Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở kho bạc tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.23 KB, 9 trang )

Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà
nước ở Kho bạc tỉnh Ninh Bình

Đinh Văn Hợp

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh tế chính trị; Mã số 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Kinh tế chính trị; Kiểm soát chi; Ngân sách nhà nước; Kho bạc; Ninh
Bình.


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
NSNN là một khâu then chốt trong hệ thống tài chính, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền
kinh tế. Nhà nước tập trung ngân sách, coi ngân sách là công cụ kinh tế quan trọng để giải
quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và thị trường. NSNN cung cấp nguồn kinh phí để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế then chốt, tạo môi trường cho các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế phát triển; đầu tư để chống ô nhiễm môi trường; tài trợ cho các hoạt
động xã hội, chống lạm phát. Hiệu quả chi tiêu ngân sách không chỉ là vấn đề kinh tế đơn
thuần mà còn mang ý nghĩa chính trị, văn hoá, xã hội, một yếu tố phản ánh chất lượng bộ máy
Nhà nước và mức độ phát triển ở mỗi quốc gia.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nguồn thu ngân sách còn nhiều hạn
chế, bội chi ngân sách tiếp tục diễn ra thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm
bảo các khoản chi ngân sách được sử dụng đúng mục đích, chế độ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu
quả có ý nghĩa rất quan trọng. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực tài chính, thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời là biện pháp hữu hiệu


trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội,
chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc
gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát; đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy
được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và
sử dụng NSNN.
Luật NSNN Việt Nam đã xác định trách nhiệm và quyền hạn của 4 chủ thể trong quản
lý chi NSNN, gồm: Tài chính; Kho bạc Nhà nước; cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa
phương; đơn vị sử dụng ngân sách. Tùy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể mà
trách nhiệm trong việc quản lý chi ngân sách có khác nhau.
Tại Điều 56 Luật NSNN (sửa đổi) đã quy định: “Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và
yêu cầu nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN, KBNN
kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện
chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định”.[29]
Từ khi thực hiện Luật NSNN, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN đã
đạt được nhiều kết quả. Hiện nay ngành Tài chính nói chung và KBNN nói riêng, trong đó
có KBNN Ninh Bình đang trong quá trình cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, từng
bước hiện đại hoá cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế và khu vực. Tuy nhiên,
công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và qua KBNN Ninh Bình
nói riêng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: còn nhiều khoản chi sai chế độ,
tiêu chuẩn, định mức, chi chưa đúng mục đích, hiệu quả sử dụng chưa cao, hồ sơ thủ tục
chưa đầy đủ, tạm ứng ngân sách nhưng không thanh toán kịp thời, tiết kiệm chưa triệt để
trong điều kiện thắt chặt chi tiêu công hiện nay,… đó là những vấn đề ảnh hưởng đến chất
lượng, hiệu quả sử dụng NSNN. Nguyên nhân của tồn tại trên có nguyên nhân chủ quan,
khách quan, có cả do đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị được giao quản lý chi ngân
sách
Thực tế đó cho thấy cần phải đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của
KBNN Ninh Bình để tìm ra những giải pháp quản lý hiệu quả chi NSNN trong lĩnh vực này.
Vậy: KBNN Ninh Bình đã thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN như thế nào?
Những gì là thành công, hạn chế trong công tác này của đơn vị? Cần có những giải pháp nào
để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN ở KBNN Ninh Bình?

Với thời lượng, mức độ của luận văn và xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở Kho bạc tỉnh Ninh Bình”
làm luận văn thạc sỹ của mình và nhằm giải đáp câu hỏi trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN, đã có một số công trình, tài liệu được công
bố như:
Cuốn sách: “Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số
nước trên thế giới” của Tiến sĩ Bùi Đại Dũng (2007), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
nội, đã đưa ra khung lý thuyết về tài chính và NSNN. Đó là những vấn đề về quản lý tài
chính, NSNN; đặc điểm, vai trò, bản chất kinh tế của NSNN và chi NSNN; cách phân loại chi
NSNN, nhân tố ảnh hưởng đến thu, chi NSNN,
Một số luận văn thạc sỹ kinh tế nghiên cứu về quản lý NSNN nói chung, quản lý chi
NSNN nói riêng, điển hình như :
Luận văn thạc sĩ: “Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại các tỉnh Đồng
bằng Sông Hồng” của tác giả Trần Quốc Vinh (2009), Học viện Hành chính. Đề tài
nghiên cứu chủ yếu đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý chi NSNN ở các tỉnh Đồng
bằng sông Hồng.
Luận văn thạc sĩ (2008): “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN Việt Nam (lấy ví dụ tại KBNN tỉnh Nam Định” của Vũ Văn Yên, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà nội. Đề tài nghiên cứu đưa ra các nhóm giải pháp để hoàn thiện cơ
chế kiểm soát chi ở tỉnh Nam Định.
Luận văn thạc sỹ kinh tế (2012): “Kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc tỉnh Hà Tĩnh” của
tác giả Nguyễn Thị Hải Vân, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn phân tích và đánh giá
thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại địa phương.
Một số công trình khoa học nghiên cứu quản lý thu, chi ngân sách, điển hình như:
Đề tài: “Hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” của tác giả Dương
Đức Quân, Sở Tài chính Ninh Bình, năm 2004. Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm quản lý
thu, chi NSNN trên địa bàn.
Đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”

