Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng quốc tế VIB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.83 KB, 38 trang )

Phần 1 : Giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại
cổ phần quốc tế VIB
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VIB
Ngân hàng thương mại cổ phần ( TMCP ) Quốc tế Việt Nam ( tên gọi
tắt là Ngân hàng Quốc tế - VIB Bank ) được thành lập theo Quyết định số
22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam , Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam , các cá
nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.
Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996, Ngân hàng Quốc tế đang
phát triển thành một trong những tổ chức tài chính dẫn đầu thị trường Việt
Nam. Là một ngân hàng đa năng , Ngân hàng Quốc tế, với nền tảng công
nghệ hiện đại, tiếp tục cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính đa năng, trọn
gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt
động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định tại các vùng
kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước.
Sau 9 năm hoạt động, đến 31 tháng 12 năm 2005, vốn điều lệ của Ngân hàng
Quốc tế là 510 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 113%.
Tổng tài sản có đạt trên 8.967 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với cuối năm
2004 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 177%. Lợi nhuận trước
thuế đạt trên 95 tỷ đồng, bằng 230% so với năm 2004. Tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn tự có bình quân đạt trên 20% và mức cổ tức chia cho các Cổ đông tăng
đều hàng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu luôn lớn hơn 8%.
Từ năm 1996 – 2002 là quá trình hình thành và phát triển của ngân
hàng. Từ 2003 trỏ đi ngân hàng đã phát triển với định hướng chiến lược rõ
ràng. Thế và lực đã được tăng cương về tài chinh, mạng lưới, nhân sự, khách
hàng. Điều đáng kể nhất là uy tín và thương hiệu về một VIB đã được khẳng
định.
Nguồn lực quản lý và hoạt động không ngừng được tăng cường với
việc bổ nhiệm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính


ngân hàng và một đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, giàu nhiệt huyết.
Hình ảnh Ngân hàng Quốc tế trong lòng công chúng và khách hàng được cải
thiện đáng kể bằng nhiều chương trình đổi mới và mở rộng năng lực phục vụ,
tăng cường quảng bá hình ảnh ngân hàng.
Ngân hàng Quốc tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A
theo các tiêu chí đánh giá của hệ thống Ngân hàng Việt Nam do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành trong nhiều năm liên tiếp và lần thứ
2 được Tập đoàn Citigroup trao tặng danh hiệu “ Ngân hàng hoạt động thanh
toán xuất sắc ”.
Cuối năm 2005, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc tế có 30 Chi
nhánh, Phòng giao dịch tại 9 tỉnh: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương và
Cần Thơ. Trong năm 2006, Ngân hàng Quốc tế sẽ tiếp tục vươn tầm hoạt
động đến các trung tâm kinh tế mới và nhiều tiềm năng khác trên phạm vi cả
nước với tổng số đơn vị kinh doanh dự kiến lên đến 60. Mạng lưới ngân hàng
đại lý cũng không ngừng được mở rộng với hơn 2.000 ngân hàng đại lý trên
65 quốc gia trên thế giới.
Với phương châm kinh doanh “ Luôn gia tăng giá trị cho bạn ”, cam
kết của Ngân hàng Quốc tế trong năm 2006 và những năm tiếp theo là không
ngừng gia tăng giá trị của khách hàng , của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân
hàng và của các cổ đông.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng
Quốc tế:
1.2.1.Chức năng:
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các nghiệp vụ
kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận.
- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền
của Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc tế .
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng Giám đốc Ngân
hàng Quốc tế

1.2.2. Nhiệm vụ của Hội sở Ngân hàng Quốc tế VIB
- Cân đối điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trực thuộc.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh.
- Đầu tư dưới các hình thức như góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp
và tổ chức kinh tế khác khi được Ngân hàng Quốc tế chấp thuận.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ theo phân cấp.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp
vụ.
- Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế
nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Quốc tế.
- Nghiên cứu phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng và đề
ra kể hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng
Quốc tế.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp thị, quảng bá thương hiệu.
1.2.3. Lĩnh vực hoạt động:
Ngân hàng Quốc tế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau:
a. Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp.
Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cho cac doanh gnhiệp và các
khách hàng kinh doanh khác nhau bao gồm:
- Dịch vụ tín dụng.
- Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ bảo lãnh.
- Dịch vụ thanh toán.
- Dịch vụ mua bán ngoại tệ.
Các khoản vay được cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như:Bổ
sung vốn lưu động, mua sắm trang bị tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản
xuất…………
b. Dịch vụ Ngân hàng cá nhân.
Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cho các cá nhân bao gồm:

