Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.89 KB, 5 trang )

Phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình



Đoàn Ngọc Phương


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Phát triển nông nghiệp; Phát triển bền vững; Nông nghiệp; Quảng Bình

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu cho con người. Trên thực tế phần lớn các sản
phẩm chế tạo có thể thay thế nhưng không có sản phẩm nào có thể thay thế lương thực. Do đó nước
nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của mình. Nông nghiệp cung cấp nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Nông nghiệp
không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong nước và ngoài nước mà còn
cung cấp cung cấp các yếu tố sản xuất như lao động và vốn cho các khu vực kinh tế khác.
Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ở bất cứ
nước nào, sản xuất nông nghiệp cũng gắn liền với việc sử dụng và quản lý các tài nguyên thiên nhiên
như đất, nước, rừng, thực vật, động vật và không khí.
Một nền nông nghiệp phát triển ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên còn phải góp
phần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chống giảm cấp về nguồn lực và mất
đa dạng sinh học. Hay nói cách khác, nông nghiệp là ngành sản xuất có khả năng tái tạo tự
nhiên. Đó là yếu tố cơ bản cho sự phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững. Tuy
nhiên, các thách thức trong phát triển nông nghiệp bao gồm: sự nghèo đói vẫn tồn tại, sự suy


giảm về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, áp lực về dân số, sử dụng quá mức các chất hoá
học đang là vấn đề được đặt ra.
Xuất phát từ những vấn đề trên, cách tiếp cận mới về phát triển nông nghiệp được hình
thành đó là phát triển nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp về
mặt kinh tế bảo đảm được hiệu quả lâu dài cho cả tương lai; về mặt xã hội không làm gay gắt sự
phân hoá giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ phận lớn nông dân, không gây ra những tệ nạn xã hội
nghiêm trọng; về mặt tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy
thoái và huỷ hoại môi trường.
Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ. Những năm đầu tái lập tỉnh, Quảng
Bình phải đối mặt với nhiều khó khăn: Kinh tế chậm phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật quá nghèo nàn, lạc hậu; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra; tổ
chức bộ máy và cán bộ các cấp vừa thiếu, vừa yếu; đời sống hầu hết nhân dân rất khó khăn.
Kinh tế thuần nông, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp cao 79,6%, (cơ cấu nông - lâm - thủy
sản chiếm tỷ trọng 47,7%; công nghiệp - xây dựng 16,6%; dịch vụ 35,7%); thu nhập bình quân
đầu người thấp, chỉ 21,7 USD; sản lượng lương thực 91.831 tấn; năng suất lúa đạt 19,1 tạ/ha.
Lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, khoa học công nghệ đang còn kém phát triển…
Ý thức sâu sắc về những thách thức, cũng như thời cơ của một tỉnh mới, kế thư
̀
a va
̀
pha
́
t
huy truyền thống l ịch sử, cách mạng của quê hương, Quảng Bình đã đoa
̀
n kết, năng đô
̣
ng, sáng
tạo, từng bước tháo gỡ, khắc phục khó khăn, ổn định các hoạt động; tích cực tìm tòi, học hỏi,
đúc rút kinh nghiệm và tranh thủ mọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, nhằm khai thác có

hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển. Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở Quảng Bình vẫn còn nhiều bất cập, đó là:
Về kinh tế: Nông nghiệp tăng trưởng thiếu bền vững và khả năng rủi ro còn cao. Cơ sở
đảm bảo cho tăng trưởng bền vững và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất còn rất hạn chế, thể hiện:
Hệ thống các công trình thuỷ lợi còn yếu kém; giá cả một số vật tư nhập khẩu cho nông nghiệp
thường xuyên thay đổi, làm tăng chi phí các yếu tố đầu vào, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất nhiều
loại hàng hoá nông sản; thị trường tiêu thụ nông sản khó khăn và không ổn định; tín dụng cho
nông dân mới chỉ đáp ứng ở mức thấp so với nhu cầu.
Về môi trường: Tình trạng khai thác và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên,
không có biện pháp bảo vệ tái tạo làm cho tài nguyên phục vụ cho sản xuất đang tiếp tục suy
giảm nhanh; tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng diễn ra trên diện rộng, nhất là quá trình
đô thị hóa đang tăng lên nhanh chóng đã kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm, ô
nhiễm nguồn nước mặt.
Về xã hội: Tính bền vững trong xoá đói giảm nghèo ở nông thôn chưa cao, một bộ phận dân
cư có nguy cơ tái nghèo đói. Nông dân không có hoặc thiếu đất sản xuất; lao động dư thừa, đặc biệt
lao động ở nông thôn chưa được đào tạo tay nghề.
Những bật cập trên cho thấy quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình
cần được phân tích, đánh giá một cách cụ thể, để từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm đạt
tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình một cách hiệu quả.
Đề tài: "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình" được tác giả lựa chọn làm
đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Quảng Bình phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững như thế nào? Những gì là thành công, hạn chế trong quá trình phát triển và nguyên nhân
của nó? Giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững, đề tài hướng tới
việc đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững nông nghiệp trong thời gian
tới.Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình
trong những năm qua, luận văn đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp bền vững ở

