Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.91 KB, 5 trang )

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà Tĩnh


Lê Thị Mai Trang


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Phạm Quang Vinh
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Cơ cấu kinh tế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Kinh tế ngành;
Hà Tĩnh

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH) đã được
quan tâm từ rất lâu. Trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các hội nghị chuyên đề về CNH
nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng đã được đề cập ở các mức độ khác nhau. Đại
hội đại biểu lần thứ XI của Đảng ( năm 2011) đã đánh giá: “Nền kinh tế vượt qua nhiều khó
khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và
quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển Hầu hết các ngành,
lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)” [11]. Tuy nhiên, Đại hội cũng chỉ ra
hạn chế, khuyết điểm: “ Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH chậm”. Chính vì vậy,
phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm ( 2011- 2015), báo cáo chính trị của Đảng
nêu rõ: “ Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ
phù hợp với các vùng Phấn đấu năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội( GDP) bình quân đầu
người khoảng 2.000 USD; cơ cấu GDP: nông nghiệp 17- 18%, công nghiệp và xây dựng 41-


42%, dịch vụ 41-42% ”.
Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng hay mỗi tỉnh đều cần thiết phải xác định một cơ cấu kinh tế hợp
lý trong đó xác định đúng đắn mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành
phần kinh tế. Các mối quan hệ trên được xác lập chặt chẽ thể hiện cả số lượng và chất lượng.
Việc xác định cơ cấu kinh tế ngành hợp lý là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển bền vững nền kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng và phát triển kinh tế có tác động đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Cơ cấu kinh tế ngành không cố định mà thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh
tế. Sau gần 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, liên tục trong nhiều năm. Mức sống người dân từ thành thị đến nông thôn được cải
thiện rõ rệt.
Những thành quả đạt được trong thời gian qua bắt nguồn từ chủ trương và chính sách phát triển
hợp lý, trong đó chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đóng vai trò quan trọng.
Tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với diện tích khoảng 6.000 km
2
, dân số gần 1,3 triệu
người trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 56% dân số. Cơ cấu kinh tế ngành đã
có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực, tỷ trọng GDP trong năm 2012 của ngành nông
nghiệp 25,85%, công nghiệp 37,88%, dịch vụ 36,27%. Cơ cấu kinh tế vùng đã chuyển biến một
cách khá rõ nét với việc hình thành ba vùng kinh tế đó là vùng phía nam Hà Tĩnh gắn với Khu
kinh tế Vũng Áng; vùng phía tây Hà Tĩnh gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; vùng
kinh tế thành phố Hà Tĩnh gắn với khu khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Bên cạnh đó chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao
động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành
nông nghiệp ngày càng giảm xuống.
Mặt khác trong những năm gần đây một số dự án lớn đã và đang được triển khai như: Dự án khai
thác mỏ sắt Thạch Khê, Nhà máy nhiệt điện các dự án phát triển công nghiệp tại Khu kinh tế
Vũng Áng, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo; dự án hệ thống thuỷ lợi, thủy điện Ngàn Trươi - Cẩm
Trang;
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII (tháng 9/2010) đã xác định: Mặc dù đạt

được nhiều thành tựu quan trọng, song nhiệm kỳ qua kinh tế Hà Tĩnh tăng trưởng đang thiếu bền
vững, chuyển dịch cơ cấu còn chậm; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp [13]; Đại hội
đã đề ra phương hướng mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tiến độ triển khai và phát huy hiệu quả
các công trình, dự án trọng điểm; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; phát triển nông nghiệp
toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng nông thôn mới.
Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay của
tỉnh Hà Tĩnh. Việc xác định cơ cấu kinh tế ngành thế nào cho hợp lý nhằm tạo điều kiện cho tỉnh
sử dụng hết các tiềm năng lợi thế của tỉnh để đảm bảo được các mục tiêu trước mắt cũng như lâu
dài. Nhận thức được vấn đề đó, với yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tác giả chọn đề
tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà Tĩnh” làm luận văn Thạc sỹ. Luận văn sẽ làm rõ
các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Tại sao Hà Tĩnh cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành?
- Tỉnh Hà Tĩnh gặp những thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành?
- Cần đưa ra những giải pháp gì để đảm bảo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Hà Tĩnh có
hiệu quả?
2. Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay có nhiều tác giả, nhiều bài báo, tạp chí và công trình nghiên cứu từ Trung ương
đến địa phương về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Đáng chú ý một số tác
giả, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Đề tài KX 02-05 “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” thuộc chương trình khoa học cấp nhà nước do Phó Giáo sư- Tiến sĩ Bùi Tất Thắng cùng tập
thể các nhà khoa học thực hiện. Đề tài xác định rõ những luận cứ khoa học của mô hình tăng
trưởng hiện đại và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa sắp tới, làm rõ định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu của mô
hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn ở nước ta và kiến nghị các giải pháp đồng bộ nhằm
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng trưởng nhanh, hiệu qua cao và bền vững
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn ở nước ta.

