Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.17 KB, 5 trang )

Phát triển hoạt động thanh toán bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam


Phạm Thị Hồng Nhung


Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07
Người hướng dẫn : TS. Phạm Hùng Tiến
Năm bảo vệ: 2013
99 tr .

Abstract. Nghiên cứu những lý luận về thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng
từ. Nêu bật một số khái niệm và quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ được Phòng thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce -
ICC) ban hành. Từ đó khẳng định tiềm năng của loại hình hoạt động thanh toán quốc
tế này trong thời gian tớ. Phân tích tình hình thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ phát sinh tại Vietcombank trong thời gian qua đặc biệt là 02 năm gần nhất
(2010-2011). Đề xuất nhằm phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại Vietcombank trong hiện tại cũng như trong tương lai
Keywords. Kinh tế đối ngoại; Hoạt động thanh toán; Tín dụng chứng từ; Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, song song với quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, hoạt động kinh tế
đối ngoại ngày càng có điều kiện phát triển. Trong nền kinh tế mỗi nước, đây chính là
cầu nối của từng quốc gia với các nước khác trên thế giới. Phát triển hoạt động kinh tế
đối ngoại giúp cho Việt Nam sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên,
nguồn vốn tự có của mình và tạo được vị trí thích hợp trong chuỗi cung ứng hợp tác và


phân công lao động quốc tế.
Nền kinh tế mở cửa đã thực sự tạo đà phát triển mạnh cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, cho các doanh nghiệp và ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc
biệt là trong công tác thanh toán quốc tế. Công tác thanh toán quốc tế được coi là mục
tiêu trọng tâm trong các hoạt động phục vụ kinh tế đối ngoại của đất nước. Là một
phương thức thanh toán phổ biến, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of
credit – L/C) có nhiều ưu điểm hơn các phương thức khác. Tuy nhiên trong quá trình
tham gia kinh doanh quốc tế chúng ta chưa đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi phức tạp
về nghiệp vụ, vì thế trên thực tế hiệu quả sử dụng phương thức này còn bị hạn chế
nhiều. Điều này thúc đẩy các ngân hàng hơn bao giờ hết phải nâng cao hiệu quả sử
dụng phương thức tín dụng chứng từ nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân ngân
hàng cũng như quyền lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.
Là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam,
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) luôn đi đầu
trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phục vụ cho các doanh nghiệp trong cả
nước. Năm 2011, Vietcombank đã thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước cũng như chủ động, linh hoạt và quyết liệt trong điều hành kinh
doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng, nâng
cao năng lực quản trị hệ thống với phương châm “Tăng tốc - An toàn - Hiệu quả -
Chất lượng” mà Hội đồng quản trị đã đề ra từ đầu năm. Nhờ đó, Vietcombank đã đạt
được nhiều kết quả khả quan, duy trì được đà tăng trưởng cũng như giữ vững vị thế
hàng đầu ở nhiều mảng hoạt động quan trọng như huy động vốn, tín dụng, thanh toán
xuất nhập khẩu, kinh doanh thẻ, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối,v.v.
Vietcombank đã liên tục cải tiến và đổi mới các hoạt động của mình nhằm nâng cao
hiệu quả trong các hoạt động thanh toán quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán bằng
phương thức tín dụng chứng từ.
Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên nếu so với tiềm năng và lợi
thế của Vietcombank, có thể nói hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng vẫn còn khiêm tốn. Do đó đề tài "Phát triển hoạt động thanh
toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam" có ý

nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam
2. Tình hình nghiên cứu:
Phương thức tín dụng chứng từ tuy là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu,
phổ biến và là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của các bên,
nhưng đồng thời cũng là phương thức xảy ra nhiều tranh chấp nhất do mức độ phức tạp
của nó. Các công trình nghiên cứu về hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ tuy có đề cập đến vai trò cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện; hạn chế rủi ro,
tranh chấp phát sinh khi thực hiện hoạt động thanh toán bằng phương thức này tại các
ngân hàng thương mại nhưng mới chỉ đưa ra giải pháp chung chung, chưa rút ra được
kinh nghiệm gắn liền với thực tiễn; cũng như chưa đưa ra được giải pháp cụ thể để hạn
chế rủi ro đồng thời phát triển hoạt động này trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Vì vậy việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức tín dụng chứng
từ nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân ngân hàng Vietcombank cũng như quyền
lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam là yêu cầu cần thiết và quan
trọng. Do vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank, đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động này tại Ngân hàng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ đặt ra của luận văn là:
Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận về thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ. Nêu bật một số khái niệm và quy trình thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ được Phòng thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce
- ICC) ban hành. Từ đó khẳng định tiềm năng của loại hình hoạt động thanh toán quốc
tế này trong thời gian tới.
Thứ hai, phân tích tình hình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
phát sinh tại Vietcombank trong thời gian qua đặc biệt là 02 năm gần nhất (2010-

2011).
Thứ ba, đề xuất nhằm phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại Vietcombank trong hiện tại cũng như trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào phân tích tình hình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng
từ trong 02 năm gần nhất từ 2010 - 2011. Trên cơ sở đó, xây dựng và đề ra những giải
pháp phát triển hoạt động trên tại Ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế trong giai
đoạn hiện nay và tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở nội dung đề tài, thực hiện thu thập thống kê số liệu từ các báo cáo
tổng kết hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
năm 2010 - 2011.
Đề tài áp dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối phân tích đánh giá
hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng trong đó chú trọng phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ, xác định những mặt mạnh yếu của Vietcombank nhằm
đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng
từ trong tương lai.
Tham khảo các giáo trình, tài liệu, tạp chí, số liệu báo cáo niên giám thống
kê,v.v. từ các cơ quan, ban ngành trong nước, Ngân hàng Nhà nước phục vụ nội dung
nghiên cứu.
Thống kê tổng hợp số liệu, sử dụng các phần mềm vi tính như: Winwords đánh
văn bản, Excel để xử lý số liệu, vẽ biểu bảng,v.v.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Đánh giá chính xác hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương trên cơ sở phân tích số liệu. Đồng thời, đề
ra một số giải pháp, từng bước đưa hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương

thức tín dụng chứng từ có hiệu quả hơn. Phát huy tốt vai trò tư vấn của Ngân hàng
Ngoại thương giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn phương thức thanh
toán an toàn, hiệu quả phòng tránh những rủi ro trong kinh doanh nhằm góp phần phát
triển sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm, đưa nền kinh tế cả nước phát triển
mạnh mẽ.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán bằng
phương thức tín dụng chứng từ đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Chương 2: Tình hình hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng, Nxb Lao động xã hội.
2. Phòng thương mại quốc tế (2007), Bộ tập quán quốc tế về LC, Nxb Đại học Kinh tế
quốc dân.
3. Lê Văn Tề (2009), Thanh toán và tín dụng xuất nhập khẩu, Xxb Tài chính.
4. Võ Thanh Thu (2007), Hướng dẫn đọc để hiểu UCP – DC 600, Nxb Thống kê.
5. Nguyễn Văn Tiến (2010), Thanh toán Quốc tế và Tài trợ ngoại thương, Nxb Thống
kê.
6. Đinh Xuân Trình (2008), "Cẩm nang sử dụng thư tín dụng – LC – Tuân thủ UCP
600 và ISBP 681 2007 ICC", Nxb Lao động – Xã hội.
7. Đinh Xuân Trình (2010), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nxb Giáo dục.
Website:
8. L-C.html
9.

10.
11.
12.
13. />huong-cua-kinh-te-toan-cau-2012.aspx
14.
15.
16.
17.

×