Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.01 KB, 9 trang )

Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm
nghèo ở Lạng Sơn

Tạ Đức Thanh

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Hệ thống hóa lý luận về xóa đói, giảm nghèo và về vai trò của Nhà nước trong
hoạt động xóa đói giảm nghèo. Phân tích, đánh giá thực trạng về vai trò Nhà nước trong
hoạt động xóa đói giảm nghèo tại Lạng Sơn. Đề xuất và luận cứ có cơ sở khoa học về giải
pháp nhằm nâng cao vai trò Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.

Keywords: Xóa đói giảm nghèo; Chính sách kinh tế; Nhà nước; Lạng Sơn


Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam được thực hiện từ nhiều
năm qua, đặc biệt là Chiến lược phát triển toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo
phê duyệt tháng 5/2002, được coi là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam trong giai đoạn (2001-2010) và kế hoạch 5 năm (2001-2005), được tổ chức triển khai
và thực hiện đã mang lại cho đồng bào ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam những công trình cơ
sở hạ tầng thiết yếu, cải thiện một phần đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần tích cực
giảm tỷ lệ đói nghèo, nâng cao niềm tin của đồng bào vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà
nước.
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà chương trình mang lại cũng còn những vấn đề tồn tại,
đó là hệ thống chính sách, chương trình, cơ chế về xóa đói giảm nghèo, việc tổ chức thực hiện, công


tác kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với điều kiện vị trí địa lý, phong tục
tập quán của đại đa số đồng bào đang sinh sống nơi đây. Khối lượng vốn giành cho Chương trình
xóa đói giảm nghèo còn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi, vấn đề đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng
nhiều nơi còn chưa thực sự mang lại hiệu quả, đầu tư còn tràn lan, lãng phí, thất thoát Một trong
những nguyên nhân của sự bất cập đó là do vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm
nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung và ở Lạng Sơn nói riêng chưa thực sự được
phát huy. Điều đó cho thấy cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói
giảm nghèo để chương trình thực sự có hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nơi đây.
Để góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước
trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn mang lại hiệu quả thiết thực, đạt được mục tiêu
mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao vai trò Nhà nước trong xóa
đói giảm nghèo ở Lạng Sơn” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Nhà nước có vai trò gì trong hoạt động xóa đói giảm
nghèo và giải pháp nào cho việc nâng cao vai trò của nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm
nghèo ở Lạng Sơn?
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam là vấn đề được Đảng, Nhà nước
và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Từ đầu
những năm 90 của thế kỷ XX đến nay đã có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài
viết liên quan đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo được công bố, đáng chú ý là các công trình sau:
- Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, (2004), “Chính sách đất đai
cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”, Nxb. Văn hóa- Thông tin.
- Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 với chủ đề “Nghèo” đã đánh giá những thành
tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, tồn tại và hạn chế trong cách xách định
chuẩn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, các tiêu chí sử dụng để xác định mức nghèo
- Báo cáo phát triển Việt Nam hàng năm đều có đánh giá về hoạt động xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam và chỉ ra các thách thức phát triển.
- TS. Lê Xuân Bá (cùng tập thể tác giả) (2001), “Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở
Việt Nam”, Nxb. Nông nghiệp.
- Cuốn sách “Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện” do PGS-TS

Trần Đình Hoan chủ biên (nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 1996) đã đưa ra những luận cứ khoa
học để nghiên cứu đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý, trong đó có chính sách về xóa
đói giảm nghèo.
- Vũ Minh Cường (2003), “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm
nghèo ở tỉnh Hà Giang”, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Trần Đình Đàn (2002), “Những giải pháp kinh tế- xã hội chủ yếu nhằm xóa đói giảm
nghèo ở Hà Tĩnh”, Luận án tiến sỹ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
- Hoàng Thị Hiền (2005), “Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người tỉnh
Hòa Bình- Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
- Thái Văn Hoạt (2007), “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
- Năm 2007, Trung tâm thông tin và dự báo quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xuất
bản cuốn sách “Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - Thành tựu, thách thức và giải
pháp”, đói nghèo, thành tựu công cuộc xóa đói giảm nghèo và đưa ra những giải pháp cụ thể để
đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
- Mai Sơn (2008), “Hoàn thiện chính sách xã hội nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng đề cập đến chính sách xóa
đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về vấn đề xóa đói, giảm nghèo như: TS. Đàm
Hữu Đắc, “Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Lao động
và Xã hội, số 272, tháng 10/2005; TS.Nguyễn Hải Hữu, “Hướng tới giảm nghèo toàn diện, bền
vững, công bằng và hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, số 9, tháng 5/2006,
Đồng thời, còn nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở
nhiều khía cạch khác nhau. Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về đói nghèo và xóa
đói, giảm nghèo ở Việt Nam là rất phong phú. Thành quả của những công trình đã cung cấp
những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng, triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo

