Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.71 KB, 9 trang )

Hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng
Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát
Hà Nội

Nguyễn Thành Trung

Trường Đai học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên
Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xuất khẩu bia của Tổng công ty cổ
phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội. Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hình thành và
phát triển sản phẩm bia của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
Làm rõ cơ sở khoa học các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty
cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
Keywords. Xuất khẩu; Bia; Sản phẩm
Content.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng
trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua
hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình để từ đó tạo nguồn thu
ngoại tệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người lao
động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu càng thực sự có ý nghĩa chiến lược
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện
thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dù không phải là ngành
xuất khẩu chủ lực nhưng ngành đồ uống Việt Nam nói chung và ngành bia nói
riêng cũng đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung của cả nước. Và Tổng công
ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội là một doanh nghiệp lớn góp phần


tích cực vào những thành quả chung ấy.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát thời gian qua đã phát triển nhiều dự án với
quy mô lớn. Hầu hết các dự án đó đều sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại của các
quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bia, rượu, nước giải khát như: Cộng hòa liên
bang Đức, Đan Mạch, Pháp,… Trong đó có các doanh nghiệp mà thương hiệu trong nước
đã được khẳng định như: Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội
(Habeco); Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco); Công ty
bia Việt Hà; Công ty bia Hương Sen; Liên doanh bia Đông Nam Á; APB – Asia Pacific
Beweries;…
Bên cạnh sự thuận lợi, Habeco cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách.
Trước hết đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Khi
mà thị trường ngày càng xuất hiện nhiều thương hiệu mới, nhiều sản phẩm mới thì các
doanh nghiệp càng cần có những chính sách mới để nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Mặt khác, các hãng bia “ngoại” nổi tiếng như: Heineken, Carslberg,… đã dần tăng thị
phần của mình tại thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, ngành bia Việt Nam nói chung và
Habeco nói riêng đang phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt không chỉ của các
thương hiệu trong nước mà còn của cả những thương hiệu của nước ngoài. Như vậy để
nâng cao sức cạnh tranh, Habeco cần phải xuất khẩu bia ra thị trường nước ngoài.
Một khó khăn không nhỏ nữa mà các doanh nghiệp trong đó có Tổng công ty cổ
phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội phải đối mặt là sự tác động của các yếu tố bên
ngoài đến quá trình sản xuất. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu năm 2008
đã làm giá cả nguyên vật liệu leo thang, kéo theo đó là sự tăng về chi phí sản xuất. Trước
những áp lực ấy, Tổng công ty cũng đã đưa ra nhiều giải pháp như mở rộng thị trường,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh các dự án đầu tư đưa vào khai thác có hiệu
quả.
Định hướng năm 2009 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Tổng công ty
đã được vạch rõ. Đó là xây dựng Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải
khát Hà Nội thành một Tổng công ty vững mạnh, giữ vững vai trò chủ đạo trong
ngành công nghiệp Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam. Tổng công ty sẽ thực
hiện đa dạng hóa sản phẩm để phấn đấu đạt và giữ vững tốc độ tăng trưởng bình

quân trên 20%/ năm. Để đạt được con số đó thì Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu –
Nước giải khát Hà Nội còn rất nhiều việc phải làm.
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa xuất khẩu nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“Hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước
giải khát Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Tình hình nghiên cứu nước ngoài:
Hiện tại chưa tìm thấy các tài liệu nghiên cứu về đề tài: “Hoạt động xuất khẩu sản
phẩm bia của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội”.
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Thông tin về hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty cổ phần Bia –
Rượu – Nước giải khát Hà Nội chủ yếu là thông tin nghiên cứu của các cơ quan chuyên
trách trong Bộ Công thương; báo cáo của các doanh nghiệp và các Sở Công thương; báo
“Đồ uống Việt Nam” của hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải Khát Hà Nội.
Như vậy có thể thấy rằng chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
này. Do đó, đề tài “Hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty Cổ phần Bia
– Rượu – Nước giải khát Hà Nội” là một đề tài còn khá mới mẻ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua kinh nghiệm của bản thân đã và đang làm việc trong những công ty hoạt
động trong ngành sản xuất đồ uống như: Công ty quốc tế Pepsico Việt Nam; Tổng
công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội cũng như nghiên cứu và tìm
hiểu một số hãng lớn đã xuất khẩu thành công sản phẩm của mình sang thị trường
thế giới, mục đích của luận văn nhằm:
- Phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty
cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội để thấy được những khó khăn, vướng mắc
nhằm tìm ra những biện pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc ấy.
- Đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng
công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, nâng cao hình ảnh của Tổng công
ty trên thị trường thế giới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xuất khẩu bia của Tổng công ty
cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
- Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển sản phẩm bia của
Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
- Làm rõ cơ sở khoa học các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bia của
Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng
công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty cổ phần Bia –
Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
- Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2009. Đây
cũng là khoảng thời gian có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam tham gia tổ
chức thương mại thế giới WTO đến ngành bia Việt Nam nói chung và Tổng công ty cổ
phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích sự hình thành và
phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty. Cụ thể luận văn sử dụng
phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, SWOT để xem xét vấn đề một cách
cụ thể, theo một trật tự logic hợp lý.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Đánh giá toàn diện, sâu sắc thực trạng xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty
và chỉ ra nguyên nhân của nó.
- Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn mà Tổng công ty gặp
phải trong quá trình xuất khẩu sản phẩm bia ra nước ngoài.
- Đưa ra những gợi ý để cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công
ty.

