Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chính sách phát triển nhà ở xã hội tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.39 KB, 8 trang )

Chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội

Mai Hồng Thuận

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 04 10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thị Tuệ
Năm bảo vệ: 2014

Abstract. - Luận án đã làm rõ được lý luận về chính sách phát triển nhà ở xã hội, trên cơ
sở lý luận chung về chính sách phát triển nhà ở xã hội, luận án đã chỉ ra được thực trạng
và một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nhà ở xã hội tại Thành phố Hà Nội.
- Từ phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển nhà ở xã hội cũng như chỉ ra
được những nguyên nhân tồn tại và hạn chế, luận án đã trình bày phương hướng và đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển nhà ở xã hội tại Thành phố Hà Nội.
Keywords. Phúc lợi xã hội; Nhà ở xã hội; Chính sách nhà ở; Quản lý kinh tế
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội là thành phố trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học và công nghệ của
cả nước, nơi đây tập trung nhiều cơ quan đầu não, xí nghiệp, các khu công nghiệp (KCN), văn
phòng, thu hút một số lượng lớn cư dân tới lập nghiệp. Với tốc độ gia tăng dân số cơ học ngày
một cao tất yếu dẫn tới chủ đề nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội trở thành một trong những vấn đề
nóng bỏng và đáng quan tâm nhất của TP Hà Nội thời điểm hiện tại.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, trong những năm qua, Hà Nội là một trong những địa
phương đầu tiên của cả nước đã xây dựng và thực hiện tích cực chương trình phát triển nhà ở để
giải quyết vấn đề nhà ở cho các đối tượng dân cư trên địa bàn. Bằng các cơ chế, chính sách đa
dạng, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, Hà Nội đã từng bước tạo lập
được quỹ nhà ở để giải quyết cho các nhu cầu bức xúc về nhà ở. Tính đến năm 2010, tổng mức
đầu tư cho xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội khoảng 700 tỷ đồng, đến nay thành phố đã hoàn
thành được 1/3 tổng số diện tích sàn nhà ở cho công nhân thuê, giải quyết chỗ ở cho khoảng
3.000 công nhân. Riêng trong năm 2013, Hà Nội sẽ phấn đấu xây dựng, chuyển đổi khoảng 10


dự án nhà ở xã hội và ngay quý II, sẽ có khoảng từ 5 đến 6 dự án khởi công.
Tuy nhiên, sau 8 năm triê
̉
n khai thi ha
̀
nh Luâ
̣
t Nha
̀
ơ
̉
, 7 năm thi ha
̀
nh Luâ
̣
t Kinh doanh bất
đô
̣
ng sa
̉
n, việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội đã bộc lộ những bất cập trước sự vận động và
phát triển không ngừng của thực tế thị trường. Hà Nội vẫn còn thiếu nhà ở nghiêm trọng cho
người lao động, nhất là đối với người nghèo, người thu nhập thấp, công chức, viên chức
Nguyên nhân những vướng mắc trong quá trình triển khai chính sách phát triển nhà ở xã
hội cơ bản là do chi phí đầu tư xây dựng các dự án nhà ở đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và dài
hạn, lãi suất cùng những chi phí phát sinh luôn đẩy giá thuê nhà lên cao khiến rất nhiều đối
tượng thu nhập thấp không thể tiếp cận được quỹ nhà ở xã hội, ngoài ra là nhiều thủ tục mua nhà
vẫn còn rườm rà, những bất cập trong cơ chế quản lý và điều hành khiến chính sách nhà ở xã hội
rất thiết thực nhưng chưa thật sự đến được với người dân.
Chính vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài: “Chính sách phát triển nhà ở xã hội tại

