Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại tập đoàn dầu khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.37 KB, 7 trang )

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các
dự án trọng điểm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam


Hoàng Sỹ Đăng


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Đào tạo nguồn nhân lực; Quản lý nhân sự

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài
nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người, … . Trong các nguồn lực đó thì nguồn
lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có
những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể
đạt được sự phát triển như mong muốn. Trước đây khi xã hội chưa phát triển, khoa học kỹ thuật còn
lạc hậu thì con người đóng vai trò trung tâm, bằng sức lao động của mình làm ra mọi của cải vật
chất nuôi sống bản thân và đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngày nay khi xã hội phát triển, khoa học kỹ
thuật ngày càng hiện đại, vị thế con người ngày càng được cũng cố, đồng thời năng lực học tập của
con người ngày càng được nâng cao. Xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng
như nắm bắt được xu hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI
đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con người trong
sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã


hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược
phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”[5]. Đồng thời, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng
định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là
một đột phát chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công
nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng
nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [6]. Nguồn lực con người được coi là
nguồn lực quan trọng nhất, “quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn
lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp” [7].
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là Doanh nghiệp nhà nước có vai trò và nhiệm vụ quan
trọng, hoạt động trong lĩnh vực đặc thù có quan hệ chặt chẽ và rất nhạy cảm không chỉ đối với
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà còn đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
Mục tiêu chiến lược của PVN đến 2025 là phát triển bền vững và trở thành một Tập đoàn kinh tế
mạnh của Việt Nam và trong khu vực. Để có thể đạt được mục tiêu chiến lược nêu trên, PVN phải
có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, đồng bộ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao ngang tầm khu vực và thế giới, đủ năng lực điều hành hiệu quả các hoạt động kinh doanh trong
và ngoài nước.
Trong những năm vừa qua, PVN luôn thực hiện tốt vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước, là
công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, thể hiện trong việc tiên phong: Triển khai thực hiện hiệu
quả các dự án trọng điểm của Nhà nước về dầu khí; các dự án trọng điểm ở vùng sâu, vùng xa; hợp tác
đầu tư với các địa phương, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc thù các dự án do PVN đầu tư
triển khai thực hiện thường là những dự án có quy mô ngày càng lớn, công nghệ phức tạp, triển
khai ở nhiều vùng miền, nhiều nơi trên thế giới, có sự tham gia của các công ty quốc tế, các chuyên
gia và lực lượng lao động từ nhiều quốc gia khác nhau. Muốn hoàn thành sứ mệnh của mình, PVN
phải có đủ nguồn nhân lực có sức khỏe, bản lĩnh, chuyên nghiệp, có trình độ quản lý cao, chuyên môn
kỹ thuật, ngoại ngữ giỏi, ngang tầm với khu vực và thế giới.
Hiện nay, PVN đang ở trong một giai đoạn phát triển rất nhanh, với những thay đổi có tính cơ
bản trong cơ chế quản lý, kinh doanh (sự chuyển dịch từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường), đa
dạng hóa hình thức sở hữu (quá trình cổ phần hóa) và mở rộng môi trường hoạt động, sản xuất kinh
doanh (từ môi trường nội địa mở rộng ra nước ngoài) với nhiều rủi ro, thay đổi nhanh và khó dự báo.

