Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chính sách đất nông nghiệp của trung quốc và một số gợi ý về chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.15 KB, 11 trang )

Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc
và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam

Phùng Văn Dũng

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Trình bày vai trò của chính sách đất nông nghiệp Trung Quốc và sự tác động
của chúng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Phân tích thực trạng của chính
sách đất nông nghiệp của Trung Quốc. Đánh giá những tác động của chính sách đất nông
nghiệp của Trung Quốc đối với sự phát triển của đất nước. Rút ra những bài học kinh
nghiệm từ việc hoạch định và thực hiện chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc, từ
đó rút ra những gợi ý về chính sách đất nông nghiệp cho Việt Nam trong những năm tới.
Keywords. Đất đai; Đất nông nghiệp; Trung Quốc; Việt Nam; Kinh tế chính trị
Content.
MỤC LỤC


Trang

Lời cam đoan
i

Mục lục
ii

Danh mục các bảng
iv


MỞ ĐẦU
1
Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
TRUNG QUỐC
7
1.1.
Khái niệm về chính sách
7
1.2.
Cấu trúc chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc
10
1.2.1.
Những quy tắc chung về quản lý đất đai ở Trung Quốc
10
1.2.2.
Quy hoạch đất nông nghiệp
12
1.2.3.
Chế độ sở hữu đất nông nghiệp
14
1.2.4.
Các quy định về quyền sử dụng đất nông nghiệp
17
1.2.5.
Quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất
22
1.3.
Quan niệm của Trung Quốc về vai trò chính sách đất nông nghiệp
24
1.3.1.

Chính sách đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình cách
mạng ở Trung Quốc
24
1.3.2.
Chính sách đất nông nghiệp là bước đột phá đầu tiên dẫn đến thành
công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc
25
1.3.3.
Chính sách đất nông nghiệp là yếu tố quan trọng tạo sự ổn định xã hội
và hiện đại hóa nông nghiệp
25
Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
29
2.1.
Một số nội dung chủ yếu trong chính sách đất nông nghiệp ở Trung
Quốc hiện nay
29
2.1.1.
Quy định về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Trung
Quốc hiện nay
29
2.1.2.
Các hình thức giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Trung Quốc
33
2.1.3.
Chính sách bảo vệ đất nông nghiệp
36
2.1.4.
Chính sách nuôi dưỡng và bảo vệ độ màu mỡ của đất nông nghiệp

41
2.1.5.
Chính sách đối với đất nông nghiệp chưa sử dụng và đất nhàn rỗi
43
2.1.6.
Chính sách thu hồi đất nông nghiệp
47
2.2.
Đánh giá chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc
49
2.2.1.
Tác động tích cực của chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc
49
2.2.2.
Những hạn chế và những vấn đề đặt ra của chính sách đất nông nghiệp
của Trung Quốc
53
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG
NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
CHO VIỆT NAM
67
3.1.
Lược sử về chính sách đất nông nghiệp Việt Nam
67
3.1.1.
Chính sách ruộng đất ở Việt Nam thời kỳ từ năm 1980 - 1987
67
3.1.2.
Chính sách đất đai ở Việt Nam từ năm 1988 đến trước năm 1993
71

3.1.3.
Chính sách đất đai ở Việt Nam từ 1993 đến trước 2003
72
3.1.4.
Chính sách đất đai ở Việt Nam từ 2003 đến nay
75
3.2.
Sự tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc
80
3.2.1.
Sự tương đồng
80
3.2.2.
Sự khác biệt
83
3.3.
Một số kinh nghiệm từ Trung Quốc và gợi ý về chính sách đất nông
nghiệp cho Việt Nam
86
3.3.1.
Chính sách đất đai phải không ngừng được hoàn thiện
87
3.3.2.
Chính sách đất nông nghiệp cần đồng bộ, chặt chẽ
90
3.3.3.
Hạn chế "kẽ hở" trong các quy định về xử trí đất nhàn rỗi
91
3.3.4.
Nghiêm túc thực hiện chính sách đất nông nghiệp, đảm bảo hài hòa lợi

ích của các chủ thể
94
3.4.
Một số kiến nghị về chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam trong
những năm tới
94
KẾT LUẬN
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
100