Thành phố Hà Nội”, nhằm phân tích được những mặt mạnh, yếu của chính sách nhà ở xã hội
trên địa bàn Hà Nội hiện nay, đưa ra một số giải pháp tích cực với mong muốn đóng góp vào quá
trình hoàn thiện hơn cho chính sách phát triển nhà ở xã hội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề nhà ở xã hội là đề tài nóng của nhiều nước phát triển, và ở Việt Nam, vấn đề này
ngày càng trở nên cấp thiết. Bởi vậy, bên cạnh những nghị định, quy chế được ban hành có liên
quan, rất nhiều các tài liệu bao gồm sách, luận văn, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. Dưới
đây là tổng quan một số đầu sách, đề tài có liên quan đến nội dung luận văn:
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Guidelines on social housing: Principles and examples ca United Nations  Liên Hp
Quc, xut bCuốn sách đưa ra sơ lược lịch sử phát triển nhà cửa ở các nước trong
thời kỳ chuyển giao. Vai trò của các chính sách xã hội về vấn đề nhà ở. Các yếu tố nhà nước,
pháp luật và kinh tế cho viêc phát triển nhà ở xã hội . Vai trò của nhà ở xã hội trong kết cấu xã
hội. Tiếu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội. Nghiên cứu một số dự án tiên phong và vấn đề nhà ở xã
hội.
The builders: Houses, people, neighborhoods, governments, moneya Martin Mayer,
xut b 1978: Cuốn sách đề cập đến thực trạng và chính sách nhà ở, đổi mới đô thị, kế
hoạch xây dựng thành phố của Mỹ. Các kỹ thuật xây dựng nhà ở trong công nghiệp xây dựng.
Chính sách về tiền, ngân hàng, vai trò chính quyền và thuế xây dựng.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Các gii pháp v v xây dng và phát trin nhà    Vit Nam hin nay,
Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế của Nguyễn Khắc Trà năm 2009. Luận án nghiên cứu vấn
đề vốn xây dựng và phát triển nhà ở tại các khu đô thị (KĐT) thuộc các thành phố lớn ở nước ta,
trong đó có thủ đô Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể liên quan đến vốn nhằm thúc
đẩy thị trường nhà ở tại các KĐT lớn ở Việt Nam.
Gii pháp phát trin nhà  xã hi  Thành ph ng”, Luận văn thạc sĩ của Huỳnh
Nguyên Dạ Quyên năm 2011. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát
triển nhà ở xã hội thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển nhà ở xã hội ở
Thành phố Đà Nẵng, luận văn cũng chỉ ra những thành công và những vấn đề tồn tại cần phải
giải quyết trong phát triển nhà ở xã hội tại Thành phố Đà Nẵng và đưa ra những đề xuất các giải

pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Đà Nẵng.
Chính sách phát trin nhà  i ti thành ph H Chí Minh: Lý lun và thc
tin của Dương Thị Bình Minh và nhiều người khác, xuất bản năm 2012. Cuốn sách đưa ra lý
luận cơ bản về chính sách phát triển nhà ở thương mại. Thực trạng chính sách phát triển nhà ở
thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở
thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhà  xã hi thu nhp thp   của tác giả Lê Quân, Đại học Kiến trúc
Hà Nội. Bài nghiên cứu bàn về phương hướng triển khai, quy hoạch kiến trúc cho nhà ở xã hội
dành cho người thu nhập thấp ở các thành phố lớn ở Việt Nam.
Cn có chính sách nhà  xã hi hoàn chnh, bài báo của tác giả Phạm Sỹ Liêm đăng
trên Tạp chí Người xây dựng năm 2007. Tác giả đưa ra những nhận định xoay quanh nhiều bất
cập trong chính sách nhà ở xã hội qua đó khẳng định việc cần thiết phải xây dựng một hệ thống
chính sách nhà ở xã hội hoàn chỉnh hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo
phúc lợi xã hội của Nhà nước.
Tìm hiu chính sách nhà  c bài báo của tác giả Phạm Sỹ Liêm đăng trên Tạp
chí Người xây dựng năm 2009. Tác giả cung cấp thông tin về việc triển khai có hiệu quả chính
sách nhà ở tại các quốc gia phát triển, qua đó làm bài học cho việc xây dựng chính sách nhà ở tại
Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Nhà  xã hi Kinh nghim cc phát trin, bài báo trên Tạp chí Xây dựng của
tác giả Nguyễn Ngọc Điện xuất bản năm 2010. Tác giả phân tích các hình mẫu của việc xây
dựng triển khai các dự án về nhà ở xã hội của nhiều nước phát triển trên thế giới, ví dụ như
Singapore, Hà Lan, Hàn Quốc,… thông qua đó gợi ý về cách thức áp dụng thực tiễn tại Việt
Nam nhằm sử dụng có hiệu quả chính sách đầu tư của Nhà nước cho vấn đề phát triển nhà ở xã
hội tại Việt Nam hiện nay, trong đó phải kể đến vấn đề nhà ở xã hội của thủ đô Hà Nội.
Phát trin nhà  xã hi mt chính sách an sinh xã hi, bài báo trên Tạp chí Thông tin
đối ngoại của tác giả Nguyễn Mạnh Hà, xuất bản năm 2008. Bài báo khẳng định sự cần thiết của
chính sách nhà ở xã hội đối với một bộ phận CBCNVC đang làm việc tại các cơ quan nhà nước,
các đối tượng trong danh sách được hưởng chế độ nhà ở xã hội mà Nhà nước ban hành. Qua đó
cho thấy sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện chính sách này cho phù hợp với yêu cầu thực
tế, đảm bảo an sinh xã hội đi vào cuộc sống, đạt được hiệu quả như mong muốn.