trên toàn quốc và từng địa phương.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập và cụ thể về vai trò của
nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở địa phương Lạng Sơn. Đó chính là lý do tác giả
luận văn chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao vai trò Nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở
Lạng Sơn”.
Trên thực tế, kinh nghiệm các nước cho thấy sự thiếu vắng vai trò của Nhà nước đặc biệt
có hại đối với người nghèo, cộng đồng nghèo; vì người nghèo không tự bảo vệ được các quyền
của mình, hơn nữa trong thành quả chung của tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, Nhà
nước có vai trò nòng cốt và có trách nhiệm thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ
chức chính trị, kinh tế, xã hội.
Biết rằng, để thoát nghèo thì trước tiên đó là việc của người nghèo, Nhà nước không dùng
biện pháp cứu trợ đơn thuần, sẽ dẫn đến sự ỷ lại của người nghèo. Phải để người nghèo tự khơi dậy
tiềm năng của mình, ý thức vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, để người nghèo nhận thức được vấn đề
nghèo đói và có ý thức tự vươn lên thoát nghèo thì trước tiên cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích: Vận dụng lý luận về vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm
nghèo để đánh giá những thành công cũng như những hạn chế về vai trò Nhà nước trong hoạt
động xóa đói giảm nghèo tại Lạng Sơn. Từ đó đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học và có
tính khả thi nhằm nâng cao vai trò Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn
một cách hiệu quả.
*Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa lý luận về xóa đói, giảm nghèo và về vai trò của Nhà nước trong hoạt
động xóa đói giảm nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về vai trò Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo
tại Lạng Sơn.
- Đề xuất và luận cứ có cơ sở khoa học về giải pháp nhằm nâng cao vai trò Nhà nước
trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo.
*Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Vai trò của các cấp chính quyền địa phương ở Lạng Sơn.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2001, nhưng chủ yếu từ 2006 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả luận văn kế thừa các công trình đã nghiên cứu để hệ thống hóa lý luận về xóa
đói giảm nghèo và khái quát thực tiễn xóa đói giảm nghèo
ở Việt Nam.
- Luận văn sử dụng các số liệu của Chi cục thống kê Lạng Sơn, các Báo cáo thường kỳ
của Sở lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn để phân tích, đánh giá thực trạng công
tác xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.
- Trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân về vai trò của nhà nước ở Lạng
Sơn, kết hợp với việc dự báo tình hình mới, luận văn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao vai trò của nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn làm rõ hơn lý luận và thực tiễn Việt Nam về đói nghèo, xóa đói giảm nghèo
và vai trò của nhà nước trong XĐGN.
- Nhận diện rõ vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.
- Đưa ra những đề xuất, những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước
trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu
thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói
giảm nghèo.
Chương 2: Thực trạng vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng
Sơn.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao vai trò Nhà nước trong hoạt
động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn.


References

1. Lê Minh Anh (2006), Vấn đề nghèo đói của người Khơ Mú ở bản Cha, xã Chiềng Lương,
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tạp chí Dân tộc học, số 2(140), tr. 45-49.
2. Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
3. Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2007), Tài liệu hướng dẫn cơ chế quản lý các chính sách dân tộc,
Lạng Sơn.
4. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004, 2007, 2008, 2009.
5. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (2008), Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
6. Bộ Chính trị (2007) Nghị quyết 37-NQ/T.Ư về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo
đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê nin, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, thành tựu
thách thức và giải pháp, Hà Nội.
9. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2008), Báo cáo bối cảnh kinh tế thế giới và dự báo kinh tế vĩ mô năm
2009, Hà Nội.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng
Chiến lược phát triển thời kỳ 2011-2020, Hà nội.
11. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2008), Thông tư số 30/2008/TT-BLĐTBXH ngày
9/12/2008 hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo ở các cấp địa phương, Hà Nội.
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Thông tư số 56/2003/TT-BNN ngày
49/4/2003 hướng dẫn thực hiện các dự án thuộc Chương trình xóa đói giảm nghèo và
việc làm do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo, Hà Nội.
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Thông tư số 78/2007/TT-BNN ngày
11/9/2007 hướng dẫn thực hiện dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản
xuất, phát triển ngành nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn
2006 - 2010, Hà Nội.
14. Chính phủ (2002), Chiến lược phát triển toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm

