Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố hải phòng đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.39 KB, 11 trang )

Quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng
đến năm 2025


Phan Trần Bách


Viện Công nghệ thông tin. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Công nghệ thông tin: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Đoàn
Năm bảo vệ: 2013
88 tr .

Abstract. Nghiên cứu cơ bản về chiến lược và các chính sách phát triển Công nghệ
thông tin (CNTT) của Bộ Thông tin & Truyền thông. Khảo sát và đánh giá tổng quan
được hiện trạng công nghệ thông tin Thành phố Hải Phòng. Giới thiệu các phương án
phát triển CNTT cho Thành phố Hải Phòng. Xây dựng được các danh mục dự án phát
triển và khái toán sơ bộ. Đề xuất được các giải pháp phát triển và tổ chức thực hiện.
Keywords.Quản lý hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Hải Phòng
Content.
CHƢƠNG 1. CỞ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Công nghệ thông tin ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp
phần vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi cơ bản cách quản
lý, học tập, làm việc của con người. Rất nhiều quốc gia đã xác định phát triển công
nghệ Thông tin và Truyền thông là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, trong thời gian qua, Chính
Phủ đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư đáng kể cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin trong đời sống kinh tế xã hội.


Thời gian qua, thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, từng bước nâng cao hiệu
quả hoạt động của các cơ quan Đảng và bộ máy quản lý hành chính Nhà nước; góp
phần nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên
địa bàn thành phố; nhận thức của nhân dân trong việc ứng dụng các thành tựu của công
nghệ Thông tin và Truyền thông được nâng lên đáng kể.
So với cả nước, thành phố Hải Phòng đã đạt được một số kết quả tốt. Tuy nhiên, việc
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu,
chưa tự khẳng định được vị trí mũi nhọn, phương tiện "đi tắt đón đầu" phục vụ đắc lực
cho công cuộc đổi mới và phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của thành
phố.
Trong Quyết định số 15/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007 của Bộ Bưu chính viễn
thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ Thông tin và Truyền thông
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, quy định
rõ “Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ xây dựng( hoặc điều chỉnh, bổ sung) quy hoạch phát triển viễn
thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định hướng quy hoạch
này; đưa các nội dung triển khai quy hoạch này vào kế hoạch hàng năm, 5 năm”.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành nhiều văn bản
mới về chiến lược, chương trình, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT, đặc biệt ngày
22/9/2010, Chính phủ đã có Quyết định số 1775/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa Việt
Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin - truyền thông”. Để có cơ sở
xây dựng các kế hoạch và chủ động thực hiện hàng năm và 5 năm phù hợp với chiến
lược, chính sách của Quốc gia, Hải Phòng cần có Quy hoạch ứng dụng và phát triển
Công nghệ thông tin đến năm 2020.
Quy hoạch sẽ phân tích thực trạng, xu thế phát triển công nghệ thông tin, lợi thế và hạn
chế của thành phố trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong phát
triển kinh tế xã hội. Từ đó đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và
giải pháp phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố đến năm 2020.
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

2.1. Cơ sở xây dựng
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhận định: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều
biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có
vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá
kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia vừa có mặt
tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh”.
Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày
17/8/2011 về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch phát triển Bưu chính, viễn thông thành
phố Hải Phòng đến năm 2020"
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 271/2010/QĐ-TTg ngày 27/11/2011 phê
duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Hải Phòng đến năm 2020”;
Ban Thường vụ Thành uỷ đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/3/2010
về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của
bộ máy Nhà nước;
Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng số 98-TB/TU ngày
21/11/2007 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện giai
đoạn 2006-2010;
Công nghệ thông tin tại Hải Phòng những năm gần đây đã có những bước tiến rõ rệt.
Về cải cách hành chính, tại các quận, huyện đang đẩy mạnh xây dựng dịch vụ công
một cửa. Đặc biệt, Hải Phòng được đánh giá là thành phố có nhiều tiềm năng trong
việc phát triển công nghiệp phần mềm. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của thành
phố ở mức độ khá, thành phố có vị trí địa lý gần với Hà Nội là trung tâm công nghệ
thông tin lớn của cả nước. Thành phố đã thành lập Trung tâm phần mềm có nhiệm vụ
thực hiện đào tạo lập trình viên theo tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức hợp tác sản xuất gia
công sản phẩm phần mềm, hỗ trợ và nuôi dưỡng các doanh nghiệp sản xuất, thực hiện
các dịch vụ thông tin và Internet Đây sẽ là tiền đề cho phát triển công nghiệp phần
mềm của thành phố.
Một số khu công nghiệp của thành phố đã và đang đi vào hoạt động trong đó đặc biệt

