Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia và gợi ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.31 KB, 23 trang )

Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Malaysia và gợi ý chính sách cho
Việt Nam

Tô Hoàng Anh

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế TG và Quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Phân tích và làm rõ những nhân tố cấu thành môi trường đầu tư nói chung và
môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng. Nghiên cứu môi trường FDI ở
Malaysia và tác động của nó đến việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài,
nhìn nhận rõ vai trò của FDI trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích điểm
mạnh điểm yếu trong môi trường FDI của Malaysia để từ đó có những gợi ý chính sách
phù hợp với môi trường thu hút FDI của Việt Nam.

Keywords: Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nguồn vốn; Quan hệ quốc tế; FDI;
Malaixia


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức đối với các
nước đang phát triển, trong đó có vấn đề cạnh tranh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI có ý nghĩa quan trọng, cần thiết đối với các nước đang phát triển.
Nó chẳng những bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, mà còn tiếp
nhận được công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường… Vấn đề thu hút FDI trong bối


cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó môi trường thu hút FDI tại
mỗi quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc cạnh tranh thu hút FDI.
Với những điểm khá tương đồng về kinh tế, tiềm năng phát triển, Malaysia đã và đang trở
thành một mô hình đáng để chúng ta nghiên cứu và xem xét. Quy mô thu hút FDI của hai quốc
gia Việt Nam và Malaysia là khá giống nhau. Malaysia là trong những quốc gia đầu tư mạnh vào
Việt Nam (đứng thứ 15 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam). Nên việc
nghiên cứu về môi trường thu hút FDI của Malaysia để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam là cần thiết.
Xuất phát từ những ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn nội dung “Nghiên cứu môi trường đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và gợi ý chính sách cho Việt Nam”làm đề tài nghiên cứu
của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Về vấn đề nghiên cứu môi trường thu hút FDI của Malaysia cũng đã có một số công trình
nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, như sau:
2.1. Công trình nghiên cứu của các học giả quốc tế
Công trình nghiên cứu “Malaysia - tổng quan khung pháp lý trong đầu tư trực tiếp nước
ngoài “ của tác giả Arumugam Rajenthran trên Tạp chí Kinh tế và tài chính số 5/2002 do Viện
nghiên cứu Đông Nam Á – Singapore xuất bản tháng 10/2002. Công trình nghiên cứu về
“Thu hút FDI ở Malaysia và bối cảnh chính sách” của Rajah Rasiah and Chandran Govindaraju –
trường Đại học Columbia – 25/4 năm 2011. Công trình đã nghiên cứu chung về bối cảnh thu hút
FDI của Malaysia trong tình hình chung của thế giới, các cơ chế chính sách về FDI so với một số
quốc gia trong khu vực, nhận định về sự sụt giảm FDI của Malaysia, các phản ứng của Chính
phủ Malaysia. Công trình nghiên cứu tập trung chính vào các số liệu vĩ mô, một số đánh giá về
triển vọng và hiệu quả chính sách thu hút FDI, chưa có cái nhìn tổng quan về tất cả các yếu tố
của môi trường thu hút FDI của Malaysia.
Tác giả Yumiko Okamoto (1994) đã có bài nghiên cứu “Tác động của chính sách tự do
hóa thương mại và đầu tư đến chính sách kinh tế của Malaysia”, bài viết đã đề cập đến một số
chính sách về chuyển giao công nghệ, liên kết các ngành kinh tế được phản ánh đến năm 1995.
2.2 Công trình nghiên cứu của các học giả trong nước
Công trình nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Malaysia

– kinh nghiệm đối với Việt Nam” của Phùng Xuân Nhạ, được Nhà xuất bản thế giới phát hành
năm 2000 tại Hà Nội.
Công trình nghiên cứu của Đào Lê Minh và Trần Lan Hương trong “Kinh tế Malaysia”
được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2001 tại Hà Nội.
Luận án tiến sỹ kinh tế về vấn đề “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Malaysia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận
dụng vào Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Cơi năm 2005, đã đề cập tương đối toàn diện
các chính sách thu hút FDI của Malaysia, thông tin về chính sách và số liệu được cập nhật đến
năm 2005.
Một số nghiên cứu khác có liên quan đến chính sách thu hút FDI của Malaysia như:
Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003) trong “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái
Lan”; Phạm Xuân Dũng (2004) trong “Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam – thực trạng và giải
pháp”; Nguyễn Bích Đạt (2006) trong “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Nhìn chung chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổng thể môi trường thu hút FDI
của Malaysia giai đoạn 1998- 2011. Vì vậy, luận văn sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích
và đánh giá về việc cải thiện môi trường FDI của Malaysia để từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm và gợi ý chính sách phù hợp với Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua nghiên cứu và phân tích, đề tài đem tới cách nhìn khái quát và khách quan về
môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Malaysia. Từ những khía cạnh khác nhau của
các yếu tố trong môi trường FDI tại Malaysia, chúng ta đúc rút từ đó những điều thành công,
chưa thành công của Malaysia từ đó có những gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc cải
thiện môi trường FDI của mình.
3.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu
- Phân tích và làm rõ những nhân tố cấu thành môi trường đầu tư nói chung và môi
trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.
- Nghiên cứu môi trường FDI ở Malaysia và tác động của nó đến việc thu hút và sử dụng
nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhìn nhận rõ vai trò của FDI trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội, phân tích điểm mạnh điểm yếu trong môi trường FDI của Malaysia để từ đó có những gợi ý
chính sách phù hợp với môi trường thu hút FDI của Việt Nam.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là: Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu môi trường FDI của Malaysia giai đoạn
1998-2011, từ đó đưa ra các gợi ý về cơ chế chính sách đối với Việt Nam trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là phép biện chứng duy
vật.
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để rút ra kết luận và đưa ra các gợi ý về việc xây
dựng cơ chế chính sách thu hút FDI tại Việt nam trong giai đoạn mới, phương pháp xin ý kiến
chuyên gia.
6. Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận về môi trường FDI.
- Làm rõ thực trạng về môi trường FDI của Malaysia, những điểm mạnh, điểm yếu, thành
công và chưa thành công trong quá trình thu hút FDI của Malaysia. - Luận giải khả năng vận
dụng kinh nghiệm về xây dựng môi trường FDI của Malaysia vào điều kiện nước ta hiện nay,
đồng thời đưa ra một số gợi ý chính sách để tăng thêm tính khả thi trong vận dụng những kinh
nghiệm này.


