Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

An ninh lương thực của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.37 KB, 18 trang )

An ninh lương thực của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế


Lê Anh Thực


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Hội
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Phân tích rõ nội hàm của an ninh lương thực hiện nay; chỉ ra những yếu tố
tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh lương thực quốc
gia. Phân tích, đánh giá tình hình an ninh lương thực ở Việt Nam thời gian qua. Dự
báo và đề xuất một số định hướng giải pháp: Thúc đẩy sản xuất và nâng cao năng
suất trong sản xuất nông nghiệp; Ổn định diện tích đất canh tác; Chú trọng việc đào
tạo nghề, tạo việc làm cho người nông dân bị mất đất nông nghiệp; Chủ động đề
phòng, khắc phục những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch bệnh; Phát triển kết
cấu hạ tầng nông thôn; Tăng cường năng lực dự trữ lương thực và cải thiện hiệu quả
chuỗi cung ứng nông nghiệp; Nâng cao nhận thức của người dân nói chung và nông
dân nói riêng về an ninh lương thực góp phần đảm bảo an ninh lương thực của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Keywords. Kinh tế đối ngoại; An ninh lương thực; Hội nhập kinh tế; Việt Nam


Content
PHẦN MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Người xưa nói: “Dân dĩ thực vi tiên” - tức dân lấy ăn làm đầu, cái ăn hay lương thực luôn là
nhu cầu thiết yếu trước tiên của con người. Đảm bảo lương thực cho người dân luôn là vấn đề
trước mắt cũng như lâu dài cho mọi quốc gia, trong mọi thời đại. Bước sang những thập niên
đầu của thiên nhiên kỷ thứ 3, trong bối cảnh toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập kinh tế quốc tế
(HNKTQT), nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với vấn đề đảm bảo an ninh lương thực -
nhân tố hàng đầu đảm bảo ổn định và phát triển xã hội, một nội dung quan trọng trong an
ninh kinh tế quốc gia. An ninh lương thực ngày càng “nóng” lên, thu hút sự quan tâm của
nhiều quốc gia và cộng đồng thế giới khi thế giới mới trải qua cuộc khủng hoảng lương thực
năm 2008 và hiện nay giá lương thực lại đang có xu hướng tăng lên. Với 1/5 dân số thế giới
trong diện đói nghèo ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển với biểu hiện là
không đáp ứng được nhu cầu lương thực hiện vẫn là vấn đề lớn của thế giới hiện nay.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ là hai mặt của quá trình phát triển thế
giới, có tác động ảnh hưởng đến các quốc gia, các lĩnh vực của thế giới, trong đó có an ninh
lương thực ở cấp độ quốc gia và toàn cầu. Chính bối cảnh hiện nay, đòi hỏi các quốc gia cần
phải giải bài toán an ninh lương thực trong sự tác động ảnh hưởng tổng thể của quá trình phát
triển thế giới.
Quá trình hình thành dân tộc Việt Nam gắn liền với sản xuất lúa nước lâu đời, hình thành nên
một quốc gia nông nghiệp và ông cha ta đã đúc kết một chân lý: “phi nông bất ổn”. Đảng ta
từ khi ra đời, lãnh đạo cách mạng đã rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp và nông dân, đến
đảm bảo lương thực cho nhân dân. Quá trình đổi mới hơn 25 năm qua, nước ta đã thu được
nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, trong đó nổi bật là thành tựu xóa đói giảm nghèo,
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đồng thời duy trì vị thế của nước xuất khẩu gạo hàng
đầu góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới. Tuy nhiên, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia còn có những hạn chế, như an ninh lương thực còn thiếu bền vững khi còn có
sự chênh lệch về tiếp cận lương thực giữa các nhóm và giữa một số vùng của đất nước; sản
xuất lương thực chịu tác động từ tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và các cú sốc từ thị
trường lương thực thế giới; yêu cầu phát huy lợi thế so sánh từ địa vị quốc gia xuất khẩu gạo
hàng đầu để gia tăng năng suất và thu nhập cho người sản xuất lương thực .v.v…Trong bối
cảnh đó, một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam cần phải được giải quyết thấu đáo, đặc biệt trong

bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay:
1) Tại sao an ninh lương thực lại là vấn đề cấp bách đối với mọi quốc gia trong bối cảnh
hiện nay?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới nói chung và an ninh lương
thực của Việt Nam nói riêng?
3) Tình hình an ninh lương thực của Việt Nam hiện nay như thế nào?
4) Việt Nam cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế?
Những vấn đề trên đang đặt ra cho Việt Nam những câu hỏi cần lời giải đáp. Do đó, nghiên
cứu một cách hệ thống về lý luận an ninh lương thực, về thực trạng an ninh lương thực thế
giới và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh
mẽ hiện nay, từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lương thực của Việt
Nam là vấn đề cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ các lí do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “An ninh lương thực của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để làm luận văn Cao học ngành Kinh tế đối
ngoại.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
An ninh lương thực được nhiều chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước quan tâm dưới các góc độ và cấp độ khác nhau: 1) Trong Báo cáo phát
triển con người năm 1994 của Liên Hợp quốc (UNDP) với chủ đề: “Những khía cạnh mới
của an ninh con người” đã tiếp cận an ninh con người với nội hàm bao gồm an ninh lương
thực. 2) Báo cáo phát triển con người năm 2005 của Liên Hợp quốc (UNDP) với chủ đề:
“Hợp tác quốc tế trong thời điểm quyết định: viện trợ, thương mại và an ninh trong một thế
giới không bình đẳng” đã chỉ ra những cản trở, bất bình đẳng của thương mại trong nông
nghiệp hiện nay đối với các nước đang phát triển, từ đó tác động đối với sản xuất lương thực
và đảm bảo thực hiện mục tiêu an ninh lương thực trên thế giới. 3) Trong Báo cáo phát triển
thế giới năm 2008 của Ngân hàng thế giới với tiêu đề: “Tăng cường nông nghiệp cho phát
triển” đã chỉ ra vai trò của nông nghiệp với đảm bảo an ninh lương thực, các giải pháp phát
triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa góp phần đảm bảo an ninh lương thực ở cả cấp
độ toàn cầu, quốc gia và hộ gia đình. 4) Các học giả Trung Quốc, Vương Dật Châu và cộng

sự (1999) trong cuốn sách “An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa” đã đề cập đến nội
dung của an ninh lương thực dưới góc độ là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế, đề ra tác
động của toàn cầu hóa đối với an ninh lương thực của Trung Quốc. 5) Các nhà nghiên cứu
Việt Nam như Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006) trong cuốn sách: “Chênh lệch phát
triển và an ninh kinh tế ở ASEAN” trên cơ sở hệ thống khái niệm an ninh kinh tế theo cách
tiếp cận phi truyền thống đã chỉ ra biểu hiện và cấu thành của an ninh kinh tế trong điều kiện
toàn cầu hóa gắn với nhiều tiêu chí trong đó có làm rõ nội hàm của an ninh lương thực, dấu
hiệu chính để xác định an ninh lương thực, hệ thống giám sát đảm bảo an ninh lương thực và
nguyên nhân của bất ổn an ninh lương thực. 6) Trong quyển sách “Kinh tế Việt Nam năm
2008” và 7) Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội (8/2008) của các tác giả Viện
Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đã đề cập đến sản xuất lúa gạo và vấn đề an ninh
lương thực ở Việt Nam, trong đó khái quát thành tựu của Việt Nam trong sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo thời kỳ đổi mới, thực trạng của sản xuất lúa gạo hiện nay gắn với yêu cầu đảm bảo an
ninh lương thực, đề xuất giải pháp đối với sản xuất lúa gạo gắn với đảm bảo an ninh lương
thực trong hội nhập WTO. 8) Trong quyển sách “Thành viên WTO thứ 150 – bài học từ các
nước đi trước” của Nguyễn Văn Thanh đã phân tích những tác động được – mất trong lĩnh
vực nông nghiệp khi là thành viên WTO là các quốc gia đang phát triển. Một số bài viết
bằng Tiếng Anh trong thời gian gần đây đề cập đến an ninh lương thực của Việt Nam trong
mối quan hệ với phát triển nền kinh tế, như 9) Nguyen Van Ngai (2010): “food security and
economic development in Vietnam”; 10) Kazunari Tsukada (2007): “Vietnam: food security
in a rice – exporting country”, đề cập đến vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt, đó là vừa phải
đảm bảo gạo an toàn cho thị trường trong nước vừa phải cải thiện thu nhập cho người nông
dân trồng lúa bằng việc gia tăng xuất khẩu gạo, từ đó phân tích và rút ra bài học từ thực tế
Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng tải trên các trang web ở trong và ngoài nước của
các tác giả đề cập đến nội dung liên quan đến an ninh lương thực.
Những tài liệu nêu trên thật sự bổ ích, sẽ được tác giả nghiên cứu sử dụng làm cơ sở
khoa học cho việc triển khai đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình an ninh lương thực của thế giới
và Việt Nam trong bối cảnh TCH và HNKTQT từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị đảm bảo an