Phát trin nhà  xã hi và chính sách kích cu bài báo của tác giả Phạm Sỹ Liêm
đăng trên Tạp chí Nhà quản lý năm 2009. Tác giả phân tích mối quan hệ giữa nhà ở xã hội và
chính sách kích cầu của Nhà nước. Qua đó đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của
nhà ở xã hội cụ thể là: Đối tượng của chính sách chỉ cần có điều kiện là ở dưới 5 m2/người và là
công dân tốt, tài chính nhà ở là khâu then chốt, chú ý nhiều hơn đến tạo điều kiện cho bên cầu, vì
ưu đãi cho bên cung không chắc lợi ích đến được bên cầu. Chú ý tạo điều kiện cho bên cung
quản lý rủi ro, nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp có thể giúp giải quyết tốt và nhanh vấn đề tái định cư.
Không nên quá lo xa về thời hạn thuê mua dài. Khả năng chi trả tiền thuê mua của người thu
nhập thấp ở Việt Nam sẽ được nâng cao khá nhanh. Hợp tác xã nhà ở nên là đối tượng tạo điều
kiện ưu tiên của chính sách. Phải xử lý tốt tình trạng cung ít cầu nhiều dễ nảy sinh tham nhũng.
Tóm lại, qua quá trình tìm hiểu thông tin, tài liệu liên quan tới lĩnh vực chính sách phát
triển nhà ở xã hội, người viết nhận thấy chưa có đề tài nào tập trung vào việc nghiên cứu, phân
tích và đưa ra những giải pháp cụ thể cho chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP Hà
Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận của chính sách phát triển nhà ở xã hội.
- Trên cơ sở lý luận của chính sách phát triển nhà ở xã hội, luận văn sẽ đi sâu vào phân
tích thực trạng về nhà ở xã hội hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như những chính
sách của thành phố trong việc phát triển nhà ở xã hội trong tương lai.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội để chính sách
này đi vào đời sống, có giá trị về mặt thực tiễn hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chính sách cung và chính sách hiện thực
hóa cầu nhà ở xã hội của Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
V mt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung xem xét việc thực hiện
chính sách nhà ở xã hội của Thành phố Hà Nội.

V mt thi gian: Số liệu nghiên cứu từ 2006 đến nay, giải pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương
pháp để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, KT-XH. Đối tượng nghiên cứu được đặt
trong trạng thái vận động phát triển và có các mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, nó cho
phép phân tích tổng hợp một cách khách quan các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh
hưởng đến việc thực hiện CSPT nhà ở xã hội qua nhiều năm, cho chúng ta một cách nhìn khoa
học xuyên suốt nhằm đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp trên địa bàn.
Bên cạnh phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận duy vật lịch sử
cũng được sử dụng nghiên cứu trong luận văn này. Đối tượng nghiên cứu được đặt trong điều
kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, với những chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước trong
từng giai đoạn. Đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá đồng thời dựa vào những tiền đề đã
được hình thành trong quá trình tổ chức xây dựng chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn
TP Hà Nội để tìm hiểu, kiểm chứng và đánh giá quá trình phát triển trong tương lai.
5.2. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp kế
thừa các tài liệu có liên quan, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích
kinh tế,… Vận dụng các quy luật kinh tế để giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Các
số liệu được sử dụng đều là những số liệu được thu thập, công bố bởi các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, trên các tạp chí, các trang website chuyên ngành.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lý số liệu, thông tin đã được thu thập, được
mô hình hóa biểu đồ hóa biểu đồ hóa các số liệu đó.
- Tổng hợp và phân tích
Phương pháp tổng hợp phân tích được dùng để đánh giá quá trình thực hiện chính sách
phát triển nhà ở xã hội đã triển khai qua các năm, xem xét mức độ đạt được trong từng thời kỳ.
- Phương pháp đối chiếu so sánh
Phương pháp so sánh được dùng để xem xét các số liệu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh số liệu của TP Hà Nội với số liệu chung của cả nước. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ

tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo
lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so
sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích
và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để
thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc
độ tăng trưởng.
5.3. Nguồn số liệu sử dụng
- UBND TP Hà Nội
- Bộ Xây dựng
- Bộ Tài chính
- Kết quả từ các đề tài nghiên cứu, bài báo…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sơ
̉
lý luận về chính sách phát triển nhà ở xã hội
Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội

References.
1. Ban Tổ chức Trung ương (2008),  án v chính sách nhà  cho cán b, công ch
2008.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2002), -BTC v ng dn thi hành Ngh
-a Chính ph v 
dng nhà   bán và cho thuê tháng 2/2002
3. Bộ Xây dựng (2008), Báo cáo s liu v nhà  xã hi ca thành ph Hà Ni gi B Xây
dng tháng 1/2008
4. Bộ Xây dựng (2009),  ng nhà  xã hn 2009 
2015 v Xây d ng công trình h tng nhà  xã hi 2009.

5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng (2006), -BXD v hng dn thc hin mt
s ni dung ca Ngh -nh chi tit và
ng dn thi hành lut nhà  tháng 11/2006
6. Bộ Xây dựng (2013),  02/2013/TT-BXD v hng dn viu chu
 các d án nhà  i, d h và chuyi nhà
 i sang làm nhà  xã hi hoc công trình dch v
7. Bộ Xây dựng,  07/2013/TT-BXD v hng dn ving
c vay vn h tr nhà  theo Ngh quyt s 02/NQ-a
Chính ph
8. Chính phủ (1994), Ngh nh s 61/CP v mua bán và kinh doanh nhà , Hà Nội
9. Chính phủ, Ngh -CP v qnh chi ting dn thi hành Lut
Nhà , Hà Nội
10. Chính phủ (2013), Ngh quyt s 02/NQ-CP v mt s gii pháp tháo g 
sn xut kinh doanh, h tr th ng, gii quyt n xu, Hà Nội
11. Nguyễn Ngọc Điện (2009), “Nhà ở xã hội Kinh nghiệm của các nước phát triển”, Tp
chí Xây dng, xuất bản năm 2010.
12. Nguyễn Mạnh Hà (2008), “Phát triển nhà ở xã hội một chính sách an sinh xã hội”, Tp
i ngoi, xuất bản năm 2008
13. Phạm Sỹ Liêm (2007), “Cần có chính sách nhà ở xã hội hoàn chỉnh”, Ti xây
dng, xuất bản năm 2007.
14. Phạm Sỹ Liêm (2009), “Tìm hiểu chính sách nhà ở các nước”, Ti xây dng,
xuất bản năm 2009.
15. Phạm Sỹ Liêm (2009), “Phát triển nhà ở xã hội và chính sách kích cầu”, Tp chí Nhà
qun lý, xuất bản năm 2009.
16. Ngân hàng Nhà nước,  11/2013/TT-NHNN v qnh cho vay h tr nhà 
theo Ngh quyt 02 NQ-CP ca Chính ph, Hà Nội
17. Lê Quân, Nhà  xã hi thu nhp thp  , Đại học Kiến trúc Hà Nội.
18. Hàn Quốc (2008), Báo cáo phát trin nhà  xã hi ca Hàn Qu
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Lu1
tháng 11/2003

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Lut nhà  s
56/2005/QH11 tháng 11/2005
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), t nhà  s
65/2014/QH13
22. Huỳnh Nguyên Dạ Quyên (2011), Gii pháp phát trin nhà  xã hi  Thành ph 
Nng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
23. Thành ủy Hà Nội (2006), -Ctr/TU v xây dng phát trin và qu
th Hà Nn 2006  2010, Hà Nội
24. Thủ tướng Chính phủ (2001), Ngh -CP v y dng nhà
  bán và cho thuê, Hà Nội
25. Thủ tướng Chính phủ (2006), Ngh -CP qnh chi ting dn
thi hành lut nhà , Hà Nội
26. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quy  -TTg v phê duy  ng
phát trin nhà  020, Hà Nội
27. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quy-TTg v 
























, Hà Nội
28. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyt -TTg v phê duyt Quy hoch tng
th phát trin kinh t - xã hi thành ph Hà N 
2030, Hà Nội
29. Nguyễn Khắc Trà (2009), Các gii pháp v v xây dng và phát trin nhà   
Vit Nam hin nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học Kinh tế, 2009.
30. UBND Thành phố Hà Nội (2008),  m nhà  xã ha
bàn TP Hà Nn 2007  2010, Hà Nội.
31. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Quy-UBND v thu ht,
cho thuê t, chuyn m d thc hin các d 
nông thôn ta bàn TP Hà Ni, Hà Nội
Các website:
32.
33.
34.
35.

×