của KBNN Hoa Lư, năm 2009. Là một cán bộ tại Kho bạc cơ sở, trên cơ sở phân tích
những bất cập trong công tác, tác giả đề tài đã đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý NSNN trên địa bàn huyện Hoa Lư, Ninh Bình.
Đề tài: Nâng cao hiệu quả giao quyền tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công
lập trên địa bàn do địa phương quản lý” do Vũ Xuân Hiệp - Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình
làm chủ nhiệm đề tài, năm 2010. Đề tài nghiên cứu những giải pháp để nâng cao hiệu quả
về tự chủ tài chính đối với các đơn vị công lập ở tỉnh Ninh Bình.
Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách tỉnh Ninh Bình” của Đỗ Thị
Xuân, KBNN Hoa Lư, năm 2011. Đề tài nêu các biện pháp quản lý thu, chi NSNN trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là
vấn đề có tính cấp thiết đối với chi NSNN, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN,
nhưng hầu hết các đề tài đều nghiên cứu từ cách tiếp cận các nghiệp vụ tài chính, chưa có đề
tài nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại
KBNN Ninh Bình, đặc biệt nghiên cứu đề tài theo cách tiếp cận của khoa học kinh tế chính
trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường
xuyên NSNN của KBNN cấp tỉnh; phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên
NSNN của KBNN Ninh Bình từ khi có Luật NSNN đặc biệt là giai đoạn từ 2008 - 2013; từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN
Ninh Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về NSNN nói chung, chi
NSNN và quản lý chi thường xuyên NSNN của KBNN nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại KBNN
Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, những hạn chế cần khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên
NSNN tại KBNN Ninh Bình đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành

NSNN, phù hợp với quá trình cải cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ
quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi thường xuyên NSNN ở KBNN Ninh
Bình theo cách tiếp cận khoa học kinh tế chính trị. Vấn đề nghiên cứu gắn với các công cụ, cơ
chế, chính sách của Nhà nước, của Bộ Tài chính, của KBNN trong quá trình quản lý, kiểm
soát các khoản chi thường xuyên NSNN của KBNN Ninh Bình. Bằng các tác động kinh tế, xã
hội tới công tác quản lý chi thường xuyên NSNN, công tác này có những đóng góp quan trọng
trong việc sử dụng NSNN và trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: Quản lý chi NSNN do nhiều cơ quan, chủ thể khác nhau thực
hiện và gồm nhiều nội dung khác nhau như: chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên và
các khoản chi khác. Luận văn này không nghiên cứu tất cả các chủ thể và công tác quản lý tất
cả các khoản chi, mà chỉ nghiên cứu công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN do KBNN
Ninh Bình thực hiện.
* Phạm vi thời gian: nghiên cứu công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN
Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2013, tầm nhìn đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phép biện chứng và quan điểm lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương
pháp thống kê trong nghiên cứu và trình bày nội dung đề tài.
Phương pháp logic được sử dụng trong toàn luận văn, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa
lý thuyết với phân tích thực tiễn, mối quan hệ giữa vấn đề được đặt ra và giải quyết các vấn
đề. Đặc biệt phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong chương 2: phân tích, đánh
giá công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Ninh Bình. Phương pháp
lịch sử, phương pháp thống kê cũng được sử dụng trong việc giải quyết các nhiệm vụ của
chương 2.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn sử dụng các công cụ phân tích kinh tế

như: mô hình kinh tế, biểu đồ, đồ thị, số liệu và chỉ số để phân tích và minh họa các nội
dung.
6. Những đóng góp của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường
xuyên NSNN của KBNN nói riêng.
- Phân tích, đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động
kiểm soát chi thường xuyên NSNN ở KBNN Ninh Bình.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi thường xuyên
NSNN ở KBNN Ninh Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi NSNN của KBNN cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Ninh Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên
NSNN ở KBNN Ninh Bình