nghèo, Hà Nội.
15. Lê Trọng Cúc, Chu Hải Quý (2002), Phát triển bền vững miền núi Việt Nam, 10 năm nhìn lại và
những vấn đề đặt ra, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn (2007), Niên giám thông kê tỉnh Lạng Sơn 2007, Lạng Sơn.
17. Mai Ngọc Cường (2006), "Chính sách xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay: Thực trạng
và khuyến nghị", Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 111, tr. 3-7.
18. Vũ Minh Cường (2003), “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo
ở tỉnh Hà Giang”, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh
19. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIV, Lạng
Sơn.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản toàn quốc lần
thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
23. Trần Đình Đàn (2002), “Những giải pháp kinh tế- xã hội chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo
ở Hà Tĩnh”, Luận án tiến sỹ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh
24. Nguyễn Đình Hòa (2008), "Phát triển du lịch công đồng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam”,
Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 136, tr. 7-10.
25. Nguyễn Đình Hòa (2009), "Chuyển dịch giàu, nghèo hộ gia đình Việt Nam", Tạp chí Kinh tế
và phát triển, số 140, tr. 17-21.
26. Hoàng Thị Hiền (2005), “Xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa
Bình- Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh
27. Thái Văn Hoạt (2007), “Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong
giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh.

28. Trần Đình Hoan (1996), Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội.
29. Trần Thị Hằng (2000), Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay,
Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc Gia Hồ Chí Minh.
30. Nguyễn Hải Hữu (2008), Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân
tộc thiểu số, www.molisa.gov.vn.
31. Phạm Gia Khiêm (2006), Xóa đói giảm nghèo ở nước ta - thành tựu, thách thức và giải pháp,
Tạp chí Cộng sản, số 99, tr. 4-9 Hà Nội.
32. Kho bạc nhà nước Lạng Sơn (2008), Báo cáo thực hiện chương trình 135 (2001-2008), Lạng
Sơn.
33. Phạm Văn Khôi (2006), Nhận diện đói nghèo theo tiêu chí mới ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế
và phát triển, số 111, tr. 8-12.
34. Niên giám Thời báo kinh tế Việt Nam 2009 - 2010.
35. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lạng Sơn (2008), Báo cáo tổng kết công tác 5 năm (2003-
2007), Lạng Sơn.
36. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008,
Lạng Sơn.
37. Nguyễn Viết Nguyên (2005), Vai trò của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong chiến lược
phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo, www.nea.gov.vn/QTMT/Baocao/tailieu.
38. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lạng Sơn (2006), Báo cáo đánh giá sơ kết thực hiện nghị quyết số 15 ngày
21/7/2001 của HĐND tỉnh vầ thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2001 - 2005, Lạng Sơn.
39. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lạng Sơn (2009), Báo cáo đánh giá sơ kết 3 năm (2006 - 2008) thực
hiện mục tiêu Chương trình giảm nghèo tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010, Lạng Sơn.
40. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lạng Sơn (2010), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU
ngày 12/7/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về đẩy mạnh công tác Xóa
đói giảm nghèo giai đoạn giai đoạn 2006 - 2010, Lạng Sơn
41. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn (2009), Báo cáo kết quả thực hiện
chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2008, Lạng sơn.
42. Lê Du Phong (cùng tập thể tác giả, 2000), Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các

nước và Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
43. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết Định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 Phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.
44. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg ngày 25/01/2008 về việc tăng
cường chỉ đạo thực hiện các Chương trình giảm nghèo, Hà Nội.
45. Vương Xuân Tình (2007), Hướng sử dụng đất với xóa đói giảm nghèo của các dân tộc thiểu
số ở miền núi Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, số 2(146), tr. 5-19.
46. UBND tỉnh Lạng Sơn (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lạng Sơn
đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, Lạng Sơn.
47. UBND tỉnh Lạng Sơn (2006), Tài liệu tập huấn cán bộ xóa đói giảm nghèo, Lạng Sơn.
48. Ủy ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn (2008), Sổ tay hướng dẫn quản lý tài chính cho các chủ đầu
tư thực hiện dự án Chương trình 135 giai đoạn 2, Lạng Sơn.
49. Văn phòng Chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo (1993), Báo cáo tại hội nghị chống
đói nghèo, Băng Cốc.

×