. - Đỗ Hoài Nam “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển những ngành trọng điểm, mũi
nhọn ở Việt Nam” Nhà xuất bản(NXB) Khoa học-xã hội Hà Nội 1996. Tác giả đã trình bày
những vấn đề lí luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế trên cơ sở đó
soi xét nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu ngành kinh tế với có cấu
vùng kinh tế gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
của Việt Nam.
- Bùi Tất Thắng “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời
kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” NXB Khoa học-xã hội Hà Nội 1997. Tác giả tập trung nghiên
cứu các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa
hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.
- Lê Du Phong- Nguyễn Thành Độ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập khu
vực và thế giới” NXB Chính trị quốc gia 1999. Tác giả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới.
- Bùi Tất Thắng “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” NXB Khoa học xã hội Hà Nội
2006. Tác giả tập trung phân tích những vấn đề lí luận và thực tiện về chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ởViệt Nam trong bối cảnh mới về kinh tế quốc tế và trong nước, từ đó đưa ra những giải
pháp cơ bản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Riêng với Hà Tĩnh, các nghiên cứu liên quan đến đề tài là:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn
đến 2050 do Tập đoàn Monitor của Mỹ thực hiện.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ công nghiệp đến 2015 tầm nhìn
2020 đã được Ủy ban nhân dân( UBND) tỉnh phê duyệt tại quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày
8/10/2010.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh thời kỳ 2005-2020 đã được UBND tỉnh
phê duyệt tại quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 15/6/2005.
Nhìn chung những công trình đã và đang nghiên cứu chỉ tập trung vào công tác quy hoạch mà
chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà
Tĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:

+ Làm rõ được lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
+ Chỉ rõ những mặt mạnh và yếu kém cùng nguyên nhân của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành.
+ Kiến nghị được các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cho tỉnh trong giai
đoạn tiếp theo.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu nội bộ các ngành kinh
tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
+ Đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhanh, hiệu quả và bền
vững trong giai đoạn tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
- Phạm vi:
+Về không gian được giới hạn trong tỉnh Hà Tĩnh.
+ Đề tài lấy từ mốc thời gian từ năm 2008 đến nay để đánh giá thực trạng từ đó nghiên cứu phương
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hà Tĩnh từ nay đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác- Lênin bao gồm chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó nguyên lý khách quan lịch sử cụ thể được vận
dụng một cách cụ thể. Theo quan điểm này thì khi xem xét một vấn đề nào đó thì phải đặt trong
hoàn cảnh cụ thể và đặt trong mối liên hệ với các sự kiện xảy ra. Hơn nữa, phải nhìn các sự kiện
hiện tượng xã hội một cách khách quan, luôn vận động biến đổi chứ không phải bất biến. Vận
dụng phương pháp này, đối tượng của đề tài được tiếp cận một cách khách quan, vận động biến
đổi theo sự phát triển của xã hội.
Dựa vào số liệu, tài liệu của các ngành, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh
Hà Tĩnh. Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, xử lý phân tích, thực chất là cải biến những

thông tin có sẵn trong tài liệu, rút ra những thông tin cần thiết để đánh giá chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nhằm đảm bảo tính khách quan và thực tiễn cho các nhận xét đánh giá. Ngoài ra đề
tài cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan đến đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
- Làm rõ thực trạng và chỉ rõ những điểm mạnh cùng những hạn chế, yếu kém tồn tại
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh những năm tiếp theo diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả
cao trong xu thế phát triển kinh tế chung của đất nước.
7. Kết cấu nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Hà Tĩnh
những năm tiếp theo.


References
Tiếng Việt
1. Vũ Tuấn Anh (1982), Một số vấn đề lý luận về cơ cấu nền kinh tế quốc dân, Tạp chí nghiên
cứu kinh tế số 2/1982.
2. Cục thống kê Hà Tĩnh (2008), Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2008.
3. Cục thống kê Hà Tĩnh (2011), Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2011.
4. Cục thống kê Hà Tĩnh (2012), Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1982), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) , Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
12. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh( 2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 16.
13. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh ( 2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 17.
14. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nền kinh tế quốc
dân, Nhà xuất bản chính trị quốc gia .
15. Hoàng Ngọc Hòa (2007), Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch CCKT ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi
nhọn ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Đỗ Hoài Nam (2003), Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Nguyễn An Ninh (8/2008), Phát huy tiềm năng tri thức khoa học xã hội Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ (1999), Chuyển dịch CCKT trong điều kiện hội nhập với
khu vực và thế giới, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Trần Quế (2004), Chuyển dịch CCKT Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21,
Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2006), Quá trình đổi mới tư
duy lý luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Sự thật, Hà Nội
22. Trương Thị Minh Sâm (2001), Chuyển dịch CCKT nông nghiệp nông thôn ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.
23. Trương Thị Minh Sâm (2007), Chuyển dịch CCKT khu vực dịch vụ ở thành phố Hồ Chí
Minh trong quá trình CNH, HĐH, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp. Lý luận thực tiễn và triển vọng áp
dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Đặng Kim Sơn (8/2008), Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Bùi Tất Thắng (1997), Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học- xã hội Hà Nội.

27. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội,
Hà Nội.
28. Bùi Tất Thắng, Phạm Thị Nga, Đặng Thị Hiếu Lá, (2005), Đề tài KX 02-05, Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thuộc chương trình khoa
học cấp nhà nước.
29. Từ điển Triết học (1975), NXB Tiến Bộ, Matxcova.
30. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn đến 2050, Tập đoàn Monitor của Mỹ thực hiện đến nay đã hoàn
thành.
31. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ công
nghiệp đến 2015 tầm nhìn 2020.
32. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tĩnh thời kỳ 2005-
2020.
33. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội, quốc
phòng an ninh năm 2012; mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp phát triển năm 2013.
Website:
34. Website
35. Website
36. Website
37. Website
38. Website
39. Website
40. Website




×