1
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra
ngành Giáo dục Mầm non (áp dụng thử nghiệm
tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam)
Develop criteria for Learning outcomes assessment in Early Childhood Education ( Applycation
testing at Hanam Colleges of Education)
NXB H. : VĐBCLGD, 2014 Số trang 125 tr. +
Đỗ Thị Hướng
Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Luận văn ThS ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục;
Mã số: 60.14.01.20
Người hướng dẫn: GS.TS Lê Ngọc Hùng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Bộ tiêu chí đánh giá chuẩn ; Giáo dục mầm non ; Đánh giá giáo dục
Content
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trồng người”. Để “trồng người” tốt phải thông qua con đường giáo dục. Ở Việt Nam, giáo
dục được coi là “quốc sách hàng đầu”. Nhà nước không ngừng đầu tư về mọi mặt để nâng cao
chất lượng giáo dục, đổi mới và cải cách toàn diện nền giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Một trong những nhiệm vụ của đổi mới giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao, có kiến thức chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức và ý thức tốt, kỹ năng thực hành thành
thạo, các trường cao đẳng, đại học phải xây dựng và thực hiện chuẩn đầu ra (CĐR) nghiêm túc.
Do đó, một ý kiến được nhiều người ủng hộ tại Hội nghị toàn quốc về Chất lượng giáo dục đại
học, ngày 05 tháng 01 năm 2008 đã khẳng định: “Bộ Giáo dục & Đào tạo và các trường cần rà
soát, sớm công bố tiêu chuẩn thành lập trường đại học, trong đó phải có các chuẩn đầu ra của
quá trình đào tạo (những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi cần đạt được của sinh viên)”.
Hiện nay, ngành giáo dục mầm non (GDMN) là một ngành đang được cả xã hội quan
tâm. Đảng và Nhà nước ta đã có Luật Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tuy nhiên, tình trạng
trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non chưa được chăm sóc, bảo vệ đúng cách, đang là vấn đề gây
nhiều bức xúc. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ và gia đình yên tâm gửi con em mình
tới các trường Mầm non, một yêu cầu đặt ra là cần đảm bảo trình độ chuyên môn, kỹ năng, thái
độ và hành vi của giáo viên mầm non đạt chuẩn theo CĐR. Vấn đề mà Bộ Giáo dục và đào tạo
cũng như nhiều trường quan tâm, là các trường sau khi xây dựng CĐR cho các ngành đào tạo
thì thực hiện CĐR đó đến đâu, làm sao để rà soát và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện CĐR,
từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu
quả thực hiện CĐR.
2
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo, trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP)
Hà Nam đã xây dựng và thực hiện CĐR theo quy định, trong đó có CĐR ngành GDMN. Tuy
nhiên, từ khi thực hiện CĐR ngành GDMN đến nay, công tác đánh giá việc thực hiện và kết quả
đạt được còn hạn chế. Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CĐR ngành MN còn chưa có sự
thống nhất. Các cuộc điều tra, khảo sát mới chỉ ở quy mô cấp khoa và việc thực hiện vẫn còn
mang tính hình thức, chưa thực sự đi sâu đổi mới toàn diện theo CĐR, đặc biệt là chưa xây
dựng được bộ tiêu chí đánh giá có sự tham gia của sinh viên (SV) để nhìn nhận vấn đề dưới
nhiều góc độ. Trong khi đó, yêu cầu đổi mới về xây dựng giáo trình, giáo án, phương pháp
giảng dạy, phương pháp học tập của SV theo CĐR đang là vấn đề cấp thiết.
Hiện nay, đã có nhiều luận văn nghiên cứu về vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá CĐR,
nhưng chưa có luận văn nào nghiên cứu về xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CĐR ngành GDMN.
Vì những lí do trên, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra ngành
giáo dục mầm non (Áp dụng thử nghiệm tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam)”. Thông
qua xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CĐR ngành GDMN và áp dụng thử nghiệm tại trường CĐSP
Hà Nam, để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chung cho chuyên ngành GDMN. Việc làm trên
giúp đánh giá và tìm giải pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác thực hiện CĐR ngành GDMN tại
trường, đào tạo ra những thế hệ SV đáp ứng tốt chuẩn yêu cầu về giáo viên mầm non trong và
ngoài tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Mục đích chung: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CĐR ngành GDMN đảm bảo độ
tin cậy, từ đó đề xuất giải pháp nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn.
