thương động mạch vành
Tổn thương đ
ộng mạch
Có Không Tổng cộng
Có t
ổn
thươn
g


83%






Tỉ số chênh
8.7500
(1.5521 - 49.3281)

Tỉ số nguy cơ (RR)
4.8750
(1.5306 - 15.5274 )

Phép kiểm Chi bình phương

( Hiệu chỉnh Yates)
4.8766

P= 0.0272236815


Hình 2. Đường cong ROC biểu diễn kết quả siêu âm Duplex động mạch cảnh.
cảnh
Không 4 4 8
Có 4 35 39
Tổng cộng
8 39 47

ROC Curve
Diagonal segments are produced by ties.
1 - Specificity
1.00.75.50.250.00
Sensitivity
1.00
.75
.50
.25
0.00

Giá trị tiên đoán dương = 89,7%
Độ nhạy = 89,7%
Nguy cơ tương đối = 1,795
Bảng 5. Tương quan giữa mức độ nặng của tổn thương xơ vữa trên động mạch
cảnh và động mạch vành.

H
ẹp động
mạch cảnh
Hẹp đ
ộng
mạch vành

Diện tích dưới đường cong = 0,699
Kendall's tau_b

H
ẹp động mạch
cảnh

Hệ số tương quan 1.000 0.414
P . 0.001
Số trường hợp 47 47
Spearman's rho

H
ẹp động mạch
cảnh
Hệ số tương quan 1.000
0.485
P .
0.001
Số trường hợp 47 47

IV. BÀN LUẬN.
1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu.
Chúng tôi khảo sát được 47 trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp có đau ngực với
tuổi trung bình là 63 tuổi, tỉ lệ nam: nữ = 2,13. Trong số đó có 59,57% trường hợp
hút thuốc lá và 95,6% trường hợp có rối loạn mỡ trong máu. Như vậy dân số
nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi khá cao và tỉ lệ rối loạn mỡ máu cao.
2. Tổn thương xơ vữa động mạch cảnh và động mạch vành.
Theo bảng 2, chúng tôi có 8 trường hợp không phát hiện có tổn thương xơ vữa
trên siêu âm chiếm tỉ lệ 17%. Phần lớn trong nhóm có tổn thương xơ vữa trên
động mạch cảnh có mức tổn thương gây hẹp 25% đường kính lòng mạch, các mức
độ hẹp nặng của tổn thương chỉ xuất hiện ít trong khảo sát của chúng tôi. Trong
khi đó mức độ nặng của tổn thương xơ vữa động mạch vành tập trung nhiều vào
nhóm bệnh nhân có tổn thương gây hẹp ≥ 70% đường kính lòng mạch chiếm 82%
các trường hợp có tổn thương. Như vậy những bệnh nhân tăng huyết áp có biểu
hiện đau thắt ngực có thể đã có tổn thương xơ vữa nặng trên động mạch vành.
3. Mối tương quan giữa tổn thương xơ vữa động mạch cảnh và động mạch vành.