ninh lương thực của Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Phân tích rõ nội hàm của an ninh lương thực hiện nay; chỉ ra những yếu tố tác động
của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh lương thực quốc gia .
- Phân tích, đánh giá tình hình an ninh lương thực ở Việt Nam thời gian qua.
- Dự báo và đề xuất một số định hướng giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lương thực
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là an ninh lương thực của Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: từ năm 1998 đến nay. Đây là mốc thời gian Việt Nam hội nhập sâu rộng
vào khu vực và thế giới.
- Về không gian và nội dung:
+ An ninh lương thực, an ninh năng lượng, các cân đối vĩ mô… là các nội dung của An
ninh kinh tế. Luận văn chỉ tìm hiểu một khía cạnh của an ninh kinh tế đó là an ninh lương
thực, nhưng cũng có phân tích mối liên hệ của các nội dung của an ninh kinh tế.
+ Do an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu không chỉ là quốc gia, nên luận văn khái quát
tình hình an ninh lương thực trên thế giới, chỉ ra các tác động của bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế đối với an ninh lương thực. Đi sâu phân tích thực trạng an ninh
lương thực của Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu an ninh lương thực trong sự vận động, phát triển và liên hệ
với các yếu tố tác động ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá về
an ninh lương thực trên quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển; tìm ra bản chất
của an ninh lương thực quốc gia để chủ động đề ra giải pháp ứng phó.
Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để nghiên cứu an ninh lương thực của Việt
Nam trong an ninh lương thực của thế giới, trong sự tương tác, liên quan từ các yếu tố tác
động của bối cảnh toàn cầu và các yếu tố liên quan trong nước.

Luận văn cũng sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích tài liệu, số liệu; phương
pháp so sánh; phương pháp thống kê số liệu; phương pháp tổng hợp; phương pháp trao đổi
với chuyên gia.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ khái niệm an ninh kinh tế, trong đó có khái niệm an ninh lương thực ở các
cấp độ.
- Luận giải sự cần thiết phải đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lương thực của Việt
Nam.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về an ninh lương thực trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Tình hình an ninh lương thực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
Chương 3: Dự báo và một số giải pháp đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.


CHƢƠNG 1 .
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƢƠNG THỰC TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm và vai trò của an ninh lƣơng thực
1.1.1. Khái niệm an ninh kinh tế và an ninh lƣơng thực
1.1.1.1. Khái niệm an ninh kinh tế
Bối cảnh quốc tế trong thập niên cuối của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, với sự
phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, xu thế hợp tác, phát triển
gia tăng và nhất là xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ đã làm cho

vấn đề an ninh kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia, dân tộc.
Hiện có nhiều dịch nghĩa về an ninh kinh tế theo các hướng và góc độ khác nhau. Các quan
niệm trên có điểm chung là đều chỉ ra yêu cầu về sự phát triển ổn định, bền vững của nền
kinh tế quốc gia như là đặc trưng biểu hiện của an ninh kinh tế. Vấn đề an ninh kinh tế chắc
chắn đã chiếm vị trí trung tâm trong lĩnh vực an ninh quốc tế và an ninh quốc gia hiện nay, và
sẽ chỉ đạo hướng đi của an ninh quốc tế trong thế kỷ sau cũng như việc chế định chiến lược
an ninh của các nước.
1.1.1.2. Khái niệm an ninh lương thực
Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thuộc Liên Hợp quốc (FAO) (2002) trong Trade
reform and security food, hiện nay có đến hơn 200 định nghĩa về an ninh lương thực, mỗi
cách tiếp cận đều đưa ra một quan niệm về an ninh lương thực [17]. Vì thế khái niệm này
được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bất cứ khi nào quan
niệm an ninh lương thực được đề cập đến trong tiêu đề của một nghiên cứu thì nên đưa ra các
định nghĩa rõ ràng hoặc ngầm định cho sát với thực tế.
An ninh lương thực là một khái niệm với nhiều cấp độ tiếp cận, nhiều cách nhìn khác nhau.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn với cách tiếp cận an ninh lương thực ở
cấp độ quốc gia, trên cơ sở kế thừa các quan niệm về an ninh lương thực của các học giả và
tổ chức trong và ngoài nước, luận văn thống nhất quan niệm về an ninh lương thực của Việt
Nam là việc có đầy đủ, ổn định lương thực cho toàn dân trên phạm vi toàn quốc cả trước mắt
và lâu dài để không ai bị đói và mọi người đều được hưởng cuộc sống năng động và khoẻ
mạnh.
1.1.2. Quan hệ giữa an ninh lƣơng thực, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia
Khi đề cập đến nội hàm của an ninh kinh tế, đa số các học giả hiện nay đều xác định một
trong những bộ phận quan trọng là an ninh lương thực.
Bên cạnh đó, an ninh lương thực và an ninh quốc gia cũng giống như hai anh em song sinh.
Khủng hoảng lương thực: giá lương thực tăng cao, nguồn cung lương thực không đủ, lập tức
ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Sự thiếu đói về lương thực, dẫn
đến sự phản đối của nhiều tầng lớp dân chúng, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị quốc gia.
Như vậy, có thể nói rằng an ninh lương thực đã, đang và sẽ là bộ phận quan trọng của an ninh
kinh tế. Việc xác định rõ vị trí, vai trò của an ninh lương thực trong nội hàm của an ninh kinh

tế quốc gia sẽ giúp nhận diện, đánh giá toàn diện và sâu sắc sự cần thiết của an ninh lương
thực quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đồng thời thấy được nội dung
và các yếu tố tác động đến an ninh lương thực quốc gia hiện nay.
1.1.3. Vai trò của an ninh lƣơng thực đối với đời sống xã hội
1.1.3.1. Vai trò an ninh lương thực với đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người và giảm đói
nghèo trên thế giới
Xã hội đang phát triển như vũ bão với nhiều vật dụng hiện đại ra đời phục vụ cho nhu cầu
của con người, nhưng người ta có thể thiếu các phương tiện hiện đại nhưng người ta không
thể làm gì với cái dạ dày trống rỗng. Lương thực như là một phương tiện thiết yếu bậc nhất
để duy trì sự tồn tại của con người. Lương thực phải được cung cấp đều đặn, đầy đủ cho mọi
người nếu muốn sống, hoạt động và phát triển.
Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên nhiên kỷ của Liên Hợp quốc (2003)
là xóa bỏ tình trạng nghèo và đói cùng cực của con người.
1.1.3.2. Vai trò của an ninh lương thực với tăng trưởng kinh tế
Vấn đề an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Xét về
mục tiêu chính sách của các chính phủ, an ninh lương thực được coi như một chuỗi liên tục từ
mức độ vi mô về đảm bảo dinh dưỡng cho người dân đến mức vĩ mô là đảm bảo cung cấp
đầy đủ lương thực cho thị trường trong nước và khu vực. Ổn định an ninh lương thực theo cả
hai góc độ (vi mô, vĩ mô) giúp thúc đẩy triển vọng tăng trưởng kinh tế hiệu quả hơn, giảm đói
nghèo.
1.1.3.3. Vai trò ổn định chính trị - xã hội của an ninh lương thực
Thế giới đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và kinh tế tri thức. Nhưng
cuộc khủng hoảng kinh tế đang tiếp diễn và đặc biệt cuộc khủng hoảng lương thực thế giới
năm 2007 – 2008 đã cho thấy tầm quan trọng của lương thực.
Việc bảo đảm an ninh lương thực không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế hay nhân đạo mà còn
có vai trò quan trọng đối với sự ổn định chính trị xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn thế
giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, một đất nước, một khu vực mà không bảo đảm an
ninh lương thực sẽ tạo ra hệ luỵ lan tỏa không nhỏ đối với các nước và các khu vực khác.
1.2. Nội dung của an ninh lƣơng thực
Để đảm bảo anh ninh lương thực, cần phải thực hiện đồng bộ các nội dung, đó là bảo đảm

