Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển nguồn nhân lực hải quan hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.52 KB, 7 trang )

Phát triển nguồn nhân lực Hải quan Hà Tĩnh

Lương Trường Thọ

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Quản lý kinh tế; Phát triển nguồn nhân lực; Hải quan; Quản trị nhân lực.

Content
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người đối
với sự phát triển thành công của một tổ chức. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cán bộ là gốc của mọi
công việc, muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Và "Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa”.
Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nhấn mạnh và làm rõ yêu cầu
quan trọng phải phát huy, phát triển nguồn lực con người, coi "con người vừa là mục tiêu, vừa
là động lực phát triển kinh tế - xã hội"; Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá VII đã nêu: “Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa
quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật vất và văn
hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia… Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây
dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”; Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII bổ sung: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững; nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của
con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hóa (CNH),


Hiện đại hóa (HĐH)”.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển vũ bão của khoa học - công nghệ và trong
bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, loài người đã và đang bước vào giai đoạn phát triển kinh
tế tri thức, Văn kiện Đại hội IX, X và XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò đặc biệt quan
trọng của nguồn lực con người: “Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất; do đó
cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là nguồn nhân lực được trang bị tri thức, kỹ
năng lao động và có khả năng ứng dụng nhanh chóng những tri thức khoa học - công nghệ
vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động”.
Trong bối cảnh đó, Hải quan Việt Nam với vai trò là cơ quan giữ cửa ngõ thông
thương cho Việt Nam hội nhập quốc tế, là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước,
đã xác định mục tiêu chiến lược, sứ mệnh, tầm nhìn là xây dựng Hải quan Việt Nam thành lực
lượng có tính chuyên nghiệp cao, có chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm
chính và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế đất
nước và hội nhập quốc tế. Và phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tốt cốt lõi để
thực hiện sứ mệnh đó.
Phục vụ mục tiêu chung của ngành, Hải quan Hà Tĩnh đã dành nhiều sự quan tâm, tạo
điều kiện phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốt các yêu cầu mới, nhưng thời gian qua, chất
lượng đội ngũ người khai hải quan và đại lý hải quan Hà Tĩnh nói riêng, nhân lực ngành Hải
quan nói chung vẫn chưa có được sự phát triển tương xứng. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan
đối với việc nghiên cứu, triển khai các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đối với ngành hải
quan nói chung và hải quan các địa phương nói riêng (từ yêu cầu nội tại để phát triển và yêu cầu
bên ngoài). Do đó, tác giả chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực Hải quan Hà Tĩnh” để làm
đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề Phát triển nguồn nhân lực (NNL) là vấn đề mà mọi tổ chức đều quan tâm. Rất
nhiều công trình đã nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề
chính: cơ sở lý luận về NNL, phát triển NNL; đặc điểm của NNL hải quan; khảo sát thực
trạng phát triển NNL hải quan một số tỉnh…
Cơ sở lý luận về NNL và phát triển NNL, các tác giả (Đỗ Minh Cương - 2001, Phạm
Minh Hạc - 1996, Dương Hoàng Anh - 2007, John Bratton và Jeff Gold - 2007) đã nghiên cứu

khá sâu sắc về các yếu tố cấu thành NNL, mối quan hệ giữa phát triển NNL với quản trị NNL,
chỉ rõ đối tượng của phát triển NNL. Tuy nhiên, các tác giả cũng có các quan điểm khác nhau
về yếu tố cấu thành NNL; nội dung phát triển NNL ít được đề cập đến; chưa có công trình nào
chính thức nói về vấn đề tiêu chí phát triển NNL và cơ chế phát triển NNL trong lĩnh vực hải
quan.
Về khảo sát thực trạng NNL Hải quan ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên
cứu, như “Đề án Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Cục Hải
quan tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2020”; “Hội thảo về Chiến
lược quản lý nguồn nhân lực cho Hải quan Việt Nam trong giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn
2020”. Những nghiên cứu này có tính đến cá biệt ở một số tỉnh hoặc mang tính định hướng
chiến lược chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về Hải quan Hà tĩnh.
Về gợi ý những giải pháp phát triển NNL, một số nghiên cứu đã đưa ra (Đỗ Minh
Cương - 2001, Mai Trọng Nhuận - 2005,…) những gợi ý về cơ chế, chính sách. Một số tham
luận, bài báo khác cũng đã đưa ra những điểm cần lưu ý trong phát triển NNL hải quan. Tuy
nhiên, những gợi ý trên chủ yếu dừng lại ở dạng các kiến nghị cấp vĩ mô, riêng lẻ mà chưa
được xây dựng thành một hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể đối với một tỉnh Hà
Tĩnh.
Đối với tỉnh Hà Tĩnh, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về Phát triển NNL Hải quan Hà Tĩnh. Có chăng mới chỉ là những nghiên cứu nhỏ lẻ về
một số khía cạnh; đặc biệt chưa có nghiên cứu nào chỉ ra hiện trạng NNL, những giải pháp
gợi ý để phát triển NNL của Hải quan Hà Tĩnh.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực hải quan?
Hà Tĩnh cần phải làm gì và làm như thế nào để phát triển nguồn nhân lực này?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Từ việc hệ thống hóa về lý luận về phát triển nguồn nhân lực hải quan; phân
tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực Hải quan Hà Tĩnh để chỉ ra thành tựu, hạn chế trong
lĩnh vực này và nguyên nhân, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân
lực Hải Quan Hà Tĩnh.
Nhiệm vụ: Với mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài là:
- Nghiên cứu lý luận chung về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, yêu cầu phát