- Mục đích cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CĐR ngành GDMN.
+ Nghiên cứu, xây dựng và mô tả nội dung bộ tiêu chí đánh giá.
+ Kiểm chứng độ tin cậy của bộ tiêu chí đánh giá.
3. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lí thuyết
3.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Dựa trên cơ sở nào để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CĐR ngành GDMN?
- Câu hỏi 2: CĐR ngành GDMN có thể đánh giá bằng những tiêu chí nào?
- Câu hỏi 3: Dựa trên cách thức nào để đánh giá độ tin cậy của bộ tiêu chí đánh giá CĐR ngành
GDMN?
3.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá CĐR ngành GDMN là quy định của Bộ
GD&ĐT về CĐR; CĐR ngành GDMN đã được xây dựng, công bố của trường CĐSP Hà Nam;
khung chương trình ngành GDMN hệ cao đẳng đã được Hiệu trưởng trường CĐSP Hà Nam phê
duyệt; các mô hình đã được công bố và áp dụng để đánh giá chất lượng trong giáo dục.
- Giả thuyết 2: CĐR ngành GDMN được đánh giá thông qua các tiêu chí nằm trong 3 tiêu chuẩn
chính:
+ Chuẩn kiến thức: Bao gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành GDMN.
+ Chuẩn kĩ năng: Là các kỹ năng cần có tương ứng với kiến thức đã học ngành GDMN.
+ Chuẩn thái độ: Là thái độ của giáo viên mầm non với những quy định của Đảng, Nhà nước,
với ngành GDMN, với công việc, đồng nghiệp, học sinh.
- Giả thuyết 3: Độ tin cậy của bộ tiêu chí được đánh giá thông qua phần mềm SPSS và phần
mềm Quest sau khi thu thập số liệu áp dụng thử nghiệm tại trường CĐSP Hà Nam.
3
3.3 Khung lý thuyết
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên ngành GDMN năm cuối hệ cao đẳng chính quy, CBQL, GV trực tiếp giảng
dạy các học phần chuyên ngành GDMN tại trường CĐSP Hà Nam; SVTN từ năm 2011 đến
năm 2013, NSDLĐ (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường Mầm non trong tỉnh Hà Nam).
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bộ công cụ đánh giá CĐR ngành GDMN (áp dụng
tại thử nghiệm tại trường CĐSP Hà Nam).
5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Trong quá trình viết luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp tiếp cận sau:
- Phương pháp phân tích tư liệu.
- Phương pháp đo lường đánh giá trong giáo dục.
- Phương pháp điều tra xã hội học qua bảng hỏi.
- Phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0, phần mềm QUEST
để phân tích và xử lý số liệu).
- Phương pháp tổng hợp.
6. Phạm vi nghiên cứu, thời gian khảo sát
4.1 Phạm vi về không gian
- Nghiên cứu tại trường CĐSP Hà Nam.
- Một số trường Mầm non trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
4.2 Phạm vi về thời gian
Thời gian triển khai nghiên cứu: Nghiên cứu trong 11 tháng, từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 8
năm 2014.
4.3 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo CĐR của ngành GDMN.
Kiến thức SV
đạt được
Kỹ năng SV
đạt được
Thái độ SV
đạt được
Chất
lượng
chuẩn
đầu ra
được thể
hiện qua
Tỷ lệ mục tiêu đạt được
(nhà trường và SV)
Sự hài lòng của các bên
tham gia (nhà trường,
SV, phụ huynh)
Sự hài lòng của nhà
tuyển dụng
Đánh giá qua
4
References
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục, Tài liệu
tập huấn.
2. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB ĐHQG Hà
Nội.
3. Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh (2003), Về một số khái niệm thường dùng trong đảm
bảo chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí Giáo dục số 66.