- Dịch vụ tiết kiệm.
- Dịch vụ tín dụng tiêu dùng.
- Dịch vụ thanh toán.
- Dịch vụ xác nhận năng lực tài chính.
- Dịch vụ thẻ.
- Dịch vụ mua bán ngoại tệ.
Các khoản cho vay tiêu dùng nhằm mục đích sử dụng vốn cụ thể như:mua
sắm, sửa chữa nhà đất, mua sắm xe hơi, vật dụng gia đình, đi du học, đầu tư
cổ phiếu………
c. Dịch vụ Ngân hàng Định chế.
Ngân hàng Quốc tế cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng, tổ chức tài
chính và tổ chức phi tài chính bao gồm:
- Dịch vụ tiền gửi.
- Dịch vụ quản lý tài sản.
- Dịch vụ cho vay.
- Dịch vụ đồng tài trợ.
- Dịch vụ mua bán ngoại tệ.
-Dịch vụ ngân quỹ…………….
1.3. Bộ máy tổ chức VIB
Bộ máy của VIB được tổ chức theo cơ cấu sau đây:
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
ALCO UB Tín dụng
Tổng Giám Đốc
Hỗ trợ và
Giao dịch
Quản lý Tín
dụng
KHDN KHCN Chi nhánh

và Dịch vụ
Nguồn vốn
và Ngoại hối
Công
nghệ
Ngân
h ng à
Quan
h ệ
công
chún
g
H nà
h
chín
h
Tài
chính
kế
toán
TTT
T
Nhâ
n sự
CSTD
và tái
th m ẩ
nhđị
Giá
m

sát
tín
d ngụ
X ử
lý nợ
Quả
n lý
kinh
doan
h
KHD
N
Giao
d ch ị
tín
d ngụ
Phát
tri n ể
s n ả
phẩ
m
KHC
N
TT
Thẻ
QL
Chi
nhán
h
DVK

H
QL
ch t ấ
l nượ
g
KD
ti n ề
t v ệ à
QL
nguồ
n
v nố
KD
ch nứ
g
khoá
n
Huy
ng độ
v n ố
TC
Pháp
chế
Kiể
m
toán
1.3.1. Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị gồm 5 thành viên trong đó có Chủ tịch và 4 Ủy viên.
Hàng năm, Hội đồng Quản trị xem xét và điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh mang tính chất chiến lược trung và dài
hạn đảm bảo cho định hướng kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế luôn phù hợp với diễn biến của thị trường.Hội đồng

Quản trị phê duyệt ngân sách hoạt động hàng năm cho Ngân hàng, kiểm soát định kỳ kết quả kinh doanh của Ngân
hàng, kiểm soát việc sử dụng ngân sách và các kế hoạch hành động của Ban Điều hành.
Hội đồng Quản trị đặt ra các quy định, các chính scáh về quản lý rủi ro tín dụng và một số lĩnh vực kinh doanh quan
trọng khác của Ngân hàng, Hội đồng Quản trị còn thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm
soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng.
Hội đồng Quản trị họp định kỳ mỗi quý một lần để xem tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và báo cáo
của các Ủy ban. Bên cạnh đó Hội đồng Quản trị có thể triệu tập họp bất thường để kịp thời giải quyết những công
việc đột xuất. Chương trình họp cùng với các báo cáo chi tiết sẽ được gửi trước cho các thành viên Hội đồng Quản
trị để họ xem xét trước khi cuộc họp diễn ra.
Hội đồng Quản trị cũng đã tích cực hỗ trợ công tác điều hành và hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời
phối hợp với Ban kiểm soát tiếp tục duy trì tính an toàn và hoàn thiện cơ chế hoạt động của Ngân hàng.
1.3.2. Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên trong đo có Trưởng ban kiểm soát và 2 Ủy viên.
Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt
động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng. Ban Kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng
năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của
Đại hội đồng Cổ đông hoặc theo yêu cầu của Cổ đông lớn.
Ban Kiểm soát báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ, sổ sách kế
toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Ban Kiểm soát họp định kỳ ít nhất mỗi quý một lần và có thể được triệu họp bất thường để có thể kịp thời giải quyết
những công việc đột xuất.Ban Kiểm soát phối hợp với Ban điều hành đẻ phát hiện, cảnh báo rủi ro, sai sót trong các
hoạt động ngân hàng.
1.3.3. Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Có
Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Có ( Ủy ban ALCO ) gồm 7 thành viên.
Ủy ban ALCO quản lý Bảng cân đối kế toán của ngân hàng phù hợp với chính sách phát triển của Ngân hàng Quốc
tế ; quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường gắn với các hoạt động của ngân hàng ; tối đa hoá thu nhập của
Bảng cân đối kế toán, gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp, cho các cổ đông ; đảm bảo sự tuân thủ các chính sách
pháp luật về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Ủy ban ALCO đã thông qua nhiều chính sách góp phần đa dạng cơ cấu nguồn vốn và tăng tính ổn định của nguồn
vốn phục vụ yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa cơ cấu thu nhập và phân tán rủi