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Môi trƣờng đầu tƣ
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Trong phạm vi một quốc gia, đầu tư bao gồm hai loại: Đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài. Đầu tư nước ngoài là một cách hiểu của đầu tư quốc tế . Phân loại theo dòng chảy của vốn
đầu tư quốc tế, một quốc gia có thể là nước đầu tư hoặc là nước nhận đầu tư. Đầu tư quốc tế là
một trong những hình thức cơ bản của hoạt động kinh tế quốc tế và ngày càng chiếm tử trọng cao

trong tổng đầu tư do xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ.
Xét về phương thức quản lý vốn đầu tư, đầu tư quốc tế bao gồm các hình thức sau đây:
Đầu tư gián tiếp nước ngoài: tín dụng thương mại quốc tế; đầu tư trực tiếp nước ngoài…
1.1.1.2. Môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố về pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa và các yếu
tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của một quốc gia có liên quan. Ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
(i) Môi trường đầu tư trong nước: đây là môi trường tổng hợp các yếu tố nhằm thúc đẩy
dòng vốn trong nước của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động tại nước sở tại.
(ii) Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài: là tổng thể các yếu tố về pháp luật, kinh tế,
xã hội, văn hóa và các yếu tố cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của một quốc gia
có liên quan. Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư ngoài
nước.
(iii) Kết cấu của môi trường đầu tư:
Môi trường chính trị - xã hội.;Môi trường kinh tế và tài nguyên.
Môi trường cơ sở hạ tầng; Môi trường pháp lý;Môi trường lao động.
1.1.2. Môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
Trước khi tìm hiểu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, chúng ta cần phải hiểu
yếu tố cốt lõi của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư trực tiếp nước ngoài được
hiểu như thế nào.
1.1.2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI): Là hình thức đầu tư mà
nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa vốn đủ lơn và kỹ thuật vào nước nhận đầu tư, trực tiếp tham
gia vào việc quản lý, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh. Hình thức này khác với đầu tư
gián tiếp, trong đầu tư trực tiệp chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành
hoạt động sử dụng vốn.
1.1.2.2. Các hình thức FDI
- Phân theo hình thức đầu tư
* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh

Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài:
- Phân theo bản chất đầu tư
Đầu tư phương tiện hoạt động
Mua lại và sáp nhập
- Phân theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán
Vốn tái đầu tư
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
- Phân theo động cơ của nhà đầu tư
Vốn tìm kiếm tài nguyên
Vốn tìm kiếm hiệu quả
Vốn tìm kiếm thị trường Bên cạnh các hình thức trên còn có một số hình thức FDI
đặc biệt sau:
(i) Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Building operate transfer - BOT).
(ii) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Building transfer operate – BTO).
(iii) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building Transfer - BT).
Các hình thức đầu tư ngày càng trở nên đa dạng về hình thức, về vốn chủ sở hữu, về dòng
tiền do đó việc thu hút FDI cũng như việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này đòi hỏi các nước
nhận đầu tư có những điều chỉnh hợp lý về môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư vừa là nơi thu
hút, nơi sử dụng và là nơi diễn ra các hoạt động FDI.
1.1.2.3. Vai trò của FDI
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Nguồn thu ngân sách lớn
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt được lợi
nhuận cao.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất.

Sử dụng yếu tố nuớc ngoài trong sản xuất.
Sử dụng nguyên liệu nước ngoài.
Sử dụng công nghệ nước ngoài.
Khai thác các thuận lợi về độc quyền.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính trị.
1.1.2.4. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hòa các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội có
liên quan, tác động đến hoạt động đầu tư và bảo đảm khả năng sinh lợi của vốn đầu tư nước
ngoài.
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành trên cơ sở của việc hình thành môi
trường đầu tư quốc tế, môi trường kinh doanh của nước nhận đầu tư.
Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng tới các hoạt động kinh
doanh của nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu.
Môi trường kinh doanh ở nước đầu tư: bao gồm tất cả các yếu tố về chính trị, chính sách -
pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế và các đặc điểm văn hóa xã
hội. Mức độ hấp dẫn của từng yếu tố sẽ tạo ra những cơ hội hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư, qua
đó tác động mạnh đến quyết định của họ trong việc so sánh nên đầu tư trong nước hay chuyển
đầu tư ra nước ngoài.
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhìn nhận dưới sự tổng hòa các môi trường
sau: môi trường chính trị - xã hội; môi trường kinh tế; môi trường pháp lý; môi trường lao động -
tài nguyên.
1.2. Những môi trƣờng, nhân tố của môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.2.1. Môi trƣờng chính trị - xã hội
1.2.1.1 Khái niệm
Môi trường chính trị - xã hội là sự tổng hợp của hai yếu tố: chính trị và xã hội. Hai yếu tố
này luôn song hành cùng nhau để hình thành nên bộ mặt hay hình thái của một quốc gia.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những luật lệ, thể
chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước,
quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức
đoàn thể,

Môi trường chính trị là môi trường trong đó thể hiện hình thức chính trị của một quốc gia
(quân chủ, tư bản hay chủ nghĩa xã hội), thể chế chính trị, mức độ ổn định chính trị, là tất cả
những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội
xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
1.2.1.2. Vai trò của môi trường chính trị - xã hội
Có thể nói ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Đây là nhân
tố quan trọng tác động đến tính rủi ro của các hoạt động đầu tư .
Tình hình chính trị có liên quan chặt chẽ với sự ổn định của kinh tế – xã hội. Đây là yếu tố
tác động trực tiếp và có tính toàn diện làm tăng hoặc giảm khả năng rủi ro trong đầu tư.
Đặc điểm văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đầu tư nước ngoài.Các
yếu tố này có thể là những cản trở, kìm hãm hoặc khuyến khích các hoạt động đầu tư nước
ngoài.
1.2.2. Môi trƣờng kinh tế
1.2.2.1. Khái niệm
Môi trường kinh tế là toàn bộ các yếu tố kinh tế, chẳng hạn như: việc làm, thu nhập, lạm
phát, lãi suất, năng suất, sự giàu có, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu
dùng và các tổ chức kinh tế…
Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt
động. Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và
thu nhập của nó.
Các yếu tố trong môi trường kinh tế:
Tổng thu nhập quốc dân: GDP
Thu nhập cá nhân, phân phối thu nhập.
Tình hình đầu tư.
Thất nghiệp.
Chỉ số giá, lạm phát.
Cơ cấu nền kinh tế
1.2.2.2. Vai trò của môi trường kinh tế
Có thể nói đây là các yếu tố có tác động mạnh hơn các chính sách ưu đãi về tài chính của
nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Môi trưởng kinh tế đóng vai trò là nơi cung cấp thông tin quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của nhà đầu tư.
Môi trường kinh tế quyết định khả năng thu hút vốn cũng như khả năng sử dụng vốn đầu tư
của một quốc gia.
Môi trường kinh tế ảnh hưởng tới dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến một quốc
gia bất kỳ hay cả thế giới.
1.2.3. Môi trƣờng cơ sở hạ tầng
1.2.3.1. Khái niệm
Theo quan điểm triết học, cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành cơ
cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.Nó phản ánh chức năng xã hội của các
quan hệ xã hội của quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội.
Các yếu tố của môi trường cơ sở hạ tầng với tư cách là một bộ phận của môi trường đầu tư
FDI, bao gồm:
Cơ sở hạ tầng giao thông.
Cơ sở hạ tầng kinh tế: hệ thống tài chính, ngân hàng, cơ sở hậu cần kinh doanh (kho tàng,
bến bãi, vận chuyển); khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt.
Cơ sở hạ tầng xã hội: cơ sở y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, vui chơi giải trí.
1.2.3.2. Vai trò của môi trường cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn quốc gia đầu tư, lĩnh vực đầu
tư, thời gian đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế.
1.2.4. Nhân tố pháp lý (môi trƣờng chính sách, pháp luật)
1.2.4.1. Khái niệm
Môi trường pháp lý là hệ thống pháp luật được quy định bởi Chính phủ của một quốc gia,
trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay môi trường pháp lý của một quốc gia còn chịu ảnh hưởng của
các quy định quốc tế do các tổ chức, định chế kinh tế đưa ra (WTO, IMF, WB…), hoặc các hiệp
định song phương và đa phương như FTA, TTP…
1.2.4.2. Vai trò của môi trường pháp lý
Các hoạt động đầu tư nước ngoài chị tác động bởi nhiều chính sách của nước chủ nhà,
trong đó có các chính sách tác động trực tiếp như quy định về lĩnh vực được đầu tư, mức sở hữu
của nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư , quy định các tỷ lệ xuất khẩu, tư nhân hóa, cạnh tranh,