tập trung cho đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
2.2. Căn cứ pháp lý
2.2.1. Các văn bản của Trung ƣơng
 Luật Giao dịch điện tử của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
 Quyết định 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Chiến lược phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;
 Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020;
 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ "Về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội";
 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số;
 Chỉ thị số 07/ CT-BBCVT ngày 07/7/ 2007 của Bộ Bưu chính, Viễn thông
Về Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền
thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (gọi tắt là “Chiến lược Cất cánh”)
 Quyết định số 15/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ
Bưu chính, Viễn thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ
Thông tin và Truyền thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020;
 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, về Ứng
dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;
 Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt
Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
 Chỉ thị số 05/2008/CT-BTTTT ngày 8/7/2008 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam;

 Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ
IV ngày 13/11/2008;
 Luật Công nghệ thông tin (luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
29/6/2006);
 Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 3/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về Ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần
mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”
 Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về Quản lý đầu tư ứng
dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
 Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng chính phủ
về việc Phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2009-2010;
 Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ
thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
 Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia
đến năm 2020;
 Quyết định số 1073/2010/QĐ-TTg ngày 12/07/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai
đoạn 2011-2015;
 Quyết định số 1605/2010/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;
 Quyết định số 1755/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về
công nghệ thông tin và truyền thông;
2.2.2. Các văn bản của Thành phố
 Quyết định số 1567/QĐ-TTG ngày 31/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày
05 tháng 8 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2008-2015 do thủ tướng chính phủ ban hành.
 Nghị Quyết số 04/2008/NQ-HĐND ngày 18-4-2008 về một số chủ trương,
giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội
nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố đến năm 2010, 2020.
 Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
 Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 2/72009 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hải Phòng về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai các chương trình
phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng 2009-
2012.
 Quyết định số 1185/QĐ-UBND ngày 24/6/2009 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước 2009-2010.
3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Nghiên cứu để xây dựng quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành
phố Hải Phòng đến năm 2020 sử dụng các phương pháp sau:
3.1. Phƣơng pháp tiếp cận
Mô hình Công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay được đặc trưng bởi bốn thành phần
cơ bản:
 Ứng dụng công nghệ thông tin.
 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
 Nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
 Công nghiệp công nghệ thông tin.
Bốn thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau và tạo nên sức mạnh
công nghệ thông tin của quốc gia.
Công nghệ thông tin được phát triển và thúc đẩy bởi ba chủ thể quan trọng là Chính
phủ, doanh nghiệp và người sử dụng, trong đó:

 Chính phủ đóng vai trò tạo môi trường pháp lý, thể chế, chính sách, tổ chức,
quản lý, điều phối, đào tạo, hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho công nghệ
thông tin phát triển.
 Các doanh nghiệp công nghệ thông tin tham gia đầu tư, cung cấp sản phẩm,
dịch vụ, phát triển thị trường và cùng tham gia với Chính phủ trong các hoạt
động đào tạo, phổ biến kiến thức, kỹ thuật, công nghệ xây dựng và thực hiện
chính sách phát triển công nghệ thông tin.
 Người sử dụng là các tổ chức, nhân dân, cán bộ nhà nước – với tư cách là đơn
vị, cá nhân sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin. Người sử
dụng gián tiếp đầu tư vào công nghệ thông tin thông qua thị trường và cùng với
các doanh nghiệp, tham gia cùng với Chính phủ trong hoạt động xây dựng và
thực hiện các chính sách phát triển công nghệ thông tin.
Ba chủ thể này luôn gắn bó, phối hợp chặt chẽ với nhau, có quan hệ hữu cơ trong môi
trường phát triển thống nhất bao gồm: hệ thống pháp lý, chính sách về công nghệ
thông tin, môi trường đầu tư cho công nghệ thông tin và thị trường công nghệ thông
tin.
Mô hình “Bốn thành phần – ba chủ thể” của công nghệ thông tin Việt Nam đã được Bộ
Thông tin Truyền thông sử dụng làm cơ sở để xây dựng Chiến lược phát triển công
nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.
Mô hình công nghệ thông tin Việt Nam nói trên cũng được sử dụng làm cơ sở để xây
dựng Quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến
năm 2020. Trong đó, khái niệm “Chính phủ” bao gồm các cơ quan chính quyền cấp
tỉnh/thành phố, huyện, xã trong tỉnh/thành phố.
Hình 1.1 Mô hình “Bốn thành phần, ba chủ thể”