4. Ngô Doãn Đãi (2012), Quản lí và kiểm định chất lượng giáo dục, tập bài giảng hệ cao học
ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
5. Trần Khánh Đức (2006), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng hệ cao học Lí
luận và phương pháp giảng dạy- Khoa Sư phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Sái Công Hồng (2008), Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên
trung học cơ sở áp dụng thí điểm tại thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
7. Trần Thị Thanh Huyền (2013), Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
trong các tương tác xã hội (áp dụng thí điểm tại đối với sinh viên trường CĐSP Quảng Trị ,
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
8. Lê Thái Hưng (2011), Vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế trong xây dựng quy trình và
công cụ đánh giá kết quả học tập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục, Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
9. Bùi Phương Lan (2012), Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lí đào tạo của trường
Đại học Giao thông vận tải, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo
dục.
10. Hiệu đính: Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh, Vũ Phương Anh và các dịch giả
(2009), AUN-QA Sổ tay thực hiện các hướng dẫn đảm bải chất lượng trong mạng lưới các
trường đại học Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh (2010), Giáo dục đại học, Đảm bảo, đánh giá &
kiểm định chất lượng, Nxb đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Lê Đức Ngọc, Trần Hữu Hoan (2010), Chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học, Tạp chí khoa
học giáo dục số 55, tháng 04/2010.
13. Nguyễn Văn Quyết- Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Mai Hoàng Sang (2010), Nghiên cứu xây dựng chuẩn đầu ra ngành công nghệ thông tin
trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TP HCM và đánh giá thử nghiệm, Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
15. Nguyễn Ngọc Tài- Trịnh Văn Anh (2010), Những suy nghĩ về đánh giá xếp hạng các trường
đại học, cao đẳng hiện nay, Hội thảo khoa học “Đánh giá- xếp hạng các trường đại học và cao
đẳng Việt Nam”.
16. Huỳnh Cẩm Thanh (2010), Một số ý kiến về việc tích hợp hệ thống quản lí chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục thuộc hệ thống kiểm
định chất lượng giáo dục, Hội thảo khoa học “Đánh giá- xếp hạng các trường đại học và cao
đẳng Việt Nam”.
5
17. Phạm Xuân Thanh (2012), Mô hình Rasch và phân tích dữ liệu bằng phần mềm QUEST, tập
bài giảng hệ cao học ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
18. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, Nxb
Đại học Sư phạm.
19. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb
Hồng Đức.
20. Nguyễn Văn Thuỷ (2010), Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ trong trường đại học, Luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục.
B. Tài liệu tiếng Anh
21. Adam Stephen (2006), “An introduction to learning outcomes: A consideration of the
nature, function and position of learning outcomes in the creation of the European Higher
Education Area”, article B.2.3-1 in Eric Froment, jurgen Kohler, Lewis Purser and Lesley
Wilson (eds.): EUA Bologna Handbook- Making Bologna Work (Berlin 2006: Raabe Verlag).
22. Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, Handbook I: The Cognitive
Domain. New York: David McKay Co Inc.
23. Brennan, J. (1997). Introduction. In Brennan, J.; de Vries, P.; and Williams, R. (Eds.)
Standards and Quality in Higher Education. London: Jessica Kingsley.
24. Jon Mueller, “The Authentic Assessment Toolbox: Enhancing student learning through
online faculty development” published in the Journal of Online Learning and Teaching (2005).
25. Johnes, J. & Taylor, J. (1990), Performance indicators in Higher Educational, Buckingham:
The Society for Reasearch into Higher Educational.
C. Các văn bản pháp quy
26. Công văn số 2754/BGDĐT- NGCBQLGD của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn lấy ý kiến
phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
27. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, Ban hành kèm theo
Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
28. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng, Ban hành kèm theo
Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
29. Quyết định số 78/QĐ-CĐSPHN ngày 22 tháng 11 năm 2010 của trường cao đẳng Sư phạm
Hà Nam về việc ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo.
D. Các trang Wesbsite
30. Owen J.M., Roger P. J. (1999). Program Evaluation: Forms and Approaches.2
nd
edition.
Allen & Unwin from the Wold Wide Website:
com/textbooks/Book205251&prev=/search%3Fq%3Dprogram%2Bevaluation%2Bforms%2Ban
d%2Bapproaches%26biw%3D1280%26bih%3D699
31. Nguyễn Phát Tài (2012), Ứng dụng trắc nghiệm vào việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
sinh viên từ trang website: />linhkiendientu.pdf.
32. Phân loại tư duy của Bloom: Một cách nhìn mới, từ trang website:
Bloom_2.pdf .