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người
và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Vai trò của đất đai càng lớn hơn khi dân
số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất… ngày càng tăng và
nông nghiệp phát triển, trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số
ngày càng đông; nhu cầu sử dụng đất để phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ… cũng
ngày càng gia tăng.
Trong cơ chế thị trường, đất đai là nguồn nội lực quan trọng và nguồn vốn to lớn của đất
nước. Đối với người nông dân đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong sản
xuất nông nghiệp. Bởi vậy, chính sách đất đai có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, kinh tế, văn hóa
và xã hội. Lịch sử phát triển của dân tộc ta từ xưa đến nay cho thấy, sự phát triển hưng thịnh của
đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng, một phần rất lớn phụ thuộc vào chính
sách ruộng đất của Nhà nước. Nhờ có những chính sách đất đai phù hợp trong từng giai đoạn
cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp và lôi cuốn được hàng chục triệu nông dân dưới
ngọn cờ của Đảng làm cách mạng, lập lên những chiến công hiển hách, đánh thắng nhiều kẻ thù
xâm lược hung bạo, lật đổ chế độ phong kiến tay sai, đem lại nền độc lập cho dân tộc, ấm no tự
do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong công cuộc đổi mới, nhờ có những điều chỉnh đúng đắn, kịp
thời về chính sách đất nông nghiệp mà nền nông nghiệp Việt Nam đã có những bước đột phá

quan trọng, tạo nên những bước phát triển vượt bậc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị, xã hội.
Từ đó, có thể khẳng định đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là một trong
những nguồn lực quan trọng, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển xã hội loài
người nói chung, của mỗi quốc gia nói riêng.
Với vị trí và tầm quan trọng như vậy, chính sách đất nông nghiệp của mỗi quốc gia luôn
là vấn đề quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp và là
cơ sở cho sự phát triển của cả quốc gia. Một quốc gia có chính sách đất nông nghiệp đúng đắn,
phù hợp với thực tiễn và xu thế của thời đại sẽ có tác dụng tích cực trong việc ổn định xã hội, mở
rộng quan hệ ngoại giao; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân
tộc, tôn giáo.
Trung Quốc là quốc gia lớn, có dân số nói chung và số lượng nông dân đông nhất thế
giới. Trong khi đó, đất nông nghiệp của Trung Quốc là có hạn, chỉ khoảng 100 triệu ha. Điều
đó đòi hỏi nông nghiệp Trung Quốc phải có sự phát triển mạnh mẽ mới đáp ứng được yêu cầu
về lương thực, thực phẩm và đảm bảo đời sống cho một bộ phận lớn dân số sống bằng nghề
sản xuât nông nghiệp. Để đạt được điều đó, yếu tố quan trọng đầu tiên là Trung Quốc phải có
được một chính sách đất nông nghiệp hợp lý, tiên tiến, phù hợp với tình hình thực tế của quốc
gia mình. Nắm bắt được yêu cầu đó, Trung Quốc đã chọn nông nghiệp làm khâu mở đầu thực
hiện cải cách và chính sách đất nông nghiệp cũng được chọn là khâu đột phá trong đổi mới về
chính sách. Trong những năm qua, kể từ khi thực hiện cải cách đến nay, chính sách đất nông
nghiệp của Trung Quốc đã không ngừng được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện. Nhìn chung,
chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách đến nay đều kiên định và
dựa trên nguyên tắc cơ bản là: đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là thuộc sở hữu
công cộng; nhà nước thực hiện bảo vệ chặt chẽ và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất canh
tác; lấy việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể đất đai làm cơ sở để chính
quyền nhân dân các cấp từ trung ương đến địa phương tiến hành quản lý nghiêm ngặt, bảo vệ và
khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, ngăn chặn và chống mọi hành vi chiếm dụng đất đai phi
pháp; hạn chế nghiêm ngặt việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào các
mục đích phi nông nghiệp. Thực hiện chính sách bảo hộ đặc biệt với đất canh tác cơ bản. Với
những nguyên tắc và quan điểm cơ bản đó, chính sách đất nông nghiệp của nước Cộng hòa nhân