Các thay đổi này cũng đặt ra một loạt các yêu cầu mới cao hơn đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên
của PVN.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngang tầm với các Tập đoàn dầu khí trong khu
vực và trên thế giới, bên cạnh các giải pháp đột phá về quản lý và khoa học – công nghệ thì giải
pháp về con người được xác định là giải pháp then chốt cho sự phát triển, PVN đã đặt công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đã xây dựng và ban hành “Chiến
lược đào tạo và phát triển nhân lực giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2025”, kế hoạch
triển khai, những chính sách, để đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Công tác tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp đột phá về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển
nguồn nhân lực đạt được những thành tựu đáng kể. Các cán bộ, công nhân viên của PVN từng bước
được đào tạo, tái đào tạo nâng cao trình độ về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ,
tin học… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo còn có những bất cập
cần phải được giải quyết, đặc biệt là vấn đề xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để
triển khai, vận hành khai thác các dự án trọng điểm vẫn chưa chú trọng một cách tương xứng.
Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án thường xuyên thiếu hụt (số
lượng, chất lượng) từ cán bộ quản lý đến các chuyên gia công nghệ, kỹ thuật, lại mất cân đối theo
lĩnh vực. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu dự án (quản lý giao diện,
quản lý vận hành, vận hành công nghệ, …).
Xuất phát từ thực tế này, đề tài "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các các dự
án trọng điểm tại PVN" được tác giả chọn để làm luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản
lý kinh tế nhằm trả lời hai câu hỏi chính, đó là: i.) Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho các dự án trọng điểm Dầu khí trong giai đoạn 2009 – 2015 của PVN như thế nào?;
ii.) Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
các dự án trọng điểm của PVN trong thời gian sắp tới?
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, có nhiều công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhân lực và quản trị, đào
tạo phát triển nguồn nhân lực đã công bố như:
Công trình “Human resource planning: Approach needs assessments and priorities in
manpower planning” (Kế hoạch nhân sự: Phương pháp tiếp cận cần thiết để đánh giá và ưu tiên
trong kế hoạch nguồn nhân lực), của tác giả Stivastava M/P; NXB Manak New Delhi 1997 [27] chỉ

ra những lợi ích lớn của đầu tư vào nguồn lực con người, cụ thể:
- Đầu tư vào nguồn lực con người có tỷ lệ thu hồi vốn cao
- Đầu tư vào vốn nhân lực không gây áp lực về khối lượng vốn lớn cần huy động trong
khoảng thời gian ngắn
- Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư vào nguồn vốn nhân lực là rất lớn, tạo ra những đột biến
không lường trước được đối với phát triển kinh tế
Công trình “Handbook of Research in International Human Resource Management” (Sổ
tay nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực quốc tế), của Michael M. Harris, Nxb Taylor & Francis
Group, NY, USA, 2008; Công trình“Human Resource Mangement, a contemporary approach”
(Quản trị nguồn nhân lực, phương pháp tiếp cận đương đại) của nhóm tác giả Ian Beardwell, Len
Holden và Tim Claydon, FT Prentice Hall phát hành lần thứ 6, các tác giả có chung quan điểm về
vai trò quan trọng và quyết định cũng như khẳng định sự cần thiết của nguồn nhân lực và những
khả năng của nó theo các cấp độ tổ chức và quốc gia. Các tác giả phân tích mối liên hệ giữa cá
nhân, hệ thống nguồn nhân lực và tổ chức; giữa cá nhân với môi trường gia đình và xã hội; các gợi
ý về cách thức đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện nay trên phạm vi thế giới. Các hình thức thực
hiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực thông qua nhiều hình thức phát triển kỹ năng, giáo dục, đào
tạo, làm việc nhóm, tính chuyên nghiệp,
Trong nước, Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nguồn
nhân lực chất lượng cao đã và đang được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên cứu Khi đặt vấn
đề nghiên cứu đề tài này, tác giả đã được tiếp cận với một số công trình khoa học của các nhà khoa
học có liên quan đến đề tài ở những góc độ khác nhau. Tiêu biểu là một số công trình sau:
Công trình “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” GS. TS
KH. Phạm Minh Hạc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 1996 [11], đã nêu lên vai trò to lớn
của nguồn lực con người trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công trình “Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội”, chỉ đạo biên soạn: TS. Nguyễn Ngọc
Hiến, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007 [15]. Giáo trình dành toàn bộ chuyên đề 23 để nói
về vấn đề quản lý nguồn nhân lực xã hội.
Công trình “Quản lý nguồn nhân lực xã hội”, chủ biên: GS. TS. Bùi Văn Nhơn, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008 [19]. Giáo trình này có mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về
nguồn nhân lực xã hội và quản lý nguồn nhân lực xã hội, làm cơ sở phương pháp luận cho việc