3.2. ISP và BPR
ISP (Information Strategy Planning): Các dự án lớn trong nội dung quy hoạch phát
triển công nghệ thông tin cần đảm bảo nguyên tắc phải hoạch định chiến lược thông tin
trước khi lên phương án và phối hợp thực hiện nhằm mục đích đạt hiệu quả phát triển
cao nhất, không chồng chéo trong quy trình quản lý và thực hiện.

BPR (Business Process Re-engineering): cần Xác định rõ mục tiêu quy hoạch; Khảo
sát sâu các quy trình nghiệp vụ, quản lý điều hành, trao đổi thông tin của các chủ thể
trong mô hình trên; Hiểu rõ đường lối chủ trương phát triển ngành của địa phương và
cả nước; Nắm được xu hướng phát triển CNTT để xây dựng những phương án, kế
hoạch phát triển phù hợp nhất và có tính khả thi cao.
3.3. Một số phƣơng pháp thu thập thông tin
-Phƣơng pháp điều tra mẫu
Thu thập số liệu thông qua điều tra mẫu:
Thu thập các báo cáo về ứng dụng công nghệ thông tin tại một số cơ quan đơn
vị tiêu biểu về: phần cứng, phần mềm, các cơ sở dữ liệu, các dịch vụ công…
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Thông qua điều tra khảo sát bằng phiếu: Sử dụng các phiếu điều tra cung cấp cho các
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho
quy hoạch.
Thông qua điều tra khảo sát trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp các các bộ chuyên trách về
công nghệ thông tin, các cán bộ sử dụng phần mềm tác nghiệp về công nghệ thông tin
để thu thập số liệu, các nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT; hạ tầng công nghệ
thông tin của đơn vị trong thời gian tới.
Thu thập các yêu cầu kiến nghị của các đơn vị trong quá trình ứng dụng công
nghệ thông tin.
- Phƣơng pháp thống kê
Thống kê các số liệu tổng hợp từ các nguồn khác nhau trên các trang thông tin, cổng
thông tin của các cơ quan nhà nước có tính đúng đắn cao.
Tổng hợp số liệu từ các văn bản báo cáo của các đơn vị, tổ chức của Thành phố về hạ
tầng, ứng dụng, nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Tổng hợp các yêu cầu kiến nghị có chọn lọc của cơ quan đơn vị để đưa vào quy hoạch
cho phù hợp và có tính khả thi.
- Phƣơng pháp nội suy
Dựa vào các số liệu khảo sát không đầy đủ tiến hành nội suy tuyến tính các số liệu
trong lĩnh vực tương ứng ở các bộ phận khác nhau, ở các đơn vị khác nhau.