Theo kết quả bảng 4 và hình 2 chúng tôi thấy rằng khi có tổn thương xơ vữa trên
động mạch cảnh phát hiện bằng siêu âm ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có đau
ngực thì khả năng xuất hiện tổn thương xơ vữa trên động mạch vành tăng gấp 8,75
lần so với bệnh nhân không có tổn thương xơ vữa trên động mạch cảnh ( p =
0.027). Tỉ số chênh này rất cao và cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả
Nobukazu Ishizaka khi nhận thấy tỉ số chênh xuất hiện cao nhất ở nhóm bệnh nhân
tăng huyết áp (5). Như vậy, tổn thương xơ vữa động mạch cảnh và động mạch
vành có mối tương quan chặc với nhau trên bệnh nhân tăng huyết áp, khi bệnh
nhân có tổn thương xơ vữa động mạch cảnh thì có thể dự đoán được bệnh nhân
cũng đã có xơ vữa động mạch vành với tỉ lệ tiên đoán dương là 89,7% và hệ số
tương quan Spearman giữa 2 tổn thương xơ vữa trên động mạch vành và động
mạch cảnh là 0,485 có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Kết quả tổn thương xơ vữa
động mạch cảnh phát hiện bằng siêu âm cũng có độ nhạy khá cao trong chẩn đoán
tổn thương xơ vữa động mạch vành và đủ độ tin cậy trong dự đoán có xơ vữa động
mạch vành với diện tích dưới đường cong ROC là 0,699.
Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp và là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý động
mạch vành và bệnh lý mạch máu não. Những biến chứng nguy hiểm này rất khó
phát hiện sớm và khi xãy ra thường đe doạ tính mạng người bệnh hay để lại di
chứng không hồi phục. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng tổn thương xơ
vữa trên động mạch cảnh và động mạch vành có mối tương quan với nhau (1), xơ
vữa động mạch cảnh có thể trở thành yếu tố nguy cơ và cũng là yếu tố tiên đoán
cho bệnh lý động mạch vành (3)(4). Như vậy việc tầm soát tổn thương xơ vữa trên
động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp là rất cần thiết và cần phải được quan
tâm đúng mức không chỉ để chẩn đoán sớm và có kế hoạch điều trị phòng ngừa
cho bệnh lý mạch máu não mà còn là một trong những yếu tố quan trọng trong tiên
đoán và đề ra kế hoạch điều trị sớm cho bệnh lý động mạch vành ở nhóm bệnh
nhân có nguy cơ này. Siêu âm Duplex trong khảo sát động mạch cảnh là một xét
nghiệm dễ thực hiện, không gây chãy máu, có thể thực hiện nhiều lần, có độ nhạy
và độ tin cậy cao hoàn toàn có thể áp dụng được trên thực tế lâm sàng trong tầm
soát tổn thương xơ vữa động mạch (6).

V. KẾT LUẬN.
Mối tương quan chặc giữa tổn thương xơ vữa động mạch cảnh và động mạch
vành đã mở ra một hướng mới trong chẩn đoán sớm và đánh giá tổn thương xơ
vữa trên hệ thống động mạch. Việc tầm soát tổn thương xơ vữa động mạch cảnh
bằng siêu âm Duplex không chỉ là xét nghiệm giúp tầm soát bệnh của hệ thống
động mạch cảnh mà còn là xét nghiệm giúp tầm soát cho bệnh lý xơ vữa động
mạch nói chung và là yếu tố tiên đoán cho tổn thương xơ vữa trên động mạch vành
nói riêng (2). Mối tương quan giữa 2 tổn thương xơ vữa của 2 hệ thống động mạch
quan trọng này còn góp phần vào khả năng chẩn đoán sớm các biến chứng có thể
xãy ra có thể làm giãm đi những biến chứng đe doạ tính mạng ở bệnh nhân tăng
huyết áp trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Damiano B, PhD. Carotid Artery Intima-Media Thickness Measured by
Ultrasonography in Normal Clinical Practice Correlates Well With
Atherosclerosis Risk Factors. Stroke.2000;31:2426-2430.
2. Held C. , Hjemdahl P. Prognostic implications of intima-media thickness
and plaques in the carotid and femoral arteries in patients with stable angina
pectoris. European Heart Journal (2001) 22, 62–72
3. Ioannis K, MD, FESC. Carotid Artery Disease as a Marker for the presence
of Severe Coronary Artery Disease in Patients Evaluated for Chest Pain.
Stroke. 1999;30:1002-1007.
4. Jacek N, MD, PhD. Potential of Carotid Ultrasonography in the Diagnosis
of Coronary Artery Disease A Comparison With Exercise Test and
Variance ECG. Stroke. 1998;29:439-446.
5. Nobukazu I, Yuko I. Hypertension Is the Most Common Component of
Metabolic Syndrome and the Greatest Contributor to Carotid
Arteriosclerosis in Apparently Healthy Japanese Individuals. Hypertens Res
2005; 28: 27–34.
6. Roman S. Ultrasonographic assessment of the morphological characteristics
of the carotid plaque. SWISS MED WKLY 2005;135:635–643.

7. Ta-Chen Su, MD; Jiann-Shing Jeng, MD. Hypertension Status Is the Major
Determinant of Carotid Atherosclerosis A Community-Based Study in
Taiwan. Stroke. 2001;32:2265-2271.


ThS. BS. Đinh Hiếu Nhân.
Giảng viên Bộ môn Nội – Đại Học Y Dược TPHCM.

×