dân Trung Hoa trong những năm qua đã thể hiện được nhiều ưu việt và phát huy tác dụng to lớn,
góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc qua mỗi thời kỳ khác nhau đã có những nhận thức ngày
càng sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của chính sách đất nông nghiệp, vì vậy nghiên cứu
chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và các biện pháp sử dụng đất đai của Trung Quốc trong
những năm gần đây và từ đó rút ra những gợi ý cho Việt Nam là hết sức cần thiết. Ngược lại,
những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp, cũng thu hút
sự quan tâm của học giả Trung Quốc. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài:
"Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam"
làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên liên quan đến đề tài đã được nghiên cứu ở các quy mô khác nhau, dưới
đây tác giả xin dẫn ra các kết quả đã nghiên cứu liên quan đến chính sách đất đai của Trung
Quốc; chính sách đất đai của Việt Nam:
- TS. Nguyễn Mạnh Tuân: Đất nông nghiệp của Trung Quốc hiện nay, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2010.
- PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên): Vấn đề tam nông ở Trung Quốc - Thực trạng và giải
pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, 2008.
- PGS.TS. Trần Thị Minh Châu (Chủ biên): Về chính sách nông nghiệp ở nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, 2007.
- Viện Nghiên cứu Trung Quốc, "Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: 55 năm xây dựng và
phát triển", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.
- Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên): Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc,
Nxb Khoa học xã hội, 2005.
- Viện Nghiên cứu Trung Quốc, "Trung Quốc: 25 năm cải cách mở cửa. Những vấn đề lý
luận và thực tiễn", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.
- Đào Xuân Mùi: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở Ngoại thành Hà Nội,
Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.
- GS.TS. Lâm Quang Huyên: Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 2002.
- PGS.TS. Ngô Đức Cát (Chủ biên): Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb

Thống kê, Hà Nội, 2001.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết về tình hình phát triển nông nghiệp; các chính sách nông
nghiệp, chính sách đất đai, chính sách đất nông nghiệpvv
Những công trình được tác giả đề cập trên đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến các
lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng ở cả Việt Nam và Trung
Quốc trong thời gian từ khi hai nước thực hiện cải cách, đổi mới đến nay, nhưng chủ yếu nghiên
cứu về các quy định pháp luật cụ thể liên quan đến đất đai nói chung, chưa có công trình nghiên
cứu nào nghiên cứu trên khía cạnh chính sách đất nông nghiệp ở Trung Quốc từ khi Trung Quốc
thực hiện cải cách đến nay; phân tích sự tương đồng, sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc,
đánh giá và so sánh giữa chính sách đất nông nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc, rút ra những
kinh nghiệm, nêu ra những gợi ý, kiến nghị về chính sách đối với đất nông nghiệp cho Việt Nam
trong thời gian tới. Vì vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu trùng với đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
+ Mục đích:
Nghiên cứu chính sách của Đảng và Nhà nước Trung Quốc đối với đất nông nghiệp; tổng
hợp một số kinh nghiệm, từ đó đề xuất những gợi ý về giải pháp, kiến nghị đối với Việt Nam.
+ Nhiệm vụ:
- Chỉ ra vai trò của chính sách đất nông nghiệp Trung Quốc và sự tác động của chúng đối
với nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Phân tích thực trạng chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc; đánh giá những tác
động của chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc đối với sự phát triển của Trung Quốc.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc hoạch định và thực hiện chính sách đất nông
nghiệp của Trung Quốc, từ đó rút ra những gợi ý về chính sách đất nông nghiệp cho Việt Nam
trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc trong thời kỳ cải
cách mở cửa từ 1978 đến nay.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Các chính sách trực tiếp liên quan đến vấn đề sở hữu, sử dụng đất nông nghiệp trong
quá trình cải cách nông nghiệp nông thôn ở Trung Quốc.

- Chính sách đất nông nghiệp ở Trung Quốc trong những năm gần đây (thời kỳ cải cách
mở cửa và thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc).
- Những kinh nghiệm của Trung Quốc cho Việt Nam trong việc hoạch định, thực thi và
điều chỉnh chính sách đất nông nghiệp.
- Thực trạng đất đai nông nghiệp ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm về thực hiện chính
sách đất đai nông nghiệp ở Trung Quốc.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp, mô tả và so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn.
6. Kết quả dự kiến của luận văn
+ Kết quả khoa học
- Nghiên cứu khái quát quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp của
Trung Quốc; đánh giá những tác động tích cực, những hạn chế và những vấn đề đặt ra từ việc thực
hiện chính sách đất nông nghiệp đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội Trung Quốc trong thời
kỳ cải cách, mở cửa.
- Chỉ ra những sự tương đồng và khác nhau trong chính sách đất nông nghiệp ở Trung
Quốc và Việt Nam; rút ra những bài học kinh nghiệm từ chính sách đất nông nghiệp của Trung
Quốc.
- Đề xuất một số gợi ý về chính sách đất nông nghiệp cho Việt Nam trên cơ sở vận dụng
những kinh nghiệm ở Trung Quốc.
+ Kết quả ứng dụng
Luận văn sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách đất nông
nghiệp của Trung Quốc, từ đó đề xuất một số gợi ý về chính sách đất đai trong nông nghiệp,
cung cấp những luận cứ có cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp ở
nước ta trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương.