triển nguồn nhân lực ở cấp tỉnh.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Hải quan Hà Tĩnh từ đó đưa ra những
đánh giá về điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân.
- Đưa ra các quan điểm định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Hải Quan Hà
Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nhân lực Hải quan Hà Tĩnh, vừa với tư cánh là nguồn lực
chủ yếu trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hải quan; vừa là chủ thể quyết định các vấn đề
của lĩnh vực này.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là nguồn nhân lực trong biên chế của Hải
quan Hà Tĩnh. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 (Việt Nam chính thức là thành viên của
WTO) đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
những quan điểm của Đảng ta về con người, nguồn lực con người và công tác đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như ở Hải Quan Hà Tĩnh nói
riêng.
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Những
phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phân tích - tổng hợp, lôgíc - lịch sử, so sánh, khảo sát, điều
tra…
6. Những đóng góp mới của Đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực hải quan cấp
tỉnh.
- Phân tích thực trạng phát triển NNL ở Hài quan Hà Tĩnh, đánh giá những kết quả
đạt được, tìm ra được những hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Những giải pháp và đề xuất của Đề tài có ý nghĩa thực tiễn đóng góp cho công tác
phát triển nguồn nhân lực Hải quan nói chung và Hải quan Hà Tĩnh nói riêng.
7. Kết cấu của Đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn có kết cấu
03 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển
nguồn nhân lực hải quan cấp tỉnh
Chương 2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Hải quan Hà Tĩnh.
Chương 3. Quan điểm định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Hải
quan Hà Tĩnh.

Reference
TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO

1. Ban khoa giáo Trung ương (2000), Về phát triển nguồn nhân lực trên thế giới ở Việt
Nam, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB Đại học Sư
phạm.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục Đại học giai đoạn
2010 – 2020, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Báo cáo tổng kết giáo dục đại học năm học 2006-2007 và
phương hướng, nhiệm vụ năm học 2007-2008, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Chương trình hành động phát triển đào tạo nguồn nhân
lực 10 năm thời kỳ 2001-2020, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Chương trình phát triển của Liên hợp quốc - Việt Nam
hướng tới 2010, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
9. Phạm Văn Bộ (2000), Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh
doanh tạo trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội.
10. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Chính phủ Việt Nam (2005), Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02

tháng 11 năm 2005 về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020, Hà Nội.
12. Vũ Hy Chương (2002), Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, NXB Lao động, Hà Nội.
14. Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên, Kỷ
yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
15. Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Đổi mới Việt Nam tiến trình thành tựu và kinh nghiệm,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX,
X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện
mới, Đề tài KX07 - 14, Hà Nội.
18. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đặng Hữu (2001), Phát triển kinh tế tri thức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, NXB
Đại học Sư phạm.
22. Trần Kiểm (2009), những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý Giáo dục, NXB Đại học
Sư phạm.
23. Nguyễn Sỹ Lộc (1997), Quản lý khoa học và công nghệ, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà
Nội.
24. Lê Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo kinh nghiệm
Đông Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
25. Nguyễn Bá Linh (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số vấn đề cơ bản, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Chí Minh (1997), Bàn về giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

27. Lê Ngọc (2000), Những xu hướng kinh tế trong thế kỷ XXI, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà
Nội.
28. Phan Thành Phố (2005), Việt Nam với tiến trình ra nhập tổ chức thương mại thế giới,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Phan Thành Phố (2001), “Phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức”, Tạp chí
kinh tế và phát triển (số 12), trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
30. Phan Thành Phố (2000), Kinh tế và đổi mới kinh tế Việt Nam, NXB Giáo dục
31. Phan Thành Phố (2004), Nghiên cứu quán triệt những quan điểm cơ bản của Nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ IX về việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Kinh tế chính trị
Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Phan Thị Phương (2001), Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các
trường nghiệp vụ thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Luận văn Thạc sỹ Quản
trị nhân lực năm 2001 - ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
33. Phạm Quang Phan (2003), Những vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức và sự vận dụng ở Việt
Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Thanh (2008), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Trần Đình Thọ (1997), Công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời đại Châu Á - Thái Bình
Dương, NXB TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
37. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 121 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược
phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020.
38. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (1998), Đào tạo cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt
Nam- Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động
Xã hội, Hà Nội.
40. Ngô Quý Tùng (2000), Kinh tế tri thức - Xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Nghiêm Đình Vì - Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển Giáo dục và Đào tạo nhân tài,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


×