tính sẵn có của lương thực, sự ổn định, khả năng tiếp cận của người dân và sự an toàn, chất
lượng của lương thực được sử dụng. Những nội dung của anh ninh lương thực trên đây được
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra vào
ngày 29/1/2010 tại Davos về chủ đề An ninh lương thực. Cụ thể:
1.2.1. Sự sẵn có về lƣơng thực
Sự sẵn có (availability) lương thực được hiểu là: sản lượng lương thực, diện tích trồng trọt,
các chỉ tiêu về xuất và nhập khẩu lương thực được đảm bảo. Tức là đảm bảo nguồn cung
lương thực đầy đủ mọi nơi, mọi lúc.
Điều này liên quan đến việc nỗ lực trong việc bảo vệ diện tích đất trồng cây lương thực, có
chính sách bảo đảm lợi ích cho người sản xuất lương thực để họ an tâm sản xuất; tăng cường
đầu tư để tăng sản lượng và chất lượng lương thực; tạo thuận lợi cho thương mại nông sản,
xây dựng hệ thống phân phối lương thực ổn định
1.2.2. Sự tiếp cận với lƣơng thực
Sự tiếp cận (access) nguồn lương thực được hiểu là: tỉ lệ tiếp cận lương thực cơ bản trong
tổng dân số, thiếu lương thực cơ bản trong nhóm nghèo, giá lương thực cơ bản cao và tăng,
lương thực được lưu thông, phân phối đến các vùng trong nước.
Điều này liên quan đến việc tạo các cơ hội việc làm, thu nhập và có hỗ trợ thích hợp để bảo
đảm khả năng tiếp cận với lương thực của người dân; thận trọng trong việc sử dụng lương
thực vào mục đích khác;
1.2.3. Sự ổn định của lƣơng thực
Sự ổn định (stability) của lương thực là: phải có hệ thống phân phối ổn định. Cung và cầu
lương thực trên thị trường ổn định, nghĩa là giá lương thực và các xu hướng khác trên thị
trường không tăng (giảm) mạnh (ví dụ giá gạo cao liên tục hay kho dự trữ giảm báo hiệu
những yếu tố không tốt đến sự ổn định về cung lương thực)
Điều này liên quan đến các cố gắng của từng quốc gia trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế
để phối hợp hành động chung trong khu vực và toàn cầu để đảmbảo sản và cung ứng lương
thực ổn định.
1.2.4. Sự an toàn, chất lƣợng của lƣơng thực đƣợc sử dụng
Sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng thể hiện qua độ dinh dưỡng của lương
thực, chất lượng và vệ sinh lương thực, tỷ lệ suy sinh dưỡng và thiếu chất do lương thực.

1.3. Các nhân tố tác động đến an ninh lƣơng thực
1.3.1. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.1.1. Khía cạnh toàn cầu hoá nông nghiệp đối với an ninh lương thực
+ Vai trò, đặc điểm của toàn cầu hóa nông nghiệp
Thứ nhất: Toàn cầu hóa nông nghiệp hiện nay đang ở giai đoạn đầu, những diễn biến tiếp
theo của nó đầy bất định, chông gai và khó dự đoán.
Thứ hai: Ở nhiều nước, toàn cầu hóa nông nghiệp thường song hành hoặc dẫn đến thị trường
hóa hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trái ngược với những khu vực sản xuất kinh
doanh khác, nơi cơ chế kinh tế thị trường thường đi trước một bước so với toàn cầu hóa.
Thứ ba: Thị trường nông sản quốc tế có những tính chất rất đặc thù so với các loại thị trường
hàng hóa khác, dẫn tới tự do hóa thương mại nông sản có nhiều điểm khác biệt so với quá
trình tự do hóa thương mại nói chung.
Thứ tư: Hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp gắn liền với những vấn đề văn hóa, xã
hội, môi trường rất to lớn.
Thứ năm: Một đặc điểm đáng chú ý nữa của toàn cầu hóa nông nghiệp là giai đoạn toàn cầu
hóa nông nghiệp hiện nay đang hàm chứa quá nhiều điều vô lý và bị chỉ trích nặng nề.
1.3.2.2. Những cơ chế tác động chính của toàn cầu hóa kinh tế đối với nông nghiệp, nông
thôn.
Nông nghiệp và nông thôn thế giới, ở các nước giàu cũng như các nước nghèo, đang đứng
trước những khả năng thay đổi sâu rộng và toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là một nguyên
nhân quan trọng dẫn tới sự thay đổi này. Và cũng phải nói rằng những sự thay đổi của nông
nghiệp, nông thôn có liên quan, tác động to lớn đến an ninh lương thực.
Theo Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hoà (2002), trong Một số vấn đề về phát triển nông
nghiệp và nông thôn, đã chỉ ra cơ chế chủ chốt nhất lan truyền những ảnh hưởng của toàn cầu
hóa kinh tế đến nông nghiệp và phát triển nông thôn là tự do hóa các thị trường nông sản
quốc tế, tự do hóa đầu tư và cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày càng khắc nghiệt. Trong đó nhân
tố quan trọng là tự do hoá các thị trường nông sản quốc tế hiện nay.
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến việc sản xuất và cung ứng lƣơng thực
1.3.2.1. Các nhân tố tác động đến sự sẵn có lương thực
- Thứ nhất, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới đang có xu hướng giảm

nhanh.
- Thứ hai, từ ba thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, thế giới có nhiều tiến bộ nhảy vọt về
khoa học và công nghệ, nhưng nhiều nước, nhiều vùng đã không chú ý tới việc tiếp tục đầu tư
vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lương thực nói riêng.
- Thứ ba, khí hậu là một trong những yếu tố tác động đến sản lượng lương thực.
1.3.2.2. Nhóm nhân tố tác động đến sự tiếp cận lương thực
Thứ nhất, thị trường nông sản thế giới bị bóp méo vì chính sách trợ cấp nông nghiệp của các
nước công nghiệp phát triển.
- Thứ hai, việc nhiều nước xuất khẩu lương thực, khởi đầu là Ấn Độ (cuối năm 2007), sau đó
Ai Cập, Campuchia, Mêxico, … (quý I/2008) thời gian vừa qua hạn chế xuất khẩu càng khiến
giá lương thực tăng cao.
1.3.2.3. Nhóm nhân tố tác động đến sự ổn định của lương thực
- Thứ nhất, sức ép dân số và thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng, trong khi nguồn cung ứng
lương thực bị đe dọa.
- Thứ hai, các nhu cầu về lương thực không chỉ tăng do dân số tăng, mà còn do nhu cầu của
các ngành kinh tế khác.
1.3.2.4. Nhóm nhân tố tác động đến sự an toàn, chất lượng của lương thực
Thứ nhất, việc ứng dụng công nghệ sinh học, chọn tạo giống lúa và lương thực đảm
bảo dinh dưỡng.
Thứ hai, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, an toàn và thân thiện môi trường trong
việc tạo ra các sản phẩm lương thực sạch, không chứa nhiều hóa chất, đảm bảo chất lượng vệ
sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, không gây hại cho sức khỏe của người dùng.
Thứ ba, các chính sách của các quốc gia trong việc quản lý an toàn lương thực, thực
phẩm và chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua phòng chống suy dinh dưỡng ở bà
mẹ và trẻ em.


CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH AN NINH LƢƠNG THỰC VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


2.1. Khái quát về tiềm năng sản xuất lƣơng thực của Việt Nam và chủ trƣơng, chính
sách của Nhà nƣớc về an ninh lƣơng thực quốc gia
2.1.1. Khái quát về tiềm năng sản xuất lƣơng thực của Việt Nam
Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, có truyền thống trồng lúa nước lâu đời ở khu vực.
Hiện chúng ta có nhiều tiềm năng lợi thế về sản xuất lương thực, nhất là lúa gạo. Người nông
dân Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu khó, được đánh giá là ham học hỏi, tích cực ứng
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp - là nguồn lực quan
trọng nhất cho sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực nước ta.
Diện tích gieo trồng lúa cả năm không ngừng được mở rộng, từ 5,6 triệu ha (năm 1980), đến
nay là khoảng 7,3 triệu ha. Mỗi vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta đều có những thế
mạnh nhất định trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm. Các thế mạnh ấy đang ngày càng
được phát huy tốt hơn nhờ sản xuất đi đôi với bảo quản và chế biến sản phẩm, nhờ sự trao
đổi, lưu thông lương thực, thực phẩm hàng hoá giữa các vùng. Đồng bằng sông Cửu Long là
vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số một. Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm số
hai về lương thực, thực phẩm. Ngoài hai vùng trọng điểm trên, các vùng khác cũng có những
thế mạnh khác nhau về sản xuất lương thực, thực phẩm.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nền kinh tế hiện nay góp phần gắn sản xuất
với thị trường thế giới, phân tán rủi ro, thu hút nguồn vốn đầu tư để đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người sản xuất lương thực.
2.1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về an ninh lƣơng thực
Qua thực tiễn hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, Đảng ta nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của phát
triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xoá đói giảm nghèo bền vững. Mục
tiêu phát triển nông nghiệp trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010
là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Sau đó, Hội nghị
Trung ương 3 (khóa IX) đã ban hành 3 nghị quyết quan trọng liên quan trực tiếp đến nông
nghiệp, nông thôn: 1) Nghị quyết “Đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn thời
kỳ 2001 – 2010”; 2) Nghị quyết “Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo
điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) tiếp tục ban hành nghị
quyết về “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân”.

Cụ thể hoá đường lối của Đảng về đảm bảo an ninh lương thực, Chính phủ và các cơ quan
liên quan đã ban hành nhiều chính sách quan trọng góp phần đảm bảo an ninh lương thực
như: Chính sách đất trồng lúa; Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng trồng lúa; Chính
sách thương mại gạo; Chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất lúa
2.2. Tình hình an ninh lƣơng thực của Việt Nam
2.2.1. Thành tựu an ninh lƣơng thực Việt Nam
2.2.1.1. Sự sẵn có lương thực
Với những chủ trương và chính sách cụ thể của Nhà nước đầu tư cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, tăng sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, trong những năm vừa qua
Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tích đáng ghi nhận về sản lượng lương thực.
Lương thực không những đủ hàng ngày mà còn được dự trữ ở trong dân và dự trữ
của Nhà nước. Nhiều loại lương thực, thực phẩm không những đáp ứng được nhu cầu ở trong
nước, mà còn xuất khẩu với khối lượng lớn, đứng thứ hạng cao trên thế giới. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, từ 1989 đến hết tháng 6/2011, Việt Nam đã xuất khẩu được xấp xỉ 81
triệu tấn, thu về được trên 24,2 tỷ USD. Nước ta đã góp phần đảm bảo nguồn cung lương
thực cho nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
2.2.1.2. Sự tiếp cận lương thực
- Về tiêu dùng lương thực: như đã nêu trên đây, do sản lượng lương thực tăng nhanh hơn
đáng kể tốc độ tăng dân số, nên sản lượng lương thực bình quân đầu người của Việt Nam đã
tăng liên tục, từ 445 kg/người/năm năm 2000 lên 513kg/người/năm vào năm 2010. Ngay cả
với những năm thiên tai diễn ra nghiêm trọng, lương thực vẫn được phân phối cho những
vùng khó khăn kịp thời, đảm bảo lương thực cho hầu hết nhân dân. Sản lượng nhiều loại cây,
con đã đáp ứng đủ nhu cầu.
- Về khả năng tiếp cận lương thực: Tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua đã giúp
cải thiện đáng kể thu nhập của người dân. Thu nhập tăng là điều kiện quan trọng hàng đầu để
người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn lương thực: chi tiêu nói chung và chi
tiêu cho lương thực nói riêng của người dân đã được cải thiện.
- Về lưu thông, phân phối lương thực: Thị trường lưu thông lương thực ngày càng được mở
rộng cả về quy mô, cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia, đảm bảo lưu thông thuận lợi giữa
các vùng, các khu vực, kể cả các vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần quan trọng vào

việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và từng địa phương. Sự phát triển nhanh và rộng
khắp của hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tạo điều kiện cho người dân thuận lợi
hơn trong việc tiếp cận nguồn lương thực, phục vụ đời sống bản thân, gia đình.
2.2.1.3. Sự ổn định lương thực
Sản lượng lương thực hàng năm gần đây tăng cao hơn tốc độ tăng dân số, chẳng hạn
giai đoạn 2001 – 2008, sản lượng lương thực có hạt tăng 3,7% cao hơn 3 lần tốc độ tăng dân
số trong cùng thời kỳ . Mặt khác, nhà nước và cả người dân có tỷ lệ dự trữ lương thực nhất
định hàng năm là ổn định. Hai nhân tố trên góp phần quan trọng đảm bảo nguồn cung lương
thực ổn định.
Trong khi, cầu về lương thực trong thời gian qua về lương thực được đánh giá là
không có sự đột biến tăng hay giảm, nên đã góp phần làm cho giá lương thực cơ bản ổn định
(ngoại trừ năm 2008).
Những yếu tố về sự mở rộng thị trường lương thực, đảm bảo lương thực được vận
chuyển rộng khắp đến các vùng cũng góp phần quan trọng đảm bảo sự ổn định của lương
thực một cách thường xuyên.
Đối với những vùng bị thiên tai, nhà nước có sự cứu trợ, hỗ trợ kịp thời về lương
thực, đã giúp bình ổn thị trường lương thực.
2.2.1.4. Sự an toàn, chất lượng lương thực
Cùng với sự gia tăng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng gạo của người dân Việt Nam đang có xu
hướng giảm xuống. Trong khi đó, tỷ lệ thịt, cá, trái cây… trong bữa ăn hàng ngày của người
dân tăng lên. Người dân đã chú trọng hơn đến chất lượng dinh dưỡng, độ an toàn của lương
thực, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện của mình.
Thời gian qua nhà nước và người dân đã có sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực
phẩm. Nhà nước đã chú ý đến việc tuyên truyền về sức khỏe dinh dưỡng; tiến hành công tác
thanh tra, kiểm tra an toàn, chất lượng lương thực, thực phẩm trên thị trường góp phần đảm
bảo chất lượng, an toàn lương thực, đảm bảo an ninh lương thực.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Sản lượng lương thực có thể giảm xuống, hạn chế sự sẵn có lương thực
Hạn chế về sự sẵn có lương thực do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cơ bản:
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, lại đang bị thu hẹp nhanh chóng.

- Ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh.
- Nguyên nhân cơ bản của sự giảm sút sản lượng trong tương lai, cũng có thể coi là hạn chế
của an ninh lương thực, đó là lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có
người trồng lúa giảm.
2.2.2.2. Hạn chế trong tạo điều kiện cho người dân, nhất là người nghèo, tiếp cận lương
thực
Theo số liệu thông kê của Tổ chức Oxfam (2012), có khoảng 8,7% số hộ gia đình ở nông
thôn không được đảm bảo về an ninh lương thực, tỷ lệ thiếu đói lương thực cục bộ, theo mùa
là 6,7%. Đây là hạn chế cơ bản của an ninh lương thực Việt Nam, nhất là trong điều kiện
chúng ta là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Một nghịch lý là nghèo đói tập trung chủ yếu ở nông thôn, nơi tạo ra lương thực. Và thực tế
cho thấy là giảm nghèo đang chậm lại và có dấu hiệu không bền vững do tỷ lệ tái nghèo cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, có nguyên nhân từ vòng luẩn quẩn của đói nghèo
của người sản xuất lương thực, sản xuất lúa đã được chỉ ra ở trên. Có nguyên nhân từ sự phát
triển kinh tế đất nước, chính sách xóa đói giảm nghèo chưa bền vững;
Sự tiếp cận lương thực của người dân hạn chế còn do những hạn chế sau:
- Hạn chế trong kết cấu hạ tầng, đầu tư phục vụ sản xuất lương thực.
+ Về kết cấu hạ tầng.
+ Về đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2.2.2.3. Hạn chế trong quản lý, điều tiết thị trường lương thực, đảm bảo sự ổn định của
giá cả và thị trường lương thực
Có một thực tế đã xảy ra là người dân Đồng bằng sông Cửu Long mua gạo ngoài chợ với giá
luôn cao hơn giá gạo xuất khẩu. Đây là một vấn đề bất cập được đặt ra cho các nhà quản lý.
Trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực nhà
nước rơi vào tình trạng “cạn kiệt hầu bao” do ngân hàng chậm giải ngân thì thậm chí các nhà
đầu tư chứng khoán đã nhận ra sự hấp dẫn của thị trường lúa gạo. Nhiều đơn vị không có
chức năng kinh doanh lương thực, thực phẩm cũng nhảy vào mua gạo, thuê thêm các kho
chứa hàng ở Đồng bằng sông Cửu Long để tích trữ gạo. Một số thị trường bán lẻ gần như lệ
thuộc vào 3-5 đầu mối cung cấp. Khi các đầu mối này ghim hàng lập tức đã tạo nên cơn sốt
giá. Sở dĩ họ có thể thao túng thị trường gạo nội địa là vì các doanh nghiệp kinh doanh lương

thực nhà nước “bận lo” xuất khẩu mà quên thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu
gạo cho biết họ không cạnh tranh được với tư thương, nguyên nhân là do bản thân họ phải
chịu 5% thuế giá trị gia tăng khi thu múa lúa gạo nguyên liệu, còn tư thương thì không.
Như vậy, chuyện thiếu gạo hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở những địa
phương khác chỉ là “ảo”. Chính sự đầu cơ của các tư thương cùng với những thông tin thiếu
minh bạch là nguyên nhân chính dẫn đến giá lương thực, thực phẩm tăng đột biến trong thời
gian qua, đặc biệt là giá gạo.
2.2.2.4. Hạn chế trong đảm bảo an toàn, chất lượng lương thực
Trong khi nước ta không còn là quốc gia có nạn đói tràn lan, thặng dư sản xuất lúa
gạo ngày càng tăng thì an ninh dinh dưỡng – đảm bảo an toàn, chất lượng lương thực tiêu
dùng của người dân chưa được đảm bảo. Nước ta vẫn đối mặt với “nạn đói tiềm ẩn”, người
dân hàng ngày vẫn đối mặt với tình trạng thiếu vitamin A, mất cân bằng dinh dưỡng. Gần 1/3
trẻ em nông thôn còi cọc, có chiều cao rất thấp so với lứa tuổi. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
và bà mẹ nuôi con bú thiếu chất còn cao. Cứ 5 trẻ em có một em bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng khá phổ biến, không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo và khó khăn mà
ngay cả các vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước như đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyên nhân cơ bản là thiếu chăm sóc y tế và chế độ ăn uống không đảm bảo cân
bằng về dinh dưỡng.
2.3. Cơ hội và thách thức đối với việc đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
2.3.1. Các cơ hội đảm bảo an ninh lƣơng thực từ toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế
Mở rộng thị trường lương thực, gia tăng ảnh hưởng về ổn định thị trưởng lương thực
toàn cầu
Tiếp cận thị trường của các nước thành viên WTO, chiếm trên 90% khối lượng và giá trị
thương mại thế giới, tạo điều kiện mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam, nhất là lúa
gạo. Phù hợp với mục tiêu chiến lược của ngành nông nghiệp trong 10 năm tới là phát triển
một nền nông nghiệp bền vững, có khả năng cạnh tranh và hướng ra xuất khẩu, từ đó góp
phần phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập cho người trồng lúa.
Hệ thống chính sách trong nước: Hệ thống pháp lý sẽ được điều chỉnh theo hướng phù hợp

với thông lệ quốc tế sẽ tạo ra môi trường kinh doanh trong nước bình đẳng, khuyến khích
được mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ tham gia đầu tư
vào ngành nông nghiệp. Thu hút được nhiều nhà đầu tư, thương mại nước ngoài.
Tạo sức ép khá lớn cho các nhà sản xuất, kinh doanh hàng nông sản trong nước phải
điều chỉnh sản xuất theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh hoặc phải áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đây vừa là thách thức vừa là động lực, cơ hội để mọi thành phần kinh tế trong ngành nông
nghiệp vươn lên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Giải quyết tranh chấp thương mại: WTO là diễn đàn đấu tranh lại các đối xử bất công
trong thương mại
Áp dụng công nghệ mới và chi phí sản xuất lương thực thấp hơn. Phát huy lợi thế của
nước xuất khẩu gạo.
2.3.2. Thách thức đối với Việt Nam trong đảm bảo an ninh lƣơng thực
2.3.2.1. Chính sách của các nước lớn
Tự do hóa nông nghiệp đang là vấn đề tranh cãi lớn trong vòng đàm phán hiện nay của WTO
giữa các cường quốc với các nước đang phát triển và giữa Mỹ với châu Âu.
Mỹ và một số cường quốc muốn các nước khác chấm dứt hoặc hạn chế đến mức thấp nhất trợ
cấp cho nông nghiệp, đồng thời nhanh chóng hạ thấp thuế quan và giảm hẳn hàng rào phi
thuế quan đối với nông sản, nhưng chính họ lại không làm như thế.
Các nước đang phát triển, ngoài phần phát huy nội lực, cần có thêm nguồn đầu tư từ nước
ngoài để phát triển nông nghiệp.
2.3.2.2. Những thách thức mang tính toàn cầu
+ Biến đổi khí hậu.
+ Tác động của thị trường thế giới.
+ Tác động của chính sách năng lượng toàn cầu.
+ Thách thức từ khủng hoảng an ninh lương thực thế giới.
“Phi nông bất ổn”, “Thực túc binh cường”, "Nhất sĩ nhì nông. Hết gạo chạy rông nhất nông
nhì sĩ” … là những tổng kết từ thực tế cuộc sống của ông cha ta. Soi rọi kinh nghiệm đó vào
tình hình khủng hoảng lương thực dẫn đến bất ổn xã hội tại nhiều nước đang phát triển ở
châu Á, châu Phi thời gian qua càng thấy vai trò, vị trí quan trọng của nông nghiệp trong việc

đảm bảo an ninh lương thực, nền tảng đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh quốc gia.
2.3.2.3. Thách thức từ sự bất cập của các chính sách liên quan an ninh lương thực hiện
nay
+ Chính sách dân số.
Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực vẫn tiếp tục đặt ra không ít vấn đề cần giải quyết. Dân số
nước ta đông, trong đó có đến 73% sống ở địa bàn nông thôn, đất canh tác không nhiều. nếu
tính theo đầu người thì ở mức thấp nhất thế giới. Dân số Việt Nam là 74,7 triệu người năm
1998. Đến năm 2006, dân số đã tăng lên khoảng 84,15 triệu người và năm 2007 khoảng 86
triệu người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến
năm 2024, nước ta sẽ vượt 100 triệu dân, đạt 100,5 triệu người. Với đà tăng dân số nhanh như
vậy sẽ góp phần không nhỏ làm trầm trọng thêm những khó khăn trong giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập, an ninh lương thực… đang diễn ra hàng ngày.
+ Chính sách cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp – nông thôn.
Có thể nói, nông nghiệp chưa nhận được sự đầu tư đúng mức với tầm quan trọng về kinh tế -
xã hội đối với đất nước. Tiềm năng to lớn của lĩnh vực nông nghiệp trong việc xóa đói giảm
nghèo đã bị suy giảm, chính sách vĩ mô tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ dẫn
tới tỉ lệ lãi suất, lạm phát ở mức cao.
Theo dự báo từ nay đến năm 2025, Việt Nam có thể lấy từ 10 – 15% diện tích đất nông
nghiệp và các loại đất khác để phục vụ phát triển công nghiệp. Việc mất đi một phần rất lớn
quỹ đất trồng do biến đổi khí hậu cùng với việc đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặt Việt
Nam trước một thách thức rất nghiêm trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực.