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các chính sách có ảnh hưởng gián tiếp như các chính sách về tài
chính tiền tệ, thương mại, văn hóa – xã hội, an ninh, đối ngoại.
1.2.5. Nhân tốlao động, tài nguyên
1.2.5.1. Khái niệm
Môi trường lao động, tài nguyên là sự kết hợp giữa hai môi trường lao động và tài nguyên.
Hai môi trường này có sự gắn bó hữu cơ do mối tương tác giữa nguyên liệu đầu vào là tài
nguyên và lực lượng sử dụng tài nguyên là lao động.
Môi trường lao động là tổng hợp các yếu tố liên quan đến lao động như: lực lượng lao
động, độ tuổi lao động, trình độ lao động
Môi trường tài nguyên bao gồm điều kiện tự nhiên của một quốc gia, trữ lượng và chủng
loại tài nguyên, nguồn nguyên liệu sẵn có, khả năng vận dụng và khai thác nguồn tài nguyên đó.
1.2.5.2. Vai trò của môi trường lao động và tài nguyên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu,
tài nhuyên thiên nhiên, dân số Đây là những yếu tố tác động quan trọng đến tính sinh lãi hoặc
rủi ro của các hoạt động đầu tư.
Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cung cấp được các yếu tố đầu vào phong phú và giá rẻ
cho các hoạt động đầu tư.
1.3. Vai trò của môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.3.1. Tăng cƣờng thu hút FDI
1.3.1.1. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI
Một quốc gia nắm bắt được dòng chảy FDI thì khả năng thu hút được FDI là rất cao, tuy
nhiên điều này phụ thuộc vào môi trường đầu tư của nước đó có đủ hấp dẫn các nhà đầu tư quốc
tế.Theo Ba
́
o ca
́
o đầu tư 2011 của UNCTAD, dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) toàn cầu năm 2011
tăng 5% so vơ
́
i năm 2010 và đạt mức 1,24 tỷ USD


Đơn vị nghìn tỷ USD


Hình 1.1.Dng vốn FDI toàn cầu (Global FDI Inflow) giai đoa
̣
n 2005 – 2010
(Nguồn:Báo cáo đầu tư quốc tế năm 2011 của UNCTAD)
Như vậy xu hướng dòng chảy FDI tiếp tục tăng trong những năm tới, quá trình cạnh tranh
của các nước đang phát triển trong việc thu hút FDI diễn ra ngày càng khốc liệt, vai trò của môi
trường đầu tư ngày càng trở nên quan trọng.
Về điểm đến của dòng FDI hiện nay, các nước phát triển vừa là nơi cung cấp nguồn FDI
chủ yếu nhưng đồng thời cũng là nơi hấp thụ FDI nhiều nhất thế giới.
1.3.1.2. Vai trò thu hút vốn của môi trường đầu tư
Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều sự lựa chọn về địa điểm đầu tư, làm cho các nước
phải tìm cách tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.
1.3.2 Chọn lọc nguồn FDI
1.3.2.1. Những tác động tiêu cực của FDI
- Sự gia tăng hoạt động doanh nghiệp FDI kéo theo sự thay đổi về kế hoạch và quy hoạch
phát triển chung của nền kinh tế, làm phát sinh nhanh nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế -
kỹ thuật, gây trầm trọng thêm một số vấn đề bức xúc xã hội (mất cân bằng về giới, bất bình đẳng
về thu nhập…)
- Vì mục tiêu lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài chọn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực
kinh tế, khu vực địa bàn có nhiều lợi thế so sánh, đem lại hiệu quả đầu tư cao hơn.
- Gian lận thuế, khai tăng chi phí, biến nước nhận đầu tư thành bãi rác công nghiệp, nơi
tiêu thụ những công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, gây ra hiện tượng đình công mất
ổn định trật tự xã hội.
- Doanh nghiệp FDI có thể tận dụng các ưu thế về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý để
chèn ép doanh nghiệp nội địa, cạnh tranh bất bình đẳng, tạo ra độc quyền trong nền kinh tế, chảy
máu chất xám, tác động một phần tới văn hóa, lối sống truyền thống của người dân, kích thích

tâm lý sùng bái hàng ngoại…
- Doanh nghiệp FDI lợi dụng việc cần vốn của các nước để gây sức ép thay đổi chính
sách có lợi cho nhà đầu tư, lãng phí đất đai, tiếp tay cho tệ nạn tham nhũng…
1.3.2.2. Chọn lọc nguồn FDI
Chủ động lựa chọn nguồn vốn FDI cho phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia.
Khả năng chọn lọc và hấp thụ FDI của một quốc gia rất quan trọng trong việc đảm bảo
chiến lược phát triển của quốc gia đó.
Chọn lọc nguồn FDI là điều kiện quan trọng để một quốc gia đảm bảo sự phát triển bền
vững quốc gia. Sự phán xét của lịch sử, của nền kinh tế là thước đo chính xác nhất về thành công
hay thất bại của một quốc gia về FDI.
CHƢƠNG 2.
MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA VÀ TÁC
ĐỘNG THU HÚT FDI

