Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện lệ thủy tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.33 KB, 6 trang )



Quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện
Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình

Nguyễn Hữu Chính

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Huy Đường
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. - Nghiên cứu những vấn đề chung, cơ bản về quản lý thuế GTGT
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Keywords. Kinh tế chính trị; Thuế giá trị gia tăng; Thuế; Tài chính công
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô
của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích sản xuất phát triển. Với vai
trò quan trọng của thuế, mọi quốc gia đều rất coi trọng chính sách thuế và các biện pháp quản lý
thuế.
Quản lý thuế là một trong những chức năng quan trọng trong công tác quản lý của Nhà
nước. Quản lý Nhà nước về thuế dựa trên hệ thống chính sách thuế, đảm bảo cho Nhà nước có
một nguồn thu ổn định, đáp ứng được yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường bình
đẳng, thúc đẩy sự cạnh tranh, phát triển nền kinh tế thị trường. Hoạt động quản lý Nhà nước về
thuế còn tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh
nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh trong điều kiện mở cửa hội nhập với nền kinh tế trong
khu vực và thế giới.


Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần
tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Luật thuế GTGT số
13/2008/QH12 được thông qua ngày 03/6/2008 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khoá XII có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2009 để thay thế cho Luật thuế GTGT năm 1997 và các Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003, năm 2005. Đây là Luật thuế có phương pháp
tính thuế phù hợp với hoạt động kinh tế thị trường đảm bảo công bằng trong việc đánh thuế và có
tác dụng khuyến khích đầu tư phát triển, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên, bên cạnh tính ưu việt của Luật thuế GTGT, quá trình thực hiện một Luật thuế mới và việc
tổ chức quản lý thuế cũng bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến chính sách thuế và người nộp thuế.
Nhiều ý kiến cho rằng việc quản lý thuế chưa chặt chẽ, chưa quản lý hết nguồn thu, quy trình
quản lý chưa theo kịp với mô hình quản lý do vậy chưa bảo đảm được việc tuân thủ pháp luật
của người nộp thuế, đặc biệt là đã xuất hiện tình trạng thất thu thuế Giá trị gia tăng.Vì vậy quản
lý tốt nguồn thu thuế GTGT góp phần tăng thu NSNN.
Chi cục thuế Lệ Thủy được thành lập năm 1990 có nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.
Cùng với sự phát triển toàn diện về mọi mặt của tỉnh, Chi cục thuế Lệ Thủyđã không ngừng lớn
mạnh góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) ở địa
phương. Kết quả thu thuế luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Hệ thống quản lý thuếtừng
bước được cải cách, hiện đại hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức (CBCC)
thuế ngày càng nâng lên; người nộp thuế nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế của
mình.
Hiện nay hệ thống chính sách thuế cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuế nói
chung, Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) nói riêng còn chưa hoàn thiện, nhiều vướng mắc; chưa phù
hợp với trình độ nhận thức của người nộp thuế, tính hiện thực chưa cao; chưa bao quát hết đối tượng
chịu thuế, đối tượng nộp thuế; năng lực quản lý thuế của một số CBCC thuế còn hạn chế chưa theo
kịp với công cuộc cải cách hành chính thuế.
Công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp (DN) còn bộc lộ nhiều hạn chế: Số
lượng DN kê khai đăng ký thuế, nghĩa vụ nộp NSNN ít hơn số lượng DN thành lập; Cơ cấu tổ
chức quản lý thu chưa phù hợp; công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) chưa được
sâu rộng, nội dung và hình thức chưa được phong phú; một số lĩnh vực còn để thất thu thuế; tình
trạng kê khai thuế đầu vào, đầu ra còn nhiều sai sót, kê khai doanh thu thấp để trốn thuế; ý thức

chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế chưa tự giác nên nợ đọng thuế còn cao; công
tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý.
Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT như thế nào? Sử dụng các chỉ tiêu nào là phù hợp
với đặc điểm của thuế GTGT? Làm thế nào để tổng số thuế GTGT thu được là lớn nhất với chi
phí tổ chức quản lý thuế là thấp nhất?
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế, chính sách thuế GTGT là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển ngành thuế giai đoạn 2015 -
2020, góp phần tăng thu cho ngân sách. Đồng thời đáp ứng yêu cầu về minh bạch, công bằng
trong nghĩa vụ nộp thuế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài:
”Quản lý thuế Giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình” làm
luận văn tốt nghiệp Ths kinh tế,chuyên ngành KTCT.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế
GTGT, đề xuất các giải pháp khả thi, tăng cường quản lý thuế GTGT góp phần tăng nguồn thu
ngân sách của huyện Lệ Thủy,tỉnh Quảng Bình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề chung về quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn tỉnh huyện Lệ Thủy -
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009-2013;
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ
Thủy - tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc quản lý thuế GTGT đối với các loại hình doanh
nghiệp nộp thuế tại Chi cục thuế Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu và nộp thuế GTGT của DN trên địa bàn huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2009-2013và đề xuất giải pháp tăng cường công tác
quản lý.
4. Dự kiến đóng góp của đề tài