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Hải An (2010), “Vai trò của KBNN Bắc Ninh đối với phát triển kinh tế
xã hội”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 5.
2. Lê Hải Bình (2009), “Kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Thanh Hóa”, Tạp
chí Tài chính, số 3.
3. Bộ Tài chính, Văn bản pháp quy, Tập 9.
4. Bộ Tài chính, Văn bản pháp quy, Tập 10.
5. Bộ Tài chính, Văn bản pháp quy, Tập 11.
6. Bộ Tài chính, “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, Quyết định số 362/QĐ-
BTC ngày 11/02/2010.

7. Bộ Tài chính, “Hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi Ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước”, Thông tư số 113/2008/TT-BTC
ngày27/11/2008.
8. Bộ Tài chính, “Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày
02/10/2012.
9. Bộ Tài chính, Quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc
Nhà nước, Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011.
10. Bộ Tài chính, Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-
xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-
nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày
26/4/2012.
11. Chính phủ (2007), Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, Quyết định số
138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007.
12. Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước,
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003.
13. Chính phủ, Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và
kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Nghị định
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005.
14. Chính phủ (2005), Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công
lập, Nghị định 43/2005/NĐ-CP ngày 25/04/2006.
15. Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia;
kho bạc nhà nước, Nghị định số 192/2003/NĐ-CP ngày 21/11/2013.
16. Chi cục Thống kê Ninh Bình (2012), Niên giám thống kê Ninh Bình, NXB
Thống kê.
17. Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị
đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Bùi Đại Dũng (2007), Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới tác động của vấn đề
nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Học viện Tài chính (2002), Quản lý tài chính Nhà nước, Giáo trình, NXB Tài
chính, Hà Nội.
21. Học viện Tài chính (2005), Quản lý tài chính công, Giáo trình, NXB Tài chính,
Hà Nội.
22. Học viện Tài chính (2005), Lý thuyết tài chính, Giáo trình, NXB Tài chính, Hà
Nội năm 2005.
23. Vũ Xuân Hiệp (2010), Nâng cao hiệu quả giao quyền tự chủ tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn do địa phương quản lý”, Sở Tài chính
Ninh Bình.
24. KBNN, KBNN Việt Nam 20 năm xây dựng và phát triển, Hà nội, tháng 3 năm
2010.
25. KBNN, “Hướng dẫn thực hiện Thông tư số 113/2008/TT-BTC về quản lý, kiểm
soát cam kết chi NSNN qua KBNN”, Công văn số 507/KBNN-THPC ngày
22/3/2013.
26. KBNN Hoa Lư (2009), “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình” Đề tài cấp ngành KBNN.
27. KBNN Ninh Bình (2012), Quyết toán chi ngân sách Nhà nước năm 2008-2013,
Báo cáo hàng năm.
28. KBNN Ninh Bình, Tổng kết hoạt động KBNN Ninh Bình năm 2008 - 2013, Báo
cáo hàng năm.
29. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước, số 01/2002/QH11.
30. Dương Đức Quân (2004), “Hoàn thiện quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình” Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh Ninh Bình.
31. Vũ Cao Sơn, Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Bình Định,
Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính.
32. Thủ tướng Chính, về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Chỉ thị số

20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007.
33. Thủ tướng Chính phủ, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, số 108/2009/QĐ-TTg ngày
26/8/2009
34. Tổng Giám đốc KBNN, Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi
thường xuyên NSNN qua KBNN, Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày
24/11/2009
35. Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia của KBNN (số ra hàng tháng).
36. Nguyễn Thị Hải Vân (2012), Kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc tỉnh Hà Tĩnh,
Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
37. Trần Quốc Vinh (2009), Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước tại các
tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, Luận văn thạc sỹ, Học viện Hành chính.
38. Đỗ Thị Xuân ( 2011), Nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách tỉnh Ninh
Bình,Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh Ninh Bình.
39. Vũ Văn Yên (2008), Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam (Lấy ví dụ tại Kho bạc Nhà nước
tỉnh Nam Định), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội.
Website:
. http:// www.mof.gov.vn
. http:// www.neu.edu.vn
. http:// www.vnu.edu.vn
. http:// www.vst.gov.vn



×