2.1. Phân tích những yếu tố cấu thành môi trƣờng FDI
2.1.1. Môi trƣờng chính trị - xã hội
2.1.1.1 Toàn cảnh chính trị - xã hội
Malaysia là một Liên bang Quân chủ theo bầu cử lập hiến . Nguyên thủ quốc gia Liên
bang Malaysia là Yang di-Pertuan Agong, thường được gọi là Vua Malaysia.
Quyền hành pháp thuộc nội các do thủ tướng lãnh đạo; hiến pháp Malaysia quy định thủ
tướng phải là một thành viên của hạ viện,
2.1.1.2. Giai đoạn 1998-2000
- Tình hình kinh tế giảm sút dẫn đến những bất ổn xã hội như tình hình thất nghiệp gia
tăng, sản xuất đình đốn, sự sụt giảm về FDI…
- Sự điều hành thống nhất và quyết liệt của Chính phủ Malaysia đã đưa quốc gia này dần
vào ổn định, năm 1999 tăng trưởng GDP đạt 5,8%. Chính trị - xã hội đã dần ổn định.
- Đây cũng là giai đoạn đem lại định hình chiến lược phát triển của Malaysia rõ ràng hơn,
củng cố những nguyên tắc kinh tế cơ bản. Malaysia được đánh giá là nước có những chính sách
vượt qua khủng hoảng khả quan nhất.
2.1.1.3. Giai đoạn 2001-2005

- Mọi nguồn lực tập trung vào việc khắc phục và phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.
- Chính trị có những thay đổi lớn về nhân sự (hàng loạt Bộ trưởng đã ra đi), Chính phủ
Malaysia đã xác định rõ rệt hơn mục tiêu tăng trưởng, mục đích và cách thức tiếp cận FDI.
- Xã hội có những biến động lớn với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, bất bình đẳng trong phân
bổ nguồn lực kinh tế giữa các bang của Malaysia, đòi hỏi có một sự chuyển biến sâu sắc trong
nhận thức của người dân.
- Chuyển từ phát triển bề rộng sang phát triển chiều sâu.
2.1.1.4. Giai đoạn 2006-2011
Một dân tộc chia rẽ, không có lịch sử đã trở thành một quốc gia thống nhất, có bản sắc
dân tộc và niềm tự hào của quốc gia
Bộ mặt của xã hội Malaysia đã thay đổi. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng, người dân
được hưởng lợi nhiều hơn từ giáo dục, trong khi nhóm có thu nhập trung bình đã mở rộng. Tuy
nhiên, vẫn còn đáng kể sự bất bình đẳng về thu nhập và sự giàu có do sự bất bình đẳng dai dẳng
trong phân phối thu nhập và trong nội bộ dân tộc cũng như sự khác biệt giữa thu nhập thành thị
và nông thôn và giữa kém phát triển và phát triển khu vực.
2.1.2 Môi trƣờng kinh tế
2.1.2.1. Toàn cảnh môi trường kinh tế
Cùng với thời gian, Malaya đã trở thành nhà sản xuất thiếc, cao su, và dầu cọ lớn trên thế
giới. Ba mặt hàng chính này, cộng với các loại nguyên liệu thô khác, đã trở thành căn bản của
nền kinh tế Malaysia giai đoạn giữa thế kỷ 20.
Cuộc Khủng hoảng Kinh tế Châu Á xảy ra vào mùa thu năm 1997, gây rúng động nền
kinh tế Malaysia. Tương tự như các quốc gia khác bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, tình
trạng bán ra trước hạn (short-shelling) đồng tiền tệ Malaysia, đồngringgit diễn ra. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài rơi xuống mức báo động, khi dòng vốn chảy ra khỏi đất nước, giá trị đồng
ringgit giảm từ MYR 2.50 trên USD xuống còn, ở một thời điểm, MYR 4.80 trên USD
Cấu trúc của nền kinh tế cũng có thay đổi từ phụ thuộc nhiều vào các lĩnh vực chính:
nông nghiệp và khai thác mỏ, chuyển sang sản xuất và dịch vụ là đóng góp chính vào sản lượng
quốc gia,thu nhập, việc làm và xuất khẩu. Một tính năng quan trọng của nền kinh tế Malaysia là
phụ thuộc nặng nề về thương mại bên ngoài. Kinh tế của đất nước gắn chặt với việc thực hiện
xuất khẩu tại các thị trường quốc tế.

2.1.2.2. Giai đoạn 1998-2000
Nền kinh tế Malaysia hồi phục mạnh mẽ năm 2000 sau sự suy giảm trong năm 1998 và
đầu năm 1999 do cuộc khủng hoảng tài chính. Phản ánh những xu hướng này, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) trong nửa đầu năm 2000 tăng trưởng 10,3% dựa trên sự tăng trưởng quý I đạt
11,9% và 8,8% trong quý II và cả năm 2000 tăng trưởng GDP đạt 7,5%. GNP bình quân đầu
người tăng trưởng 4,7% RM12, 883 (US $ 3,390) (1999: RM12,305 hoặc US $ 3,238). Trong
điều kiện sức mua tương đương, thu nhập bình quân ước tính tăng 6% đến US $ 7716 (1999: Mỹ
$ 7277).
2.1.2.3. Giai đoạn 2001-2005
Giai đoạn này, Malaysia tiếp tục Kế hoạch phát triển kinh tế lần thứ 8 (2001-2005). Nền
kinh tế Malaysia đã tăng trưởng với tỷ lệ trung bình 6,2% mỗi năm trong suốt 1991-2005 thời
gian, như hình dưới:
Lạm phát thấp, trung bình 1,8%, thất nghiệp thấp 3,5% vào cuối năm 2005. Giá trị gia
tăng tăng cao hơn trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Mặt khác, ngành xây dựng ghi nhận một
sự tăng trưởng biên trung bình 0,5% mỗi năm do sự suy giảm trong hoạt động xây dựng dân
dụng trong nửa thứ hai của giai đoạn 8MP. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng
trưởng ở mức trung bình 7,1%.
Bảng 2.1. Số liệu GDP và GNP của Malaysia (2001-2005)
Đơn vị Triệu RM %
Triệu RM
% Triệu RM % Triệu RM % Triệu RM %
1.1
211,227 0.3 219,988 4.1 231,674 5.3 248,040 7.1 260,323 5.6
Nông nghiệp
18,551 -0.6 19,036 2.6 20,123 5.7 21,135 5.0 21,836 3.3
Khai khoáng
15,160 -1.5 15,774 4.1 16,699 5.9 17,384 4.1 18,250 5.0
Công nghiệp
63,299 -5.9 66,872 4.1 78,323 8.3 78,323 9.8 81,882 4.5
Xây dựng