tham gia hoạch định và phân tích các chính sách về nguồn nhân lực xã hội.
Đối với những nghiên cứu liên quan vấn đề phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực
chất lượng cao trong ngành dầu khí:
Bài viết “Tiếp tục đột phá, hiện đại, hội nhập nhằm tăng tốc phát triển ngành Dầu khí trong
tầm nhìn đến năm 2025” của Tiến sĩ Đỗ Văn Hậu, Tạp chí Cộng sản, số 59 tháng 11 năm 2011
[13], tác giả đã đưa ra 6 giải pháp cơ bản, đột phá, nhằm thực hiện mục tiêu tăng tốc phát triển
ngành, một trong những giải pháp đó là công tác tác chức cán bộ. quan điểm của tác giả đối với
công tác tổ chức cán bộ, “… đánh giá việc thực hiện quy hoạch cán bộ của Tập đoàn và của các đơn
vị thành viên hàng năm, Trên cơ sở đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm những cán
bộ đã được quy hoạch. Tổ chức đánh giá cán bộ thường kỳ vào cuối năm, giữa nhiệm kỳ và cuối
nhiệm kỳ, để phân loại mức độ, khả năng đáp ứng nhiệm vụ và chiều hướng phát triển của cán bộ
để luân chuyển, điều động, sắp xếp, bố trí, sử dụng tốt đội ngũ cán bộ”
Bài viết “Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao” của tác giả Lê Minh Hồng, Tạp chí Cộng sản, số 59 tháng 11 năm
2011 [14], từ thực tiễn phát triển, tác giả khẳng định là “ … hiệu quả, chất lượng hoạt động của
PVN phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu hiện đại, hội nhập
quốc tế nhằm tăng tốc phát triển, nhiệm vụ to lớn có ý nghĩa thành bại đối với PVN là xây dựng và
thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngang tầm với tương lai phát triển
của ngành”
Công trình “Công nghiệp dầu khí và nguồn nhân lực” của các tác giả Trần Ngọc Toản,
Nguyễn Đức Trí, Nhà xuất bản Thanh niên năm 2001 [21]; Các tham luận khoa học như: “Bài học
kinh nghiệm về công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án Khí – Điện – Đạm” của các tác giả Hoàng
Thị Đào, Đặng Thùy Dung, Lại Thu Nguyệt và Cù Thị Lan, Viện Dầu khí Việt Nam; Tham luận
khoa học “Một bộ máy nhân lực làm việc cho hai công ty Liên doanh theo hai hợp đồng dầu khí”
của các tác giả Ngô Hữu Hải, Mr Ed Story và Đỗ Cao Lợi; và Tham luận khoa học “Một số bài học
kinh nghiệm từ quá trình thành lập Công ty Liên doanh triển khai dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi
Sơn” của tác giả Nguyễn Văn Thuyết, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị KHCN quốc tế “Dầu khí Việt
Nam 2010: Tăng tốc phát triển”, 2011; 2012; …
Các tác giả với sự hiểu biết sâu sắc của mình trong thực tiễn sản xuất kinh doanh và triển
khai các dự án dầu khí đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng

cao ngành dầu khí, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế với sự giới hạn của nguồn vốn vật
chất, trong khi nguồn vốn con người là vô hạn với sức sáng tạo làm nên lợi thế cạnh tranh giữa các
tổ chức, các doanh nghiệp; đồng thời nhấn mạnh giá trị được đặc tạo bởi nguồn nhân lực chất lượng
cao. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích hiện trạng nguồn nhân lực, kinh nghiệm đào tạo phát triển
nhân lực của một số tập đoàn dầu khí quốc tế; tổng kết, đánh giá kết quả đã đạt được và yêu cầu của
nhiệm vụ những năm tiếp theo, các tác giả làm rõ một trong những nhân tố quyết định sự thành
công hay hạn chế trong triển khai các dự án trong ngành dầu khí chính là nhân tố con người. Khẳng
định sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, các tác giả đã trình bày một số
giải pháp định hướng để PVN có thể đảm bảo chủ động cung ứng nguồn nhân lực có trình độ ngang
tầm khu vực và thế giới, đủ năng lực điều hành hiệu quả các hoạt động kinh doanh, triển khai các
dự án trong và ngoài nước.
Những công trình, bài viết nói trên là những tư liệu quan trọng, đề cập đến nhiều vấn đề liên
quan đến luận văn có thể chọn lọc, tham khảo; tạo cơ sở, điều kiện và gợi mở ra những hướng
nghiên cứu để tác giả luận văn tiếp tục kế thừa, phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên
cứu trên đây về Ngành dầu khí nói chung và các luận văn thạc sỹ về lĩnh vực này nói riêng còn rất
hạn chế, chủ yếu là đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề theo từng chuyên ban nhỏ hoặc phục vụ cho
phát triển từng công ty. Do đó điều quan trọng là hiện nay là cần phải tiến hành nghiên cứu một
cách chuyên biệt, toàn diện, có hệ thống về thực trạng về nguồn nhân lực chất lượng cao và công
tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại PVN trong giai
đoạn Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, để từ đó xác định lĩnh vực ưu tiên, mục
tiêu đạt được trong ngắn hạn và dài hạn cùng những giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phù hợp cho các
dự án trọng điểm. Đây là nội dung mới, lĩnh vực rộng và rất cần được sớm nghiên cứu để có cơ sở khoa
học cho việc xây dựng chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực của PVN trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Những nghiên cứu trong luận văn này là nghiên cứu thực trạng công tác đào
tạo nguồn nhân lực chất lường cao cho các dự án trọng điểm dầu khí từ đó tìm ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho PVN mà trọng tâm
là cho các dự án trọng điểm tại PVN trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới.
* Nhiệm vụ:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài
- Làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
các dự án trọng điểm tại PVN
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, tập đoàn dầu khí trên thế giới trong việc đào tạo
phát triển nguồn nhân lực dầu khí.
- Phân tích thực trạng và chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế trong quá đào tạo phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại PVN trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các
Dự án trọng điểm tại PVN phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
4. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực và tất cả hoạt động đào tạo cho nguồn nhân tại
các Dự án trọng điểm của PVN.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: Chú trọng vào vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cho các dự án trọng điểm của PVN, đặc biệt là các Dự án đầu tư xây dựng trọng điểm.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian từ 2009-2015, tầm nhìn đến 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, các lý thuyết về quản trị, quản lý dự án và các môn khoa học khác để
nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Đồng thời luận văn
cũng sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp cụ thể như: Phương pháp thu thập thông tin, phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, … để thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình, các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp thu thập thông tin: Đề tài tiến hành thu thập một số tài liệu, văn bản, báo cáo
nghiên cứu hiện có tại Việt Nam liên quan đến công tác đào tạo, công tác triển khai thực hiện dự án
thông qua nhiều nguồn khác nhau (Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, Giáo trình quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình, PMBOK Book, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài
nước tại Việt Nam, …) nhằm thu được hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và nhiệm vụ nghiên
cứu.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê số liệu dự án và nguồn nhân lực dự án trong giai

đoạn nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh giá trên cơ
sở tài liệu, thông tin thu thập được để đưa ra quan điểm về đào tạo nguồn nhân lực, nguồn nhân lực
chất lượng cao cho các dự án trọng điểm Dầu khí hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp đào tạo
nguồn nhân lực cho các dự án trọng điểm của PVN trong thời gian sắp tới
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia về quản lý dự
án, Tư vấn quản lý dự án của chủ đầu tư (PMC), các dự án tương tự đã thực hiện trong nước, …
nhằm thu được những kinh nghiệm, nhận xét và ý kiến của họ về vấn đề liên quan đến công tác
triển khai thực hiện dự án, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho dự án trọng điểm đang triển khai
hiện nay.
Nguồn tài liệu: Trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp là sách, báo, tạp chí và websites chuyên
ngành dầu khí ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nguồn tài liệu của Chính phủ, Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam (Ban Kế hoạch đầu tư, Ban Thăm dò khai thác, Ban Phát triển thị trường, Ban Khí ,
Ban Điện, Ban Chế biến dầu khí, và các Ban quản lý Dự án Dự án trọng điểm của PVN) về các
Chính sách, Chiến lược, Quyết định, các Báo cáo …
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao cho Tập đoàn Dầu khí nói chung và cho các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm của ngành
Dầu khí nói riêng.
- Luận văn đã nghiện cứu, tìm hiểu được kinh nghiệm quốc tế về vấn đề đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao trong một số Tập đoàn, Doanh nghiệp dầu khí nước ngoài.
- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, xây dựng
chiến lược, lập kế hoạch và các hoạt động thực tiễn trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại PVN hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng
điểm của Ngành dầu khí;
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
cho các dự án trọng điểm tại Tập đoàn Dầu khí Việt nam.
Vì thời gian, nguồn tài liệu, số liệu có hạn, luận văn không thể tránh khỏi còn một số thiếu
sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo và các bạn học viên, các độc giả
quan tâm đến đề tài để luận văn của em được hoàn thiện hơn.