Quảng Bình trong những năm tới.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững và rút ra bài học kinh
nghiệm cho Quảng Bình.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình trong
thời gian qua, chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của tình hình trên
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình
trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông nghiệpphát triển bền vững ở Quảng Bình: tập
trung chủ yếu vào nông nghiệp theo nghĩa hẹp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) cùng các nhân tố
ảnh hưởng, gắn với bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi địa bàn nông nghiệp
của tỉnh Quảng Bình.
*Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề từ năm 2005 đến năm 2013, tầm nhìn
đến năm 2020.
4. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp về khoa học trên một số nội dung sau:
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững.
- Đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Quảng Bình, phát
hiện những bất cập và nguyên nhân của tình hình.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng
Bình.
5. Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về phát triển nông
nghiệp bền vững
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình
Chương 4: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh
Quảng Bình


References
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 2005. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 2005. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
3. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, 2007. Việt Nam – WTO, những cam kết liên quan
đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Tài liệu hỏi – đáp phục vụ học tập
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X. Hà Nội: NXB Chính
trị Quốc gia – Sự thât.
4. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2002.
Con đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Hà Nội: NXB
Chính trị quốc gia.
5. Nguyễn Văn Bích, 2007. Nông nghiệp, nông thôn Việt nam sau hai mươi năm đổi mới
– Quá khứ và hiện tại. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
6. Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 2010. Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO.Hà Nội.
7. Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường, 1997. Một số vấn đề về thực trạng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế (ngành, vùng, thành phần) trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước KHXH 02. Hội thảo khoa học lần thứ nhất.
8. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, 2005. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo 2006-2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

9. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2005. Báo cáo khoa học và công nghệ nông
nghiệp 20 năm đổi mới, trọn bộ 07 tập. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
10. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2007. Báo cáo thường niên ngành nông
nghiệp Việt Nam 2007 và triển vọng 2008. Hà Nội.
11. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2007. Phát triển nông nghiệp và nông thôn
trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
12. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2008. Đề án nông nghiệp, nông dân và
nông thôn. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
13. Trần Ngọc Bút, 2002. Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nữa cuối thế kỷ XX và
một số định hướng đến năm 2010. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
14. Trần Thị Minh Châu, 2007. Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Hà
Nội: NXB Chính trị quốc gia.
15. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Hà Nội:
Nhà xuất bản Thống kê.
16. Cục Thống kê, 2005. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình. Hà Nội: Nxb Thống kê.
17. Cục Thống kê, 2008. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình. Hà Nội: Nxb Thống kê.
18. Cục Thống kê, 2010. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình. Hà Nội: Nxb Thống kê.
19. Cục Thống kê, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình. Hà Nội: Nxb Thống kê.
20. Vũ Thị Dậu, 2012. Lý thuyết kinh tế của K. Mark. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
21. Phạm văn Dũng , 2012. Kinh tế chính trị đại cương. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
22. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2005. Nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ XIII.
23. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2010. Nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ XIV.
24. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVI, 2012. Kỷ yếu kỳ họp thứ nhất đến kỳ
họp thứ 4, Lưu hành nội bộ tháng 12/2012.Quảng Bình.
25. Hội Kinh tế Việt Nam, 2012. Kinh tế 2011 – 2012 Việt Nam và Thế giới. Tạp chí
Thời báo kinh tế Việt Nam, số 14, trang 10-13.
26. Bùi Chí Hữu, 2010. Bàn về chuyển dịch và sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình
công nghiệp hóa ở nước ta. Tạp chí cộng sản, số 814, trang 25-29.

27. Nguyễn Thị Hồng Phấn, 2003. Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong thời ký 1986 –
2000. Hội thảo chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế - Thực trạng vấn đề và
phương hướng. Hà Nội ngày 8/6/2003.
28. Lê Quang Phi, 2007. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn trong thời kỳ mới. Hà Nội : NXB Chính trị quốc gia - sự thật.
29. Tô Huy Rứa, 2008. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới ở Việt Nam -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Tạp chí Cộng sản, số 794, trang 33-35
30. Sở Giao thông & Vận tải tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát
triển giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
31. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 05 năm 2010-2015
32. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2014. Kế hoạch triển khai đề án tái cơ cấu
lĩnh vực chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông lâm thủy sản giai đoạn 2014-
2020.
33. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử
dụng đất tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2020.
34. Đặng Kim Sơn, 2008. Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
trong quá trình công nghiệp hóa. Hà Nội : NXB Chính trị quốc gia.
35. Ngô Đức Thanh, 2010. Phát triển xuất khẩu nông sản theo hướng bền vững. Tạp chí
cộng sản điện tử, số 19, trang 211.
36. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030.
37. Nguyễn Kế Tuấn, 2006. Một số vấn đề phát triển nông nghiệp sạch và nông nghiệp
hữu cơ ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 104, trang 56-58.
38. Nguyễn Từ, 2010. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông
nghiệp Việt Nam. Hà Nội : NXB Chính trị quốc gia.
39. UBND tỉnh Quảng Bình, 2010. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quảng Bình.
40. UBND tỉnh Quảng Bình, 2011. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2011. Quảng

Bình.
41. UBND tỉnh Quảng Bình, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010-2013.
Quảng Bình.
42. UBND tỉnh Quảng Bình, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
tỉnh Quảng Bình. Quảng Bình.
43. UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020. Quảng Bình.
44. Viện nghiên cứu quản lý thị trường Trung ương, 2005. Ảnh hưởng của chính sách
nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững ở Việt Nam. Hà Nội : Nhà xuất
bản lao động – xã hội.
45. Mai Thị Thanh Xuân, 2005. Vấn đề xuất khẩu nông, lâm sản Việt Nam. Tạp chí
Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, số 38, trang 15-19.
46. Mai Thị Thanh Xuân và Ngô Đăng Thành, 2006. Phát triển công nghiệp chế biến
nông sản ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.





×