7,108 2.1 7,275 2.3 7,276 1.9 7,276 -1.9 7,205 -1.0
Dịch vụ
120,194 6.0 127,872 6.4 133,531 4.4 142,433 6.7 150,593 5.7
1.2
193,585 1.2 202,736 4.7 216,478 6.8 232,152 7.2 242,799 4.6
Tiêu dùng cá nhân
97,630 2.4 101,946 4.4 108,722 6.6 119,681 10.1 129,854 8.5
Đầu tư cá nhân
26,120 -19.9 22,181 -15 22,270 0.4 25,790 15.8 28,265 9.6
Tiêu dùng công
28,007 17.3 31,336 11.9 34,476 10.0 36,746 6.6 38,392 4.5
Đầu tư công
36,930 14.5 41,068 11.2 42,690 3.9 41,206 -3.5 36,411 -11.6
Xuất khẩu HH và DV
227,685 -7.5 237,904 4.5 253,006 6.3 292,475 15.6 316,216 8.1
Nhập khẩu HH và DV
203,866 -8.6 216,802 6.3 227,578 5.0 272,720 19.8 287,941 5.6
GNP/người
RM
12,855 13,722 14,838 16,538 15,987
2004
2005
GNP
(giá so sánh 1987)
GDP
(giá so sánh 1987)
2001
2002
2003
Nguồn: Cổng

chính phủ Malaysia (www.epu.gov.my)
2.1.2.4. Giai đoạn 2006-2011
Malaysia bước vào thực hiện kế hoạch kinh tế lần thứ 10 (2006-2010) với mục đích tạo
nền tảng để quốc gia này trở thành nước công nghiệp vào năm 2010. Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) thực tế của Malaysia đã tăng trưởng trung bình 5,8% hàng năm từ 1991 đến 2010. Trong
khi tốc độ tăng trưởng trong ba năm đầu tiên của giai đoạn này vẫn còn mạnh mẽ với tốc độ
5,7%, sự giảm sút trong năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm giảm tăng trưởng
bình quân của toàn bộ giai đoạn này xuống 4,2%.

Trung bình
(2001-2005)
Trung bình
(2006-2010)

Hình 2.4. Tốc độ tăng trƣởng GDP Malaysia (2001-2010)
Nguồn: Kế hoạch kinh tế lần thứ 10 Malaysia (2006-2010)
Tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người ước tính sẽ tăng từ RM19, 079
(5,038 USD) vào năm 2005 đến năm 2010 đạt để RM26, 420 (US $ 8,256).
2.1.3. Môi trƣờng cơ sở hạ tầng
Sau khi giành độc lập năm 1963, Malaysia thừa hưởng một cơ sở hạ tầng phát triển khá
tốt.
(i) Cơ sở hạ tầng đã nhận được phần lớn nhất trong sự gia tăng của chi tiêu công trong kế
hoạch của chính phủ Malaysia.
(ii) Tổng vốn đầu tư của Chính phủ Malaysia về phát triển cơ sở hạ tầng trong ba mươi
năm qua (1966-2005) là RM 209, 696 triệu, bằng 63,627 triệu USD.
(iii) Từ đầu những năm 1990, đầu tư khu vực nhà nước vào cơ sở hạ tầng đã được bổ
sung đầu tư từ khu vực tư nhân.
(iv) Một phần của GDP đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ dao động ở mức thấp 1,9% trong Kế
hoạch lần thứ hai (1971-1975) và một tỷ lệ cao 9% vào Kế hoạch lần thứ 7 (1995-1999).
(v) Giao thông vận tải đã nhận được đầu tư lớn nhất vào cơ sở hạ tầng.

(vi) Trong khi hầu hết các đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã đi vào đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ
tầng của các thành phần kinh tế của nền kinh tế hiện đại, chủ yếu nằm ở bờ biển phía tây của bán
đảo Malaysia.



Bảng 2.2. Cơ sở hạ tầng của Malaysia từ 1996-2005
Cơ sở hạ tầng
1996
2005
Đƣờng bộ


Tổng chiều dài (km)
15.256
87.025
Bê tông
12.464
67.851
Đá sỏi
2107
15.989
Đất
785
3.185
Phân bố của các đƣờng (%)


Bán đảo Malaysia
79,8

68,6
Sabah
12,1
18,8
Sarawak
8,1
12,6
Đƣờng sắt


Chiều dài của tuyến đường sắt (km)


KTMB (cao tốc)
1600
1667
Sabah
131
131
Đường sắt đô thị
-
121,6
Cảng


Cảng chính
2
8
Cảng nước cạn
19

233
Viễn thông


Số thuê bao điện thoại
107.000
4.400.000
Điện thoại trên 100 dân
1
16.6
Điện


Công suất phát điện (MW)
336
19.217
Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á
Viễn thông đã được mở rộng nhanh chóng.
Điê
̣
n đã được mở rộng đáng kể. Công suất phát tăng từ 336 MW vào năm 1966 đến 19
ngàn MW vào năm 2005.
Kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng đã được xác định trong các chương trình của Chính
phủ Malaysia.Sau năm 2010, kế hoạch sẽ đầu tư công vào cơ sở hạ tầng được dự báo là 41.6 tỷ
ringgit, tăng khoảng 15% so với 36.2 tỷ ringgit vốn đầu tư trong giai đoạn 2000-2005.
Ngày nay, Malaysia có thể tự hào có một cơ sở hạ tầng phát triển tốt nhất trong số các
nước mới công nghiệp hóa của châu Á.
2.1.4. Nhân tố pháp lý
Pháp luật của các bang Malay được ghi nhận từ thời Vương quốc Hồi giáo Malaccan
phần lớn chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Phật giáo, và triết học Hồi giáo.

Hệ thống pháp luật Malaysia song hành 2 hệ thống luật: Hiến pháp và luật Hồi giáo bao
gồm các vấn đề như kết hôn, ly hôn, nhận con nuôi, di chúc và các tội khác theo luật Hồi giáo.
Các chính sách đƣợc Malaisia áp dụng:
(i) Các doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu vùng xa được miễn thuế đầu tư 10 năm.
(ii) Miễn giảm thuế thu nhập trong nhiều năm với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
(iii) Miễn thuế xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
(iii) Không có biện pháp cấm, hạn chế xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và nguyên
vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
(iv) Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những khu vực mới phát triển, sử dụng nhiều
công nhân, sản xuất những loại hàng được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên vật liệu địa
phương để sản xuất hàng xuất khẩu được cấp tín dụng ưu đãi.
(v) Trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Malaysia có điểm đáng chú ý là việc
sử dựng tư bản nước ngoài để phục vụ cho việc phát triển tư bản trong nước.
(vii) Tạo thuận lợi cho đầu tư bằng những chính sách ưu đãi về thuế.
(viii) Tăng cường mối quan hệ hợp tác.
(ix) Thúc đẩy đầu tư bằng cách thành lập các chương trình đào tạo lao động kỹ năng, đào tạo
chuyên gia, công nghệ và các hoạt động liên kết giữa các nước thành viên.
(x) Tự do hoá đầu tư thông qua giảm và huỷ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, thúc đẩy
dòng vốn chảy vào tự do hơn.
(xi) Tạo thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi giữa doanh nhân các nước .
2.1.5. Nhân tố lao động, tài nguyên
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1991-1995), Malaysia đã chi 2,6 tỷ ringgit cho giáo dục
đại học và 580 triệu Ringgit cho đào tạo lao động phục vụ yêu cầu của các ngành công nghiệp và
tăng khoảng 50% trong kế hoạch 5 năm tiếp theo.
Bảng 2.4. Lao động Malaysia từ năm 2008-2011
2008 2009 2010 2011
Dân số Triệu 27.5 27.9 28.3 28.6
Lực lƣợng lao động Triệu 12.0 12.1 12.4 12.6
Việc làm Triệu 11.6 11.6 11.9 12.2