- Đưa ra những biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung của luận văn
được kết cấu thành ba chương.
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nền kinh
tế quốc tế
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty cổ phần Bia –
Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng công ty cổ phần
Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
References.
Tiếng Việt :
1. Bộ Công Thương (2009 ), Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Bia – Rượu –
Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
2. Sao Băng (2010 ), “Xuân mới, Thăng Long - Hà Nội tròn 1.000 năm, Habeco tròn
120 tuổi”, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, (56+57), Tr. 26 -27.
3. Nguyễn Duy Bột (2003), Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu,
Nxb Thống Kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Danh (2005), Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu,
Nxb Thống Kê.
5. Nguyễn Dung (2010), “Ngành Đồ uống Việt Nam tự hào với những thành tựu năm
2009”, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, (56+57), Tr. 14 – 17.
6. Nguyễn Thế Tùng, Nguyễn Dũng (2010), “Xây dựng, sáng tạo và phát triển
thương hiệu bia Halida bước đi vững chắc cho tương lai”, Tạp chí Đồ uống Việt
Nam, (56 + 57), Tr. 52 – 53.
7. Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng (2009), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb
Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Đào Thị Thu Giang (2009), Biện pháp vượt qua rào cản phi thuế quan đối với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
9. Dương Hữu Hạnh (2007), Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb

Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Hòe (2008), Giáo trình thương mại quốc tế, Nxb Đại học
Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Hằng, Trương Mai Hương (2002), Tìm hiểu về chính sách xuất nhập
khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ sau khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu
lực, Nxb Trung tâm Thông tin Thương mại.
12. Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Văn Hồng, Trương Mai Hương (2002), Tìm hiểu về
chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ và những biện pháp thúc đẩy xuất nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, Nxb Trung tâm Thông tin
Thương mại.
13. Song Hương (2010), “Bia Huế vinh dự đón nhận giải thưởng Trách nhiệm Xã hội
Doanh nghiệp”, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, (56 + 57), Tr. 59.
14. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nxb
Lao động Xã hội, Hà Nội.
15. Lê Huy Khôi (2002), Chính sách quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 –
2005, Nxb Thống Kê.
16. Phạm Công Đoàn, Nguyễn Cảnh Lịch (2004), Kinh tế doanh nghiệp thương mại,
Nxb Thống Kê.
17. Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Văn Long (1998), Cẩm nang xuất nhập khẩu trong các
dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia.
18. Vũ Chí Lộc (2004), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường châu Âu, Nxb Lý luận Chính Trị, Hà Nội.
19. Đỗ Hoài Nam (2005), Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh hội
nhập, Nxb Khoa học Xã hội.
20. Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà
Nội.
21. Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Văn Thanh, Đinh Văn Sơn (2002), Thanh toán
và tín dụng quốc tế trong hoạt động ngoại thương, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
22. Phạm Quyền, Lê Minh Tâm (1997), Hướng phát triển thị trường xuất khẩu Việt

Nam tới năm 2010, Nxb Thống Kê.
23. Hoàng Thắng (2010), “Năm 2009 Sabeco tăng 21 bậc xếp hạng của các tập đoàn
sản xuất bia lớn nhất thế giới”, Tạp chí Đồ uống Việt Nam, ( 56 + 57), Tr. 42 – 43.
24. Phạm Duy Từ, Đan Phú Thịnh (2005), Giải quyết những thách thức khi gia nhập
WTO các trường hợp điển cứu, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Phạm Thế Tho (1997), Những điều cần biết về kinh doanh xuất nhập khẩu và
thương mại quốc tế, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
26. Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (2008), Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh năm 2008.
27. Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (2009), Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh năm 2009.
28. Lưu Ngọc Trịnh (2009), Kinh tế, chính trị thế giới năm 2008 và triển vọng năm
2009, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
29. Vũ Hữu Tửu (2007), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội.
Tiếng Anh:
30. Alan Branch London (2000), Export pratice and management, Business press
Thomson learning.
31. Carl A.N (1999), Exporting: A manager’s guide to the world market, London:
Thomson
32. Carl A. (2000), Import/Export: How to get started international trade, New York:
Mc Graw Hill.
33. Peter D.E.B.V.H (1997), Policies on import from economics in transition two case
studies, Washington: The World Bank.
34. Ronald F (2001), Latin America and the global economy: Export trade and the
threat of protection, New York: Palgrave.
Các Website:
35. (Website Báo điện tử công thương)
36. (Website của Nhà máy bia Đông Nam Á)
37. ( Website của Tổng cục thống kê)

38. (Website của Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu –
Nước giải khát Hà Nội).
39. />%3Adang-bo-habeco-dau-tau-cuoc-hanh-trinh-xuyen-the-ky&catid=43%3Atin-
doanh-nghip&Itemid=94&lang=vi
40. ( Website của Công ty TNHH Bia Huế)
41. (Website của Bộ Công Thương)
42. (Website của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu –
Nước giải khát Sài Gòn )
43. (Website của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Hà
Nội).

×