References
Tiếng Việt:
1. Ngô Thành Can (2014), Bài viết “Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm
nâng cao năng lực thực thi công vụ”, đăng trên trang của Viện khoa học tổ chức nhà nước.
2. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Trường đại học
kinh tế quốc dân. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Công trình “Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu
thế kỹ XXI”, chương trình khoa học – công nghệ cấp Nhà nước KX-05.
4. Nguyễn Hữu Dung (2002), Bài viết “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu lý luận
(8).
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb
Chính trị quốc gia, HN, tr. 76.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Nxb Chính trị quốc gia, HN, tr.130.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai. Ban chấp hành Trung ương
khóa VIII. Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.9.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII,
Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, Nxb Lao động-
Xã hội.
10. Chu Hảo (2012), Bài viết “Nhân lực chất lượng cao không đồng nghĩa học vị cao”, Báo Dân trí

11. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội,.
12. Phạm Minh Hạc (2003), “ Đi vào thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hội thảo về phát triển nguồn nhân lực KX-05-11 tại Thành phố Hồ
CHí Minh 22/3/2003.
13. Đỗ Văn Hậu (2011), Bài viết Tiếp tục đột phá, hiện đại, hội nhập nhằm tăng tốc phát triển
ngành Dầu khí trong tầm nhìn đến năm 2025, Tạp chí Cộng sản, số 59. tháng 11 năm 2011.
14. Lê Minh Hồng (2011), Bài viết Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực hiện chiến lược đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Tạp chí Cộng sản, số 59 tháng 11 năm 2011.
15. Nguyễn Ngọc Hiến (2007), Công trình “Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội”, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội,.
16. Nguyễn Thành Hưởng (2012), Bài viết Vận hành và Bảo dưỡng (O&M) cho dự án Nhà máy
nhiệt điện Vũng Áng 1: Giải bài toán nguồn nhân lực, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương,
(361).
17. Lê Công Hùng, 2012, Luấn án tiến sĩ Kinh tế “ Phát triển nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh
tế trọng điểm miền trung”, Viện chiến lược phát triển.
18. Trần Văn Hùng (2010), Bài viết Phát triển nguồn nhân lực cao cho các trường Đại học, Báo
giáo dục và thời đại.
19. Bùi Văn Nhơn (2008), Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,.
20. Ngân hàng thế giới (1996), Nghiên cứu tài chính cho giáo dục Việt Nam, Hà Nội
21. Trần Ngọc Toản và Nguyễn Đức Trí (2001), Công nghiệp dầu khí và nguồn nhân lực, Nxb
Thanh niên.
22. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình nguồn nhân lực. Trường đại học lao động xã hội, Nxb Lao
động-Xã hội.
23. Trương Văn Thiện (2012), Tham luận Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quản lý dự án gắn liện
với thành công của tổ chức, Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực cho ngành Dầu khí.
24. Võ Xuân Tiến (2012), Bài viết Một số vấn đề về Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40).
25. Viện Từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam (2013), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt
Nam, tập 1, NXB Từ điển Bách khoa.

26. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (1999), “Hướng tới một chiến lược phát triển con
người” , Thông tin chuyên đề, Hà nội
Tiếng Anh:
27. Stivastava M/P (1997), “Human resource planing: Aproach needsassessments and priorities in
manpower planing”, Nxb Manak New Delhi.
28. Ian Beardwell, Len Holden and Tim Claydon (2008), “Human Resource Mangement, a
contemporary approach”, sixth edition, Nxb FT Prentice Hall .
29. Michael M. Harris (2008), Handbook of Research in International Human Resource
Management, Taylor & Francis Group, NY, USA.
30. Larry Richman (2002), Project Management Step-By-Step, American Management Association.
31. Michael Armstrong (2006), A Handbook of Human Resource Management Practice 10
th

Edition.
32. Abdul Ghani Pg Hj Metusin, Ooi Kee Beng (2005), HRD for Developing States and
Companies, Institude of Southeast Asian Studies, Singapore.
33. Project Management Institute (2004), A guide to the Project Management Body of Knowledge
Third Edition (PMBOK Guide).
Website:
34.
35.
36.
37.
38. http:/www.gdtd.vn




×