Tỷ lệ thất nghiệp % 3.3 3.7 3.4 3.3
Nguồn: Kinh tế
Malaysia 2011 (www.epu.gov.vn)

Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm
nghiệp và khoáng sản. Về nông nghiệp, Malaysia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản
phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, cocoa, hạt tiêu, dứa và thuốc lá cũng là
những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này. Dầu cọ là một nguồn thu ngoại tệ lớn.
Những ước tính của chính phủ cho rằng ở mức sản xuất hiện nay Malaysia sẽ có khả năng
khai thác dầu thêm 18 năm và khí gas trong 35 năm nữa.Năm 2004 Malaysia được xếp hạng thứ
24 về trữ lượng dầu và 13 cho trữ lượng khí gas.56% trữ lượng dầu nằm tại Bán đảo và 19% tại
Đông Malaysia.
2.1.6. Các nhân tố nổi bật thu hút và sử dụng FDI
Có thể nhận thấy những yếu tố nổi bật trong thu hút FDI của Malaysia như sau:
Thứ nhất, Malaysia có rất ít hàng rào mậu dịch nên việc buôn bán với nước ngoài
thuận lợi và dễ thu hút đầu tư nước ngoài;
Thứ hai, Malaysia có khả năng quản lý kinh tế vĩ mô, do đó đồng tiền Malaysia ít bị
giảm giá, và Malaysia không gặp khó khăn trả những món nợ của nước ngoài;
Thứ ba, nền hành chính của Malaysia do Anh Quốc để lại rất có hiệu quả, những cơ
chế có từ thời thuộc địa vẫn còn duy trì và hoạt đông với hiệu năng cao;
Thứ tư ,Malaysia có một hệ thống kiến trúc hạ tầng vững chắc
Phát triển công nghệ. Từ 1980 cho đến 1995 mức tăng trường kinh tế hàng năm trung
bình là 8%, mức sản xuất đang từ 13.9% tổng sản lượng (TSL) đã tăng lên tới 30.9% vào năm
2003 trong khi nông sản và nguyên liệu đang từ 43%
Việc áp dụng uyển chuyển những chính sách tùy theo nhu cầu từng thời kỳ cũng là yếu
tố quan trọng.
Phát triển giao thông và kỹ thuật thông tin: Malaysia đã dành 2 tỷ USD để xâydựng hạ
tầng cơ sở thông tin nhằm phát triển kỹ thuật thông tin tân tiến.
Phát triển giáo dục và nhân lực: Nghiên cứu và phát triển (R&D) nhiều hơn các nước
khác trong vùng (0.5% tổng sản lượng so với 0.2% tại Thái Lan và 0.1% tại Indonesia).

2.2. Phân tích tác động của môi trƣờng FDI đến thu hút và sử dụng FDI ở Malaysia
2.2.1. Quy mô thu hút và sử dụng FDI của Malaysia giai đoạn 1998 - 2011
2.2.1.1. Giai đoạn 1998 -2005.
Dòng FDI vào Malaysia cũng bị ảnh hưởng rất lớn, giảm tới 85% năm 2001, nhưng ngay
năm 2002 đã bắt đầu phục hồi. Điều đó cho thấy, trong bối cảnh dòng FDI thế giới có nhiều biến
động và giảm sút mạnh, dòng FDI vào các nước khu vực ASEAN, trong đó có Malaysia cũng bị
giảm theo

Hình 2.5. FDI vào ASEAN theo quốc gia giai đoạn 1995-2004.
Nguồn:Thống kê hàng năm ASEAN 2005
Trong năm 2005, số lượng dự án FDI được phê duyệt tăng 37% trong lĩnh vực sản xuất so
với với năm 2005, theo hình vẽ dưới đây:



Hình 2.6. Đầu tƣ quốc gia của Malaysia đƣợc cấp phép trong lĩnh vực sản xuất (1984
– 2004).
Nguồn: MITI (Bộ Công Thương Malaysia) năm 2005
Năm quốc gia hàng đầu đầu tư vào Malaysia là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Hà Lan và
Hàn Quốc. Theo vùng, Châu Á chiếm thị phần lớn nhất với 2,3 tỷ USD hoặc 49%, trong đó có
819,7 triệu đô la Mỹ từ các nước thành viên ASEAN. Tiếp theo đó là Bắc Mỹ (1,4 tỷ USD) và
Châu Âu (0,8 tỷ USD).
2.2.1.2. Giai đoạn 2006-2011
Đầu tƣ (Tỷ Ringgit)
Số lƣợng dự án
Đầu tư trong nước FDI Số lượng dự án
Năm 2010, tổng vốn đầu tư sản xuất được chấp thuận bởi Cơ quan Phát triển công nghiệp
Malaysia (MIDA) đã giảm 48% đến 32.6 tỷ Ringgit. Tổng số tiền được phê duyệt trong năm
2009, các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 68% hoặc 22.1 tỷ Ringgit, giảm 52% so với năm trước
Năm 2010, Malaysia được đánh giá là quốc gia có môi trường cạnh tranh kinh doanh tốt

thứ 2 trong khu vực ASEAN sau Singapore.
2.2.2. Các nhân tố tích cực của môi trƣờng FDI Malaysia tác động đến thu hút và sử
dụng FDI
* Chính sách điều chỉnh đối với nền kinh tế và thu hút FDI diễn ra khá đồng bộ và kịp thời
đã đem lại tác động tích cực đến sự phục hồi và phát triển kinh tế Malaysia sau khủng hoảng.
* Phát triển các lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước gắn liền
với xu thế phát triển kinh tế tri thức và phát huy lợi thế so sánh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
* Mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế.
2.2.2. Các nhân tố tiêu cực của môi trƣờng FDI Malaysia tác động đến thu hút và sử
dụng FDI
* Những rào cản đối với FDI
* Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa phục vụ xuất khẩu bộc lộ một số hạn chế.
* Chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI vẫn còn
nhiều bất cập.
* Trong chính sách thu hút FDI vẫn thiếu những hành động tích cực với nhà đầu tư để
giải quyết vấn đề môi trường, môi sinh.
2.3. Đánh giá môi trƣờng FDI của Malaysia
2.3.1. Phân tích điểm mạnh
*Môi trường kinh tế mạnh mẽ
* Chính sách hỗ trợ của Chính phủ
* Cơ sở hạ tầng hoàn thiện
* Phát triển các khu công nghiệp
* Công viên chuyên ngành
2.3.2. Phân tích điểm yếu
* Những bất ổn về chính trị
* Chất lượng giáo dục hạn chế, lực lượng lao động có tay nghề còn thiếu.
* Sự chậm trễ trong thực hiện R&D và thiếu tính sáng tạo
* Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn kém
2.3.3. Phân tích thách thức

