Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.95 KB, 5 trang )



Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực
kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Lê Thị Vân Liêm


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai
Năm bảo vệ: 2007


Abstract: Giới thiệu một số vấn đề chung về các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt
Nam. Trình bày thực trạng phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam
như: sự gia tăng về số lượng, cơ cấu, quy mô, sự phân bố các loại hình doanh nghiệp tư
nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư
nhân ở Việt Nam. Đưa ra định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập: đào tạo nguồn nhân lực, phát triển loại hình công ty cổ phần, nâng cao
năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong khu vực, nâng cao vai trò của các tổ
chức Hiệp hội doanh nghiệp

Keywords: Cơ cấu kinh tế; Doanh Nghiệp; Kinh tế tư nhân; Kinh tế Việt Nam


Content

1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được tiến hành từ Đại hội Đảng VI (T12/1986) bằng việc


chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đây là sự chuyển biến có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với sự phát triển của đất nước, phù hợp với quy luật phát triển khách quan, đáp ứng yêu cầu
của xã hội và thời đại. Từ đó vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một
yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam. Kinh tế tư nhân với các loại hình doanh nghiệp khác nhau
ngày càng trở thành bộ phận quan trọng quyết định sự lớn mạnh của nền kinh tế
Hiện nay, hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu của thời đại. Việt Nam đã và đang
tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn diện, cho đến nay Việt Nam đã gia


nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN); Khu vực mậu dịch tự do AFTA của
ASEAN; Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC); Đã ký hiệp định với EU;
Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Hội nhập mang lại cả những cơ hội và thách thức cho mọi nền kinh tế. Để vận dụng các cơ
hội do hội nhập mang lại thì bản thân quốc gia tham gia phải có được một nền kinh tế phát triển
năng động và bền vững. Các doanh nghiệp chính là lực lượng chủ đạo làm ra của cải vật chất,
quyết định sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, ngoài các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài thì các loại hình doanh nghiệp tư nhân góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của đất
nước.
Đại hội Đảng lần thứ VI là một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển kinh tế ở
nước ta. Đại hội Đảng VI đã xác định nền kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi lực lượng
sản xuất, cải tiến cơ chế quản lý kinh tế và những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Việc phát
triển khu vực kinh tế tư nhân là tất yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giải phóng mọi lực
lượng sản xuất nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo dân giàu, nước mạnh.
Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam
thời gian qua đã góp phần không nhỏ tới sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, giải quyết việc
làm, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã xác định "trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập
thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế

tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là
lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường
và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai
trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế"
Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và
hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Các loại hình doanh nghiệp tư nhân
thường là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, trình độ công nghệ quản lý còn hạn chế,
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân còn ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp tư nhân
còn kém hiểu biết về pháp luật, chính sách.


Nhận thấy tầm quan trọng của các loại hình doanh nghiệp tư nhân đối với công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu đề tài "Phát triển các loại hình doanh
nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam”. Mục tiêu của luận văn là khẳng định tầm quan
trọng của các loại hình doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế quốc dân, phân tích những điểm
thành công và chưa thành công của Việt Nam trong việc phát triển các loại hình doanh nghiệp
này qua đó nêu ra một vài giải pháp cho thời gian tới
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu khu vực kinh tế tư nhân là một vấn đề hấp dẫn, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước
quan tâm. Trong đó có một số tác giả như:
- GS.TS Hồ Văn Vĩnh - Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở
nước ta hiện nay, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2003. Nội dung đề cập đến vị trí
vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần; vấn đề quản lý Nhà nước đối với
kinh tế tư nhân; thực trạng kinh tế tư nhân ở nước ta; phương hướng, giải pháp và chiến lược
phát triển kinh tế tư nhân trong tình hình hiện nay.
- PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai - Kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập, Nhà xuất bản

thế giới, Hà Nội năm 2005. Tác giả đưa ra một cách nhìn khách quan về kinh tế tư nhân với cả
những ưu thế và hạn chế vốn có của nó; phân tích đánh giá vai trò của khu vực kinh tế tư nhân
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Lê Khắc Triết - Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam. Thực trạng và giải
pháp. Nhà xuất bản Lao động - Hà Nội 2005. Nội dung đưa ra thực trạng của kinh tế tư nhân
Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở
Việt Nam, để từ đó có đánh giá so sánh và chỉ ra xu hướng phát triển của mọi loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày nay thì chưa có nghiên cứu cụ thể nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích: góp phần làm rõ cơ sở lý luận chung và thực tiễn đối với sự phát triển của
khu vực kinh tế tư nhân nói chung và phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân nói riêng.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hoá lý luận về sự phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân
+ Phân tích thực trạng phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt
Nam
+ Đưa ra giải pháp, chiến lược phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam: Công
ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở
Việt Nam từ năm 1990 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, việc nghiên cứu áp dụng theo phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thông qua thống kê, phân tích, đối chiếu và so
sánh để tổng hợp và dự báo từ đó rút ra những giải pháp tối ưu.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

- Làm rõ thực trạng hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất những khuyến nghị nhằm phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt
Nam trong giai đoạn Việt Nam đã gia nhập WTO.
7. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, gồm có 3 chương:
Chương1: Một số vấn đề chung về các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển các loại hình doanh nghiệp tư
nhân ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập.





References

1. TS. Trần Ngọc Bút (2002) “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia
2. GS.TS KH. Lương Xuân Quỳ (2002) “Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ
nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
3. PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005) “Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập”.
Nhà xuất bản Thế giới
4. PGS Mai Tết - Nguyễn Văn Tuất và Th.s Đặng Danh Lợi (2006) “Sự vận động, phát triển
của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”. Nhà


xuất bản Chính trị quốc gia
5. GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2003) “Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư
nhân ở nước ta hiện nay”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

6. Phương Hữu Việt (2002). “Phát triển các thành phần kinh tế ngoài kinh tế Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”. Luận án tiến sỹ
Kinh tế
7. Viện thông tin khoa học- xã hội (2003) “Kinh tế tư nhân trong giai đoạn toàn cầu hoá
hiện nay”. Nhà xuất bản khoa học- xã hội.
8. “Việt Nam hướng tới 2010” (2001). (tập 1- 2). Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia
9. Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm 2001- 2003 (2003). Nhà xuất bản thống kê
10. Niên giám thống kê năm 2004, 2005, 2006. Nhà xuất bản thống kê
11.Văn kiện Đại hội Đảng VI đến Đại hội Đảng X. Nhà xuất bản Chính trị QG
11. Tạp chí Kinh tế và phát triển các số năm 2004 đến năm 2007
12. Tạp chí Cộng sản các số năm 2004 đến năm 2007
13. Con số và sự kiện các số năm 2004 đến năm 2007
14. Tạp chí Lý luận Chính trị các số năm 2004 đến năm 2007

×