ro.
Các chính sách quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường do ủy ban ALCO chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và giám
sát thực hiện có tính quyết định đối với sự phát triển quy mô và quản lý rủi ro thanh khoản, rủi rỏ thị trường của
Ngân hàng .
Ủy ban ALCO họp theo định kỳ hàng tháng và họp bất thường do Chủ tịch Ủy ban, Tổng Giám Đốc hoặc do Phó
Tổng Giám đốc phụ trách khối Nguồn vốn và Ngoại tệ triệu tập khi thị trường có biến động có thể mang lại cơ hội
kinh doanh tốt hoặc ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Ngân hàng.Quyết định của Ủy ban ALCO có hiệu lực khi có
ít nhất 2/3 số thành viên tham dự chấp thuận trong đó phải có ý kiến đồng ý của Chủ tịch ủy ban, Tống Giám đốc
hoặc Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Nguồn vốn và Ngoại tệ.
1.3.4. Ủy ban Tín dụng
Ủy ban Tín dụng gồm 5 thành viên. Ngoài ra, tại các cuộc họp của ủy ban con có một thành viên do Chủ tịch Ủy ban
mời là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà ủy ban thảo luận.
Ủy ban Tín dụng phê duyệt định hướng và cơ cấu dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng Quốc tế theo mặt hàng, lĩnh
vực, ngành nghề, địa bàn kinh doanh ; quyết định chính sách tín dụng gồm có chính sách khách hàng dựa trên
nguyên tắc về rủi ro, tăng trưởng và lợi nhuận cho Ngân hàng ; thông qua chính sách về lãi cho vay và các loại phí;
quyết định các chính sách về dự phòng rủi ro tín dụng và phê duyệt các khoản đầu tư tín dụng.
Ủy ban Tín dụng làm việc thông qua các cuộc họp do Chủ tịch ủy ban triệu tập hoặc thông qua việc lấy ý kiến các
thành viên. Các quyết định của Ủy ban Tín dụng có hiệu lực khi có ý kiến của ít nhất 2/3 số thành viên và số thành
viên đồng ý chiếm từ 51% trở lên trong đó có ý kiến của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban.
1.3.5. Ban điều hành.
Ban điều hành của Ngân hàng Quốc tế gồm 5 thành viên trong đó có Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc.Bộ
máy hoạt động của ngân hàng được chia thành 6 khối chức năng:
- Khối Chức năng Hội sở
- Khối Quản lý Tín dụng
- Khối Khách hàng Doanh nghiệp
- Khối Khách hàng Cá nhân
- Khối Nguồn vốn và Ngoại tệ
- Khối Chi nhánh và Dịch vụ
Đứng đầu mối khối là Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc.
Các khối chức năng được phân chia theo định hướng khách hàng và thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn riêng