* Chi phí lao động tăng.
* Nền kinh tế bị tàn phá hai lần suy thoái kinh tế, lần đầu tiên trong 1997 - 98 do
khủng hoảng tài chính châu Á và trong năm 2008-09 do cuộc khủng hoảng toàn cầu.
* Sự chênh lệch giữa dòng vốn FDI và lượng tiền các doanh nghiệp FDI đem ra khỏi
Malaysia.
* Lao động thiếu tay nghề.
* Sự suy giảm của dòng FDI toàn cầu.
* Hành chính còn quan liêu.



CHƢƠNG 3
GỢI Ý CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TỪ NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG
FDI CỦA MALAYSIA
3.1. Những kinh nghiệm rút ra từ hoàn thiện môi trƣờng FDI của Malaysia
3.1.1. Xây dựng cơ chế chính sách
Tạo thuận lợi cho đầu tư bằng những chính sách ưu đãi về thuế
Tăng cường mối quan hệ hợp tác
Tự do hoá đầu tư thông qua giảm và huỷ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, thúc đẩy
dòng vốn chảy vào tự do hơn
Tạo thuận lợi cho việc đi lại ,trao đổi giữa doanh nhân các nước.
Tăng cường các cơ hội đầu tư nước ngoài trong những ngành ưu tiên nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hội nhập
Chính phủ cho phép người nước ngoài được mua tài sản chiến lược của quốc gia và
được quản lý một số sân bay của đất nước
3.1.2. Các hoạt động hỗ trợ khác
* Các gói dịch vụ pháp lý, tư vấn cho các nhà đầu tư
* Nâng cao chất lượng cuộc sống
* Hệ thống thông tin minh bạch
* Thực hiện Chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử phát triển đã giảm thiểu thời gian tác nghiệp, thời gian xin giấy phép
được giảm xuống đáng kể chỉ còn từ 7 đến 8 ngày làm việc.
* Thực hiện các chương trình quảng bá
3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia
Chính sách thu hút FDI phải dựa trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương hội nhập
kinh tế quốc tế
Tạo lập môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh để thu hút FDI
* Kịp thời điều hỉnh, bổ sung chính sách trong thu hút FDI phù hợp với từng giai đoạn
phát triển kinh tế của đất nước gắn với xu thế hội nhập KTQT.
* Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI
* Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho thu hút FDI
* Chính sách thu hút FDI cần kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích của các nhà
đầu tư nước ngoài; cần hướng đến sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu
tư nước ngoài.
3.2. Những gợi ý chính sách nhằm hoàn thiện mội trƣờng FDI tại Việt Nam
3.2.1. Một số điểm tƣơng đồng và khác biệt của Việt Nam và Malaysia có ảnh hƣởng
đến môi trƣờng FDI
* Điểm tương đồng
- Điều kiện địa lý, diểm xuất phát của nền kinh tế
- Có chiến lược phát triển kinh tế hướng tới xuất khẩu.
* Điểm khác biệt
- Thể chế chính trị khác nhau: Xã hội chủ nghĩa và Quân chủ lập hiến.
3.2.2 Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về chính sách xây dựng môi trƣờng FDI
của Malaysia và Việt Nam
3.2.2.1.Trong lĩnh vực đầu tư
- Vấn đề giáo dục lại càng được đặt lên cao và cần có các giải pháp để phát triển nguồn
nhân lực mới này cho Việt Nam.
3.2.2.2.Hình thức đầu tư .
- Từ kinh nghiệm của Malaysia cho thấy, hiệu quả của các hình thức đầu tư phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng tham gia của các nhà đầu tư trong nước.

- Cần mạnh dạn trong việc chuyển đổi các hình thức đầu tư.
- Một bài học khác cúng đáng học tập là cần tôn trọng thật sự việc lựa chọn các hình thức
đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.2.3. Chọn đối tác đầu tư
- Linh hoạt trong lựa chọn đối tác đầu tư để phù hợp với yêu cầu thực hiện CNH qua các
giai đoạn phát triển.
3.2.2.4. Chính sách thu hút FDI
- Công bố một cách cụ thể từng mức độ khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực của nền
kinh tế. Các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn cần phải có các khuyến khích đặc biệt về thời gian
miễn giảm thuế và các hỗ trợ cần thiết.
- Cần thận trọng trong áp dụng chính sách bảo hộ đầu tư.
3.2.2.5. Các biện pháp thúc đẩy thu hút FDI
- Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách thường xuyên
Cần đa dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhưng tránh vận động tràn lan, chồng chéo.
Xây dựng mạng lưới đầu tư
Cần chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt
3.2.3. Gợi ý một số chính sách từ kinh nghiệm của Malaysia
(i) Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách
(ii) Thu hút FDI gắn liền với chiến lược phát riển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể
quốc gia
(iii) Phát triển cơ sở hạ tầng
(iv) Phát triển nguồn nhân lực
(v) Thúc đẩy thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và công tác giải phóng mặt bằng
(vi) Thống nhất phân cấp trong quản lý ĐTN, cải cách thủ tục hành chính
(vii) Chính sách thu hút đầu tư FDI cần đảm bảo bảo vệ môi trường
(viii) Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư

KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài” Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia và gợi
ý chính sách cho Việt Nam”, luận văn đã hoàn thành những mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu và

có những đóng góp sau:
Thứ nhất, đã làm rõ vấn đề lý luận về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở
tiếp cận các lý thuyết về FDI của các nhà kinh tế học, xem xét các thành phần của môi trường
đầu tư. Thứ hai, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ môi trường đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Malaysia trong giai đoạn 1998-2010.
Thứ ba, để có thể vận dụng các kinh nghiệm của Malaysia vào Việt Nam, luận văn đã làm
rõ những điểm mạnh, điểm yếu và thách thức của môi trường đàu tư trực tiếp nước ngoài
Malaysia từ đó rút ra những kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam.Từ nghiên cứu và
thực tiễn tại Việt Nam, luận văn đã đề xuất 8 chính sách để cải thiện tốt hơn nữa môi trường đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.