CHƢƠNG 3. DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƢƠNG
THỰC CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1. Dự báo an ninh lƣơng thực trong những năm tới
3.1.1. Tình hình an ninh lƣơng thực thế giới và dự báo về an ninh lƣơng thực toàn cầu
3.1.1.1. Tình hình an ninh lương thực thế giới gần đây
Vấn đề an ninh lương thực lại "nóng" trên toàn cầu những ngày gần đây, trong bối cảnh giá

lương thực đã tăng mạnh trở lại. Trong khi đó, nạn đói đang tiếp tục đe dọa hàng triệu người
nghèo trên thế giới, nhất là tại các nước khu vực Sừng châu Phi và Trung Ðông. Ngân hàng
Thế giới (WB) trong báo cáo "Giám sát giá lương thực" công bố mới đây cảnh báo tình trạng
giá lương thực đang tăng nhanh trở lại trong những tháng gần đây, nhất là trong tháng 6 và
tháng 7 năm 2012.
Hạn hán tồi tệ nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ đã xảy ra ở những khu vực trồng ngũ cốc
chính của Hoa Kỳ, trong khi khô hạn cũng xảy ra ở Biển Đen và cả Australia, một số khu vực
Nam Á…khiến người ta lo ngại sản lượng ngũ cốc, trong đó có lúa mì, năm nay sẽ bị tổn hại
lớn. Thị trường dấy lên lo ngại Nga và Ấn Độ có thể tái hạn chế xuất khẩu ngũ cốc như hồi
2008 - điều đã từng châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lương thực, gây bạo loạn ở nhiều quốc
gia trên thế giới.
3.1.1.2. Dự đoán tình hình an ninh lương thực toàn cầu
a) Về lúa gạo
Trong khi nhu cầu thị trường gạo trên thế giới có thể dự đoán khá chính xác bởi các chuyên
gia thì nguồn cung lại đang rất khó xác định. Chuyên gia Tom Slayton của Diễn đàn quản lý
rủi ro phát triển nông nghiệp (FARMD) nhận định: “Những nước xuất khẩu gạo nhiều lại
mập mờ và bí mật về chính sách. Điều này gây nguy cơ biến động giá gạo trong thời gian tới,
ảnh hưởng xấu đến bức tranh thương mại gạo toàn cầu”.
Những tháng cuối năm, thị trường lúa gạo thế giới có nhiều yếu tố hậu thuẫn giá tăng nhẹ.
Đáng chú ý nhất là 3 yếu tố sau:
Lạm phát giá đang có dấu hiệu quay trở lại, bằng chứng là chỉ số CPI tăng tại nhiều quốc gia.
Giá lương thực và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vì thế cũng sẽ chịu ảnh hưởng tăng theo.
Về nguồn cung, duy chỉ tồn trữ ở Thái Lan ít thay đổi, còn tại Ấn Độ và nhiều quốc gia nhập
khẩu khác như Indonesia hay Philippine đều giảm khá nhiều. Việt Nam và Thái Lan đều đã
thu hoạch xong vụ lúa chính. Nguồn cung sắp tới sẽ ít có khả năng tăng mạnh, đặc biệt chính
phủ Thái lan có thể sẽ thực hiện chương trình can thiệp mới từ tháng 10, sẽ vét tiếp toàn bộ
lượng cung mới ở thị trường Thái.
Trong khi đó, Ấn Độ lại đang vào mùa mưa bão nên sẽ có một lượng gạo không nhỏ bị hư
hỏng. Do đó, lượng gạo mà nước này xuất khẩu từ nay đến cuối năm cũng rất khó xác định.
Ở thị trường châu Mỹ, cho đến giờ Chính phủ Mỹ vẫn chưa công bố sản lượng gạo mới nhất.

Về nhu cầu, Indonesia có thể sẽ gia tăng nhập khẩu trong những tháng cuối năm. Philippine
có thể cũng sẽ nhập khẩu thêm nhưng với khối lượng không lớn. Trung Quốc nhiều khả năng
duy trì tiến độ nhập khẩu ở mức vừa phải. Ngoài ra, một số khu vực châu Phi sẽ phải tăng
nhập khẩu do thiên tai ảnh hưởng xấu tới vụ mùa trong nước.
b) Về lúa mì
Lúa mì vẫn có khả năng tăng giá, mặc dù không mạnh như thời gian qua. Số liệu về thu
hoạch ở Mỹ, Canada và châu Âu đang có xu hướng giảm, các nước có truyền thống xuất khẩu
như Kazakhstan, Ucraina gần đây đã công bố có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới giảm
30% so với năm ngoái. Trong khi đó, Bắc Phi, Trung Cận Đông và Thổ Nhĩ Kỳ với dân số
tăng sẵn sàng mua ngày càng nhiều.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp Nga khẳng định không có lý do gì để hạn chế xuất khẩu lúa mì,
song thị trường vẫn đồn đoán về khả năng nước này sẽ phải hạn chế xuất bởi nguồn cung ở
nước này đang dần cạn kiệt.
Tổ chức Ngũ cốc Quốc tế (IGC) dự báo tiêu thụ lúa mì toàn cầu trong vụ 2012-2013 giảm,
nhưng không giảm mạnh như sản lượng.
Theo dự báo của FAO, trong vụ 2012-2013, nhu cầu lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi sẽ giảm
nhiều. Trong khi đó, nhu cầu làm lương thực và nhu cầu sử dụng trong sản xuất công nghiệp
lại tăng.
3.1.2. Dự báo an ninh lƣơng thực của Việt Nam
Do lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam có thể trồng lúa trên khắp địa bàn cả nước trong thời gian
12 tháng của một năm, không chỉ một vụ mà có thể trồng tới ba vụ (vụ lúa đông xuân, lúa hè
thu, và lúa mùa). Tuy nhiên, thóc gạo hàng hóa tập trung chủ yếu ở hai vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng; ở các vùng còn lại, sản xuất lúa gạo chỉ đủ hoặc chưa đủ
cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Trong điều kiện đó, sản xuất lúa gạo gắn với an ninh lương
thực trên quy mô cả nước (tầm quốc gia) phụ thuộc vào tính ổn định và bền vững của sản
xuất lúa gạo ở hai vùng Đồng bằng Sông Cửu long và đồng bằng Sông Hồng, vừa có chức
năng cung cấp cho nhu cầu của nội vùng, vừa đáp ứng nhu cầu bị thiếu hụt ở các vùng khác,
đặc biệt là hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên và cung cấp nguồn gạo cho dự trữ quốc gia và
xuất khẩu. Vì vậy, kết cấu hạ tầng từ hai vùng sản xuất lúa gạo chính đến các vùng khác cũng
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tổng diện tích lúa cả năm đã giảm tới trên 465 nghìn ha, bình quân mỗi năm giảm trên 66
nghìn ha, chủ yếu ở hai vùng sản xuất lúa chính của cả nước. Xu hướng này nếu tiếp diễn sẽ
ảnh hưởng xấu đến sản lượng lúa ở hai vùng này, cũng như ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo,
an ninh lương thực trong nước và khối lượng xuất khẩu gạo như hiện nay.
Theo dự báo về dân số và khả năng sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã có hiện nay thì cân đối
cung cầu về thóc gạo từ nay tới năm 2020 được luận cứ như sau:
- Dân số đạt 85,2 triệu người vào năm 2007, và với mức tăng bình quân như hiện nay
(1,2%/năm) thì đến năm 2010 sẽ là 88,5 triệu người, năm 2015 là 93,6 triệu người, và năm
2020 là 98,6 triệu người.
- Mức tiêu dùng gạo trên đầu người trong nước sẽ giảm do tăng tiêu dùng thịt, sữa và rau, củ
quả theo nhịp tăng của thu nhập dân cư, nhưng nhu cầu gạo cho chăn nuôi, công nghiệp chế
biến sẽ vẫn tăng lên, vì vậy tổng lượng thóc gạo tiêu dùng trong nước thời gian tới vẫn sẽ tiếp
tục tăng.
Dựa trên những luận cứ trên đây, Dự thảo lần 9 Đề án “Chiến lược an ninh lương thực quốc
gia đến năm 2020” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn soạn thảo đã dự kiến cân đối
cung cầu thóc gạo đến năm 2010, 2015, 2020.
An ninh lương thực quốc gia được giữ vững với cân đối cung cầu về thóc gạo cho các mục
tiêu sử dụng trong nước vẫn sẽ được đảm bảo và có dư khá nhiều: 5,4 triệu tấn vào năm 2010,
5,1 triệu tấn vào năm 2015, và 3,3 triệu tấn vào năm 2020. Số thóc dư thừa này sẽ là nguồn
để nước ta tiếp tục xuất khẩu, nhưng khối lượng giảm dần. Mức cung (sản lượng thóc) sẽ
(phải) tăng lên 37,2 triệu tấn vào năm 2015 và 38,5 triệu tấn vào năm 2020.
3.2. Quan điểm định hƣớng và giải pháp bảo đảm an ninh lƣơng thực của Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa
3.2.1. Quan điểm định hƣớng về an ninh lƣơng thực của Việt Nam
Để đảm bảo an ninh lương thực cho Quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương và
thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân có ý thức cộng đồng về vấn đề an
ninh lương thực.
Thứ hai, các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế huy động đặc thù về lương thực khi
có lũ, lụt, thiên tai và tình huống xấu xảy ra đối với tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt

chú trọng đến các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thường bị chia cắt do
khó khăn về thông tin, giao thông vận tải.
Thứ ba, mỗi địa phương tiếp tục rà soát lại quy hoạch đất đai với tiêu chí đầu tiên là
mang tính khoa học cao.
Thứ tư, thường xuyên chủ động dự báo bám sát tình hình lương thực khu vực và thế
giới để có chính sách lương thực quốc gia phù hợp, vừa phát huy lợi thế so sánh góp phần
tăng trưởng kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế vừa bảo đảm ổn định xã hội.
3.2.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.2.1. Thúc đẩy sản xuất và nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp
a) Tích cực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
Trước hết cần chú trọng áp dụng các quy trình công nghệ cao trong chọn tạo, phát triển và kỹ
thuật thâm canh tổng hợp các giống lúa có năng suất cao, chất lượng cao, chống chịu tốt sâu
bệnh và các điều kiện bất thuận. Bởi lúa là cây lương thực quan trọng hàng đầu.
Để thực hiện được giải pháp hạn chế không sử dụng đất trồng lúa cho mục đích đô thị hóa và
xây dựng các khu công nghiêp (KCN) trên đất trồng lúa.
Để bảo đảm giữ vững an ninh lương thực quốc gia, về lâu dài cần nghiên cứu, thực hiện một
hệ thống các giải pháp tích cực, đồng bộ từ sản xuất đến quản lý thị trường trong nước, đặc
biệt trong khâu điều hành xuất khẩu gạo.
Giải quyết tốt quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu gạo với nông dân trồng lúa
trong phân phối lợi nhuận do xuất khẩu gạo đạt giá cao. Khắc phục tình trạng bất hợp lý như
lợi nhuận xuất khẩu gạo tăng do giá cao, doanh nghiệp được lợi nhiều, nhưng thu nhập của
nông dân trồng lúa không tăng tương ứng, do giá đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuê
máy, công lao động còn tăng cao và nhanh hơn giá bán lúa cho doanh nghiệp.
b) Nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp
- Thứ nhất, thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, thay đổi giống cây, con truyền thống
bằng những giống cây, con mới với cơ cấu mới, để sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho
toàn xã hội.
- Thứ hai, thay đổi công cụ sản xuất và quy trình sản xuất, áp dụng các công cụ cải tiến, các
máy móc hiện đại… nhằm làm giảm hao phí lao động cho các khâu trong sản xuất nông

nghiệp. Sắp xếp lại công tác quản lý và phục vụ sản xuất để giảm hao phí lao động cho một
đơn vị công việc trong chăn nuôi, trồng trọt, tạo điều kiện giải phóng lao động nông nghiệp
để chuyển sang phát triển các ngành kinh tế khác.
- Thứ ba, điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu
thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn lương thực. Xây dựng các vùng sản
xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của
các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu
gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất lương thực. Hình thành các vùng rau,
quả có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến.
- Thứ tư, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng
phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi
trong nông nghiệp.
- Thứ năm, tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ
sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng
suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản,
chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ sạch trong
nuôi, trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại
trong nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường đội ngũ,
nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông.
3.2.2.2 . Ổn định diện tích đất canh tác
Việc ổn định diện tích đất nông nghiệp là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của diện tích đất canh tác
nông nghiệp, mới đây Chính phủ đã chính thức yêu cầu các địa phương hạn chế tối đa việc
chuyển đổi đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Theo đó, Chính phủ đã yêu
cầu rà soát, kiểm tra đất đai trên toàn quốc. Trong đó, chú trọng việc quản lý chặt chẽ đất
nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nước nói riêng.
Các địa phương cần hạn chế và tiến tới chấm dứt không sử dụng đất lúa, nhất là đất lúa thuộc
diện "bờ xôi, ruộng mật" để làm công nghiệp. Bên cạnh đó, không xét duyệt quy hoạch
chuyển đổi đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp
ở những địa phương có điều kiện sử dụng các loại đất khác. Trường hợp cần thiết phải

chuyển đổi đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nước, sang mục đích sử dụng khác, hoặc
khi thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến khu vực đất sản xuất nông nghiệp liền kề, cần phải
có các giải pháp sử dụng đất tiết kiệm và bảo đảm tính khả thi, an toàn cho sản xuất nông
nghiệp. Cần xây dựng một bản đồ diện tích đất trồng lúa và coi đó là vùng bất khả xâm phạm.
3.2.2.3. Chú trọng việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nông dân bị mất đất nông
nghiệp
Trên góc độ quản lý vĩ mô, Nhà nước cần làm tốt các công việc sau đây:
- Có phương án đào tạo, giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi để họ chuyển đổi
nghề nghiệp. Phương án đào tạo phải gắn với phương án sử dụng, bố trí việc làm cho người
dân sau khi được đào tạo.
- Có chế tài cụ thể bắt buộc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các đơn vị sử dụng đất
trong việc giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất.
- Khuyến khích phát triển mạnh các nghề thủ công truyền thống, các nghề phi nông nghiệp ở
nông thôn.
Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết có hiệu quả
lao động, việc làm ở nông thôn, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, khuyến khích kinh tế tư
nhân phát triển, mở rộng khu vực dịch vụ ở nông thôn, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế
biến… Tất cả các giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều phải hướng vào việc thực hiện
mục tiêu tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Bên cạnh các giải pháp về kinh tế, Nhà
nước cần đầu tư có hiệu quả vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình xúc tiến
việc làm, xuất khẩu lao động…
3.2.2.4. Chủ động đề phòng, khắc phục những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch
bệnh
Biến đổi khí hậu là hiện tượng tự nhiên, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Khắc phục và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu đang là nhiệm vụ quan trọng của các
cấp, các ngành và toàn xã hội. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện tốt các công việc
sau đây:
- Tăng cường đầu tư của Nhà nước cho công tác bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường, đánh giá các yếu tố môi trường trên
toàn quốc, khắc phục tình trạng ô nhiễm và tăng cường đa dạng sinh học…