trong mục tiêu chung của Ngân hàng Quốc tế. Sự phân công này cho phép các khối nghiệp vụ chuyên môn hóa hoạt
động của mình đảm bảo phát huy tối đa những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệmcủa đội ngũ nhân viên trong việc
phục vụ khách hàng. Việc bố trí nhân sự trong từng khối được thực hiện trên cơ sở nguyện vọng và sự thích nghi với
công việc.
Bên cạnh đó các khối có sự trao đổi thông tin thường xuyên thông qua các cuộc họp Ban điều hành và họp giao ban
giữa các khu vực miền Bắc, miền Nam.
a.Khối khách hàng doanh nghiệp
- Tổ chức công tác Marketing và quản lý kinh doanh của VIB đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế, tổ chức tín dụng và các định chế tái chính phi ngân hàng trên toàn hệ thống VIB.
- Phát triển khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ.
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh của VIB đối với khách hàng doanh nghiệp gồm cấp tín dụng, huy động
tiền gửi, cung cấp các dịch vụ tài chính Ngân hàng khác.
- Quản lý các thông tin khách hàng thuộc phạm vi của khối và chịu trách nhiệm yêu cầu các khối khác phối hợp
để bảo vệ quyền và lợi ích liên quan đến khách hàng và VIB
a.
Giám c kh iđố ố
Phòng Qu n lý kinh doanh ả
KHDN
Phòng KHDN H i sộ ở
Phòng T i tr th ng m i H i à ợ ươ ạ ộ
sở
Nhóm giao d ch tín d ng H i ị ụ ộ
s v các chi nhánhở à
Phòng KHDN các Chi nhánh
b.Khối khách hàng cá nhân
- Tổ chức công tác Marketing và Quản lý kinh doanh của VIB với khách hàng là cá nhân tại Hội sở và các chi nhánh
trên toàn hệ thống VIB.
- Phát triển sản phẩm ngân hàng đối với khách hàng cá nhân, bao gồm : tín dụng thẻ, dịch vụ tài chính và dịch vụ tư
vấn, tổ chức quảng cáo sản phẩm.
- Phân tích khả năng sinh lời sản phẩm xây dựng và đề xuất chính sách giá ( lãi suất và phí ) cho các sản phẩm dịch

vụ Ngân hàng cá nhân, đảm bảo khả năng sinh lời và cạnh tranh.
- Tổ chức công tác quản lý hồ sơ tín dụng và quản lý danh mục đầu tư tín dụng toàn hệ thống VIB.
- Các chức năng nhiệm vụ khác về quản lý khách hàng cá nhân toàn hệ thống VIB.
Phòng Khách h ng cá à
nhân - H i sộ ở
Phòng Phát tri n s n ể ả
ph mẩ
Phòng Khách h ng cá à
nhân – Chi nhánh
Giám c đố
kh iố
Phòng thanh toán thẻ
c.Khối chi nhánh và dịch vụ:
- Xây dựng các chính sách, các quy trình thủ tục thực hiện dịch vụ khách hàng v à triển khai áp dụng trên toàn hệ
thống VIB.
- Tổ chức thực hiện DVKH tại quầy.
- Quản lý chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng trên toàn hệ thống.
- Tổ chức mở các chi nhánh và triển khai các kênh bán dịch vụ mới. Đầu mối phối hợp với các phòng chức năng Hội
sở thực hiện hỗ trợ các chi nhánh phát triển.
- Là đầu mối quản lý rủi ro hoạt động của Ngân hàng.
Giám c kh iđố ố
Phòng Qu n lý chi nhánhả
Phòng D ch v Khách ị ụ
h ng - H i sà ộ ở
Phòng D ch v Khách ị ụ
h ng t i các chi nhánhà ạ
Phòng Qu n lý ch t l ngả ấ ượ
d ch v H i sị ụ ộ ở
d.Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối:
- Xây dựng chính sách quản lý tài sản Có và tài sản Nợ để trình ALCO xem xét, phê chuẩn, tổ chức thực hiện và