References
Tiếng Việt
01. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2010,
Nxb.Thế giới.
02. Nguyễn Quang Cơi (2005), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế-thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt
Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 03. Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb. Thế giới.
04. Ngô Duy Đạt (2011), “Khôi phục FDI”, Báo Thế giới Việt nam (số 234).
05. Vũ Chí Lộc (1995), Giáo trình đầu tư nước ngoài, Nxb Giáo dục.
06. Khoa Đông Nam Á học (2000), Chiến lược phát triển các nước Đông Nam Á, Đại học Mở
bán công Tp.Hồ Chí Minh.
07. Đào Lê Minh và Trần Lan Hương (2001), Kinh tế Malaysia, Nxb.Khoa học xã hội.
08. Phạm Nghiêm (2011), Đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2010: bối cảnh và những triển vọng,
Nxb. Thế giới, Hà Nội.
09. Nghiên cứu và phân tích tình hình kinh tế Việt Nam (2010): FDI có nhiều điểm mới. Ủy ban
Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế .
10. Phùng Xuân Nhạ (2000), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Malaysia

- kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Nxb.Thế giới, Hà Nội.
11. Phùng Xuân Nhạ (1998), “Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến xuất nhập khẩu
của Malaysia”, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới,
12. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái
Lan, Nxb.Thế giới, Hà Nội.
13. Micheal Porter (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh năm 2010 của Việt Nam, Bộ Kế hoạch
và đầu tư.
14. Micheal Torado (1998), Kinh tế học cho các nước thế giới thứ 3, Nxb Giáo dục.
15. Nguyễn Xuân Thiên (2011), Lý thuyết về lợi thế so sánh và gợi ý đối với bối cảnh phát triển
của Việt nam hiện nay, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), Các nhân tố tác động trực tiếp đến thu hút vốn đầu tư FDI vào
một địa phương của Việt Nam, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đà Nẵng, số 1 tháng 2/1998 (tr
35-40).
17. Trung tâm Thông tin và tư liệu CIEM (2009), FDI Việt Nam 2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
18. Tổng Cục thống kê (1996, 2004), Tư liệu kinh tế các nước ASEAN, Nxb.Thống kê, Hà Nội.
19. Tổng Cục thống kê (2005), Toàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21,
Nxb.Thống kê, Hà Nội.
Tiếng Anh
20. ASEAN, Asean investment report 2000,2005, 2010.
21. ASEAN, Annual statistics 2010.
22. Balasubramanyam, V. N., M. Salisu, and D. Sapsford (1996), “Foreign Direct Investment
and Growth in EP and IS Countries”, Economic Journal.
23. CUTS (2003), All About International Investment Agreements, Monographs on
Investmentand Competition Policy # 7, Jaipur Printer, Jaipur, India.
24. Dobson, Wendy (1998), “Further Financial Services Liberalization in the Doha
Round?International Economic Policy Briefs”, Institute of International Economics.
25. Dato’ Dr Mahani Zainal Abidin, Chief Executive (2008), The Great FDI Debate: Substance
Or Subterfuge? ISIS Malaysia
26. Jomo, K.S(1996), Southeast Asia’s Misunderstood Miracle, Westview. 27. Karimi,
Mohammad Sharif and Yusop, Zulkornain (2010), “FDI and Economic Growth in Malaysia”,

University Putra Malaysia.
28. Hallward-Driemeier, Mary (2003), “Do Bilateral Investment Treaties Attract FDI? Only a
bit… and the could bite" , World Bank.
29. Hoekman, Bernard, Mattoo, Aaditya and Philip English (2002), “Development, Trade and
the WTO”, The World Bank Publication.
30. MSC (2010), Malaysia FDI Competitivenes, MIDA.
31. Mahani, Z.A. and R. Rasiah (2009), The Global Financial Crisis and the Malaysia Economy:
Impact and Responses, United Nations Development Program, Kuala Lumpur.
32. Malaysia (2010), The New Economic Model, Putrajaya: Government Printers.
33. Malaysia (2010), The Tenth Malaysia Plan 2011-2015, Government Printers.
34. Ministry of Finance Malaysia (MFM), Malaysia Economic report 2009.
35. MITI, Malaysia Economic report 2000, 2005, 2011, Government Printers.
36. Mohd Ridauddin Masud, Zuraini Mohd Yusoff, Hisham Abd Hamid and Noraini Yahaya
(2009), Foreign Direct Investment in Malaysia – Findings of the Quarterly Survey of
International Investment and Services, MITI.
37. National economic advisory council (2010), New economic model for Malaysia – Part I,
MIDA.
38. Rajah Rasiah and Chandran Govindaraju (2011), Inward FDI in Malaysia and its policy
context, Columbia University FDI Profiles.
39. Rasiah, R (1995), Foreign Capital and Industrialization in Malaysia, Basingstoke:
Macmillan.
40. Randall S. Wood (2005), Strategies of Development: Indonesia and Malaysia 1960 - present,
SAIS I-Dev Integrating Seminar.
41. Ramkishen S Rajan (2004), Measures to attract FDI, Finance Journal.
42. Rajenthran, Arumugam (2002), Malaysia: An Overview of the Legal Framework for Foreign
Direct Investment, ISEAS.
43. Tajul Ariffin Masron and Hussin Abdullah (2010), “Institutional Quality as a Determinant
for FDI Inflows: Evidence from ASEAN”, India economic time.
44. Tangkitvanich. SO and D. Nikomborirak, “Foreign Direct Investment in Thailand, paper
prepared for the Asian Development Bank RETA 5994: A Study on Regional Integration and

Trade-Emerging Policy Issues for Selected Developing Member Countries”, ADB, Manila.
45. Tham Siew-Yean (2003), “Foreign Direct Investment in Malaysia, paper prepared for the
Asian Development Bank RETA 5994: A Study on Regional Integration and Trade-Emerging
Policy Issues for Selected Developing Member Countries”, ADB, Manila.
46. UNCTAD (1998), “Bilateral Investment Treaties in the Mid-1990s”, United Nations
Publication, New York, GENEVA.
47. UNCTAD (2011), World Investment Report 2010.
48. UNCTAD (2001), World Investment Report 2000.
49. World economic forum, Report the level of competition 2011
50. Zainal Aznam Yusof, Deepak Bhattasali (2008), “Economic growth and development in
Malaysia: Policy making and leadership”, World Bank, working paper no.27.
Website:
50. www.epu.gov.my.
51. www.nciec.gov.vn.
52. www.murtrap.org.vn.
53. www.mitm.gov.my.
54. www.moit.gov.vn.
55. www.usaid.gov

×