Chương 1: Khái luận về chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc.
Chương 2: Thực trạng chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc những năm gần đây.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ chính sách đất nông nghiệp của Trung Quốc và gợi ý
chính sách cho Việt Nam.
References.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2002), Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình
thành phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước,
Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 và Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nxb Bản
đồ, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo về kết quả nghiên cứu, khảo sát về chính
sách đất đai tại Trung Quốc, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (1994), Luật Quản lý nhà đất đô thị của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tài
liệu dịch tham khảo, Hà Nội.
5. Ngô Đức Cát (Chủ biên) (2001), Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
6. Trần Thị Minh Châu (chủ biên) (2007), Về chính sách nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01 về sửa đổi, bổ sung một số điều
của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.
8. Chính phủ (2007), Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02 về Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền
vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, Hà Nội.
9. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 11/2007/CT-TTg ngày 08/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc
triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
10. Chính phủ (2007), Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7 của Chính phủ qui định về khung
giá đất, Hà Nội.
11. Chính phủ (2008), Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 9/4 về sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.
12. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ (Giai đoạn 1935 - 2001, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Báo cáo của Đoàn nghiên cứu khảo sát về chính sách,
pháp luật đất đai của Trung Quốc, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Trương Tương Đào (2005), Nghiên cứu cải cách nông thôn Trung Quốc, Nxb Hồ Nam.
21. Lâm Quang Huyên (2002), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Luật Quản lý đất đai nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1999).
23. Luật Quản lý nhà đất đô thị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1994).
24. Lý Miên (Chủ biên), Mục lục toàn tập văn bản pháp luật pháp quy hiện hành về tài sản nhà
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tôn Gia Huyên dịch, Tài liệu tham khảo của Bộ
Tư pháp.
25. Đào Xuân Mùi (2002), Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở Ngoại thành Hà
Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Hoàng Phê (Chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học.
27. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1946, 1959, 1980,
1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
29. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
30. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
31. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
32. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
33. Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội.
34. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
35. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
36. Quốc hội (2006), Nghị quyết số 57/2006 ngày 29/06 về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 -
2010 của cả nước, Hà Nội.
37. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên) (2008), Vấn đề tam nông ở Trung Quốc - Thực trạng và giải pháp,
Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
38. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên) (2005), Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Khổng Tường Trí (2005), Báo cáo vấn đề tam nông Trung Quốc, Nxb Kinh tế thời đại Bắc
Kinh.
40. Sử Nung Trung (2005), "Vấn đề, xu thế và kiến nghị chính sách giáo dục cơ sở nông thôn
Trung Quốc", Nghiên cứu giáo dục, (6).
41. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
42. Nguyễn Mạnh Tuân (2010), Đất nông nghiệp của Trung Quốc hiện nay, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
43. Trần Kinh Tùng (2003), Nghiên cứu sức cạnh tranh của nông nghiệp Trung Quốc, Nxb
Nông nghiệp Trung Quốc.
44. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 26/2008/QĐ-UB ngày 28/5 quy định
về hạn mức giao đất ở mới, hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao
trong khu dân cư hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/07/2004 và kích
thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
thành phố Hà Nội, Hà Nội.
45. Viện Nghiên cứu Trung Quốc (2004), Trung Quốc: 25 năm cải cách mở cửa. Những vấn đề lý

luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
46. Viện Nghiên cứu Trung Quốc (2005), Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: 55 năm xây dựng và
phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
TIẾNG ANH
48. Claude AUBERT and Li Xiande (2002), Peasant burden "Taxes and levies imposed on
Chinese farmers", paper published in Agricultural Policies in China after WTO after
WTO Accession, OCED, Paris, 2002/Collection "China in the Global Economy".
49. Constitution of the People's Republic of China (1993).
50. John. B. Corgel, David. Cling (2001), Real estate perspectives, Boston.
51. Li Xiande (2000), Rethinking the peasant burden: Evidence from a Chinese village, paper
presented for the Sixth Conference on Agricultural and Rural Development in China,
Netherland.
52. Thomas P.Bernstein and Lu Xiaobo (2000), Taxation without Representation: Peasants, the
Central and the Local States in Reform China, in The China Quaterly, No.163.
TRANG WEB
53. www.allacademic.com/meta
54. www.base.china-europa-forum.net
55. www.hanoi.gov.vn
56. www.hanoimoi.com.vn/vn
57. www.hicnet.org/articles
58. www.lawinfochina.com/Legal/index.asp
59. www.moc.gov.vn/Vietnam
60. www.mofa.gov.vn/vnemb.china
61. www.news.xinhuanet.com/politíc/2008-4/14/content-797567.htm
62. www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news

×