giám sát việc thực hiện chính sách đó trên toàn hệ thống (cân đối và điều hòa vốn, quản lý rủi ro thanh khoản…)
- Đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống VIB tại mọi thời điểm hoạt động và quản lý về rủi ro thanh khoản.
- Quản lý vốn tập trung toàn hệ thống VIB, cân đối điều hòa vốn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các đơn
vị kinh doanh trong toàn hệ thống VIB.
- Giao dịch trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
- Các trách nhiệm khác liên quan khác.
Giám c kh iđố ố
Phòng Qu n lý ngu n v n ả ồ ố
v Kinh doanh ngo i h ià ạ ố
Phòng Kinh doanh ch ng ứ
khoán
B ph n huy ng v n T ộ ậ độ ố ổ
ch c - H i sứ ộ ở
e. Khối Quản lý tín dụng
- Xây dựng chính sách tín dụng theo định hướng của Ủy ban Tín dụng.
- Xây dựng các mẫu biểu chuẩn cho thẩm định/ quản lý tín dụng.
- Tái thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng doanh nghiệp theo thẩm quyền.
- Bảo đảm chất lượng tín dụng và đạt kế hoạch tăng trưởng doanh thu.
- Đào tạo kỹ năng tín dụng cho cán bộ tín dụng và quản lý quan hệ khách hàng các khối Khách hàng doanh nghiệp
và Khách hàng cá nhân.
- Quản lý thông tin tín dụng.
Giám c đố
kh iố
Phòng chính sách tín
d ng v Tái th m nhụ à ẩ đị
Phòng Giám sát tín
d ngụ
Phòng x lý nử ợ

f. Khối Hỗ trợ và Giao dịch

Giám c đố
kh iố
Phòng Công ngh Ngân ệ
h ng v thông tinà à
Phòng Quan h công ệ
chúng
Phòng H nh chínhà
Phong Pháp chế
Phòng T i chính k toánà ế
Trung tâm thanh toán
Phòng Nhân sựPhòng Ki m soát n i bể ộ ộ

Phần 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế VIB
Nếu coi năm 2010 là thời điểm quyết định của công cuộc hội nhập thì năm 2005 người ta đã nói đến rất nhiều thách
thức của các doanh nghiệp trước thềm hội nhập. Vì vậy mà sức ép đối với ngành ngân hàng trong bối cảnh các tập
đoàn tài chính khổng lồ được phép hoạt động bình đẳng trên thị trường Việt Nam là rất lớn.
Trong quá trình tìm hướng đi cho riêng mình, Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành Ngân hàng Quốc tế ý thức rằng
tồn tại và phát triển đồng nghĩa với việc giữ thương hiệu của mình trên thị trường.Chính vì thế năm 2005, việc phát
triển thương hiệu VIB Bank đã được hoạch định từ đầu năm, với các hoạt động xây dựng hiệu quả và thống nhất trên
toàn quốc.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Hà Nội năm 2005 Ngân hàng Quốc tế tiếp tục thể hiện là một
hiện tượng phát triển tiêu biểu trong toàn ngành ngân hàng Thủ đô. Cam kết “ Luôn gia tăng giá trị cho bạn ” được
Ngân hàng Quốc tế thể hiện trong năm 2005 thông qua những dịch vụ tiện ích gửi đến khách hàng. Năm 2005, đánh
dấu bước chuyển biến đột phá về công nghệ của VIB khi triển khai công nghệ ngân hàng đa năng SYMBOLS. Bên
cạnh những đột phá về sản phẩm, công nghệ, VIB cũng tiếp tục gặt hái một năm thành công về hiệu quả kinh doanh.
Các chỉ tiêu về tổng tài sản, huy động vốn và lợi nhuận trước thuế đều tăng hơn 2 lần so với năm 2004. Đáng chú ý
là năm 2005 vốn điều lệ của VIB đã tăng lên 510 tỷ đồng gấp hơn 10 lần so với ngày đầu mới thành lập. Những kết
quả khả quan này là sự khẳng định Ngân hàng Quốc tế đang tiến bước vững chắc theo mục tiêu trở thành một ngân
hàng dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Các chỉ tiêu lợi nhuận ( triệu VND )

Trong năm 2005 2004 2003
Lợi nhuận trước thuế 95.264 41.305 20.735
ROA 1,06% 1% 1%
ROE 18,67% 16,46% 11,85%
Tổng thu nhập 963.936 234.269 140.837
Tổng chi phí 868.672 192.960 120.102
Các chỉ tiêu hoạt động ( triệu VND )
Cuối năm 2005 2004 2003
Tổng tài săn có 8.967.68
1
4.119.877 1.987.641
Tổng dư nợ cho vay 5.255.20
6
2.203.69
8
1.106.024
Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ 0,87% 1,11% 1,75%
Vốn huy động 5.268.61
7
2.075.58
3
1.040.838

×