- Phƣơng pháp chuyên gia
Về thực chất, phương pháp chuyên gia là phương pháp dự báo mà kết quả là các thông
số do các chuyên gia đưa ra. Nhiệm vụ của chuyên gia là đưa ra những dự đoán khách
quan về tương lai phát triển của công nghệ thông tin dựa trên trình độ và kinh nghiệm
của chuyên gia. Sau khi đã thu thập ý kiến của các chuyên gia, cần xử lý các thông tin
theo phương pháp xác suất thống kê. Thực tế phương pháp chuyên gia hoàn toàn mang
tính chủ quan, phụ thuộc vào nhận thức của từng cá nhân, nhưng khi đã được xử lý
theo phương pháp xác suất thống kê thì tính chủ quan sẽ được khách quan hoá bởi các
mô hình toán học và vì vậy có thể nâng cao độ tin cậy của dự báo.
4. MỤC TIÊU TỔNG QUAN CỦA QUY HOẠCH
Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong các cơ quan Nhà nước,
gắn với quá trình cải cách hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các
Sở ban ngành, quận/huyện, xã/phường phục vụ người dân và doanh nghiệp, hình thành
cơ bản nền Chính phủ điện tử Thành phố Hải Phòng.
Xây dựng các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu, cung cấp các dịch vụ công,
từng bước tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước.
Phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ dân trí
và chất lượng nguồn nhân lực.
Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu về
an ninh, phục vụ công việc cho các cấp quận/huyện trở lên vào năm 2015 và
xã/phường trong giai đoạn 2015-2025.
Phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của Thành phố. Thu hút được đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin trong nước
phục vụ trong các ngành khác nhau, góp phần nâng cao, phát triển kinh tế xã hội của
thành phố.
5. THÀNH TỰU KINH TẾ XÃ HỘI
5.1. Thành tựu kinh tế
Năm 2012, GDP của thành phố Hải Phòng tăng 8,12%, mức tăng trưởng này
thấp hơn mục tiêu đề ra là 11,5 - 12,5% và thấp hơn mức tăng trưởng của năm 2011 là
11,03%.

Theo báo cáo kinh tế xã hội của Thành phố Hải Phòng năm 2012, tổng thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn Thành Phố hải Phòng đạt 39.518 Tỷ đồng, bằng 84% so với
năm 2011, bằng 69,7% dự toán hội đồng nhân dân Thành phố giao. Tổng chi ngân
sách nhà nước năm 2012 của Hải Phòng ước trên 8.390 tỷ đồng, tăng 15,6% so với
năm 2011 và bằng 93,9% dự toán Hội đồng nhân dân Thành phố giao.
5.2. Văn hóa – xã hội
Giáo dục – đào tạo: Năm học 2011 – 2012 tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp Trung
học phổ thông của thành phố đứng thứ 7 toàn quốc, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp Bổ túc
trung học phổ thông đứng thứ 5 toàn quốc. Đến nay toàn Thành phố đã có 207/733
trường đạt chuẩn quốc gia tỷ lệ 28,24%.
Y tế: Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, công tác khám chữa bệnh
luôn được đảm bảo tốt, các kỹ thuật chuyên sâu được triển khai thường quý. Công tác
tuyên truyền, giáo dục về dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh.
Công tác Thông tin và Truyền thông: Tập trung tuyên truyền có hiệu quả các sự
kiện chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước và Thành phố. Hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhân dân. Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phục
vụ nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội với quy mô sâu rộng từ thành phố đến cơ sở với
nhiều hình thức phong phú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website
[1] Cổng thông tin điện tử Hải Phòng,
và cổng thông tin điện tử thành viên (các sở, ban, ngành, quận, huyện, thành
phố)
[2] Cổng thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông:
[3] Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thống kê:
[4] Wikipedia, (01-Tháng Năm-2013)
[5] Hội Tin học Việt Nam,
Tài liệu viết
[6] Số liệu thống kê của Sở Thông tin và Truyền Thông năm 2011.
[7] Quyết định số 1755/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công
nghệ thông tin và truyền thông.
[8] Quyết định số 1605/2010/QĐ-TTg ngày 27/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015.
[9] Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc
phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
[10] Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng chính phủ về
việc Phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan Nhà nước giai đoạn 2009-2010.
[11] Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
[12] Nghị Quyết số 04/2008/NQ-HĐND ngày 18-4-2008 về một số chủ trương,
giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội
nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố đến năm 2010, 2020.
[13] Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
[14] Các Quy hoạch CNTT tỉnh Tây Ninh, Hà Tĩnh, Cà Mau, Tiền Giang.

×