- Hệ thống hóa các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiển về quản lý thuế giá trị gia tăng.
- Đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2009-2013.
- Đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện
Lệ thủy –Tỉnh Quảng Bình.
5. Bố cục của đề tài
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần kết luận và phần chính của luận văn gồm bốn
chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình có liên quan và những vấn đề
cơ bản về quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý thuế GTGT tại các DN trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2009-2013.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
References.
Tiếng Việt
1. Lê Văn Ái (1996), Thuế Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Lê Văn Ái (2000), Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nền kinh tế.
3. Hải Anh (2007), "Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện
đại hoá", Tạp chí Thuế Nhà nước, 123(5), tr 10.
4. Nguyễn Đình Ân (2007), "Đào tạo cán bộ thuế theo yêu cầu cải cách - Cần chuẩn mực &
chuyên nghiệp", Tạp chí thuế Nhà nước, 129(11), tr 6.
5. Trọng Bảo (2007), "Tìm giải pháp ngăn chặn Doanh nghiệp "ma"", Tạp chí thuế Nhà nước,
153 (35), tr 6.
6. Trọng Bảo (2008), "Lựa chọn tiêu chí và phương pháp tính chỉ số tổng hợp và chất lượng quản
lý thuế", Tạp chí thuế Nhà nước, 186(20), tr.12-13.
7. Bộ Tài chính (2003), Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế GTGT, Nxb Thống kê, Hà
Nội.
8. Bộ Tài Chính (2005), Kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010,

Hà Nội.
9. Hoàng Minh Châu (2007), "Đổi mới chính sách thuế nhằm khuyến khích phát triển doanh
nghiệp tư nhân", Tạp chí tài chính doanh nghiệp, (07), tr 29.
10. Cục thống kê Quảng Bình (2009), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình
11. Cục Thuế Quảng Bình(2008-2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế
12. Phan Huy Đường (2014), “Quản lý công”, Nxb ĐHQG HN
13. Phan Huy Đường(2014),“Lãnh đạo các khu vực công”, Nxb ĐHQG HN
14. Phan Huy Đường(2012), “Quản lý nhà nước về kinh tế”, Nxb ĐHQG HN
15. Phan Huy Đường, Nguyên Hồng Sơn (2013), Khoa học quản lý, Nxb ĐHQG HN
16. Lê Thị Thanh Hà, Trần Thị Kỳ, Ngô kim Phương (2007), Giáo trình thuế, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
17. Mai Hằng (2008), "Luật QLT sau một năm thực hiện vẫn còn vướng mắc", Diễn đàn
Doanh nghiệp, 1139(73), tr.11.
18. Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên (2007), Giáo trình thuế, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
19. Hội Tư vấn thuế Việt Nam (2008), Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN và tình huống giải
đáp thắc mắc về thuế, Nxb Tài Chính.
20. Nguyễn Thương Huyền (2008), "Thay đổi cách tiếp cận ĐTNT và phương pháp tính thuế",
Tạp chí thuế Nhà nước, 182(17) tr.8.
21. Đỗ Minh Hùng (2011), Tăng cường công tác quản lý thuế GTGT và TNDN đối với các
doanh nghiệp tại Cục Thuế Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế
Huế.
22. Trương Công Khoái (2008), Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng”, Luận văn Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà
Nẵng.
23. Trung Kiên (2007), "Luật thuế TNDN sửa đổi - Kiến nghị từ thực tiễn", Tạp chí thuế Nhà
nước, 161(43) tr.8.
24. Trung Kiên (2008), "Hiệu lực và hiệu quả QLT được nâng cao”, Tạp chí thuế Nhà nước,
186(20), tr.4-5.
25. Trung Kiên (2008), "Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN, nhiều điểm hạn chế cần tiếp tục nghiên
cứu bổ sung" Tạp chí thuế Nhà nước, 176 (10), tr.8-9.

26. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành (2006), Nxb Chính Trị Quốc gia.
27. Lê Văn Mạnh (2007) "Người nộp thuế và cơ quan thuế có chung cảm nhận về lợi ích",
Tạp chí thuế Nhà nước, 159(41) tr.17.
28. Hoàng Nguyên (2008) "Thuế TNDN-Ba vấn đề khiếm khuyết", Tạp chí thuế Nhà nước,
180(14) tr.10.
29. Nguyễn Văn Phụng (2008), "Sửa đổi Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN : Tạo thuận lợi
cho cộng đồng Doanh nghiệp", Tạp chí thuế Nhà nước, 176(10), tr.6.
30. Phan Xuân Quang (2008), Tăng cường kiểm soát thuế GTGT tại các doanh nghiệp trên địa
bàn Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng
31. Nguyễn Văn Quýt (2008), "Quảng Bình: Những vướng mắc phát sinh khi thực hiện Luật Quản
lý thuế", Tạp chí thuế Nhà nước, 177(11), tr.15-16.
32. Trương Quốc Thắng (2008), Tăng cường quản lý thuếGiá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh
nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh
doanh, Trường đại học Kinh tế Huế.
33. Tổng cục thuế (2008), Những vấn đề chung về thuế - Bài giảng Kiểm thu viên, (1) tr.1-
21.
34. Tổng cục Thuế (2008), Thuế giá trị gia tăng – KTV 2008.
35. Tổng cục Thuế (2008), Thuế TNDN – KTV 2008.
36. Tổng cục Thuế (2007), Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
37. Tổng cục Thuế (2008), “Chuyên đề quản lý thuế”, Tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới,
Hà Nội.
38. Tổng cục Thuế (2005), Các biện pháp thu nợ tại Hàn Quốc, Hà Nội.
39. Tổng cục Thuế (2003), Hệ thống quản lý thuế của Indonesia, Hà Nội.
40. Tổng cục Thuế (2005), “Thuế thu nhập theo cơ chế tự tính tự nộp tại cơ quan thuế Anh”,
Tài liệu tập huấn.
41. Tổng cục Thuế (2004), Giới thiệu về quản lý thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp thuế, Hà
Nội.
42. Thu Thuỷ (2008), "Đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế đối với DN nhỏ và vừa", Tạp chí
thuế, 194(28), tr.6.

43. Tỉnh uỷ Quảng Bình (2010), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ
XV (nhiệm kỳ 2010-2015).
44. Quốc Trung (2008), "Tìm hiểu về một chân lý của thuế toàn cầu", Thuế quốc tế, (4), tr.4.

Website
45.
46.


×