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức các cơ quan nghiên cứu về biến đổi khí hậu và phòng chống
thiên tai; hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật hệ thống trạm dự báo khí hậu, tăng cường hoạt
động giám sát về biến đổi khí hậu.
- Cần thúc đẩy việc trồng và bảo vệ rừng. Quy hoạch lại các vùng sản xuất, thích nghi hoạt
động sản xuất với biến đổi khí hậu.
- Cần nâng cao nhận thức của người dân về tác động của biến đổi khí hậu, từ đó người dân tự
động bảo vệ môi trường, góp phần làm trong sạch môi trường nói chung và giảm thiểu tác hại
của biến đổi khí hậu nói riêng.
3.2.2.5. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn
Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn được coi là bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới.
Nhà nước cần tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, đồng thời cần có chính
sách phù hợp để huy động sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các chính sách và biện
pháp cụ thể bao gồm:
- Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng
cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường.
- Chú trọng điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn
với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết
nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước.
- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát
lũ, bảo đảm tưới, tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp (kể cả cây công nghiệp,
nuôi, trồng thủy sản) và đời sống nông dân.
- Chú trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại ở nông thôn, đặc biệt là hệ thống
các chợ, trung tâm thương mại, kho chứa, bến bải, cảng… nhằm tăng cường hiệu quả của hệ
thống phân phối lương thực, thực phẩm cũng như các đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3.2.2.6. Tăng cường năng lực dự trữ lương thực và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng
nông nghiệp
Đảng và Nhà nước nên chủ động hơn trong khâu dự trữ lương thực bằng việc tập hợp các
chuyên gia nông nghiệp giỏi có kinh nghiệm trong dự báo những biến động của tình hình
nông nghiệp trong nước và thế giới, mở các hội thảo có chất lượng bàn về an ninh lương thực
và những vấn đề liên quan đến nhu cầu lương thực toàn cầu.

Để đảm bảo thị trường không gặp phải những đợt sốt giá lương thực ảo như thời gian vừa
qua, Chính phủ cần có sự hỗ trợ đầu tư cho nông dân tăng cường năng lực dự trữ lương thực.
Thời gian dự trữ lúa gạo của các nông hộ không dài nhưng nông dân rõ ràng bị hạn chế về
kho chứa và nhu cầu tiền mặt để hoàn trả các khoản nợ chi phí sản xuất. Một hệ thống tín
dụng tốt ở nông thôn có thể giúp cho việc này. Ngoài ra, cần cải thiện hiêu quả của chuỗi
cung ứng nông nghiệp, bao gồm cả giảm thuế nhập khẩu đầu vào cho vật tư nông nghiệp, và
giảm thuế đối với thương mại nông sản trong nước.
3.2.2.7. Nâng cao nhận thức của người dân nói chung và nông dân nói riêng về an ninh
lương thực
Nông dân là lực lượng chính trong sản xuất nông nghiệp nhưng trên thực tế nhận thức của họ
về an ninh lương thực còn rất hạn chế. Phần lớn người dân đều hiểu một cách đơn giản lương
thực là thóc, gạo, đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo không thể thiếu thóc, gạo. Chính vì
vậy, nông dân chỉ quan tâm làm sao để sản xuất nhiều lương thực, tăng thu nhập, cải thiện
đời sống mà không hiểu đầy đủ khái niệm và các đặc trưng cơ bản của an ninh lương thực là
gì. Ý thức đối với vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm sạch, an toàn cũng chưa được quan
tâm đúng mức. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về an ninh lương thực cho nông dân là hết
sức cần thiết. Cần khắc phục tính chất tự cấp, tự túc và tự phát trong sản xuất nông nghiệp, xu
hướng chạy theo lợi nhuận, mong muốn đạt được năng suất, sản lượng cao bằng mọi giá…
Tăng cường các hoạt động để người nông dân quan tâm nhiều hơn tới chất lượng của sản
phẩm và sức cạnh tranh cũng như độ an toàn của lương thực.


KẾT LUẬN

Luận văn đã làm rõ quan niệm an ninh lương thực của quốc gia trong mối quan hệ với an
ninh kinh tế; vai trò của an ninh lương thực cũng như nội dung của an ninh lương thực;
những tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh lương thực quốc
gia.
Luận văn phân tích thực trạng an ninh lương thực của Việt Nam trong thời gian qua. Khẳng
định những thành tựu trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia qua các nội dung: sự sẵn có

lương thực, tiếp cận lương thực của người dân, sự ổn định của lương thực và tiêu dùng lương
thực đảm bảo an toàn, chất lượng. Đồng thời cũng chỉ ra nhiều hạn chế của an ninh lương
thực. Luận văn cũng đã nêu lên các cơ hội và nhất là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt để
đảm bảo an ninh lương thực bền vững trong thời gian tới.
Luận văn cũng đã trình bày dự báo tình hình an ninh lương thực của thế giới và dự báo về an
ninh lương thực Việt Nam trong giai đoạn các năm 2015, 2020. Nêu các định hướng lớn và
hệ thống các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực.
Do hạn chế về thời gian và trình độ, luận văn chưa đi sâu phân tích các nội dung của việc
đảm bảo an ninh lương thực gắn với phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam; chưa đi sâu,
phân tích nghiên cứu kinh nghiệm đảm bảo an ninh lương thực của một số quốc gia tiêu biểu,
để rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược an ninh lương thực của Việt
Nam.
Trong thời gian tới, tác giả mong muốn sẽ được tiếp tiếp tục nghiên cứu vấn đề an ninh lương
thực ở cấp độ cao hơn. Do đó, một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu là: An ninh lương
thực của Việt Nam trong tổng thể an ninh quốc gia; Những tác động từ hội nhập kinh tế quốc
tế đến an ninh lương thực, an ninh kinh tế quốc gia; Nghiên cứu kinh nghiệm đảm bảo an
ninh lương thực của một số quốc gia tiêu biểu, để rút ra các bài học kin nghiệm cho việc xây
dựng chiến lược an ninh lương thực của Việt Nam.



References
Tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Tuần tin kinh tế - xã hội, số 10.
2. Vương Dật Châu và cộng sự (1999), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Chính phủ Nước CHXHCNVN (2009), Nghị quyết số 63/NQ CP về đảm bảo ANLT
quốc gia.
4. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2005), Báo cáo phát triển con người 2005,
Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế
quốc tế.
7. Ngân hàng Thế giới (2008), Báo cáo phát triển thế giới 2008, Nxb Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
8. Chu Tiến Quang (2008), “Sản xuất lúa gạo gắn với đảm bảo An ninh lương thực”,
Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế xã hội, số 3.
9. Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp
và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Thanh (2007), Thành viên WTO thứ 150 – bài học từ các nước đi trước,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006), Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở
ASEAN, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Tổng cục Thống kê (2011), Tình hình kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
13. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2008), Kinh tế Việt Nam 2008, Nxb
Tài chính, Hà Nội.
14. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2008), Đảm bảo an ninh lương thực
trên thế giới và ở Việt Nam, Hà Nội
15. Viện Kinh tế Thế giới (2001), An ninh kinh tế ASEAN và vai trò của Nhật Bản, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tiếng Anh
16. FAO (2002), Trade reform and security food, Rome.
17. Kazunari Tsukada (2007), Vietnam: food security in a rice – exporting country”
18. Nguyen Van Ngai (2010), “food security and economic development in Vietnam”

Các trang Web
19. .
20. .

21. http://www. fao.vn.
22. http://www. undp.vn.
23.
24. .
25. .
26.
27.
28. .
29. .







×